Một đội sĩ quan Đức trẻ tuổi, theo sau đoàn quân nhạc, nghiêm chỉnh bước lên thang hạm tầu, nhanh nhẹn tiến vào chiến hạm “Bismac” là chiến hạm lớn nhất hiện đại nhất đầu những năm 40 thế kỷ XX trên thế giới. Trên tàu trang bị tám khẩu đại bác lớn, 12 khẩu hỏa pháo, 44 khẩu cao xạ pháo. Cả tầu có hơn 2000 sĩ quan binh lính. Các sĩ quan trẻ tuổi tới boong đuôi tầu, chào vị trưởng quan duyệt đội ngũ họ - tư lệnh hạm đội hải quân Lukin và hạm trưởng Linđơman. Lukin vẻ mặt oai nghiêm, bước tới máy phóng thanh nói.
- Hỡi các sĩ quan trẻ tuổi, tôi nhiệt liệt hoan nghênh các bạn. Các bạn đã được bộ thống soái tối cao chọn lọc đặc biệt cử tới đây tham dự trận chiến đấu này. Các bạn đã bước lên chiến hạm kiểu mới nhất, hùng mạnh nhất, các bạn sẽ được trải qua những ngày tháng đầy mạo hiểm. Quân thù của chúng ta, hải quân nước Anh không có bất cứ chiến hạm nào địch nổi chúng ta, cũng không có bất cứ chiến hạm cỡ lớn nào có thể thoát khỏi được họng súng của chúng ta! Chỉ cần tầu “Bismac” xuất hiện trên Đại Tây Dương, thì tất cả mọi việc chuyên chở của nước Anh sẽ bị chấm dứt ngay, người Anh đang bị đánh cho tơi bời bằng chiến tranh chớp nhoáng sẽ bị dồn vào chỗ chết trên hòn đảo đơn độc.
Các sĩ quan trẻ tuổi say sưa lắng nghe. Lukin cuối cùng cất cao giọng nói:
- Mục tiêu sắp tiến tới của chúng ta là Đại Tây Dương. Trước đây không lâu, hạm đôi của chúng ta đã đánh chìm tại đấy tầu buôn 25 vạn tấn của nước Anh, 25 vạn tấn thôi!...
Hiện nay mục tiêu của chúng ta là 200 vạn tấn. Sau khi quay về các bạn có thể với tư cách của những người tận mắt nhìn thấy, tuyên truyền rộng rãi thắng lợi huy hoàng mà hải quân Đức, đã giành được…
Trong tiếng hoan hô cuồng nhiệt, Lukin kết thúc buổi nói chuyện. Tầu “Bismác” từ từ tiến ra biển. Cùng ra đi với tầu “Bismác” còn có tầu “Hoàng thân Eugen” và 11 chiếc tàu buôn.
Mấy hôm sau, tại bộ Hải quân Anh ở Luân Đôn nhận được một lá thư bình thường gửi từ Gơđinia, thời gian là ngày 22 tháng 5 năm 1941. Đây là thư mật của nhân viên tình báo Anh. Thiếu tướng Hải quân đọc rất kỹ lá thư, luôn phải tra tìm gốc mật mã, cuối cùng báo cáo với Thượng tướng Hải quân:
- Tầu “Bismác” đã ra khơi! Nó đang tiến lên phía Bắc, sắp sửa qua eo biển Đan Mạch tiến vào Đại Tây Dương...
Thượng tướng hải quân trầm ngâm một lát, hãy cứ để tầu “Hut” và tầu “Hoàng thân Oensơ” lập tức ra khơi, đánh chặn tầu “Bismac”.
- Thưa ngài, phải chăng lại để một “Bà lão” và một “Chú bé con” đi đánh hay sao? Thiếu tướng Hải quân hỏi lại.
- Chỉ mong “Bà lão” là “Bà lão dũng mãnh” giỏi trận mạc, còn “Chú bé con” sẽ trưởng thành lên trong chiến đấu. Thượng tướng Hải quân trả lời.
Thượng tướng Hải quân tuy nói vậy, nhưng trong lòng ông biết rõ, tầu “Hut” là chiến hạm đã quá già rồi, nhiều hơn tầu “Bismác” vừa đúng 20 tuổi. Con tàu “Hoàng thân Oenxơ” lại quá non trẻ, đóng xong chưa đầy một tháng, thuỷ thủ chưa kịp hoàn thành việc huấn luyện, ngay cả những khiếm khuyết về vũ khí trên tàu còn chưa kịp giải quyết. Nhưng, trước mắt chưa điều động kịp chiến hạm khác, đánh chặn “Bismác” đành phải dựa vào một già một trẻ này thôi.
Ngày hôm ấy, tầu “Hut” và tầu “Hoàng thân Oenxơ” rẽ sóng ra khơi. Nào ngờ, vào hoàng hôn hôm sau, đài phát thanh Béclin Đức đã dương dương đắc ý đọc một bản tin dài:
- Hỡi các công dân Đức, chúng tôi tạm ngừng chương trình đã dự định báo với các vị một tin mới lạ bất ngờ: Chiến hạm của chúng ta đã giành chiến thắng quan trọng trên Đại Tây Dương, tuần dương hạm “Hut” niềm tự hào của Hải quân Anh, đã bị hỏa lực hùng mạnh của tàu “Bismác” đánh chìm. Một chiến hạm Anh khác bị trúng đạn nhiều nơi, cũng sẽ đi theo vết chân của tầu “Hut”, chìm xuống biển nhiều băng trôi ở eo biển Đan Mạch thôi. Vậy là nhiều lính thuỷ Anh đã phục tùng mệnh lệnh của Sơcsin và tập đoàn . Do Thái của ông ta mà bỏ mạng vô ích. Hãy gửi tới Nguyên thủ chúng ta lời chúc mừng chân thành. Vì chỉ có ông mới khiến chúng ta có khả năng giành thắng lợi. Một dân tộc, một quốc gia, một lãnh tụ! . . .
Tin tức nhanh chóng truyền tới mọi gia đình nước Đức, và cũng nhanh chóng truyền tới các nơi trên thế giới.
Trên đường phố Luân Đôn bị máy bay địch phá hoại, một bà mẹ đã có tuổi, xách túi mua đồ bước đi chậm chạp trên phố. Bỗng bà nhìn thấy dòng tít lớn của một sạp bán báo sao lại trên báo, viết trên biển quảng cáo:
“Tầu “Hut” - đắm rồi!”
Bà mẹ dừng lại mắt trân trân nhìn, đứng sững người. Bà lặng lẽ cúi đầu, mắt đẫm lệ. . .
- Bà ơi, bà thấy khó ở sao? Một người cảnh sát hỏi bà.
- Không… tôi, tôi khoẻ. . . Bà mẹ đứng thẳng lên, lau nước mắt, khẽ trả lời.
Bà mẹ trở về căn nhà đã bị bom phá sập, từ khung kính trên bàn lấy ra tấm ảnh một người lính thuỷ, đấy là tấm ảnh đứa con trai đang làm nghĩa vụ trên tầu “Hut”. Bà mẹ áp tấm ảnh vào ngực, cúi đầu khóc.
Nhưng, cũng vào thời điểm ấy, trên tầu “Bismác” tư lệnh hải quân Đức Lukin đang tiến hành lễ trao huân chương trong tiếng hoan hô “Thắng lợi muôn năm”
- Nguyên thủ trong điện báo yêu cầu tôi dùng danh nghĩa của Người, chú ý là dùng danh nghĩa của Nguyên thủ - Lukin cất cao giọng - trao cho anh - trợ lý pháo thủ tầu “Bismác” thiếu tá Torman huân chương kỵ sĩ chữ thập sắt!
