Thiên Tỏa

Chương 30

Tôi
mừng rỡ hỏi chị người đó là ai. Chị Giai Tuệ mỉm cười, vuốt tóc tôi và tiết lộ:

-
Người này cũng khá thú vị đấy, giống Lan Lan của chị, người này cũng là một cô
gái, tên là Đường Nhã Kỳ.

Sau
đó một ngày, chị Giai Tuệ lái xe đưa chúng tôi tới chợ đồ cổ Lỗ Viên thuộc khu
Hòa Bình thành phố Thẩm Dương. Nơi đó có những con phố dài với vô số cửa hiệu sầm
uất, người ra người vào hết sức náo nhiệt.

Chị
dừng xe trước một cửa hiệu ở đầu phố, bên trên cửa hiệu treo một tấm biển màu
nâu đen có viết bốn chữ: Tiệm xăm Tiểu Đường. Hai bên cửa treo đôi câu đối: “Họa
long họa hổ nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm”.

Chị
Giai Tuệ hạ giọng nói thầm với chúng tôi, cửa hiệu này tuy nhỏ nhưng rất nổi tiếng
ở Thẩm Dương, nghe nói tay nghề của Đường Nhã Kỳ vô cùng thần diệu, đến cả những
tay anh chị xã hội đen khét tiếng cũng phải lụy nhờ cô xăm hình cho. Chính vì
thế nên tuy chỉ là một cô gái nhỏ nhưng không một ai dám bắt nạt cô. Tôi tò mò
định hỏi lại thì đã thấy Lão Ngũ mở cửa xe, xăm xăm tiến vào cửa hiệu.

Diện
tích cửa hiệu không lớn lắm, nhưng bên trong khá ấm áp, những thứ trang trí
trong phòng đều là cổ vật quý giá. Ngồi sau chiếc bàn dài là một cô gái trông
khá nhỏ nhắn, mặc chiếc áo len cổ lọ màu hồng nhạt, đang cắm cúi dùng một miếng
da lừa lau chùi chiếc kim nhỏ màu bạc sáng loáng, đó chắc chắn là truyền nhân
mà chúng tôi đang tìm - Đường Nhã Kỳ.

Nghe
thấy có tiếng động, Đường Nhã Kỳ từ từ ngẩng đầu lên. Cô có khuôn mặt trái xoan
và nước da trắng hồng, đôi mắt lanh lợi, có vẻ như cũng trạc tuổi tôi. Cô đứng
dậy, đi vòng qua chiếc bàn, nhìn chúng tôi một lượt rồi mỉm cười, dịu dàng lên
tiếng:

-
Xin chào, mọi người đến xăm hình đúng không ạ? - Giọng nói của cô vừa trong trẻo
vừa dễ nghe.

Chị
Giai Tuệ cũng không vòng vo, sau khi chào hỏi xong, chị liền rút thẻ cảnh sát
ra rồi giải thích lí do tới đây ngày hôm nay. Tôi nhìn qua tấm thẻ mới phát hiện
ra, tên đầy đủ của chị là: Tang Thượng Kỳ Ngải Giai Tuệ, nghe gần giống với tên
người nước ngoài.

Mãi
sau này chị Giai Tuệ mới nói cho tôi biết, Tang Thượng Kỳ Ngải là họ đầy đủ của
chị, Tang Giai Tuệ chỉ là tên viết tắt. Lúc đó, tôi cũng không để tâm lắm, chỉ
biết chị là người dân tộc Mãn. Nhưng về sau, qua những cuộc điều tra tôi mới dần
phát hiện ra thân thế của chị Giai Tuệ cũng rất phức tạp.

Đường
Nhã Kỳ cầm lấy lõi chiếc đĩa sứ, nhìn qua rồi tấm tắc tán thưởng:

-
Tuyệt, tuyệt, đúng là bảo vật hiếm có! - Khi lật ra sau đế, cô bỗng nhướn mày.
- Cái này… không tiện nói ra.

