Chiếc ghe tứ động được trang trí hết sức lịch sự, trang nhã có khoang trong kết hoa tươi thắm, cửa sổ treo đèn đỏ rực. Ông khách chễm chệ ngồi bên trong. Lương gọi dọn tiệc, rồi viết bức hồng tiên, tuyên triệu hết những danh hoa trong xóm chị em tới. Ông khách quý được suy tôn lên ghế nhất cầm trịch, năm bẩy chục em út quây chung quanh để bồi tiếp, mua vui.
Thôi thì phấn hương, thôi thì oanh yến - chiếc ghe bỗng biến thành một nơi khoe sắc phô thanh xưa nay ít thấy. Ông khách tuy tay hữu ôm, tay tả bế nhưng thực ra chẳng có một cô gái nào được ông để lại mắt xanh. Một lát sau, ông lấy cớ ra ngoài, rồi nhân đó biến luôn vào khoang sau mất dạng.
Không ngờ, nhờ đó, ông mới được nghe tiếng nỉ non than khóc hình như của một người con gái. Ông theo tiếng khóc lần tới, thì ra ở khoang chót tận sau lái có một cô gái đang bị mụ đầu lột truồng như nhộng, đánh tới tấp, nằm lăn trên sàn ván. Chiếc roi trong tay mụ đầu càng vụt càng nhanh, chẳng tiếc thương gì làn da non mịn trên tấm thân như ngọc như ngà, chỉ vài phút sau đã thấy máu bật ra từng vết dài khắp mình. Ông khách nhìn cảnh tượng, động lòng bất nhẫn, thốt lên một tiếng "đáng thương" rồi bước lẹ tới giật lấy chiếc roi của mụ dầu, bế xốc nàng lên, đưa ra khoang trước.
Khoang trước lúc đó đã đầy nghẹt các cô. Ông khách bất chấp, thản nhiên lùa tay vào trong túi lấy khăn tay ra, vừa lau nước mắt cho nàng, vừa hỏi tên họ. Người con gái nằm trong lòng ông vừa thút thít vừa trả lời:
- Tên em là Tiểu Yến. Từ khi cha mẹ bán em vào chiếc thuyền hoa này, thường bị mụ đầu đánh mắng, bảo em lạnh nhạt với khách khiến không đắt hàng.
Ông khách nghe nàng nói, nhìn kỹ gương mặt của nàng, dù đầu bù tóc rối, mặt mũi lọ lem nhưng vẫn xinh đẹp tuyệt trần. Ông liền mở chiếc áo tràng bào đang quàng lấy người nàng ra thì, trời ơi, cả một tấm thân tuyệt đẹp lồ lộ hiện Ta trước mắt khiến ông cầm lòng không được, bèn đưa tay vuốt ve làn da mịn màng, nõn nà còn hằn những vệt roi rớm máu.
Tiểu Yến xấu hổ, vội kéo vạt áo che kín thân mình đôi má hồng lên, nguýt ông khách, thì thào bên tai ông:
- Đừng làm thế, người ta cười chết.
Nhưng, khì nàng quay đầu nhìn một lượt thì chủ nhân họ Lương, và năm bảy chục cô đào kia đã rút lui từ lúc nào, bỏ lại họ một mình, tha hồ trò chuyện.
Thế rồi từ đó, ông khách đâm mê luyến Tiểu Yến, đi cũng có đôi, nằm cũng có đôi, luôn một lèo hơn tháng trời, chẳng thèm ra khỏi cửa khoang ghe nữa.
Lúc này, Tiểu Yến đâu có còn là Tiểu Yến ngày nọ. Nàng tô điểm lộng lẫy, vàng ngọc đầy mình, suốt ngày quấn quýt bên ông khách vô danh, có hành tung, kỳ dị. Đôi trai tài gái sắc ân ái muôn phần đằm thắm. Thường chỉ có ông Lương đến gặp đôi phút, nói đôi ba lời rồi lại đi, chứ tuyệt nhiên chẳng có kẻ nào dám tới quấy phiền họ.
Ngày tháng thoi đưa, chớp mắt đã xuân đi hạ tới. Ông khách quý bỗng bảo muốn trở về Bắc. Hỏi ông về Bắc là về đâu, ông chẳng chịu nói. Ông chỉ dặn dò chủ nhân họ Lương đem ba vạn lạng bạc chia làm ba: một vạn lạng thì tậu một biệt thự rộng rãi đồ sộ bên dòng Châu Giang, trồng cây, ươm hoa thật trang nhã một vạn lạng thì cấp cho người đẹp Tiểu Yến để giúp nàng hoàn lương và lấy tiền chi dụng hằng ngày, còn một vạn lạng thì cấp cho chính ông Lương.
Lúc lâm biệt, chú nhân họ Lương hỏi ngày nào trở lại, ông khách đôi mắt bỗng đỏ hoe và nói bằng một giọng hết sức cảm động.
- Ta đi lần này hành tung vô định. Nếu việc ta làm thành công thì bằng rày sang năm ta trở lại. Quá hạn đó, ta e kiếp này không có dịp gặp bọn ngươi nữa.
Ông nói đoạn quay sang thì thầm với Tiểu Yến:
- Ta với nàng yêu thương nhau đã bao ngày tháng thế mà họ tên ta nàng cũng chưa được biết. Thôi để ta: nói cho nàng nghe. Tên ta là Dân Đê, nếu nàng có nhớ đến ta, thì lúc vắng người, nàng cứ gọi đến tên ta tức là ta đã biết rồi đó.
Tiểu Yến nghe xong, khóc lóc thảm thiết, nhiều lần đến ngất đi. Thế rồi giữa lúc nàng đau khố tới cùng cực, Dân Đê dứt áo ra đi.
Người đẹp Tiểu Yến ở trong biệt thự nhớ nhung chờ đợi đã ba năm mà Dân Đê vẫn mất tăm chẳng thấy trở về. Mãi sau nàng mới đem tên họ của người khách nói cho chủ nhân họ Lương hay, lúc đó mới biết Dân Đê chính là anh em với đương kim hoàng đế. Lương giật mình hoảng sợ, từ đó không bao giờ dám nhắc tới chuyện này nữa.
Về sau Dân Đê, Dân Dĩ, tuy không biết rõ tung tích nơi đâu nhưng vẫn còn đôi ba tin tức có thể truy tìm. Tin tức này phát xuất từ một vị tú tài thanh bạch người phủ Cương Đức tỉnh Hà Nam, họ Trang tên Tuân. Trang Tuân đã có mấy đời tổ phụ giữ trọng nhiệm về giáo dục. Thân phụ là Trang Sĩ Hiếu đậu cử nhân từ lúc còn rất trẻ, chính Trang Tuân cũng đã đỗ tú tài Tuân sớm tối mong mỏi công danh phú quý, một ngày mai bay bổng với đời. Ngờ đâu Tuân chỉ đỗ có một lần tú tài đó rồi thôi. Khi Tuân hai mươi tuổi, cha mẹ lần lượt qui tiên. Tuân vốn là người không biết lo liệu gánh vác gia đình, thành thử miệng ăn núi lở, phong bao lâu cả một sản nghiệp của cha ông để lại đã thấy có bề khó giữ. Tuân quyết tâm lập chí, cố theo đuổi sự nghiệp văn chương, nên tinh thực hiện kế sách "dìm thuyền đập nồi", bán cho kỳ hết mấy mẫu bạc điền, xách gói ra đi. Tuân lên kinh đô, bỏ một số tiền quyên lấy đanh nghĩa giám sinh để vào trường thi múa bút so văn, ai ngờ Tuân thi luôn ba khoa, rớt vẫn hoàn rớt, vẫn lại ông tú xác xơ như xưa. Từ đó, buồn chán nghiệp văn lại thêm túng đói Tuân lưu lạc đến nơi kinh thành, ngày ngày thổi sáo giải buồn ngoài chợ Ngô. May cho Tuân là có ông chủ quán của một khách điếm nọ giúp cho một chỗ ngồi trước cống điếm để bói toán kiếm ăn độ nhật.
