Thiên Văn

Chương 15: Thân thế

Trong
lúc rơi xuống, tôi nghe bên tai có tiếng chuyển động dữ dội từ bốn
phía xung quanh, cảm giác như tầng tháp đang từ từ xoay chuyển, cỗ
máy đó lại bắt đầu hoạt động!

Đúng
lúc đó, miệng hố bên dưới lại từ từ đóng lại, khe hở hình chữ S
càng ngày càng nhỏ lại.

Đầu
óc tôi như tê liệt, toàn thân nổi da gà, nỗi sợ hãi nuốt trọn cơ
thể. Tiểu Đường và Lão Mục đang ở tầng trên kia, vậy dưới này liệu
là ai cơ chứ?

Hai
chân nhũn ra, tôi ngồi phịch xuống đất, lùi người ra sau, đầu óc quay
cuồng như sắp ngất. Đang cố gắng trấn tĩnh lại thì bỗng nhiên trong
đầu tôi nhớ tới lời kể của Từ Vạn Lý, cậu tôi lúc ở Liên Xô, trong
giấc mơ thường chỉ nhắc đi nhắc lại hai từ “Bọn họ… bọn họ…” với
tâm trạng sợ hãi bất an.

Nghĩ
đến chuyện đó, tôi run lẩy bẩy, không thể tự chủ nỗi sợ hãi đang
hiện hữu, thậm chí còn có thể nghe rõ mồn một âm thanh phát ra từ
các bộ phận bên trong cơ thể, lẽ nào “bọn họ” đang ở phía dưới đó…

Dù
nỗi sợ hãi của tôi dâng lên tới tột cùng, nhưng cơ thể đã dần thích
ứng với trạng thái này. Ý thức được bản thân cần phải làm gì lúc
này, ngay lập tức tôi tắt đèn pin, nằm ép xuống sàn, để tránh bị
“bọn họ” phát hiện ra.

Nằm
im một lúc, tôi liền bò sát tới mép động, từ từ thò nửa đầu qua
miệng hố nhìn xuống dưới. Từ khoảng không bên trên tôi nhìn thấy ánh
đèn pin đang quét quanh khắp nơi, lúc mờ lúc tỏ, giống như “bọn họ”
đang tìm kiếm thứ gì đó.

Nhìn
kĩ lại một lúc, tôi cảm thấy có điều rất lạ, loại ánh sáng từ
chiếc đèn pin đó trông rất quen, nó chính là loại đèn pin chuyên dụng
của cảnh sát. Không nhẽ trước chúng tôi đơn vị đã cử người xuống
đây?

Đang
tập trung suy nghĩ, bỗng nhiên ánh đèn pin bất ngờ chiếu thẳng vào
mắt tôi, lay qua lay lại, khiến mắt trở nên chói lòa. Tôi cứ ngỡ rằng
mình đã bị phát hiện, nên theo phản xạ, nhắm chặt mắt rồi thụt
người lại, nằm im không nhúc nhích, tim đập thình thịch.

Mắt
vừa bị ánh đèn chiếu trực tiếp vào nên rất khó chịu, tôi đưa tay xoa
nhẹ lên mắt cho dịu lại. Tiếng nói bên dưới vẫn vọng lên, mặc dù
không nghe thấy nội dung là gì, nhưng tôi nhận rõ giọng điệu lúc trầm
lúc bổng, chứng tỏ họ đang rất say sưa nói chuyện với nhau.

Tự
nhiên xuất hiện giọng nói của con người dưới lòng đất sâu hàng trăm mét
trong ngọn tháp cổ hàng nghìn năm tuổi, cho dù trí tưởng tượng của
tôi có phong phú đến thế nào đi chăng nữa cũng không thể nào dám tin
vào sự thực này, hơn nữa, nỗi sợ hãi đang chiếm ngự khiến cho tinh
thần tôi bị tổn thương trầm trọng. Tôi cảm thấy toàn thân vô lực dính
chặt xuống mặt sàn, tất cả lục phủ ngũ tạng đảo lộn, tim tôi đập
mạnh tới mức lồng ngực nhức nhối.

Cho
dù nỗi sợ hãi đã lên đến mức cực điểm nhưng vẫn không thắng được
trí tò mò nên tôi vẫn dỏng hai tai lắng nghe tiếng nói chuyện bên
dưới.

Hai
giọng nói bên dưới vẫn đang tiếp tục câu chuyện, thậm chí mỗi lúc
một to hơn. Không hiểu vì sao càng nghe tôi càng cảm thấy những giọng
nói đó rất quen, phân tích rõ hơn, đầu tôi bật ra kết luận kì quái:
Họ chính là Tiểu Đường và Lão Mục.

Theo
tâm lí chung, mỗi khi tinh thần hoảng loạn, chỉ cần có một thứ quen
thuộc xuất hiện thì tức khắc sẽ khiến người ta trấn an lại, giống
như vớ được phao cứu nạn. Vừa nghĩ tới hai người đó, tôi tự nhiên
bình tĩnh lại, trong lòng hoan hỉ, vui sướng muốn nhảy cẫng lên, định
bụng cúi xuống để gọi họ nhưng ý chí đã kiềm chế tôi lại.

Không
đúng! Không đúng! Hai người bọn họ chắc chắn đang ở tầng trên kia,
không thể nào lại xuất hiện ở dưới đó được.

Lúc
đó, tôi bỗng trở nên hoang mang cùng cực, không biết rốt cuộc chuyện
gì đã xảy ra, lục tìm trong trí nhớ: Một mình tôi tụt xuống tầng
tháp này, nhìn thấy trên sáu cạnh tháp là hình ảnh của ba loài vật
kì lạ, sau đó tôi ngồi ở đây chờ Lão Mục và Tiểu Đường tới cứu.
Có thể trong lúc ngủ thiếp đi, Lão Mục và Tiểu Đường xuống dưới đây
mà tôi không biết? Điều này khá vô lí, nhưng vô lí hơn cả chính là
tại sao họ lại không đánh thức tôi dậy mà lại tiếp tục xuống tầng
dưới trước?

Tôi
xoắn chặt tay và cắn chặt răng, suy nghĩ trăn trở một lúc lâu, tuy
những hoài nghi của tôi không tài nào giải đáp, nhưng miệng vẫn hét
lên thật to:

-
Lão Mục, Tiểu Đường… có… có phải… hai người…?

Tôi
chưa dứt lời thì đã có tiếng Lão Mục lập tức đáp lại, giọng không
giấu nổi vẻ vui mừng:

-
Tiêu Vi…

Giọng
nói của Tiểu Đường cũng ríu rít, hân hoan bên cạnh:

-
Chị Tiêu Vi, mau nhảy xuống đây đi. Em sẽ đỡ chị!

Nghe
thấy hai giọng nói quen thuộc, tôi hân hoan đến phát điên, nỗi sợ hãi
hoang mang lập tức biến mất, thay vào đó là niềm vui sướng khôn xiết,
không còn lăn tăn suy nghĩ vì sao họ lại ở dưới đó. Tôi nhanh chóng
đứng phắt dậy, ngồi sụp xuống bên miệng hố, hét lên ầm ĩ:

-
Là… là chị đây!

Tôi
ngậm chiếc đèn pin vào miệng, thả chân xuống, hai tay vẫn bám ở
miệng hố, khi đã giữ được thăng bằng, tôi lập tức thả tay rơi tự do
xuống phía dưới.

Tôi
rơi xuống rất nhanh, cố xoay người nằm ngang úp mặt xuống dưới. Cách
mặt đất khoảng vài ba mét, tôi đã nhận rõ khuôn mặt của Tiểu Đường
và Lão Mục, họ đều đang ngẩng đầu lên nhìn tôi, nét mặt căng thẳng,
miệng liên tục nhắc “Cẩn thận! Cẩn thận!”

Trong
lúc rơi xuống, tôi nghe bên tai có tiếng chuyển động dữ dội từ bốn
phía xung quanh, cảm giác như tầng tháp đang từ từ xoay chuyển, cỗ
máy đó lại bắt đầu hoạt động!

Đúng
lúc đó, miệng hố bên dưới lại từ từ đóng lại, khe hở hình chữ S
càng ngày càng nhỏ lại. Lão Mục vẫy vẫy tay, hô lớn:

-
Nhảy nhanh lên!

Trong
lúc vội vã, tôi đạp mạnh hai chân, cố thu gọn người chui tọt qua khe
hở đang thu hẹp lại, trán đập vào tấm kim loại, đau rát như bị xát
ớt.

Vừa
lăn xuống, Lão Mục và Tiểu Đường đã kịp giơ tay đỡ lấy tôi, mọi nỗ
lực đã giúp chúng tôi tìm lại được nhau.

Tôi
nằm gọn trong tay họ, ngẩng đầu nhìn lên, vòng tròn thái cực đã
thực sự đóng lại, nhìn sang bức tường bên cạnh, chúng được xây bằng
gạch thô phủ đầy rong rêu, không có bức họa nào trên đó cả.

Hai
người thả tôi đứng xuống, cảm xúc trùng phùng khiến cả ba chúng tôi
đều vui mừng khôn xiết. Tiểu Đường ôm chầm lấy tôi, luôn miệng nói:

-
Tốt quá! Chị Tiêu Vi, cuối cùng đã tìm được chị.

Nghe
câu nói của Tiểu Đường, tôi liền bước lùi ra sau, xác nhận lại họ
có phải Lão Mục và Tiểu Đường mà tôi biết không. Sau đó, tôi đưa
những thắc mắc ban nãy hỏi họ, tại sao lại có thể bỏ qua hai tầng
tháp để tới tầng tháp thứ ba. Câu trả lời của hai người họ càng
khiến tôi bất ngờ hơn nữa.

Thì
ra, trong lúc họ thả tôi xuống trước, được một nửa thì bất ngờ tầng
tháp xoay chuyển, vòng tròn thái cực Nhân Đạo nhanh chóng đóng lại
và sợi dây thừng bị cứa đứt. Lão Mục liền ghé sát mặt xuống tấm
kim loại gọi tên tôi, nhưng không nghe thấy bất cứ phản hồi nào. Tấm
kim loại đó vô cùng dày, và họ không biết tôi có nghe thấy tiếng gọi
không hay đã bị ngất đi bên trong đường Nhân Đạo. Lão Mục liền lấy
máy bộ đàm ra gọi thử, nhưng ngoài tiếng rè chói tai ra thì không
nghe thấy gì khác.

Tiểu
Đường lo lắng cuống cuồng, chạy đi chạy lại khắp nơi, cô bé phát
hiện ra tất cả sáu vòng tròn thái cực đều đã đóng lại, để sáu
đường luân hồi chuyển động thì chỉ còn cách mở lại từ đầu.

Bọn
họ liền chạy tới thân cột trụ, nhưng điều mà Tiểu Đường lúc nãy
nói đùa đã trở thành hiện thực, họ chỉ có hai người với bốn cánh
tay, thì làm sao có thể mở được cỗ máy có sáu mắt khóa? Tình hình
trước mắt trở nên rối rắm vô cùng, nhất là khi họ còn chưa biết tôi
sống chết thế nào, họ chỉ còn cách liều mạng một lần xem sao.