Lão
Ngũ lim dim mắt nhìn cô rồi đi ra đóng cửa lại, sau đó quay lại cười giòn giã:

-
Tiểu Đường, đều là người trong giới giang hồ với nhau, không có gì phải giấu giếm
cả. Ta là Hắc Lão Ngũ, là người… - Lão dừng lại, cong hai đầu ngón tay thành một
vòng tròn, rồi chỉ sang tôi. - Còn đây là Sở Khinh Lan, người của Bắc phái Kiện
môn.

Đường
Nhã Kỳ liếc nhìn tôi, rồi khẽ mỉm cười, chắp hai tay trước ngực:

-
Ồ! Thì ra là vua trộm vùng Đông Bắc, Hắc Lão Ngũ. - Sau đó cô lại quay sang
tôi, nghiêng đầu duyên dáng - Xin chào chị Lan Lan!

Nghe
khẩu khí đó tôi đoán cô đã biết rõ lai lịch của chúng tôi. Cũng không hiểu vì
sao, ngay từ lúc gặp Đường Nhã Kỳ, tôi luôn thấy thoải mái như người trong nhà.
Tôi nhẹ nhàng nắm lấy tay cô, thân thiết như chị em ruột.

Bàn
tay Đường Nhã Kỳ vừa mềm vừa mát, đầu ngón tay nhỏ xinh khẽ động đậy khi nắm lấy
tay tôi. Chợt ánh mắt cô sáng bừng lên, hân hoan nhìn vào mắt tôi:

-
Chị Lan Lan, chị quả là một người mở khóa thiên bẩm. - Tôi chưa biết nói gì cho
phải thì Nhã Kỳ đã lật bàn tay tôi lên, khẽ sờ năm đầu ngón tay, rồi lại chuyển
sang cầm bàn tay trái của tôi lên. - Chà chà, những mười hoa tay, đúng là hiếm
thấy!

Tôi
chẳng hiểu gì cả, cái gì mà năm hoa với chẳng mười hoa, việc này thì có liên
quan gì tới chuyện mở khóa thiên bẩm chứ? Lão Ngũ và chị Giai Tuệ cùng bước tới,
nhìn tay tôi rồi quay sang hoài nghi nhìn Đường Nhã Kỳ.

Nhã

Kỳ liền giải thích với chúng tôi rằng, đường vân tròn trên đầu ngón tay gọi là
hoa tay, người có mười hoa tay như tôi rất hiếm, vài trăm nghìn người mới có một.
Cô còn nói, các bậc tiền bối ngày xưa kể lại rằng, người có mười hoa tay là người
biệt tài mở khóa bẩm sinh, thực hư như thế nào thì không rõ lắm.

Tôi
ngửa hai lòng bàn tay lên, ngắm nghía một lúc lâu nhưng không thấy có điều gì
khác biệt. Đường Nhã Kỳ nhìn tôi cười, khúc khích, nhưng cặp lông mày lại hơi
nhíu lại, ánh mắt cô dường như chứa đựng điều gì đó.

Lão
Ngũ bỗng oang oang lên tiếng:

-
Tiểu Đường, thôi đừng hoa tay hoa chân gì nữa, mau xem giúp bọn ta trong chiếc
đĩa này có gì cổ quái không?

Đường
Nhã Kỳ khẽ gật đầu, quay người đi vào trong phòng rồi lập tức đi ra với đôi bàn
tay ướt sũng. Cô lấy khăn sạch lau tay, sau đó nhẹ nhàng cầm lõi đĩa sứ lên, miệng
lẩm bẩm không rõ đang nói gì.

Tiếp
đó, cô đặt lõi đĩa lên mặt bàn, với tay sang bên cạnh lấy một thanh gỗ đang cắm
chi chít các loại kim bạc. Đầu ngón tay cô rê qua các mũi kim một lượt, rồi
nhanh chóng lấy ra một cây kim dài chừng vài centimet, kẹp chặt vào giữa hai
ngón tay.

Tôi
cứ thế ngẩn người ra nhìn đôi bàn tay trắng nõn với các ngón thuôn dài của Đường
Nhã Kỳ. Chúng chuyển động hết sức khéo léo, rõ ràng là không hề nhanh nhưng lại
rất thuần thục, đem lại cho người xem một cảm giác say mê khó diễn tả thành lời.
Tôi quay sang nhìn Lão Ngũ và chị Giai Tuệ, vẻ mặt của hai người cũng rất khác
lạ.

