Thanh Cung Mười Ba Triều

Hồi 16

Phía sau nhà ông Cán Mộc Nhĩ có một dãy tường quét vôi trắng, ẩn hiện dưới khóm hoa tươi. Cây mã anh hoa chìa một cành lớn qua lỗ tường khuyết. Cánh hoa rơi lả tả mỗi khi có ngọn gió thổi qua.

Hôm đó, dưới chân dãy tường này có một đôi trai gái ngồi kề bên nhau thì thầm trò chuyện. Người con gái là Phật Khố Luân, người con trai chính là Ô Lạp Đặc. Nàng tựa sát vào lòng chàng, vừa thút thít khóc vừa thỏ thẻ kể nỗi tương tự cùng cảnh cực khổ khi nuôi con với chàng. Chàng vừa an ủi, vừa lấy tay gạt lệ cho chàng.

Ông Cán Mộc Nhĩ có một đứa cháu ngoại tên Ân A. Nó là con của Ấn Khố Luân, năm đó đã lên bảy. Chú bé Ân A lúc đó trèo lên cây hái hoa, liếc nhìn qua phía chân tường thấy một đôi trai gái ngồi kề nhau trò chuyện thân mật. Nó để ý nhìn kỹ thì ra cô gái chẳng phải ai xa lạ mà chính là Phật Khố Luân - dì nó, còn cậu trai là Ô Lạp Đặc, kẻ thù của dân làng Bố Nhĩ Hồ Lý mà bất cứ ai, từ già đến trẻ, từ trai đến gái đều ghét đến tận xương tuỷ.

Ân thấy kẻ thù trước mặt, nó vội lui xuống đất, lẳng lặng chạy đi tố cáo với ông ngoại. Ông Cán là một vị thôn trưởng, hơn nữa là một ông lão hiếu thắng, thì làm sao có thể bỏ qua được. Bởi vậy ông lập tức nhảy chồm dậy, chạy vụt ra ngoài cổng. Hồi đó trong thôn còn có một gã đại hán người cao lớn, lực lưỡng khoẻ mạnh tên gọi Hoắc Tập Anh. Ngoài ông Cán ra trong thôn chỉ có hắn là đắc nhân tâm nhất. Hôm chè chén nhậu nhẹt ở đó cũng có hắn, khi ông Cán vội vã chạy đi, hắn lẹ chân đón đường nắm tay giữ ông Cái lại để hỏi nguyên do nhưng ông Cán chỉ thở dài không muốn nói ra.

Lúc đó khách khứa chưa tan, họ bèn vây quanh Ân A. Thằng bé bị mọi người dồn vào giữa, không còn chỗ nào tránh được nữa, đành kể lại, tất cả những gì nó đã thấy. Mẹ nó là Ấn Khố Luân đứng bên cạnh nghe xong, ngẩn mặt ra, chẳng nói lên được câu nào.

Tên đại hán Hoắc Tập Anh quay ngoắt mình, dùng hai tay bắt giữ ông Cán rồi trói lại. Bọn dân làng lúc đó cũng trở mặt, bắt tất cả gia đình ông Cán, nhỏ cũng như lớn, trói vào gốc cây đại thọ trước nhà. Xong rồi Hoắc mới đem theo đến bốn năm tên đại hán chạy ra sau, ngầm phục ở trên đầu tường. Riêng mình hắn leo lên cây, ghé sát tai nghe ngóng. Bên dưới, Phật Khố Luân và Ô Lạp Đặc đang thì thầm trò chuyện thì bỗng nghe một tiếng gầm vang lộng như tiếng sét giữa trời.