Tiểu
Đường đưa cho Lão Mục hai chiếu kim để anh ta lần lượt chọc vào bốn
lỗ khóa, còn cô bé sẽ chọc vào hai lỗ khóa còn lại, nhưng loay hoay
hồi lâu, hình như do phương hướng chưa đúng nên chỉ có vòng tròn Ác
Quỷ màu xanh mở ra.

Mặc
dù không phải là đường tôi đi xuống, nhưng nghĩ tầng tháp vốn có kết
cấu thông nhau nên họ đã quyết định nhảy xuống. Trước lúc đó, Lão
Mục đã để ý đến chuyện mỗi lần vòng tròn thái cực mở ra đều rất
nhanh, nên đã buộc sẵn một đầu sợi dây thừng vào thân cột, đầu còn
lại buộc chặt vào bụng của mình. Lão Mục một tay ôm Tiểu Đường một
tay nắm chắc sợi dây, nhanh chóng tụt xuống dưới. Khi chân vừa chạm
đất, thì tiếng động lại vang lên, tấm kim loại trên đầu đã đóng chặt
lại.

Nghe
tới đó, tôi vội vàng hỏi:

-
Vậy… vậy cả hai người đều không nhìn thấy tôi sao?

Lão
Mục và Tiểu Đường quay sang nhìn nhau vẻ khó hiểu, sắc mặt không
được tự nhiên cho lắm, rồi cùng quay sang tôi khẽ lắc đầu. Lão Mục
trả lời với giọng rất lạ:

-
Cái nớ… thực sự là không!

Câu
nói mang đậm phương ngữ Thẩm Dương nhưng tôi không thấy buồn cười chút
nào, chỉ cảm nhận được một nỗi sợ hãi rất khó diễn tả. Rõ ràng
vừa xong tất cả đều ở tầng thứ hai, vậy tại sao chúng tôi lại không
nhìn thấy nhau?

Tôi
vội vàng hỏi lại, khi họ xuống tới tầng thứ hai có nhìn thấy những
bức bích họa vẽ những loài động vật kì quái hay không?

Lão
Mục sau khi nghe xong câu hỏi của tôi liền trở nên nghi hoặc, vừa xoa
cằm vừa hỏi lại:

-
Động vật nào? Chúng tôi chỉ thấy bức tranh hình người với nhiều
dáng vẻ khác nhau.

Tôi
giật thót mình, trong đầu bỗng hiện lên hình ảnh bức tường khổng lồ
với vô vàn hình ảnh người phụ nữ, già có trẻ có, với các hình

dạng khác nhau, tôi bất giác thốt lên thành lời.

Tiểu
Đường sau khi nghe tôi nói xong, liền cười nói:

-
Cái gì? Sao lại có chuyện đó được. Những hình em nhìn thấy đều là
khắc hình cả.

Thì
ra, sau khi Lão Mục và Tiểu Đường xuống tới nơi, phát hiện ra kết
cấu của tầng tháp giống hệt tầng trên, chỉ khác là trên sáu bức
tường xung quanh có thêm sáu bức bích họa. Khi lại gần quan sát thì
ra đó là bức họa vẽ những người phụ nữ đang khỏa thân, có trẻ con,
người trưởng thành, người già, thậm chí cả người đã chết, người bị
bệnh… màu sắc rõ nét, hình ảnh sống động như thật. Có tới hàng
trăm hình vẽ như thế, và chúng đều thuộc nghệ thuật khắc hình. Chỉ
có điều, về bản chất chỉ có ba bức họa, vì ba bức còn lại là
hình ảnh phản chiếu của ba bức kia.

Tôi
càng nghe càng cảm thấy kì lạ vô cùng, vì trường hợp đó rất giống
với những bức họa mà tôi đã thấy ở tầng thứ hai sau khi tụt xuống
từ đường Nhân Đạo, đặc biệt là kết cấu tương phản. Rõ ràng chúng
tôi đều đứng ở cùng một tầng vậy tại sao hình ảnh nhìn thấy lại
không hề giống nhau?

Sau
khi nghe tôi kể lại, hai người kia cũng hoàn toàn bị bất ngờ, Lão
Mục nhăn trán suy nghĩ, một lúc lâu sau, mới lẩm bẩm một mình:

-
Không nhẽ mình đã vào một không gian khác?

Tôi
cũng thần người ra, không biết nên trả lời Lão Mục như thế nào. Trong
đầu nghĩ đến những hình ảnh thường thấy trong các cuốn truyện viễn
tưởng, mà ở đó các nhân vật lạc vào thế giới song song, rồi có thể
vượt thời gian, tàng hình… khiến người khác không thể biết đến sự
tồn tại của mình. Càng nghĩ càng cảm thấy mọi việc thêm rắc rối
và mờ mịt.

Tôi
chửi thề một câu, thế này thì khác nào động quỷ cơ chứ, nhưng đến
quỷ cũng có hình dáng, vậy tại sao chúng tôi lại không hề nhìn thấy
nhau?

Tiểu
Đường cúi đầu trầm ngâm, rồi bỗng nhiên vỗ tay, giọng đầy hào hứng:

-
Em biết rồi!


bé lập tức phân tích cho chúng tôi rõ, qua những bức bích họa bên
trong tầng tháp mà tôi nhìn thấy, chứng tỏ đường tôi đi xuống mới
chính là Súc Sinh Đạo, do vậy, trên tường mới vẽ ba loải động vật
kỳ dị là cá, chim và thú, mỗi loài đều có hình dạng khác nhau.
Còn đường mà hai người bọn họ đi qua mới chính là Nhân Đạo, trên
tường khắc vô số hình ảnh của con người với những số phận và hình
hài khác nhau.

Tôi
hết sức hoang mang vì vẫn chưa hiểu được sự khác biệt giữa Nhân Đạo
và Súc Sinh Đạo là ở đâu. Rõ ràng tôi đi vào đường Nhân Đạo, sao
cuối cùng lại là tầng Súc Sinh Đạo. Còn Lão Mục và Tiểu Đường đi
xuống đường Ác Quỷ thì lại thành đường Nhân Đạo. Không lẽ, dưới
tầng tháp cổ hàng nghìn năm tuổi này thực sự tồn tại một không gian
zíc zắc?

Phân
tích tới đó, chúng tôi đều dừng lại, không ai nói với ai câu nào mà
chỉ mặt đối mặt nhìn nhau chằm chằm, sắc mặt ai nấy đều nhăn nhó
khó hiểu. Những tiếng lách cách đứt đoạn vọng tới tai tôi, giữa
không gian yên lặng quái đản những âm thanh đó càng trở nên ghê rợn
hơn.

Tiểu
Đường cau mặt trầm tư một lúc lâu, bỗng nhiên thốt lên một tiếng
“Không đúng!” khiến tôi giật thót tim. Nói rồi cô bé đứng bật dậy,
men theo sáu vách tường một vòng. Tôi thấy Tiểu Đường ngẩng đầu,
nhìn chằm chằm lên những hình tròn thái cực ở tít trên cao, rồi lại
cúi xuống nhìn vào vị trí giao nhau của sáu bức tường.

Tôi
và Lão Mục nhìn nhau khó hiểu, tôi nhận ra những bức tường ở đây
đều trống trơn giống như ở tầng tháp thứ nhất. Nếu như không đi qua
tầng tháp thứ hai thì tôi sẽ nghĩ rằng mình đang quay trở lại tầng
tháp thứ nhất.

Tiểu
Đường quan sát không chớp mắt, rồi bước tới thân cột trụ, khẽ xoa tay
lên bề mặt, hạ giọng nói:

-
Em hiểu rồi, lúc đó chúng ta ở tầng thứ hai, nhưng thực ra không cùng
một tầng thứ hai, điều này cũng phù hợp với thuyết sáu đường luân
hồi trên thân Sinh Tức Mộc là “tuần hoàn vãn phục, sinh sinh
bất tức” (xoay vần không dứt, sinh sôi không ngừng).

Lời
Tiểu Đường khiến tôi như bị bỏ bùa mê thuốc lú, như thế nào là “ở
tầng thứ hai, nhưng thực ra không cùng một tầng thứ hai”? Hay đây quả
như lời Lão Mục nói, phía dưới này tồn tại không gian song song?

Đầu
óc không thể tiếp nhận những câu chữ trên, tôi liền quay lại nhìn Lão
Mục, thấy khuôn mặt anh ta cũng đang bàng hoàng không kém.

Thấy
sắc mặt khác thường của chúng tôi, Tiểu Đường vẫn thản nhiên gật
đầu rồi nói tiếp:

-
Cũng có thể là… không đúng, để em xem lại.

Nói
rồi cô bé bước tới gần một bức tường, đưa mũi dao phạt qua lớp rêu
phủ trên đó. Lớp rêu xanh rơi lả tả, bám đầy lên tóc, lên mặt cô bé.
Tay còn lại Tiểu Đường cầm mũi kim không ngừng cào cào lên bức
tường, phát ra những tiếng ken két ghê tai. Sắc mặt cô bé hết sức
nghiêm nghị vì đang mải tập trung lắng nghe. Cào xong một mặt, Tiểu
Đường liền chuyển sang cạnh khác, cứ thế lần lượt cào hết sáu
cạnh, rồi mới từ từ bước tới gần cột trụ. Tôi và Lão Mục chăm chú
quan sát quên cả chớp mắt, vì không hiểu cô bé làm như thế là có
mục đích gì.

Tiểu
Đường mím chặt môi, hai mắt nhìn trừng trừng vào cột trụ, sau đó đưa
dao lên cạo sạch lớp dầu sơn đen sì trên bề mặt, để lộ ra sáu lỗ
nhỏ, chắc chắn đây lại là mắt khóa để tầng tháp này hoạt động.

Lúc
này, Tiểu Đường mới khẽ gật đầu, quay ra nhìn chúng tôi, điềm tĩnh
giải thích:

-
Tầng thứ nhất là tầng đơn, tượng trưng cho lối vào chung cho cả sáu
đường. Cả sáu tầng tháp đều bắt nguồn từ lối vào này, nhưng khi hai
tầng trên dưới xoay chuyển thì bất luận xuống từ đường nào cũng đều
rơi vào một tầng bất kì bên dưới.

Thấy
chúng tôi vẫn ngơ ngác, Tiểu Đường liền ngồi xuống, dùng mũi kim vẽ
qua sơ đồ kết cấu trên mặt đất, tầng thứ nhất tự xoay chuyển khiến
cả sáu đường ở tầng thứ hai xoay chuyển theo, sáu lối vào của cả
sáu đường đó cũng theo tự động chuyển dịch. Nên khi tôi xuống cửa
của đường Nhân Đạo, thì lại rơi xuống đường Súc Sinh Đạo, còn họ
xuống từ đường Ác Quỷ thì lại may mắn rơi xuống đường Nhân Đạo. Vừa
xong cô bé dùng kim cào mạnh lên tường là để cảm nhận âm thanh phát
ra, từ đó có thể khẳng định không còn khoảng trống nào khác, chứng
tỏ ở tầng này sẽ lại có thêm sáu cửa mới. Hơn nữa, thân cây Sinh
Tức Mộc có tổng cộng bảy nhánh, nhánh lớn chính là thân trụ, sáu
nhánh còn lại nằm sâu dưới lòng đất với khoảng cách giống hệt nhau,
có tác dụng làm cột trụ của sáu đường luân hồi.

