Tây Sơn Bi Hùng Truyện

Chương 68

Nói về Nguyễn vương ở Phú Xuân nghe tin tướng Tây Sơn là Diệu và Dũng bỏ thành Quy Nhơn theo đường Thượng đạo rút quân ra Bắc; lắp tức cho hội bá quan văn võ, Nguyễn vương nói:

- Một dải giang sơn của nhà Nguyễn ta từ sông Linh Giang trở vào đã được khôi phục như xưa. Nay ta muốn đắp lại luỹ Trường Dục, dùng sông Linh Giang làm ranh giới không ra Bắc đánh Tây Sơn nữa. Chẳng hay ý các khanh thế nào?

Đặng Đức Siêu thất kinh bước ra thưa:

- Nay quân ta khí thế đang hăng, giặc Tây Sơn nghe hơi khiếp đảm chưa đánh đã tan. Lúc này là lúc ta nên thừa thắng kéo quân ra Bắc diệt giặc, sao Thượng vương lại định dùng sông Linh Giang là ranh giới mà bộ mất thời cơ thống nhất sơn hà!

Nguyễn vương xua tay bảo:

- Ta kéo quân ra Bắc diệt giặc Tây Sơn rồi Hoàng tộc vua Lê lại đòi đất của họ từ sông Linh Giang ra thì có phải là ta tốn công vô ích hay chăng?

Đặng Đức Siêu mỉm cười thưa:

- Hạ thần xin hiến một kế khiến cho Hoàng tộc nhà Lê không thể đòi lại đất Bắc được.

Nguyễn vương miễn cưỡng hỏi:

- Kế thế nào?

Siêu đáp:

- Nguyễn vương hãy lên ngôi Hoàng đế rồi kéo quân ra Bắc đánh giặc Tây Sơn. Vậy là ta đoạt nước trong tay nhà Tây Sơn, và Hoàng tộc nhà Lê thấy Thượng vương đã lên làm vua tất hiểu rằng là ta không có ý diệt Tây Sơn để phò Lê thì làm gì mà dám đòi lại nước.

Mỗi người đồng thanh khen:

- Đặng tiên sinh thật là cao kiến! Xin Thượng vương hãy lên ngôi Hoàng đế!

Nguyễn vương liền xua tay áo:

- Ta tại sớ đức kém sao dám lên ngôi. Việc này thật không nên.

Siêu lại tâu:

- Thượng vương quy tụ mưu thần, dùng tướng đi đến đâu giặc Tây Sơn tan đến đấy sao bảo là tại số? Hiện nay nhân dân khắp trong nước truyền từng ca hát rằng:

Lậy trời cho chóng gió Nồm.

Cho thuyền Chúa Nguyễn giong buồm thẳng ra.

chứng tỏ bá tánh đều trông về Thượng vương thì sao bảo là đức kém? Xin Thượng vương trước hay lên ngôi cho an lòng tướng sĩ rồi đem quân Bắc tiến diệt Tây Sơn.

Bá quan văn võ đều quỳ xuống đồng thanh tâu:

- Xin Thượng vương hay lên ngôi cho an lòng trăm họ!

Nguyễn vương nhíu mày suy nghĩ giây lâu rồi bảo:

- Vì sự nghiệp thống nhất giang sơn ta đánh phải lên ngôi chứ thật lòng không muốn.

Các quan mừng rỡ cùng cúi lậy tung hô vạn tuế.

Tháng năm, năm Nhâm Tuất (1802) Nguyễn vương Phúc Ánh lập đàn tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế lấy đế hiệu là Gia Long đất tên nước là Việt Nam(*).

(*) Sau khi lên ngôi, Nguyễn Ánh cử sứ sang nhà Thanh xin phong vương và đổi tên nước là Nam Việt. Nhà Thanh cho rằng tên nước sẽ lẫn với nước của Triệu Đà (gồm cả Đông Việt, Tây Việt) nên đổi tên là Việt Nam.

Lên ngôi xong, vua Gia Long liền truyền lệnh xuất quân ra Bắc đánh Tây Sơn. Đặng Bức Siêu hỏi:

- Xưa nay các bậc thánh nhân khi lên ngôi chí tôn đều mở hội ăn mừng, đại xá thiên hạ. Hoàng thượng mới lên ngôi chúa làm việc ấy sao đã vội xuất chinh?

