Tiết Đinh San chinh Tây

Hồi thứ bốn mươi hai

Võ Tam Tư thấy hai mặt đều có quân tiến đánh thì không dám chống trả, cùng các tướng bỏ trại chạy thẳng đến Thanh Châu cố thủ thành trì và viết sớ về triều xin thêm viện binh.

Trong khi ấy Tiết Cương, Tiết Cường, Tiết Quỳ, Tiết Hưng, Tiết Đẩu, Tiết Giao trùng phùng với nhau, anh em chú cháu vui mừng khôn xiết. Tiết Cương thừa cơ hội ấy muốn tiến binh thẳng tới Trường An nhưng Trình Giảo Kim khuyên can, nói:

- Tuy chúng ta ngay tình nhưng vẫn là phản bội triều đình, vì thế phải sai người đến Phòng Châu xin Lư Lăng vương lên ngôi thì mới danh chính ngôn thuận.

Tiết Cương nghe theo, sao Tiết Giao về yết kiến Lư Lăng vương tâu rõ mọi việc. Lư Lăng vương bằng lòng nghe theo, phong cho Tiết Cương là Trung Hiếu vương dựng cờ Trung Hiếu để danh chính ngôn thuận, phong cho Tiết Hưng làm tiên phong, Trình Giảo Kim làm quân sư, Tiết Giao vận lương thảo. Tiết Cương nhận chiếu thư thì cả mừng, để các tướng Tây Liêu trấn thủ ải, còn bao nhiêu đều kéo hết đến Trường An.

Khi đến ải Hồng Nê, tướng trấn thủ ải này là Mạc Thiên Tá vốn có sức mạnh ghê người, sử dụng một cây xà mâu dài hơn một trượng nên Tiết Cương chẳng dám khinh thường, sai Tiết Đẩu khiêu chiến lập công. Tiết Đẩu bao nhiêu năm oán thù chồng chất nên chẳng thèm hỏi han tên tuổi, xông tới đánh với Mạc Thiên Tá dữ dội. Mạc Thiên Tá bị khí thế ấy làm cho luống cuống cả tay chân nên rốt cuộc bị Tiết Đẩu đâm chết. Quân Đường thừa thắng tràn vào cướp ải rất dể dàng.

Tiết Cương và Trình Giảo Kim mừng rỡ cho quân nhập ải, khao thưởng luôn ba ngày mới tiến phát, đến trước ải Ninh Minh hạ trại. Tướng giữ ải này là Tôn Quốc Trinh hết sức sợ hãi, một mặt viết sớ về triều cầu cứu, một mặt gắng gượng ra đối chiến. Tiết Đẩu vừa thắng được một trận nên tinh thần hăng hái bội phần, cũng chẳng hỏi han danh tính gì cả, vừa thấy mặt địch nhân là múa thương đánh liền.

Tôn Quốc Trinh không phải là danh tướng nên làm sao địch nổi Tiết Đẩu, chỉ mấy hiệp đả tử thương, Tiết Đẩu thừa cơ chiếm luôn ải như lần trước. Trình Giảo Kim dẫn quân nhập thành, khoái chí cười ngất:

Tiết nguyên soái thì có Tiết Quỳ anh hùng vô địch, Tiết Dũng thì có Tiết Giao võ nghệ hơn người, Tiết Mãnh thì có Tiết Đẩu chẳng hổ mặt cha, quả là con nhà danh tướng có khác.

Tiết Hiếu là con của Tiết Cường nghe vậy rất tức tối, bước ra xin được đanh lấy ải Đồng Quan cho mọi người biết tài. Trình Giảo Kim nghe vậy không bằng lòng bì biết tướng trấn thủ ải này là Thạch Nguyên Kiệt, trước kia nổi tiếng là danh tướng vô địch, lại có ba người con là Thạch Long, Thạch Hổ và Thạch Bưu cũng cao cường không kém. Tiết Đẩu nghe Trình Giảo Kim nói vậy liền xin đi, thành ra cùng với Tiết Hiếu giao tranh, không ai chịu nhường ai. Trình Giảo Kim thấy vậy nói lớn:

- Thạch Nguyên Kiệt là bộ hạ nên ta biết tài cán của hắn ra sao. Nay Tiết Hưng phải làm chính tiên phong, Tiết Đẩu làm tả tiên phong, và Tiết Hiếu làm hữu tiên phong, đồng tâm hiệp lực mới trừ được hắn.

Thấy Trình Giảo Kim xử trí rất thông minh, cả ba tướng đều xin tuân theo. Trình Giảo Kim chưa biết Thạch Nguyên Kiệt ngoài ba người con trai còn có một tiểu thư tên là Thạch Lan Anh, tuy mới mười sáu tuổi nhưng đã theo học Kim Đao thánh mẫu nhiều năm nên có bảo bối rất lợi hại. Tuy nhiên Thạch Nguyên Kiệt vẫn không vì đó mà tự phụ, khi nghe tin quân Đường kéo đến thì lập tức viết sớ về triều xin thêm viện binh.

Khi ấy Võ hậu mãi lo hoang dâm vô độ nên chẳng màng đến triều chính, vi thế Trương Quân Tả cũng giấu luôn các sớ biểu cầu cứu khiến Võ hậu lại càng không hay biết chút nào về tình hình nguy cấp ở ngoài. Sớ tấu của Nguyên Kiệt vì vậy chẳng đến tay Võ hậu.

Ngày hôm sau, thấy ba tướng họ Tiết đến khiêu chiến,

Thạch Long liền xin phụ thân cho điểm binh kéo ra, cùng đánh với Tiết Đẩu và Tiết Hưng và chẳng hề nao núng chút nào. Mãi đến khi Tiết Hiếu ngứa tay chân xông vào thì Thạch Long mới luống cuống cả tay chân, bị Tiết Đẩu đánh một thương vào lưng hộc cả máu tươi ra, bại tẩu chạy về thành.

Thạch Bưu và Thạch Hổ thấy đại ca bị thương thì nổi giận, xin được ra đánh báo thù. Tuy nhiên Thạch Nguyên Kiệt lấy lý do này lý do khác mà gạt đi, đó là do đã ngầm có ý muốn về nhà Đường vậy. Hôm sau hai anh em họ Thạch ra sức năn nỉ lần nữa, bất đắc dĩ Thạch Nguyên Kiệt phải bằng lòng. Khi thấy hai anh em đại bại chạy về, Thạch Nguyên Kiệt sầm mặt mà mắng:

- Các ngươi chẳng theo lời ta nên mới đại bại làm nản lòng quân sĩ như vậy. Ta phải theo quân pháp trị tội mới được.