Ngón
trỏ trái của Đường Nhã Kỳ nhẹ nhàng lướt qua lõi đĩa, còn hai ngón cái và ngón
trỏ phải kẹp chặt lấy cây kim, chọc thẳng lên mặt lõi đĩa rồi kéo mũi kim theo
một đường dài, tiếng rin rít phát ra nghe ê cả tai. Dừng một lúc rồi mũi kim lại
chuyển động thoăn thoắt, nhưng chỉ có cổ tay chuyển động, còn cả cánh tay của
Đường Nhã Kỳ vẫn giữ nguyên vị trí. Một tràng dài tiếng ken két vang lên, đầu
mũi kim lóe sáng, thực sự không thể biết được rốt cuộc cô đã phải cào bao nhiêu
lượt.

Trên
lớp men sứ trắng từ từ nổi lên vài đường xanh nhạt, sắc xanh đậm dần lên và
nhích lại gần nhau tạo nên bốn chữ Khải: Thanh Nham thánh cảnh.

Thấy
bốn chữ đã hiện lên rõ nét, Đường Nhã Kỳ lập tức dừng lại, cắm cây kim vào lại
thanh gỗ, rồi mỉm cười với chúng tôi:

-
Xong rồi!

Tôi
ngỡ ngàng nhìn cô, cảm thấy vừa kì diệu vừa nghi ngờ, một mũi kim bạc nhỏ xíu
như thế tại sao lại có thể cào ra chữ? Tôi cúi xuống nhìn thật kỹ lõi đĩa, dòng
chữ từ từ biến mất ngay trước mắt tôi, mọi thứ lại trở về trạng thái ban đầu,
hoàn toàn không còn một vết xước.

Đường
Nhã Kỳ liền giải đáp thắc mắc của tôi, đỉnh cao của nghệ thuật xăm là xăm chìm
vào bên trong, dù là cơ thể người hay là bất cứ đồ vật nào khác, từ bên ngoài
không ai có thể nhận thấy một chút dấu vết nào. Bốn chữ này chính là kết quả của
kĩ thuật đỉnh cao ấy, vừa xong cô đã phải dùng đến phương pháp Phản châm để ép
cho chữ bên trong lộ ra. Chúng tôi ai nấy đều tròn xoe mắt nhìn như không dám
tin vào những gì vừa diễn ra, tất cả đều vượt quá sức tưởng tượng của chúng
tôi.

Lão
Ngũ với lấy cái lõi đĩa, lật qua lật lại một lúc lâu rồi nói với giọng hết sức
lạ lẫm:

-
Mẹ kiếp, cái này hay đấy, hay đấy, hay đấy…! - Lão cứ thế lẩm bẩm đến bảy tám lần,
sau đó mới nói tiếp, - Thanh Nham Thánh cảnh chính là chỉ động Lão Mẫu ở chùa
Thanh Nham đấy!

Tôi
đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác, phải mất một lúc sau mới định thần lại được,
mọi việc thật hết sức kỳ lạ. Dưới lòng Cố Cung có một chiếc đĩa sứ khắc chữ
“Thanh Nham Thánh cảnh”, còn trong chiếc hộp càn khôn là tấm Kiện bài có khắc
tên tôi, kèm lời chỉ dẫn là phải đích thân đưa Kiện bài quay về động Lão Mẫu.
Những sự việc trùng hợp đến kỳ lạ, và trung tâm của sự xâu chuỗi đó lại là tôi.
Nghĩ tới đây, tôi chợt linh cảm đây hình như là một kịch bản đã có từ trước để
tôi lần theo dấu vết. Thậm chí kết cục cuối cùng ra sao, cũng không thể nào dự
đoán trước được.

Vậy
là bí mật bên trong đĩa sứ Thanh Hoa đã được mở ra, chúng tôi cảm ơn Đường Nhã
Kỳ rồi chuẩn bị ra về. Nhã Kỳ chợt hỏi tôi:

-
Chị Lan Lan, nghe nói người trong phái Kiện môn đều phải khắc tay, tại sao chị
lại không có?