Tôi
khẽ gật đầu, thấy mình đã vỡ lẽ ra vấn đề, giống như vừa tìm được
hướng đi của một bài toán khó, đồng thời, tôi cũng đã nắm được tinh
thần của câu “tuần hoàn vãn phục, sinh sinh bất tức”. Thế
nhưng, phải khẳng định là tôi vẫn không lý giải được tại sao người
Liêu lúc xây dựng ngọn tháp này lại phải thiết kế một kết cấu phức
tạp đến như thế. Đặc biệt loại cây Sinh Tức Mộc quý hiếm như thế,
làm thế nào họ có thể tìm được một thân cây có đủ bảy nhánh? Lão
Mục vừa xoa cằm vừa thở dài, nói:

-
Nhà Liêu tín Phật, kết cấu này chắc chắn phải có một dụng ý đặc
biệt nào đó. Nhưng mà cứ đi vòng vèo thế này, đến bao giờ mới tới
nơi?

Nghe
thấy vậy, lòng tôi bỗng nặng trĩu, cảm thấy hoang mang chán nản vô
cùng, điều mà Lão Mục vừa nói ra đúng là sự thật mà chúng tôi
phải đối mặt, nếu cứ tiếp tục theo vòng tuần hoàn này thì chắc
rằng chúng tôi sẽ mãi mãi chìm trong vòng luân hồi mà không biết đến
bao giờ mới vén được bức màn bí mật. Hơn nữa, các tầng tháp không
ngừng ăn sâu xuống dưới chẳng khác gì một cái động không đáy, cho dù
chỉ có sáu tầng tháp thì trong tay chúng tôi cũng không có vật dụng
gì để trèo ngược lại lên trên, điều này đồng nghĩa với việc chúng
tôi không thể quay trở lại mặt đất.

Nghĩ
tới khả năng này, cả ba chúng tôi không nói năng gì, chỉ nhìn nhau
thở dài buồn bã.

Tiểu
Đường nghiêng đầu nhìn sang, miệng mím chặt, trừng trừng nhìn lên thân
cột trụ không hề chớp mắt, ánh mắt lộ ra một tia sáng kì lạ. Một
lúc sau, cô bé bỗng nhiên thốt lên:

-
Không đúng, mặc dù gốc cây Sinh Tức Mộc rất sâu, nhưng sâu tới mức độ
này thì vô lý.

Tôi
hết sức đồng tình với ý kiến của Tiểu Đường, đúng là như thế, mặc
dù Sinh Tức Mộc rất thần kỳ nhưng dù sao nó cũng chỉ là một loài
thực vật; còn thân cây trước mắt chúng tôi, cắm sâu xuống lòng đất
vài trăm mét, thậm chí còn mọc thẳng tắp, bề ngang rộng bằng nhau
từ trên xuống dưới, nếu tính từ rễ tới ngọn thì thật không thể
tưởng tượng nổi chiều dài của nó.

Lão
Mục không quan tâm lắm đến điểm này, anh ta quỳ gối bên cạnh một tấm
kim loại hình thái cực, tay xoa xoa cằm, hai mắt nheo lại rồi thủng
thẳng nói:

-
Theo như phán đoán của Tiêu Vi, phần tháp ngầm dưới đất gồm có sáu
tầng, chúng ta đang ở tầng thứ ba, lại là tầng đơn. Theo như tình
hình trước mắt và quy luật sắp xếp thì tầng tiếp theo sẽ lại là
tầng có sáu cổng, hay nói đúng hơn là tầng có sáu đường tuần hoàn.

Tiểu
Đường nhìn Lão Mục, chăm chú lắng nghe, rồi khẽ gật đầu:

-
Không sai, em cũng nghĩ như thế. - Cô bé quay đầu sang hỏi tôi - Chị
Tiêu Vi, vừa nãy chị có nhắc đến nguyên lí phản chiếu qua gương và
cả ám hiệu trong các bức tranh của ông Từ, em thấy rất hay. Rất có
thể điều này đúng như mô hình kết cấu 1-6/1-6/1-6 đây. Chúng ta vẫn
phải tiếp tục đi xuống thêm hai tầng nữa thì mới có thể tới được
tầng cuối cùng.

Dừng
lại một lát, cô bé thở dài rồi nói tiếp:

-
Tầng cuối cùng… ai biết được sẽ là cái gì? - Giọng điệu của cô bé
trở nên khác lạ, như ám chỉ điều gì đó.

Tôi
đã quá quen với phong cách nói chuyện lấp lửng của Tiểu Đường nên
không cố nài ép gặng hỏi bằng được, chỉ đứng im lặng một bên, chờ
cô bé nói tiếp. Không hiểu vì lí do gì, lúc đó trong đầu tôi bỗng
nhiên nghĩ tới cô cảnh sát trẻ có biệt tài mở khóa Sở Khinh Lan và
bậc thầy bấm huyệt Tống Nguyệt Uyên. Một cảm giác rất lạ bỗng dưng
dâng trào, tôi nhận thấy ba người con gái này có điểm gì đó rất
giống nhau, tất cả còn rất trẻ, bản thân sở hữu một biệt tài riêng
biệt, và cùng cất giữ rất rất nhiều bí mật.

Nghĩ
tới đó, trong đầu tôi không ngừng hoài nghi, nhờ người chiến sĩ bằng
da người của cậu và rất nhiều duyên cớ mà tôi được quen biết với
họ. Và những bí mật mà chúng tôi đang tìm kiếm như một sợi dây vô
hình nối kết tất cả chúng tôi lại, rốt cuộc đó là bí mật gì? Số
mệnh của tôi trong tương lai sẽ như thế nào? Và điều quan trọng nhất
hiện giờ, sau sáu tầng tháp liệu điều gì sẽ xảy ra?

Cả
ba chúng tôi cùng bàn bạc và tán thành ý kiến ngọn tháp ngầm dưới
đất có tổng cộng sáu tầng là hợp lí nhất, chỉ còn cách xuống
dưới đó, chúng tôi mới có thể hiểu được ngọn nguồn của vấn đề.
Lão Mục vô thức ngó xuống chiếc đồng hồ đeo tay, lúc đó đã là năm
giờ sáng ngày thứ hai. Cả một đêm thức trắng, chúng tôi đều đã thấm
mệt, hai mắt cay xè. Lão Mục vỗ bụng bồm bộp, nói rằng đã đến lúc
nạp năng lượng rồi ngủ một giấc lấy sức để tiếp tục chuyến đi. Đến
lúc đó, tôi mới sực nhận ra bụng dạ cồn cào, người như muốn lả đi
vì đói.

Sau
khi ăn vài miếng lương khô, tu một hơi hết chai nước suối, cơn buồn ngủ
ngay lập tức ập tới. Lão Mục liền dựa lưng vào tường đánh một
giấc, chỉ khoảng vài giây sau, anh ta đã ngáy như sấm, cảm giác như
cả tầng tháp đang rung lên vì tiếng ngáy đó.

Tiểu
Đường liếc trộm về phía Lão Mục rồi quay sang khẽ giật tay tôi, nói:

-
Chị Tiêu Vi, hai chị em mình đi sang phía bên kia được không? Em… em muốn
đi vệ sinh.

Tôi
khẽ mỉm cười, biết cô gái này ngại ngùng nên đã dẫn cô bé đi xa một
đoạn.

Sau
khi đi vệ sinh xong, Tiểu Đường lập tức đứng phắt dậy cài vội thắt
lưng, rồi chạy tới, lắp bắp nói vào tai tôi:

-
Chi Tiêu Vi, em… em… thấy rất sợ, cảm giác như ngọn tháp này có liên
quan đến thân thế của em vậy.

Tôi ngỡ ngàng, lập tức dừng bước, quay sang nhìn cô bé với vẻ
khó hiểu. Khuôn mặt Tiểu Đường cắt không còn giọt máu, đôi mi
dài đang liên tục chớp chớp để lộ ánh mắt vô cùng sợ hãi.
Bỗng nhiên, cô bé nắm chặt tay tôi, mạnh tới mức những đường
gân xanh trên mu bàn tay lập tức nổi lên.

Tôi cảm nhận thấy sự bất an và sợ hãi đến tột cùng của Tiểu Đường qua ánh mắt và cử chỉ của cô bé.

Tôi đã quen biết Tiểu Đường khá lâu, từ trước tới nay luôn
cảm thấy cô gái này có tính cách mạnh mẽ, bình thường rất
điềm tĩnh và lặng lẽ, đây là lần đầu tiên tôi thấy cô bé bị
kích động mạnh như thế. Điều khiến tôi không hiểu là, ngọn
tháp cổ này thì có quan hệ gì tới thân thế của Tiểu Đường,
lẽ nào hậu duệ của Đường Bá Hổ cũng tham gia xây dựng tháp?

Nhưng ý nghĩ này vừa vụt ra đã bị tôi lập tức gạt đi, vì
ngọn tháp cổ được xây dựng từ thời nhà Liêu, còn Đường Bá Hổ lại sống ở thời nhà Minh, hai triều đại cách nhau đến vài
trăm năm. Nếu Đường Bá Hổ có ý định như vậy thì chỉ có thể
xuyên ngược thời gian quay về quá khứ để thực hiện ước nguyện.

Tuy trong lòng vẫn đang rất mông lung, nhưng tôi vẫn cố không
để lộ cảm xúc ra mặt, vỗ nhẹ lên tay cô bé, nhẹ nhàng an ủi:

- Em…

Chưa kịp mở miệng, Tiểu Đường đã lắc đầu ra hiệu cho tôi đừng nói gì, rồi kéo tay tôi sang một góc.

Cô bé cúi gập mặt xuống đất để lộ vùng cổ trắng muốt, hai tay liên tục bẻ mạnh các khớp, phát ra những tiếng kêu rắc
rắc, rõ ràng Tiểu Đường đang phải vật lộn đấu tranh tư tưởng
rất gay gắt. Tôi không dám nói lời nào, chỉ biết nắm chặt bờ
vai mỏng manh, hi vọng có thể trấn an cô bé phần nào.

Một lúc lâu sau, Tiểu Đường mới khẽ thở dài, khuôn mặt xinh
đẹp thoáng vẻ u buồn sầu não. Cô bé mở chiếc bọc rồi lấy ra
một mũi kim nhỏ và rất nhọn màu bạc, nhìn nó một cách lạnh
lùng, sau đó đưa mũi kim cào lên móng tay cái bàn tay trái, nói thầm:

- Để em cho chị xem Nội Văn Khắc Pháp.

Mũi kim chuyển động rất nhanh, chỉ một lúc sau, trên bề mặt
móng tay đã đùn lên một lớp bột màu trắng. Cô bé lau ngón tay
vào áo rồi rụt rè giơ ra trước mặt tôi. Dưới ánh đèn pin, tôi
nhìn thấy hai chữ nhỏ xíu đỏ tươi: Lục Tây.

Tôi giật thót tim, ngỡ mình bị hoa mắt, tôi chồm người tới
phía trước, nhìn lại thật kỹ, rõ ràng là hai chữ “Lục Tây”.
Chúng như được in chìm dưới lớp móng tay, tuy chữ hơi nhỏ và
mờ nhưng vẫn nhìn thấy đường nét thư pháp bay bổng tuyệt đẹp.

