Tây Sơn Bi Hùng Truyện

Chương 30

Nói về chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Ngày ấy nhận thấy trong người sảng khoái, Trịnh Sâm liền bảo với phi tần Đặng Thị Huệ:

- Nhờ sứ giả của Tây Sơn Nguyễn Nhạc bày kế triệu Bùi Thế Đạt và Lê Quý Đôn về để nhờ tướng quý của hai người này xua đuổi yêu ma. Từ ấy đến nay ta không thấy hồn Duy Vỹ theo báo oán nữa. Thật là trời giúp ta vậy!

Sâm vừa dứt lời, quân vào báo:

- Tâu Chúa thượng, lão tướng Bùi Thế Đạt và đại học sĩ Lê Quý Đôn lâm trọng bệnh qua đời.

Sâm giật mình hỏi:

- Hai người ấy mất lúc nào?

Quân đáp:

- Bùi tướng quân mất giờ Hợi. Đại học sĩ mất giờ Tý. Cùng trong một đêm.

Sâm ngửa mặt than:

- Ơi! Trời đã hại ta rồi!

Đêm ấy, Trịnh Sâm đang mơ màng giấc điệp bỗng thấy Thái tử Vỹ mặc hoàng bào, chân đi giầy tía khoanh tay đứng trên đầu giường nhìn chằm chạp vào mắt mình, Sâm kinh khiếp la hoảng giữa đêm khuya. Từ ấy về sau không đêm nào Trịnh Sâm ngủ yên được, thần sắc xanh xao, thân hình tiều tuỵ. Biết mình không sống được, Trịnh Sâm gọi Đặng Thị Huệ vào cạnh giường nói:

- Trước khi chết ta muốn viết di chiếu phế con lớn là Trịnh Khải, truyền ngôi cho con nàng là Trịnh Cán. Nhưng ngắt nỗi Trịnh Cán tuổi còn nhỏ, vả lại việc phế lập sau khi ta chết e rằng triều đình sinh biến, vậy phải cậy ai cho yên việc bây giờ?

Đặng Thị Huệ khóc thưa:

- Trong các tướng giỏi kể từ khi Việp quận công mất đi, chỉ có Huy quận công Hoàng Đình Bảo là hùng tài mọi người đều sợ phục. Nay Hoàng Đình Bảo đang trấn thủ đất Nghệ An, Chúa thượng nên triệu hồi Bảo về giao trọng trách thì lo gì không xong việc.

Sâm bảo:

- Lúc Tiên vương khởi binh đánh họ Mạc khôi phục cơ đồ cho nhà Lê Trung Hưng là ở đất Nghệ An nhờ dân binh ở xứ này mà làm nghiệp cả. Binh ở ở phủ Nghệ An, Thanh Hoá, Hả Tĩnh có công nên được gọi là lính "Tam phủ ưu binh". Bọn ưu binh ở kinh thành cậy có công lại thường hay làm loạn. Dân Nghệ An cậy có công lại thường hay yêu sách coi thường phép nước. Bởi vậy ta mới để Hoàng Đình Bảo trấn thủ Nghệ An, dùng uy mà uý lạo dân chúng.

Ta há chẳng biết Hoàng Đình Bảo la kẻ hùng tài sao? Nay nếu triệu Hoàng Đình Bảo về kinh thì phải cử ai vào thay Hoàng Đình Bảo trấn thủ Nghệ An?

Thị Huệ đáp:

- Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc có một người em rể là trung Hàu Vũ Tá Dao. Chúa thượng nên cho người này vào thay Hoàng Đình Bảo. Vả lại thủ hạ của Đình Bảo la Hữu tham quân nắm giữ binh ở Nghệ An tên là Nguyễn Hữu Chỉnh lại là em rẻ Vũ Tá Dao. Nay cho Vũ Tá Dao vào trấn Nghệ An cùng Nguyễn Hữu Chỉnh thì kẻ mới người cũ đều là anh em một nhà dễ dàng cộng sự với nhau hơn, ta không phải lo biến loạn ở trấn xa.

Trịnh Sâm khen phải, làm y theo lời Đặng Thị Huệ. Huy quận công Hoàng Đình Bảo về đến kinh thành liền vào yết kiến chúa Trịnh, Trịnh Sâm giao di chiếu cho Bao rồi truyền:

- Khanh hãy vì ta hết lòng phó Trịnh Cán lên kế vị. Có vậy ta mới yên lòng nhắm mắt.

Nói xong Sâm chết. Ấy là vào tháng chín năm Nhâm Dần niên hiệu Lệ Cảnh Hưng thứ bốn mươi ba. Sâm chết khi tròn bốn mươi bốn tuổi.

Triều đình lo hậu sự của Trịnh Sâm xong, Huy quận công Hoàng Đình Bảo bên phò Trịnh Cán, lúc ấy mới sáu tuổi lên thay quyền kế vị. Lúc bây giờ các quan trong triều thấy Đình Bảo làm điều phế lập, Trịnh Cán lại còn nhỏ tuổi nên lắm người không phục. Huy quận công Hoàng Đình Bảo, (người đường thời thường gọi là Quận Huy), hay qua lại bên cung Chánh cung Đặng Thị Huệ bàn bạc việc giữ ngôi cho ấu chúa Trịnh Cán. Một hôm từ cung Đặng Thị Huệ về, Huy quận công Hoàng Đình Bảo nghe quân báo:

- Thưa Quận công, dân chúng trong thành đặt lời ca phản nghịch ạ!

Bảo nhíu mày hỏi:

- Lời ca thế nào là phản nghịch?

Quân lấm lét cúi đầu thưa:

- Dân chúng khắp kinh thành đều ca rằng:

Trăm quan có một như mù

Để cho Huy quận vào rờ chính cung

Xin tâu cùng quận công định liệu.