Ngoài cửa Địa An môn, khách khứa đi lại đông đảo, quang cảnh vô cùng náo nhiệt. Đây cũng là nơi bọn thái giám trong cung nội lai vãng hằng ngày. Bọn này vốn có tính mê tín. Bởi thế cứ mỗi khi có chuyện gì khó xử, lo lắng là lại tới hỏi Trang Tuân. Điểm đặc biệt là trong đám thái giám, người phủ Chương Đức tỉnh Hà Nam chiếm một phần lớn. Do đó, Tuân chơi thân với bọn này, hằng ngày nhắc lại những điều xa xưa nơi quê hương bản quán. Thế rồi không biết từ đâu, một truyền mười, mười truyền trăm, tới tai tên trùm thượng y giám là thái giám Lưu Vĩnh Trung. Trung với Tuân vừa là đồng hương lại vừa là bà con thân thuộc của nhau. Trung nghe bọn đàn em thường nói tới Tuân, bèn nhân lúc rỗi rảnh chạy ra cửa Địa An môn tìm. Từ xa, Trung đã thấy Tuân với chiếc bàn con dùng làm nới bói toán, kê cạnh cổng khách điếm.
Trung bước nhanh tới, gọi lớn:
- Tuân đại ca!
Tuân nghe có người gọi mình vội ngước đầu lên nhìn, thấy Trung hơi quen quen nhưng vì lâu năm không gặp nên nhất thời không nhận nổi. Tuân ngờ ngợ một lát rồi mới sực nhớ, vội cười nói:
- Túc hạ có phải Lưu nhị ca của Lưu gia trang ta không?
Lưu thái giám gật đầu, cười khà khà, ra chiều mừng rỡ.
Trang Tuân vội dọn dẹp đồ lề rồi dắt tay Trung kéo vào quán hàn huyên. Trung khoe với Tuân mình được làm tồng quản thượng y giám, ngày ngày được gặp mặt thái tử và được thái tử tin dùng. Trung còn khoe trong cung hoa lệ ra sao, đồng bọn đông đảo như thế nào, xoay tiền kiếm lợi đủ cách ra sao, khiến Tuân nghe mà đầy thèm khát.
Qua ngày hôm sau, tổng quản thái giám Lưu Vĩnh Trung lại mời thầy bói Trang Tuân tới gặp tài Đại bằng lan tửu lẩu.
Nhậu được một lát Tuân hỏi Trung:
- Đồng bọn của nhị ca ở trong cung có bao nhiêu người?
Trung tổng quản bóp trán suy nghĩ một chập rồi nói:
- Ước tính có tới hơn hai ngàn.
Rồi Trung vừa bấm đốt ngón tay, vừa tính vừa kể:
- Tại Càn Thanh cung, có hai viên tổng quản, bốn viên thử lãnh với hai mươi bốn tên thái giám; ba viên thủ lĩnh quét dọn với tám mươi sáu tên quét dọn. Lại Chiêu Nhân điện có hai viên thủ lĩnh với mười tám tên thái giám. Tại Hoàng Đức điện có hai viên thủ lĩnh với mười hai tên thái giám. Tại Mậu Cần điện có một viên thủ lĩnh với chín tên thái giám. Dưới sáu gác chuông đánh hiệu có mười bốn tên thái giám, sáu viên thủ lĩnh chấp sự với sáu mươi sáu tên thái giám. Tại phòng ngự trà có hai viên thủ lĩnh với năm mươi hai tên thái giám; hai viên thủ lĩnh đưa rước vua lên kiệu xuống kiệu với ba mươi bảy tên thái giám. Tại Khôn Minh cung có hai viên thủ lĩnh với mười bốn tên thái giám. Tại Đông Noãn điện có hai viên thủ lĩnh với tám tên thái giám. Tại Tây Noãn điện có hai tên thủ lĩnh với chín tên thái giám: Tại Giao Thái điện có hai tên thủ lĩnh với năm tên thái giám. Tại Duyến Chi cung có hai viên thủ lĩnh với hai mươi tên thái giám. Tại Trường Xuân cung có hai tên thủ lĩnh với mười sáu tên thái giám. Tại Vĩnh Thọ cung có hai viên thủ lĩnh với mười tên thái giám. Tại Đức Khôn cung có hai viên thủ lĩnh với mười sáu tên thái giám. Tại Vĩnh Hoà cung có hai viên thủ lĩnh với mười hai tên thái giám. Tại Khải Trường cung có hai viên thủ lĩnh với mười tám tên thái giám. Tại Thừa Kiến cung có hai viên thủ lĩnh với mười lăm tên thái giám. Tại Hàm Phúc cung có hai viên thủ lĩnh với hai mươi tên thái giám. Tại Sư Tú cung có hai viên thủ lĩnh với hai mươi tên thái giám. Tại Canh Long cung có hai viên thủ lĩnh với mười hai tên thái giám. Tại Cảnh Nhân cung có hai viên thủ lĩnh với mười hai tên thái giám. Tại gần cứa Quang Tả môn có sáu tên thái giám. Tại Ngự thư phòng, có hai viên thù lĩnh với mười tên thái giám. Tại Cổ đông phòng có hai viên thủ lĩnh với tám tên thái giám. Tại Nam thư phòng có hai viên thủ lĩnh với mười hai tên thái giám. Tại thư phòng của các hoàng tử có mười lăm tên thái giám. Tại Tây thư phòng có năm tên thái giám. Tại Phiên thư phòng có bốn tên thái giám, tại Kinh sự phòng có một viên thủ lĩnh với hai mươi sáu tên thái giám, sáu tên ngự tiền thái giám, mười hai tên đợc thanh thư thai giám. Tại Càn Thanh cung có hai viên thủ lình với tám tên thái giám. Tại Nhật Tinh môn có hai viên thủ lĩnh với bảy tên thái giám. Tại Nguyệt Hoa môn có hai viên thủ lĩnh với tám tên thái giám. Tại Nội Tả môn có hai viên thủ lĩnh với mười bốn tên thái giám. Tại Nội Hữu môn có hai viên thủ lĩnh với hai tên thái giám. Tại Cảnh Hoa môn có hai viên thủ lĩnh với tám tên thái giám. Tại Long Phúc môn có hai viên thủ lĩnh với bảy tên thái giám. Tại Cơ Hoá môn có hai viên thủ lĩnh với mười hai tên thái giám. Tại Đoan Tắc môn có hai viên thủ lĩnh với mười hai tên thái giám. Tại Cần Quang tả môn có bảy tên thái giám. Tại Dưỡng Tâm điện có hai viên thủ lĩnh với hai chục tên thái giám, hai viên thủ lĩnh đã tảo (coi việc quét dọn) với mười hai tên thái giám đã tảo năm tên thái giám tiễn tượng (thợ làm tên) năm tên thái giám án ma, hai thái giám thiết tượng (thợ sắt), hai tên thái giám học thuốc tây, một tên thái giám hoa tượng (thợ vẽ) mười tên thái giám điểu thương. Tại Dưỡng Tâm lộ phòng có ba tên thái giám. Tại phòng khăn áo có một viên thủ lĩnh với mười tên thái giám. Tại đại điện nuôi chim ưng có hai viên thủ lĩnh với hai mươi bốn tên thái giám. Tại phòng nuôi chó lớn, chó bé có hai viên thủ lĩnh với ba mươi tám tên thái giám. Tại phòng nuôi bổ câu có năm tên thái giám. Tại ngự hoa viên có ba viên thủ lĩnh với năm chục tên thái giám. Tại Bắc Tiêu hoa viên có hai tên thủ lĩnh với mười tên thái giám. Tại Đại Khung điện có hai viên thủ lĩnh với bảy tên thái giám. Tại Trung Chính điện