Tôi tò mò nắm lấy bàn tay Tiểu Đường đưa lên sát mặt để
nhìn kỹ hơn. Nhưng không hiểu sao, tôi vừa nắm tay cô bé, hai chữ đó lập tức mờ dần và biến mất, chỉ để lại vết rãnh cào
trên bề mặt móng tay.

Trí tò mò và sự hào hứng của tôi càng tăng lên, miết đi
miết lại ngón tay lên đường rãnh đó nhưng ngoài cảm giác hơi
sần ra, tôi không thấy điều gì bất thường, không rõ hai chữ đó
đã biến đi đâu. Tôi không thể giải thích được đành hỏi Tiểu
Đường.

Cô bé không trả lời, chỉ nhắm chặt mắt chìm sâu vào suy
nghĩ, giống như tinh thần đang phải đấu tranh dữ dội lắm. Rồi
bỗng nhiên, Tiểu Đường mở mắt trừng trừng, cắn chặt môi dưới,
như quyết tâm đưa ra một quyết định gì đó vô cùng quan trọng.

Thấy thái độ của Tiểu Đường như vậy, tôi biết ngay là có
chuyện hết sức quan trọng, nên không nói gì thêm, lập tức gọi
Lão Mục dậy. Khi biết Tiểu Đường có chuyện muốn nói, anh ta
cũng tỏ ra hết sức hào hứng.

Cả ba chúng tôi đều quyết định không ngủ, tìm một chỗ thoải mái rồi cùng ngồi xuống dựa lưng lên tường, để tiết kiệm pin, chúng tôi tắt cả ba chiếc đèn pin đi. Không gian dười tầng tháp trở nên đen đặc, bốn phía lặng yên như tờ, chỉ có giọng Tiểu
Đường chậm rãi vang lên.

Tiểu Đường kể với chúng tôi, kỹ thuật xăm khắc trong phái
Mặc môn có rất nhiều chủng loại, trong số đó Nội Văn Khắc
Pháp là kỹ thuật cao nhất. Đúng như tên gọi của nó, hình ảnh
sẽ được khắc chìm vào bên trong cơ thể người hoặc một vật nào đó mà bình thường không ai có thể nhìn thấy. Để làm được
việc này, người ta phải dùng một mũi kim cực kỳ đặc biệt với một kỹ thuật vô cùng tinh tế thì mới có thể tạo ra một kiệt tác nghệ thuật có một không hai trên thế giới. Như vậy, cho dù có khắc bao nhiêu hình ảnh bên trong thì bề ngoài vật thể vẫn không có bất kì sự tổn thương nào.

Nói rồi, Tiểu Đường cầm chiếc đèn pin của mình lên, điều
chỉnh ánh sáng ở mức thấp nhất, rồi lôi mũi kim đặc biệt từ
trong bọc ra, nói:

- Kỹ thuật này của em tuy kém, nhưng vẫn tạm chấp nhận được, để em làm cho mọi người xem.

Trước khi nghe những lời giải thích vừa rồi của Tiểu Đường,
tôi tuy cảm thấy rất kỳ lạ, nhưng nghĩ tới hôm ở nhà Tang Giai
Tuệ, Tiểu Đường đã nói qua cho tôi về nghệ thuật khắc hình,
nên tôi cũng phần nào đoán ra, hai chữ cô bé cho tôi xem chính
là sản phẩm của kỹ thuật Nội Văn Khắc Pháp. Thấy Tiểu Đường
có ý muốn xăm thử, chúng tôi liền chủ động giơ tay ra để cô bé thực hiện.

Tiểu Đường lắc đầu, khẽ đẩy tay chúng tôi ra, nói:

- Mặc môn có những quy tắc rất chặt chẽ, đó là chỉ xăm
khắc cho những người trong phái, lần này chuyển sang khắc lên
đồ vật vậy.

Nói xong, cô bé đứng dậy, tìm quanh một vòng, nhưng hình như không thấy đồ vật nào thích hợp nên đành lấy tạm chiếc đèn pin, dựng thẳng đứng trên mặt đất, tay trái nắm chặt chiếc đèn. Ánh đèn chiếu ngược lên trên, tạo
thành một đốm sáng hình tròn trên đỉnh.

Tiểu Đường chậm rãi nhấc tay phải lên, đặt mũi kim lên mặt
kính đèn pin rồi chuyển động nhanh dần, phát ra một tiếng rít
khá dài. Ánh sáng từ chiếc đèn pin lọt qua kẽ tay chiếu thẳng lên khuôn mặt cô bé, đôi mắt đang nheo lại, cặp lông mày khẽ
rung lên, vẻ mặt Tiểu Đường trông khá kỳ lạ.

Khi mũi kim dịch chuyển đến vị trí mép tấm kính, tay cô bé
dừng lại một lúc, mu bàn tay cong lên như đang cầm nắm thứ gì
đó, rồi bắt đầu chọc thẳng xuống mặt kính như con gà đang mổ
thóc. Mỗi lần tay cô bé hạ xuống, cảm giác như từ đầu mũi kim tóe ra những tia lửa bạc.

Những tiếng lách cách liên tục phát ra, tần suất lúc nhanh
lúc chậm, âm thanh này rất giống tiếng phát điện tín, nghe mà
thấy sốt ruột hơn, không rõ Tiểu Đường đang làm gì.

Cô bé cứ miệt mài như thế một lúc lâu, sau đó đổi sang vị
trí khác, rồi lại tiếp tục công đoạn xăm hình lên mặt kính,
cứ như vậy cho tới vị trí thứ sáu. Cuối cùng, Tiểu Đường khẽ thở hắt ra, nhanh chóng đặt tay phải lên thân đèn, chợt một
tiếng nứt phát ra từ mặt kính.

Tiểu Đường thở dài, thõng hai tay xuống, từ từ dựa lưng vào bức tường, buồn bã nói:

- Công lực không đủ!

Rồi một tay cất mũi kim vào bọc, một tay đưa chiếc đèn pin cho chúng tôi xem.

Tôi nhanh tay nhận lấy chiếc đèn pin, cùng Lão Mục nhìn một
lượt lên mặt kính, ngay lập tức chúng tôi thấy một hình sáu
cạnh vuông vức, trong đó đỉnh của sáu cạnh là những điểm tròn nhỏ màu trắng. Khi ánh đèn chiếu lên trên tường, nằm trong
khoảng sáng hình tròn là một đường viền với sáu cạnh rõ
nét.

Liệu đây có phải là khắc hình hay không? Tôi cảm thấy hồ
nghi nên đưa tay sờ thử, mặt kính vẫn nhẵn mịn như bình thường, tôi không cảm nhận thấy dấu hiệu của bất kì vết sứt mẻ nào, thế nhưng khi miết kĩ lại, tôi chợt nhận ra một đường rãnh mờ tại một trong sáu cạnh đó.

Tôi liền quay chiếc đèn lại, mặc cho ánh sáng chói lóa đang
chiếu thẳng vào mắt, quan sát kĩ hơn, tôi phát hiện ra, hình
sáu cạnh này thực sự được khắc ở mặt trong của lớp kính,
trông giống như một viên kim cương với những mặt cắt tự nhiên.
Trong đó có một cạnh, chắc do công lực của Tiểu Đường chưa đủ
nên đã để lộ vết khắc.

Tôi và Lão Mục mê mẩn ngắm nghía hình khắc chìm đó, bây
giờ chúng tôi mới thực sự cảm nhận được sự thần kỳ của kỹ
thuật Nội Văn Khắc Pháp, nhưng trong đầu vẫn còn đó cảm giác
không thể nào giải thích nổi.

Lúc bấy giờ tôi tạm thời cho rằng, Tiểu Đường đã lợi dụng
tốc độ nhanh như cắt của mũi kim để phá vỡ kết cấu bên trong
của mặt kính. Còn Lão Mục thì liên tưởng đến hình ảnh những
sai nha trong phủ quan, với kỹ thuật dùng hình siêu đẳng, khiến
cho người bị đánh thịt nát xương tan nhưng quần áo mặc trên
người vẫn lành lặn y nguyên.

Tiểu Đường ngồi một chỗ, không giải thích gì, chỉ cười
cười và bảo chúng tôi đoán mò. Đợi cho tới lúc chúng tôi không tranh luận nữa, cô bé mới tiếp tục kể về thân thế của mình.

Giọng điệu của Tiểu Đường không nhanh cũng không chậm, cứ
đều đều như đang tường thuật, cứ thế trong hơn một tiếng đồng
hồ, cô bé luôn là người chủ động cất lời mà không để chúng
tôi chen vào câu nào.

Sau khi nghe xong, tôi và Lão Mục cứng cả lưỡi, không nói
được gì, chỉ biết ngẩn ngơ nhìn cô bé không chớp mắt. Tiểu
Đường cũng nhìn chúng tôi nhưng nét mặt tịnh không chút biểu
cảm. Tôi như vừa trải qua một cú sốc tinh thần rất lớn khiến
đầu óc đang rất hoang mang, cảm giác như đang nằm mơ và không
dám tin vào những điều mà chính tai mình vừa được nghe thấy.

Thân thế và cuộc đời của Tiểu Đường ly kỳ tới mức tôi cứ
ngỡ mình vừa được xem một bộ phim hư cấu, thậm chí hồ nghi cả với những sự thực đã được kiểm chứng. Điều làm tôi hoang mang hơn cả chính là những điều liên quan tới ngọn tháp cổ này.

Về câu chuyện mà Tiểu Đường kể lại, tôi không biết nói thế
nào mới rõ hết ý được, hay cứ tường thuật lại đúng như những lời cô bé nói, bắt đầu từ Đường Bá Hổ vậy…

Đường Dần, hiệu là Bá Hổ, sinh ra trong một gia đình thương
gia ở Tô Châu, từ nhỏ đã có trí thông minh trời phú, xuất khẩu thành thơ, kiến thức uyên thâm, là một thần đồng xuất chúng
bấy giờ. Ông đứng thứ nhất trong kì thi Tú tài năm mười sáu
tuổi, sau đó tên tuổi của ông đã lan truyền khắp thành Tô Châu;
năm hai mươi chín tuổi lên Nam Kinh dự kì thi Hương và đỗ giải
nguyên, vì thế sau khi mất người đời đều gọi ông là Đường giải nguyên.

Trong thời kì tiếng tăm của Đường Bá Hổ vẫn đang nổi như
cồn, vào năm thứ hai khi chuẩn bị tới kinh thành tham gia thi
Hội, ông đã gặp người làm thay đổi số mệnh của ông, người đó
là Tử Từ Kinh - một công tử con nhà trâm anh giàu có ở vùng
Giang Âm.

Từ Kinh và Đường Dần đều là cử nhân, tuổi tác cũng tương
đương, sau khi vô tình gặp nhau, do ngưỡng mộ tài năng của Đường
Dần, nên Từ Kinh đã thu xếp cuộc gặp gỡ rồi có ý muốn tài
trợ toàn bộ chi phí thi cử cho Đường Dần, hai người từ đó kết giao tri kỉ.

Đường Dần và Từ Kinh sau khi tới kinh thành đã nhiều lần
tới gặp vị quan chủ khảo của cuộc thi năm đó là Trình Mẫn
Chính. Đường Dần còn mời ông ta viết lời tựa cho tập thơ do
chính mình sáng tác, nên hai người dần dần trở nên thân thiết.