Rồi từ trên đầu tường, một bọn người nhảy vụt xuống đất, trong số đó có một tên đại hán nhảy đúng vào đầu Ô Lạp Đặc và ngồi hẳn lên lưng chàng. Ô Lạp Đặc xuất kỳ bất ý bị tấn công nhưng chàng vốn là tay võ nghệ cao cường, sức mạnh hơn người nên trấn tĩnh được ngay, vội tập trung toàn lực đứng vụt dậy, quăng tên đại hán cưới trên lưng ra xa đến sáu, bảy trượng đập đầu vào đá vỡ sọ chết tươi, không kịp ngáp. Phật Khố Luân hoảng sợ đến cực điểm, lúc đó chỉ biết lẩn tránh vào trong lòng Ô Lạp Đặc mà thôi. Hoắc Tập Anh thấy thế tức điên lên, bèn nhảy lên trước xông tới toan cướp lấy nàng. Ô Lạp Đặc một tay dìu Phật Khố Luân lui dần về góc tường thủ thế rồi vươn tay kìa ra bắt được người là bẻ, là quật, là ném. Đã có kẻ bị chàng vật chết, cũng đã có kẻ bị chàng đá cho lăn củ, bị thương khá nặng nằm sóng soài dưới đất rên la.

Chàng vừa chiếm được một vị trí khá tốt, vừa có sức mạnh hơn người cho nên đối phương mới xáp chiến trong mấy phút đầu đã bị chàng hạ đến cả chục và đã có phần núng thế. Song dân làng túa ra càng ngày càng đông. Họ vác dao, cầm giáo xông vào như điên.

Giữa lúc hai bên đang giáp chiến hỗn loạn, thì một chiếc thòng lọng từ trên không quăng xuống đầu chàng. Chàng nhất thời không kịp đề phòng, nên bị chiếc thòng lọng trói chặt cả chân tay, giật té sấp xuống đất. Đối phương có tới tám chín chục người, nhất tề ùa tới đè lên người chàng rồi lấy dây thừng trói chặt lại như trói một con heo nọc. Phật Khố Luân cũng bị chàng trói đem vào trong nhà.

Hoắc Tập Anh ngồi trên ghế thẩm vấn, Ô Lạp Đặc một lời cũng trăng trối. Chàng kể hết mọi chuyện xảy ra từ khi chiến đấu bị thương trốn nấp trên bờ hồ rồi lúc dưới trăng gặp Phật Khố Luân nàng hẹn tương ứng tại miếu Chân Chân, rồi lúc trang trí sơn động trên mỏm Lạc Đà, rồi khi giả làm cọp vằn bắt cóc nàng lên núi để giao kết mối ân tình, lại lúc đưa nàng xuống núi, lần sau được tin nàng sinh trai, rồi lén tới gặp nàng đã ba lần, mưu tính đem con trốn về Lê Bi Cốc để xây dựng một cuộc đời vợ chồng trăm năm đầu bạc. Chàng kể hết từ đầu chí cuối không thèm giấu một chút nào. Dân làng nghiến răng nghiến lợi tỏ vẻ tức giận đến cùng độ. Một số lớn phụ nữ lấy ngón tay chỉ Phật Khố Luân chửi nàng là đồ vô liêm sỉ, không biết ân cừu là gì. Trong chốc lát căn nhà bỗng trở nên ồn ào ầm ỹ chẳng khác chi một cái chợ.

Hoắc Tập Anh đứng phắt dậy quát bảo mọi người im lặng rồi gọi mười hai người gia trưởng họp lại bàn tính, xét xử. Mọi người đều nói: "Kẻ nào tư thông với địch thì theo tổ tiên xưa truyền lại, phải xử tội hoả thiêu. Do đó, hôm nay bọn ta phải đem đốt chết Ô Lạp Đặc, Phật Khố Luân và đứa con trai của chúng là ái Thân Giác La Bố Khố Lý Ang Thuận. Còn ông Cán Mộc Nhĩ thân đã làm thôn trưởng mà để cho con gái làm điều ô nhục thì không còn xứng đáng nữa. Bọn ta cần phải đuổi ông ta và cả gia đình ra khỏi thôn".