Tôi
ngẩn người, không ngờ đến cả việc này mà cô cũng biết. Mặc dù trong lòng hơi
nghi ngại nhưng tôi vẫn trả lời thành thực nguyên do, rồi cho Nhã Kỳ xem lỗ sẹo
trong lòng bàn tay của mình. Cuối cùng, tôi lấy ra tập sách Giải kiện tập lục,
giở tới trang cuối cùng để cô xem sơ đồ đường sẹo trong lòng bàn tay.

Bây
giờ nghĩ lại, tôi cũng không hiểu tại sao lúc đó mình lại không hề đề phòng Đường
Nhã Kỳ, mà đem toàn bộ bí mật liên quan nói cho cô biết, cũng có thể là do giữa
chúng tôi đã sớm có sợi dây liên hệ vô hình rồi. Nhưng dù thế nào đi nữa tôi
cũng không thể đoán ra, chúng tôi như thế là vì cùng liên quan đến một người
con gái khác, cũng là một trưởng môn nhân với bản lĩnh hiếm có, khiến nội tình
càng trở nên phức tạp và thần diệu hơn. Dĩ nhiên, đấy là chuyện sau này.

Đường
Nhã Kỳ nhìn một hồi lâu, chớp chớp đôi mắt xinh đẹp rồi nhẹ nhàng cầm tay tôi
lên xem và nói:

-
Chị Lan Lan, hay là để em khắc sơ đồ này lên tay chị nhé, như vậy thì chị mãi
mãi không bao giờ quên được.

Quả
thực lúc đấy tôi có hơi do dự. Thứ nhất là vì sợ đau; thứ hai, nếu khắc toàn bộ
sơ đồ thì bàn tay sẽ xấu vô cùng, nhưng quan trọng hơn cả là tôi chưa nghĩ đến
việc sau này có tiếp tục rèn luyện đến cấp Thiên giới hay không.

Đường
Nhã Kỳ cười khúc khích, rồi ôm lấy vai tôi mà nói:

-
Không đau chút nào đâu, em sẽ xăm chìm bên trong, nhìn bề ngoài sẽ không thấy
gì cả.

Tôi
lưỡng lự hồi lâu, quay lại thấy Lão Ngũ và chị Giai Tuệ đều đồng ý nên cũng gật
đầu chấp thuận.

Đường
Nhã Kỳ ấn tôi ngồi xuống ghế, rồi với tay lấy một chiếc lọ sứ, đổ ra một chút
dung dịch màu xanh nhạt, bôi khắp lòng bàn tay tôi. Tôi hồi hộp và lo lắng vô
cùng, tay trái nắm chặt lấy tay chị Giai Tuệ, thấy vậy chị nhẹ nhàng vuốt tóc
tôi như để trấn an.

Đường
Nhã Kỳ lấy ra một cây kim, nghiêng đầu nhìn sơ đồ bàn tay trong sách, ngón tay
miết chặt lên lòng bàn tay tôi như để định vị những chỗ phải khắc, rồi chọc thẳng
mũi kim vào vị trí chính giữa ngón cái và ngón trở, cây kim cứ thế lún sâu vào
da thịt, dung dịch màu xanh tại vị trí đó cũng lập tức biến mất. Nhã Kỳ ngẩng
lên nhìn tôi mỉm cười và dịu dàng hỏi:

-
Chị Lan Lan, chị có đau không?

Thấy
kỳ lạ, rõ ràng là mũi kim chọc sâu vào lòng bàn tay mà tôi lại không hề cảm thấy
đau đớn gì cả, mà chỉ cảm thấy hơi tê mát như có một giọt nước lạnh rỏ vào, hơn
nữa cảm giác này từ từ lan rộng ra khắp bàn tay.

Đường
Nhã Kỳ nhoẻn cười, tay vẫn không ngừng di chuyển mũi kim với tốc độ rất nhanh.
Chỉ khoảng vài phút sau, tại vị trí giữa ngón cái và ngón trỏ đã xuất hiện một
vết sẹo hình móng ngựa màu trắng, giống y hệt trong sách.