Các sĩ quan trẻ hoan hô. Luskin quay sang thuyền trưởng Liđơman:
- Ông đã vinh dự được nhận huân chương chữ thập kỵ sĩ. Bây giờ tôi vô cùng vinh dự trao cho ông huân chương kỵ sĩ chữ thập vàng và huân chương kỵ sĩ chữ thập kim cương…
Thuyền trưởng Linđơman vừa định tiến lên nhận huân chương, thì tiếng còi báo động gay gắt bỗng vang lên khắp tầu.
- Báo động máy bay địch! đã phát hiện máy bay địch!
- Máy bay địch mạn trái tầu 450
Pháo cao xạ không chờ thuyền trưởng trở về cầu tầu, đã nổ súng ngay. Thấy bốn chiếc máy bay kiểu “Cá kiếm” của Anh, với tốc độ rất nhanh, chuyển sang hướng đầu tầu “Bismác” từ một vị trí có lợi phóng ngư lôi xuống.
- Lái mạnh sang phải. Linđơman gào lên.
Trên trời mù mịt khói đen của đạn pháo bắn lên. Chiến hạm đang chuyển động rất mạnh sang ngang. Phía sau tầu hiện lên đường rẽ nước sáng lập lánh, hầu như tạo nên một vòng tròn hoàn chỉnh.
- Lái mạnh sang trái - Linđơman lại quát to.
Chiến hạm lại nhanh chóng quay sang hướng ngược lại. Tiếp đó, một tiếng nổ lớn, làm tung lên khối lớn nước biển, một quả ngư lôi đã phát nổ phía đầu tầu mạn phải tầu “Bismác”
- Ôi, coi như kết thúc rồi! - Linđơman thấy máy bay thả hai quả ngư lôi xong thì bay đi, bất giác thở phào sau phút kinh hoàng. Mấy quả ngư lôi nhỏ của máy bay kiểu “cá kiếm”, thì làm gì được chúng ta! Lukin nhìn lên trời nói. Khi ấy hắn chợt phát hiện ra trong tay còn đang cầm chiếc hộp da huân chương chữ thập để trao cho Linđơman. Hắn vội nói ngay:
- Thuyền trưởng, tôi quên mất trách nhiệm của mình. Tôi với danh nghĩa Nguyên thủ, trao nó cho ông. Trao xong, hắn lại nói:
- Bây giờ chúng ta hãy nghiên cứu những chiếc máy bay ấy đến từ đâu?
Hóa ra, sau khi tầu “Hut” bị đánh chìm, bộ Tư lệnh Hải quân Anh quyết định tập trung ưu thế hùng mạnh nhất, từ nội địa điều động tầu sân bay “Hoàng gia”, các chiến hạm “Nôphúc”, “Nirôđơ” tầu “Anh hoàng Giooc V”, “Tôsetna” và nhiều máy bay ném bom thả ngư lôi kiểu “cá kiếm” tiến hành liên hiệp tác chiến, vây đánh tầu “Bismác”, quyết tâm đánh chìm tầu này bằng mọi giá.
Tầu “Bismác” sau lần đầu bị máy bay “cá kiếm” tấn công, bọn chúng nhanh chóng phát hiện ra là đã nằm trong vòng vây. Lukin lập tức ra lệnh phá vây quay trở về. Nhưng vì phải tác chiến kéo dài, sĩ quan binh lính trên tầu đã sáu ngày sáu đêm liền không được ngủ, có dịp là họ lăn ra ngủ ngay. Lukin lại ra trước ống phóng thanh, bắt đầu huấn thị:
- Hỡi anh em binh lính dũng cảm! Hỡi anh em sĩ quan trẻ tuổi. Giờ đây chúng ta hoàn toàn không thể sờn lòng nản chí. Ba hôm trước, chúng ta đã từng chiến thắng hai chiến hạm của quân thù giành được thắng lợi vĩ đại đấy hay sao? Giờ đây, chúng ta hoàn toàn có thể đánh chìm tầu “Anh Hoàng Giooc V” cùng Tư lệnh hạm đội của họ xuống đáy biển. Đến trưa ngày mai, sẽ có nhiều tầu ngầm đến bảo vệ chúng ta! Chúng ta quyết không thể đánh một trận tuyệt vọng…
Lukin vừa dứt lời, thi tầu “Anh hoàng Giooc V” và tầu “Nirôđơ” đã xuất hiện ngay trước mắt.
Nhân viên quan trắc tầu “Nirôđơ” báo cáo:
- Tầu địch “Bismác” ở 50 mạn phải!
Thuỷ thủ trên chiến hạm từ ống nghe nhận được lệnh “Sang trái 100, Trên đài hỏa pháo, sĩ quan pháo binh thấy đèn tín hiệu loé sáng “pháo đã chuẩn bị xong”, ông nhằm thẳng vào bóng dáng tầu “Bismác” qua kính viễn vọng, hạ lệnh: “Nổ súng!”
Cùng với tiếng nổ long trời chuyển đất và chấn động mãnh liệt, các khẩu pháo cùng nổ vang. Tiếp đó là loạt bắn thứ hai.
- Bắn trúng rồi! Bắn trúng rồi! Trên chiến hạm vang dậy tiếng hoan hô.
Trong nháy mắt, tầu “Bismác” bốc cháy, tiếp sau, bệ pháo trước ngừng bắn. Tiếng nổ bùng lên tung quật mảnh đạn vào cầu tầu, đài chỉ huy trên cầu tầu bị phá huỷ ngay lập tức. Trong đống đổ nát của những tấm thép quắn lại, và những mảnh vụn của cột chống rối tung, năm ngổn ngang rất nhiều xác chết, trong đó có Thượng tá Linđơman trên ngực đeo huân chương chữ thập kỵ sĩ sáng lấp lánh và tướng Lukin.
Máy bay kiểu “cá kiếm” cũng cất cánh từ tầu sân bay “Hoàng gia”. Sau vài giây, sĩ quan chỉ huy hạm đội nhìn thấy tầu “Bismác” bị bắn hỏng rất nhiều chỗ, và đã biến dạng, khói đặc tuôn ra khắp mọi nơi. Hai chiến hạm Anh vẫn tiếp tục bắn, 20 khẩu đại bác trên mấy chiếc tuần dương hạm cùng bắn đồng loạt. Khi ấy, trên tầu “Bismác” vẫn còn một số lính thuỷ Đức nạp đạn, ngắm bắn, nhưng chẳng còn sức mạnh nữa.
Tiếp đó, tuần dương hạm “Tôsetna” lại liên tiếp phóng hai quả ngư lôi vào tầu “Bismác” đang từ từ chìm xuống. Thế là, con vật khổng lồ xưng bá xưng hùng một thời này bốc cháy đùng đùng, lật chìm vào trong sóng gió. Hơn 2000 sĩ quan binh lính kể cả Tư lệnh hạm đội đều làm mồi cho cá.
- Tầu “Bismác” chìm rồi! Sĩ quan binh lính hải quân Anh sung sướng hoan hô. Tin thắng trận truyền tới bộ Tư lệnh hải quân Anh. Đài phát thanh nước Anh nhanh chóng phát đi tin tức phấn chấn lòng người. Mọi người đều phấn khởi trước thắng lợi của hải quân Anh.
Tôi là tướng Đờ Gôn, tôi đang ở Luân Đôn, tôi kêu gọi tất cả sĩ quan binh lính có vũ khí hay không có vũ khí đang ở trên lãnh thổ nước Anh hoặc sẽ đến lãnh thổ nước Anh, kêu gọi tất cả những kỹ sư và công nhân kỹ thuật của nhà máy quân khí, đề nghị các bạn liên hệ với tôi. . .
Đây là bài phát nói chuyện mang ý nghĩa lịch sử, phát biểu tại đài phát đi từ đài phát thanh nước Anh vào chiều ngày 18 tháng 6 năm 1940 của tướng Đờ Gôn nước Pháp.
