Thiên Tỏa

Chương 28

Hứa
Liên Tăng cầm chiếc đĩa Dương Ám Bình Phanh Hoa Khẩu Ngũ Sắc Mĩ Nữ trong tay,
tiếp tục giải thích:

-
Kỹ thuật nung gốm sứ thời nhà Thanh đã đạt tới sự phát triển vượt bậc, do kế thừa
kĩ thuật tinh xảo từ thời nhà Minh, kết hợp với sự tiến bộ không ngừng nghỉ, những
nghệ nhân lúc bấy giờ đã sáng tạo ra loại sứ ghép và sứ lồng. Chiếc đĩa tôi
đang cầm chỉ là một ví dụ của loại sứ ghép. Đầu tiên là trải qua bốn công đoạn
nung khác nhau để nung thành hình bốn cô gái, sau đó mới khéo léo vẽ màu sắc
lên đó, rồi ghép lên mặt đĩa và cuối cùng nung lại một lần nữa để trở thành một
tác phẩm hoàn chỉnh. Trong đó phải sử dụng thành thạo những kĩ thuật vẽ tay như
âm dương, sáng tối; kĩ thuật nung gồm có bình, lập, tạp, xuyến… Vì vậy mới gọi
là Dương m Bình Phanh. Bốn cô gái trong lòng đĩa chính là tứ đại mĩ nhân của
Trung Quốc, từ trái qua phải lần lượt là: Điêu Thuyền, Tây Thi, Vương Chiêu
Quân và Dương Ngọc Hoàn (Dương Quý Phi).

Tôi
nghĩ thầm trong bụng, thì ra trông chị Giai Tuệ rất giống Điêu Thuyền, đúng là
một mĩ nhân.

Hứa
Liên Tăng say sưa kể, vật chúng tôi mang đến không gọi là khay, mà gọi là đĩa,
tất cả những khay tròn hạng cao cấp đều thống nhất gọi là đĩa; hơn nữa đây còn
là điển hình của loại sứ lồng. Loại này lại có quy trình ngược lại với loại sứ
ghép, đầu tiên là nung hoàn thiện phần đáy, sau đó mới tạo hình sơn thủy bên
trên, rồi tiếp tục nung phủ thêm một lớp vỏ bên ngoài. Do lớp sứ phủ bên ngoài
cực kì mỏng và trong suốt, nên ta có thể nhìn thấy rõ bức tranh sơn thủy phía
dưới, nên mới gọi là Dương Minh Gian Sáo Thanh Hoa Sơn Thủy Hoa Khẩu Điệp.

Nhắc
đến kỹ thuật lồng sứ, Hứa Liên Tăng còn nói thêm, sau khi đồ sứ đã thành hình,
thì phần kỹ thuật phủ lớp vỏ ngoài vô cùng khó, nhưng một khi đã phủ thành công
thì các lớp men sẽ dính kết lại với nhau vĩnh viễn, cho nên vào thời nhà Minh,
trong phương ngữ của Bắc Kinh có câu nói “chưa quen thì dần dần sẽ trở nên
khăng khít như sứ lồng” và nguồn gốc chính là từ đây ra.

Tôi
thật sự ngỡ ngàng, lẽ nào những kỹ thuật nung gốm sứ tinh xảo và thần kỳ như thế
từ thời cổ đại đã có rồi sao? Vậy tại sao từ trước đến nay tôi chưa từng được
nghe đến?

Thấy
chúng tôi ngơ ngác và liên tục đặt câu hỏi, Hứa Liên Tăng ngửa cổ cười sảng
khoái, rồi nói:

-
Đây đều là những bí mật trong nghề, người ngoài làm sao có thể biết được. - Ông
khẽ quay người sang, đầu ngón tay miết lên dòng chữ “Mặc Văn đường tạo”, đầu
liên tục gật gù, rồi xúc động thốt lên. - Cuối cùng cũng có người mang nó đến
cho ta thưởng thức, quả là một Mặc Văn đích thực!p>

Hứa
Liên Tăng nói như vậy chứng tỏ ông rất am hiểu ý nghĩ của bốn chữ “Mặc Văn đường
tạo”. Điều đó khiến chúng tôi càng thấy tò mò hơn, chị Giai Tuệ cũng sốt ruột
liên tục đặt câu hỏi.