Vẫn
theo phương pháp đó, gần một tiếng đồng hồ sau, Nhã Kỳ đã khắc xong sơ đồ lên
bàn tay phải của tôi, rồi dùng một chiếc khăn sạch lau qua, lòng bàn tay vẫn trắng
nguyên mà không hề nhìn thấy một vết sẹo hay lỗ kim nào.

Lão
Ngũ gật đầu lia lịa nói:

-
Hay, hay, phương pháp này thật kì diệu. Ha ha ha… Hay đấy, hay đấy!

Tiếp
đó, Đường Nhã Kỳ tiếp tục xăm sang bàn tay bên trái, sau đó cô bôi một loại chất
lỏng trong suốt lên hai bàn tay tôi, phủ một lớp nilông bọc rồi cẩn thận dặn
dò:

-
Chị Lan Lan, trong ba ngày tới chị không được chạm tay vào nước, cũng không được
ăn hải sản đâu nhé!

Tôi
giơ hai tay lên ngắm nghía, lòng có chút lo lắng, không biết những đường khắc
này có hoàn toàn ẩn vào trong như lời Đường Nhã Kỳ nói không?

Trên
đường trở về, Lão Ngũ không ngừng lẩm bẩm, Tiểu Đường quả không hề đơn giản, đặc
biệt là phương pháp khắc chìm của Đường Nhã Kỳ, càng nhìn càng thấy thú vị. Tôi
không đáp lại, chỉ cúi đầu nghĩ ngợi lung tung, tôi luôn có cảm giác Đường Nhã
Kỳ có một bí mật gì đó rất kinh khủng, nhưng lại không thể nào giải thích được
lí do vì sao có cảm giác đó.

Buổi
tối một ngày sau đó, chị Giai Tuệ đột ngột dẫn Đường Nhã Kỳ đến căn biệt thự,
và nói có một việc hết sức kì quặc. Sau khi mọi người đã ngồi vào vị trí, Đường
Nhã Kỳ bắt đầu kể lại: Buổi sáng ngày hôm nay, có một cô gái trẻ nói giọng Cẩm
Châu tới cửa hàng, đem theo một miếng gỗ hồng mộc bên trên khắc hình rồng nhờ
cô xem hộ. Lúc đó, vừa liếc qua cô ấy đã nhận ra, hình rồng trên tấm gỗ đó là sản
phẩm của thuật khắc hình, hơn nữa cũng rất cũ, sau khi cô gái đó rời khỏi cửa hàng,
cô đã gọi điện luôn cho chị Giai Tuệ.

Nghe
những lời kể của Đường Nhã Kỳ, tất cả chúng tôi đều cảm thấy hết sức ngạc
nhiên, tại sao lại đột nhiên xuất hiện thêm một vật khắc hình nữa chứ? Liệu hai
vật này có mối quan hệ gì với nhau không, cô gái đó rốt cuộc là ai? Để tiện cho
việc trao đổi và bàn bạc, chị Giai Tuệ đã thuyết phục Đường Nhã Kỳ ở lại với
chúng tôi.

Hai
ngày sau đó, tôi và Đường Nhã Kỳ ban ngày thì dính nhau như hình với bóng, say
sưa kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện trên trời dưới biển; tối đến thì ngủ cùng
phòng, cảm giác như thân thiết với nhau từ rất lâu rồi. Khi biết chuyện tôi đã
từng xuống lòng Cố Cung Thẩm Dương, Nhã Kỳ tỏ ra rất ngưỡng mộ, và nói rằng sau
này có cơ hội nhất định sẽ phải tới đó một lần cho biết.

Đến
tối ngày thứ ba, Đường Nhã Kỳ đã giúp tôi bóc lớp nilông trên hai bàn tay ra,
kiểm tra lại và tự hào tuyên bố mọi thứ rất hoàn hảo. Cô còn nói với tôi, sau
này nếu như cần dùng tới nó, chỉ cần miết thật mạnh lên lòng bàn tay, màu mực sẽ
dần dần hiện lên, thậm chí còn có thể đục lỗ lên đó, thế nhưng thời tiết đang rất
lạnh, trong thời gian đầu tốt nhất là nên đeo bao tay.