Đờ Gôn từ Pháp trốn sang Anh. 13 ngày trước, quân Đức tổng tấn công vào nước Pháp. Ngày 14 tháng 6, quân Đức chiếm Pari không mất một viên đạn, sau đó tiến sâu vào nội địa nước Pháp. Hai ngày sau, tên bán nước Pêtanh tổ chức nội các mới, và chuẩn bị đầu hàng Đức. Đờ Gôn khi ấy là thứ trưởng lục quân bộ Quốc phòng Pháp, ông kịch liệt phản đối hành vi bán nước của Chính phủ Pêtanh, quyết định rời khỏi nước Pháp, sang nước Anh tổ chức lại lực lượng chống phát xít. Sáng sớm ngày 17 tháng 6, ông mượn cớ tháp tùng tiễn đưa một vị tướng nước Anh về nước và đi ra sân bay. Khi ông bắt tay từ biệt khách và máy bay sắp sửa lăn bánh ra đường băng, ông bất ngờ nhẩy lên máy bay, và bay đi luôn. Tất cả những người có mặt đều sững sờ. Khi mọi người hiểu ra chuyện gì đã xẩy ra, Đờ Gôn sau khi đến Luân Đôn, được sự ủng hộ của Thủ tướng Anh Sơcsin, ngay hôm sau đã phát biểu qua đài phát thanh gửi tới nhân dân Pháp như đã nói Đờ Gôn trong bài nói chuyện đã lớn tiếng kêu gọi rất mạnh mẽ.
- Sự việc đã dứt khoát rồi chăng? Hy vọng đã hết rồi chăng? Thất bại đã cầm chắc rồi chăng? Không đâu!
- Xin các ông hãy tin tôi, tôi dựa vào sự thực đầy đủ để phát biểu, tôi xin nói với các người rằng, nước Pháp không mất được, sẽ có một ngày chúng ta chuyển bại thành thắng!
- Vì nước Pháp không tác chiến một mình! Nước Pháp không đơn thương độc mã Nước Pháp không phải là không có sự giúp đỡ của mọi nơi! Nước Pháp có thể liên minh với Anh đang kiểm soát đại dương và tiếp tục tác chiến!
- Vì thế dù xảy ra tình hình thế nào, ngọn lửa chống phát xít quyết không bao giờ tắt được và mãi mãi không thể tắt được…
Làn sóng điện truyền đi khắp ba hòn đảo Anh quốc, vượt qua eo biển Măngsơ và truyền khắp nước Pháp. Nhân dân Pháp đang trong cảnh thất bại của Chính phủ Pêtanh chợt nghe thấy lời diễn thuyết hào hùng khảng khái của tướng Đờ Gôn, thì tưng bừng phấn khởi, nhiệt huyết sục sôi. Người ta gọi Đờ Gôn là “người anh hùng 18- 6”. Tại Pari, một đám học sinh giương cao hai chiếc vợt chơi gôn xếp hàng tới mít tinh ở Khải hoàn môn, tỏ ra tấm lòng ủng hộ nhiệt liệt và hưởng ứng của họ đối với lời kêu gọi của Đờ Gôn. Vì trong tiếng Pháp “Hai chiếc vợt chơi gôn”.
Ngày 22 tháng 6 Chính phủ Pêtanh chính thức quỳ gối đầu hàng Đức. Chính phủ Pêtanh rất căm thù bài diễn thuyết chống giặc của Đờ Gôn. Ngày 30 tháng 6, Pêtanh thông qua đại sứ quán Pháp ở Anh chuyển cho Đờ Gôn một mệnh lệnh, hạn cho ông trong vòng 3 tháng phải trở về nước để tự thú tại nhà tù Xanh Misen, chấp nhận xét xử của tòa án quân sự. Đờ Gôn nhận được thông báo, chỉ cười nhạt. Ít lâu sau, tòa án quân sự của Pétanh tiến hành xét xử vắng mặt Đờ Gôn, lúc đầu xử 4 nưam tù giam, bọn cầm quyền Đức cho rằng quá nhẹ, lại đổi thành tử hình.
Đờ Gôn đã cười mũi đối với việc xét xử của Chính phủ Pêtanh, với một nghị lực ngoan cường bền bỉ ông bắt đầu xây dựng phong trào “nước Pháp tự do”. Sau một tuần diễn thuyết qua đài phát thanh, đã có mấy trăm người tập hợp được ngọn cờ “nước Pháp tự do”. Tới ngày 29 tháng 6 lại có hơn 200 lính bộ binh, pháo binh đến ghi tên với Đờ Gôn. Một số người sau khi nghe phát thanh, từ nước Pháp vòng qua Tây Ban Nha đến Anh, có những người từ Bắc Phi thẳng qua eo biển Gibranta đến theo Đờ Gôn. Trong hơn 2000 thương binh rút lui từ Đoong kéc, cũng có hơn 200 người quyết định gia nhập “Nước Pháp tự do”. Có một đội tầu đánh cá chở ngư dân trẻ tuổi khoẻ mạnh trên một hòn đảo ven biển nước Pháp đến nước Anh, gia nhập phong trào chống giặc. Ngày cuối cùng tháng ấy, nhân sĩ có quân hàm cao cấp đầu tiên - Trung tướng hải quân Misêriai, cũng đến Luân Đôn, tuyên bố ủng hộ Đờ Gôn. Tới cuối tháng 7, đã có hơn 7000 người tình nguyện cầm vũ khí chiến đấu cho “Nước Pháp tự do”.
Đờ Gôn sống trong một chung cư bình thường ở Luân Đôn, trong phòng bài trí rất giản dị. Ông hầu như chẳng có gì, hai chiếc quần, bốn chiếc sơ mi và một tấm ảnh cả gia đình, đây là tài sản ông cần nhất. Ông không có người nhà ở bên. Em gái và đứa cháu ông đã bị Gestapo (mật thám Đức) bắt, một đứa cháu ngoại đã hy sinh tróng chiến đấu chống phát xít, còn ba đứa cháu nội và ba cháu ngoại đang tham gia phong trào “Nước Pháp tự do” ở trong nước.
Trụ sở “Nước Pháp tự do” đặt tại một ngôi nhà lớn trên bờ sông Thêm. Văn phòng cũng rất giản dị, tại đây suốt ngày Đờ Gôn tiếp những người từ nước Anh và nước Pháp tới thăm.
Ngày 14 tháng 7 là ngày Quốc khánh Pháp. Sớm tinh mơ hôm ấy, Đờ Gôn duyệt đội quân “Nước Pháp tự do” đầu tiên tại Luân Đôn: Một tuần sau, ông tổ chức đội phi công “Nước Pháp tự do” tham gia oanh tạc vùng Rua, và phát đi tin tức thắng lợi của cuộc oanh tạc này.
Nhưng Đờ Gôn không luôn thuận lợi trong hoạt động chống giặc. Tháng 8 năm 1940, ông đi trên một con tầu bưu điện thuê của Hà Lan, chỉ huy một hạm đội liên hợp Anh - Pháp tấn công vào nước Pháp, bất ngờ trên đường đi bị quân thù tập kích, thiệt hại nặng nề. Khi đó, một số kẻ đầu cơ chui vào trong phong trào “Nước Pháp tự do” đã thừa cơ công kích và nhạo báng Đờ Gôn. Trong một thời gian, Đờ Gôn cảm thấy mình khắp người ê ẩm không thở được nữa như bị kẹt dưới ngôi nhà đổ.
Nhưng, ông không chịu khuất phục. Ít lâu sau, ông lại xây dựng căn cứ tác chiến vững chắc ở Châu Phi và một cơ cấu hành chính tài năng tại đây, đồng thời xuất bản tờ báo “Nước Pháp tự do”.