Vua Gia Long đáp:

- Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng đã bỏ thành Bình Định kéo quân ra Bắc hợp quân với Cảnh Thịnh. Nếu để vua tôi chúng gặp nhau thì thật là bất lợi cho ta. Nên ta phải lập tức xuất quân chặn đường ra Bắc và đón bắt Diệu, Dũng. Trừ được hai tên này thì giặc Tây Sơn chưa đánh mà tan vậy.

Siêu lại hỏi:

- Đường Thượng đạo là do Trần Quang Diệu theo lối mòn của ngươi Thượng đi lại vài nhau mãi mà ra. Đường này núi non hiểm trở, người Thượng lại hết lòng giúp giặc Tây Sơn. Sao ta có thể chặn đường đó bắt Diệu, Dũng được?

Vua Gia Long cười đáp:

- Chính vậy nên mới phải lập tức xuất quân. Nếu ta chiếm được nơi này trước thì Diệu, Dũng ắt cùng đường.

Siêu lại hỏi:

- Ấy là nơi nào?

Vua Gia Long kề tai Siêu nói nhỏ. Nghe xong Siêu khen:

- Hoàng thượng liệu việc hơn người. Hạ thần xin bái phục!

Vua Gia Long liền hạ lệnh toàn quân theo hai đường thuỷ, bộ rầm rộ tiến quân ra Bắc.

Nói về tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng bỏ thành Quy Nhơn theo đường Thượng đạo định rút quân ra Bắc. Diệu thúc quân đi ngày đêm không nghỉ. Dũng bàn với Diệu rằng:

- Đường Thượng đạo núi non hiểm trở, quân ta lại mệt mỏi. Sao Trần huynh lại hôi quân đi gấp thế, ráng quân ta không chịu nói.

Diệu buồn bã than:

- Tôi vẫn biết vậy, những nếu quân ta đi chậm hơn Nguyễn Phúc Ánh là ta cùng đường đó.

Dũng lo lắng hỏi:

- Thế nào là chậm hơn Nguyễn Phúc Ánh?

Diệu thở dài đáp:

- Đường Thượng đạo chỉ ra đến Nghệ An là hết. Nếu Nguyễn Phúc Ánh tiến quân đánh lấy Nghệ an trước là ta không còn đường ra Bắc. Chính vì vậy mà ta phải hội quân đi mau lên mới được.

Dũng rầu rĩ bảo:

- Nhưng quân ta vừa mệt vừa đói, vả lại trời ở tối, ta nên dừng quân nghỉ ngơi mai hãy đi tiếp.

Diệu lại thở dài nói:

- E rằng ta đi chậm hơn Nguyễn Phúc Ánh mất. Nhưng đành phải thế mà thôi.

Nói xong Diệu, Dũng lệnh quân hạ trại nghỉ ngơi. Sáng hôm sau Diệu đến trại Dũng gọi:

- Vụ huynh mau dậy lên đường mau!

Diệu vừa dứt lời, quân vào báo:

- Thưa tướng quân, quân ta đói khát mệt mỏi, tinh thần rã rời, thừa đêm tối đã bỏ trốn hơn một nửa.

Dũng bảo quân:

- Ai bỏ trốn thì thôi không truy cứu làm gì. Còn lại lập tức lên đường.

Quân Tây Sơn lại trèo đèo lội suối mà đi, cực khổ trăm bề. Đi được một tháng đến vùng rừng núi thuộc đất Thuận Hoá, phía Tây kinh thành Phú Xuân, bỗng thấy hai viên nữ tướng từ hướng Bắc cưỡi voi đi đến. Vừa gặp nhau, hai người ấy liền nhảy khỏi bành voi, một người ôm lấy Diệu khóc kêu lên rằng:

- Phu quân ơi! Phu quân!

Diệu vội hỏi:

- Vua ta đâu, sao phu nhân lại đến nỗi này?