Đúng
lúc này, chị Giai Tuệ đẩy cửa bước vào, dáng vẻ rất vội vã, thậm chí còn không
kịp thay giầy, chị hớt hải thông báo với chúng tôi một tin cực kì sốt dẻo:

-
Mau đi với chị, đã tìm thấy cô gái cầm mảnh gỗ rồng đó rồi!

Chị
Giai Tuệ lái xe đưa chúng tôi tới nhà chị, rồi vội vàng đi ra ngoài, một lúc
sau, chị trở về dẫn theo một cô gái trạc tuổi chị. Chị Giai Tuệ giới thiệu với
chúng tôi, đây là người bạn học từ hồi ở Học viện Cảnh sát của chị, tên là Tiêu
Vy, hiện chị ấy đang công tác tại phòng cảnh sát điều tra thành phố Cẩm Châu,
trước đây không lâu cũng gặp một sự việc hết sức kì lạ.

Lúc
đó, tôi hoàn toàn không hình dung được sự việc kì lạ mà Tiêu Vy gặp phải lại có
mối liên quan trực tiếp tới tôi, thậm chí cả Đường Nhã Kỳ cũng không tránh khỏi
liên lụy, đồng thời nó còn gây ra rất nhiều sự việc kì bí khác nữa.

Chiếc
đĩa sứ Thanh Hoa và mảnh gỗ rồng chắc chắn là có liên quan đến nhau và là manh
mối duy nhất liên quan đến bí ẩn ở địa cung. Tuy chúng tôi đã cố vắt óc liên kết
những sự việc bí ẩn với nhau, nhưng vẫn tuyệt nhiên không thể lần ra sợi dây
xuyên suốt để đưa ra lời giải thích hợp lí. Càng tìm hiểu càng thấy rối rắm.

Một
lúc sau, chúng tôi quay trở về ngôi biệt thự. Theo chỉ thị của cấp trên, hiện
giờ chúng tôi cần suy nghĩ để ghép nối mọi chuyện lại với nhau và kiên nhẫn đợi
đến ngày mười chín tháng Hai âm lịch để đến động Lão Mẫu ở Bắc Trấn.

Chị
Giai Tuệ có rất nhiều việc phải giải quyết ở Cục Cảnh sát, nên cách ba đến năm
ngày mới tới thăm chúng tôi một lần. Lão Ngũ cũng ở bên ngoài cả ngày, không mấy
khi chịu ngồi yên ở nhà, tôi thực sự không rõ lão đang bận rộn chuyện gì. Tôi ở
nhà cả ngày không biết làm gì, liền lôi bản phôtô của Giải kiện tập lục mà chị
Giai Tuệ đã phiên dịch cho tôi, càng đọc tôi càng thấy trong đó có rất nhiều điều
kì diệu mà trước đây ông nội vẫn chưa kịp dạy cho tôi.

Thời
gian trôi qua thật nhanh, chớp mắt một cái đã tới ngày mười bốn tháng Hai âm lịch.
Tối ngày hôm đó, Trưởng phòng Tư, Trần Đường và Tôn Ngọc Dương cùng tới thăm
chúng tôi. Sau khi ăn cơm xong, Trưởng phòng Tư mới thông báo, hai ngày nữa
chúng tôi sẽ lên đường tới Bắc Trấn, để bảo đảm an toàn, cấp trên đã quyết định
để chúng tôi đi bằng tàu hỏa, tới nơi sẽ có cảnh sát Bắc Trấn phối hợp bảo vệ.

Nghĩ
đến việc sắp quy vị được tấm Kiện bài để trở thành người mở khóa thực thụ, tôi
thấy vô cùng phấn khích, chỉ tiếc không mọc được cánh để bay tới đó ngay bây giờ.

Khi
mọi người đã về hết, Lão Ngũ kéo tôi và chị Giai Tuệ vào phòng. Lão lôi từ dưới
gầm giường ra một bọc vải, bên trong lại là chuỗi vòng Ô Kim, gương Dạ Minh, lưỡi
gươm mỏng và một vài thứ cổ quái khác mà tôi không biết tên.p>

Tôi
trợn tròn mắt ngạc nhiên vô cùng, những vật này không phải đã bị mất ở dưới
lòng địa cung rồi hay sao, tại sao chúng lại nằm trong tay Lão Ngũ?