Đình Bảo vỗ án quát:

- Đứa nào dám cả gan đặt lời càn rỡ. Ngươi hạ truyền lệnh ta sai quân mỗi người đem theo một cái móc đi khắp kinh thành, hễ nghe ai ca lời ấy đem móc kéo lưỡi ra mà cắt cho ta.

Quân vâng lệnh đi lùng sục tìm người ca lời ấy trị tội. Bỗng một cụ già say rượu ngất ngường hát:

Trăm quan có một như mù

Để cho Huy quận vào rờ chính cung

Quân lính nghe thấy liền dùng móc kéo lôi cụ già ra cắt rời lưỡi đi. Cụ già ôm miệng máu chạy về nhà rồi chết. Con ông già ấy tên Nguyễn Bằng làm chức biện lại trong quân "tam phủ ưu binh". Thấy cha chết thảm Nguyễn Bằng giận căm gan, liền tụ họp mấy người có uy tín trong quân tam phủ ưu binh, Nguyễn Bằng nói:

- Tiên chúa mới mất quận Huy đã tư thông với Chánh cung Đặng Thị Huệ, bỏ trưởng lập thứ. Trần Cán còn nhỏ, quyền hành ở trong tay quận Huy, quận Huy lại là người cương cường thường hay đối nghịch với tam phủ ưu binh ta, e rằng ta không thể yêu sách như lúc trước được. Chỉ bằng ta rủ nhau vào phủ chúa giết Hoàng Đình Bảo. Phế thứ Trịnh Cán, lập trưởng Trịnh Khải lên ngôi chúa thì sau này bọn ta muốn gì mà không được!

Mấy người kia khen phải. Nguyễn Bằng nói lại:

- Vậy chúng ta hay chia nhau vận động khắp trong quân tam phủ. Hẹn ngày mai tôi đến trước phủ chúa đánh ba hồi tróng, mọi người nghe trống lệnh hãy xúm lại giết quận Huy.

Hôm sau vừa tờ mờ sáng, nơi phủ chúa bỗng nghe ba hồi trống vang dội khắp nơi. Quân tam phủ tụ tập gần đó liền kéo đến vây phủ chúa, đông đến vài ngàn người. Quân vào phi báo cùng Hoàng Đình Bảo. Bảo mặc giáp cầm gươm mang cung tên lên voi dẫn theo vài mươi quân hộ vệ ra trước điện chúa. Bảo tuốt gươm quát:

- Ai xui các ngươi làm điều càn rỡ khinh lờn phép nước. Nay ta bảo các ngươi ai ở đâu thì về nơi ấy, ta sẽ tâu vua bỏ qua việc này, nếu không tội chết khó dung.

Quân tam phủ vốn sợ oai Hoàng Đình Bảo, vả lại không người chi huy ai nấy đều khép nép lui ra. Nguyễn Bằng lại nói với đồng bọn:

- Quận Huy tuy là người hữu dũng những trong tay chỉ có mấy mươi cận vệ thì làm gì được bọn ta. Nếu ta không làm tới nơi tới chốn mà nghe lời hắn bỏ đi, rồi hắn phụng mệnh chúa điều binh các trấn về bắt bọn ta, chừng ấy ai bênh vực cho bọn ta được?

Quân tam phủ nghe Bằng nói xong nhao nhao:

- Phải đó! Phải đó! Chỉ có lập chúa mới thì bọn ta đã vô tội lại còn có công. Mau xong lên giết chết quận Huy.

Nói xong muôn người như một nhất tề xông lên. Hoàng Đình Bảo thấy thế lấy cung mà bắn chẳng ngờ cung gấy, lấy súng nạp đạn mà bắn thuốc, đạn đốt lại không cháy. Bảo bèn vung gươm ngồi trên bành voi chém xuống, quân tam phủ chết vài mươi người. Bọn chúng liền dùng móc câu kéo Đình Bảo té xuống đất đâm chết. Chúng chia người đi đón Trịnh Khải để trên chiếc mâm đồng khiêng sang phủ chúa đặt lên ngai. Trịnh Khải nhờ quân tam phủ làm loạn được lên ngôi chúa xưng là Đoan Nam Vương, phe Trịnh Cán xuống làm Cung quận công. Đoan Nam Vương lại sai quân tam phủ đi lùng bắt đồng bọn của Hoàng Đình Bảo mà giết. Bọn lính tam phủ thừa dịp ấy đi khắp trong thành ngoại nội cướp bóc của nhân dân. Tiếng kêu oán thán vang dậy đất trời.

Lúc bây giờ thủ hạ của Hoàng Đình Bảo có một người tên là Nguyễn Viết Tuyển trốn thoát được chạy vào Nghệ An tìm gặp Nguyễn Hữu Chỉnh, nói:

- Thưa tướng quân, bọn kiêu binh ở kinh thành nơi đây giết chết Huy quận công, bắt Thái phi Đặng Thị Huệ giảm vào ngục, phế chúa Trịnh Cán xuống làm Cung quận công, phò Trịnh Khải lên ngôi chúa xưng là Đoan Nam Vương. Sớm muộn gì Đoan Nam Vương cũng mật chiếu sai người vào bắt tướng quân vì tôi và tướng quân đều là người của Huy quận công. Tôi mấy thoát được vào đây báo cùng tướng quân hãy lo liệu sớm.

Chỉnh liền giấu Nguyễn Viết Tuyển trong nhà rồi sang đinh trấn thủ Nghệ An là Dao trung Hầu, Vũ Tá Dao. Chỉnh hỏi Đào:

- Ở kinh thành quân tam phủ đã giết chết quận Huy, phe Trịnh Cán, lập Trịnh Khải làm Đoan Nam Vương, chẳng hay trung hầu đã biết chưa?