có mười bốn tên thái giám. Tại Khâm An điện có hai viên thu lĩnh với ba mươi bốn tên thái giám. Tại phòng bếp nước có một viên thủ lĩnh với mười sáu tên thái giám. Tại phòng củi đuốc có một viên thủ lĩnh với hai mươi tên thái giám. Tại phòng lò sưởi có hai viên thủ lĩnh với mười bảy tên thái giám. Tại sở Triệu Tường có hai viên thu lĩnh với mười bốn thái giám. Tại thư phòng có sáu tên thái giám. Tại Ngộ Hỉ sơ có hai viên thủ lĩnh với mười ba tên thái giám Tại sở nội có một viên tổng quản chín viên thu lĩnh với năm mươi ba tên thái giám. Tại Vĩnh An đình, có ba viên thủ lĩnh với hai mươi lăm tên thái giám. Tại Nam phủ tây lộ, có ba viên thú lĩnh với ba mươi tám tên thái giám. Tại Nam phủ trung lộ, có ba viên thu lĩnh với mười lăm tên thái giám. Tại Nam Huân điện có một viên thủ lĩnh với ba mươi bốn tên thái giám. Tại Ham An cung có hai viên thủ lĩnh với bốn mươi tên thái giám. Tại Phật đường ở Từ Ninh cung có hai viên thủ lãnh với tám tên thái giám; còn có hai viên thủ lĩnh Lạt ma với ba mươi tên thái giám, hai viên thủ lĩnh tụng kinh với mười sáu tên thái giám, hai viên thủ lĩnh giữ cửa với mười hai tên thái giám, hai viên thủ lĩnh hoa viên với bốn tên thái giám, hai viên thủ lĩnh đã tảo với mười hai thái giám đã tảo. Tại Ninh Thọ cung có hai viên thủ lĩnh với mười tên thái giám. Tại Dục Khánh cung có bốn viên Diện thượng thủ lĩnh với sáu mươi tên thái giám; còn có một viên thủ lĩnh coi chim ưng với mười lăm tên thái giám; một viên thủ lĩnh gác cổng với mười một tên thái giám; một viên thủ lĩnh phòng chó với ba mươi tên thái giám; hai viên Chấp sự thủ lĩnh, với mười tám tên thái giám; hai viên thủ lĩnh phòng trà với hai mươi hai tên thái giám, năm tên thái giám điểu thương; một viên thủ lĩnh đã tảo với hai mươi tên thái giám, một trăm tên thái giám duệ tiền (trước vua), một trăm thái giám A Ca hạ, lại một trăm lẻ hai tên thái giám A ca hạ, sáu mươi tám tên thái giám A ca hạ, lại tám mươi thái giám A ca hạ nữa. Tại kho đông có sáu thái giám A ca hạ, lại kho tây có bốn tên thái giám A ca hạ…
Lưu tổng quản kể một hơi, thao thao như nước chảy khiến Trang Tuân nghe đến đầu nặng mắt hoa. Đợi cho Trung tạm ngưng Tuân mới lên tiếng nhờ vả.
- Trong cung nội đã dùng tới không biết cơ man nào thái giám như vậy, thì thêm một tiểu đệ có lẽ cũng chẳng nhiều gì. Tiểu đệ cầu mong nhị ca đưa giúp vào cung làm một tên thái giám, để khỏi phải đói rét vất vả như nay ở ngoài đời.
Trung nghe Tuân nói xong, không khỏi vỗ tay xuống bàn đến bốp một cái rồi phá lên cười bảo:
- Cái ông Trang lão gia này quả thật hồ đồ quá sức! Thiến dái đâu có phải chuyện đùa! Lão gia tuổi tác như thế kia e rằng chết thì phí đi. Nếu lão gia muốn làm ăn thì tớ giúp cho việc này: Số là nơi đây, bọn tớ có cái món thầu áo long bào, thường giao dịch thơ từ với bọn hãng dệt Giang Nam. Nếu không ngại cái chuyện phải vào luồn ra cúi thì lão gia hãy nhận làm một tên chạy cờ đi đã rồi ta tính.
Trang Tuân nghe xong, sướng đến mê người, vội ngỏ lời cảm tạ. Từ đó, Tuân trở thành viên thư ký cho Lưu tổng quản.
Phàm những tin riêng đi lại giữa Trung và các quan tỉnh phủ đều do tay Tuân viết giùm. Tuân được Trung chiếu cố nên chẳng bao lâu tình cảnh của Tuân đã mát mặt, khỏi phải lo sinh kế nữa. Tuy nhiên, Tuân vẫn thèm thuồng vì chưa được biết cung điện thế nào, du ngoạn thích thú ra sao, bởi thế Tuân thường nói với Trung nhờ y đưa vào cung chơi một phen cho biết. Lưu tổng quản chẳng khó dễ gì với Tuân, vui lòng ngay, nhưng bảo chờ khi có cơ hội tốt đã.
Sau đó ít hôm, áo long bào của xưởng dệt Giang Nam đã đưa tới. Trung bèn đem mười tám thái giám đến gia môn nội phủ để lĩnh về. Nhờ dịp tốt đó Trung bảo Tuân cải trang thành thái giám, đeo lính bài, trà trộn vào bọn mười tám tên thái giám kia, cũng vác kiện áo long bào, lần lượt đi hàng một tiến qua cửa Càn Thanh mà vào cung. Qua khỏi cửa cung, Tuân thấy tường vách cao nghệu, cung điện nguy nga đồ sộ, sắc ngói vàng xa tít tắp, nào gác hoạ thêu hoa, nào mái cong, cột chạm, bất cứ cái gì cũng làm cho Tuân mắt hoa đầu choáng.
Qua khỏi Càn Thanh môn là đến Càn Thanh cung. Bước vào cung, Tuân thấy về phía đông toà môn lâu treo tấm biển khắc ba chữ Hoàng Dực điện, về phía tây cũng một toà môn lâu treo tấm biển Chiêu Nhận điện về phía bắc là một cổng lớn, mặt đông đề ba chữ Đông thư phòng, mặt tây đề ba chữ Tây thư phòng, bên trong thấp thoáng bóng người mặc triều phục đi lại. Ngoài cổng, bốn, năm tên thái giám đang đợi chờ.
Khi thấy Lưu tổng quản đi tới bọn thái giám tiến lên đón rước, cười cười nói nói. Đoàn người đi quanh về ngả Tây thư phòng. Sau Tây thư phòng có một dãy tịnh thất ở phía bên kia bức tường, trên cao viết mấy chữ Nam thư phòng, bên trong có tiếng người nói chuyện. Đoàn người vác những kiện áo long bào vẫn đi tiếp. Họ rẽ về dãy hành lang phía tây, rồi qua dãy hành lang phía bắc. Nơi đây cũng có mấy căn nhà trên có tấm biển đề mấy chữ Phiên thư phòng. Lưu thái giám đưa đoàn người xuyên qua Nguyệt Động môn đến ba căn phố trệt, bảo một tên đỡ mấy kiện áo trên vai thay cho Tuân rồi dặn Tuân ngồi chờ nơi đây…
Trang Tuân theo lời dặn của Lưu tổng quản, lẻn vào trong căn phố trệt, tựa cửa sổ ngồi xuống, phóng tầm mắt nhìn qua song cửa. Tuân chỉ thấy bọn thái giám tụm năm túm ba kéo nhau qua phía trước cửa sổ, có bọn thì vội vã hấp tấp, có bọn lại đủng đỉnh như không phải lo bận điều gì, miệng thì thào bàn tán với nhau, cũng có kẻ tay cầm những cái hộp nhỏ đi qua đi lại. Tuy vậy, bọn nào cũng chỉ thì thào trò chuyện chứ đố ai dám cười to nói lớn.