Đề thi năm đó vô cùng hóc búa, khiến rất nhiều thí sinh
không trả lời được. Nhưng trong đó có hai bài thi không những hay mà chữ nghĩa cũng rất đẹp, Trình Mẫn Chính nhìn qua là nhận ra ngay, liền nói:

- Hai bài này chắc chắn là của Đường Dần và Từ Kinh.

Câu nói này đã bị những người chứng kiến nghe thấy và lan
truyền ra ngoài, Trình Mẫn Chính bị kết tội thông đồng với hai thí sinh nên đã bị bắt giữ. Bọn quan tham nhân đó trình báo
chuyện này lên hoàng thượng, vu cáo Trình Mẫn Chính là người
làm lộ đề thi, nếu như không nghiêm ngặt điều tra sự thật, e
rằng sẽ làm các sĩ tử mất lòng tin vào cuộc thi.

Lúc đấy, hoàng thượng đã tin đó là sự thật, nên đã truyền
chỉ không cho phép Trình Mẫn Chính tham gia chấm thi. Tất cả
những bài thi mà ông đã đọc qua đều phải chấm lại, đồng thời
bắt nhốt Trình Mẫn Chính, Đường Dần và Từ Kinh và ngục chờ
người đến thẩm tra.

Sau khi bị nhốt vào ngục, Từ Kinh bị tra tấn dã man nên phải nhận rằng đã dùng một lượng vàng lớn để mua chuộc người thân cận của Trình Mẫn Chính đưa trước đề thi và sau đó tiết lộ
cho Đường Dần. Nhưng sau này, khi mở cuộc điều tra lại, Từ Kinh
đã được giải oan, do lúc đó bị bức hại dã man nên phải nhận
tội. Cả Từ Kinh và Đường Dần đều thấy oán hận vô cùng. Về
sau, hoàng thượng đã hạ chỉ lấy lại trong sạch cho cả ba người rồi thả họ ra. Trình Mẫn Chính sau khi ra khỏi ngục, đã bị
ép phải từ quan về quê ở ẩn, do luôn cảm thấy triều chính quá bất công nên ông đã ôm mối hận thù và không lâu sau qua đời.
Còn Từ Kinh và Đường Dần bị hủy bỏ mọi công trạng và bị lưu
đày làm quân sai tại một vùng hẻo lánh.

Sự thật về cuộc thi đó là như thế, nhưng cũng có khả năng
đề thi bị lộ ra ngoài vì trong sử sách đã ghi lại như vậy, cho đến tận bây giờ người ta vẫn chưa biết rõ thực hư và đó là
cuộc thi để lại nhiều hoài nghi nhất trong lịch sử.

Nghe tới đó, tôi bỗng nhớ tới một cuốn tiểu thuyết rất ăn khách mà tôi mới đọc xong có tên là Những câu chuyện thời nhà Minh, nội dung cũng được kể lại gần giống như thế này. Chỉ có
điều câu chuyện này do chính hậu thế của Đường Bá Hổ kể lại, nên phần nào cảm thấy chân thật hơn.

Truyện kể lại, Đường Dần sau khi ra khỏi ngục, đã bị chuyển tới một huyện nhỏ của tỉnh Triết Giang làm lính cai ngục,
cuộc đời ông trở nên tăm tối, nhục nhã và ê chề. Sau khi trở
về nhà, nghe tin vợ con cũng đã bỏ đi, ông đã tìm tới rượu và tới các thú vui khác để quên sầu.

Đến năm Hoằng Trị thứ ba mươi, người anh em kết nghĩa Từ Kinh sau một lần ghé thăm, thấy tinh thần và con người của ông đã
thay đổi quá nhiều, ngày đêm u sầu não nề, nên đã quyết định
mời Đường Dần đi cùng mình.

Ba năm sau, Đường Dần một mình quay trở về quê hương Tô Châu,
nhưng không ai biết chuyện gì đã khiến ông thay đổi cách nghĩ
để quay về với cuộc sống sáng tác thơ văn, viết sách vẽ tranh. Cuối cùng ông đã lấy lại thành công và danh tiếng trước đây.

Liên quan đến sự chuyển biến trong cách nghĩ của Đường Dần,
sử sách đã ghi lại rằng, qua lần thi đó, ông đã nhận rõ được
bản chất nham hiểm và sự thối nát của bọn quan lại, nhưng vì
bản thân không làm được gì, chỉ biết giữ nỗi oan ức trong
lòng.

Thời bấy giờ, có một kỹ nữ rất nổi tiếng ở thành Kim Lăng tên là Lâm Nô Nhi hay còn gọi là Lâm Kim Lan, hiệu là Thu Hương,
tài sắc vẹn toàn, cầm kì thi họa đều xuất chúng, nên đã có
rất nhiều văn nhân tài tử si mê cô.

Sau này, câu chuyện “Đường Bá Hổ điểm Thu Hương” trở
thành điển tích và được lưu truyền rộng rãi trong dân gian đến
tận bây giờ. Theo lịch sử, mặc dù Thu Hương là một nhân vật có thật sống cùng thời với Đường Dần, nhưng bà nhiều hơn Đường
Bá Hổ ít nhất hai mươi tuổi. Hai người họ đã gặp nhau và
Đường Bá Hổ có tình cảm với người phụ nữ đó hay không, điều
đó rất khó nói. Nhưng một trong bốn tài tử lừng lẫy của vùng đất Giang Nam cùng thời với Đường Bá Hổ là Chúc Chi Sơn, có
được chiếc quạt vẽ khuôn mặt của Thu Hương, anh ta yêu say đắm
khuôn mặt đó ngay từ lần đầu nhìn thấy đến độ xuất khẩu
thành thơ.

Vào một ngày, Chúc Chi Sơn đem theo chiếc quạt tới vườn đào
rồi mời Đường Dần cùng ngắm chân dung mỹ nhân. Văn nhân tương
ngộ thường không thể thiếu mỹ tửu, nên hai người họ đã cùng
nhau uống rượu cho tới khi say khướt. Đường Dần sau khi say, cầm
chiếc quạt ngắm nghía nhìn khuôn mặt mỹ nữ, bỗng nhiên thở
dài, nói:

- Thu Hương có vẻ đẹp nghiêng sắc nghiêng trời, chỉ hận một
điều ta sinh sau đẻ muộn những hai mươi năm, nếu không nhất định
đã nên duyên.

Nói xong câu đó, Đường Dần khẽ lắc đầu than thở:

- Dung nhan thật lộng lẫy, chỉ trách nốt ruồi kia thật không đúng chỗ!

Do góc trái trên trán Thu Hương có một nốt ruồi màu đen, nên
đã làm giảm đi vẻ đẹp thánh thiện đến hoàn mỹ ấy.

Chúc Chi Sơn cũng gật đầu tán thành, đang định bồi tán thêm
vài câu thì thấy Đường Dần lôi từ trong túi áo ra một chiếc
kim nhỏ, kẹp chặt giữa hai ngón trỏ và ngón cái, rồi từ từ
đưa lên trước mặt, miệng lẩm bẩm vài câu, sau đó nhẹ nhàng đặt mũi kim lên vị trí nốt ruồi, cổ tay không ngừng rung lên, mũi
kim cào nhẹ nhưng với tốc độ rất nhanh. Một lúc sau, nốt ruồi
đã biến mất, mà mặt quạt giấy không hề bị cào xước, màu sắc vẫn nguyên vẹn.

Chứng kiến cảnh đó, Chúc Chi Sơn hết sức ngỡ ngàng, vội
vàng cầm lấy chiếc quạt, lật lên lật xuống nhìn thật kỹ và
hỏi Đường Dần học được kỹ thuật này từ bao giờ, là bạn thân
thì không nên giấu giếm. Nhưng Đường Dần chỉ nhấp rượu, lắc
đầu nhất định không nói, vẻ mặt trầm tư.

Câu chuyện sau khi được Chúc Chi Sơn kể lại, đã lan truyền khắp nơi và dần trở thành điển tích“Đường Bá Hổ điểm Thu Hương” mà ngày nay bất cứ người dân Trung Quốc nào cũng biết đến. Sự
thật về câu chuyện đó vẫn còn là một ẩn số, cho đến nay không ai biết đến.

Chuyện còn kể lại rằng, vào thời vua Chính Đức, Đường Dần
được thăng quan và tới phủ Nam Xương nhậm chức. Không lâu sau, ông phát hiện ra Ninh Vương đang có mưu đồ chiêu quân làm loạn nên
đã giả điên cáo quan về quê ở ẩn. Sau đó, đúng như dự đoán,
Ninh Vương đã dấy quân tạo phản, nhưng sớm bị Vương Thủ Nhân dẹp loạn, Đường Dần may mắn thoát khỏi tội đồng lõa. Sau sự việc đó, ông bỗng nhiên cải tín, tin vào đạo Phật, lấy tự hiệu là Lục Như cư sĩ.

Do cuối đời, Đường Dần luôn sống phong lưu phóng khoáng, bệnh tật rất nhiều, khả năng vẽ tranh cũng giảm sút, cộng thêm
việc không biết quản lí chi tiêu gia đình, nên thường xuyên sống
trong cảnh kiếm sống không đủ nuôi thân, phải vay mượn và dựa
vào bạn bè để sống qua ngày. Lúc đó, một nhà thư pháp nổi
tiếng tên là Vương Long đã tới và xin cưới người con gái duy
nhất là Đào Sanh của ông, đây được coi là việc vui nhất trong
những năm tháng cuối đời Đường Dần.

Trước đêm cô con gái về nhà chồng, Đường Dần đã gọi cô vào
thư phòng, sau khi đóng cửa và kiểm tra xem có ai ở bên ngoài
không, ông mới đích thân đưa cho con gái một bọc vải nhỏ.

Vải bọc bên ngoài đã bạc màu, thớ vải sờn rách, buộc bằng một sợi dây thừng nhỏ, bốc mùi ẩm mốc.

Thấy vẻ mặt cha rất trầm tư, cô con gái không hiểu gì, chỉ
biết ngồi im lắng nghe cha cô thổn thức kể lại một bí mật kinh thiên động địa.

Thì ra, sau khi gặp lại Từ Kinh, Đường Dần và Từ Kinh đã
cùng nhau du ngoạn ba năm liền, cho tới khi đến Hàng Châu, họ đã gặp một ngọn tháp cổ huyền bí và quyết định trèo lên thăm
thú.

Ngọn tháp Lục Hòa được dựng trên đỉnh núi Nguyệt Luân nằm
bên bờ Bắc sông Tiền Đường, bắt đầu xây dựng vào thời Bắc
Tống năm 970, gồm có tám cạnh và mười ba tầng, đặt tên theo Lục Hòa kinh của Phật giáo nhằm trấn áp cơn hồng thủy vẫn xảy ra hàng năm ở
sông Tiền Đường. Vào năm 1121, cơn hỏa hoạn đã thiêu rụi phần
lớn ngọn tháp, phải đến năm 1156 người ta mới xây dựng lại.

Đường Dần và Từ Kinh cười cười nói nói vui vẻ, tay cầm
quạt giấy thong dong đi bộ lên tận tầng mười ba. Họ cùng đứng
ở vị trí cao chót vót, tay bám lan can, mắt hướng về núi non
xa tít tắp. Non nước cảnh vật hữu tình, hình ảnh dòng sông
Tiền Đường nhìn từ trên cao giống như một con rắn đang uốn lượn qua những khe núi, nước sông xanh biếc, gió thổi mát rượi.