Vũ Tá Dao thở dài đáp:

- Nay lại có việc này nữa sao? Thật triều đình không còn kỷ cương gì nữa cả. Từ xưa đến nay cha từng nghe nói quân lính nào lại nổi loạn giết vua quan như bọn tam phủ này cả. Rồi sự việc thế nào?

Chỉnh đáp:

- Đoan Nam Vương sai người tìm giết phe đảng của Huy quận công Hoàng Đình Bảo, ắt sớm muộn gì cũng có mật chỉ đến bắt tôi.

Đạo hỏi:

- Vậy nay ông tính thế nào?

Chỉnh đáp:

- Huy quận công Hoàng Đình Bảo, phó tướng trấn thủ Thuận Hoá là Hoàng Đình Thể và tôi trước là thuộc tướng của Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc. Nay tôi xin khuyên Hoàng Đình Thể giết chết trấn thủ là Phạm Ngô Cầu chiếm lấy đất Thuận Hoá là một tay cứu viện. Còn ông giữ lấy trấn Nghệ An giữ thế môi và răng cùng các tướng Thuận Hoá, rồi đóng trọng binh ở các nơi hiểm yếu, tích thảo đồn lương thì có thể giữ được lâu dài. Còn việc phòng giữ mặt biển Chỉnh này xin cáng đáng hết cả.

Vũ Tá Dao suy nghĩ rất lâu chẳng nói gì, Chỉnh nóng ruột hỏi:

- Trung hầu tính thế nào?

Đào đáp:

- Việc này là ra mặt phản lại triều đình, tự lập riêng một cõi thật là điều đại sự. Hãy thư thả cho ta suy nghĩ rồi sẽ nói.

Chỉnh thấy Vũ Tá Dao ý không dám làm liền nói:

- Chờ ông suy nghĩ xong chắc là triều đình đã có mật chỉ vào bắt tôi rồi đấy!

Nói rồi bỏ về nhà hối thúc gia quyến thu xếp hành lý đưa vợ con xuống một chiếc thuyền lớn. Nguyễn Viết Tuyển hỏi:

- Tướng quân định tránh nơi nào lại đi bằng thuyền?

Chỉnh cười đáp:

- Trời đất bao la lại không có chỗ cho ta dung thân sao? Nay chúa không dùng ta thì ta vào cùng Tây Sơn Nguyễn Nhạc!

Nói xong dong buồm đi thẳng vào Quy Nhơn ra mắt vua Thái Đức. Gặp vua, Chỉnh quỳ lậy, vua Thái Đức vội vàng đỡ dậy và hỏi:

- Ông đến đây ắt là có chiếu chỉ của chúa. Vậy ta phải quỳ tiếp chiếu mới phải sao ông lại quỳ là cớ làm sao?

Chỉnh không dám đứng lên, cúi lấy thưa:

- Nay bọn kiêu binh làm loạn ở Thăng Long giết Huy quận công Hoàng Đình Bảo, phế Trịnh Cán và Trịnh Khải lên ngôi chúa. Trịnh Khải lại ra lệnh tập nã tay chân của Huy quận công, nên thần phải trở vào đây xin Bệ hạ dung nạp.

Vua Thái Đức lại hỏi:

- Tây Sơn ta là nước nhỏ, ông là người của nước lớn. Nếu ta dùng ông ngộ nhỡ chúa Trịnh đem binh vào vấn tội thì ta biết liệu làm sao?

Chỉnh đáp:

- Bệ hạ đã có chí tự lập không nhận sắc phong của họ Trịnh nên mới lên ngôi Hoàng đế, việc tiến thủ ắt đã có kế sách thì Bệ hạ có sợ gì họ Trịnh mà mượn cớ thoái thác. Nếu Bệ hạ không dùng, Chỉnh tôi xin được chết tại nơi này!

Vua Thái Đức cười bảo:

- Ta chỉ thử Hữu Chỉnh một tý mà thôi. Ta và ông vốn là cô nhân trong lúc đánh Định Vương Nguyễn Phúc Thuần sao nỡ bỏ nhau khi hoạn nạn.

Nói xong vua sai quân bày yến tiệc khoản đãi Nguyễn Hữu Chỉnh. Rượu vào vài chén, Chỉnh nói:

- Nay ở đất Bắc Hà, họ Trịnh hiếp đáp vua Lê khiến thiên hạ bất bình. Vừa rồi Trịnh Sâm chết, hai còn là Trịnh Khải và Trịnh Cán lại tranh ngôi chia phe đảng giết hại lẫn nhau. Cương thường đã mất, giềng mối đã lìa, lại thêm nói bình kiêu dân oán không còn ra thể thống gì cả. Nếu Bệ hạ nhân dịp này mà đem binh ra đánh một trận thì đất Bác Hà không thuộc vào Bệ hạ thì con ai vào đây nữa!

Vua Thái Đức nói:

- Bắc Hà là nước của vua Lê sao ta lại đem binh xâm phạm được? Vả lại họ Trịnh từ khi lấy được đất Thuận Hoá rồi dùng ải Hải Vân làm ranh giới nước ai người ấy giữ, sao ta lại dấy động can qua làm khổ cho lê dân trăm họ? Nay ông đã đến đây, đối với ta là thượng khách sống an nhàn há chẳng hơn sao?

Vừa vừa dứt lời quân do thám về báo:

- Tâu Bệ hạ, Chu Văn Tiếp từ Phú Yên đi đường núi vào Gia Định đánh lấy Sài Côn, tướng quân Đỗ Nhàn Trập thua chạy về Bình Thuận. Chu Văn Tiếp đón Phúc Ánh từ Phú Quốc về hưng binh đánh chiếm đất Gia Định. Tướng quân Đỗ Nhàn Trập sai người về báo cùng Bệ hạ định liệu.

