Tần thị thường hoài niệm thời còn mang thai, hằng ngày đều ngủ đến khi mặt trời lên khỏi ngọn sào, ngủ dậy Điền Quý đã tới xưởng lụa làm từ sớm. Trên chiếc bàn vuông đặt trong phòng ăn kiêm phòng bếp, luôn bày sẵn cá thu chiên dầu, củ cải muối khô và hai quả trứng vịt muối, âu cháo được ủ trên bếp, sờ vào tay còn âm ấm. Thị ăn tốt, vừa ngửi thấy mùi chảo đã đói không chịu nổi, huống hồ cá rán ăn vào lại xốp giòn, củ cải thơm mát sướng miệng, trứng vịt muối nhẹ nhàng lột đi phần lòng trắng liền rịn ra đầy những dầu, lòng đỏ càng tươi ngọt. Thị thường đánh liền hai bát, no căng bụng, bấy giờ mới lặc lè đứng lên, bỏ bát đũa vào trong nồi, múc một gáo nước ngâm đấy, đợi Điền Quý tối về rửa.
Tần thị có lý do riêng của mình mới chịu gả về nhà họ Điền, không phải vì ưng Điền Quý thật thà, mà còn bởi cha mẹ y đều đã qua đời, có thể giảm nhẹ không ít gánh nặng cho thị. Huống hồ người làm việc cho xưởng lụa, đặc biệt là đàn ông độc thân, chắc chắn tích cóp được kha khá tiền, thế nên thị vừa nói chuyện muốn mở tiệm dầu muối, y lập tức đi tìm mặt bằng, cho thị tiền vốn lấy hàng, khiến thị thấy rất yên tâm. Nếu như còn bố mẹ chồng, nhất định mọi việc sẽ không do thị làm chủ, hơn nữa, dung mạo xinh đẹp vốn là gánh nặng của thị, suốt ngày bị cánh đàn ông tơ tưởng nhớ nhung, song khi thị tới tuổi thành thân thì ai nấy đều rụt ại, lo thân thế gia sản không xứng. Thị vốn cũng không coi trọng tiền tài, chỉ cầu yên ổn, bởi việc bà ngoại thị trước khi qua đời từng nằm trên ván cửa chỉ thẳng vào mũi thị mắng là "Đồ hồ y tinh" đã bóp nat trái tim thị. Vì vậy thị hạ quyết tâm phá vỡ lời nguyền "hồng nhan họa thủy", sống đời một người bình thường.
Lúc mới rước thị về àm vợ, Điền Quý cũng hoang mang o sợ, e chăm sóc thị có gì không chu đáo, thị sợ y mang gánh nặng, cũng ra sức tỏ ra thùy mị nết nà, lâu dần, hai người thật sự có ý tương kính như tân. Hồi trong bụng thị mang thao Tuyết Nhi, Điền Quý vui mừng không để đâu cho hết, kéo rất nhiều người ở xưởng lụa về uống rượu, còn mua cho thị mấy bộ quần áo rộng rãi, chẳng màng có mặc được không. Tần thị khi đó nghĩ, cae đời này mình sẽ được ĐIền Quý nâng niu cưng nựng trên tay, chuyện mỹ nhân mệnh khổ viết trong mấy cuốn tiểu thuyết ba xu, hát trong mấy vở kịch, vĩnh viễn không linh nghiệm với thị.
Khi Tuyết Nhi ra đời, đúng như thị dự liệu. Điền Quý bận bịu đến nỗi không kịp so đo không sinh được nam đinh, chỉ hỏi han khắp nơi nấu canh gì cho vợ bồi bổ sức khỏe. Y tốt với thị, lúc đó, thị ngỡ rằng ấy là điều đương nhiên. Mãi đến năm Tuyết Nhi mười hai tuổi, người ở xưởng lụa chạy tới tiệm dầu muối của thị, báo tin chồng thị bị đè dưới đống vải, đã hôn mê. Thị nghe tay người làm lắp bắp hồi lâu, hoảng hốt thấy như đang nói về một người chẳng liên quan đến mình, mãi tới khi chạy đến bệnh xá, trông thấy Điền Quý mặt mày trắng bệch, hai chân bị chèn thành quẩy, mới biết chuyện thực sự đã xảy ra với thị.