Giữa lúc đang nhìn ngắm đến xuất thần, Tuân cảm thấy như có bàn tay ai vỗ nhẹ vào vai mình. Tuân vội quay đầu lại thì ra là Lưu tổng quản. Lưu lúc đó tay không. Tuân biết Lưu đã làm xong mỏi việc. Tuân theo Lưu tồng quản ra khỏi cản nhà trệt rồi qua cửa Nguyệt Hoa môn, đối diện Nguyệt Hoa môn là một một toà đại điện trên đề Mậu Cần điện phía trong có đủ ngai vàng trướng gấm hết sức trang nghiêm. Tuân và Lưu tống quản lại quanh Càn Thanh cung. Đối diện cung cũng có một cung điện lớn, treo màn gấm sặc sỡ trên cỏ tấm biển đề "Khôn Ninh cung". Về phía hành lang mặt đông có một toà đại điện gọi Đông Noãn điện. Về phía hành lang mé tây có một toà đại điện gọi Tây Noãn điện. Thẳng về phía bắc là toà Khâm An điện. Đi vòng qua Khâm An điện thì đến Ngự hoa viên và cửa Thành Võ. Trung và Tuân, một thái giám thực, một thái giám giả, hai người không đi vào cửa này mà lại quanh về phía đông mà ra. Trước hết họ qua Chung Tuý cung, sau đó xuyên qua Tràng Xuân cung. Cảnh Nhân cung, Cảnh Dương cung, Thừa Kiến cung, Diên Hỉ cung rồi trở lại Chiêu Nhân điện như cũ.
Nghỉ một lát, Lưu tổng quản lại đưa Trang Tuân theo Tư Đức điện quanh về ngã Dực Khôn cung, rồi Vĩnh Hoà cung, Hàm Phúc cung, Vĩnh Thọ cung, Khải Tường cung, Sử Tú cung, xem cho kỳ hết mọi cung, mọi điện. Thực là nhà cửa san sát, lâu đài rực rỡ, không thể tả xiết cái cảnh phú quý hoa lệ.
Trang Tuân đi tới đâu, miệng khen lấy khen để tới đó. Nhưng Trung xua tay bảo Tuân im lặng, bởi vì trời lúc này đã quá ngọ, vào giấc nghỉ trưa: Dọc đường hai người ít gặp bọn thái giám và cung nữ.
Khi xem xong khắp nơi trong cung nội, Trung và Tuân bước qua cửa Thần Vô tới Ngự Hoa viên. Trong vườn, đình, đài thấp thoáng hoa cỏ tốt tươi, tiếng chim hót líu lo vang lên bên tai càng làm cho du khách thêm phần thú vị. Nơi đây năm bước một lầu, mười bước một gác, quả đúng như thế thật!
Giữa lúc hai người đang đi sâu vào nơi muôn tía nghìn hồng thì bỗng phía sau, một tên tiểu thái giám vừa chạy theo vừa gọi Lưu tống quản:
- Trương tổng quản có câu chuyện muốn nói với lão gia đấy?
Lưu tổng quản nghe đoạn vội dừng bước rồi vừa chỉ tay vừa bảo Trang Tuân:
- Lão gia cứ đi về phía trước, xuyên qua khóm cây kia, tới một toà đại sảnh quay mặt ra cả bốn phía, ngồi đợi một lát. Tại hạ đi chắc không lâu sẽ trở lại ngay.
Nói đoạn Trung quay đi. Tuân thong thả bước ra khỏi những lùm hoa, quả nhiên thấy một toà đại sảnh bốn mặt đều có cửa, có bao lơn bao quanh và có đặt rất nhiều chậu cảnh, bồn hoa. Bước vào đại sảnh Tuân thấy trên vách tường bốn mặt đều vẽ phong cảnh rất u nhã, chen lẫn những bài thơ, chữ viết đẹp như cắt. Tuân vốn người đọc sách, hễ thấy chữ, thấy thơ là thích, là quý, bèn gắn mũi vào tường, đọc hết bài thơ này đến bài phú nọ.
Giữa lúc mê mải đọc, Tuân bỗng nghe có tiếng quát từ xa vọng lại, Tuân giật mình, ngẩng mặt lên nhìn qua ngách cửa sổ, thấy máy tên nội giám đang khiêng một cỗ noãn kiệu đi tới trong kiệu là một người đàn ông có vẻ oai võ đáng sợ. Tuân nghi là hoàng thượng giá tới, hoảng hồn bạt vía, cảm thấy đôi chân bỗng mềm ra như bún, muốn run mà run không nổi, muốn bước để trốn mà bước không xong. Nhưng rồi thấy giữa sảnh có một chiếc sập lớn, Tuân gắng hết bình sinh lết vào dưới gầm sập, để tai hướng ra ngoài nghe ngóng.
Một loạt tiếng giầy lộp cộp bước từ ngoài vào. Rồi một người leo lên ngồi trên sập. Trong sảnh lặng lẽ như tờ, ngoài những tiếng sột soạt của bộ quần áo mới chạm va vào nhau. Một phút im lặng đi qua…
Tuân bỗng nghe người ngồi trên sập cất tiếng nói:
- Đem bọn chúng lên đây cho ta.
Tiếng nói của người này hết sức lớn, có một âm hưởng dữ tợn. Tiếp đó, có vài ba người khác xuất hiện. Rồi những tiếng xích sắt rổn rảng vang trên nền nhà. Ba người vừa mới xuất hiện, bị bắt quỳ trên nền gạch. Trong đó có một người tỏ vẻ quật cường hết sức, mặc cho bọn thị vệ tả hữu quát bảo y quỳ xuống mà y vẫn không chịu. Đã thế y lại còn lớn tiếng quát rầm lên:
- Dân Trinh! Mi là một đứa lòng lang dạ sói, vô cùng hiểm độc! Ta với mi vốn anh em cốt nhục chứ chẳng xa lạ gì! Mi cưỡng chiếm ngai vàng làm hoàng đế, việc đó ta chẳng thèm nói tới làm chi. Vậy mà đến tính mạng bọn ta, mi cũng chẳng chịu dung tha, nhất định mưu hại cho kỳ được. Ta hỏi mi, chứ hai vị ca ca Dân Dị, Dân Đường tội gì mà mi bắt gọi là chó là heo? Đã thế mi lại còn giam cầm tù đầy họ, còn ta, tên Dân Đê này, từ lúc phụ hoàng còn tại thế ta đã từng nắm binh mã nam chinh bắc phạt, lập biết bao công lao cho triều đình, nay không luận công hành thưởng chăng nữa, cũng không đến nỗi phải tù đầy giam câm như một tên tử tội. Ta nói để mi biết cái ngai hoàng đế mi đang ngự chính là của ta chứ đâu phải của mi. Mi mãi thông với quốc cữu Long Khoa Đa lẻn đến sửa chiếu chỉ, đổi câu: "truyền vị thập tứ hoàng" ra "truyền vị vu tứ hoàng tử" để cướp ngôi báu của ta. Mi tưởng những hành động gian lận xảo trá đó dễ không ai biết chăng? Hừ! Hừ! Dân Trinh! Mi rồi đây chết khó toàn thây đó.