Vua Thái Đức liền sai Long Nhương tướng quân Nguyễn Huệ, tiết chế Nguyễn Lữ, tướng quân Lê Trung, phò mã Trương Văn Đa đem một trăm chiếc đại thuyền và một vạn quân vào Gia Định đánh Nguyễn Phúc Ánh. Nguyễn Hữu Chỉnh thấy vua Thái Đức bàn đánh Nguyễn ở phương Nam nên đành thôi không xin vua đem quân đánh Trịnh ở mặt Bắc nữa.

Bây giờ là mùa xuân, tháng hai, năm Quý Mão (1783), nội thành Sài Côn Nguyễn vương họp các tướng bàn quốc sự. Nguyễn vương lo lắng hỏi:

- Quân do thám của ta từ Quy Nhơn báo tin về rằng:

Nguyễn Huệ đang chuẩn bị binh thuyền vào đánh ta. Vậy theo các khanh ta nên đối phó như thế nào?

Chu Văn Tiếp bước ra thưa:

- Tâu Thượng vương, bộ quân ta đã có Nguyễn Nghi và Hồ Văn Lân thủ thành Trấn Biên. Nay ta cho tướng đem quân tăng cường yểm trợ cho Hồ Văn Lân thì mặt Bắc không phải lo gì nữa. Cửa Hàm Luông thì Ngô mưu sĩ đã tiến cử Nguyễn Văn Thân và Nguyễn Huỳnh Đức chặn giữ, vậy mặt Nam đất Gia Định cũng chẳng phải lo. Đáng lo nhất vẫn là cửa Cần Giờ tiến đến Thất Kỳ Giang vỗ mặt đồn Thị Nghè uy hiếp mặt Đông thành Sài Côn. Đạo quân này chắc chắn do Nguyễn Huệ chỉ huy. Nếu ta đánh thắng được đạo quân của Nguyễn Huệ, các đạo khác tự khắc sẽ tan.

Nguyễn vương lại hỏi:

- Quân Tây Sơn rất thiện chiến, Nguyễn Huệ là giỏi dùng quân. Lần trước ta phục binh ở Thất Kỳ Giang mà không lừa được Nguyễn Huệ nên bị thua trận. Vậy nay phải đánh thế nào?

Chu Văn Tiếp cười đáp:

- Quân Tây Sơn lần trước đánh Thượng vương Thất Kỳ Giang dùng hoả hổ đốt tàu đồng của người Pháp Lang Sa. Vậy trên thuyền của giặc lúc nào cũng có chất dẫn hoả. Theo tơi ta nên dĩ độc trị độc!

Nguyễn vương vội hỏi:

- Thế nào là dĩ độc trị độc?

Tiếp vui vẻ hoạt bát đáp:

- Đất Gia Định chỉ có hai mua: từ tháng ba để tháng tám là mùa mưa, gió Năm từ biển thổi vào, từ tháng chín đến tháng hai là mùa khô gió bấc, mà người Gia Định thường gọi là gió Chướng từ đất liên thổi ra. Nay là tháng hai mùa khô gió Chướng, ta lợi dụng sức gió nên dùng hoả công mà đánh. Quân Tây Sơn lại có chất dẫn hoả trên thuyền, ấy chẳng phá là dĩ độc trị độc đó ư? Xin Thượng vương suy xét!

Nghe xong Nguyễn vương mừng rỡ nói:

- Chu Nguyên soái thật có tài đại tướng, ta còn lo gì không thắng được Nguyễn Huệ. Nay ta giao trọn quyền điều binh cho khanh. Mau báo tiệp khai hoả cho ăn lòng ta Văn Tiếp nhé!

Chu Văn Tiếp lãnh lệnh, bái tạ Nguyễn vương rồi dẫn thuỷ binh đến Thất Kỳ Giang bày trận.

Đến sông Thất Kỳ Giang gặp lúc nước thuỷ triều đang lai láng, gió Chướng lồng lộng từ đất liền thổi ra biển, Tiếp phấn khích hạ lệnh:

- Châu Đoan Chân lãnh án tiên phong đem hai mươi đại thuyền và hai ngàn quân ra cửa Cần Giờ đánh giặc, giả thua chạy vào Thất Kỳ Giang.

Châu Đoan Chân lạnh lệnh đi ngay. Tiếp lại bảo Phạm Văn Sở:

- Ngươi hãy dẫn quân đem một ngàn bè cỏ phục hai bên bờ sông, chờ Châu Đoan Chân giả thua chạy qua khỏi rồi phóng hoả bè cỏ đẩy ra giữa sông chặn thuyền quân Tây Sơn mà đốt.

Phạm Văn Sở lạnh mệnh xuất quân. Tiếp ngoảnh lại bảo các tướng:

- Các ngươi chuẩn bị binh thuyền, chờ ta đốt xong thuyền Tây Sơn thì đổ ra vây bắt Nguyễn Huệ.

Tống Phước Lương vòng tay nói:

- Nếu Nguyễn Huệ vào Thất Kỳ Giang chắc chắn sẽ bị Chu đô đốc đời nay dùng hoả công mà đánh cho tan tán, khác nào Chu đô đốc ngày xưa đốt Tào Tháo trên sông Xích Bích vậy!

Nói rồi Phước cùng các tướng chia nhau bố trận.

Phần Nguyễn Huệ dẫn quân Tây Sơn đến ngoài khơi cửa Cần Giờ, nhìn vào núi Cấp thấy khói bốc lên nghi ngút, Huệ cười bảo:

- Lại đốt lửa báo hiệu trên núi Cấp rồi phục binh ở Thất Kỳ Giang như cũ chớ gì!

Nói rồi Huệ hạ lệnh:

- Đặng Văn Long và Đặng Xuân Bảo đem ba mươi đại thuyền và ba ngàn quân vào cửa Hàm Luông theo sông Tiền Giang tiến đánh Trường Đồn chặn đường Nguyễn Phúc Ánh từ Sài Côn chạy về Hà Tiên.