Điền Quý bị đưa lên bệnh viện huyện nằm ba tháng, khi khiêng về, hai chân vẫn như cây quẩy. Tuyết Nhi khóc đến hết hơi, ra sức túm lấy gấu áo Tần thị, nói về sau àm sao tiếp tục đi học, ánh mắt bạn bè nhìn nó đều lạnh băng, tựa hồ đang nói tất cả đều do lỗi cua nhan sắc. Điền Quý trở thành phế nhân, nằm trên giường không ăn uống gì suốt mấy ngày đêm, cũng không mở miệng nói chuyện, ỉa đái đều do Tần thị dọn dẹp, cũng may còn mấy thứ bẩn thỉu này, có thể xác nhận y vẫn đang sống. Buổi sáng hôm Tuyết Nhi được Đỗ Lượng dẫn tới nhà họ Hoàng, Tần thị đặc biệt thay cho nó bộ quần áo mới, sau đó đẩy tới trước mặt cha từ biệt.
"Cha, con gái sẽ thường xuyên về nhà, cha phải giữ gìn sức khỏe nhé."
Điền Quý quay mặt vào tường, bất động.
"Anh quay lại nhìn con gái một lần đi, cũng là vì kiếm tiền cho cái nhà này." Lòng Tần thị nhen nhóm bực bội, mơ hồ dự cảm, những tốt đẹp trước kia y đối với thị có lẽ đã đến lúc phải hoàn trả.
Thế nên thị tiễn Tuyết Nhi đi một quãng xa, thậm chí còn đòi theo đến nhà họ Hoàng giúp nó sắp xếp chăn đệm, nhưng bị Đỗ Lượng từ chối. Trông theo bóng lưng nhỏ bé của con gái luống cuống theo sau thân hình gầy guộc lòng khòng của Đỗ Lượng, lòng thị trống trải hệt như ngày xuất giá, thị bỗng cảm thấy hoang mang, tựa hồ một thứ gì đó trong sinh mệnh minh từ nay đã đứ ìa, về sau sẽ cuôi theo số phận một người khác. Thị sợ quay về, sợ đối mặt với căn nhà bẩn thỉu, phục dịch người chồng tỏa mùi chua khắm trên giường. Mỗi đêm nằm xuống bên cạnh chồng, trông thấy những thứ tàn nhẫn lặn sâu trong hai gò má trũng sâu của y, thị lại lo sợ.
Cuộc sống không có Tuyết Nhi tựa như cành củi khô gãy lìa, vết gãy hễ chạm vào là nát vụn, phát ra những tiếng răng rắc đơn điệu. Khi đó Tần thị đã hơi thích ứng với tinh thần suy sụp của chồng, thậm chí còn có thể trốn trong sự im lặng của y lén lút mơ mộng. CHo đến một hôm, thị dìu chồng dậy như mọi khi, bê cơm trưa đặt lên gối, y ăn mấy miếng, đột nhiên gọi thị lại, thị bèn dịch mấy bước lại trước giường, hỏi làm sao. Y còn vẫy vẫy tay, bảo thị lại gần, thị làm theo, tiếp đó mặt dính phải một thứ nóng ẩm, là rau cải xào thịt từ miệng y nhổ ra.
"Toàn đồ thiu thối! Muốn hại chết tao phải không?!"
