Tể Tướng Lưu Gù

Hồi Thứ Hai

Lại nói, Càn Long thấy Lưu Dung đối đáp giỏi, rất ưng ý, liền sớm truyền bày tiệc đãi quần thần. Yến tiệc bày ra, đám tiến sĩ theo vua dạo chơi đem chuyện Lưu Dung kể với mọi người. Ai nghe thấy đều phục là thông tuệ, phục tài. Trên tiệc rượu, Càn Long ngồi trước quần thần, lại khen tài Lưu Dung một lần nữa. Các quan đều hết lời xưng tụng, tranh nhau đến mời rượu, trong đó hẳn cũng có người ganh ghét ngầm, không phục.

Lưu Dung đâu phải uống được rượu, nhưng vua ban tiệc, các quan đua mừng khen tài, đành phải uống mấy chén, xem ra cũng hơi chuếnh choáng. Càn Long thấy các quan chưa thật hào hứng, bèn nói: nơi đây đều đủ mặt văn khôi nổi tiếng, lại có tân khoa tiến sĩ, có lẽ để trẫm ra câu đối giúp thêm tửu hứng. Thứ nhất đó là vua đang thích thú về chuyện dạo chơi ban sớm ở vườn hoa, thứ hai là muốn thử tài các quan. Các quan biết ý, liền đều đồng thanh xin vua xuất đối

Càn Long trầm ngâm giây lát, thấy ngoài điện nước hồ ánh ráng chiều, rất đẹp, liền ra một vế đối:

Ráng chiều ánh nước, ông chài hát mãn giang hồng"(1)

Các quan cũng có người giỏi đối, nhưng Hoàng thượng ra câu đối, chẳng lẽ đối ngay, liền vờ như đăm đăm suy nghĩ. Lưu Dung mượn hơi lượn liền đối:

Tuyết rắc ngang trời, trai xóm ca Phả Thiên Lạc (1)

Càn Long nghe xong, mỉm cười, nhìn vào các tân tiến sĩ, bèn ra đối:

Mười khoa tiến sĩ chơi vườn hoa,

Lưu Dung không cần suy nghĩ, đối ngay:

Vạn tuế thiên hoàng ngồi thềm ngự.

Càn Long thấy Lưu Dung đối rất nhanh, câu nào cũng đắt lòng thầm vui, bèn nói: Lưu Dung, trong ngày trẫm có "Hải đường non".

Lưu Dung đáp: "Thần có “Sơn dược quý"

- Trẫm nói là: Một nhánh hải đường non.

- Tâu, thần thưa: Nửa chi sơn dược quý.

Càn Long sửa lại:

- Trẫm nói: "một cành mang là hải đường non"

Lưu Dung nói:

- Tâu, thần thưa: “nửa nhánh rễ liên sơn dược quý".

Bên dưới có một người, dệch miệng cười nhìn thẳng mặt Lưu Dung, đọc to lên một vế đối.

“Anh Vũ lắm lời đua với gió"

Lưu Dung nghe biết anh chàng này có ý bóng gió nhạo mình, liền cũng chẳng nể, hạ luôn:

Nhện kia dẫu giỏi há bằng tằm

lại có một ai đó, gióng lên một câu mới:

Chó gié vô tri sợ ngõ hẻm

Lưu Dung nào chịu, đối luôn:

Đại bàng cánh rộng vút trời cao

Lại có ai đó xướng lên một câu mới:

Bình thấp, dám gò lưng, mở miệng

Lưu Dung đối luôn:

Khóa vàng, phô vẻ quý, sáng lòng

Lại có người thấy Lưu Dung linh lợi, liền đọc:

Trong tuyết có mai, tuyết ánh cành mai, mai ánh tuyết.

Lưu Dung đối luôn:

Gió vờn trúc biếc, trúc xoay gió biếc, gió xoay tre.

Lại có ai đó, đọc:

Lá bồ, lá đào, lá bồ đào, lá ấy, gốc ấy,

Lưu Dung nghĩ một chút, đối luôn:

Hoa mai, hoa quế, hoa quế mai, xuân thơm, thu thơm.

Mọi người tranh nhau ra câu đối. Càn Long, mặt rồng hớn hở. Đám các quan say sưa quên cả uống rượu. Càn Long nghe trong bàn tiệc có giọng thổ âm Tứ Xuyên. Càn Long liền bảo: "Lưu ái khanh, Trẫm có câu này, ngươi hãy đối nhé":

Thiên lý vi trùng, trùng sơn trùng thuỷ, trùng khánh phủ (2).