Cảnh vật nên thơ, không khí trong lành nhưng vẫn không làm
nguôi ngoai nỗi buồn trong ánh mắt của Đường Dần, ông ngẩng mặt
lên trời xanh mà than:

- Không ngờ Đường Dần ta đã từng có thời trời ngang đất dọc lừng lẫy lại có ngày hôm nay…

Nói tới đó, Đường Dần đau khổ dừng lại, không hề than thêm lời nào nữa.

Thấy bạn như vậy, Từ Kinh cũng nhớ lại những chuyện đã xảy
ra mà thấy buồn rầu đến não nề, ông đưa tay vỗ vai bạn an ủi.
Đúng lúc đó từ phía sau lưng vọng tới một giọng nói:

- Cho hỏi vị cư sĩ này có phải là Đường giải nguyên?

Đường Dần và Từ Kinh lập tức quay đầu lại. Một ông già
không biết đã đứng sau lưng họ từ bao giờ, râu tóc bạc phơ,
trông hiền lành phúc hậu như một ông tiên, chỉ có điều vẻ mặt
của ông cũng đang mang một vẻ sầu muộn.

Thấy hai người kia vẫn đang ngơ ngác, ông già vuốt bộ râu dài, chậm rãi bước tới, dõng dạc nói:

- Bần tăng là sư trụ trì của ngọn tháp này, pháp hiệu là
Quảng Thế, hôm nay rất vinh dự được gặp Đường trạng nguyên nổi
danh khắp thiên hạ ở đây.

Sau khi đôi bên kết thúc nghi lễ chào hỏi, nhà sư Quảng Thế
muốn mời hai người tới thư phòng trong tháp viện để uống trà.
Đường Bá Hổ cảm thấy xấu hổ vì không xứng đáng nên đã từ
chối, nhưng vì nể Từ Kinh nên đã chấp thuận cùng vị sư đó
xuống núi.

Khi cả ba người cùng đi xuống tầng tháp thứ mười hai, sư
Quảng Thế bất chợt dừng chân, quay đầu mỉm cười, rồi nói rằng muốn cho Đường Dần và Từ Kinh xem bức tranh Tu Di khắc trên tường. Đó là sáu bức bích họa mang hình ảnh có cây hoa lá, động vật và thần tiên…

Đường Dần sau khi được nhà sư Quảng Thế giới thiệu những
bức tranh, liền đi một vòng xung quanh, đưa tay sờ lên từng bức
một để quan sát và cảm nhận. Cuối cùng, ông phát hiện ra một
điều khó hiểu, tại sao bề ngoài ngọn tháp có tám cạnh, nhưng
bên trong lại chỉ có sáu cạnh?

Quảng Thế không nói gì, chỉ khẽ gật đầu rồi tiếp tục dẫn
hai người đi xuống. Sau đó, nhà sư để họ dừng lại một lúc lần lượt ở những tầng thứ mười, tám, sáu, bốn và hai, để hai
người quan sát những bức tranh điêu khắc trên tường.

Ở sáu tầng họ dừng lại, ngoài đặc điểm chung là không gian
thu hẹp dần theo chiều từ dưới lên trên, tổng thể kết cấu đều
giống y hệt nhau, chúng đều gồm sáu cạnh, thậm chí đến nghệ
thuật điêu khắc trên tường cũng không có khác biệt. Hai người
bọn họ đều cảm thấy khó hiểu và không biết mục đích của nó
là gì.

Sau khi xuống tới tháp viện, sư Quảng Thế mời hai người về
thư phòng riêng của mình, ba người bọn họ ngồi đối diện nhau.
Ban đầu nhà sư không nói gì mà chỉ ngồi yên một chỗ, vuốt
chòm râu dài, nheo nheo đôi mắt quan sát hai người từ đầu tới
chân.

Từ Kinh tính tình nóng vội, thấy dáng vẻ chậm rãi của
Quảng Thế biết rằng nhà sư đang có chuyện muốn nói, nên đã
cất lời trước:

- Lão thiền sư, ông dẫn chúng tôi tới đây là có điều muốn
chỉ giáo, tại sao không nói gì mà chỉ trầm tư suy ngẫm thế?

Quảng Thế đưa mắt nhìn sang Từ Kinh, điềm tĩnh nói:

- Đường cư sĩ đã nhìn ra vấn đề ở con số sáu, vậy Từ cư sĩ đã phát hiện ra điều bất thường gì chưa?

Từ Kinh lặng người, giơ tay gãi đầu gãi tai, nói:

- Đã là tháp Phật thì ai mà hiểu nổi, e rằng đến cả tổ tiên Tây Thiên cũng không biết thôi.

Nghe câu trả lời của Từ Kinh, Quảng Thế liền tỏ vẻ không
vừa lòng, cười lạnh nhạt định cất lời trách móc, bỗng dưng
nhà sư khựng lại, đưa tay vuốt chòm râu bạc, ánh mắt nhìn quanh bốn phía với vẻ bất an. Một lúc lâu sau, ông mới khẽ gật gật đầu, miệng lẩm bẩm:

- Cơ duyên xảo hợp! Cơ duyên xảo hợp!

Giọng điệu của nhà sư hết sức kỳ lạ, rồi không ngừng thở
dài thườn thượt. Đường Dần và Từ Kinh trợn mắt không hiểu vị
hòa thượng này đang suy nghĩ điều gì?

Sư Quảng Thế bỗng đứng dậy, chậm rãi bước tới cửa thư
phòng, đóng cửa cài chặt then, quay lưng đi về phía chiếc bàn,
mở một cuộn giấy ra rồi nói:

- Bần tăng theo Phật từ nhỏ, cũng đã có cơ hội đi nhiều nơi, gặp cơ duyên với vật này, hôm nay xin hai vị cư sĩ có đôi điều
chỉ giáo.

Nói rồi, nhà sư liền lôi một mũi kim kẹp ở giữa cuộn giấy
ra, chấm vào nghiên mực, rồi không ngừng châm lên mặt giấy.

Đường Dần và Từ Kinh chụm đầu tới, hết sức ngỡ ngàng nhìn mũi kim đang châm liên tiếp lên mặt giấy trắng, hình ảnh một
ngọn tháp từ từ hiện lên, đường nét tuy rất đơn giản nhưng chỉ cần nhìn vào là có thể nhận ra ngay đó chính là ngọn tháp
Lục Hòa.

Sau khi khắc xong hình ngọn tháp Lục Hòa, bàn tay sư Quảng Thế
tiếp tục những nét vẽ bay bổng và phóng khoáng, chỉ trong
nháy mắt hình ảnh dòng sông Tiền Đường đã hiện lên uốn lượn
men theo sườn núi, thậm chí còn thấp thoáng những đám mây đang
lơ lửng ngang chừng. Sau khi bức tranh hoàn thành, ngọn tháp Lục Hòa trở nên sừng sững và nguy nga ngay giữa đất trời.

Cuối cùng, nhà sư Quảng Thế lôi chiếc khăn tay từ trong ngực
áo ra, nhẹ nhàng lau sạch vết mực còn dính trên mũi kim, quay
sang nhìn Đường Dần và Từ Kinh vẫn còn đang tròn mắt vì ngỡ
ngàng. Ông mỉm cười và nói:

- Hai vị cư sĩ, không biết bức tranh bần tăng vẽ có được lọt vào mắt hai vị không?

Đường Bá Hổ bỗng dưng khựng lại, nghiêng đầu nhìn xa xăm ra
khoảng trời tối đen như mực ngoài cửa sổ, lông mày chau lại,
khẽ lắc đầu, ông vẫn chưa hết bất ngờ với những gì được
chứng kiến trong ngày hôm nay…

Đào Sanh vẫn lắng nghe câu chuyện cha mình kể lại một cách
say xưa, thấy cha bỗng nhiên dừng lại, cô liền lắc cánh tay ông
nũng nịu:

- Cha, cha kể tiếp đi, sau đó đã xay ra chuyện gì?

Đường Bá Hổ quay đầu lại, vuốt nhẹ lên mái tóc cô con gái, thở dài và chậm rãi kể tiếp”

- Ngày hôm đó khi ở tháp Lục Hòa, tận mắt nhìn thấy bức
tranh khắc bằng kim của vị thiền sư đó, ta và Từ Kinh đã hết
sức ngỡ ngàng vì biết được rằng, thì ra kỹ thuật đó là có
thật, bề mặt tờ giấy đó vẫn còn nguyên vẹn…

Rồi Đường Bá Hổ tiếp tục kể câu chuyện cho Đào Sanh…

Sau khi cất mũi kim đi, vị thiền tăng đã giải thích với
Đường Dần và Từ Kinh, xăm hình và khắc hình là hai tuyệt lỹ
của phái Mặc môn. Sau đó, ông đã kể lại cho hai người nghe về
lai lịch và sự phát triển của phái Mặc môn.

Thiền sư Quảng Thế từ nhỏ đã xuất gia, trong những năm tháng lưu bạt, ông đã gặp một vị cao nhân và quyết đi theo người đó
để học tuyệt kỹ của phái Mặc môn. Nay tuổi của ông đã ngoài
một trăm, biết mình không còn nhiều thời gian nên những năm gần
đây đã đi nhiều nơi để tìm người kế thừa thích hợp, nhưng đến
nay vẫn chưa tìm được người nào ưng ý. Hôm nay gặp được hai
người, qua quan sát tướng mạo biết là người xuất chúng, hơn
nữa lại là người biết đến Mặc thuật và tôn thờ Pháp môn nên
có ý định truyền lại kỹ thuật này.

Nói tới đó, Quảng Thế chỉ tay vào Đường Dần và Từ Kinh, cười thật lớn:

- Ta cảm nhận thấy hai người rất thích hợp. Cà hai cùng
vướng mắc chuyện công danh thi cử, sau này khó có thể phát
triển sự nghiệp chí hướng, chi bằng hãy học kỹ thuật của Mặc môn, ta khẳng định sau này hai người sẽ thực sự xuất chúng.

Lúc chứng kiến tài nghệ của vị thiền sư này, Đường Dần và Từ Kinh đều cảm thấy hết sức thần kỳ, nên khi nghe câu nói
đó, cả hai lập tức đồng ý, định quỳ gối dập đầu bái kiến sư phụ.

Quảng Thế liền cầm tay hai người ngăn lại, khẽ nói:

- Hãy khoan, vẫn còn một điều quan trọng ta cần nói với hai vị, nếu trả lời được, ta mới truyền dạy cho.

Nói rồi, nhà sư lôi từ dưới gầm giường một chiếc hộp cổ
gỗ đỏ, sau khi mở ra, bên trong đựng hai quyển sách mỏng màu

xanh, khi ghép lại với nhau, trên trang bìa hiện lên bốn chữ Mặc Văn Đường tập.

Quảng Thế mỗi tay cầm một cuốn, lần lượt đưa cho Đường Dần và Từ Kinh, rồi dặn dò:

- Đây là hai cuốn sách bí truyền của Mặc môn, chia thành hai
tập thượng và hạ, lưu truyền qua các thế hệ, người đã luyện
cuốn thượng không thể luyện cuốn hạ. Hai người phải luôn nhớ
rằng, không được tự tiện truyền cho người ngoài, càng không
được rèn luyện qua quít, điều đó sẽ gây ra một thảm họa vô
cùng nghiêm trọng.