Bùi Thị Xuân gạt nước mắt đáp:

- Nguyễn Phúc Ánh đem binh tiến đánh kinh thành, thiếp có sức chống giữ. Chẳng dè vua bỏ trận mà chạy, quân hốt hoảng chạy theo. Kinh thành thất thủ. Thiếp và Bùi Thị Cúc đoạn hậu cho vua chạy ra Động Hải với Đặng Xuân Phong. Chị em thiếp bị Lê Văn Duyệt vây may mà phá vây thoát được, định theo đường Thượng đạo vào Quy Nhơn cũng phu quân và Vũ tướng quân. Nào ngờ gặp hai người ở đây...

Ngắt lời Xuân, Diệu hỏi:

- Vậy còn mẹ và con ta thế nào?

Xuân khóc lên đáp:

- Thiếp vì theo hộ giá Hoàng thượng nên không kịp đem theo mẹ và con. Hiện mẹ và con còn trong thành Phú Xuân không biết sống chết thế nào.

Trần Quang Diệu buông đao ngửa mặt lên trời than:

- Không ngờ bọn ta phải đến lúc nước mất nhà tan thế này.

Vũ Văn Dũng thở dài hỏi:

- Việc đến nước này Trần huynh, Bùi tỷ liệu tính làm sao?

Bùi Thị Xuân đáp:

- Nay ta phải gấp ra Nghệ An. Nếu để Phúc Ánh chiếm mất là ta không còn đường ra Bắc. E đại cuộc hỏng mất.

Nói đoạn ba tướng lại hối quân vượt núi băng rừng lặn lội mà đi. Lần hồi đến vùng rừng núi phía Tây Hà Trung (tính Hà Tĩnh ngày nay) Trần Quang Diệu bảo:

- Chỉ còn hơn trăm dặm nữa là đến Nghệ An. Ba quân hay cố gắng lên.

Diệu vừa dứt lời, bỗng từ trong bụi rậm một tên quân Tây Sơn chạy ra gào khóc kêu lên rằng:

- Tướng quân ơi! Tướng quân!

Dũng ngạc nhiên hỏi:

- Ngươi là quân nào. Sao lại gạo khóc lên như thế?

Tên quân quỳ lạy đáp:

- Hạ thân là quân Hà Trung dưới trướng của tướng quân Đặng Xuân Bảo. Hà Trung thất thủ tướng quân Đặng Xuân Bảo vì đi đoạn hậu cho vua ta chạy thoát nên chẳng may bị quân Gia Miêu bắt. hạ thần phải chạy trốn lên rừng, may mà gặp các vị tướng quân ở đây.

Bùi Thị Xuân xen vào hỏi:

- Vậy còn Đặng Xuân Phong trấn thủ đèo Hoành Sơn ở đâu mà quân Gia Miêu có thể tiến đánh Hà Trung được?

Tổn quân đáp:

- Tướng quân Đặng Xuân Phong trấn thủ đèo Hoành Sơn, hai tướng Gia Miêu là Lê Văn Duyệt v Lê Chất không tiến lên được. Nào ngờ đêm ấy tướng quân Đặng Xuân Phong lâm bạo bệnh mà mất thình lình nên giặc mới chiếm được ải Hoành Sơn rồi thừa thắng tiến đánh Hà Trung.

Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng nghe xong, đồng thanh thốt lên rằng:

- Thế là trời muốn tiệt nhà Tây Sơn ta rồi!

Đoạn Diệu hỏi:

- Hiện nay quân giặc đã tiến đến đâu rồi?

Tên quân đáp:

- Đã chiếm đất Nghệ An.

Diệu ngửa mặt than rằng:

- Thế là ta đã cùng đường rồi vậy!

Dũng nghiến răng bảo:

- Dù thế nào ta cũng phải tấn công chiếm là Nghệ An.

Diệu quay sang hỏi tả hữu:

- Quân ta hiện còn được bao nhiêu?

Tả hữu đáp:

- Thưa chỉ còn một vạn.

Diệu ngẫm nghĩ rồi bảo:

- Giặc đã chiếm Nghệ An thì ta không còn gì ở vội vàng nữa. Truyền quân hạ trại nghỉ ngơi rồi ngày mai tiến ra đánh Nghệ An.

Sang sớm hôm sau quân tin cẩn chạy vào báo cùng Diệu, Dũng:

- Quân ta nghe giặc chiếm đất Nghệ An hoảng sợ thừa đêm tối bỏ trốn gần hết, quân sĩ còn lại có hai ngàn người.