Bản án trên vừa tuyên bố xong, dân làng ai cũng lấy làm khoái ý. Họ bèn giam ba vợ chồng con cái Phật Khố Luân vào trong một căn phòng, còn hai vợ chõng ông Cán Mộc Nhĩ cùng với Chính Khố Luân, Nạc Nhân A Lạp bốn người giam vào trong một căn phòng khác. Ấn Khố Luân thực ra cũng có tội nhưng nàng nhờ có đứa con Ân A có công báo tin, nên có thể đem công chuộc tội. Hơn nữa, nàng đã đi lấy chồng thì lại cho về nhà chồng như cũ.

Qua ngày hôm sau, trong một vùng sơn ao đầu làng, người ta cất một cái đài, bên dưới chất đầy rơm cỏ củi đuốc, những đồ dẫn hoả. Dân làng hôm đỏ ai cũng dậy sớm, kéo nhau ra chung quanh đài để xem xử. Nhưng mãi đến đúng trưa mới thấy một đoàn người dùng mấy tấm ván khiêng Ô Lạp Đặc và Phật Khố Luân ra. Đứa bé bị trói chặt vào trong lòng mẹ nó. Họ đưa tội nhân lên đài, trói vào hai cái trụ cây đứng giữa mặt đài.

Họ nhìn mặt Ô Lạp Đặc thấy chàng vẫn tươi cười, không có vẻ gì sợ hãi. Chỉ có Phật Khố Luân âu sầu buồn bã, cúi gầm mặt xuống, để mặc cho dòng lệ tuôn trào. Bố Khố Ang Thuận bị trói chặt vào lòng mẹ, khóc đã gần đến khàn tiếng hết hơi. Phía dưới đài một số đông dân làng Bé Nhĩ Hồ Lý vây quanh, cười nói chửi rủa, nhảy nhót múa may quay cuồng hết sức ồn ào ầm ỹ.

Phật Khố Luân ngửng đầu lên, giương to cặp mắt đẫm lệ nhìn thấy cha mẹ anh chị, những người thân thích cúi đầu buồn thảm đang chạy trước mặt, đằng sau có từng đoàn dân đinh tay vác giáo, tay cầm đao áp tống họ ra khỏi làng. Xa hơn, Ấn Khố Luân một mình kêu khóc than vãn, theo sau cùng để tiễn đưa. Khi đoàn người đi qua phía dưới đài, Phật Khố Luân nghe mẹ mình kêu một tiếng, nhưng bọn dân làng đã xô đẩy bà ra khỏi sơn ao. Mắt nàng bỗng tối sầm lại rồi ngất đi lúc nào không biết. Mãi đến lúc mũi bị khói xông vào, nàng mới tỉnh lại thì thấy dưới đài lửa bốc cháy ngùn ngụt. Những ngọn lửa như những con rắn khổng lồ đỏ chói hùng hổ chỉ chực nuốt chửng mẹ con nàng. Nàng sợ hãi quá, tay chân như co quắp lại, trong khi Ô Lạp Đặc bị trói ở bên cạnh chi nói được có một câu:

- Anh làm hại đời em rồi!

Bỗng ở phía dưới đài, một tiếng gầm vang khang khác gì triều dâng núi lở. Rồi một đoàn người tay cầm đao thương hùng hổ xông tới, thấy người là chém, gặp vật là đâm, mạnh tợn không ai đương cự nổi. Ô Lạp Đặc nhận ra đó là đoàn dân đinh của thôn mình, liền hô lớn:

- Bớ các anh em! Mau lại đây cứu tôi! Mau lại đây cứu tôi! Mau lại đây cứu tôi! Bớ các anh em!

