Vi Lương Châu?
Có lẽ trong lòng Tào Bằng, Vi Đoan chính là một Lương Châu giả mạo. Tạm gác lại ân oán cá nhân không nói, cái tên Thứ sử Lương Châu này vì mưu cầu tư lợi, đem vật tư bị cấm mang bán cho hai Khương, tạo nên xung đột ở vùng Hoàng Hà, khiến cho Lương Châu hỗn loạn, căn bản là không xứng làm Thứ sử Lương Châu. Khi quân địch đánh đến dưới thành, lại dẫn đầu chạy trốn, vứt bỏ căn cơ của chính mình, thì là cái loại Vi Lương Châu gì?
Nói thật ra, Vi Đoan nhậm chức Thứ sử Lương Châu từ năm Hưng Bình, tính đến nay đã được mười năm.
Thế nhưng trong suốt mười năm này, những gì mà y đã cống hiến được cho Lương Châu thậm chí còn thua cả Hàn Toại và Mã Đằng. Ít nhất thì dưới sự cai trị của Hàn Toại, Mã Đằng, hai quận Võ Uy, Kim thành về cơ bản là giữ được cục diện yên bình, nhân khẩu tuy không gia tăng đột biến, nhưng mọi người đều có thể an cư lạc nghiệp. Trong mối quan hệ với dị tộc, cũng tương đối thỏa đáng, không xuất hiện bạo động lớn.
Tương phản, quận Lũng Tây dưới sự cai trị của Vi Đoan, thì năm này sa sút hơn năm trước.
Vào những năm Trung Bình, khi Đổng Trác nhậm chức Thứ sử Lương Châu, tổng nhân khẩu của mười một huyện của Lũng Tây là gần bốn trăm ngàn người. Trong đó, riêng nhân khẩu của ba huyện Hà Quan, Đại Hạ, Bào Hãn đã hơn một trăm ngàn người. Thế mà đến năm Kiến An thứ chín, tổng nhân khẩu của Lũng Tây chỉ còn lại không đến hai trăm ngàn người. Tổng nhân khẩu của ba huyện Hà Quan, Đại Hạ, Bào Hãn cộng lại không đến ba mươi ngàn, so với thời Đổng Trác, ước chừng giảm mất hai phần ba.
Một Thứ sử Lương Châu như vậy, làm sao có thể khiến cho người ta tâm phục khẩu phục?
Nếu như không phải Vi Đoan có xuất thân từ hào tộc Quan Trung, nếu không phải dưới trướng của y còn có một đám thần tử tài giỏi, thì Lương Châu sớm đã mục nát không chữa nổi. Cũng may là Vi Đoan vẫn còn thông minh, giữ lại đám người Dương Phụ, Triệu Cù, khiến cho Hán Dương duy trì được ổn định.
Trên thực tế, Tào Bằng cũng không biết, hắn đã moi được bao nhiêu thủ hạ của Vi Đoan.
Hiện nay những thủ hạ đang ra sức làm việc cho hắn như Doãn Phụng, Lương Khoan, Khương Tự, Triệu Ngang, trước kia đều là thuộc cấp của con trai Vi Đoan là Vi Khang. Trong sử ghi lại, sau khi Vi Khang bị Mã Siêu giết hại, chính là bốn người Doãn Phụng, Lương Khoan, Khương Tự, Triệu Ngang, bắt tay với Dương Phụ, ngoài ra còn có bọn người Vương Linh, Khổng Tín, Triệu Cù… đánh cho Mã Siêu thảm bại mà bỏ chạy. Trong số đó, Triệu Ngang đã dâng lên “chín cách lui địch” trong lần thứ hai Mã Siêu quay lại đánh Lương Châu, kiến lập lên công huân to lớn. Tuy nhiên, bất kể thế nào, cũng không cách gì giảm được sự thù hận của Tào Bằng đối với Vi Khang.
Nhưng vẻ ngoài, Tào Bằng vẫn phải làm ra vẻ tuân thủ lễ nghĩa.
Hắn tỏ thái độ hết sức cung kính, dẫn theo mọi người đi ra Thập Lý Đình, nghênh đón cha con Vi Đoan.
Thấy vẻ cung kính của Tào Bằng như vậy, nhưng bất an trong lòng Vi Đoan ít nhiểu cũng được giảm đi phần lớn. Lời ăn tiếng nói lại càng ra vẻ ta đây là con cháu nhà danh gia thế tộc, nghiễm nhiên là bộ dạng cấp trên đối với cấp dưới, khiến cho nhiều người bất mãn trong lòng.