Khi cả bát cơm quăng tới, thị nghiêng đầu tránh, chỉ nghĩ y nhất thời buồn bực, muốn tìm chỗ phát tiết, bèn ra sức vỗ yên nỗi oán hận thầm kín trong y, đoạn thu dọn mảnh bát vỡ, quét nhà, hấp mới một bát bánh cá bưng lên. Tới tối, thị ngờ đã bình an vô sự, bèn nằm xuống bên cạnh y ngủ, vừa mơ màng thiếp đi, chợt cảm giác có một bàn tay đang lần mò trên bụng, rồi dừng lại giữa hai chân thị. Thị sực tỉnh, định túm lấy cánh tay ấy, thì bị một cánh tay khác giữ chặt đầu, giọng nói phả vào tai thị cũng đầy vẻ nham hiểm mà hung bạo: "Mày là vợ tao đấy!"
Thị đành mặc y hí hoáy, bàn tay đó quả nhiên ra ra vào vào nơi hổ thẹn của thị, nhưng đồng thời một vật khác với ngón tay cũng từ từ chọc vào nơi sâu ấy...
"Đừng!" Thị sợ đến nỗi giọng cũng run run, nhưng vật đó vẫn không ngừng lại, như muốn xuyên thủng thị.
Thị lấy hết sức vùng ra, lăn từ trên giường xuống đất, chỉ thấy y thở hồng hộc trừng mắt nhìn mình, tay nắm một cây đũa tre.
Tần thị từ đó bèn kê hai chiếc ghế đẩu trên gác xép tiệm dầu muối, trải một tấm chăn mỏng ngủ tạm, tuyên bố không chung giường với Điền Quý nữa. Quan hệ vợ chồng chính thức chỉ còn trên danh nghĩa. Điền Quý đương nhiên không ngừng ại ở đó, cố ý nhằm đúng úc thị đi vệ sinh hay chợp mắt kêu thị làm việc này việc kia, giọng the thé khắc nghiệt, chỉ sợ thị không nghe thấy. Thị cũng phản kháng lại ở mức vừa phải, nấu cơm đều chọn nguyên liệu rẻ tiền nhất, dầu muối không bỏ nhiều thì cũng quên tra, y ăn mấy miếng liền phát khùng, tiếc rằng mấy trò đạp bàn ném đá đã không còn dọa nổi thị nữa, khi y phát ác, thị chỉ đứng bên dửng dưng quan sát, đợi y dừng lại mới lẳng lặng thu dọn, nhưng tuyệt không nấu lại cho y, mặc y đói bụng. Lâu dần, y cũng học được cách ngoan ngoãn, bất luận cơm ngon hay dở đều nuốt vào bụng, tựa như sống cùng nỗi hằn học, thề phải dùng sự thê lương của mình để giày vò thị, hễ nghĩ tới việc thị bị cột chặt vào vận đen của y không thể tự thoát, lòng y lại sung sướng điên dại. Thị đương nhiên nhìn thấu tâm địa độc ác của y, song cũng chẳng biết làm cách nào, đánh cắn răng sống qua ngày.
Cuộc sống địa ngục khiến cõi lòng Tần thị hóa đá, nhưng dung mạo xinh đẹp lại như được mài trên khổ nạn, ngày càng rạng rỡ mê hồn, ngày một lẳng lơ quyến rũ, thị chỉ nhẩn nha đi một vòng trên phố cũng đủ điên đảo chúng sinh. Ánh mắt đàn bà con gái trấn hanh Vân nhìn thị khiến thị nhớ đến bà ngoại lúc hấp hối, chỉ thiếu điều thẳng mặt gọi thị là "hồ ly tinh". Thực ra huênh hoang khắp phố như thế, thuần túy chỉ để giải tỏa ấm ức, coi như chút báo thù với gã chồng chẳng khác nào xác chết nằm nhà. Tần thị ở trong hoàn cảnh hiểm ác ấy tuyệt vọng kêu gào, nhưng đám đàn ông chỉ đứng từ xa rỏ dãi thèm thuồng, tựa hồ thị là một con dã thú xinh đẹp chỉ có thể nhìn từ xa, không thể lại gần.