Hai tướng Long và Bảo lãnh lệnh đi ngay. Huệ lại tuốt gươm chỉ vào cửa Cần Giờ bảo:

- Trương Văn Đa lãnh ấn tiên phong, lệnh toàn quân tiến đánh Sài Côn.

Quân Tây Sơn hùng dũng tiến lên!

Vào đến cửa Cần Giờ bỗng gặp thuyền quân Nguyễn do Châu Đoan Chân tiến ra. Hai bên giáp chiến, vừa mới giao phong Châu Đoan Chân hô quân tháo lui. Nguyễn Huệ thấy vậy cười bảo:

- Lại giả thua dụ ta vào trận mai phục như lần trước chứ gì! Truyền đánh trống thu binh!

Nguyễn Lữ nghi ngại hỏi:

- Nay là mùa khô, gió chướng từ bờ thổi ra, quá ta nghịch gió. Nếu tiến binh ngộ nhỡ Chu Văn Tiếp đánh hoả công thì làm thế nào? Bởi thế anh mới đánh trống thu binh chớ gì?

Nghe Lữ nói xong, Nguyễn Huệ gật đầu rồi bảo:

- Truyền lệnh dừng quân lập thuỷ trại!

Quân Tây Sơn neo thuyền ngoài cửa Cần Giờ nghỉ ngơi. Đến lúc nước lớn đầy, gió bấc chướng vẫn lồng lộng từ đất liền thổi ra. Nguyễn Lữ nói:

- Nếu lúc này ta tiến quân ắt giờ này vào Thất Kỳ Giang đã bị Chu Văn Tiếp dùng hoả công mà đốt mất rồi!

Nguyễn Huệ chỉ mỉm cười mà không nói. Nước triều lên đầy rồi lại chảy, bấy giờ Nguyễn Huệ lại truyền lệnh tiến quân. Nguyễn Lữ bèn can:

- Nước vẫn còn đang chảy, gió bấc chướng thổi ra; phần tiến quân ngược nước gió, phần thì địch thuận lợi dùng hoả công, sao anh lại tiến binh vào lúc này?

Nguyễn Huệ cười đáp:

- Chu Văn Tiếp thì biết gì mà đánh hoả công. Vả lại nếu nói gió bấc chướng sợ giặc đánh hoả công chẳng lẽ lại rút quân về? Cứ truyền lệnh ta lập tức tiến quân.

Nguyễn Lữ vội can.

- Xin anh đừng nên khinh địch. Hãy sai quân do thám rồi tiến binh cũng chẳng muộn nào.

Nguyễn Huệ gạt đi báo:

- Địch tình ta đã nắm rõ thì cần gì do thám.

Nói rồi không nghe lời Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ bảo quân:

- Ngược nước chèo đổ mồ hôi. Gặp giặc, không đổ máu mã giặc phải tan!

Quân sĩ Tây Sơn không rõ vì cớ gì, nhưng vốn tin phục Nguyễn Huệ nên gắng sức mà chèo!

***

Nói về Chu Văn Tiếp thấy Châu Đoan Chân giả thua chạy về mà không thấy quân Tây Sơn đuổi theo. Tiếp bảo Chu Đoan Chân rằng:

- Bây giờ nước đang lớn hãy cho quân nghỉ ngơi, đợi sang ngày mai nước chảy sẽ đem quân ra dụ địch.

Nước lên đến trưa thì đầy; đầy xong lại chảy; chảy đến chạng vạng tối thì đã gần cạn kiệt. Trong bóng đêm chập choạng, bỗng thấy thuyền Tây Sơn lừ lừ tiến vào trận Thất Kỳ Giang, Chu Văn Tiếp ngạc nhiên nói:

- Nguyễn Huệ sao lại tiến binh vào lúc nước đang chảy. Chắc hẳn sợ mai phục nên ngược nước để đánh bất ngờ chăng?

Đoạn Tiếp ngước nhìn trời, trời còn gió bấc chướng, cúi nhìn nước, nước vẫn chạy riu riu. Tiếp mừng rỡ nói:

- Quân Tây Sơn cậy mạnh, Nguyễn Huệ cậy có tài mà khinh địch, phen này ắt bại dưới tay ta.

Đoạn Tiếp truyền lệnh:

- Quân bay thuận nước thuận gió phóng hoả bẻ cỏ đẩy ra giữa sông!

Quân Gia Miêu lập tức thi hành! Một ngàn bè cỏ cất cao ngọn lửa rần rật trôi về phía quân Tây Sơn. Nguyễn Lữ thất kinh than:

- Em đã can rồi mà anh còn khinh địch. Giờ giặc đánh hoả công phải chạy cho mau.

Nguyễn Huệ lại cười nói:

- Chu Văn Tiếp làm nội ứng cho ta đốt thuyền quân Nguyễn đây. Em chớ lo!

Lúc ấy gió bấc chướng mỗi lúc một giảm dần, bè lửa trôi chầm chậm về phía quân Tây Sơn. Nguyễn Huệ vỗ tay cười ngất bảo quân:

- Truyền đánh trống thu binh!

Chu Văn Tiếp thấy quân Tây Sơn lui, liền xua đại binh theo sau bè lửa mà tiến. Tiếp bảo các tướng:

- Chờ bè lửa đốt thuyền giặc xong, hay tiến truy bắt Nguyễn Huệ.

Tiếp vừa dứt lời trời bỗng nhiên lặng gió, mặt sông phẳng lặng như tờ. Bấy giờ nước thuỷ triều lại lớn lên, bè lửa theo nước trôi ngược về thuyền quân Nguyễn.

Chu Văn Tiếp con đang bàng hoàng ngơ ngác, bỗng trời nổi gió nồm nam từ biển thổi vào rất mạnh. Ngàn bè lửa thuận gió, thuận nước chạy ào ào về đốt thuyền quân Nguyễn. Chu Văn Tiếp ở phía sau thấy vậy ngửa mặt lên trời hét rằng:

- Trời hại ta rồi! Trời hại ta rồi!