Người, ngồi trên sập bị kẻ kia chửi bới một phen quá xá, bất giác máu hoả bốc lên, ra lệnh:
- Bất tất nói nhiều! Bay đâu! Đem hoá chúng thành tro ngay cho ta!
Bọn thị vệ tả hữu dạ ran, vâng lệnh. Tuân ghé mắt, thấy một vật gì như cái chiếu trải trên mặt đất, được cuộn lại mở ra mấy lần trong chốc lát rồi chỉ nghe bọn thị vệ báo cáo rằng ba thân vương đều đã hoá thành tro cả. Người ngồi trên sập cười nhạt mấy tiếng, đứng dậy. Mấy tiếng quát ồm ồm nổi lên như khi tới, tức thì bọn nội giám lại ghé vai khiêng chiếc kiệu thoăn thoát bước đi, nhẹ nhàng thanh thản như không có chuyện gì xảy ra.
Trang Tuân nằm dưới gầm sập, thấy cái cảnh khủng khiếp quá đến nôi y đâm ra như ngớ ngẩn. Mãi tới khi Lưu tổng quản quay về nơi đại sảnh, tìm thấy y dưới gầm sập kéo ra, thấy y ngây ngây ngốc ngốc, miệng cứ lập bập nói mãi câu "Làm tôi sợ đến chết, đến chết mất" thì chẳng hiểu ra sao cả, Lưu tổng quản vội đưa Tuân về khách điếm, miệng y vẫn cứ lảm nhảm không thôi: "Làm tôi sợ đến chết mất".
Từ đó, Tuân đâm ra điên thật, hễ gặp ai là y nói câu "Làm tôi sợ đến chết mất".
Lưu tổng quản tới thăm Tuân đôi ba lần, cho mời cả danh sư tới bắt mạch hốt thuốc cho Tuân. Nhưng thuốc đổ vào miệng Tuân chỉ như nước đố vào lỗ cống, thoáng cái đã tiêu đi đi mất mà bệnh vẫn hoàn bệnh. Lưu tổng quản đành chịu chẳng biết làm cách nào hơnl, chỉ còn biết nhờ người đưa y về quê dưỡng bệnh. Thương thay cho Tuân, điên luôn một lèo mười lăm lăm trời, đến khi Ung Chính hoàng đế đã chết, Tuân mới dám đem câu chuyện khủng khiếp trên nói ra cho người ngoài biết.
Chỉ vì Khang Hi hoàng đế có dạ khoan hồng nên Ung Chính mới sinh lòng độc, lại còn hành xử quá đáng đối với các hoàng tử cùng bà con thân thuộc như vậy. Thủ hạ của Chính đã đông, tai mắt lại lắm. Chính ngài cũng thường cải trang thành kiếm khách, vi hành ra ngoài điều tra. Dù cho ai ngồi trong phòng kín đến đâu chỉ cần có nửa câu phỉ báng hoàng đế, tức thì cái sọ của người đó lập tức bay mất. Từ khi Ung Chính hoàng đế thu được, cái gọi là Huyền trích tử rồi lại được vị quốc sư truyền thụ Chú ngũ Lạt Ma thì ngài muốn giết ai là được ngay. Ngài chẳng cần động thủ mà chỉ cần niệm câu thần chú, tức thì Huyết trích tử đi lấy ngay đầu người ấy đem về cho ngài.
Cần nói thêm về cái gọi là Huyết trích tử. Đấy là một trái cầu tròn làm bằng thép luyện, bên trong gài hơn mười lưỡi dao bén nhọn như hình cánh chim, mỗi khi cơ quan hoạt động tức thì những lưỡi dao đó xoay tròn như vành bánh xe, xoay tít. Câu thần chú niệm vừa xong, chiếc thiết cầu đó được ma lực điều động, bay vút lên không, tìm tới chỗ người sẽ bị giết, ngoạm cái đầu người đó vào giữa rồi bay về nộp chủ. Giết người không thấy, máu, biến hiện không tung tích quả là một vật hết sức quái đản, xưa nay chưa từng thấy. Ung Chính hoàng đế nhờ cái vật quái dị đó đã bí mật giết chết bao nhiêu người không, tính xuể
Nói đến tài, trinh thám của ngài thì không một ai là không bội phục. Vào năm Ung Chính thứ sáu, đúng ngày rằm tháng một, các nha môn lớn nhỏ trong kinh thành thảy đều an nhàn vô sự Quan lại lớn bé ai cũng đều về nhà uống chén rượu đoàn viên với gia đình và vui hưởng ngày lễ Nguyên tiêu. Nha môn của nội các vốn không có cư xá cho các quan viên, nên chỉ còn lại có hơn bốn mươi người, cả thầy cả tớ, lo giải quyết công văn qua lại. Tối hôm đó, ngay cả bọn nhân viên này cũng chuồn đi đâu hết, duy chỉ có một người họ Lam ở lại để lo liệu việc đèn nhang. Gia đình họ Lam ở xa, mãi tận miền Phù Dương tỉnh Triết Giang. Lam ngồi một mình buồn, lại thêm trăng sáng vằng vặc trên không nên đối cảnh sinh tình, động lòng nhớ tới quê hương. Để giải buồn, ông đi mua ba can rượu Thiệu Hưng, thái một mâm thịt bò để ngay giữa đại sảnh, vừa ngắm trăng vừa nâng chén. Rượu đã chếnh choáng, nghĩ tới tình cảnh lìa xa gia đình đã tám năm trời đằng đẵng, công việc trong nha môn nội các thảy đều lo liệu hết sức cẩn thận, thế mà chẳng được thăng quan tiến chức gì, ông thở luôn một lúc đến ba tiếng dài lê thê…
Giữa lúc buồn nản đến cực độ ấy, Lam bỗng thấy một đại hán thân hình cao lớn, vẻ mặt oai nghiêm, mình mặc bộ đồ đen, chân đi một giày đăng khoái. Lam nhận lầm đại hán vừa tới ra người gác tại cổng nha, bèn mời cùng ngồi đánh chén với mình cho vui. Đại hán chẳng khách sáo gì, tiếp lấy ly rượu Lam mời, nốc một hơi cạn sạch. Xong đại hán nọ cất tiếng hỏi tên, phẩm hàm chức tước của Lam. Ông Lam liền cười bảo:
- Nói làm gì đến quan chức! Đệ chỉ là một tên cung sư hạng bét nơi đây thôi!
Đại hán nọ lại hỏi giữ việc gì thì Lam đáp:
- Chuyên thu phát công văn giấy tờ.
Đại hán nọ lại hỏi bọn đồng sự có bao nhiêu thì Lam đáp:
- Có bốn mươi sáu người.
Đại hán nọ hỏi thêm cả bọn bỏ đi đâu hết thì Lam đáp:
- Họ đi xem hội, tìm vui hết ráo rồi!
Đại hán nọ lại hỏi tại sao không đi chơi với họ thì Lam nghiêm mặt đáp:
- Đương kim hoàng thượng đối với công vụ rất nghiêm khẩn. Nếu cả bọn đí cả, vạn nhất có chuyện gì, thử hỏi ai gánh chịu trách nhiệm?
Đại hán nọ nghe câu nói này xong thốt lên lời khen, rồi uống tiếp ly rượu nữa, lại hỏi:
- Người ở đay đã bao năm rồi?
Lam đáp;
- Đã tám năm.
Đại hán nọ lại hỏi: "Lương lậu bao nhiêu?" thì Lam cười buồn:
- Hai trăm lạng mỗi năm.
