ặc dầu thuyền bị chậm nhưng trời im biển lặng, con thuyền vượt biển bình thường.
Bà Uynxton rất được trọng đãi. Ông Huvo nhường cho bà căn phòng thuyền trưởng ở cuối thuyền, tuy hẹp nhưng rất sạch sẽ. bà ở đây với Giac và u già Năng. Ông Huvo cũng sắp đặt cho ông bindac ở một phòng nhỏ bên cạnh. Còn ông Huvo dọn đến căn phòng dành cho thuyền phó vẫn bỏ không. Đến bữa thì ông Huvo và ong Bindac dùng cơm cùng bà Uynxton tại phòng.
Thủy thủ trong thuyền đều là những người tốt và khỏe mạnh. Họ quen nhau từ lâu vì cùng ở vùng duyên hải, cùng là đồng nghiệp nên họ ăn ở với nhau rất là thuận hòa.
Trong thuyền còn có một người Bồ Đào Nha làm đầu bếp, tên là Nego, nói tiếng Anh rất thạo. nego là một người lầm lì, ít nói, nhưng nấu ăn rất khá, ít khi người ta trông thấy hắn vì ban ngày hắn ở lì trong bếp. Đêm đến, khi lò lửa đã tàn, hắn mới rời bếp để về buồng ngủ đặt ở góc trong cùng khu thủy thủ.
Như trên đã nói, toàn thủy thủ của thuyền Hải âu gồm có năm người và một chú bé học nghề. Chú mười lăm tuổi. Người ta không biết cha mẹ chú là ai vì chú bị bỏ rơi ngay từ lúc mới lọt lòng và được một nhà từ thiện đem về nuôi. Tên chú la Đíchsơn.
Đíchsơn rất mạnh khỏe, gương mặt thông minh và quả cảm, đó không chỉ là khuôn mặt của một người “có gan” mà còn là khuôn mặt của một kẻ “dám làm”.
Lên tám, Đíchsơn được theo thuyền đi Nam Cực. Em quen với nghề đi biển từ đó. Dần dần, em được các sĩ quan dạy chữ và nghề đi biển.
Về sau Đíchsơn làm thủy thù cho một thương thuyền. Tình cờ em được thuyền trưởng Huvo chú ý đến. Ông giới thiệu em với ông Uynxton, chủ hãng. Thấy em khôi ngô lại mồ côi, ông Uynxton thương và đem em về nuôi.
Được tin bà Uynxton sắp về bằng thuyền hải âu, Đíchsơn sung sướng vô cùng. Đã mấy năm trời, bà là người mẹ hiền của em và Đíchsơn coi Giắc như một đứa em nhỏ.
Gió đông dai dẳng mãi, thuyền trưởng Huvo không lúc nào được rảnh tay. Ông không làm sao điều khiển cho thuyền chạy được theo một đường chính xác. Bà Uynxton về nhà bị chẫm trễ khiến ông luôn luôn lo ngại, mặc dù ông không có trách nhiệm gì về việc này.
Cuộc hành trình vẫn tiếp diễn, đều đều, tẻ ngắt. Bỗng một chuyện xảy đến vào ngày hai tháng hai trên kinh tuyến và vĩ tuyến này. Khoảng chín giờ sáng hôm đó, trời quang mây tạnh, Đíchsơn và Giắc đứng chơi với nhau trên bao lơn cạnh cột buồm, ở đây các em có thể nhìn khắp con thuyền hải Âu và trông thấy cả một vùng biển rộng, xa tit tắp.
Thuyền Hải âu vẫn quay bên trái và chạy ngược gió rất nhịp nhàng, Đíchsơn cắt nghĩa cho Giắc biết thuyền đã được bỏ vật nặng vào đáy khoang cho khỏi tròng trành nên giữ được thăng bằng, dù sóng cồn có đánh mạnh vào mạn bên phải cũng không lật được. Chợt Giắc ngắt chuyện và nói ta:
- Có cái gì ở đằng kia hay sao ấy?
- Em nhìn thấy vậy gì chăng? – Đíchsơn quay hỏi Giắc.
Giắc chỉ một điểm trên biển và nói:
- Vâng, chỗ kia!...
Đíchsơn chú ý nhìn đểm đó rồi kêu to:
- Một xác thuyền.