Từ Kinh cầm lấy cuốn sách, nhanh chóng lật giở, các trang
giấy rất mỏng, bên trên là những dòng chữ loằng ngoằng chi
chít, xen kẽ là những hình vẽ rất kỳ lạ, đọc qua thì thấy
nội dung hết sức uyên thâm, không biết diễn tả thế nào. Từ Kinh liền tò mò, hỏi:

- Ân sư, mạn phép được hỏi ngài đã học quyển nào?

Quảng Thế lắc đầu không trả lời, chỉ nói rằng:

- Sau này luyện tập, tự nhiên sẽ hiểu được diệu pháp của nó.

Hiểu rằng như vậy là Quảng Thế đã quyết định truyền lại
bí quyết cho mình, nên cả hai cùng chắp tay vái lạy, rồi nhét
quyển sách vào trong ngực áo.

Quảng Thế lấy ra một mũi kim nhỏ, bảo hai người giơ ngón
cái bàn tay trái ra, chấm vào mực đỏ rồi nhẹ nhàng châm vào
móng tay từng người. Xăm lên ngón tay Đường Dần chữ “Lục”, khắc lên ngón tay Từ Kinh chữ “Tây”. Sau khi rút mũi kim, nét chữ
màu đỏ tươi hiện lên, nhưng ngay sau đó lặn mất.

Thấy hai người hết sức ngỡ ngàng, Quảng Thế vuốt râu mỉm
cười, nói rằng tính cho đến nay, trên thế giới tồn tại bốn kỳ môn lớn là: Kiên môn, Lạc môn, Cách môn và Mặc môn. Mỗi môn
phái đều có tuyệt kỹ riêng. Hai chữ “Lục Tây” tượng trưng cho
cấp Cao Giới trong phái Mặc môn, tương đương với cấp Thiên Cảnh
của Kiện môn, Liên Ý trong Lạc môn và Thông Thế trong Cách môn.
Khi kết hợp lại hai người sẽ trở thành Mặc môn Lục Tây, coi như chúng ta có duyên, vừa xong ta dùng thuật Nội Văn Khắc Pháp để khắc hai chữ “Lục Tây” lên cơ thể hai người, điều đó đồng
nghĩa với việc chính thức trở thành đệ tử kế thừa của Mặc
môn phái. Sau ngày hôm nay, có thể nhận ra vi diệu của môn phái
hay không, còn phải dựa vào khả năng và tư chất của mỗi người.

Tiếp theo, sư Quảng Thế dặn dò thật kỹ hai người những điều cần chú ý trong quá trình tu luyện, sau đó ngồi khoanh chân
ngồi thiền trên giường, vừa nhẹ nhàng vuốt râu vừa gật đầu
chậm rãi, khuôn mặt lộ vẻ hài lòng, miệng khẽ lẩm nhẩm:

- Họa long họa hổ nan họa cốt. Tri nhân tri diện bất tri tâm.

Cuối cùng, giọng của thiền sư nhỏ dần rồi dừng hẳn, ông
khẽ cúi đầu xuống, ngồi bất động, từ từ chìm vào cõi vĩnh
hằng.

Sau khi lo xong hậu sự của thiền sư, Đường Dần và Từ Kinh
rời khỏi tháp viện Lục Hòa. Lúc đó, Đường Bá Hổ đã ngầm
đoán ra ý nghĩa của chữ “Lục” nằm dưới móng tay mình là tên
gọi của ngọn tháp Lục Hòa. Nhưng Từ Kinh thì vẫn hết sức băn
khoăn, không thể đoán ra thiền sư lại khắc cho mình chữ “Tây”,
lẽ nào nó là chữ “Tây” trong Hồ Tây[1] ?

[1] Một thắng cảnh hết sức nổi tiếng của vùng Tô Châu - Hàng Châu.

Vài năm sau đó, Đường Dần và Từ Kinh tiếp tục cùng nhau
khám phá những vùng đất mới, trong suốt chuyến hành trình, hai người không quên nghiên cứu cuốn sách Mặc Môn Đường tập của mình. Có thể do năng lực và tư cách của hai người có sự khác biệt nên Đường Bá Hổ đã nhanh chóng nắm vững kỹ thuật cao
siêu của xăm thân khắc hình, còn Từ Kinh vẫn không thể nào hiểu được nó, nên đã quyết định truyền lại cho đời sau.

Do cùng là người kế thừa Mặc môn và là hai người bạn tri
kỷ, nên trước khi cáo biệt, Đường Dần và Từ Kinh đã cùng hẹn
ước gả con cho nhau để trở thành thông gia; con cái đời sau đều
khắc hai chữ “Lục Tây” lên móng tay để luôn nhớ về mối thâm giao này và không quên dặn dò hậu bối tìm hiểu và nghiên cứu bí
mật kỳ diệu trong hai tập sách Mặc Môn Đường tập.

Sau khi Đường Dần quay trở về Tô Châu, cả ngày đóng cửa không tiếp khách để toàn tâm toàn ý nghiên cứu và tu luyện kỹ
thuật xăm thân khắc hình, nên càng ngày kỹ thuật của ông càng
trở nên cao siêu. Nhưng vì bản thân không biết duy trì cuộc sống
nên hoàn cảnh gia đình ngày càng suy tàn, cuối cùng để kiếm
sống, ông chỉ còn biết dựa vào việc bán tranh vẽ chữ.

Vào năm Chính Đức thứ chín, Ninh Vương vùng Giang Tây cử
người tới Tô Châu để tìm kiếm người hiền tài. Lúc bấy giờ
Đường Dần đã bốn mươi lăm tuổi, tuy đã có tuổi nhưng trong lòng vẫn ôm mộng tham gia triều chính, nên đã được Ninh Vương chiêu
ngộ và tới Nam Xương.

Một thời gian sau, Đường Dần phát hiện ra Ninh Vương đang không ngừng chiêu quân, tìm kiếm người tài khắp nơi để thực hiện ý
đồ tạo phản. Tuy biết rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến bản
thân nhưng ông lại không dám từ quan lúc này. Sau nhiều đêm trằn
trọc, ông đã nghĩ ra kế giả ốm, thậm chí còn giả điên và
thường xuyên gây gổ. Ninh Vương nghĩ rằng ông bị điên thật, nên
đã thả ông về Tô Châu.

Năm năm sau, quả nhiên Ninh Vương đã dấy quân nổi loạn, nhưng
đã bị Vương Thủ Nhân nhanh chóng dẹp loạn. Đường Dần tuy bỏ về quê ở ẩn, nhưng cũng không tránh nổi những rắc rối về sau. Ông
bị điều tra và tống vào ngục, nhưng may mắn là đã được Vương
Thủ Nhân giải oan thả ra. Lúc bấy giờ, Đường Dần nhớ lại
những lời mà ân sư Quảng Thế đã từng dặn dò mà lúc đó ông
vẫn chưa hiểu được ý nghĩa sâu xa của nó, ông cải tín và hoàn toàn tín Phật. Hàng ngày, ngoài những lúc ngồi thiền, ông
lại dùng mũi kim cào cào lên móng tay để chữ “Lạc” màu đỏ
hiện ra, rồi lại ngồi trầm mặc suy tư. Một thời gian sau đó,
Đường Dần đổi tự hiệu thành Lục Như cư sĩ.

Mấy năm sau, Đường Dần thấy con gái là Đào Sanh đã lớn, nhớ đến lời hẹn ước năm xưa với Từ Kinh, bèn một mình đến Giang
Âm, tìm đến Từ gia để bàn chuyện cưới xin. Không ngờ, Từ Kinh
trước đó nghe tin Đường Bá Hổ bị điên, bặt vô âm tín, nên đã
để cho hai cậu con trai lấy con gái nhà khác.

Trước tình huống dở khóc dở cười đó, Đường Bá Hổ cười nhạt mấy tiếng, ngửa mặt lên trời mà than:

- Mặc môn Lục Tây, sinh sinh thế thế, nan dĩ tham ngộ thấu. (Mặc môn Lục Tây, đời đời kiếp kiếp, khó lòng thấu hiểu nhau).

Nói đoạn, ông ta quay ngoắt người, loạng choạng bước đi, vừa đi vừa khóc.

Nhìn bạn cũ khóc lóc bỏ đi, Từ Kinh vô cùng ái ngại, mấy
lần giơ tay định gọi nhưng rồi lại thôi, mọi sai lầm đã gây ra
thì có cách gì cứu vãn được nữa đây.

Đêm hôm đó, Đường Bá Hổ kể lại từng câu chuyện cũ cho con
gái Đào Sanh nghe. Đào Sanh ngồi nghe mà thần hồn phiêu đãng,
cứ ngây người nhìn cha, không dám tin những điều đó là sự
thật.

Kể đến đoạn cuối cùng, Đường Bá Hổ nước mắt giàn giụa,
xót xa vô tận. Mãi lâu sau, ông mới lau khô nước mắt, từ từ gập bọc vải hoàng cẩm lại, thắt chặt sợi dây lụa đỏ, vỗ nhẹ lên tay con gái, nói:

- Cuốn sách này tuy đã làm nên sự nghiệp của cha, những mãi đến hôm nay, cha vẫn chẳng thể khám phá hết được hàm ý của
hai chữ “Lục Tây”. Bây giờ con và con trai của Từ Kinh mỗi người đều có nơi có chốn riêng, có lẽ sau này sẽ không có ai có
thể biết được.

Ngừng một lát, trên mặt ông hiện rõ nỗi đau khổ tột cùng:

- Từ Kinh vì khoa khảo mà cả đời nhầm tưởng ta ham công danh, nhưng cũng nhờ ông ta mà cha hiểu được một cảnh giới khác vĩ
đại hơn, như vậy cũng không có gì là thiệt thòi. Lời thề của
cha với ông ta năm đó vẫn có hiệu lực. Sau này trên móng tay con trưởng của con nhất định phải khắc hai chữ “Lục Tây”. Có như
vậy cha mới yên lòng nhắm mắt.

Đào Sanh nước mắt giàn giụa, vội quỳ xuống đất:

- Sao cha lại nói thế? Sao cha lại nói thế?

Đường Bá Hổ để con gái khóc lặng một lúc, sau đó nhẹ
nhàng nhấc chiếc bọc hoàng cẩm lên, đặt vào tay Đào Sanh, nói:

- Con sẽ làm được những điều này, con hiếu thảo như vậy đã khiến ta cảm thấy mãn nguyện lắm rồi.

Đào Sanh lặng lẽ lắng nghe, nước mắt rơi lã chã xuống ướt
cả bọc vải, hai tay run run đón lấy và mở ra, bên trong là một
cuốn sách mỏng bìa xanh rách nát, trên bìa viết bốn chữ Khải
màu trắng Mặc Văn Đường tập. Mở sách ra, trang đầu tiên viết “Không phải người thừa kế của Đường môn, không được tự tiện mở ra”. Nét chữ rồng bay phượng múa, quả đúng là nét chữ của cha, Đào Sanh nghẹn ngào:

- Những lời cha căn dặn, con xin khắc ghi. Nhưng có một chuyện con không hiểu, con đã làm dâu nhà khác, chữ “Lục” vốn là y
bát kế truyền, nhưng tại sao lại phải khắc thêm chữ “Tây”?