Tiếng hô vừa dứt thì đã thấy sáu bảy đại hán nhẩy lên đài, vung đao chém sạch những dây trói rồi cử người mang đi: Phật Khố Luân hai chân đã mềm ra như bún, một bước cũng không xê dịch được. Ô Lạp Đặc vội bế xốc nàng lên rồi co chân nhảy vụt ra sau đài, xuống đất. Một địch thủ vác dao chém tới. Chàng tung chân lên đá mạnh vào cườm tay hắn. Hắn đau quá, buông tay ra, tức thì cây đại đao rớt xuống. Chàng thừa dịp lượm lấy thanh đao, rồi múa tít như chong chóng, tiếng gió vang dội cả một vùng. Đối phương cũng chẳng phải tay vừa, họ cậy đông người, vây lấy chàng, tấn công ráo riết, nhưng võ nghệ của chàng tỏ ra siêu quần bạt chúng, nên rút cuộc chẳng có một địch thủ nào sáp lại được gần chàng. Chàng vừa đánh vừa lùi, lùi mãi tới ven hồ Bố Nhĩ Hồ Lý, vào sâu trong đám rừng tùng cành lá xum xuê… Cách đối phương đã xa, lúc đó chàng mới yên tâm phần nào, nâng Phật Khố Luân đậy đặt ngồi trên một phiến đá bằng phẳng cho nàng nghỉ ngơi đớ mệt. Hai vợ chồng nhìn lại đứa con bé trong lòng mẹ thì ra nó ngủ ngáy o o từ lúc nào. Phật Khố Luân nhìn con vừa nói được một lời: "Xấu hổ chưa" thì Ô Lạp Đặc đã vội xua tay ra hiệu cho nàng nín lặng. Thì ra bên ngoài ven rừng, còn có đến hơn chục truy binh đang tìm kiếm khắp nơi… Giữa lúc nguy cấp ấy chú bé bỗng khóc oa oa vang lên khiến bọn truy binh bên ngoài nghe được. Chúng hè nhau xông vào rừng.

Ô Lạp Đặc vội dắt Phật Khố Luân theo ven hồ chạy trốn. Khốn một nỗi chỗ này một bên thì vách đá dựng đứng còn một bên thì suối sâu thăm thẳm. Phật Khố Luân chú ý lắm mới len lỏi bước đi được nhưng nàng ngã lên ngã xuống khiến thằng bé hoảng sợ đến khóc tiếng càng lớn.

Truy binh đằng sau xem ra đã gần lắm. Ô Lạp Đặc liền đứng dừng lại, tay cầm ngang lưỡi đao chỉ còn đợi chiến đấu.

Chàng khoát tay ra hiệu cho Phật Khố Luân trốn lẹ. Nàng chẳng còn cách nào hơn là đành phải rời chồng bế con chạy miết về phía trước, vòng qua eo núi. Thằng bé khóc tiếng càng lớn. Nàng chỉ lo ngại bọn truy binh tìm đường ắt đuổi kịp.

Lúc đó một người đàn bà với một đứa bé con thì biết lấy gì mà chống đỡ, e tính mệnh khó còn. Nàng ngước mắt nhìn lên, thì ra chỗ nàng đang chạy chính là chân núi mỏm Lạc Đà thác nước từ trên cao như một tấm lụa trắng trải dài đang cuồn cuộn xô xuống nhanh như ngựa chạy. Bên ven suối cạnh rạch nước, nàng thấy có một chiếc thuyền độc mộc. Lúc ấy sinh mưu hay, nàng quyết định ngay chủ ý, vội ôm con đặt vào lòng chiếc thuyền rồi đem sức bình sinh đẩy thuyền ra giữa hồ. Chiếc thuyền bị dòng nước cuồn cuộn trôi phăng đi như tên bắn. Chỉ trong nháy mắt đã xa lắm: Nàng không còn nghe tiếng con khóc nữa, lúc đó mới quỳ xuống bên hồ cầu trời phù hộ cho con. Giữa lúc đang bi thương sầu khổ ấy bỗng có đôi cánh tay từ đằng sau ôm lấy thân nàng. Nàng giật mình sợ, vội quay đầu lại nhìn xem, thì ra đó là Ô Lạp Đặc. Khắp mình chàng còn đẫm máu tươi, chàng thở vo vo, tỏ vẻ rất mệt nhọc nhưng môi chàng vẫn cười. Nàng vội hỏi chàng thì được biết bọn truy binh vừa rồi đều đã bị chàng giết sạch.

