Langdon và Vittoria chạy như bay ra khoảng sân trước cửa Nhà mái vòm bí mật. Không khí trong lành ùa mạnh vào hai lá phổi Langdon. Cảm giác hoa mắt nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, cảm giác tội lỗi thì không. Anh vừa đồng loã với hành động lấy cắp một thứ tài sản vô giá vốn được bảo vệ trong những vòm kính tốt nhất trên thế giới. Giáo chủ Thị thần vừa mới nói ban nãy, ta hoàn toàn tin tưởng ở con.
Nhanh chân lên. – Vittoria vừa nói vừa đi như chạy qua Via Borgia để về văn phòng của Tổng Tư l id=”filepos532485″>nh Olivetti, tay vẫn cầm tờ giấy.
Nếu không khí ẩm bám vào tờ giấy nến đó thì…
Bình tĩnh nào. Khi nào giải mã xong, chúng ta sẽ trả tờ giấy thiêng số 5 này về vòm kính ngay lập tức.
Langdon sải bước thật nhanh để theo cho kịp. Vượt qua cảm giác tội lỗi, anh vẫn thấy vô cùng kinh ngạc về những thông tin vừa có được. Hoá ra John Milton là thành viên của hội Illuminati. Chính ông ấy đã sáng tác bài thơ trong trang sách thiêng số 5 của Galileo mà Vatican không hề hay biết.
Đi hết khoảng sân rộng, Vittoria đưa cho Langdon tờ giấy.
Có chắc là anh sẽ giải mã được bài thơ này không? Hay chúng ta vừa mất toi mấy nơ-ron thần kinh trong cái vòm kính ấy rồi?
Langdon cẩn thận đón lấy tờ giấy rồi nhanh chóng đút vào túi áo khoác rộng nhất của mình, để tránh ánh mặt trời và hơi ẩm.
Tôi giải mã xong rồi.
Vittoria dừng phắt lại:
– Anh làm sao?
Langdon vẫn đi tiếp. Vittoria hối hả bước theo:
– Anh mới đọc có một lần mà! Tôi tưởng giải mã phải kỳ công lắm chứ!
Langdon biết cô gái nói không sai, nhưng chỉ đọc một lần duy nhất là anh đã giải mã segno được ngay. Một khổ thơ viết theo nhịp Iambic vô cùng hoàn hảo, và bàn thờ đầu tiên của khoa học đã hiện ra rõ mồn một. Thật lòng mà nói thì thành công quá dễ dàng này khiến Langdon cảm thấy hơi bất ổn. Từ bé anh đã được giáo dục đức tính chăm chỉ lao động của người Thanh giáo.
Trong tâm trí anh vẫn còn vang lên câu cách ngôn vùng New England mà cha anh rất hay đọc: Không khó khăn gian khổ mà vẫn đạt được tức là đã sai đường. Hi vọng câu nói này không phải lúc nào cũng đúng.
Tôi đã giải mã xong. – Anh vừa nói vừa rảo bước. -Tôi biết vụ hành quyết đầu tiên sẽ diễn ra ở đâu. Chúng ta phải cảnh báo cho Olivetti ngay lập tức.
Vittoria gạn hỏi:
Làm thế nào mà anh biết ngay được thế? Cho tôi xem lại tờ giấy cái nào? – Cô gái nhanh nhẹn thò cánh tay mềm mại vào túi áo của Langdon rồi lôi tờ giấy ra ngoài.
Cẩn thận! Đừng có… – Langdon phản ứng.
Vittoria mặc kệ. Tay mở rộng tờ giấy, cô nhẹ nhàng bước đi bên anh, cố tận dụng ánh sáng để xem cho kỹ. Cô gái bắt đầu ngâm nga đọc, Langdon giơ tay định lấy lại tờ giấy, nhưng lập tức bị cuốn hút bởi chất giọng trầm trầm êm ái đến không ngờ của Vittoria.
Trong thoáng chốc, những vần điệu nhịp nhàng như đưa Langdon ngược về khứ… tưởng chừng như mình trở thành người cùng thời với Galileo, và đang nghe bài thơ lần đầu trong đời. biết rằng đây là một bước kiểm tra, là sơ đố, là đầu mối dẫn đến những bàn thờ khoa học… bốn cột mốc đánh dấu con đường. bí mật xuyên qua thành Rome.
Những vần thơ đang được ngân lên từ đôi môi của Vittoria: Từ nấm mồ trần tục của Santi, lăng mộ hang quỷ Nguyên tố huyền bí hiển nhiên khắp thành Rome
Con đường ánh sáng, thử thách linh thiêng Thiên thần dẫn lối trên hành trình cao cả.
Vittoria đọc bài thơ hai lần, như thể muốn để cho những câu chữ kia tự ngân vang trong tĩnh lặng.
Từ nấm mồ trần tục của Santi, lăng mộ hang quỷ Nguyên tố huyền bí hiển nhiên khắp thành Rome
Nguyên tố huyền bí. Rõ quá rồi. Đất, Khí, Lửa, Gió. Các thành tố của khoa học, bốn mốc chỉ đường của hội Illuminati được nguỵ trang thành những tượng đài tôn giáo.