Trần Quang Diệu bảo:

- Truyền lệnh ta lập tức điểm binh.

Quân Tây Sơn tập hợp giữa một trảng cỏ tranh. Diệu, Dũng, Xuân thấy quân mình xanh xao gầy ốm, quần áo tả tơi, giáo gươm sứt mẻ thì lòng đau như cắt. Diệu buồn rầu nói:

- Nay Nguyễn Phúc Ánh đã chiếm mất Nghệ An là ta không còn đường ra Bắc theo vua, nếu đánh chiếm lại Nghệ An là điều không thể làm được. Ta nỡ đâu đưa các ngươi vào chỗ chết. Vậy nay ta giải tán quân binh, các ngươi hãy tìm đường trốn tránh về quê quán làm ăn và xin các ngươi đứng trách ta là tướng mà không bảo toàn được cho quân sĩ.

Nói đến đây Diệu ôm mặt khóc. Bùi Thị Xuân và Vũ Văn Dũng cầm lòng không được nức nở khóc theo. Hai ngàn quân Tây Sơn cũng quỳ xuống khóc lậy nói:

- Xin ba vị tướng quân bảo trọng!

Bỗng một viên tiểu tướng già bước ra gạt nước mắt rồi cầm tay Diệu, Dũng nói:

- Hạ thần theo tướng quân tứ lúc hai Tiên đế dấy nghĩa ở Tây Sơn, trước lúc chia tay xin có vài lời. Nhị vị tướng quân đem mười vạn bình vào đánh Võ Tánh và Ngô Tùng Châu chiếm lại thành Quy Nhơn, đến này quân lính bỏ trốn chỉ còn có hai ngàn người, chẳng phải quân ta vì cùng đường sợ chết bỏ tướng quân đi mà bởi vua ta nhu nhược hôn muội, gần kẻ nịnh thần làm điều tàn bạo giết hại tôi trung, khiến lòng người ly tán. Nếu chúng thần liều chết đánh lấy Nghệ An thu hồi vì chính nghĩa nào đây? Ấy chính là cái cơ diệt vong của nhà Tây Sơn ta vậy! Nay tướng quân cho chúng tôi đi, con ba vị tướng quân liệu tính thế nào?

Diệu ngẫm nghĩ đáp:

- Bọn ta giả dạng dân thường trốn ra Bắc theo vua tìm kế khôi phục.

Viên tiểu tướng già nói:

- Đã đến nước này, hạ thần e dù vua em Quang Trung sống lại cũng phải bó tay. Sao ba vị tướng quân không tìm cách giữ thân.

Dũng trợn mặt quát:

- Bọn ta là đại tướng sống chết với vua với nước. Người mau đi ngay chờ buông lời gièm xiểm, kẻo ta cho một đao rụng đầu.

Viên tiểu tướng già không hề sợ hãi, một lần nữa khóc lậy rồi bịn rịn ra đi. Diệu, Dũng, Xuân còn lại mấy tên quân tin cẩn lại dắt dìu nhau lần hồi ra Bắc.

Ngày ấy ba người ra đến Nghệ An. Diệu sai một tên quân đi do thám địch tính. Hồi lâu quân về hớt hải bảo:

- Trần tướng quân ơi. Nguy rồi!

Diệu hỏi:

.- Việc gì là nguy.

Quân đáp:

- Khắp thành Nghệ An đều dán cáo thị rằng: Vua Gia Long đã bắt được Trần mẫu và lệnh ái. Nếu Trần tướng quân và Bùi đô đốc ra hàng, vua Gia Long sẽ tha mạng cho mẹ và con, bằng không sẽ xử tội lăng trì.

Bùi Thị Xuân giật mình nói:

- Không ngờ Nguyễn Phúc Ánh bắt mẹ và con ta để gọi ta ra hàng. Phu quân ơi! Giờ phải liệu thế nào?

Diệu điềm nhiên đáp:

- Vợ chồng ta chỉ còn một cách ra hàng để cứu mẹ và con mà thôi.

Dũng trợn mắt hỏi:

- Trần huynh mong vẹn chứ hiểu, con chữ trung thì sao?