May thay, vào lúc ngàn cân treo sợi tóc ấy, thị lại gặp được hắn.
Khi hắn bước vào cửa tiệm, đôi mắt ấy dường như đã nhìn thấu toàn bộ sầu lo của thị, lập tức quyết định dành cho thị những ôn nhu đã lâu thị không biết đến. Thị tìm thấy trong con mắt sáng ngời của hắn toàn bộ ý nghĩa sự sống, đó là thái độ có thể sống vì hắn, có thể chết vì hắn, cùng những hưng phấn si mê như nắng hạn gặp mưa rào. Thị đã không màng tất thảy như thế, đem máu mình chảy ra, bồi dưỡng cho tương lai của hắn.
Thời gian đó, Tuyết Nhi hằng tháng đều về nhà một đến hai lần, hoặc đưa ít tiền, hoặc chỉ để gặp thị, biếu mấy mảnh vải vụn. Khi ấy, hai mẹ con dều kiều diễm như nhau, tựa hồ ngày ngày đều ngâm mình trong phấn son, đến lớp dầu mỏng ngoài mặt cũng thơm nức mũi. Lúc bọn họ hơi đẫy đà lại càng xinh đẹp, vì vậy ngoài Tần thị không ai nhận ra cơ thể Tuyết Nhi có phần khác lạ, hơn nữa con bé cũng không thích lộ vẻ thèm ăn trước những người xung quanh. Đối diện với chuyện không đứng đắn của Tuyết Nhi, Tần thị muốn hỏi lại tôi, thậm chí còn có chút đồng bênh tương lân. Có một lần không kìm được, thị cũng bóng gió hỏi con, tương lai định thế nào. Ai ngờ con bé ung dung nhoẻn cười, nói không biết thế nào, có lẽ tiệm sách Hoang Đường sẽ cho được nó một đáp án.
Hôm đó hai mẹ con tâm sự hết mọi chuyện, cuối cùng Tuyết Nhi nặn ra một nụ cười đau khổ, nói: "Hai mẹ con mình, đều mang bệnh hèn mọn. Mẹ xem con hai năm gần đây, số lần về nhà chẳng được bao ăm, cha ở ngay trong phòng cũng nhác không vào thăm, chính là vì cảm hấy không thể tin tưởng đàn ông. Cũng không biết có phải mẹ còn ngây thơ hơn con gái hay không mà ngày qua ngày vẫn ở lại đây, còn con sớm muộn sẽ có ngày phải ra đi thôi."
Tần thị nghe con nói vậy sợ chết khiếp, vội hỏi: "Con định đi đâu?"
Tuyết Nhi trả lời: "Vẫn chưa biết sẽ đi đâu, có điều cùng với người con thích, rời xa trấn Thanh Vân thì tốt. Tới lúc ấy, mẹ cũng không cần phải lo cho con đâu, đường đều do tự mình đi mà thành cả."
Hôm ấy hai người hàn huyên mãi tới tận xế chiều. Tần thị muốn giữ con gái lại ăn cơm, nhưng nó nhất quyết không chịu, chỉ nói còn có việc rồi đi luôn. Lúc ra khỏi nhà, bọc mùi soa buộc trong ống tay áo phát ra những tiếng "leng keng" khe khẽ, nằng nặng như đựng không ít đồng bạc. Hôm ấy, sấm sét đùng đoàng, mưa táp cả đêm, mát mẻ thì mát mẻ, nhưng lòng thị rất hoang mang.
Hôm sau, một chàng trai cao gầy, đen kính, dáng vẻ thư sinh từ đội cảnh sát tới cửa tiệm của Tần thị, tự xưng là Hạ Băng, thông báo với thị rằng Tuyết Nhi đã chết vào đêm muộn hôm qua. Trong giây lát, trước mắt thị hiện lên nụ cười buồn bã của con gái, dịu dàng xoay vòng trên không, sau đó tan vào đất bùn ẩm ướt, không thấy đâu nữa...