Tháng 6 năm 1944, Hồng quân Liên Xô giải phóng Ba Lan, tiến thẳng tới sông Đanuýp. Quân Đồng minh đổ bộ lên Noocmăngđi đánh thẳng vào nước Pháp. Cùng lúc đó, bão táp khởi nghĩa của nhân dân cũng cuộn lên trên toàn nước Pháp. Ngày 20 tháng 8, Đờ Gôn chỉ huy bộ đội “Nước Pháp tự do” cùng quân Đồng minh tiến về Pari. Những nơi ông tới, cờ xí phấp phới, quần chúng hoan hô đứng chật kín hai bên đường.
Tháng 5 năm 1945, nước Đức đầu hàng. Đờ Gôn với danh nghĩa Chính phủ lâm thời nước Pháp, cùng quân Đồng minh tiếp nhận nước Đức đầu hàng.
Đờ Gôn với nghị lực ngoan cường và nhiệt tình cao độ, đã có cống hiến tuyệt vời trong cuộc chiến đấu chống phát xít xâm lược bảo vệ nền độc lập, dân chủ của nước Pháp.
Sớm tinh mơ ngày 7 tháng 12 năm 1941
Biển bắc Thái Bình Dương sóng xô cuồn cuộn, bầu trời giăng đầy mây đen, nhưng chân trời phía đông đã lờ mờ sáng. Một hạm đội khổng lồ gồm 6 tầu sân bay và 14 chiến hạm, đang rẽ làn sóng bạc, mở hết tốc lực tiến xuống phía nam. Trên sân chở máy bay của mỗi chiếc tầu sân bay, máy bay xếp thành từng hàng dài. Có chiếc mang bom cỡ lớn, có chiếc mang ngư lôi, động cơ máy bay đang nổ sình sình, sẵn sàng chuẩn bị cất cánh.
Hạm đội phải chăng là đang diễn tập? không phải. Đây là hạm đội bí mật của hải quân không quân Nhật Bản. Giờ đây, đang lẳng lặng tiến về quần đảo Hawai, chuẩn bị tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng (Pearl - Harbor) căn cứ hải quân trên Thái Bình Dương của Mỹ.
Lát sau, tiếng ầm ầm của máy bay cất cánh xé toang bầu không khí yên tĩnh của buổi bình minh, 180 máy bay nhanh chóng bay lên khỏi sáu tầu sân bay, lập thành đội hình chiến đấu, lẳng lặng cấp tập lao tới đảo Nahu - nơi có Trân Châu Cảng. . .
Âm mưu đánh úp Trân Châu Cảng của đế quốc quân phiệt Nhật Bản đã chuẩn bị sẵn từ lâu. Sau khi nổ ra chiến tranh Xô - Đức, bọn quân phiệt Nhật Bản cho rằng, thời cơ thành lập (vùng thịnh vượng chung Đông Á được sự bảo hộ của Nhật Bản đã tới. “Vùng thịnh vượng chung” này bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêsia, Thái Lan, Malaixia, Miến Điện, Philippin. Nhật mưu toan giành được tài nguyên dầu mỏ, cao su của những nơi này, để xưng hùng xưng bá Thái Bình Dương.
Nhật Bản xâm lược Đông Nam Á, trực tiếp đe dọa lợi ích của Mỹ ở Thái Bình Dương. Vì vậy, bắt đầu từ mùa hè năm 1941, Mỹ Anh đã liên kết lại thực hiện cấm vận dầu mỏ đối với Nhật Bản. 600 vạn tấn dầu mỏ dự trữ của Nhật Bản, ngày một ít dần. Không có dầu mỏ, tác chiến của quân đội Nhật sẽ khó khăn. Để giải quyết vấn đề dầu mỏ, Nhật - Mỹ đã tiến hành đàm phán, nhưng đàm phán kéo dài đã lâu, chẳng có hy vọng gì thoả thuận được. Vì vậy, “Hội nghị ngự tiền” Nhật Bản quyết định, tạm thời ngừng “Bắc tiến” (Xâm lược Xô Viết) mà coi “Nam tiến” tức là chiếm Đông Dương, các nước Nam Dương để cướp đoạt tài nguyên dầu mỏ, làm mục tiêu chính.
Nhưng, quần đảo Hawai chặn đường Nam tiến của Nhật Bản, khi ấy, đang có hạm đội hùng mạnh của Mỹ đóng tại đây. Không đánh bại hạm đội Mỹ, thì không thực hiện được kế hoạch “Nam tiến”, thế là Thiên hoàng ra lệnh cho Tư lệnh hạm đội liên hiệp Nhật Bản, Yamamoto Isoroku, bí mật xây dựng kế hoạch vượt trùng dương đánh úp Trân Châu Cảng, đồng thời quyết định để Trung tướng hải quân Nagumô chỉ huy hạm đội hoàn thành nhiệm vụ này.
Để mê hoặc Mỹ, Nhật Bản một mặt tích cực mưu tính đánh úp Trân Châu Cảng, mặt khác cử đại sứ Reisei đến nước Mỹ lại một lần nữa tung hỏa mù “hòa đàm”, lớn tiếng nói “Nhật Bản và Mỹ không có bất cứ lý do nào để đánh nhau” phải với cố gắng lớn nhất để ngăn chặn chiến tranh bất hạnh”… khi ấy, Tổng thống Mỹ Rudơven vẫn cứ cho rằng mũi nhọn tấn công của Nhật sẽ chia thẳng vào Đông Dương và Đông Nam Á, chứ không ngờ rằng lại tấn công Trân Châu Cảng trước.
Cứ thế, Nhật Bản kéo dài đàm phán tới giờ phút khai chiến.
- Máy bay địch, có máy bay địch!
Hai tân binh Mỹ chợt phát hiện ra hiện tượng khác thường hiện ra trên màn hình rađa, và nhanh chóng hiện rõ, khoảng hơn 130 hải lý phía Đông bắc đảo này có một đoàn máy bay đang bay về phía đảo. Họ lập tức báo cáo lên căn cứ.
Sĩ quan trực ban cười nhạo hai chú lính mới, bảo họ dựng có nhiễu sự. Hoá ra, sáng sớm hôm ấy, không quân Mỹ có một đoàn máy bay B17 từ nước Mỹ bay đến. Sĩ quan trực ban còn bảo phi công khi máy bay tới, đài phát thanh Hônôlulu sẽ phát nhạc Hawai.
Sĩ quan trực ban mở máy thu thanh, bắt đầu thưởng thức âm nhạc. Chiến hạm Mỹ đậu trong cảng chuẩn bị làm lễ chào cờ, tất cả đều như thường ngày, vô cùng êm đềm nhẹ nhàng vui vẻ. Nhưng, tốp máy bay xuất hiện trên màn hình ra đa nhanh chóng tới gần đảo Ôahu.
Chiếc máy bay đi đầu tiên, là sĩ quan Tổng chỉ huy đánh úp Trân Châu Cảng, Fuchida Nakasa. Phía sau là 49 máy bay ném bom tầm thấp, 40 máy bay phóng ngư lôi, 51 máy bay xung kích và 43 máy bay chiến đấu kiểm soát không trung. Fuchida chợt thấy trên không trung mây rất dầy, không nhìn thấy mặt biển. Thời tiết Trân Châu Cảng thế nào lại thế này? Anh ta thấy lo. Đúng lúc ấy, bỗng nghe thấy nhạc Hawai từ đài phát thanh Hônôlulu đang phát đi, sau đó thì phát đi dự báo khí tượng khu vực Hônôlulu.
- Tương đối nắng đẹp, trên núi nhiều mây, tầng mây cao 3500 thước Anh. Tầm nhìn khá tốt. . .
- Tuyệt quá rồi! Fuchida bất giác vui hẳn. Chuyện này thật may mắn, dù cho bố trí trước cũng không thể có được dự báo khí tượng tốt như vậy vào lúc này.