Chàng lại hỏi nàng về đứa con mới hay là nàng đã thả con trên thuyền độc mộc và dòng nước đã cuốn đi. Chàng hết sức thương tâm, chi còn biết quay mặt về phía hồ nước mà thở vắn than dài.

Hai người đứng lặng, tần ngần một lúc rồi mới cặp tay đi, tìm đường qua đám rừng cây xuống phía chân núi rồi xa dần trên nẻo đường vô định.

Nước hồ Bố Nhĩ Hồ Lý cuồn cuộn trôi xuôi, len lỏi qua những khu rừng hoa tươi đẹp. Hai bên bờ suối cây cối in hình xuống đập nước lung lượn. Đấy đàn chim khuyên ríu rít trên cành, kìa năm ba con bướm lượn trong đồng xanh.

Dòng suối lúc đầu nước còn mạnh sau chậm dần. Một cô gái búi tóc xoã sau lưng, tay cầm chiếc thùng xách nước, cúi đầu như suy nghĩ điều gì đang chầm chậm bước tới bên bờ suối.

Nàng nhìn thấy cảnh sắc xinh đẹp bất giác tức cảnh sinh tình. Nàng không vội lấy nước khẽ đặt mình xuống dưới gốc cây lê đang nở hoa trắng xoá. Mỗi khi ngọn gió thổi qua, cánh hoa lại rơi xuống lả tả trên mặt nước. Mùa xuân đã đẹp mà nước suối lại trong. Nàng ngắm nhìn một lượt rồi ngửa mặt lên trời than thở.

Hoa đẹp chóng tàn, ngày xuân chóng qua. Thôn ta lại vào một nơi hoang lương sơn cùng thuỷ tận. Trước mặt ta chỉ thấy rặt một phường ngu phu chứ làm sao có được những chàng trai tuấn nhã phong lưu!

Tuổi ta năm nay đã ba sáu. Những ngày xuân tươi đẹp đã qua rồi. Dù ta có đẹp như hoa như ngọc thì rồi đây cũng mai một trong xó rừng hốc núi mà thôi. Ta cũng muốn lấy chồng nhưng tìm đâu cho thấy người chồng xứng đáng?

Bách Lý cô nương vốn cũng là một cô gái siêu quần ở miền Tam Tính. Khuôn mặt nàng đã đẹp mà đầu óc lại thông minh. Các chàng trai miền này ai lại chẳng mong lấy được nàng làm vợ, nhưng những chàng trai xuẩn đột ấy, nàng có bao giờ để ý tới đâu. Mẹ nàng mất sớm, chỉ còn có người cha tên gọi Bác Đa Lý. Ông Bác cưng con từ thuở nhỏ, coi làng như hạt ngọc minh châu. Đã nhiều lần, ông khuyên con nên lấy chồng cho có lứa đôi, nhưng lần nào nàng cũng lắc đầu không chịu. Chẳng mấy chốc, nàng đã tới băm sáu tuổi lúc đó ông Bác mới cuống lên. Một hôm, ông Bác lại đề cập tới việc hôn nhân. Ông bảo cô con gái rằng ở trên núi Tây Sơn, ông Mục Nga Nhĩ có đứa con trai lớn tên Cố Thuận thân hình khôi vĩ, trâu bò lại nhiều, điền địa lại lắm, có ý muốn lấy nàng làm vợ. Nhưng Bách Lý cô nương không chịu, nàng nói với cha rằng Cố Thuận chỉ là một đứa du côn, lỗ mãng thường hay hiếp đáp đàn bà con gái thì làm sao mà lấy được. Thế là hai cha con điều qua tiếng lại, cuối cùng nàng quyết định ở giá hầu cha chứ không lấy chồng.