Bàng Đức cố nén cơn giận, trong lòng cũng không khỏi cười khẩy.
Bàng Thống mặt mày tươi cười, đứng ở một bên không nói một lời…
Còn về phần Tào Bằng, hắn dường như không chút biểu lộ gì, luôn giữ điệu bộ hết sức cung kính.
Trong lòng Vi Khang đột nhiên nảy sinh một mối dự cảm bất an, y cảm thấy phụ thân có chút hơi quá! Thế nhưng, phản ứng của bọn Tào Bằng lại quá đỗi bình tĩnh.
Tào Bằng là người thế nào?
Có lẽ Vi Khang không quan tâm, nhưng hắn có lưu ý qua.
Hắn chính là một cái đinh mà Tào Tháo đóng vào Lương Châu, đồng thời lại là một danh sĩ nổi danh ở Trung Nguyên, làm sao Vi Khang lại có thể xem thường?
Theo như những gì y biết về Tào Bằng, thì đây là một người dễ bộc lộ tình cảm!
Từ trong xương cốt hắn, đã có sẵn một luồng ngạo khí, tuyệt đối không phải hạng có thể nén giọng nhẫn nhịn.
Hồi trước khi còn ở Hứa Đô, Tào Bằng thân là Việt Kỵ Giáo Úy, Bàng Môn Tư Mã trong cung, hơn nữa lại có một loạt chiến công như trảm Nhan Lương ở Diên Tân, giết Văn Sú, bắt Cao Lãm, Trương Cáp làm tù binh, yểm hộ dân chúng Toan Tảo rút lui, bảo vệ tính mạng của Tào Tháo, sau đó lại đánh cho Viên Thiệu đại bại… Có cống hiến rất lớn trong việc sắp xếp chu toàn cho Tào Tháo ở Quan Độ, có thế nói là tiền đồ như hoa như gấm.
Chỉ vì một chuyện Phục Quân phóng ngựa đụng bị thương Tào Nam, người này liều mạng không cần tiền đồ, xông vào phủ đệ của Phụ quốc tướng quân, chém giết mấy người, còn chặt đứt tay của Phục Hoàn, khiến y trở thành người tàn phế, không thể nhậm chức trong triều. Một người như vậy, sao lại có thể nhẫn nhịn nén giọng được? Hiện giờ hắn càng biểu lộ sự bình tĩnh, Vi Khang càng khiếp hãi trong lòng… y định nhắc nhở Vi Đoan, nhưng lại bị hai người Bàng Đức, Bàng Minh vô ý ngăn cách y với Vi Đoan.
Theo lý mà nói, thì Vi Khang nên theo sát phía sau Vi Đoan.
Thế nhưng hiện tại, Vi Đoan đi đầu đoàn người, Tào Bằng lui về sau nửa thân người.
Hai huynh đệ Bàng Minh, Bàng Đức, thân là Nha tướng của Tào Bằng, đi theo sát phía sau Tào Bằng. Hai người bọn họ đều là những đại hán khôi ngô, thân hình lực lưỡng, vừa hay chắn kín trước mặt Vi Khang. Vi Khang không hề hay biết, sau khi y cùng với Vi Đoan vào thành, đám tùy tùng của y đã bị Tào quân lẳng lặng bao vây. Trên thực tế, hai cha con y đã trở thành hai kẻ đơn độc.
Hàn Đức dẫn người, lẳng lặng ngăn cách đám tùy tùng của cha con Vi Đoan.
Vi Đoan không hề hay biết, theo Tào Bằng vào cổng thành Địch Đạo, đoạn đi thẳng tới Châu giải.
Dọc đường, chỉ thấy Địch Đạo ngay ngắn ngăn nắp, không có vẻ gì hỗn loạn của nơi mới trải qua một trận đại chiến… tuy nhiên, các hiệu buôn dọc hai bên con phố dài, hầu như đều đóng chặt cửa, điều này Vi Đoan cũng có thể hiểu được… dù sao đại chiến cũng mới vừa kết thúc, nếu muốn buôn bán lại bình thường thì cũng cần thời gian. Cho nên, y cũng không để ý đến sự lạnh lẽo quá mức trên đường phố, ngoại trừ binh lính tuần tra đang dàn trận đợi sẵn, cơ bản là tịnh không một bóng người qua lại. Cảnh tượng này đâu có giống như là đang nghênh đón, mà giống như đang chuẩn bị đối đầu với đại địch.