Đại uý Masudaki - Fuchida qua ống truyền thanh gọi phi công, nhìn ngay xuống, hình như là bờ biển!
- Báo cáo đoàn trưởng, tôi đã nhìn thấy Trân Châu Cảng Masudaki nói, và nhìn thấy trong cảng, những chiến hạm đang đỗ im lìm trong vịnh cảng, dường như đang ngủ ngon.
- Phát lệnh công kích! Fuchida ra lệnh cho lính vô tuyến điện ngồi ở phía sau… Tu, tu, tu. . . Lính vô tuyến điện ấn cần điện đài, phát đi lặp đi lặp lại mệnh lệnh mật mã “Bắt đầu công kích”
Khi ấy, đúng vào 7 giờ 49 phút ngày 7 ở Hônôlulu.
Cùng với thời điểm này, tại Tokyo, nước Mỹ qua đại sứ ở Nhật chuyển cho đại thần ngoại vụ Nhật Bản bức điện khơi mào của tổng thống Mỹ Rudơven gửi cho Thiên hoàng Nhật Bản “Thành thật mong Thiên hoàng xem xét tìm ra biện pháp xua tan mây đen” Tại Oasinhtơn, đại sứ Nhật Bản sắp gửi cho Quốc vụ khanh nước Mỹ Hen thông báo cuối cùng ngừng đàm phán. Người Mỹ, người Nhật bình thường và ngay cả hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, mục tiêu cuộc tấn công, chẳng có ai biết Trân Châu Cảng sắp gặp tai họa lớn.
- Ùng ùng oàng oàng. . .
Đi liền với những tiếng nổ long trời lở đất, sân bay trên đảo bốc lên những cột khói đen lớn. Tiếp đó, nơi đoàn chiến hạm đỗ cũng bốc lên những cột nước. Binh lính Mỹ sợ hãi sửng sốt, nhưng họ cứ tưởng rằng đây là một lần “diễn tập đặc biệt”. Lúc ấy, máy bay Nhật lại cấp tốc gửi về Nhật Bản điện mật mã “không tập thành công”, “Hổ, hổ, hô” (Người Nhật cho rằng “hổ có thể trở về sau lần chinh chiến nghìn dặm)
Lúc ấy, rất nhiều sĩ quan Mỹ sau buổi vũ hội cuối tuần vẫn còn đang ngủ, máy bay Nhật lúc bắt đầu tấn công, đội viên quân nhạc đang chuẩn bị trình diễn quốc ca Mỹ khi bắt đầu kéo cờ của chiến hạm. Chẳng ai ngờ, trong chốc lát, lá cờ chiến hạm nước Mỹ chìm vào trong khói bom mù mịt.
Mãi tới lúc chiến hạm của mình bốc cháy, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ mới phát đi điện báo khẩn đặc biệt: “Địch không tập Trân Châu Cảng rồi, không phải là diễn tập” Tư lệnh hạm đội Kinmen từ nơi ở chạy lao ra, chỉ nghe thấy khắp nơi đều là tiếng nổ ầm ầm đinh tai nhức óc, tiếp liền là những luồng khói đen, những cột nước cao tới hàng nghìn thước Anh. Bộ đội cao xạ pháo tuy liên tục bắn lên trời, nhưng muộn mất rồi, trước mặt họ hiện ra cảnh thảm hại hạm đội sắp bị tiêu diệt hết.
Đợt công kích thứ nhất của máy bay Nhật kéo dài khoảng nửa tiếng.
8 giờ 40 phút, 171 máy bay Nhật công kích đợt hai, tới 9 giờ 15 mới rút hoàn toàn khỏi bầu trời Trân Châu Cảng. Trước sau kéo dài 1 tiếng 50 phút, đánh chìm tất cả của Mỹ, tầu chủ lực 4 chiếc, bị thương nặng 1 chiếc, bị thương 3 chiếc, ngoài ra còn đánh chìm, đánh bị thương hơn 10 tầu các loại như tuần dương hạm, khu trục hạm, phá huỷ 188 máy bay, toàn bộ sân bay bị phá hỏng, sĩ quan binh lính Mỹ chết và bị thương hơn 4500 người. Nhật Bản chỉ mất 29 máy bay.
Nhật Bản sau khi khai chiến 1 tiếng 10 phút, thì đại diện ở Oasinhtơn là Chinomura và Reisei mới tới văn phòng của Quốc vụ khanh Mỹ, để gửi bản thông điệp cuối cùng.
Hen căm giận nói:
- Trong cuộc đời 50 năm làm công chức của tôi, chưa bao giờ thấy văn bản đê tiện bỉ ổi như thế này!”
Chinomura còn định nói gì thêm, Hen khoát tay ngăn lại, và đuổi họ ra.
Nhật Bản đánh úp Trân Châu Cảng, tuyên bố chiến tranh tại Thái Bình Dương. Ngày 8 tháng 12 Mỹ và Anh tuyên chiến với Nhật. Đài phát thanh Mỹ phát đi phát lại, “Trân Châu Cảng bị đánh úp rất đê tiện bỉ ổi!” Rudơven lớn tiếng kêu gọi:
- Phải nhớ lấy những ngày tháng vô cùng nhục nhã này!”
Sau đó, hơn 20 quốc gia như Úc, Hà Lan, cũng tuyên chiến với Nhật. Chính phủ Quốc dân Trung Quốc, sau khi tiến hành chiến tranh Trung Nhật hơn 4 năm, vào ngày 9 tháng 12 mới theo đó tuyên chiến với Nhật. Ngày 11 tháng 12, Đức, Italia, tuyên chiến với Mỹ. Phạm vi Thế chiến thứ hai càng mở rộng thêm.
Sau khi Nhật Bản đánh úp Trân Châu Cảng giành thắng lợi, Mỹ đã được bài học, nâng cao cảnh giác. Tại Trân Châu Cảng, tổ dịch mật mã của Mỹ suốt ngày đêm theo dõi nghe điện báo mật mã của Nhật. Trong một loạt điện báo của bộ quân sự Nhật Bản gửi cho hạm đội Thái Bình Dương, điều khiển chú ý nhất là hai chữ “AF”. Mã số này rõ ràng chỉ một hành động quân sự quan trọng nào đó “AF”, ồ nghĩ ra rồi…
Nhân viên dịch mật mã nhớ lại vào hai tháng trước, trong một bức mật mã của phía Nhật, khi máy bay trên biển của Nhật tập kích vào Trân Châu Cảng, đã từng nói tới “AF”. “Điện văn nói, máy bay trên biển được lệnh tới tiếp dầu trên một hòn đảo nhỏ gần “AF”
- Xem ra, “AF” chỉ có thể là đảo Mitwây thôi! Nhân viên mật mã suy đoán.
Để chứng thực tin tức này, Tư lệnh hải quân Mỹ được lệnh dùng tiếng Anh phổ thông phát đi một bức điện báo vô tuyến làm mồi nhử báo cáo việc cung cấp nước ngọt ở đảo Mitwây bị trục trặc. Chỉ ít lâu sau, đã chặn bắt được một bức điện báo mật mã của quân Nhật, đã nói là “AF” có thể thiếu nước ngọt.
“Đúng như dự đoán, hành động quân sự trọng đại này của Nhật Bản đang nhằm vào đảo Mitwây!” Sĩ quan chỉ huy Mỹ phụ trách tác chiến đảo Mitwây, thượng tướng Nimit quyết định tương kế tựu kế, bố trí cạm bẫy, để quân Nhật chui đầu vào thòng lọng.
