Nếu bạn muốn dừng cuộc nói chuyện vì bất cứ l{ do gì thì bạn nên rút lui lịch sự và không làm tổn thương lòng tự trọng của người khác. Tôi nhận thấy ngời ta chỉ duy trì cuộc trò chuyện lâu hơn cần thiết vì hai l{ do sau: họ dang bị kẹt, nhất là hội thoại chỉ có hai người, hoặc họ đang có một cuộc trò chuyện quá dễ chịu. Nhưng nếu bạn tham dự một buổi tiệc hay một cuộc gặp mặt của giới chuyên mô và mục tiêu của bạn là gặp gỡ mọi người, bạn phải dũng cảm rời bỏ đối thoại nhằm hoàn thành mục tiêu của mình. Nhưng hãy thực hiện sao cho hợp l{, một lời tạm biệt khéo léo sẽ thắt chặt thêm mối quan hệ của bạn.
Khi bạn chuẩn bị kết thúc cuộc trò chuyện với ai đó, hãy nhớ lại l{ do bạn bắt chuyện với họ và chuyển đối thoại về chủ đề đó. Làm như thế, bạn sẽ có được cuộc trò chuyện { nghĩa và bạn sẽ dễ dàng rút lui. Ví dụ như, tôi sẽ nói: Tom, được nói chuyện với anh về những thay đổi đang tác động tới ngành { tế thật tuyệt vời. Giờ tôi phải ra gặp một khách hàng trước khi cô ấy rời tiệc. Cám ơn vì đã chia sẻ với tôi kinh nghiệm của anh. Tom đáp lại lời khen đó và chúng tôi bắt tay, tôi gật đầu ra dấu với người khách hàng còn Tom đi về hướng khác.
Lưu { rằng tôi không hề xin thứ lỗi về việc mình bỏ đi. Tôi cũng không viện những l{ do thoái thác. Luôn tỏ ra tự tin và trình bày một cách lịch sự l{ do bạn phải dừng đối thoại là điều hết sức quan trọng. Thậm chí ngay cả khi bạn muốn nhanh chóng thoát ra, hãy luôn tỏ ra nhã nhặn. Dưới đây là một vài cách rút lui khéo léo.
Những cách để rời khỏi đối thoại
Tôi muốn dạo quanh để xem hết triển lãm Tôi muốn đến nói chuyện với người phát biểu Tôi muốn đi giao lưu và gặp gỡ thêm một vài thành viên nữa
Tôi cần nói chuyện với bà chủ tịch trước khi bà ta rời tiệc
Tối nay tôi đã hứa là sẽ làm quen với ba người mới.
Trong sáng nay tôi muốn gặp một vài khách hàng tiềm năng
Tôi muốn đi một vòng để chào mọi người trogn buổi tiệc tối nay
Những cách rút lui khéo léo như trên rất hiệu quả bỏi chúng tập trung trực tiếp vào bạn. Hãy chứng tỏ rằng bạn buộc phải rời đối thoại vì việc bạn sắp làm là cần thiết.
Khi nói rõ l{ do, bạn đã làm với bớt nặng nề cho người cùng trò chuyện. Họ sẽ hiểu việc bạn phải rời đi không liên quan đến chất lượng của cuộc nói chuyện với họ. Hay bạn cũng có thể mượn chiến lược của George Plimpton khi muốn rút lui khỏi những cuộc nói chuyện nhàm chán. Plimpton cho biết anh luôn cầm hai cốc đồ uống. Nếu như thấy cần phải rút lui khi nó chuyện với ai đó, anh ta sẽ lịch sự xin lỗi với l{ do anh phỉa đi đưa đồ uống cho ai đó.
Nguyên tắc chính trong việc rút lui là khi rời đi, hãy làm như những gì đã nói. Nếu như bạn chào Joanne và nói bạn muốn đi xem hết triến lãm, hãy cứ đi xem. Nếu như bạn tự cho phép mình làm sai với những gì bạn đã nói, bạn có nguy cơ xúc phạm tới người vừa nói chuyện với bạn. Ví dụ như, nếu như Vince kéo bạn lại khi bạn đang chuẩn bị đi xem triển lãm. Đừng dừng lại để trò chuyện. Thay vào đó hãy nói: Vince à, rất vui gặp anh. Tôi đang định đi xem triển lãm. Anh có muốn đi cùng tôi hay không hay lát nữa tôi sẽ gặp anh nhé? Bạn sẽ phạm sai lầm nếu mải mê trò chuyện với Vince. Joanne sẽ thấy bạn không đi xem triển lãm. Cô ấy sẽ suy diễn rằng bạn sẽ không bao giờ đi xem triển lãm. Cô ấy sẽ suy diễn rằng bạn sẽ không bao giờ đi xem triển lãm mà đó chỉ là cái cớ bạn viện ra để kết thúc câu chuyện với cô ấy. Từ đó bạn sẽ mang tiếng xấu và có thể cả những hậu quả không lường trước được. Đừng đốt cháy một cây cầu chỉ bởi không đến được đích tiếp theo.