Hét xong vội vã cùng các tướng quay thuyền mà chạy.

Thuyền quân Nguyễn Gia Miêu bị đốt cháy tan tác, khói lửa ngút trời. Bên quân Tây Sơn, Nguyễn Huệ bảo Nguyễn Lữ:

- Anh đã bảo Chu Văn Tiếp làm nội ứng cho ta đốt quân chúa Nguyễn giờ em đã thấy chưa?

Nói rồi Huệ truyền quân thúc trống tiến binh. Các tướng Nguyễn tan hàng mạnh ai nấy chạy trốn, Chu Văn Tiếp được em mình là Châu Đoan Chân hộ vệ chạy về hướng Sài Côn. Bỗng thấy một chiếc thuyền Tây Sơn giong buồm đuổi theo, một viên tướng Tây Sơn đứng trên mui thuyền quát lớn:

- Tướng giặc kia chớ chạy, có ta là phò mã Trương Văn Đa đến đây!

Chu Đoan Chân bảo Tiếp:

- Anh hãy dùng thuyền nhỏ chèo vào bờ lên đất liền mà chạy. Em ở đây chặn giặc rồi sẽ theo sau.

Tiếp nghe lời liền cùng Phạm Văn Sở xuống thuyền nhỏ vào bờ. Đến nơi, nhìn ra sông thấy Chu Đoan Chân đã bị Trương Văn Đa đâm chết, Tiếp khóc lớn rằng:

- Ba anh em của ta đều bị giặc Tây Sơn giết chết. Thù này không trả được, Chu Văn Tiếp ta đâu đáng là người. Đoạn Chân em ới, trời đổi gió đã hại chết em rồi!

Tiếp đau lòng than khóc mãi. Phạm Văn Sở can gián một hồi, Tiếp gạt nước mắt bảo:

- Quân Tây Sơn đi thuyền tiến đánh Sài Côn, ta đi đường bộ về thành không kịp. Vậy phải làm sao?

Phạm Văn Sở hiến kế:

- Theo tôi ta nên băng rừng đến thành Trấn Biên hợp cùng Hồ Văn Lân và Nguyễn Nghi đem binh và chiếm lại Sài Côn.

Chu Văn Tiếp khen phải liền tất tả đi ngay. Đến đoạn đường lớn giữa thành Sài Côn và Trấn Biên, bỗng thấy vài tên quân từ hướng Bắc chạy vào, Tiếp chặn lại hỏi:

- Các ngươi là quân ở đâu lại chạy đến đây?

Tên quân đáp:

- Chúng tôi ở dưới trướng tướng quân Nguyễn Nghi và Hồ Văn Lân. Thành Trấn Biên bị tướng Tây Sơn là Đặng Xuân Phong và Đỗ Nhàn Trập chiếm mất, hai tướng Nguyễn Nghi và Hồ Văn Lân không biết trốn tránh nơi nào.

Lại thấy vài tên quân từ hướng Nam chạy đến bảo:

- Thưa đại Đô đốc, Nguyễn Huệ đem quân đánh thành Sài Côn, các tướng giữ đồn Thảo Câu, Thị Nghè, Bến Nghé, Dác Ngư đều tử trận. Chúa thượng đã bỏ thành Sài Côn chạy vào Trường Đồn.

Chu Văn Tiếp thất kinh than:

- Quân ta bại trận khắp nơi. Thành Sài Côn và Trấn Biên đều mặt về tay giặc, ta biết phải đi đâu?

Phạm Văn Sở lại hiến kế:

- Tôi có nghe ngày trước chúa ta và vua nước Tiêm La kết giao sẽ cứu giúp nhau khi hoạn nạn. Nay ta hãy tìm đường sang Tiêm quốc. Xin Tiêm vương đem thuỷ quân sang Hà Tiên đến Trường Đồn hợp cùng Chúa thượng đánh Tây Sơn.

Chu Văn Tiếp khen phải liền cùng Phạm Văn Sở và vài mươi tên quân băng rừng nhằm hướng Tây tìm đường sang Tiêm quốc.

Nói về Nguyễn Phúc Ánh trong thành Sài Côn nghe quân ở đồn Thị Nghè về báo:

- Thưa Chúa thượng, Nguyễn Huệ đánh tan quân của Chu nguyên soái ở Thất Kỳ Giang. Chu nguyên soái chưa biết sống chết thế nào. Nguyễn Huệ lại chia quân làm bốn cánh đánh bốn đôn Thảo Câu, Thị Nghè, Bến Nghé, Dác Ngư Tướng của ta giữ đồn Thị Nghè là Hồ Công Siêu tử trận.

Quân đồn Bến Nghé về báo:

- Thưa Chúa thượng, tướng quân giữ đồn Bé Nghé là Dương Công Trừng bị Nguyễn Lữ chém chết. Quân Tây Sơn đã chiếm lấy đồn.

Phúc Ánh con đang bàng hoàng, lại nghe quân đồn Dác Ngư về cấp bảo:

- Thưa Chúa thượng, tướng Tây Sơn là Lê Trung tiến đánh đồn Dác Ngư, tướng quân Nguyễn Văn Quý tử trận, hiện quân Tây Sơn đang ồ ạt tiến về thành Sài Côn.

Phúc Ánh hoảng hốt hối quân:

- Hai tướng Lê Văn Duyệt và Trương Tấn Bửu lãnh ba ngàn quân đi đoạn hậu. Mau mở cửa Nam thành chạy về cố thủ Trường Đồn.

