Thuyền Trưởng Tuổi 15

Chương 12

Docsach24.com

rận bão càng trở nên ghê gớm và kéo dài. Gió tây nam thổi mạnh, vận tốc thuyền lên đến 90 dặm một giờ. Thật là một trận phong ba khủng khiếp.

Thuyền còn độc một lá buồm tam giác ở mũi giúp cho việc lái được dễ dàng, nhất là trong lúc sóng gió này. Lá buồm cần thiết đó cũng bị gió giật rách tơi bời và cuốn đi mất. Đíchsơn định thay thế bằng một lá buồm vải dày hơn, nhưng rồi cũng không dám làm vì gió mạnh quá. Thành ra thuyền Hải âu chạy không buồm, thế mà gió cũng đập vào vỏ thuyền, vào các cột buồm và những dây phụ tùng đầy thuyền đi vùn vụt như bay. Đíchsơn không rời bánh lái. Chú dùng dây thắt ngang lưng rồi buột vào một cột gần đó để khỏi bị sóng tràn lên thuyền cuốn đi. Tôm và Pát cũng buộc mình vào dây như thế, đứng bên cạnh Đíchsơn để giúp đỡ. Ecquyn và Antôn cũng bám chặt vào cọc thuyền đướng trước thuyền.

Còn bà Uynxton, em Giắc, ông Binđác, u già Năng theo lệnh của thuyền trưởng phải ở trong phòng không được ra ngoài. Đíchsơn ngủ rất ít. Bà Uynxton khuyên chú cần phải nghỉ ngơi nếu không sinh ra ốm thì nguy cho tất cả mọi người.

Đêm 13 rạng 14 tháng ba, trong khi Đíchsơn mệt quá phải đi nằm thì lại xảy ra một chuyện mới nữa. Tôm và Pát đang ở đằng sau thuyền thì chợt thấy Nego đến gần và hình như muốn nói chuyện với họ. Thình lình một lớp sóng lớn làm cho thuyền tròng trành, nego ngã. Nếu không bám vội vào hộp la bàn thì có lẽ hắn đã bị lăn xuống biển. Tôm sợ la bàn vỡ liền kêu to lên. Đíchsơn vừa chợp mắt, nghe thấy tiếng kêu vội chạy đến bánh lái. Lúc đó, Nego đã đứng dậy rồi, tay cầm một miếng sắt vừa rút ở đáy la bàn ra, hắn vội giấu đi nên Đíchsơn không biết.

Bây giờ, Nego lại muốn cho la bàn chỉ hướng chính xác? Vì gió tây nam cầm thiết cho hắn vào lúc này.

Đíchsơn hỏi:

- Gì thế?

Tôm đáp:

- Chính thằng bếp khốn nạn này vừa ngã vào hộp la bàn xong.

Thấy thế, Đíchsơn xám mặt lại, cúi xuống xem hộp la bàn. Nhờ ánh sáng đèn, Đíchsơn thấy kim nam châm vẫn nằm giữa vòng tròn và hộp vẫn còn nguyên không bể. Chú yên tâm, nhưng có biết đâu, tứ lúc miếng sắt được lấy ra, kim nam châm lại trở về vị trí thường của nó, nghĩa là nó chỉ đúng hướng bắc.

Trong suốt một tuần lễ, gió bão liên miên không dứt. Phong vũ biểu vẫn xuống. Từ 14 đến 26 tháng ba, không một lúc nào ngớt gió để giương một vài cánh buồm. Thuyền vẫn lao về hướng đông bác với một tốc độ không kém 200 dặm trong hai tư tiếng. Thế mà vẫn chưa nhìn thấy đất đâu cả. Miền đất mong mỏi này  là Mỹ châu, một dải đất dài hơn mười ba ngàn cây số như một bức thành nằm giữa Đại tây dương và Thái bình dương.

Đíchsơn cứ thắc mắc sau bao nhiêu ngày vượt biển với một tốc độ nhanh như thế mà sao thuyền vẫn chưa tới đích? Hay là mình đi lạc đường rồi chăng? Đíchsơn liền đem bản đồ ra xem, suy ngẫm mãi không sao khám phá ra được điều bí ẩn do Nego gây nên. Chẳng những riêng mình Đíchsơn không hiểu mà bất cứ người nào trong trường hợp ấy cũng không hiểu được.