Hứa
Liên Tăng cũng không giấu giếm gì, ông từ tốn kể lại cho chúng tôi nghe một câu
chuyện đậm màu sắc liêu trai. Thật không ngờ, bốn chữ “Mặc Văn đường tạo” lại cất
giữ trong nó một loại hình nghệ thuật thần bí cổ xưa đến như thế. Và cũng không
ngờ rằng, nhờ bốn chữ này mà tôi được gặp một cô gái trẻ rất xuất chúng, chúng
tôi đã cùng nhau tìm ra những bí mật kinh thiên động địa về sau này.
Hứa
Liên Tăng chậm rãi lần đầu ngón tay khắp mặt đĩa, nháy mắt rồi tiết lộ với
chúng tôi một bí mật kì lạ:

-
Mọi người không biết đấy thôi, lớp bên trong chính là hình xăm đấy!

Hình
xăm?! Tôi ngỡ ngàng, tưởng mình nghe nhầm, vội quay sang bên phía chị Giai Tuệ
và Lão Ngũ, khuôn mặt hai người cũng đang hết sức bất ngờ.

Hứa
Liên Tăng như sợ mọi người chưa hiểu, liền dùng động tác vẽ tay lên người, cố gắng
nói với giọng điệu nghiêm túc hơn:

-
Hình xăm, là hình xăm, mọi người có biết không?

Thấy
thần sắc và dáng vẻ của ông, tôi lờ mờ hiểu ra, bên trong chiếc đĩa nhỏ xíu
kia, chắc chắn có đặt một mảnh da người, nếu không thì sao lại gọi là hình xăm.
Tưởng tượng ra cảnh da thịt người được cấy vào chiếc đĩa, tôi thấy rùng cả
mình, vậy ai đã đặt mảnh da người đó vào đây?

Lão
Ngũ lắc đầu ra chiều không tin rồi chửi thề một câu:


-
Trùng thối, mi lẩn thẩn rồi hả? Nói năng phải nghĩ chứ? Mẹ kiếp!

Chị
Giai Tuệ cũng chau mày hỏi lại:

-
Lão tiền bối, cháu vẫn chưa hiểu lắm, tại sao trong đĩa sứ lại có cả da người?

Hứa
Liên Tăng cười khoái chí, ông xua tay, nói:

-
Đừng nóng, đừng nóng, nó chính là kỹ thuật khắc hình thật đấy! - Rồi ông kể,
cũng giống như những người phái Đạo môn hay như những cao nhân mở khóa phái Kiện
môn, những người chuyên xăm hình trong giới giang hồ cũng có một phái riêng gọi
là Mặc môn, hay còn gọi là Văn môn. Trong đó, kỹ thuật cao nhất trong Mặc môn
là trổ hình, nghệ thuật này không chỉ xăm hình trên cơ thể con người, mà còn có
thể xăm lên cả bề mặt của đồ vật. Trước đây người ta gọi là trổ hình, nhưng sau
này người ta lại đổi thành khắc hình. Qua những phán đoán của ông, bức tranh
phong cảnh sơn thủy trong lòng đĩa đã áp dụng nghệ thuật tinh xảo nhất của Mặc
môn chính là thuật khắc hình. Đặc biệt là với bốn chữ ở mặt sau “Mặc Văn đường
tạo”, thì chắc chắn điều này không thể nhầm được.

Tôi
nghe mà thấy hỗn độn khó hiểu. Xăm trổ thì tôi có thấy, nhưng thật không dám
tin trên đời này lại có một loại nghệ thuật xăm hình trên đồ gốm sứ.

Lão
Ngũ xoắn xít mấy sợi râu dưới cằm, rồi hoài nghi nói:

-
Mẹ kiếp, Mặc Văn! Ta đây cả đời tung hoành trong giới giang hồ tại sao cũng
chưa lần nào nghe thấy? Chuyện này mà không đúng, thì ta sẽ tính sổ với mi đấy!