Đại hán nọ hỏi có muốn làm quan không, Lam đáp với giọng chán nản:
- Sao lại không muốn? Đệ chỉ nghĩ mình không có phúc phận nên đành để ngoài tai việc đó đấy thôi?
Đại hán nọ hỏi muốn làm quan gì thì Lam bỗng vén tay áo, vỗ phịch một cái xuống bàn, nói:
- Quan lớn thì đệ chẳng màng chi. Đệ chỉ mong được làm chức quan thuế bến sông tinh Quảng Đông.
Đại hán nọ hỏi chức quan thuế có lợi gì thì Lam giải thích.
- Làm quan thuế, chỉ cần nói riêng về bổng lộc, mỗi năm đã có tới năm trăm lạng bạc rồi. Bọn thuyền buôn xuất khẩu kính biếu hằng ngày nữa, lợi ấy cũng không nhỏ đâu.
Đại hán nọ nghe xong biết vậy, chẳng hỏi gì thêm, đứng dậy từ giã ra đi.
Thế rồi qua ngày hôm sau, một đạo thánh chỉ hạ xuống điều động Lam Lập Trung, một viên chức nhỏ bé, tới giữ chức quan thuế tại bến sông tỉnh Quảng Đông. Khắp triều văn võ ai cũng phải ngạc nhiên về việc điều động một nhân viên hạng chót mà phải hoàng thượng đặc giáng thánh chỉ như vậy. Thực ra việc này chỉ riêng có Lam Lập Trung là biết được mà thôi.
Chuyện đáng cười nhất là sau khi Trung được đi nhận chức mới thì không biết bao nhiều kẻ tới xun xoe lấy lòng Trung.
Hồi đó, có một vị đại thần tên gọi Vương Vân Cẩm vốn là tân khoa trạng nguyên. Ung Chính hoàng đế rất trọng Vương, bởi vậy văn võ khắp triều ai nấy đều lon ton chạy tới xu phụng ông. Cứ mỗi ngày bài chầu trở về, ông lại thấy xe ngựa đứng nghẹt cả cổng. Vương trạng nguyên chẳng ham thích gì, duy chỉ khoái có trò đánh bài lá. Những lúc rỗi rảnh, ông tổ chức ngay tại nhà một vài cuộc đỏ đen với đôi ba người bạn đồng liêu chẳng phải để ăn thua mà là để giải trí. Có một bận, bài. Ông ù lớn. Ông bày lên bàn để tính tiền. Bỗng một trận gió ào tới, quét tất cả phần bài của ông xuống đất. Mọi người vội tụt xuống đất lượm bài lên nhưng khi xét thì thiếu mất một cây bài. Vương trạng nguyên biết vậy, chẳng cần kiếm, cho người nhà lấy một cây bài khác thế vào, lại đánh tiếp.
Qua ngày hôm sau, trạng nguyên Vương Vận Cẩm vào chầu, Ung Chính hoàng đế hỏi ông tối qua ở nhà có thú gì tiêu khiển không thì Vương trạng nguyên cũng nói thực là chơi bài. Ung Chính nghe xong cười khà khà nói:
- Vương Vân Cẩm thực chẳng nói dối trẫm.
Sau đó lại hỏi thêm:
- Trẫm nghe nói nhà ngươi ăn một ván bài khá lớn nhưng bị gió quét đi mất một cây bài, nhà ngươi hình như bực mình lắm. Thế hôm nay đã tìm thấy chưa?
Vương Vân Cẩm nghe đoạn sợ quá, chỉ còn cách dập đầu tâu:
- Tâu thánh thượng Thánh thiên tử xét rõ muôn dặm. Cây bài bị gió quét đi nay thần vẫn chưa tìm ra.
Ung Chính hoàng đế lúc đó thò tay cầm lấy cây bài đặt lên long án từ lúc nào, giơ lên nói:
- Vương Vân Cẩm! Nhà ngươi xem có phải cây bài này không?
Vương nhìn xem thì đúng là cây bài mất hôm qua, vội đập đầu tâu "phải".
Ung Chính hoàng đế nói tiếp:
- Trẫm đã tìm giùm cho nhà ngươi rồi. Vậy nên về nhà ngay mà chơi tiếp đi.
Nói đoạn ngài đứng dậy lui trào.
Từ khi xảy ra chuyện này, văn võ khắp triều anh nào anh nấy sợ Ung Chính hoàng đế một phép, cho tiền cũng chẳng giám thì thào bàn tán lấy một nửa lời về triều chính. Và cũng từ đó, Ung Chính hoàng đế mới được gối cao ngủ kỹ, khỏi lo chuyện âm mưu này nọ. Hằng ngày, ngài ở miết trong cung vua, nô đùa với bọn cung tần mỹ nữ.
Hồi này ngài đã đưa con gái của Quý Tả Lãnh lên làm Quý phi. Ngoài ra, ngài còn phong cho bốn cô nữa được ngài sủng ái lúc bình nhật cũng vào chức đó. Tuy nhiên, trong số mấy quý phi này chỉ có nàng họ Quý là được ngài sủng ái nhất, cứ mỗi lần bãi chầu lui cung là ngài lại tìm nàng để trò chuyện vui đùa với nhau. Nàng quý phi họ Quý lại có cái duyên đặc biệt là hễ nheo mày cười lại khiến cho ai cũng phải mê hồn lạc phách, tấm thân của nàng lại tròn trĩnh, mũm mĩm mịn mát như tơ, từ làn da đến thớ thịt, nhất nhất cái gì cũng có thể gây được những khoái cảm mê ly. Thành thử hoàng đế nhà ta chẳng ngày nào quên được nàng, đến nỗi ngài phải tặng nàng biệt hiệu "ôn nhu tiên tử".
Vị Đại Lạt ma Tây Tạng nghe nói nhà vua khoái việc phong lưu chơi bời, liền cho Tiểu Lạt ma mang tới cho ngài một lọ thuốc hoàn Acotô. Acơtô là một loại thuốc kích dục, uống một vài viên thì được chứ nếu uống nhiều vào sẽ phát cuồng. Lúc trước Đại A Kha Dân Nhung sở dĩ phát điên đến chết là chỉ tại uống thuốc này quá nhiều.
Ung Chính hoàng đế từ khi được thuốc này, quả đã trở thành vô địch về khoản mây mưa. Càng sướng, càng khoái, ngài càng biết ơn vị Đại Lạt ma. Cũng chính vị này đã có công lớn trong việc giúp ngài mưu đoạt ngai vàng, bởi vậy ngài tin cậy lắm. Để tạ lại tình tri ngộ, Đại Lạt ma nhà ta truyền thụ cho hoàng đế khá nhiều "bí thuật". Trước đấy, hoàng đế đã sai xây cất một toà cung điện trên núi Tây Sơn trong đó có một ngôi miếu Lạt ma. Nhưng đến nay muốn cho tiện việc qua lại sớm chiều để vấn kế, ngài truyền lệnh xây cất một toà cung điện khác ở ngày sau hoàng cung.