Đường Bá Hổ thở dài thườn thượt, đứng dậy đấn bên cửa sổ, ngẩng đầu ngắm vầng trăng trên cao, ánh trăng phủ lên người ông
một lớp ánh sáng trắng bạc. Rất lâu sau, Đường Bá Hổ vẫn
không quay đầu lại, chỉ buồn bã nói:

- “Khắc lên đi, “Lục Tây” không thể bị thất truyền dưới tay
ta, coi như là ta đã giữ trọn lời hứa với ân sư Quảng Thế”.

Sau đó, Đường Bá Hổ còn giảng giải tỉ mỉ cho Đào Sanh về
mấu chốt cần chú ý trong khi tu luyện. Mãi đến khi trời tang
tảng sáng, hai cha con mới đi nghỉ.

Sáng hôm sau, Đào Hoa Ổ[2] kén trống rộn ràng,
khách khứa đông nghịt, Đào Sanh mắt ngấn lệ tạm biệt cha, bước lên kiệu hoa về nhà Vương gia. Chưa đến nửa năm sau, Đường Bá
Hổ bệnh cũ tái phát, không chạy chữa kịp đã đột ngột ra đi,
kết thúc một đời truyền kỳ tông sư Mặc môn.

[2] Từ khi về ở ẩn, Đường Bá Hổ đặt tên nơi ở mình là Đào Hoa Ổ để tỏ chí lánh xa bụi trần.

Đào Sanh sau khi kết hôn vẫn luôn nhớ đến lời dặn của cha, âm thầm tu luyện Mặc Văn Đường tập trong khuê phòng, trong vòng mấy năm, đã trở thành nữ thủ xăm hình
nổi tiếng với tuyệt kỹ cao siêu. Cô khắc ghi lời cha dặn, không
những truyền tuyệt kỹ cho con cháu đời sau, mà còn cho chúng
mang họ Đường, trong móng tay đều khắc hai chữ “Lục Tây”.

Cuối đời nhà Minh, chiến tranh loạn lạc, dân chúng không
đường kiếm ăn, Đào Sanh đưa cả gia đình dời đến Thịnh Kinh,
cũng chính là thành phố Thẩm Dương ngày nay, sau đó cứ phát
triển thêm, cuối cùng hình thành Bắc hệ Mặc môn. Trong đó
Đường Vũ Lâm đời vua Hàm Phong nhà Thanh nổi tiếng nhất, ông
được người đời mệnh danh là Đường Nhất Châm, nghe nói đã từng
khắc hoa văn rồng trên chiếc ly cao chân do trấn Cảnh Đức làm để mừng thọ Từ Hy thái hậu, được coi là tuyệt phẩm khắc hình.
Đến nay, tuy con cháu Đường gia không nhiều, chỉ do một mình
Đường Nhã Kỳ đứng ra gánh vác nhưng cũng đủ nổi tiếng khắp xa gần. Chuyện họ là hậu duệ của Đường Bá Hổ e rằng không
nhiều người biết đến.

Còn về nhánh Từ Kinh thì vẫn ở phía Nam, có thể hồi đó do Từ Kinh tu tập không thành pháp, thế hệ sau không xuất hiện
nhiều người tài, họ tộc đều cảm thấy vô cùng tiếc nuối. Đến
thời Vạn Lịch nhà Minh, con trưởng của Từ gia là Từ Hữu Miễn
tư chất thông minh, nắm được một số kỹ thuật khắc thân xăm
hình, nhưng cũng không thể tiếp tục phát triển thêm, đành gửi
gắm hi vọng vào người con trai, đặt tên cho con là Hồng Tổ, tự
Trấn Chi, để thể hiện tâm ý của mình.

Từ Hồng Tổ từ nhỏ được cha dạy dỗ, đã sớm có mơ ước chấn hưng Nam hệ Mặc môn, từ năm 22 tuổi đến khi mất năm 56 tuổi đã
chu du khắp nơi, và nghiền ngẫm cuốn Mặc Văn Đường tập gia truyền. Trời không phụ người có tâm, cuối cùng Từ Hồng Tổ
cũng đã lĩnh ngộ ra, trở thành thợ xăm thân khắc hình nổi
tiếng sánh ngang với Đường gia, đổi tự hiệu thành Hà Khách.
Ông chính là nhà địa lý, nhà lữ hành, nhà thám hiểm vĩ đại
nhất trong lịch sử Trung Quốc - Tử Hà Khách.

Vào cái ngày lịch sử đó, trong tầng tháp tối đen như mực,
ông lần đầu tiên trong đời để thua một người khác, và người
thắng thế ngày hôm đó lại chính là một cô gái chưa đầy hai
mươi tuổi.

Nghe Tiểu Đường kể lại những câu chuyện lịch sử, tôi và Lão Mục cứ ngây người ra nhìn cô bé, trong lòng vô cùng kinh hãi,
thật không thể tưởng tượng được lịch sử của Mặc môn lại bí
ẩn như thế. Nhất là, không chỉ có Đường Bá Hổ, ngay cả Tử Hà Khách cũng đều là truyền nhân của Mặc môn.

Đột nhiên Lão Mục kêu lên:

- Không đúng!

Lão Mục nói anh ta đã từng tham quan tháp Lục Hòa, trong đó
sáu tầng tháp chẵn đóng kín, còn bảy tầng tháp lẻ lần lượt
thông với cầu thang hình xoắn ốc trong lòng tháp. Từ tầng trệt xoắn dần lên đến đỉnh, cả tòa tháp chia thành hình bảy sáng
sáu tối.

Thế nhưng theo lời kể của Tiểu Đường, năm đó thiền sư Quảng
Thế dẫn Đường Bá Hổ và Từ Kinh xuống tháp viện cũng từng
dừng lại ở những tầng tháp chẵn, điều này không phù hợp với
tình hình hiện tại.

Tôi bỗng nhiên nhớ lại, năm đó tôi và La Viễn Chinh đi hưởng
tuần trăng mật ở Tô Hàng, cũng đã từng đặt chân lên tháp Lục
Hòa, tôi nhớ rất rõ, các tầng chẵn của tháp Lục Hòa đóng
kín. Nhân viên hướng dẫn hình như có giới thiệu sáu tầng tháp
này đóng cửa vào thời nhà Thanh để xây dựng tu sửa gì đó,
nhưng nội tình cụ thể thế nào, do năm đó chỉ mải tham quan nên
cũng không nhớ rõ.

Tôi và Lão Mục nghi hoặc nhìn Tiểu Đường, chờ đợi cô bé đưa ra lời giải thích. Tiểu Đường khẽ lắc đầu, nói:

- Em cũng không biết!

Nghe Tiểu Đường nói vậy, Lão Mục trầm ngâm không nói, cứ
thế vuốt râu như thể đang chú tâm suy nghĩ điều gì đó. Tôi khẽ
thở dài, nếu vẫn là kết cấu trong sáu ngoài tám thì tòa
tháp Lục Hòa đúng là có vấn đề, đợi khi chúng tôi ra khỏi
đây, nhất định sẽ phải tham quan một chuyến cho rõ ngọn ngành.

(Tháp Lục Hòa đóng kín là do có một chuyện đã xảy ra dưới thời vua Quang Tự, có liên quan đến Từ Hy và cũng có chút
dính líu đến trưởng bối của Sở Khinh Lan. Người phụ trách
trùng tu ngọn tháp là Hữu thị lang Bộ binh Chu Trí, người này
cũng là một nhân vật quan trọng, ông ta tự bỏ tiền dựng lại
tháp Lục Hòa, sau nhiều năm xây dựng, cuối cùng ông ta đột nhiên quyết định đóng cửa sáu tầng tháp chẵn).

Tôi chợt nghĩ đến một chuyện, quay đầu lại nhìn Tiểu Đường, hỏi:

- Thiền sư Quảng Thế có nhắc đến tứ đại kỳ môn, trong đó
Kiện môn là mở khóa, Mặc môn là xăm hình thì chị đã biết
rồi, thế còn Lạc môn và Cách môn là gì?

Tiểu Đường nghĩ một lúc, rồi nhăn nhó trả lời:

- Kiện môn hồi còn nhỏ em đã được nghe đến, nhưng chỉ khi
quen biết chị Lan Lan, em mới tận mắt thấy truyền nhân thực
thụ. Còn hai kỳ môn còn lại là gì thì em cũng không biết. Thế nhưng em đoán kỹ thuật của họ cũng không hề thua kém em và
chị Lan Lan, nếu không sao có thể được liệt vào tứ đại kỳ môn
chứ?

Tôi gật đầu, trong lòng cảm xúc dâng trào, văn hóa nghệ
thuật của Trung Quốc quả là phức tạp, thần kỳ; những gì Tiểu Đường kể mới chỉ là một góc nhỏ. Lại nghĩ đến hai môn phái
thuộc cảnh giới cao siêu là Lạc môn Liên Ý, Cách môn Thông Thế,
tôi thực sự không biết chúng có gì khác biệt hay liên hệ gì
với Kiện môn Thiên Cảnh và Mặc môn Lục Tây?

Câu chuyện của Tiểu Đường kéo dài tới ba tiếng đồng hồ, kể đến đoạn cuối, cô bé có vẻ thấm mệt, lấy tay che miệng, ngáp liền mấy cái, hai con mắt sắp không chống lên nổi. thấy vậy,
Lão Mục vỗ vai hai chúng tôi, nói:

- Được rồi, thân thế của Tiểu Đường mọi người đều đã biết, mau đi ngủ thôi. Phải giữ cho tinh thần tỉnh táo để còn tiếp
tục xuống sâu phía dưới nữa chứ.

Tôi cởi áo khoác ngoài đắp cho Tiểu Đường lúc này đã ngủ
say, nhẹ nhàng nằm xuống bên cạnh cô bé. Mặc dù tôi cũng vô
cùng mệt mỏi nhưng vẫn không tài nào chợp mắt được, đầu óc
cứ chìm vào trong những câu chuyện của Tiểu Đường mà không sao
thoát ra khỏi.

Tôi gối đầu lên hai tay, nhìn chăm chăm vào bóng tối trên đỉnh đầu, suy nghĩ mông lung. Tiểu Đường tuy đã giải thích rất kỹ,
nhưng điều đó lại khiến tôi càng thấy khó hiểu hơn. Tại sao sự thật lại hoàn toàn khác với những gì tôi đã biết và đã
được học; lại còn mảnh da người của cậu và hai tấm Long Bản
nữa chứ, dường như mọi bí mật đều ẩn chứa trong một thế giới khác.

Nghĩ mãi nghĩ mãi, tôi dần chìm vào giấc ngủ. Trong mơ, tôi
nhìn thấy rất nhiều người, bọn họ lần lượt đến trước mặt
tôi, nam có nữ có, già có trẻ có, tôi chẳng quen biết ai,
những khuôn mặt lạ hoắc, những khuôn miệng mấp máy như đang
muốn nói gì đó, nhưng tôi lại không nghe thấy bất cứ điều gì.
Có lẽ đó chính là những nhân vật trong tiềm thức của tôi, là
Quảng Thế, Đường Bá Hổ, Từ Kinh, Đào Sanh và Tử Hà Khách.