Hứa
Liên Tăng không thèm đáp lại lời đe dọa trẻ con của Lão Ngũ mà vẫn từ tốn kể tiếp,
Mặc môn cũng chia làm hai phái lớn ở hai miền Bắc Nam là Nam Từ và Bắc Đường.
Do đặc thù và kỹ thuật khác nhau, vì đa phần người của giới Mặc môn đều là họa
sĩ hoặc thư pháp gia có tiếng tăm, lại thêm việc bị các phe phái khác đe dọa vì
thời bấy giờ việc xăm trổ vẫn bị coi là kiêng kị, nên rất ít người trong giới
giang hồ biết đến. Cuối thời nhà Thanh, nghe nói có một nghệ nhân tay nghề lão
luyện tên là Đường Vũ Lâm, xăm hình gì cũng sống động như thật. Lúc bấy giờ,
tri huyện Cảnh Đức trấn muốn tặng nhà vua một món quà, nên đã đích thân nhờ Đường
Vũ Lâm làm một chiếc ly khắc hình đôi rồng uốn lượn. Hình ảnh hai con rồng màu
xanh đậm dưới đáy chiếc ly sứ trắng, nếu đặt dưới ánh trăng rằm, thì quả thật
chẳng khác nào một đôi rồng thật đang vờn nhau. Chính vì thế nó được coi là tuyệt
tác của mọi tuyệt tác và luôn được cất giữ cẩn thận ở vườn Nguyên Minh. Sau này
liên quân Anh Pháp đã đổ bộ vào Bắc Kinh và đốt hết khu vườn này, chiếc ly quý
cũng bị chúng lấy mất đem về Hồ Lô cung tại Pháp.

Nghe
tới đây, chị Giai Tuệ bỗng cười khúc khích:
-
Là Lô Phù cung[2] chứ ạ.

[2]
Phiên âm tên cung điện Louvre của Pháp.

Hứa
Liên Tăng gật gật đầu, vừa xoa cằm vừa tiếp tục nói:

-
Gì thì cũng bị bọn Pháp cướp mất rồi, giờ không thấy tin tức gì về nó nữa. Thật
đáng tiếc!

Mặc
dù tôi không hiểu “Hồ Lô cung” và “Lô Phù cung” khác nhau ở điểm gì, nhưng bây
giờ tôi đã biết bức tranh sơn thủy này là được xăm trong đáy đĩa chứ không phải
vẽ tay như bình thường. Nhìn kĩ lại hơn thì cũng thật thần kì, bề mặt đĩa trơn
nhẵn như vậy mà không hề có một vết xước, chẳng lẽ những hình xăm đó lại được
khắc từ bên trong? Lại còn thêm chuyện Mặc môn cũng được phân thành hai dòng
Nam Bắc, xem ra lịch sử môn phái này cũng không khác gì Kiện môn chúng tôi.

Hứa
Liên Tăng nói tiếp, dù là sứ lồng, nhưng hai lớp trong và lớp ngoài đều được
nung lần lượt từng phần riêng biệt, bức tranh phong cảnh này có lẽ là được khắc
ở lớp trong, nếu như tách được lớp ngoài ra, chắc chắn sẽ biết được rất nhiều
bí mật khác. Chị Giai Tuệ liền gặng hỏi xem có cách nào để tách chúng ra không?

Ông
già họ Hứa suy nghĩ một lúc rồi rút từ ngực áo ra một vật mỏng dẹt màu trắng, rất
giống một mũi dao, trịnh trọng nói:

-
Đây là chiếc dao sứ được làm từ bạc trắng và đất sét, dùng gỗ bồ đề để nung đi
nung lại vài lần mới được, đây là vật dụng bắt buộc phải có của thợ sứ. Phàm những
vật cao cấp và quý hiếm như chiếc đĩa sứ này nhất định phải dùng vật dụng có
thuộc tính tương đồng thì mới có thể phán đoán và tìm hiểu ngọn nguồn bên
trong, thế nên người trong nghề mới có câu “dùng gốm sửa gốm, dùng sứ thử sứ”.
Chiếc dao sứ này là do tổ tiên ta để lại, cũng thuộc loại bảo bối vô giá nên có
lẽ bì được với chiếc đĩa này.