Mắt thấy Vi Đoan đã đến Châu giải, chuẩn bị bước vào.
Vi Khang không thể kìm nổi nữa, bước nhanh hai bước, muốn gọi, nhắc nhở Vi Đoan chú ý.
Nào ngờ, chẳng đợi y kịp mở miệng, thì đã cảm thấy từ phía sau có một luồng kim khí đánh tới, “bộp” một cái, sau ót bị người giáng mạnh một cú, một bàn tay to lớn lập tức bịt chặt miệng y, trước mắt Vi Khang tối sầm, rơi vào hôn mê. Khương Quýnh khoát tay một cái, hai tên lính Bạch Đà tiến lên phía trước, kẹp chặt lấy Vi Khang. Cùng lúc đó, Bàng Đức vẫy tay ra lệnh cho quân Tào ở hai bên, quân Tào nhao nhao ập tới, vây cứng lấy đám tùy tùng của Vi Đoan vào giữa. Có mấy tên tùy tùng định phản kháng lại, liền bị quân Tào xốc tới loạn đao phân thây. Tiếng kêu la thảm thiết kinh động đến Vi Đoan, khiến y không khỏi cả kinh…
Một chân đã bước qua ngạch cửa, y đang tính rút lại, quay đầu nhìn xem.
Nào ngờ Tào Bằng đưa tay tới, khoác lấy cánh tay Vi Đoan:
-Vi Lương Châu, đã về đến nhà rồi, hà cớ gì đến cửa lại không vào?
-Ngươi…
Vi Đoan cả kinh thất sắc, đang định quát mắng Tào Bằng, thì cảm thấy một sức mạn lớn lao, xô mạnh y tới trước.
Vi Đoạn trợn tròn mắt, bước chân lảo đảo, bước nhào vào trong cửa lớn Châu giải.
Chân y đạp vào khoảng không, cả người bò toài dưới đất, ngã một cú như con cho gặm cứt. Mũ Tiến Hiền trên đầu y văng xuống quay tròn lăn lộn dưới đất, áo cũng bị xé rách một khoảnh. Mũi đập trúng một cục đá, khiến Vi Đoan đau chảy nước mắt, máu tươi từ mũi chảy ra. Y kêu lên một tiếng thảm thiết, bụm mặt đứng lên, tính mở miệng quát mắng Tào Bằng.
Nhưng khi hắn nhìn thấy cảnh sắc ở trong sân, thì nhưng lời chực nói ra bèn nuốt ngược ngay lại.
Chỉ thấy trước sảnh đường của Châu giải được bao trùm bởi một bầu không khí trang nghiêm thâm trầm. Trên những thân cây được trồng hai bên sân đều treo những dải lụa trắng, bay lất phất trong gió. Hai hàng quân, ba bước một người, năm bước một trạm, tất cả các lính tốt đều đeo dải tang. Trên khung cửa đại sảnh đối diện với cổng lớn cũng treo hai hàng lụa trắng. Đứng ở cửa Châu giải, có thể nhìn thấy sự bài trí bên trong sảnh đường, một chiếc hương án, khói hương nghi ngút, trên đó đặt một chiếc linh vị màu đen.
“Xoảng!”
Một tiếng lớn, cửa chính Châu giải đóng lại.
-Nghi lễ hiến tế Vương công bắt đầu.
-Tào Bằng, người làm trò gì?
Vi Đoan còn chưa dứt lời, đã thấy từ bên cạnh xông ra một người trẻ tuổi, không nói không rằng, một cước đá thẳng vào người y, khiến Vi Đoan ngã lăn xuống đất. Hai tên lính Bạch Đà tiến tới, một bạt tai khiến búi tóc của Vi Đoan xối tung. Một Thứ sử Lương Châu mới vừa rồi thôi còn giễu võ giương oai, bây giờ thì đầu bù tóc rối, nhìn hết sức thảm hại, không khác gì con chó nhà có tang.
Bàng Minh tiến tới, cởi chiếc áo bào đen trên người Tào Bằng xuống, để lộ bộ tang phục.
Một tên Nha binh cầm khăn tang trắng đi tới, buộc lên trán Tào Bằng, rồi mặc lên cho hắn một chiếc áo gai trắng.
Tào Bằng không thèm ngó ngàng gì đến Vi Đoan, mà đi thẳng tới trước.
