Thiên Tống

Chương 294-2: Chủ trương chính trị (2)

Triệu Ngọc nhíu mày, đây đúng là một vấn đề, vấn đề là người nắm quyền và cho áp dụng biện pháp ấy không hợp với cách nghĩ của mình, vậy thì mình có phải sẽ ra mặt can thiệp hay không? Triệu Ngọc lắc đầu:

"Không, trừ phi tổn hại lớn đến quốc thể, nếu không Trẫm sẽ mặc kệ họ, xem rốt cuộc là có thể làm được trò trống gì cho Trẫm? Cái tên Âu Dương cứ khoe khoang ở trong cõi mộng du là cái này tốt, cái kia tốt, ta cũng muốn xem rốt cuộc có tốt thật hay không."

Cửu Công Công nói:

"Âu Dương làm nửa tháng thì không làm nữa, Bạch Thời cũng chỉ có mấy tháng, không biết Lý Cương..."

"Trẫm cược với khanh, Lý Cương ít nhất có thể ngồi vững ở cương vị đó hai năm."

Cửu Công Công sửng sốt:

"Sao Bệ hạ lại khẳng định như thế?"

"Cách đối nhân xử thế của Lý Cương khá công chính. Sẽ không nặng tư lợi giống như Âu Dương, Bạch Thời và Ngô Mẫn. Cho nên ba người Âu Dương cũng cảm thấy để Lý Cương làm Giám Quốc khá ổn."

"Bệ hạ, Ngô Mẫn và Bạch Thời thì Gia Gia biết, nhưng Âu Dương thì có tư lợi gì?"

"Tư lợi của hắn chính là vì nước, vì dân. Hắn làm thương nghiệp cũng tốt, giựt dây tuyên chiến với Kim - Liêu cũng tốt, đều là vì Đại Tống. Trẫm nên sớm nhìn ra, người như vậy tuy là rường cột của nước nhà nhưng lại không phải là chuyện gì có lợi cho Triệu gia."

"Sao Bệ hạ lại nói như vậy?"

"Ví dụ: Trẫm nghe phố phường truyền tai nhau một câu hỏi, thời kỳ Thái Thượng Hoàng nắm quyền, truyền nọc độc hoa thạch cương, lúc này cho ngươi một cơ hội, ngươi có thể giết chết Thái Thượng Hoàng, cứu vãn hàng vạn dân sinh, ngươi có dám động thủ không?"

"........"

Cửu Công Công lau mồ hôi.

Triệu Ngọc nói:

"Có lẽ chỉ có một mình Âu Dương trong số quan viên của toàn Đại Tống sẽ chọn cách động thủ. Hoa thạch cương mắc mớ gì đến quan lại? Có quan lại còn vì hoa thạch cương mà thăng quan tiến chức. Có nhất thiết phải vì sự sống chết của mấy lão bá tính mà đem tính mạng của mình để vào chỗ nguy hiểm hay không?"

Cửu Công Công vội nói:

"Âu Dương có to gan lớn mật..."

"Nói bậy, nếu cho Trẫm một cơ hội như thế Trẫm cũng sẽ giết."

Triệu Ngọc nói:

"Thiên hạ Triệu gia ta sao có thể để bại trong tay của một tên vô dụng bất tài như thế được. Hắn có chết mười lần cũng không đủ. Thiếu đi Thái Thượng Hoàng thì người Triệu gia vẫn làm Hoàng Đế. Nhưng có quá nhiều Thái Thượng Hoàng thì dân chúng có thể sẽ lầm than, thiên hạ của Triệu gia thậm chí còn vì thế mà thay tên đổi họ. Như triều Thương diệt vong trong tay Trụ Vương, nếu khi đó có một người có thể giết chết Trụ Vương, thì thiên hạ vẫn sẽ là của triều Thương. Ôi chao... Nếu ngày nào đó Trẫm cũng trở thành một hôn quân thì..."

Cửu Công Công tỉnh ngộ:

"Cho nên Bệ hạ không thể nhúng tay vào chuyện của họ, Bệ hạ có sai, người khác chưa chắc đã dám mở miệng nói gì,. Nếu họ sai, thì sẽ bị người khác lôi xuống ngựa. Như vậy thì sai lầm mà họ phạm phải sẽ ít hơn Bệ hạ một chút."

"Chính là ý này."

"Báo."

Một tên nội thị vệ ở ngoài cửa phòng nói:

"Hàn tướng quân và mọi người đến rồi."

"Dẫn họ vào Thiên Đường, Trẫm sẽ qua đó ngay."

Cơm tất niên, Triệu Ngọc mời khách.

Cung nữ giúp Triệu Ngọc sửa sang lại y phục, sau đó đến Thiên Đường, lúc gần đến nơi thì nghư mấy người ở trong đó lớn giọng nói chuyện:

"Tỷ lệ nắm hạ là chín phần chín."

"Tướng quân thắng trận vô thường, vả lại quân cơ vẫn còn đang nghiên cứu, sao ngươi biết là có thể nắm hạ chứ."