Tôi
tò mò đưa tay sờ thử lưỡi dao sứ, cảm thấy vô cùng mát lạnh, trơn mịn; lưỡi dao
mỏng tang, nhưng lại không dễ làm đứt tay.

Hứa
Liên Tăng nhấc chiếc đĩa lên, dùng chiếc dao sứ cào thật nhẹ nhàng. Những tiếng
lạo xạo liên tục phát ra từ lòng đĩa, đế đĩa, cho đến cả viền đĩa cánh hoa. Bỗng
nhiên, ông dừng tay rồi khẽ cười, ngón tay út chỉ vào mép giữa hai viền cánh
hoa:

-
Đây rồi, đây rồi, mắt khí đây rồi!

Thì
ra, mặc dù kỹ thuật sứ lồng tinh tế và sắc sảo như thế đi nữa nhưng khi hai lớp
sứ ép lại với nhau, rất khó tránh khỏi những bọt khí li ti; cho nên đồ sứ loại
này bắt buộc phải có mắt khí, rồi dùng sức lửa dồn hết bọt khí ra ngoài thì hai
lớp sứ mới hoàn toàn dính chặt vào nhau tạo thành một sản phẩm hoàn mĩ.

Hứa
Liên Tăng dựng đứng chiếc đĩa lên, dùng mũi dao xuyên thẳng vào vị trí mắt khí,
một lớp bột sứ mịn không ngừng rơi ra. Sau chừng ba đến năm phút, liền có một
tiếng “cách” khe khẽ, mũi dao đã khoét được một lỗ nhỏ bằng hạt vừng đúng tại vị
trí mắt khí. Ông già bỗng cười vang, rồi đưa chiếc đĩa sứ cho chúng tôi:

-
Việc của ta đến đây là xong, tiếp theo như thế nào là tùy vào mọi người đấy.

Lão
Ngũ đưa tay nhận lại chiếc đĩa, nheo mắt nhìn vào bên trong mắt khí một lát,
sau đó thì cáu kỉnh chuyển cho tôi:

-
Mẹ kiếp, tối thui thế này thì nhìn thấy gì. Lan Lan, mi thử nhìn xem!

Quả
thật mắt khí quá nhỏ, hơn nữa lại không trong suốt nên ánh sáng không vào được,
ngó nghiêng mãi cũng vẫn là một khoảng tối đen như mực. Tôi dừng lại suy nghĩ một
lúc rồi bước tới bên cửa sổ, đeo chiếc kính lúp chuyên dụng vào một bên mắt,
sau đó đặt một mảnh bạc trắng ở góc độ hợp lí nhất để lấy ánh sáng phản chiếu
vào bên trong mắt khí.

Vừa
ghé mắt nhìn vào mắt khí, tôi đã giật mình kêu lên đầy kinh ngạc, hóa ra trong
đó không khác gì một chiếc khóa đĩa siêu nhỏ cả.

Ánh
sáng khuếch tán với cường độ mạnh đã khiến lòng đĩa sáng bừng lên, giúp tôi
nhìn thấy rõ nét từng vòng móc, bánh răng hay ốc vít… nhưng chúng không phải
làm bằng kim loại thường thấy, mà hoàn toàn là sứ, ăn khớp với nhau, và được sắp
xếp vô cùng tinh vi, giống hệt một mê cung huyền bí. Thật sự không thể ngờ được
rằng người ta lại có thể tạo ra được một tầng khóa phức tạp đến thế trong mắt
khí của một chiếc đĩa sứ, loại hình sáng tạo này thực sự tôi chưa từng biết đến.

Chị
Giai Tuệ trong lúc chờ đợi tôi, liên tục đi qua đi lại phấn khích một cách khác
thường, Lão Ngũ còn tỏ ra rối trí hơn, lão cứ vân vê cằm và lẩm bẩm một mình:

-
Mở ra, mở ra, mau mở ra… bên trong đó nhất định có bảo bối. Hay, hay đấy!