Tôi
sực nghĩ rằng, có thể Lão Ngũ đã giấu chúng tôi để tới địa cung một lần nữa.

Thấy
chúng tôi vẫn ngơ ngác chưa hiểu gì, Lão Ngũ ngửa cổ cười ha hả, rồi nói rằng
gương Dạ Minh gồm có hai chiếc, ngày xưa sư phụ trao lại cho lão và em trai lão
là Hắc Lão Tam. Mấy ngày trước lão đã đến mượn em trai, lần đến động Lão Mẫu
này nhất định sẽ phải dùng đến.

Tôi
khẽ gật đầu, trong lòng tự nhủ, Lão Tam chắc chắn cũng là một nhân vật khá lợi
hại, nhưng vẫn thấy khó hiểu, tại sao Lão Ngũ lại rất ít khi nhắc đến ông ấy.


Bốn
giờ rưỡi chiều ngày hôm sau, Trưởng phòng Tư và mọi người đếu tiễn chúng tôi
lên chuyến tàu nhanh số hiệu 1171 xuất phát từ Cáp Nhĩ Tân, trước khi đi ông
còn dặn dò chúng tôi kĩ càng, phải hết sức cẩn thận, nhất định không được để xảy
ra sai sót không đáng có.


Tàu
vừa chuyển bánh không lâu, ngoài trời cũng tắt nắng và bắt đầu tối dần, mọi người
trên tàu lũ lượt kéo nhau đi ăn cơm tối, tôi cũng có cảm giác hơi đói, nên quyết
định đứng dậy đeo balô đi mua đồ ăn. Đúng lúc đó, từ đầu đằng kia có một người
đàn ông khoảng hơn năm mươi tuổi, mặc một chiếc áo khoác lông vũ màu xám đang
tiến tới phía chúng tôi, trên tay cầm một bát mì tôm đang bốc khói nghi ngút.

Người
đàn ông trọc đầu bước tới trước mặt chúng tôi, liền dừng bước, gương đôi mắt
nhìn chằm chằm vào Lão Ngũ, miệng hơi run run, thái độ rõ ràng là đang rất hốt
hoảng. Dừng lại một lúc, ông ta đặt vội bát mì lên bàn, đưa bàn tay trái ra trước
mặt, rồi chụm ba ngón tay trỏ, ngón tay giữa và ngón áp út của bàn tay phải lại,
sau đó gõ vào lòng bàn tay trái ba cái, tiếp tục úp lòng tay trái xuống rồi làm
tương tự như vừa xong.

Tôi
hết sức ngạc nhiên quan sát người đàn ông này, không hiểu nó có nghĩa là gì.
Lão Ngũ ngồi phịch xuống ghế, nở nụ cười khoái chí, đồng thời lão cũng làm những
động tác giống như vậy, chỉ có điều là năm ngón tay phải gõ vào lòng và mu bàn
tay trái năm cái.

Tôi
ngẩn người thắc mắc không hiểu hai người này đang làm cái trò gì. Nhưng chắc chắn
một điều là họ có quen biết nhau. Tôi đang định lên tiếng hỏi thì chị Giai Tuệ
đã dùng ánh mắt ra hiệu không được lên tiếng.

Người
đàn ông trọc đầu hơi khom người tiến về phía trước, khẽ cất tiếng:

-
Cách giới tử song sỗ nhỉ lãnh tương, phí nhẫm khởi gia tử tái liêu.

Nghe
thấy ông ta nói vậy, tôi cũng đã kịp thời phản ứng lại. Ngày trước ông nội cũng
đã dạy tôi ngôn ngữ của dân xã hội đen trong giới giang hồ, đại ý người đàn ông
đó nói rằng: “Hai đứa con gái đứng cạnh là người lạ, tìm một chỗ khác để nói
chuyện”. Từ sỗ nhi là cách gọi rất coi thường dành cho phái nữ, còn phái nam gọi
là ngưu nhi.

Lão
Ngũ lắc lắc đầu nói:

-
Đồng trường nhất thế, bả thủ bối cân miêu tử. - Có nghĩa là, chúng tôi đi cùng
nhau, toàn là đệ tử ruột.