Diệu buồn rầu đáp:

- Diệu tôi đâu phải kẻ bất trung, dù có theo vua cũng đã sức cùng lực kiệt còn mộng gì xoay chuyển đại cuộc, nên chỉ còn cách ấy mà thôi. Vậy Vũ huynh liệu thế nào.

Dũng tức tối đáp:

- Tôi phải ra Bắc gặp vua mưu việc khôi phục. Dù chết cũng không hàng thằng tiểu nhân Phúc Ánh!

Nói xong Diệu, Dũng ôm nhau mà khóc rồi vĩnh biệt nhau đường ai nấy đi! Vũ Văn Dũng đi rồi, tuy tướng Bùi Thị Cúc nói với Diệu, Xuân rằng:

- Nhị vị chủ tướng vì chữ hiếu phải ra hàng giặc. Còn tôi chỉ chết vì chủ, cớ gì phải chịu nhục.

Nói xong Bùi Thị Cúc rút dao đâm cổ tự vẫn. Bùi Thị Xuân hết lên hai tiếng: "Em ơi", rồi ôm thây Cúc khóc thảm thiết.

Chôn Bùi Thị Cúc xong, Xuân bước đến vỗ vào vòi voi một ngà khóc rằng:

- Và chồng ta ra hàng giặc, nhận lấy cái chết để cứu mẹ giá, vậy ngươi hãy về với rừng sâu núi thẳm đừng quyến luyến làm gì. Tiên đế mất đi nên nghĩa cả bất thành, ấy là do lòng trời vậy. Công của ngươi giúp vua dựng nước hãy còn sử xanh ở đó.

Với một ngã quỳ xuống chạy hai hàng nước mắt, dập đầu lậy Thị Xuân ba lậy rồi rống lên một tiếng vang dội núi rừng. Đoạn voi đứng lên lao đầu vào vách núi mà chết.

Vợ chồng Diệu, Xuân thương tiếc ôm xác voi một ngà mà khóc sướt mướt. Khóc đến cạn khô nước mắt, vợ chồng dắt nhau đi trên lá khô xào xạc nơi núi rừng quạnh quẻ, đến thành Nghệ An hàng quân Nguyễn Gia Miêu.

Nói về tướng Gia Miêu giữ thành Nghệ An là Đặng Trần Thường, bắt được Diệu, Xuân rồi, Thường cả mừng bảo quân:

- Mau đem giảm vào đại lao chờ bắt được Vũ Văn Dũng rồi cùng giải về kinh cho vua ta trị tội.

Phần Vũ Văn Dũng giả dạng dân thường tìm đường ra Bắc. Ngày kia Dũng ghé vào một quán nước bên đường nghe dân chúng trong quán bàn với nhau rằng: Tướng Nguyễn Gia Miêu là Lê Văn Duyệt và Lê Chất đem bộ quân, còn Nguyễn Văn Trương đem quân thuỷ tiến đánh Thanh Hoá. Gặp tướng Đặng Xuân Phong giữ mặt bộ, Nguyễn Văn Lộc giữ mật thuỷ nên quân Gia Miêu đánh mai không được. May thay Nguyễn Văn Lộc bỗng dưng lâm bạo bệnh mà mất đột ngột, vậy mặt thuỷ không còn tướng tài trân giữ, tất sớm muộn gì quân ta cũng chiếm được Thanh Hoá.

Nghe đến đây Vũ Văn Dũng vùng ngửa mặt lên trời hét rằng:

- Ấy thật là trời muốn diệt nhà Tây Sơn ta rồi đó!

Trong đám khách ở quán có hai người bàn nhỏ với nhau:

- Ngươi nổi cáu vừa rồi ắt phải là tướng Tây Sơn. Ta liền bảo quan quân đến bắt mà lãnh thưởng.

Người kia hỏi:

- Vậy nên vào Nghệ An báo cùng quan trấn thủ Đặng Trần Thường chăng.

Người nọ đáp:

- Nơi này giáp Thanh Hoá, tướng Lê Chất và Lê Văn Duyệt đang đóng đại bản doanh đánh nhau với giặc Tây Sơn. Ta đến đấy phi báo sẽ gần hơn.