Quan tâm đến công việc
Tập trung vào dự định của mình sẽ giúp đối thoại của bạn có hiệu quả, hơn là việc bắt chuyện với bất cứ ai trong buổi tiệc. Bạn nên chuẩn bị trước các câu hỏi và nghĩ về những kiểu người bạn muốn gặp. Đi đúng hướng theo kế hoạch nhằm hoàn thành mục tiêu sẽ giúp bạn có động lực rời bỏ cuộc đối thoại này để tham gia vào đối thoại khác, đồng thời giúp bạn có thêm nhiều cách từ chối khéo léo khác.
Bạn có thể tìm sự giúp đỡ từ chính người trò chuyện mà bạn đang định rút lui bằng cách nhờ giới thiệu hay hỏi thông tin. Ví dụ như, bạn đã nói chuyện với Shelly 15 phút và bạn muốn gặp gỡ thêm một vài người nữa trước khi bữa tiệc kết thúc. Shelly thực sự có thể giúp bạn nếu như bạn để cô ấy làm việc đó. Hãy nói: Shelly này, tôi đang gặp khó khăn với chương trình đồ họa ở nhà. Chị có quen ai biết sử dụng chương trình này không? Shelly hoặc sẽ dẫn bạn đến gặp người thích hợp hoặc cô ấy sẽ nói không quen ai biết sử dụng chương trình đó. Thế nào thì bạn cũng đương nhiên được giải thoát. Nếu như Shelly không thể giúp bạn, bạn hãy cảm ơn cô ấy và nói bạn rất cần tìm ra ai đó và chào tạm biệt Shelly. Thật dễ dàng, do đó đừng bia ra một rắc rối để chấm dứt đối thoại. Hãy kiểm tra lại kế hoạch của bạn và liên hệ với những người có liên quan đến múc tiêu của bạn.
Giả sử bạn muốn tìm một khách hàng tiềm năng hay một công việc mới cho mình. Nếu như bạn đến buổi tiệc với mục tiêu đó, bạn nên thực hiện thực hóa nó. Bạn có thể làm việc đó dễ dàng mà không phải loại trừ người đối thoại ngay lập tức. Đơn giản chỉ cần nói: Patrick anh có quen ai có { tưởng về nơi tôi cso thể tìm được công việc làm kỹ sư không? Một câu hỏi như thế mang lại rất nhiều lợi ích cho bạn. Thứ nhất, nó ngầm thông báo cho người kia biết rằng bạn đang cần việc làm. Patrick có thể sẽ giúp bạn. Lợi ích thứ hai, bạn đang mở kênh liên lạc với những người khác. Patrick có thể sẽ nói: Rất tiếc là tôi không thể giúp gì được cho chị, nhưng Jim, người đứng bên quầy bar, là một kỹ sư. Có thể anh ta sẽ giúp ích được cho chị. Bạn có thể lịch thiệp rời bỏ cuộc trò chuyện và đi về phía người có thể giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. Hãy giới thiệu bản thân mình với Jim: Tôi vừa trò chuyện với Patrick và anh ấy nói rằng anh là một kỹ sư. Bạn đã có sự khởi đầu và chủ đề của cuộc nói chuyện mà không cần nỗi lực nhiều hay lo lắng. Bạn cũng có thể có được một công việc mới ngoài sức tưởng tượng.
Đừng ngần ngại hỏi về công việc hay nhờ người khác giới thiệu khi bạn rút lui khỏi đối thoại. MỌi người đến buổi gặp mặt của các doanh nhân đều có những kế hoạch cho riêng mình – và hầu hết mọi người đều tìm kiếm công việc kinh doanh mới. Bạn sẽ không thiếu cách để hỏi thông tin về công việc hay để tham khảo. Dưới đây là một vài phương pháp để quan tâm đến công việc. Bạn hãy thử một vài cách và chỉnh sửa sao cho phù hợp với tính cách của bạn:
Bạn có thể gợi { một ai đó cần…; tôi đánh giá rất cao thông tin đó.
Bạn có thể gợi { cho ai đó mà tôi có thể nói về vấn đề…?
Bạn có quen ai có thể giúp tôi trong vấn đề về …?
Tôi đã hy vọng là sẽ gặp ai đó quan tâm đến… Bạn có quen ai như thế không?
Có ai ở đây mà tôi có thể nói chuyện về việc gia nhập…?