Tôi
cầm chiếc đĩa, loay hoay một lúc mà vẫn chưa tìm ra điểm mấu chốt của chiếc
khóa. Ông nội tôi từng dạy rằng, nếu như toàn bộ ổ khóa cùng dùng một chất liệu
đồng nhất thì người ta gọi đó là khóa nhất khí. Chiếc đĩa sứ này được nung từ đất
nên phải áp dụng nguyên lí ngũ hành tương khắc thì mới mở được. Lúc ở dưới địa
cung, tôi đã từng dùng trâm Quý Phi để mở chiếc khóa Bá Vương có cấu tạo tương
tự như vậy, nhưng cái khóa này lại nằm gọn trong mắt khí chỉ to bằng hạt vừng
còn trâm Quý Phi lại quá to so với nó, tôi biết làm thế nào đây?

Thấy
tôi nói vậy, Lão Ngũ bèn đập mạnh vào tay ông bạn già Hứa Liên Tăng, ra lệnh:

-
Trùng thối, dùng dao tách hẳn chúng ra cho ta.

Tôi
lập tức lắc đầu phản đối, bởi cái khóa siêu bé đó có cấu tạo từ bốn mươi lăm sợi
dây sứ mảnh chăng qua những vòng móc, cứ chín sợi lại xâu thành một cụm, tổng cộng
cái khóa có năm cụm tất cả, với ý nghĩa “Cửu cung tung hoành, ngũ lôi thiên phạt”.
Nếu như cố dùng ngoại lực tác động để phá khóa thì những sợi dây kia sẽ lập tức
co rút lại và tự động phá vỡ kết cấu bên trong lõi đĩa.

Đang
trong lúc hoang mang, tôi chợt thấy chiếc dao sứ của Hứa Liên Tăng đang đặt
trên mặt bàn, một ý nghĩ vụt qua đầu, theo như lời ông già ấy vừa nói, dùng sứ
thử sứ, nếu như áp dụng nguyên tắc này thì…

Cát
bay! Tôi lập tức nghĩ tới thứ bảo bối nhỏ bé ấy. Cát bay và đất sét cùng thuộc
hành Thổ, hơn nữa nó lại rất nhỏ, nên có thể chui qua lỗ khí kia và tự do chuyển
động ở bên trong, nếu như kết hợp thêm sợi dây da lừa thì việc mở khóa không phải
là không thể làm được.

Tôi
kể tóm tắt ý tưởng của mình cho mọi người nghe, rồi lập tức lấy hạt cát bay
đang nằm gọn trong lỗ sẹo ở lòng bàn tay ra, nhẹ nhàng nhét nó vào lỗ khí. Tiếp
theo đó, tôi lấy ra một sợi dây da lừa ngắn và mảnh, một đầu nhét vào lỗ sẹo, đầu
còn lại gắn chặt vào hạt cát bay. Tôi khẽ khàng xòe bàn tay ra, từ từ ấn sợi
dây để đẩy hạt cát vào sâu bên trong.

Từ
cảm nhận truyền qua khớp xương, tôi phát hiện ra bên trong là một lõi khóa hình
tròn, với bốn mươi lăm sợi dây cuốn quanh tạo thành một mạng lưới, nên phải hết
sức thận trọng khi thao tác. Tôi lắc nhẹ sợi dây da lừa, khiến hạt cát chuyển động
cọ xát lên sợi dây sứ.

Hạt
cát không ngừng chuyển động sang phải sang trái rồi tăng tốc vun vút, không rõ
nó đã di chuyển được mấy nghìn vòng, chỉ nghe có tiếng lách cách không ngừng
phát ra. Bỗng nhiên, tôi cảm thấy đầu ngón tay khẽ rung nhẹ, từ trong lòng đĩa
cũng vọng ra một âm thanh khá lớn, có thể là do các bộ phận bên trong đã bắt đầu
thay đổi.