Phủ Nội vụ phụng mạng hoàng đế ra lệnh tập hợp hết những tay thợ khéo ở kinh đô, một mặt cho nội giám đi về vùng Giang Nam kiếm gỗ. Hoàng đế còn đặc phái một vị Lạt ma sung chức Khâm sai đại thần cùng lo về việc này. Vị Khâm sai này tới Giang Nam, cậy uy thế của hoàng đế, tham nhũng, nhiễu hại quá tệ tới đâu là bắt người ta phải "biếu kính" y tới đó, bắt cả quan địa phương phải kiếm gái cho y. Khi tin đồn ra ngoài, một truyền mười mười truyền trăm, nhiều bà đẹp như mộng, nhiều cô còn nguyên xi, vội vàng đem mình vàng tới tự dâng hiến. Số phụ nữ tình nguyện quá đông đến nỗi vị Lạt ma xài không xuể. Y lại nghĩ cách làm tiền, đặt ra cái lệ là hễ vợ con của các nhà quan mà muốn vào hầu thì phải có lễ đưa vào trước, ít thì một trăm lạng nhiều thì một ngàn lạng. Cả vùng Giang Nam, đàn bà con gái bị tên Lạt ma này làm ô uế chẳng biết bao nhiêu mà kể, y lẩn quẩn ở đây ăn tha hồ chơi, mãi tới năm sau mới về kinh.
Công việc xây cất bắt đầu. Năm sáu trăm tay thợ khéo làm việc liên miên ba năm, toà cung điện Lạt ma mới hoàn tất. Ngày khánh thành chính là ngày vị Đại lạt ma kia thu nạp Ung Chính làm đệ tử và phong cho tước vị "Mạn thù sư lợi Thái Tông hoàng đế". Sau đó vị Đại Lạt ma đưa hoàng đế đi xem điện. Trong điện khắp nơi đắp những pho tượng phật, tượng nào tượng nấy kỳ hình quái trạng đủ kiểu, trông ghê khiếp đến rợn người. Ngay giữa quỉ thần điện, ở phía trong, có đắp một tượng thần ác ma cao hai trượng, mặt chó, đầu mọc hai sừng, tay ôm một nữ thần tuyệt đẹp như ôm con kỹ nữ, còn chân thì đạp lên trên mình một đám gái đẹp, thân thể loã lồ.
Ung Chính hoàng đế thấy vậy, trong lòng khoái thích lắm. Ngài bèn đặt tên cho toà cung điện này là Ung Hoà cung, lấy cái ý Ung Chính hoàng đế qui y Lạt ma giáo. Đồng thời, ngài ra sắc lệnh cho trong cũng như ngoài thành phải xây cất miếu Lạt ma đúng theo kiểu cách ở cung Ung Hoà.
Từ đó, bọn Lạt ma đắc thế tên nào cũng làm quan đâm ra hoành hành bất pháp. Trong kinh thành hồi đó có một câu đồng dao như sau:
Muốn có được chức kinh quan,
Cắt râu, cạo tóc đi làm Lạt ma!
Ung Chính hoàng đế cho rằng ngài đã báo đáp phần nào công lao của vị Đại Lạt ma đã từng giúp ngài cướp đoạt ngai vàng. Ngài cũng không quên công lớn của quốc cữu Long Khoa Đa và Ngạc Nhĩ Thái và cả Trương Đinh Ngọc. Ngài bèn hạ chỉ sai cất một toà lâu đài rộng lớn ở phía bắc phố chợ cho Ngạc Nhĩ Thái, bên trong trưng bày toàn đổ ban thưởng của nhà vua. Chỉ nguyên có một toà phủ để ban thưởng đó, hoàng đế cũng tốn mất tới bốn vạn lạng bạc. Hoàng đế còn phong cho Ngạc Nhĩ Thái làm Văn Đoan công. Mặt khác, ngài cũng phong cho Trương Đinh Ngọc làm Văn Hoà công, lại còn cho làm tể tướng nắm tất cả những việc quân quốc đại sự. Trương Đinh Ngọc nói điều gì hoàng đế không bao giờ không chuẩn y. Khi Ngọc chết, ngài còn đem cả bài vị vào nhà Thái Miếu cúng kiềng. Ân sủng như thế kể đã đến cực điểm.
Ngoài mấy vị kể trên, còn một kẻ được hoàng đế kính trọng ghê gớm nữa. Đó là Miên Canh Nghiêu. Qua năm thứ hai, Nghiêu cùng với Nhạc Chung Kỳ bình định xong Thanh Hải, Tây Tạng, hoàng thượng xuống chỉ phong cho Nghiêu tước Công đệ nhất đẳng, ngay cả đến thân phụ Nghiêu năm đó đã lớn tuổi mà cũng được mang tước đó và còn gia hàm thái phó. Nhạc Chung Kỳ cũng được Phong tước Công đệ tam đẳng. Hoàng đế còn trao chức Thiểm Cam tổng đốc cho Nghiêu, giục ban sư về trước để đáo nhiệm.
Đại tướng Miên Canh Nghiêu tiếp được thánh chỉ, lập tức diễu võ dương oai, ban sư về kinh. Bọn quan huyện, quan châu suốt dọc đường đón rước, ngựa trước ngựa sau, nườm nượp như nước chảy. Đối với đại tướng họ Miên thì bọn này chỉ như bùn, như đất dưới chân, chẳng có nghĩa lý gì hết. Quan viên tại các tỉnh, trấn thì từ hàng tuần phủ trở xuống, võ thì từ tướng quân trở lui, kẻ nào thấy Nghiêu mà chả sợ đến toát mồ hôi.
Chỉ cần một lời nói nhỏ đắc tội khiến đại tướng quân trừng mắt lên là đủ để cho kẻ kia sợ đến mất mật. Tuy nhiên, nói sợ thì sợ thật nhưng lòng họ oán hận không nguôi, kẻ nào cũng chỉ chờ dịp báo thù.
Nghiêu đại tướng có một tên tâm phúc làm chức trung quân quan tên gọi Lục Hổ Thần. Thần thấy đại tướng của mình tác oai tác phúc khó tránh được tai hoạ, nhân lúc vắng vẻ bèn vào thực tâm khuyên can mong Nghiêu dè dặt canh chừng.
Nghiêu lúc đó quá chén, chếnh choáng say, nghe lời Thần bất giác thẹn quá hoá giận, liền vỗ bàn đập ghế mắng:
- Tao đây đã thế hoàng thượng đánh lấy cả giang sơn này ngài thấy tao còn phải sợ huống hồ mi. Mi là cái thá gì mà dám dạy bảo cả tao?
Mắng xong, Nghiêu quát: "Chém!", tức thì đao phủ thủ cháy tới trói Thần lại, đẩy ra ngoài viên môn. May số Thần chưa chết nên gặp được Nhạc Chung Kỳ đang bước vào trướng.
Thần vội hô cứu mạng và nhờ Kỳ nói giùm Nghiêu. Ngày thường quân lệnh của Nghiêu một khi đã ra là đố kẻ nào dám cản, ngoại trừ Kỳ, bởi chi có Kỳ là được Nghiêu kính trọng mà thôi.
Cuối cùng vì nể mặt Kỳ, Nghiêu tha chết cho Thần, quân tiền phong lúc đó đã tới Lư Cầu Kiều, Nghiêu bèn phạt Thần làm tên lính canh gác dưới cầu.
Miên, Nhạc hai vị tướng quân chỉ huy đại đội binh mã tiến thẳng về kinh. Tin báo về tới cung. Ung Chính hoàng đế hạ chỉ cho Miên đại tướng đóng quân lại ngoài thành tạm nghỉ.
Hoàng thượng muốn xuất thành đích thân tới khao quân.
Hồi đó đang vào tháng sáu, trời nắng như thiêu như đốt, Ung Chính hoàng đế cỡi loan xa có tiền hô hậu ủng, xuất thành.