Mốc đầu tiên dường như là lăng mộ của Santi. – Vittoria nói. Langdon mỉm cười:
Tôi đã bảo là không đến nỗi quá khó mà lại!
Santi là ai? – Vittoria hào hứng hỏi. – Và mộ của ông ấy nằm ở đâu?
Langdon cười một mình. Thật lạ, rất ít người biết đến Santi, họ của một trong những nghệ sĩ Phục Hưng nổi tiếng nhất. Tên riêng của ông thì cả thế giới đều biết đến… mới 25 tuổi, người nghệ sĩ có tài năng thiên bầm này đã được Giáo hoàng Julius đệ nhị tin cậy, và đến khi từ giã cõi đời ở tuổi 38, ông đã để lại cho hậu thế một di sản độc nhất vô nhị gồm những bức hoạ tuyệt tác trên tường. Santi là một vĩ nhân trong giới nghệ sĩ, và chỉ những nhân vật thật tầm cỡ mới được biết đến bằng tên riêng:
Napoleon, Galileo, Jesus… và dĩ nhiên là những vị á thánh mà tên tuổi luôn được nhắc đến trong khuôn viên đại học Harvard như Sting, Madonna, Jewel, và cả một nghệ sĩ vốn tên là Prince, sau đổi thành XXX – biểu tượng mà Langdon đặt tên là
“Hình chữ thập chìa khoá lưỡng tính”.
Langdon nói:
Santi là họ của nghệ sĩ Phục Hưng bậc thầy Raphael. Vittoria có vẻ ngạc nhiên:
Raphael à? Có thật là Raphael không?
Không thể có người nào khác. – Langdon tiếp tục sải bước về phía văn phòng của đội lính gác Thuỵ Sĩ.
Tức là con đường bắt đầu từ lăng mộ của Raphael à?
Hoàn toàn hợp lý. – Langdon vẫn bước tiếp. – Hội Illuminati vẫn thường coi các hoạ sĩ và nghệ sĩ điêu khắc vĩ đại là những thành viên danh dự của phong trào Khai sáng. Rất có thể họ đã chọn lăng mộ của Raphael như một cách để tôn vinh người nghệ sĩ này.
Langdon còn biết rằng, cũng giống như nhiều nghệ sĩ bậc thầy khác, Raphael đã từng bị nghi ngờ có liên quan đến chủ nghĩa vô thần.
Vittoria cẩn thận trả tờ giấy vào trong túi áo khoác của Langdon.
Raphael được chôn cất ở đâu? Langdon hít một hơi thật sâu:
Nghe có vẻ khó tin, nhưng ông ấy được an táng trong điện Pantheon. Vittoria hoài nghi:
Điện Pantheon à?
Raphael được chôn cất lại điện Pantheon.
Quả thật Langdon hơi thất vọng, không ngờ điểm đầu tiên của con đường ánh sáng lại chính là điện Pantheon. Anh những tưởng bàn thờ số một của khoa học phải là một nơi nào đó yên tĩnh, khác hẳn các nhà thờ, nó phải là một nơi nào đó rất thanh tịnh. Ngay từ thế kỷ XVII, điện Pantheon được thiết kế với một mái vòm cực lớn có lỗ ở giữa, đã trở thành một trong những địa danh nổi tiếng nhất ở thành Rome.
Mà Pantheon có phải là nhà thờ không nhỉ? – Vittoria thắc mắc.
Nhà thờ Thiên Chúa cổ kính nhất ở Rome đấy.
Anh có thực sự tin rằng vị Hồng y Giáo chủ đầu tiên sẽ bị hành quyết ở điện Pantheon không? Đó đâu phải là một trong những điểm du lịch đông đúc nhất ở Rome.
Langdon nhún vai:
Illuminati đã tuyên bố là họ muốn cả thế giới phải trông thấy. Hành quyết một vị Hồng y Giáo chủ ở Pantheon thì dĩ nhiên sẽ gây chú ý rồi.
Nhưng làm gì có kẻ nào dám táo tợn giết người ở điện Pantheon rồi tẩu thoát trót lọt được cơ chứ? Không thể có chuyện đó.
Không thể giống như việc bắt cóc bốn vị Hồng y Giáo chủ ngay tại Vatican chứ gì? Bài thơ này đã nêu chính xác địa điểm đó.
Và anh tin chắc là Raphael được an táng tại Pantheon à?
Tôi đã trông thấy mộ của ông ấy nhiều lần rồi.
Mấy giờ rồi? Langdon xem đồng hồ:
7 giờ 30 phút.
Điện Pantheon có xa không?
Khoảng độ một dặm. Còn kịp.
Bài thơ nói đến nấm mồ trần tục của Santi. Anh nghĩ xem còn có ý nghĩa gì khác nữa không?