Không phải trong hoàn cảnh nào bạn cũng dùng những câu trên. Bạn có thể thích nghi với các sự kiện xã hội khác. Dưới đây là một vài ví dụ:
Cách hỏi những thông tin xã hội
Tôi rất muốn tìm ai đó quan tâm đén môn đi bộ hoặc ai có thông tin về các nhóm đi bộ. Bạn biết ai có thể giúp tôi không?
Bạn có quen người nào mới bước vào lĩnh vực này không?
Tôi đang tìm người quan tâm đến các hoạt động tình nguyện.
Bạn có quen người nào muốn xem trận New York Giants vào tối thứ Hai tới không?
Đổi gác
Một cách rút khỏi hội thoại khá quen thuộc là đổi gác, tức là khi có người mới tham gia đối thoại và nói chuyện với một vài người trong nhóm, một người có thể sẽ rút lui. Đây chính là cơ hội dễ dàng và nhanh chóng nhất mà người ta vẫn sử dụng để rút lui. Mặt trái của mẹo này là nó chỉ áp dụng cho việc rút lui, nếu như bạn đang tìm một l{ do khẩn cấp để rút lui thì đây chính là tấm vé của bạn.
Một cách khác là bạn mang theo cả người đồng hành nói chuyện với mình đi theo. Cách này có thể được thực hiện thậm chí cả khi bạn là người nói chính. Hãy nhường lại hội thoại cho người có khả năng giúp đỡ người mới đến. Bạn sẽ dễ dàng chuyển nhiệm bằng những câu giới thiệu sau:
Đề nghị họ tham gia cùng bạn
Tôi muốn giới thiệu anh/chị với một người bạn của tôi cũng làm lĩnh vực như anh/chị. Xem nào, cô ấy có ở quanh đây không nhỉ.
Matt là một chàng trai tuyệt vời. Tôi muốn được giới thiệu hai bạn với nhau.
Mình cùng đi gặp người chủ trì nào.
Tôi vừa thấy Jennifer tới đây. Hãy đến chào cô ấy nào.
Cùng đi giao lưu đi. Tôi đã tự hứa phải gặp một vài người mới.
Mình cùng đi lấy đồ cho bữa tối nào.
Đưa ra lời mời người đối thoại cùng tham gia điểm đến tiếp theo cùng bạn là một cách rút lui { tứ và lịch thiệp. Bạn vẫn tập trung được vào chương trình của mình mà không khiến cho người bạn đối thoại bị mắc cạn. Hãy thử nghĩ ngược lại, người khác mời bạn tham gia cùng cô ấy. Đây là cơ hội để giới thiệu với người khác hoặc bạn có thể lịch sự từ chối mà vẫn cảm thấy thiện chí trong lời mời.
Tỏ lòng cảm kích
Kết thúc đối thoại bằng việc tỏ ra cảm kích với người mình trao đổi thường để lại thông điệp tích cực. Hành động cảm kích người khách vì đã dành thời gian, { kiến và thoải mái trong đối thoại luôn được hoan nghênh. Bạn sẽ tạo được sự đĩnh đạc và tự tin qua việc bày tỏ sự cảm kích và khen ngợi người đồng hành ở một vài khía cạnh khi chào tạm biệt họ. Điều này cũng hoàn hảo như khi bạn sử dụng lời khen trong trò chuyện và hãy nhớ áp dụng nguyên tắc: Phải thành thật. Thành tâm bày tỏ thái độ sẽ mang lại làn sóng thiện chí và liên trowngr tích cực với tên của bạn. Cảm kích chính là một lời khen khi kết thúc câu chuyện. Bạn kết thúc câu chuyện bằng một dấu hiệu riêng, khiến cả bạn và người cùng đối thoại đề cảm thấy tốt về nhau. Dưới đây lfa một vài cách để làm việc này.
Bày tỏ sự cảm kích
Thật tuyệt khi được gặp bạn và được nghe về điều đó
Tôi rất hứng thú được nói chuyện với anh về công việc mới của anh.
Tốt rất cảm kích sự nhiệt tình chia sẻ { kiến của anh.
Cám ơn anh vì cuộc trò chuyện thú vị.
Tôi rất vui vì anh giới thiệu chủ đề… với tôi. Thật thú vị.
Thật tuyệt khi được gặp ai đó liên quan đến…
Anh thật chu đáo khi giới thiệu tôi với… Cám ơn anh.
Tôi rất cảm kích về nỗ lực kéo tôi vào câu chuyện của anh. Thật khó đối với người mới đến và anh đã khiến mọi chuyện dễ dàng hơn với tôi.