Mặt trời gay gắt trên không. Hoàng đế ngồi trong loan xa, mồ hôi chảy thành giọt đầy mình. Khi ra khỏi thành, ngài bỏ xe lên ngựa. Ánh mặt trời lúc này càng nóng dữ. Tả hữu thị vệ, không một kẻ nào là không toát mồ hôi dầm dề. Chạy một lúc, cả đoàn vào nghỉ trong một khu rừng cây cao lá rậm. Phía dưới bóng cây có vây màn trướng bằng vải đoạn vàng. Chính giữa là chiếc ngai vàng của hoàng đế. Ung Chính hoàng đế xuống ngựa, bước tới toạ ngồi chỉnh chện. Bọn thái giám kẻ cầm quạt thì quạt lẹ, kẻ cầm khăn thì làu vội, kẻ dâng trà mát thì dâng nhanh.
Một lát sau bỗng mọi người nghe quân lệnh vang tới. Ai cũng biết đó là dấu hiệu của Miên đại tướng đã tới. Ung Chính hoàng đế bước ra khỏi trướng, nhảy lên mình ngựa đứng đợi.
Ngài phóng tầm mắt ra xa, chỉ thấy phía trước mặt cờ quạt thành hàng thẳng tắp, đao kích chĩa lên trời tua tủa, toàn thể quân đội đứng im phăng phắc dưới mặt trời nóng bỏng, đến nỗi con ruồi bay cũng nghe tiếng. Quân sĩ mặt đổ mồ hôi tí tách thế mà chẳng kẻ nào dám lau. Đội quân tiền phong tiến tới trước mặt hoàng đế hành lễ rồi tách ra hai bên phải trái để lộ ở chính giữa một cây cờ đại, trên mặt thêu một chữ "Miên" rất lớn.
Rồi, Miên đại tướng quân đầu đội mũ trụ mình mặc áo giáp, cưỡi ngựa đứng dưới ngọn cờ cao nghệu. Về phía hoàng đế thì hai bên, văn từ thượng thư, thị lang, võ từ cửu môn đề đốc trở xuống, đều chiếu theo phẩm trật mặc tiến y mãng bào, kẻ nào kẻ nấy bị nắng thiêu, mồ hôi chảy ra thấm ướt cả mấy lần áo. Miên đại tướng quân cùng Nhạc tướng quân vừa thấy hoàng đế ngự giá tới, vội nhảy xuống ngựa, lom khom quỳ làm đại lễ. Sau đó, nào tổng binh, đề trấn, nào trấn hiệp, đô thống, tất cả, các quan dưới trướng Nghiêu đều lần lượt tiến lên triều kiến.
Hoàng đế truyền lệnh ban yến. Miên đại tướng theo, chân hoàng thượng bước vào trướng chia phận vua tôi ngồi xuống.
Rồi cả bọn vương công đại học sĩ bối lặc, bối tử đều ngồi cả hai bên bồi yến. Cửu môn đề đốc, binh bộ thượng thư củng các võ quan tại kinh đô thì bồi tiếp Nhạc Chung Kỳ và bọn quan viên xuất chinh ở phía ngoài trướng. Ly, tách chạm nhau rổn rảng. Vua tôi vào tiệc, thật là vui vẻ. Trong bữa tiệc, hoàng đế cũng nói tới chuyện giết Dân Dị, Dân Đường. Miên Canh Nghiêu nghe xong, bất giác mình ớn da gà, miệng tuy không nói ra nhưng trong lòng cũng phải ghê khiếp cái tâm địa hiểm độc của nhà vua mà tự nhủ từ nay về sau cũng phải lưu ý đề phòng đôi phần. Hoàng đế lại hỏi tới bọn anh hùng hảo hán xuất chinh ra sao thì Miên đại tướng hồi tấu:
- Thần vâng mật chỉ của hoàng thượng nên khi tới Thanh Hải, Tây Tạng, bắt được vợ con của tướng giặc, thấy đứa nào cũng đẹp bèn đem thưởng hết cho họ làm vợ. Ngay đến em gái của mẹ La Bốc, thần cũng gả luôn cho tên giữ Huyết trích tử nữa. Hiện nay cả bọn đều bị nữ sắc làm mê luyến, tự nguyện ở lại biên ải cho tới già chứ không đòi về kinh sư nữa.
Ung Chính hoàng đế nghe xong cười nói:
- Quốc cữ diệu toán, thật ít người kịp.
Ngài nói tới đây thì tiệc cũng vừa chấm dứt. Miên Canh Nghiêu đứng dậy cáo từ:
- Vị thần vì quân vụ bận thân, chẳng đám ở lâu thêm nữa.
Hoàng đế tỏ thái độ ân cần, đích thân đưa Nghiêu ra ngoài trướng. Ngài ngẩng lên thì thấy toàn thể quân đội đông hàng ngàn vạn vẫn y nguyên giáp trụ, đứng thẳng tắp, im phăng phắc dưới mặt trời như thiêu như đất. Ánh nắng chiếu vào mặt kẻ nào kẻ nấy sạm lại, thế mà chẳng một ai nhúc nhích, cử động. Hoàng đế thấy vậy trong lòng lấy làm bất nhẫn, bèn quay sang bảo nội giám:
- Người truyền dụ xuống bảo chúng hãy cởi bỏ áo giáp ra.
Tên nội giám vội chạy ra, lớn tiếng hô vang:
- Hoàng thượng có chỉ: binh sĩ các người hãy cởi bỏ áo giáp ra!
Chẳng ngờ tên thái giám hô luôn một hơi đến ba lần mà cả đoàn quân sĩ hình như điếc cả, vẫn đứng im phăng phắc, không động cựa. Tên thái giám chẳng biết làm cách nào khác, đành quay về tâu lại với hoàng đế.
Lúc đó, Miên Canh Nghiêu đang nói chuyện với hoàng đế nên chẳng để ý tới việc truyền dụ của ngài. Đến lúc hoàng đế nghe tên thái giám hồi tấu mới biết thánh chỉ của mình chẳng ăn thua gì, bèn bảo Miên Canh Nghiêu:
- Trời nắng quá! Đại tướng hãy truyền lệnh cho binh sĩ cởi giáp cho đỡ nóng.
Miên Canh Nghiêu nghe lệnh, vội rút trong bọc ra một cây cờ hồng nhỏ, rồi chỉ một cái phất, tức thì những tiếng rổn rảng, rầm rập vang động một phương trời, ba vạn người ngựa đã nhất tề cởi bỏ hết áo giáp khiến một khu đồng trống rộng rãi bỗng đầy ngộn, nào giáp nào trụ, cao như một trái núi.
Ung Chính hoàng đế thấy cảnh tượng đó, bất giác giật mình đánh thót một cái. Ngài nghĩ bụng, ví thử kẻ kia nhất đán biến tâm thì tính mạng mình hẳn đã nằm trong tay hắn rồi.
Ngài càng nghĩ càng bồn chồn trong dạ. Miên Canh Nghiêu lúc đó lấy làm đắc ý lắm. y tâu:
- Trong quân chỉ biết có quân lệnh chứ không biết có hoàng mệnh. Xin bệ hạ xét rõ cho.
Ung Chính nghe xong lời nói này của Nghiêu lại càng cụt hứng bội phần. Ngài im lặng, chẳng nói chẳng rằng. Nghiêu nhìn thấy nét mặt nhà vua bỗng trở nên nghiêm nghị, không vui, thì lòng đã đoán rõ vài phần. Y vội cáo từ hồi dinh.
Từ đó về sau, Ung Chính hoàng đế đối với Miên Canh Nghiêu bề ngoài tuy tỏ vẻ kính trọng đặc biệt nhưng bề trong lại theo dõi từng bước. Ngài truyền lệnh cho triều thần thu xếp một toà phủ đệ cực kỳ rộng lớn hoa mỹ cho Nghiêu ở kinh đô. Đồng thời mật phái rất nhiều tay chân thám giám sát nội tình trong phủ đại tướng quân…