Nguyễn Huệ và các tướng dẫn quân chiếm thành Sài Côn bỏ trống. Nguyễn Lữ hỏi Huệ:

- Trận Thất Kỳ Giang sao anh biết rằng Chu Văn Tiếp sẽ đánh hoả công mà lợi dụng sức gió đốt thuyền quân Nguyễn?

Huệ đáp:

- Nay là tháng hai ở Quy Nhơn là mùa xuân, mưa thuận gió hoà, khí hậu mát mẻ. Nhưng ở đất Gia Định lại là mùa nắng to khô ráo thì làm gì Chu Văn Tiếp lại không dùng hoả công mà đánh ta. Nên ta mới nói đùa cũng Nguyễn Lữ rằng Chu Văn Tiếp là nội ứng cho ta đốt thuyền quân chúa Nguyễn đấy.

Trương Văn Đa lại hỏi:

- Thúc phụ đã biết Chu Văn Tiếp dùng hoả công sao còn tiến quân? Nếu lúc đó trời không trở giờ có phải là quân ta đã bị đốt thành tro bụi rồi chăng.

Nguyễn Huệ cười to nói:

- Ấy là ta biết trước giờ đổi gió nên mới tiến binh, sao Văn Đa lại bảo là may gặp lúc trời đổi gió.

Trương Văn Đa và Lệ Trung đồng thanh hỏi:

- Làm cách nào thúc phụ biết trước giờ đổi gió?

Nguyễn Huệ liền treo trên vách một tờ lịch và nói:

- Các ngươi hãy nhìn cho rõ, sẽ biết giờ đổi gió.

Lịch viết rằng:

Tháng 2 và tháng 8 thuỷ triều là ngày: 03, 17, 29.

Tháng 3 và tháng 9 thuỷ triều là ngày: 13, 27

Tháng 4 và tháng 10 thủy triều là ngày: 11, 25

Tháng 5 và tháng 11 thuỷ triều là ngày: 09, 23

Tháng 10 và tháng chạp thuỷ triều là ngày: 07, 21

Tháng 7 và tháng giêng thuỷ triều là ngày: 05, 19

Nguyễn Lữ xem xong thắc mắc hỏi:

- Thuỷ triều là ngày gì? Sao biết được giờ đổi gió?

Huệ giải rằng:

- Đất Gia Định chỉ có hai mùa. Từ tháng ba để tháng tám là mùa mưa gió nồm Nam từ biển thổi vào. Từ tháng chín đến tháng hai là mùa khô gió bấc chướng từ đất thổi ra. Chu Văn Tiếp định lợi dụng mùa khô gió bấc chướng dùng hoả công đốt thuyền ta đó.

Nguyễn Lữ nôn nóng hỏi:

- Nhưng vì sao anh lại biết giờ đổi gió mà tương kế tựu kế đốt lại thuyền quân chúa Nguyễn?

Nguyễn Huệ chỉ vào tờ lịch đáp:

- Ngày thuỷ triều là ngày chuyển giao giữa hai con nước, mỗi tháng có hai con nước nên có hai ngày thuỷ triều. Riêng tháng hai và tháng tám lại có ở ngày thuỷ triều là ngày 3, ngày 17 và ngày 29. Con nước thứ ba mà ngày thuỷ triều là ngày 29 gọi là nước giao mùa. Gặp nước giao mùa gió bị ảnh hưởng của thuỷ triều, hệ nước chảy thì gió bấc chướng từ bờ thổi ra, hễ nước triều lên gió nồm Nam từ biển thổi vào. Ta chọn thời gian vào Cần Giờ lúc hạ tuần tháng hai, tức là nhằm con nước giao mùa. Ta lựa ngày nước phát lên xuống mạnh nhất trong con nước giao mùa mới tiến binh, vì ngày đó khi nước lên sẽ có gió nồm Nam. Bởi thế ta phải tiến quân vào lúc nước chảy, trời con bấc chướng, tất đến Thất Kỳ Giang khi nước sắp lên. Ấy là ta nhử Chu Văn Tiếp thấy cơn bấc chướng mới dùng hoả công. Tiếp phóng bè lửa xong, lúc sẩm tối nước thuỷ triều sẽ lớn lên, trời tất đổi gió nồm Nam quay lại đốt thuyền quản Gia Miêu. Bởi lúc sấm tối nước lên, lặng bấc trở nồm, nên dân vùng biển thường có câu vè rằng "Bắc lặng hôm, nồm lặng mai" đó. Đánh trận này ta đã tính trước cả sao lại bảo lá may gặp lúc trời trở gió!

Nghe Huệ nói xong, các tướng bấy giờ mới vỡ lẽ đồng thanh khen:

- Long Nhương đánh giặc liệu cả việc nắng mưa, nước gió, dụng binh thật quỷ thân cũng không tính trước. Chúng tôi xin bái phục.

Vừa lúc ấy quân do thám vào báo rằng:

- Thưa tướng quân, trấn thủ Bình Thuận là Đăng Xuân Phong và Đỗ Nhàn Trập đem quân đến chiếm Trấn Biên. Tướng Nguyễn là Nguyễn Nghi và Hồ Văn Lân thua binh bỏ trốn.

Nguyễn Huệ ra lệnh:

- Nguyễn Lữ lãnh hai ngàn binh ở lại giữ Sài Côn. Ta cũng Trương Văn Đa, Lê Trung đem bốn ngàn quân truy kích quân Nguyễn. Trận này phải bắt cho được Nguyễn Phúc Ánh. Giống cỏ gấu này không nhổ tận gốc cứ nảy ra hoài thật là đáng ghét.

Nói rồi Nguyễn Huệ liền đem quân đuổi theo Nguyễn Phúc Ánh.