Đảo Mitwây ở phía đông bắc quần đảo Hawai, là căn cứ hàng không quan trọng của Mỹ. Nhật Bản đánh úp Trân Châu Cảng tuy giành được thắng lợi quan trọng, nhưng tầu sân bay của Mỹ lúc ấy không ở trong cảng cho nên không tầu nào bị tổn thất cả. Điều đó khiến Nhật Bản vô cùng khổ sở. Vì vậy Nhật Bản quyết định tập trung sức mạnh lớn nhất, triệt để tiêu diệt tầu sân bay của Mỹ. Muốn thực hiện kế hoạch này, trước hết phải chiếm lấy đảo Mitwây, sau đó biến nơi này thành căn cứ tác chiến của mình.
Hải quân Nhật Bản tấn công đảo Mitwây, vẫn do Đại tướng tổng tư lệnh Yamamoto Isoruku chỉ huy. Hạm đội này chia thành tám chi hạm đội đặc phái: Chi đội một do trung tướng Nagumô chỉ huy, theo kế hoạch là mũi chủ công theo hướng tây bắc đánh vào đảo Mitwây. Chi đội hai tới chi đội bẩy lần lượt làm nhiệm vụ yểm hộ, trinh sát, cảnh giới, và hiệp đồng với Trung tướng Nagumô tấn công đảo Mitwây. Yamamoto Isơruku đích thân chỉ huy chi đội tám, trấn giữ mặt biển tây bắc đảo Mitwây, chỉ huy toàn bộ hành động tác chiến.
Sớm tinh mơ ngày 2 tháng 6, cả 8 hạm đội Nhật Bản đều đã tiến vào vị trí dự kiến. Bình minh ngày 4 trước lúc mặt trời mọc 40 phút, máy phóng thanh trên tầu sân bay quân đội Nagumô, lớn tiếng phát đi hiệu lệnh “Phi công tập hợp!” Phút chốc, trên bốn tầu sân bay cỡ lớn “Akarobu”, “Kaga”, “Tobitasu”, “Sotasu” điện bật sáng trưng: Phi công tập hợp trên boong, chạy tới máy bay của mình.
- Bắt đầu cất cánh!
Trong 15 phút, 108 máy bay bay khỏi boong tầu, ầm ầm lượn quanh chiến hạm một vòng, rồi bay về phía đông nam. Lát sau, micrô lại có tiếng gọi “chuẩn bị công kích đợt hai!” Máy cẩu lập tức lại đưa từng chiếc máy bay lên boong. Nagumô bố trí xong xuôi, bắt đầu chờ tin thắng trận. Lúc đó, tổng chỉ huy Mỹ, Thượng tướng Nimit sớm đã bố trí xong trận địa đón đánh địch. Khi máy bay Nhật còn cách đảo Mitwây 30 dặm Anh, đội bay đánh chặn đường gồm 25 máy bay chiến đấu kiểu “Mèo rừng” đã xuất hiện trước máy bay Nhật. Máy bay hộ tống chiến hạm Nhật Bản chiến đấu kịch liệt với máy bay kiểu “Mèo rừng”. Đám “mèo rừng” bị đánh bại. Máy bay ném bom Nhật bay tới bầu trời đảo Mitwây, xuyên qua lưới lửa ác liệt của pháo cao xạ Mỹ, từ tầng thấp dội những quả bom 250 ki lô xuống, đồng thời 12 máy bay ném bom tầm thấp dội xuống những quả bom 800 kilô, phá huỷ sân bay và đường băng, nhưng không ném trúng máy bay quân sự của quân Mỹ, vì họ đã chuẩn bị trước, có chiếc đã bay lên trời, có chiếc đã cử đi đánh chặn và tấn công, những chiếc còn lại đều đã ẩn tránh cả.
Khi Nagumô hạ lệnh chuẩn bị công kích đợt hai, thì hạm đội đặc phái do thiếu tướng hải quân Mỹ, Spluen chỉ huy, sớm đã chuẩn bị sẵn sàng tập kích tầu sân bay Nhật. Loạt máy bay thứ hai của Nagumô chưa kịp cất cánh, thì bốn máy bay oanh tạc ngư lôi Mỹ đột nhiên xuất hiện trên đầu hạm đội Nagumô. Nagumô ra lệnh pháo cao xạ, lát sau ba máy bay Mỹ bốc cháy rơi xuống biển, một chiếc tháo chạy. Nhưng trong phút chốc, lại có 7 chiếc khác dũng mãnh phóng ngư lôi vào tầu sân bay Nhật. Đáng tiếc phóng không trúng, nhiều máy bay bị bắn rơi. Nagumô đã nhận ra, phải tiêu diệt máy bay trên đảo Mitwây bằng bất cứ giá nào, bằng không, vẫn sẽ bị đe doạ. 10 giờ 20 phút, Nagumô ra lệnh cho máy bay công kích đợt hai mang theo bom cực mạnh, trong vòng 5 phút phải toàn bộ cất cánh.
5 phút, đúng vào khoảnh khắc ngắn ngủi này, tình hình chiến đấu đã cơ bản thay đổi 10 giờ 24 phút, Nagumô phát lệnh cất cánh, đội trưởng bay phất lá cờ trắng nhỏ, chiếc máy bay chiến đấu thứ nhất nhanh chóng rời boong tầu. Đột nhiên, lính gác quan sát hô to:
- Có máy bay ném bom xung kích.
Tiếp theo tiếng hô, ba máy bay ném bom của Mỹ lao thẳng xuống kỳ hạm “Akanobu” có Nagumô. Pháo liên thanh trên tầu Nhật bắn lên xối xả, nhưng đã muộn mất rồi. Cùng với một hồi tiếng rú rít đáng sợ, những quả bom đen trũi từ cánh máy bay lắc lư lao xuống, sau đó là những tiếng nổ ùng oàng của những trái bom trúng đích. Tiếp đó là ánh lửa chói mắt, sau đó là một loạt tiếng nổ. Pháo liên thanh trên tầu ngừng bắn, tầu sân bay khổng lồ im tiếng. Tuy đánh trúng đầu “Akanobu” chỉ có hai quả bom thôi, nhưng từ đó gây ra nổ xăng và đạn dược, khiến cho rất nhiều mảnh vỡ bay tứ tung lên trời. Lửa lan nhanh trên boong tầu, lại làm cho ngư lôi đã gài sẵn trên máy bay phát nổ. Cả kho máy bay nhanh chóng biến thành một biển lửa, tầu sân bay khổng lồ hoàn toàn mất năng lực tác chiến.
- Báo cáo trưởng quan! Thuyền trưởng Keinoku rưng rưng nước mắt nói với Trung tướng Nagumô. Chúng tôi xin ngài di chuyển ngay lập tức, để tiếp tục chỉ huy bộ đội:
Nagumô miễn cưỡng gật đầu, nhưng không nỡ rời bỏ kỳ hạm thân yêu của mình. Sau nhiều lần thúc dục, ông mới leo lên thang dây, di chuyển lòng vòng lên tuần dương hạm “Nagaryo”
Lửa cháy trên tầu “Akanobu” tiếp tục lan rộng, thương vong không ngừng tăng lên. Toàn bộ chiến hạm thương tích đầy mình. 3 giờ 50 phút ngày 5, Đại tướng Yamamoto vạn bất đác dĩ ra lệnh đánh đắm tầu “Akanobu” trạm trưởng tuần dương hạm “Nogata” phụng mệnh dùng ngư lôi kiểu mới phóng vào tầu “Akanobu”. Bẩy phút sau, con tầu to lớn bị nước biển nhấn chìm, dưới mặt nước phát ra tiếng nổ dữ tợn. Hạm trưởng tầu “Nogata” thật không ngờ, đánh chìm tàu sân bay của chính mình lại là mục tiêu tấn công đầu tiên của ông trong cuộc chiến tranh này!