Hàn Thế Trung quát lớn:

"Uống hai chén rượu một cái là miệng nói không ngớt, người đâu, mau lôi mấy người này xuống, vả mỗi người mười cái vào miệng cho ta."

"Chuyện gì mà phải vả vào miệng như thế?"

Triệu Ngọc bước vào trong Đường, nói:

"Hình như có một vài chuyện mà Trẫm không được biết, ngồi đi. Đúng rồi, các khanh này, nếu Hàn Đại Nguyên Soái đã bảo phải vả miệng thì cứ kéo xuống dưới và vả miệng đi."

"Vâng!"

Hai tướng quân xúi quẩy bất đắc dĩ phải lui xuống.

Mọi người ngồi vào chỗ, Hàn Thế Trung thấy quanh bàn toàn là chủ tướng cấp cao bèn nói:

"Bẩm Bệ hạ, là Âu tướng quân chỉ đường cho chủ tướng, còn có công của quân cơ nữa. Mạn phép hỏi, nếu sử dụng quân lộ Tây Bắc thì bao lâu mới có thể hạ được dân tộc Thổ Phiên? Sử dụng quân lộ Tây Bắc và quân lộ Vĩnh Hưng thì bao lâu mới hạ được dân tộc Thổ Phiên? Cấm vệ quân của thần sẽ thương vong bao nhiêu? vv, đại loại là những vấn đề như thế."

"...."

Triệu Ngọc lại hít một hơi lạnh và hỏi nhỏ:

"Âu Dương muốn diệt Thổ Phiên?"

"Cái này..."

Hàn Thế Trung do dự một lát rồi nói:

"Hình như có khả năng đó."

"Tây Hạ, Liêu, Kim là do hắn dốc sức khiêu khích, Mông Cổ, Tây Liêu cũng do hắn khiêu khích. Trẫm không nghĩ hắn là một kẻ hiếu chiến, nhưng vì sao hắn lại luôn hăng say chiến trận như thế kia chứ?"

Ngô Giới ngồi cùng bàn cười khổ nói:

"Ta nhớ Âu tướng quân đã từng nói, phải trân trọng những lúc bản thân có năng lực ức hiếp người khác. Đừng đợi đến lúc người khác ức hiếp ngươi rồi ngươi mới phản kháng."

Hàn Thế Trung cũng cười khổ, nói:

"Có thể Bệ hạ còn có điều chưa rõ, mạt tướng nghe Lưu tướng quân nói, Âu tướng quân không chỉ muốn đánh Thổ Phiên mà còn muốn đánh Đại Lý, Giao Chỉ, Xiêm La, Nga, Nhật Bản, Ba Tư..."

"Ôi... Chả trách hắn cứ ra sức xúi bẩy Trẫm, bảo đảm sự bình ổn của quân đội, chứ không nên đợi tới khi muốn diệt nước nào đó thì lại mạnh mẽ chưng binh."

Triệu Ngọc hứng thú hỏi:

"Hàn Đại Nguyên Soái, theo khanh thì một khi Liêu - Kim bị hạ, quanh đây có ai là đối thủ của chúng ta nữa không?"

Hàn Thế Trung không cần nghĩ đã nói ngay:

"Hết rồi, Âu tướng quân nói những nơi đó hoàn toàn có thể chỉ đâu đánh đó."

" Kể ra cũng là chuyện tốt. Nếu Âu Dương và mọi người nhớ nhung, nói đúng hơn là thích chiến trận như thế thì sẽ tiếp tục chú trọng quân bị, tướng lĩnh và quân phí như cũ. Đây cũng chưa hẳn là chuyện gì xấu với các vị tướng quân."

Triệu Ngọc nói:

"Âu Dương muốn đánh thì phải thuyết phục được người trong triều, cấm vệ quân chính là cấm vệ quân, không quản việc đánh hay không đánh mà là sau khi nhận lệnh thì sẽ đánh như thế nào." Các tướng lĩnh ôm quyền nói:

"Vâng."

Thích chiến trận không phải chỉ việc thích xem nhân loại tàn sát lẫn nhau mà chỉ việc ủng hộ tiến hành chiến tranh với bên ngoài, chiếm đoạt tài nguyên, ruộng đất, nhân khẩu. Thông qua chiến tranh mà chuyển dời mâu thuẫn trong nước, làm cho nước nhà phồn vinh. Không nghi ngờ gì, các nhà tư bản đều là người như vậy. Cái gì nhà tư bản cũng không có, chỉ có tiền là không thiếu. Tiền tuy có khốn nạn thật, nhưng lại là thứ khốn nạn người thấy người mê. Triệu Ngọc không khẳng định cách nghĩ của Âu Dương là đúng hay sai, giống như năm đó bản thân nàng cũng không biết liên Liêu đối Kim là đúng hay sai vậy. Nhưng Triệu Ngọc tin, Âu Dương muốn gây chiến tranh sẽ không phải là chuyện dễ dàng gì. Vì người không đồng ý gây chiến trong triều đình chiếm một con số rất lớn. Nếu đến những người này cũng đồng ý thì chiến tranh xảy ra sẽ là sự tất yếu.

...