Nói đoạn chia nhau, người theo dõi Văn Dũng người vội vàng đi báo quan quân. Nhận được tin bảo, Lê Chất hỏi tên dân:

- Người ấy hình dáng thế nào.

Tên dân đáp:

- Người này thân hình cao lớn, mắt xếch, râu quai nón, trong bộ dạng rất hùng dũng.

Lê Chất giật mình nói:

- Nhận dạng người này giống như Vũ Văn Dũng. Nhưng Vũ Văn Dũng sao lại lưu lạc một mình giả dạng dân thường như thế. Thật là vô lý?

Chất vừa dứt lời, xảy quân vào báo:

- Trấn thủ Nghệ An là Đặng Trần Thường báo rằng tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân đã ra hàng, xin tướng quân đón đường bắt Vũ Văn Dũng.

Nghe xong Lê Văn Duyệt vỗ đùi bảo:

- Vậy người này chính là Vũ Văn Dũng.

Đoạn Duyệt lại giật mình nói:

- Ta nghe Văn Dũng rất giỏi đánh đại đao đến nỗi thiên hạ thương báo rằng: Thắng hổ trên rừng đễ, thắng đao Văn Dũng khó. Vậy ta nên dùng súng mà bắn nó cho xong.

Nghe vậy Lê Chất liền hỏi tên dân:

- Ngươi có thấy người ấy đem theo vũ khí gì chăng?

Tên dân đáp:

- Không mang theo binh khí gì cả.

Chất quay sang bàn cũng Lê Văn Duyệt:

- Vũ Văn Dũng có đại đao trong tay là vô địch thiên hạ. Nhưng nay Dũng không mang theo vũ khí thì có đáng ngại gì, tướng quân chỉ cần mang theo vài mươi võ sĩ là bắt được Văn Dũng mà thôi.

Lê Văn Duyệt khen phải liền đích thân đem trăm quân tin cẩn đến quán trọ bắt Vũ Văn Dũng.

Đêm ấy Dũug mệt mỏi ngủ vùi trong quán trọ. Lê Văn Duyệt bí mật dẫn võ sĩ đến tận giường kề gươm vào cổ rồi hô quân trói lại giải đi. Về đền đại bản doanh Lê Văn Duyệt bảo quân tin cẩn:

- Mau áp giải tên tướng giặc này đến Nghệ An, rồi bắt luôn vợ chồng Diệu, Xuân đưa vào Phú Xuân cho vua ta trị tội. Đồng thời bảo Đặng Trần Thường hội quân Bắc tiến.

Quân vâng lệnh đi ngay. Duyệt lại sai bày yến tiệc cũng Lê Chất uống rượu ăn mừng. Rượu ngà ngà Duyệt hỏi Chất:

- Nếu tôi sai ông đi bắt Vũ Văn Dũng thì ông sẽ làm thế nào?

Chất đáp:

- Tôi sẽ xin tướng quân để được không đi.

Duyệt cười bảo:

- Biết ý ông thế nên tôi mới đích thân đi bắt Vũ Văn Dũng đó. Ông cũng là một bậc đại trượng phu vậy!

Đoạn Duyệt lại hỏi:

- Hiện ta còn bao nhiêu tên tù binh Tây Sơn.

Chất thẹn thùng đáp:

- Còn năm trăm tên.

Duyệt bảo:

- Bọn ta mau đến nơi nhốt tù.

Đến trại tù, Duyệt vờ say rượu lớn tiếng với bọn tù bình rằng:

- Ta vừa bắt được Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng giải về kinh cho vua ta trị tội. Diệu, Xuân, Dũng chết rồi thì nhà Tây Sơn hết người, vì vậy ta cho bọn bay muốn đi đâu thì đi.

Nơi xong Duyệt liền bảo quân thả hết tù binh Tây Sơn. Về trại Lê Chất khen Lê Văn Duyệt:

- Tướng quân liệu việc hơn người. Năm trăm tù binh được thả này sẽ đánh tan quân Nguyễn Văn Tuyết ở Thanh Hoá vậy.

Duyệt cười bảo:

- Thật là hiểu tôi không ai bằng ông Chất đó!

Nói rồi vui vẻ nâng cốc cũng Lê Chất.