Thực
tình trong lòng cũng có chút hoang mang nên tôi không dám cầm chiếc đĩa trên
tay nữa, mà đặt nó ngay ngắn xuống mặt bàn. Những âm thanh kì lạ vẫn không ngừng
phát ra, chiếc đĩa sứ lúc này giống như một vật sống, mặc dù chuyển động không
rõ lắm, nhưng vẫn gõ xuống mặt bàn côm cốp.

-
Mẹ kiếp, không phải là nó sắp nổ đấy chứ? - Lão Ngũ lẩm bẩm một mình rồi lập tức
kéo tôi và chị Giai Tuệ lùi ra sau vài bước. Chúng tôi ai nấy đều rất căng thẳng,
mở to mắt nhìn chằm chằm vào chiếc đĩa sứ.

Khoảng
vài chục giây sau, chiếc đĩa bỗng dưng dừng lại, rồi ngay sau đó trên bề mặt
đĩa lập tức xuất hiện những đường ngang dọc chằng chịt như được phủ bằng lớp mạng
nhện. Những đường vân nhanh chóng tách ra, trông chúng hơi giống thủy tinh bị vỡ
vụn.

Lão
Ngũ bước tới gần, phủi sạch những mảnh vụn, rồi nhấc lên một mảnh sứ tròn ở giữa
lòng đĩa lên, bức tranh sơn thủy đúng là được khắc ở lớp bên trong. Lão đưa lên
nhìn kĩ hơn, lật qua lật lại một hồi rồi nói:

-
Mẹ kiếp, chẳng có gì ở đây cả. Hay đấy, hay đấy!

Mấy
người chúng tôi loay hoay một hồi lâu mà vẫn không tìm ra ý nghĩa của nó, đến cả
người sành đồ sứ như Hứa Liên Tăng cũng phải lắc đầu chào thua. Vậy bên trong
này chứa đựng bí mật gì? Có lẽ phải tìm đến người của Mặc môn mới biết được điều
này.

Chị
Giai Tuệ quan sát một lúc lâu rồi lên tiếng phán đoán:

-
Đế đĩa sứ có khắc chữ “Tạo”, rõ ràng là cố tình phạm húy hoàng đế Nỗ Nhĩ Cáp
Xích, nhưng phần lòng đĩa lại khắc tranh sơn thủy, trong động dưới lòng địa
cung lại có kênh Thiết Trân, hơn nữa vua Thuận Trị lại bị một sợi dây da lừa xiết
cổ, hay là…

Lão
Ngũ vỗ mạnh vào đùi, cất giọng sang sảng tiếp lời:

-
Không cần nói nữa, ta hiểu rồi! Người phái Đạo môn đào kênh Thiết Trân, người
phái Kiện môn xiết cổ nhà vua, Văn thân thì đánh tráo bảo bối trong hộp khóa
tuyệt môn lục bát thuật. Xem ra chúng đã tụ thành một bang hòng tạo phản… - Dừng
lại một lúc, lão đột ngột đứng phắt dậy, quay về phía chị Giai Tuệ rồi chắp hai
tay trước ngực, vừa nói vừa cười khoái chí, - Giai Tuệ à, tam môn phái Đạo môn,
Kiện môn và Mặc môn chúng ta đã hợp sức đánh bại tổ tiên của mi, lại còn lấy cắp
quốc bảo nữa chứ. Lão già này thay mặt tổ tiên tạ lễ với mi. Ha ha ha… Hay đấy,
hay đấy!

Lão
Ngũ rõ ràng là đang đùa chị Giai Tuệ nên chị cũng chỉ vui vẻ cười theo, nhưng mắt
vẫn nhìn xoáy vào chiếc đĩa sứ, đôi mày hơi chau lại như đang suy nghĩ mông
lung điều gì đó.
Chuyến
đi đến trấn Cảnh Đức tuy chưa tìm ra bí mật của chiếc đĩa sứ, nhưng dù sao
chúng tôi cũng đã nắm trong tay những thông tin cần thiết để tiếp tục lần theo
dấu vết. Chúng tôi nghỉ lại nhà “Trùng thối” Hứa Liên Tăng đêm hôm đó, đến sáng
sớm hôm sau, lập tức trở về Nam Xương. Chị Giai Tuệ hoàn lại súng và xe cho Sở
cảnh sát rồi không muốn mất thêm thời gian, ngay chiều hôm đó chúng tôi đã đáp
chuyến bay sớm nhất trở về Thẩm Dương.