Lưu Dung vội nói "Lĩnh chỉ" và đối ngay:

Nhất nhân thành đại, đại bang, đại quốc, đại minh quân.

Càn Long không ngờ Lưu Dung lại tài giỏi thế, lòng rất cao hứng, liền cười bảo: "Lưu ái khanh, trẫm nhìn đây cả một triều đình lớn, quan văn, quan võ, xem ra ngươi là người khá nhất. Thôi hãy quên chuyện hôm trước đi. Trẫm phải phong cho ngươi chữ gì khác với chữ "Chàng gù” chứ nhỉ!

Nghe vua nói thế, các bàn tiệc cười vang, Lưu Dung cũng cười nói: Tạ ơn Hoàng thượng ban khen, thần đâu dám chối.

Càn Long bữa nay thật cao hứng, vì nghe được nhũng câu đối giỏi, đắt giá. Không biết ông vua này còn bầy ra những trò gì nữa đây.

Tương truyền, năm nọ, vào ba mươi tết, vua Càn Long. vận áo thường dân, đi ra đường tuần thú. Chỉ có một cửa hàng giầy là không thấy treo câu đối, liền đẩy cửa bước vào. Thấy chủ hàng xem ra không vui, vua hỏi sao vậy?

Chủ hàng than thở nói: "Năm nay trong lòng không vui, chẳng bụng dạ nào nghĩ câu đối để dán". Vua Càn Long nói: Thế thì ta viết cho một đôi: Chủ quán vui vẻ lấy giấy mực, vua Càn Long liền viết luôn cho hai câu này:

Chày lớn, chày to, đánh đuổi quỉ nghèo ra cửa,

Dây dài, dây ngắn, (1) dắt luôn của cải vào nhà.

------------------------------

(1) Ngày xưa tiền được xâu thành quan, thành chuỗi.

Bức hoành phi thì đề: “Hài điếm hưng long" nghĩa là cửa hàng giầy luôn thịnh vượng.

Câu chuyện Vua Càn Long ở nhà hàng giầy lan truyền đi ngay, nội thành, ngoại thành khắp nơi bàn luận, người người lũ lượt kéo đến xem câu đối vua viết. Chủ hàng nhiệt thành tiếp đãi vui vẻ, người bán, người mua giầy, ra vào tấp nập.

Lại một bận, Càn Long ra khỏi triều, cùng với tể tướng cáo lão về làng là Trương Ngọc Thư cùng uống rượu. Vua Càn Long ra câu đối cho Trương Tể tướng đối. Câu đối như sau:

Diệu nhân nhi Nghê thị thiếu nữ (nghĩa là Người đẹp kia là con gái họ Nghê).

Loại này là thứ câu đối chiết tự,  chữ Diệu chữ Nghê viết tách ra đều có nghĩa là con gái cả. Trương Ngọc Thư nghĩ mãi cũng không đối được. Lúc ấy, nhìn người thiếp đang hát, mới đối luôn:

Đại ngôn giá Gia Cát nhất nhân (nghĩa là Người lớn tiếng ấy là người nhà Gia Cát)

Vì chữ “đại" và chữ “gia", chiết tự đều có nghĩa "nhà” như nhau. Vua Càn Long nghe xong, liền thưởng ba chén rượu. Trương Ngọc Thư rót rượu thì rượu hết, người thiếp trẻ liền cười ra luôn một vế câu đối mới:

Thủy lãnh tửu, nhất điểm, lưỡng điểm, tam điểm (Rượu nhỏ giọt, một giọt, hai giọt, ba giọt)

Vua Càn Long nghĩ câu này đến nửa ngày cũng không đối nổi, vừa hay dưới lầu có tiếng gọi mua hoa, Trương Ngọc Thư liền đối luôn rằng:

Đinh hương hoa, bách đầu, thiên đầu, vạn đầu. (hoa Đinh hương, trăm nhánh, nghìn nhánh, vạn nhánh)

Câu trên có ba chữ gần với dấu chấm thủy, một giọt, hai giọt, ba giọt. Câu dưới có ba chữ cũng hợp với chữ đinh là trăm nhánh, nghìn nhánh, vạn nhánh, thật đối được cả chữ lẫn ý.