Langdon phăm phăm băng qua khoảng sân rộng của thánh đường Sentinel:
Trần lục à? Thực ra thì khắp thành Rome chẳng có nơi nào trần tục hơn điện Pantheon. Cái tên của nó bắt nguồn từ tên của một giáo phái vốn vẫn tiến hành các nghi lễ của họ tại đó: Pantheism, họ thờ tất cả các thần, đặc biệt là Mẹ Đất.
Hồi còn học kiến trúc ở trường đại học, Langdon đã vô cùng kinh ngạc khi biết rằng kích thước của gian chính trong cung điện này liên quan đến nữ thần đất Gaia. Kích thước chính xác đến mức mái vòm hình cầu khống lồ vừa khít với cung điện, không lệch một li.
Được rồi. – Vittoria nói, có vẻ đã bị thuyết phục. – Thế còn cái hang quỷ? Từ nấm mồ trần tục của Santi, lăng mộ hang quỷ?
Về điều này thì Langdon không được rõ lắm.
Rất có thể hang quỷ chính là oculus, – anh phỏng đoán – Là cái giếng trời hình tròn nổi tiếng trên mái điện Pantheon.
Nhưng đấy là nhà thờ cơ mà. – Vittoria vừa nói vừa bước thoăn thoắt. – Sao họ lại gọi nó là hang quỷ?
Chính bản thân Langdon cũng đã đắn đo về chi tiết này. Anh chưa bao giờ nghe nói tới cái tên hang quỷ, nhưng đã từng đọc một bài luận viết từ thế kỷ thứ VI, nội dung của nó lúc này bỗng trở nên thích hợp kỳ lạ. Thiên tài Bede đã từng viết rằng cái lỗ tròn trên mái điện Pantheon là do một con quỷ đã đục ra để thoát khỏi toà nhà sau khi được đức thánh cha Baniface đệ tử phong thánh.
Tại sao hội Illuminati lại dùng cái tên Santi trong khi hoạ sĩ này nổi tiếng khắp nơi với cái tên Raphael? – Vittoria hỏi khi hai người đi đến một khoảng sân nhỏ.
Cô hỏi nhiều thật đấy.
Cha tôi vẫn thường bảo thế.
Có thể là vì hai lí do. Thứ nhất, Raphael có quá nhiều âm tiết, và không hợp với nhịp thơ Iambic.
Có vẻ hơi suy diễn.
Thôi được, rất có thể dùng tên “Santi” là để cho đầu mối trở nên khó hiểu hơn, để đảm bảo rằng chỉ có người của phong trào Khai sáng mới hiểu được.
Cách giải thích này cũng không thuyết phục được Vittoria:
Chắc chắn cả cái tên Santi cũng rất nổi tiếng khi Raphael còn sống.
Không nổi tiếng mới hay chứ. Phải rất danh giá mới được gọi bằng tên riêng. Raphael không thích người ta nhắc đến họ của mình, giống hệt các ca sĩ nhạc pop thời nay. Như Madonna chẳng hạn, cô ta có bao giờ dùng cái họ Ciccone của mình đâu.
Vittoria có vẻ khoái trá:
Hoá ra anh biết họ của Madonna.
Langdon hơi ngượng. Khi phải chung sống với 10.000 đứa trẻ vị thành niên, đầu óc con người ta rất dễ trở thành một mớ hổ lốn.
Khi Langdon và Vittoria đang vượt qua cánh cổng cuối cùng để vào Văn phòng của đội lính gác Thuỵ Sĩ thì họ bất thần bị chặn lại.
– Fennatevi!(1) Tiếng hô dõng dạc vang lên ngay sau lưng họ.
Langdon và Vittoria quay lại, một khẩu súng trường đang chĩa thẳng vào cả hai.
Attento(2)! – Vittoria vừa lùi lại vừa thét lên. – Cẩn thận…
Non spostatevi(3) – Người lính gác ngắt lời, lách cách lên cò súng.
Soldato(4)! – Từ bên kia khoảng sân có người lên tiếng. Olivetti xuất hiện trước cửa trung tâm an ninh. – Để họ vào!
Người lính gác có vẻ bối rối:
Ma, Signore, è una donna…
Cho vào! – Olivetti quát.
Signore, non posso(5)…
Ngay lập tức! Anh vừa được lệnh mới rồi đấy. Hai phút nữa đại tá Rocher sẽ thông báo tình hình với cả đội. Chúng ta phải tổ chức truy lùng.
Với vẻ bối rối, người lính gác sải bước vào trung tâm an ninh. Olivetti từ từ tiến lại bên Langdon và Vittoria, vẻ rất nóng nảy:
Vào tận Nhà mái vòm bí mật của chúng tôi cơ à? Tôi muốn có một lời giải thích.
Chúng tôi có một tin tốt đây. – Langdon đáp.
Còn chưa biết có tốt thật hay không.
Chú thích:
(1) Fennatevi: Đứng lại.
(2) Attento: Cấn thận.
(3) Non spostatevi: Đứng im.
(4) Soldato: Người lính.
(5) Signore, non posso: Thưa ngài, không thể…