Hôm sau, vào khoảng tám giờ sáng lại xảy ra một việc rất quan trọng. Ecquyn đương ở trước thuyền, bỗng kêu lên.

- Đất! Đất liền!

Đíchsơn chạy đến hỏi:

- Đất à?

Ecquyn chỉ về phía trước, Đíchsơn nhìn thấy một nét nhọn lờ mờ nhô lên trong màn sương mỏng xa xa. Đôi mắt thủy thủ của chú không thể nhầm được. Đíchsơn nói:

- Đúng rồi!

Đíchsơn đứng nhìn một lúc nữa rồi trở về bánh lái với già Tôm. Đã thấy bóng của vùng bờ biển hằng mong đợi, đáng lẽ Đíchsơn mừng mới phải, nhưng người ta lại thấy chú tỏ vẻ lo sợ. Đíchsơn lo thuyền Hải âu đang chạy phăng phăng theo luồng bão rất có thể bị xô vào những mỏm đá ngầm ngoài bờ biển và vỡ tan tành. Hai giờ sau, một mũi đất dần dần hiện ra to bằng bề ngang con thuyền. Lúc đó, Nego lên sàn thuyền, nhìn bờ biển, gật gật đầu và lầm bầm trong miệng câu gì không ai nghe rõ.

Đíchsơn dõi nhìn đằng sau mũi đất xem đường vòng của bờ biển ở chỗ nào. Thuyền đi hai giờ nữa, mũi đất đã ở về phía bên trái, phía sau thuyền, mà vẫn chưa trông thấy bờ biển.

Trời rạng dần. Một dải bờ biển cao như bờ biễn Mỹ châu, có rặng Anđơ hùng vĩ chạy dọc, nếu đúng thì ở xa hai mươi dặm cũng trông thấy.

Đíchsơn lấy kính viễn vọng ra nhìn khắp chân trời ở phía đông. Không thấy gì cả. Chú thất vọng, liền xuống chỗ bà Uynxton báo tin:

- Thưa bà, đó là một hòn đào!

Bà Uynxton hỏi:

- Hòn đảo à? Nhưng đó là hòn đảo nào?

Đíchsơn đáp:

- Để cháu xem bản đồ.

Đíchsơn chạy về phòng rồi đem một tấm bản đồ đến và nói:

- Thưa bà, vùng đất mà người ta nhìn thấy có lẽ là đảo Pác, vì không còn đảo nào khác ở quãng biển này.

- Thế đảo Pác cách châu Mỹ bao nhiêu?

- Ba mươi lăm độ ạ.

- Bằng bao nhiêu dặm?

- Chừng hai ngàn dặm.

- Thế thì thuyền ta không đi bước nào à? Vì ta vẫn còn ở xa lục địa.

Đíchsơn đáp:

- Thưa bà, cháu cũng không hiểu sao nữa! Cháu không thể cắt nghĩa được sự chậm trễ kỳ lạ này. Không lẽ la bàn lại chỉ sai? Nhưng hòn đào này rất có thể là đảo Pác vì thuyền ta bị bão thổi dạt lên hướng Đông Bắc. Dù sao cũng là đã xác định được vị trí của con thuyền (gần đảo Pác) vì thế là thuyền chúng ta cũng không đến nỗi lạc lõng trên mặt Thái bình dương mênh mông này.

Đảo Pác ở trên nam vĩ tuyến hai bảy độ tiếp đông kinh tuyến 112 độ. Thuyền Hải âu sở dĩ bị kéo đi hơn 15 độ (chừng 1666 km) về phía Bắc là vì bảo thổi từ tây nam đẩy thuyền chạy vùn vụt lên đông bắc. Như vậy thuyền của Đíchsơn hãy còn cách đất liền chừng 1.000 dặm nữa. Nhưng với sức mạnh của gió này, chỉ mười ngày nữa là thuyền Hải âu có thể cặp bờ biển nam Mỹ châu.