Lại một lần, vua Càn Long lên thuyền vi hành, gặp người chủ thuyền, nhân thuyền ghé vào đón khách, vua vịn lấy thuyền bước lên. Thấy ông khách tướng mạo rờ rỡ, liền dắt thuyền tới, nói: "Này, ông kia, tôi ra một câu đối, ông đối xem nào!", Liền đọc:

Cảng khẩu trướng thuyền nhân; thuyền tiền nhi giảng khẩu. (Bến cảng nắm thuyền nhân trước mà nói chuyện).

Vua Càn Long đối ngay sao được. Khi xuống thuyền nhìn lên bờ ngước mắt thấy phía trước, thấy có một nơi bán ngói, có mấy ông khách đang ló đầu ra tranh cãi điều gì. Vua liền đối cảnh sinh tình lập tức đọc cho chủ thuyền:

Oa đầu mãi ngõa vi ngõa giá dĩ giao đầu (Đầu hang bán ngói, vì giá ngói mà chạm đầu)

Câu trên hai tiếng "Cảng khẩu” thường lẫn với “Giảng khẩu” của âm địa phương. Câu dưới chữ "Oa đầu” cùng “Giao đầu” cũng là từ đồng âm, chủ thuyền nghe xong, choàng tay ra khen: “đối hay quá, đối hay quá!".

Lần khác, vua Càn Long đến An Phủ, Giang Tây, ông hỏi một người không quen: Đây là chỗ nào. Đáp: "Tân thành", vua ngẫm nghĩ một lúc rồi đọc.

Tân thành kỷ thời cựu

(Thành mới lúc nào cũ)

Nghĩ mãi, nghĩ mãi không đối nổi. Vua đi tiếp đến một nơi khác. Càn Long lại hỏi: Đây là đâu? Đáp: "Phù Thạch", bấy giờ vua mới nghĩ ra được vế đối:

Phù Thạch hà nhật trầm

(Đá nổi bao giờ chìm)

Phù Thạch, Tân Thành đều là địa danh. Cựu (cũ) và Tân (mới) rất đối, Phù (nổi) và Trầm (chìm), rất đối "hà nhật trầm" (bao giờ chìm) đối với kỷ thời cựu (lúc nào cũ), trên dưới đều rất chỉnh, rất thú vị.

Thế mới biết Càn Long là người dụng tâm vào thú làm câu đối.

Lại nói về trên bàn tiệc bữa ấy, Lưu Dung mượn hơi rượu, thấy vua cao hứng, cũng không kìm giữ nổi, bất kể biết thánh ý thế nào. Lưu Dung nói: Tâu đức Vạn Tuế, thần nghĩ được một vế đối, xin Người nghe cho!

Không lường nổi Lưu Dung dám nói như thế, văn võ  bá quan trên bàn tiệc đều kinh hãi, bụng nghĩ, Lưu Dung hởi Lưu Dung, ngươi cậy thông minh, sao lại dám nghĩ ra chuyện xốc nổi này? Nếu như Hoàng thượng đối được thì thôi, ví như không đối nổi, có phải mua khổ vào mình không?

Lúc ấy vua uống rượu đang thú vị, viên tiểu thái giám cầm hồ rượu rót rượu, Càn Long thấy nó không được rảnh, liền vẫy tay gọi viên thị vệ đứng ở dưới lên hầu quạt, nghe Lưu Dung nói, liền bảo' "Ái khanh cứ ra đi, đừng ngại".

Lưu Dung liền ra một vế đối:

Tùng tử vi kỳ, tùng tử mỗi tùy kỳ tử lạc

(Dưới bóng tùng đánh cờ vây quả tùng rụng theo quân cờ rụng)

Vua nghe câu đối ra thật có ý, nhưng chưa nghĩ ra vế đối, vừa làm ra vẻ trầm ngâm, vừa rót rượu đưa lên miệng. Viên thị vệ thấy Hoàng thượng có vẻ lúng túng, liền cuối mình xuống, nói khẽ: "Sao Hoàng thượng không lấy ý dáng liễu bên hồ!”. Càn Long nghe gật đầu hướng mắt nhìn ra hồ, chợt nghĩ ra, liền đọc:

Liễu biên thùy điếu, liễu ty thường bạn điếu ty huyền

(Bên liễu buông câu, tơ liễu thường quấn quít với dây câu)

Các quan nghe đều rầm trời tán tụng, Càn Long quay lại nhìn viên thị vệ hầu quạt, thấy môi hồng, răng trắng, quả là một thanh niên đẹp trai, liền gật đầu chú ý, nhấp một ngụm rượu nữa, hướng về Lưu Dung, vua nói: "Lưu ái khanh, còn câu đối nào hay nữa không?"