Trưởng
phòng Tư và mọi người đã đợi sẵn chúng tôi tại phòng, ông hỏi han chúng tôi vài
câu rồi kéo chị Giai Tuệ tới nói thầm to nhỏ gì đó. Tôi quan sát thấy chị không

ngừng gật gật đầu, sắc mặt hết sức nghiêm trọng. Trong bụng có chút tò mò,
nhưng tôi không tiện hỏi giữa lúc đông người. Sau đó Tôn Ngọc Dương đưa tôi và
Lão Ngũ trở về căn biệt thự kia, Trưởng phòng Tư và chị Giai Tuệ gấp gáp ra đi.

Chiều
hôm sau, chị Giai Tuệ tới tìm chúng tôi, nói rằng theo quyết định của cấp trên,
tôi sẽ tới học tại Học viện Cảnh sát Yên Sơn.

Tôi
không khỏi ngỡ ngàng, không phải tôi là trường hợp được đặc cách hay sao, vì
sao vẫn phải đi học? Tôi ngập ngừng hỏi lại chị:

-
Em không học đâu, có phải mọi người không cần em nữa, đúng không?

Lão
Ngũ cũng chêm vào:

-
Mẹ kiếp, đây có phải là cuộc thi tìm kiến tài năng đâu, việc gì phải phức tạp
hóa thế?

Chị
Giai Tuệ mỉm cười trấn an tôi và nói rằng, hiện nay theo quy định hiện hành của
luật công nhân viên chức thì bắt buộc phải thi tuyển, dù tôi có là trường hợp
được đặc cách chăng nữa thì cũng phải tới Học viện Cảnh sát để tham gia huấn
luyện, học hỏi những kiến thức và nghiệp vụ mới, như vậy sau này mới trở thành
một cảnh sát giỏi được. Hơn nữa, hôm qua Trưởng phòng Tư cũng nói với chị rằng,
tại Thiết Lĩnh đang có một vụ trọng án, nên cấp trên cử chị lập tức tới đó tiến
hành điều tra. Còn chuyện về Cố Cung, tạm thời dừng lại một thời gian, vì trước
mắt cũng phải tìm người của phái Mặc môn thì mới rõ được bí mật giấu trong lòng
đĩa sứ.

Tôi
không biết nhiều về Thiết Lĩnh, chỉ biết rằng đó là quê hương của Triệu Bổn
Sơn[3], và là một thành phố tương đối lớn thuộc tỉnh Liêu Ninh. Khi đó, tôi
cũng không hiểu ở đó đã xảy ra vụ án gì, mãi về sau tôi mới biết, ở Thiết Lĩnh
đã xảy ra một vụ bê bối rất lớn, rất nhiều người dính líu đến đường dây vụ án,
thế nhưng giờ những chuyện đó đã đi vào dĩ vãng.

[3]
Tên một đạo diễn kiêm diễn viên hài nổi tiếng của Trung Quốc.


Trong
thời gian chị Giai Tuệ đi Thiết Lĩnh phá án, tôi phải tới Học viện Cảnh sát Yên
Sơn học, Lão Ngũ đã được mãn hạn tù, nên lão vẫn ở lại ngôi biệt thự để đợi hai
chị em tôi trở về. Nghĩ đến việc phải chia tay hai người ấy, tôi thấy lưu luyến
vô cùng, nhưng cũng không thể làm khác được.