Người
đàn ông ngớ ra một lúc, rồi mới chắp tay trước ngực chào tôi và chị Giai Tuệ,
quay sang hạ giọng nói với Lão Ngũ:

-
Lục Tam diện kiến Lão Ngũ, lão… lão đã ra từ khi nào ạ?

Lão
Ngũ e hèm một tiếng, rồi nói thầm thì vào tai người đàn ông điều gì đó. Người
kia gật gật đầu, rồi cũng tiến sát tới thì thầm to nhỏ vào tai Lão Ngũ.

Lão
Ngũ chăm chú lắng nghe, hai con ngươi cũng đảo liên tục, như đang suy tính điều
gì, sau đó lão mới khẽ gật đầu.

Tôi
ngó nghiêng sang hai bên, ngồi ở phía đối diện là một người đàn ông to béo, chừng
hơn ba mươi tuổi, tôi để ý từ lúc chúng tôi bước lên tàu, anh ta gục mặt lên
bàn ngủ say sưa, trên cổ đeo một chiếc dây chuyền vàng nặng trịch. Ngồi bên cạnh
là một thanh niên trẻ tuổi, đang cúi đầu say mê đọc một cuốn sách tên là Cố sự
hội.

Lục
Lão Tam khẽ gật đầu, rồi từ từ đứng thẳng lên, nhẹ nhàng cởi chiếc áo khoác bên
ngoài ra, vòng qua đầu tên béo đang ngủ. Sau đó, ông ta dùng chiếc áo khoác che
phía bên ngoài, vừa nhìn về phía Lão Ngũ vừa đưa cánh tay ra, thoáng chốc bàn
tay đã cầm gọn chiếc dây chuyền vàng. Tôi quay sang nhìn lại tên béo vẫn đang
ngủ ngon lành, nhưng trên cổ đã trống trơn.

Lão
Ngũ khẽ mỉm cười, gật gật đầu và nói:

-
Tay nghề khá lắm, hay đấy, hay đấy! - Nói rồi, lão chỉ bát mì tôm trên mặt bàn.
Người
đàn ông trọc đầu liếc sang, tay chân vặn vẹo vài cái rồi mặc lại chiếc áo lên
người. Lần này các động tác của ông lại rất chậm, chiếc áo vòng qua mặt bàn, dừng
lại năm sáu giây rồi mới từ từ khoác lên người.

Tôi
như bị thôi miên nhìn theo những động tác của người đàn ông này, bỗng nghe chị
Giai Tuệ hắng giọng ho khẽ vài tiếng, rồi nhìn thẳng vào bát mì trên bàn. Tôi
hoảng hốt phát hiện ra, lớp giấy bọc trên miệng bát mì đã biến mất, sợi mì và
nước mì cũng không cánh mà bay, chỉ còn bốc lên làn khói mỏng. Tôi há hốc miệng,
cảm thấy mọi việc đang diễn ra một cách hết sức thần kì, mà mắt thường không thể
nhìn thấy, bát mì đang bốc khói nghi ngút như thế, tại sao lại có thể biến mất
dễ dàng như vậy? Thế nhưng tôi cũng dần dần nhận ra, nhìn điệu bộ của hai người,
xem ra Lão Ngũ đang thử bản lĩnh của người đàn ông kia.

Lão
Ngũ vừa vuốt chỏm râu vừa lẩm bẩm, “hay đấy, hay đấy”. Rồi lão nắm lấy bàn tay
phải của người đàn ông kia, dùng bốn đầu ngón tay của mình gõ lên lòng và mu
bàn tay người đó bốn lần, sau đó vẫy vẫy tay, nói:

-
Đi đi!

Người
đàn ông có vẻ rất cảm động, ôm chặt lấy Lão Ngũ, giọng run run:

-
Cảm… cảm ơn Ngũ gia, Lục Tam tôi… Lục Tứ tôi sẽ chờ Ngũ gia tại động Lão Mẫu. -
Nói rồi, ông quay sang nhìn tôi và chị Giai Tuệ, khẽ gật đầu chào, rồi mới cầm
bát mì trống không đi qua.