Thói thường nếu thấy việc đã tốt rồi thì nên thôi, nhưng Lưu Dung có đâu chịu thế. Cũng do trong tiệc vua  uống đã nhiều, nên cái gan cũng to hơn gấp bội, giá ngày thường thì gã cũng chịu nghỉ đấy, song bữa nay như gió xuân đắc ý, sao mỗi chốc lại thu về, được nghe vua truyền, lại càng phởn, bèn thưa:

- Tâu, đức Vạn Tuế, thần Lưu Dung trên đường tiến kinh đi thi, thấy miếu Khổng Minh, miếu ấy tu sửa có phần đặc sắc, do đó ấn tượng khó quên, dọc đường chỉ nghĩ đến miếu Khổng Minh, nghĩ ra một vế đối: đến nay vẫn chưa đối được, không biết Hoàng thượng có chịu nghe không?

Vua nghe càng háo hức liền bảo: nói nhanh, nói nhanh để trẫm và mọi người cùng nghe. Đám người nghe Lưu Dung nói, có kẻ không ưa, nghĩ bụng: Cái thằng gù Lưu Dung kia, thật là người mua lấy cái chết, không biết được, việc đã tốt thì nên thôi, lại cứ muốn chơi rỡn trước mặt vua, thật chẳng biết trời cao đất dầy là gì. Không biết người ta thường nói việc đã xảy ra một lần mà không thể xảy ra hai lần ư? Người tự mình mua môi múa mép, không lo hậu quả ra sao, hãy cứ ngẫm xem lời ta nói thế nào!

Lưu Dung thấy vua sẵn sàng nghe, tinh thần phấn chấn liền ra một vế đối:

“Thu nhị Xuyên, bài bát trận, thất cầm lục túng, ngũ trượng nguyên trung, tứ thập cửu thịnh tinh đăng, nhất tâm chỉ vọng thuần tam cố”

(Thu hai Xuyên, bầy tám trận, bảy lần bắt, sáu lần tha, năm lần ra nguyên trung, bốn mươi chín ngọn đèn dâng sao, một lòng chỉ nghĩ đền đáp chuyện ba lần đến mái lều tranh).

Vua và các quan nghe đều thấy vế ra quá hay, thâu  tóm hầu hết được nhũng sự tích một đời Khổng Minh, lại khéo dùng các chữ số, từ một đến mười, thật khó có thể ai nghĩ ra được.

Một tuần trà đã qua, mọi người vẫn còn xôn xao bàn tán, nhưng không một ai đối nổi, tất cả đều đổ dồn nhìn vào đức vua, chỉ thấy Càn Long, tay nâng chén rượu đầy, cúi đầu ngẫm nghĩ. Thấy vậy, người nào cũng mong nghĩ ra vế đối, để giải bớt nỗi lo của Hoàng thượng. Trong đám người này cũng có người thông minh, chợt nghĩ đối được đoạn này, chữ kia, song không dám khinh suất nói ra, sợ làm rối ý nghĩ của nhà vua.

Quay nhìn Lưu Dung, thấy gã vẫn cứ tự rót rượu mà uống, mọi người nghĩ bụng, sao lúc các quan không nghĩ nổi, nếu người đã có sẵn vế đối, nói luôn ra đi, làm gì cứ chơi khăm nhau thế, nói ra có phải tốt cho ngươi không?

Các quan nghĩ mãi không ra, chỉ thấy viên thị vệ hầu quạt bên nhà vua, lại cúi gập mình xuống, khẽ nói với Càn Long: "Tâu đức Vạn Tuế, cho phép nô tài được nói".

Càn Long quay nhìn, vẫn là viên thị vệ nọ, không biết là anh ta đã nghĩ ra cách đối hay định thưa điều gì liền gật đầu ưng thuận.

Viên thị vệ che quạt, thưa: "Hắn nói đến văn thần, Hoàng thượng hãy lấy vũ tướng mà đối. Hắn nói đến chuyện tam cố thảo lư của Khổng Minh, sao bệ hạ không nghĩ đến chuyện cứu con côi của Triệu Vân”.