Dưới
sự thu xếp của Cục Cảnh sát tỉnh Liêu Ninh, tôi được chuyển thẳng tới Học viện
Yên Sơn để tham gia lớp đào tạo cảnh sát. Năm 2009, cả hệ thống cảnh sát tỉnh
chỉ tuyển có ba trăm hai mươi sáu học viên, và tôi là trường hợp duy nhất được
tuyển thẳng không phải thi. Bao nhiêu năm không đi học, giờ quay lại với việc học
hành khiến tôi có cảm giác rất mới mẻ, nhưng chỉ trong thời gian đầu thôi chứ nếu
kéo dài mãi thì cũng thật ngán ngẩm. Ngày nào cũng thế, không lên lớp thì lại
ra thao trường, cứ nhìn thấy mấy quyển sách luật dày cộp là tôi lại thấy mắt
díp cả lại, nhưng nghĩ đến lời dặn dò của chị Giai Tuệ tôi lại cắn răng ôn luyện.
Có duy nhất một điều khiến tôi thích thú là chiều thứ năm hàng tuần, chúng tôi
đều được tập bắn súng. Ước mơ trở thành một nữ cảnh sát oai hùng như chị Giai
Tuệ khiến tôi càng có thêm động lực để dồn sức cho bộ môn này, vì vậy tôi thường
xuyên đạt điểm cao nhất trong môn bắn súng.

Thời
gian ở trong học viện, tôi cũng kết bạn với một vài người, khi biết tôi được đặc
cách tuyển thẳng, thậm chí còn có sẵn một vị trí trong Cục Cảnh sát tỉnh, họ đều
tỏ ra ngưỡng mộ và ghen tị, thường xuyên thì thầm sau lưng tôi là con ông nọ bà
kia chạy vào trường. Thấy vậy, tôi cũng chẳng thèm giải thích, vì dù sao lương
tâm tôi trong sạch, lại có cống hiến to lớn cho đất nước.

Tháng
Mười một năm đó, tôi tốt nghiệp học viện cảnh sát một cách thuận lợi, rồi được
điều về công tác tại phòng cảnh sát điều tra và nhận luôn hàm bậc ba với số hiệu
là 664623. Mặc trên người bộ cảnh phục, tôi đưa tay mân mê chiếc huy hiệu sáng
lấp lánh, lòng chợt se lại, nếu như ông được nhìn thấy tôi trong bộ cảnh phục
này, thì ông sẽ hạnh phúc biết nhường nào. Nhưng giờ này ông đang ở đâu?

Không
lâu sau đó, chị Giai Tuệ từ Thiết Lĩnh trở về, người gầy rộc đi trông thấy,
nhưng đôi mắt vẫn hừng hực khí thế. Tôi sốt ruột hỏi chị ở đó đã xảy ra vụ án
gì, nhưng chị chỉ cười và nói rằng đó là một vụ án vô cùng phức tạp, hiện nay vẫn
đang trong quá trình điều tra nước rút, nhưng nhiệm vụ của chị đã hoàn thành
nên được về trước. Sau đó chị đưa tôi đi lấy chiếc hộp càn khôn gửi ở ngân hàng
một năm về trước.

Tôi
ôm chặt chiếc hộp trong lòng, nhớ như in những lời dặn dò của ông nội, sau này
tôi có đạt được cấp Thiên giới hay không còn phải dựa vào cơ duyên của tạo hóa.
Tôi ngẫm thấy khả năng của mình hiện giờ đã tiến bộ vượt bậc, nên cũng muốn thử
một phen xem sao.

Đêm
hôm đó, sau khi ăn cơm xong, dưới ánh mắt quan sát của Lão Ngũ và chị Giai Tuệ,
tôi hạ quyết tâm mở chiếc hộp gỗ bí ẩn đó ra.

Chiếc
hộp gỗ thuộc dạng kết cấu khảm, bên ngoài là lớp gỗ màu đỏ, bên trong lại là lớp
kim loại, chúng được gắn kết với nhau bằng những đinh móc bằng đồng tại ba mươi
sáu điểm đối xứng. Chiếc đinh tại vị trí chính giữa mặt gỗ phía trên gọi là Định
tâm cầu, nối trực tiếp vào ốc vít của chiếc hộp kim loại bên trong, nên bắt buộc
phải dựa vào số vòng ren của ốc vít để tiến hành tháo gỡ.