Nhớ rằng bạn mở đầu câu chuyện thế nào thì hãy kết thúc như thế bằng một nụ cười và một cái bắt tay. Thậm chí khi bạn phải đứng dậy đi vòng qua bàn để làm điều này. Bạn tạo ấn tượng cuối cùng khi đóng dấu cuộc trò chuyện bằng một cái bắt tay. Chỉ một cái bắt tay nhanh gọn nhưng lại củng cố được mối quan hệ mà bạn vừa nỗ lực tạo dựng. Phần kết của cuộc trò chuyện là cơ hội cuối cùng để bạn tạo lập quan hệ với ai đó. Hãy biết tận dụng điều đó.
Tạm biệt là điều đáng tiếc ngọt ngào
Nếu bạn gặp ai đó và muốn tiến xa hơn trong mối quan hệ, thì cách tốt nhất là trước khi ngừng trò chuyện, hãy đề nghị được gặp lại anh ấy. Đưa ra lời mời như vậy thực sự là một gánh nặng. Nếu như bạn là phụ nữ, đừng nghĩ bạn sẽ phải đợi nam giới ngỏ lời trước – cho dù đó là công việc hay chuyện đính hôn. Nếu như bạn còn độc thân và muốn tìm { tưởng cho việc đưa ra lời mời, hãy xem Chương 13. Chương này nói về cách sử dụng thành công đối thoại để đạt được mục đích của bạn. Nếu như mục đích của bạn là gặp một người bạn mới và nuôi dưỡng mối quan hệ, hãy nghe theo lời khuyên trong chương đó. Giới tính không phải là điều cốt lõi.
Bạn hãy lấy hết can đảm và thực hiện. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy đôi chút bất tiện, nhưng cách duy nhất để hái được quả là phải trèo lên cây. Và nếu như bạn có bị từ chối, thì đó cũng không phải là cái cớ để người ta kết luận về con người bạn – người khác không đủ hiểu về bạn để có thể đưa ra bất kz kết luận nào. Tôi nhớ tới anh bạn Rex… Nỗi xấu hổ chính là nguyên nhân khiến anh ấy khống dám mời tôi ngồi cùng. Nếu ai đó từ chối bạn, bạn sẽ không thể hiểu được l{ do nếu như họ không nói ra. Dưới đây là một vài cách mời người khác duy trì mối quan hệ:
Đưa ra lời mời
Tôi không muốn độc chiếm thời gian của bạn tối nay Liệu chúng ta có thể sắp xếp gặp nhau sau được không?
Liệu tôi có thể gặp anh vào buổi họp tới không? Tôi sẽ nghĩ về anh trong suốt… Liệu tôi có thể gọi cho anh khi quay lại không? Tôi rất muốn dành thời gian nói chuyện với anh.
Liệu tôi có thể gọi cho anh để hẹn khi thuận tiện?
Tôi muốn ôn lại những điều chúng ta đã học ở lớp học tối nay. Anh có sẵn lòng đi uống cà phê với tôi không?
Tôi rất muốn gặp anh để bàn công việc. Anh có muốn tuần tới chúng ta gặp nhau và bàn lại vấn đề đó không?
Tôi hy vọng chúng ta sẽ sớm hợp tác. Liệu trong những ngày tới tôi có thể gọi cho anh để biết anh quan tâm tới chuyện này ra sao không?
Trước khi bạn kết thúc đối thoại, hãy xác định rõ ràng điểm đến tiếp theo. Bạn không nhất thiết phải có ngay một cuộc trò chuyện khác. Hãy thoải mái chọn đồ ăn, đồ uống mát lạnh, gọi cho người trông trẻ và kiểm tra bọn trẻ, đi toa-lét hoặc thậm chí đi dạo quanh phòng. Việc đi lại luôn thu hút quan tâm, chính vì thế đừng làm gì để trông bạn như đang lạc đường. Nếu như người nói chuyện vừa rồi nhận ra bạn đang lang thang không mục đích, họ có thể sẽ cảm thấy bị xúc phạm vì nghĩ rằng bạn muốn ở một mình hơn là nói chuyện với họ.
Những biểu hiện khi bạn rời khỏi đối thoại sẽ để lại ấn tượng cuối cùng, do đó bạn nên thể hiện sự tế nhị bằng cách rời đi một cách lịch sự. Những kỹ năng này không có gì bí ẩn hay phức tạp cả. Chúng chỉ là những bí quyết thông thường. Hãy thực hành thường xuyên cho đến khi bạn có thể thoải mái rời bỏ mọi câu chuyện bằng nhiều cách. Khi thuần thục kỹ năng này, chắc chắn bạn sẽ cải thiện sự tự tin đồng thời nâng cao sự tự chủ và khiến bạn trở thành người nói chuyện tuyệt vời.