Nghe được câu ấy, nhà vua như bừng tỉnh, vua đặt chén rượu đầy xuống, cười một trận ha hả, nói:

“Lưu ái khanh, khanh ra vế câu đối thật là giỏi, nào biết vế đối của Trẫm liệu đối có xứng không đây!".

Các quan nghe ai nấy đều vui vẻ, cùng tâu: "Hoàng thượng thật sáng suốt!”

Vua Càn Long mặt bừng khí sắc, đưa mắt nhìn một lượt đại sảnh, từ từ đọc vế đối:

Bão tử, xuất trùng vi, nhất đơn phương, Trường Bản kiều biên, số bách thiên viên thượng tướng, độc ngã do năng báo lưỡng toàn

(Ôm con côi, ra khỏi vòng vây, một ngựa đơn phương bên cầu Trường Bản, trước trăm ngàn viên thượng tướng, chỉ ta là giữ vẹn cả đôi).

Mọi người nghe xong, xưng tụng hết lời, đều nói: “Hoàng thượng anh minh, vế đối thật tuyệt tác”.

Sự tích về Triệu Vân vốn chưa ai nói kỹ, chỉ lấy tích “Cứu A Đầu giữa muôn vạn quân địch" rất oanh liệt, vế đối này mượn đề tài, khéo dùng những chữ "bách, thiên, đơn, lưỡng, độc, cô, trùng", cũng là những từ số lượng mà vế ra đã đặt bẫy để đối lại, thật khó ai có thể làm được.

Vua Càn Long cũng biết vế đối hay, nên càng đắc ý, thấy mọi người khen, lại rót thêm rượu.

Lưu Dung nghe xong, vội quỳ lạy, khấu đầu, miệng nói: "Hoàng thượng muôn tuổi, người thật là người trời, thực là điều may mắn cho triều đại ta. Bệ hạ đối hay không những giải được suy nghĩ nhọc nhằn, lại khiến thần như cây khô được mưa xuân, sương thu vậy, đầu óc mở mang, kiến thức được bồi đắp".

Càn Long nghe, mỉm cười không nói, chỉ nghĩ đến viên thị vệ hầu quạt, liền quay đầu lại hỏi: “Ngươi là người thế nào?".

Viên thị vệ bước lên khấu đầu, thưa: “Tâu đức vua, nô tài là giám nghi thị vệ, nô tài tên là Hòa Thân!”.

Càn Long nghe, thử suy đoán về Hòa Thân, nghĩ bụng: người này tuổi trẻ, đẹp trai, ta vừa mới thấy lần đầu, cũng thử xem thế nào đã, liền bảo:

- Ngươi đang làm Thặng Dư sai sứ, để khỏi dùng lầm người, ta đưa ngươi làm sai sứ đặc biệt, được không.

Hòa Thân nghe được, vội quỳ xuống, cất cao giọng:

- Xin tạ ơn trời biển của Đức Vạn Tuế, vạn vạn tuế!

Càn Long rất vui, nghĩ rằng chàng trai này hẳn có tài hình dung tuấn tú, lại bảo Hòa Thân rằng:

- Bình thân, người hãy theo luôn bên ta, chờ những việc ở trong cung trẫm cần sai bảo!

Chẳng cần nói đến chuyện Hòa Thân tạ ơn cùng việc yến tiệc tan thế nào, chỉ nói đến Lưu Dung thấy Càn Long nâng chức cho người ấy, lại nghĩ đến chuyện anh ta nhân lúc thẽ thọt mà dâng lời, bụng dạ hẳn khác, lại nghĩ biết đâu sau này anh ta lại là đối thủ của mình kéo theo bao người khác nữa, liền tỉnh đến một nửa rượu.

“Anh chàng Hòa Thân kia, tự biết mình có cơ hội lên mây, xem ra, ta và Hòa Thân đã đến lúc xuất đầu lộ diện rồi".

Chú thích:

(  Tên hai điệu từ thời nhà Tống.

(2) Câu này ghép chữ nghĩa là: Chữ thiên ghép với chữ lý  là chữ trùng: Trùng sơn, trùng núi, phủ Trùng khánh. Câu của Lưu Dung là chữ nhất ghép với nhân thành chữ đại: đại bang, đại quốc, đại minh quân.