Dường như cùng vào thời điểm tầu “Akanobu” bị tấn công thì 9 máy bay ném bom xung kích của Mỹ lao xuống tấn công tầu sân bay “Kaga” ở phía nam tầu “Akanobu”. Các máy bay đều cắt bom, ba quả đầu bị trệch, những quả sau, có 4 quả ném trúng đoạn trước, đoạn giữa và đoạn sau boong tầu “Kaga”, toàn bộ boong tầu bốc cháy, hầu như không còn chỗ nào để ẩn nấp được nữa. Tầu sân bay tinh nhuệ của Nhật Bản này rốt cục biến thành chiếc tầu cháy đùng đùng, cuối cùng sau hai tiếng nổ lớn thì chìm xuống biển.
Tầu sân bay “Sotasu” ở phía bắc tầu “Akanobu” chỉ bị trúng ít hơn tàu “Kaga” một trái bom, lửa cháy và bom nổ hất khá nhiều người xuống biển, thuỷ thủ còn lại di tản tới hai tầu khu trục. Tại đây họ nhìn thấy tầu “satosu” mất hút trên mặt biển. Cùng chìm theo tầu có 781 người kể cả thuyền trưởng.
Yamamota Isoruku được tin 3 tầu sân bay đã bị phá, biết việuc lớn không thành rồi, nhưng ông vẫn quyết tâm dũng cảm chiến đấu tới cùng. Ông ra lệnh toàn bộ hạm đội đặc phái đều tụ tập lại gần ông, và ra lệnh cho tầu sân bay “Tobitasu” của Thiếu tướng hải quân Yamaguti Lập tức tấn công trả thù. 18 máy bay ném bom xung kích Nhật Bản trên tầu “Tobitasu” dưới sự yêm hộ của 6 máy bay chiến đấu tấn công vào tầu sân bay “Yooctao” của Mỹ. Mạn phải và phần giữa tầu “Yooctao” trúng bom, nhanh chóng chìm ngay.
Khi tầu “Yooctao” sắp chìm, thì máy bay tấn công, trên tầu “Tobitasu” của Nhật cũng đã dùng hết. Tuy tầu “Tobitasu” liên tục tấn công nhưng nó đã thành mục tiêu công kích dữ dội của máy bay Mỹ, lần lượt bị 79 máy bay Mỹ tấn công. Nó đã tránh được tất 26 quả ngư lôi và khoảng 70 quả bom, nhưng trước sau vẫn bị trúng bốn quả bom, lập tức bốc cháy, “rồng bay” (Tobitasu) đã trở thành “rồng lửa” và cuối cùng không chạy được nữa, bắt đầu chao đảo. Thiếu tướng hải quân Yamaguti ra lệnh dùng ngư lôi đánh chìm tầu “Tobitasu”. Ngoài Thiếu tướng Yamaguti tự nguyện “Cùng sống chết với tầu”, còn hơn 400 thuỷ thủ nữa hy sinh.
Lúc đó, Yamamoto vẫn ra lệnh cho chiến hạm cỡ lớn của ông tiến sát chiến trường. Nhưng trong lòng ông sớm đã hiểu rõ. Trận đánh này coi như kết thúc rồi, bốn tầu sân bay của ông đã mất cả, mà quân Mỹ vẫn còn 2 tầu sân bay để đối chọi với ông. Bất cứ một cố gắng nào mưu toan cứu vãn thất bại của hải quân Nhật Bản đều là vô ích. Mitwây chấm dứt bằng thất bại thảm hại của quân Nhật. Phía Nhật Bản, 4 tầu sân bay, 1 tầu tuần dương bị đánh chìm, 330 máy bay bị bắn rơi và bắn hỏng, mấy trăm phi công dầy dạn kinh nghiệm bị chết, mấy nghìn thuỷ thủ vùi thây đáy biển, còn phía Mỹ chỉ tổn thất 1 tầu sân bay, 1 tầu khu trục và 147 máy bay.
Sau trận Mitwây, Nhật Bản đã mất quyền kiểm soát bầu trời và quyền kiểm soát mặt biển trên Thái Bình Dương. Từ đó, hải quân Nhật Bản kiệt quệ, trở thành bước ngoặt để cuối cùng đi tới diệt vong.
Mấy hôm nay một vùng từ cửa Hạ Quan tới ghềnh Yến Tử Nam Kinh Trung Quốc, đầy rẫy người chạy nạn, có tới hơn 10 vạn người. Trong bọn họ, rất nhiều người đến từ Thượng Hải, Tô Châu, Vô Tích, cũng có cả người địa phương Nam Kinh. Có nhóm là cả nhà chạy nạn, trên có ông già đầu bạc phơ, dưới là trẻ thơ còn bú mẹ, có người chỉ chạy một mình, gói tất cả quần áo và đồ đạc linh tinh lại khoác lên vai, hoặc là tay xách một hòm gỗ cũ kỹ, cũng có một số là thương binh ở tiền tuyến, người thì băng quấn đầy đầu, người thì cụt chân cụt tay, vất vả khốn khổ chống gậy lò dò bước, vẫn còn một số thương bệnh binh, nằm trên băng ca chờ người đến cứu. Họ chờ đợi đã mấy ngày mấy đêm ngoài trời, nhìn sông Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông, hy vọng có đò chở họ sang phía bắc sông. Tiếng than thở của người già, tiếng gào thét căm giận của thanh niên, tiếng khóc của trẻ con, tiếng rên ra của người ốm, tất cả hỗn độn thành tiếng khổ đau trong nhân gian, khiến ai nghe cũng thấy thê lương não lòng não ruột.
Từ sau cái ngày 13 tháng 8 năm 1937, giặc Nhật đổ bộ lên Thượng Hải, cuộc kháng chiến ở vùng Giang Nam đã tiến hành suốt bốn tháng. Giặc Nhật tới đâu là giết người đốt nhà, chiếm Thượng Hải, Tô Châu, Vô Tích xong bây giờ chúng chia quân thành ba mũi, giương nanh múa vuốt xông tới Nam Kinh.
Nam Kinh là Thủ đô của “Chính phủ quốc dân” lúc đó. Cuối tháng 11, Tưởng Giới Thạch bổ nhiệm Đường Sinh Trí làm Tư lệnh quân đội bảo vệ Nam Kinh, tập trung 11 vạn quân, bố trí trận thế tử thủ Nam Kinh. Nhưng, đúng vào lúc toàn thể quân dân yêu nước tắm máu chiến đấu, thì Tưởng Giới Thạch lại lên máy bay chạy trốn vào ngày 5 tháng 12. Trước lúc bỏ chạy, ông ta đã hạ lệnh cho Đường Sinh Trí, đưa hết quân đội vượt sông rút lên phía bắc. Thế là giặc Nhật đã thừa cơ nhanh chóng đánh chiếm Nam Kinh.
- Giặc Nhật đến rồi! Hơn 10 vạn dân chạy nạn tụ tập bên bờ sông thấy giặc Nhật xông tới, vừa sợ hãi và căm thù hét to, vừa chạy lùi về phía sau.
- Bao vây chúng vào bãi cát! Một tên cầm đầu bọn quỷ dữ Nhật Bản mặt mũi nanh ác vung gươm chỉ huy lên và hò hét đinh tai “giết!”
Từng chùm từng chùm lựu đạn nổ loạn xạ trong đám nạn dân Trung Quốc tay không tấc sắt chỉ trong chốc lát máu thịt tơi bời, thi thể đầy đất.
Chúng bắc súng máy lên “Tằng tằng tằng!” bắn quét liên hồi vào đám nạn dân, hàng loạt người Trung Quốc chết vô tội.
- Đả đảo đế quốc Nhật Bản!
Nạn nhân tay không tấc sắt, hô to khẩu hiệu xông ra ngoài. Nhưng, mấy chục khẩu súng máy đã phong tỏa lối thoát, lại một loạt người nữa ngã xuống trong vũng máu.