Nói về Phúc Ánh dẫn quân chạy về đến Trường Đồn (Mỹ Tho), tướng giữ Trường Đồn là Mạc Thiên Tứ mở cổng thành đón vào. Vừa lúc ấy Nguyễn Huệ dẫn quân đuổi theo thấy Phúc Ánh đã vào thành bèn nói với Trương Văn Đa và Lê Trung:

- Trước khi vào cửa Cần Giờ ta đã sai Đặng Văn Long và Đặng Xuân Bảo vào cửa Hàm Luông theo sông Tiền Giang tiến đánh Trường Đồn, chắn đường rút binh của Nguyễn Phúc Ánh. Chúa Phúc Ánh đã sai tướng giỏi chắn cửa Hàm Luông, nên Long và Bảo chưa đến được nơi này. Vạy ta mau đánh lấy Trường Đồn rồi đem quân xuôi đồng Tiền Giang đánh vào sau lưng địch ở cửa Hàm Luông.

Nói rồi Nguyễn Huệ hạ lệnh tấn công Trường Đồn.

Quân Tây Sơn đặt đại bác bắn phá thành. Lê Văn Quân nói với Phúc Ánh rằng:

- Chúa thượng mau đem gia quyến theo Mạc Thiên Tứ lui về Hà Tiên. Thân cùng Lê Văn Duyệt, Trương Tấn Bửu thủ thành cản đường tiến quân của giặc.

Nguyễn Phúc Ánh nghe lời theo Mạc Thiên Tứ chạy về Hà Tiên, Lê Văn Quân lên mặt thành thúc quân cố sức chống trả. Một lúc sau thành vỡ, quân Tây Sơn tràn vào thành chém giết. Quân Nguyễn chết thôi không biết bao nhiêu mà kể, số còn lại lớp hàng, lớp quăng gươm giáo bỏ trốn. Lê Văn Quân, Lê Văn Duyệt, Trương Tấn Bửu vội vàng lên ngựa chạy về Hà Tiên theo Phúc Ánh.

Nguyễn Phúc Ánh về Hà Tiên vừa vào dinh phủ chưa kịp ngồi đã thấy Lê Văn Quân, Văn Duyệt, Tấn Bửu theo đến nơi. Người nào cũng mang thường tích trên mình, quần áo tả tơi mặt mày hốc hác. Ánh giật mình hỏi:

- Ta vừa mới đến đây, các khanh đã thua trận chạy về, quân Tây Sơn sao lấy được thành nhanh thế?

Lê Văn Quân quỳ thưa:

- Quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ đích thân chỉ huy công thành rất dữ. Chúng thần không chống nổi, thành vỡ thua binh phải chạy thoát thân. Xin Chúa thượng trị tội.

Ánh đứng dậy và nói:

- Mất Trường Đồn thì quân của Nguyễn Huỳnh Đức và Nguyễn Văn Thành ở Hàm Luông nguy mất. Các tướng mau thu thập tàn quân chỉnh đốn hàng ngũ theo ta tái chiếm Trường Đồn.

Ngô Tùng Châu bước ra nói:

- Xin Chúa thượng bình tâm. Quân ta ở trong thành, giặc từ xa kéo đến, ta còn không giữ nổi thành, huống gì quân ta nay mười phần còn một tướng sĩ đều mệt mỏi, thương tích đầy mình. Nếu bây giờ giặc đem quân đánh tới, thành Hà Tiên e rằng không giữ nổi nói gì đến việc tái chiếm Trường Đồn.

Phúc Ánh nghe xong ngồi xuống hỏi:

- Vậy nay ta nên chống giữ thế nào?

Tùng Châu đáp:

- Nguyễn Huệ vừa chiếm được Trường Đồn ắt là chuẩn bị đánh ta ở Hà Tiên, sớm muộn gì cũng kéo binh đến đây. Vậy Chúa hãy mau sai người lên mất báo cho Nguyễn Văn Thành và Nguyễn Huỳnh Đức đang trấn giữ cửa Hàm Luông, kéo quân về đánh vào sau lưng Trường Đồn. Nếu lúc ấy Nguyễn Huệ kéo đại binh đến đánh Hà Tiên, thì Nguyễn Huỳnh Đức và Nguyễn Văn Thành có thể chiếm lại Trường Đồn. Nếu Đức và Thành chiếm lại được Trường Đồn thì Nguyễn Huệ lại lâm vào thễ lưỡng đầu thọ địch. Khi ấy Nguyễn Huỳnh Đức từ Trường Đồn đánh tới, ta từ Hà Tiên đánh ra thế nào cũng phá được giặc.

Phúc Ánh khen:

- Ấy thật là diệu kế.

***

Lúc ấy Nguyễn Huệ vào thành Trường Đồn, Lê Trung nói:

- Tôi xin đem quân đuổi theo Phúc Ánh đến Hà Tiên bắt Phúc Ánh về cho Long Nhương trị tội, cho tiết nòi cỏ gấu ấy đi!

Huệ bảo:

- Hà Tiên là thành trì cuối cùng của Phúc Ánh. Nếu ta đem quân đánh tới, Ánh chỉ con đường chạy ra biển mà thôi. Hiện Phúc Ánh như cả nằm trong chậu, ta muốn bắt lúc nào chẳng được, việc đánh Hà Tiên chẳng vội gì. Kế hoạch của ta là cho Đặng Văn Long và Đặng Xuân Bảo đánh chiếm Trường Đồn trước, chặn đường về Hà Tiên để sớm bắt được Phúc Ánh. Nhưng Lòng và Bảo vẫn chưa đến được nơi này ắt là Phúc Ánh đã cho tướng giỏi chặn Văn Long ở cửa Hàm Luông. Vậy Lê Trung hay lãnh hai ngàn tinh binh theo sông Tiền Giang ra cửa Hàm Luông dẫn vào sau lưng trại địch. Phá giặc ở Hàm Luông xong, Trung cùng Văn Long đem quân về đây hợp sức đánh Hà Tiên bắt Phúc Ánh cũng chẳng muộn gì!

Lê Trung lãnh mệnh đi ngay.