Súng máy của giặc Nhật gào rú liên hồi, tiếng hô khẩu hiệu của nạn dân trên bãi cát cũng vang lên dữ dội. Nhưng cùng với tiếng súng máy liên hồi, tiếng hô khẩu hiệu cứ yếu dần yếu dần, cuối cùng thì mất hẳn. Thi thể chất đống trên bãi cát, có xác trôi trên mặt sông, dòng sông Trường Giang đỏ máu.
Vụ này xẩy ra vào ngày 13 tháng 12 năm 1937 “Đại thảm sát Nam Kinh” chấn động cả thế giới đã bắt đầu!
Tuy nhiên, thảm sát bên sông Trường Giang chỉ là một phần nhỏ của tội ác Nhật. Thảm trạng của toàn bộ vụ thảm sát Nam Kinh đâu phải chỉ có vậy!
Ngày hôm ấy, một sư đoàn quân Nhật, dưới sự chỉ huy của sư đoàn trưởng Tanimasu, tiến vào trong thành qua cửa Trung Hoa, cửa Vũ Hoa, cửa Quang Hoa. Đám lính thiện chiến này vào thành là lập tức tàn sát đẫm máu hàng nghìn hàng vạn nạn dân trên đường phố. Chúng dùng súng máy, súng trưởng, súng ngắn, bắn như điên vào nạn dân, từng đám người già, phụ nữ, trẻ em và những thương binh lẩn trong đám người ấy, ngã xuống hàng loạt trong tiếng súng. Đường cái và phố xá máu chảy thành sông, thây chết thành đống.
Ngày 16 tháng 12, hơn 5000 nạn dân ở nhà khách Hoa Kiều, bị giặc Nhật giải tới bến tàu Trung Sơn, giết bằng súng máy, rồi đẩy xác xuống sông.Trong xóm làng ở vùng dưới núi Mạc Phủ, hơn 57 nghìn tù binh và nạn nhân già trẻ gái trai bị giam cầm, đã chết đói chết rét rất nhiều. Đến tối ngày 16, giặc Nhật lại đưa những nạn dân còn lại, lấy giây thép và thừng trói lại, cứ hai người một xếp thành bốn hàng, dồn đến eo Thảo Hài, trước hết chúng bắn quét bằng súng máy, sau đó đâm bằng lưỡi lê, cuối cùng tưới dầu hỏa lên, châm lửa đốt, hài cốt bị vứt hết xuống sông.
Tối hôm đó, giặc Nhật lại lục soát bắt hơn 1 vạn thanh niên Trung Quốc từ 25 trạm thu dung nạn dân của khu sứ quán các nước, sau khi lấy thừng trói lại, giải họ đến cảng than Hạ Quan, thảm sát bằng súng máy, đẩy thi thể xuống sông, hơn 1 vạn thanh niên không ai thoát chết cả. Từ đó có thể chứng tỏ cuộc tàn sát điên cuồng của giặc Nhật ở Nam Kinh là có tổ chức có kế hoạch hẳn hoi.
Ngày 17 tháng 12, quân xâm lược Nhật Bản tổ chức cái gọi là “Lễ vào thành” sau đó lại tiến hành đại tàn sát.
Cách tàn sát người Trung Quốc của Nhật cực kỳ man rợ. Chúng dàn những người lính bị bắt sống thành một dẫy, để làm bia tập đâm lê, treo người lên dây điện, chất củi khô bên dưới rồi thiêu đốt, tới khi cháy thành than mới thôi. Chúng trói nạn dân tại quảng trường, bắt họ đứng thành hàng dẫy, tưới xăng lên người, sau đó xả súng máy bắn họ, đạn trúng người bốc cháy, cả quảng trường sáng rực.
Những nạn dân dở sống dở chết kêu gào thảm thiết chạy loạn lên, giặc Nhật đứng bên vỗ tay reo hò như điên.
Giặc Nhật có hai tên thiếu uý, một là Mukai Tosiaki, một tên nữa Nodasi, hai tên hẹn nhau “thi giết người” kẻ nào giết chết 100 người trước thì “thắng”. Hai ngày sau, hai tên gặp nhau dưới núi Tử Kim, Mukai đã giết 106 người, Noda giết 105 người. Mukai bảo, nó giết hơn 1 người thì là “kẻ thắng”. Noda bảo, ai giết 100 người trước, không chứng minh được, thế là hai tên quyết định lần này không phân thắng bại, lại đánh cuộc kẻ nào giết đủ 150 người thì “thắng”. Đối với hành động dã thú mất hết tính người này, rất nhiều báo chí Nhật Bản còn đưa tin với khuôn khổ lớn và cổ vũ, nói là “tinh thần võ sĩ đạo” gì gì đó.
Đám cường đạo giết người này còn ghi lại “công trạng” của mình, còn chụp nhiều tấm ảnh giết người. Như một tấm ảnh lục soát thấy trong người một tên lính Nhật bị bắt làm tù binh, tên lính Nhật này lộ rõ thú tính, tay phải cầm gươm, tay trái xách một đầu người Trung Quốc, hai chân bước trên thi hài không có đầu. Trên một tấm ảnh khác, một thanh niên Trung Quốc bị lột áo trên, hai tay bị trói quặt ra sau, quỳ trên đất, một tên lính Nhật tay vung dao chiến, bổ thẳng xuống người anh, phía sau là ba tên lính Nhật khác, lộ rõ vẻ mặt cười ác độc.
Giặc Nhật không chỉ tàn sát bừa bãi người Trung Quốc, mà còn cưỡng hiếp dã man phụ nữ, từ bà già năm, sáu mươi tuổi tới các em nhỏ tám, chín tuổi, chỉ cần bị giặc Nhật bắt là không bao giờ thoát được. Những con dã thú Nhật sau khi đã được cưỡng hiếp, còn thường thường giết họ rất dã man, sự tàn ác và vô sỉ của chúng, ai ai cũng căm thù.
Nhưng tên đảo phủ giết người Nhật Bản, lại là những tên kẻ cướp ngông cuồng ngạo ngược. Chúng xông vào từng ngôi nhà trong toàn thành phố, tất cả những cửa hàng trong thành phố, mọi hàng hóa, đồ đạc, của cải bị chúng tranh nhau cướp sạch sành sanh. Có nhà còn bị đốt, lửa lan tràn khắp thành phố, lửa bốc ngút trời. Nam Kinh bị cướp phá, khắp chốn hoang tàn, thành phố cháy đen, chẳng khác gì địa ngục chốn trần gian.
Trong cuộc tàn sát chấn động thế giới này, quân dân Trung Quốc bị giặc bắn chết và chôn sống tập thể lên tới hơn 19 vạn người, còn cư dân bị giết rải rác, chỉ riêng thi thể được hội Chữ thập đỏ thu gom mai táng đã lên tới trên 15 vạn người, đối với những thi thể bị nước cuốn đi thì không thể đếm được. Sự thực đẫm máu này, nhân dân Trung Quốc không bao giờ có thể quên được!
Đế quốc Nhật Bản mưu toan lấy tàn sát dã man để làm nhụt ý chí kháng chiến của nhân dân Trung Quốc. Nhưng, sự gian ác đốt nhà giết người tràn lan của chúng không những không làm nhân dân Trung Quốc khuất phục, mà ngược lại càng kích thích sự phẫn nộ và quyết tâm kháng chiến của nhân dân Trung Quốc. Một người ngã xuống, hàng nghìn hàng vạn người đứng dậy, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc đã triển khai cuộc kháng chiến anh dũng ngoan cường chống lại giặc Nhật, cuối cùng đã giành thắng lợi toàn diện trong cuộc chiến tranh chống Nhật vào tháng 8 năm 1945.
Bọn giặc giết người không thể có hậu quả tốt đẹp được, kẻ gây ra cuộc tàn sát lớn. Nam Kinh - tên sư đoàn trưởng Nhật Tanimasu về sau bị nhân dân Trung Quốc bắt làm tù binh, và xét xử công khai tại Nam Kinh năm 1946, đã kết án tử hình.