Hai tên lính Bạch Đà lập tức lui sang hai bên, không đợi Vi Đoan đứng lên, Tào Bằng đưa tay ra, túm lấy tóc Vi Đoan, quấn một vòng vào trong tay, đoạn lôi Vi Đoan sải bước đi về hướng linh đường.
-Có khách hiến tế, hiếu tử thi lễ.
Trên sảnh đường đặt một chậu than.
Vương Mãi đang quỳ bên cạnh…
Khi Tào Bằng lôi theo Vi Đoan khóc như quỷ rống bước vào, Vương Mãi cúi mọp xuống đất hành lễ.
-Mãnh bá, điệt nhi báo thù cho người rồi đây!
-Tào Hữu Học, người muốn làm phản sao?
Tào Bằng buông tóc của Vi Đoan ra, liền đó giáng cho y một bạt tai.
Cái bạt tai rất mạnh và kêu, Vi Đoan loạng choạng mấy bước, đoạn ngã bệt xuống đất, bên tai vẫn nghe on gong, đầu não tê rần rần. Một bên má y xưng lên như cái bánh bao, răng hàm rụng cả ra. Vi Đoan phun ra một búng máu, tóc tai rũ rượi ngồi dưới đất, ngẩng đầu nhìn lướt qua tấm linh bài.
Vương Công Mãnh chi vị.
Vương Mãnh?
Vi Đoan rùng mình ớn lạnh, ngẩng đầu hoảng sợ nhìn Tào Bằng.
-Ngươi, bây giờ thì rõ rồi chứ?
Tào Bằng mặt đằng đằng sát khí, nghiến răng ken két nói.
-Vi Đoan, hổ thay cho ngươi cũng dám xưng là Thứ sử Lương Châu.
Bá phụ ta trấn thủ nơi cổng chính cho ngươi, ngươi lại vì chút tư lợi của bản thân, bỏ mặc quốc gia không ngó ngàng tới, thấy chết không cứu… nếu không nhờ Thạch Thao may mắn giữ được, ta đã suýt nữa bỏ qua cho ngươi. Hôm nay, ta sẽ bằm thây ngươi thành muôn đoạn trước linh vị của bá phụ ta, trả thù cho quốc gia, trả thù cho bá phụ ta.
-Tào công tử, ngươi chớ vội làm càn!
Lúc này, Vi Khang đã tỉnh lại.
Hắn bị Bạch Đà binh vứt ở sảnh đường, ngẩng đầu nhìn lên thấy linh vị, hắn bèn hiểu rõ mọi chuyện.
Y lớn la lớn:
-Gia phụ là Thứ sử Lương Châu được triều đình khâm phong, là vạn thạch quan viên… nếu ngươi giết cha ta, thì cũng không tránh khỏi liên lụy. Không bằng như vầy đi, ngươi tha cho cha con ta một mạng. chúng ta có thể rút khỏi Lương Châu, từ nay lánh đời?
-Phì, đừng làm bẩn hai chữ “lánh đời”.
Cũng thật là có hạng người như cha con các ngươi. Quốc gia nuôi dưỡng ngươi, ban cho ngươi quan cao lộc hậu, các ngươi không nghĩ đến việc đền đáp quốc gia, lại còn câu kết giặc Khương, giết hại trung thần. Người ẩn thế, người hiền lương! Thì phải như sư phụ ta Khổng Minh tiên sinh, đặt mình ngồi ở chỗ cao mà lo cho cái lo của dân, đặt mình trong giang hồ để lo cho cái lo của vua, đó mà thật là lánh đời. Còn cha con các ngươi, chỉ là hạng mua danh chuộc tiếng!
Tào Bằng nói đoạn, lớn tiếng quát:
-Mang đao đến đây.
Khương Quýnh không nói không rằng, cầm một cây đao nhọn đi nhanh tới.
Tào Bằng đưa tay đón lấy, phắt cái dí ngay cổ áo của Vi Đoan…
Vi Đoan bây giờ đã sợ đến hoảng kinh, không còn chút vẻ gì là một Thứ sử nữa, lớn tiếng quát:
-Tào Bằng, nếu ngươi giết ta, tất có đại họa.
Tào Bằng cười ha ha:
-Đại trượng phu nếu không thể ân đền oán trả, chẳng phải sống đời uổng phí hay sao.
Hôm nay ta giết ngươi, là để báo thù cho bá phụ ta… nếu triều đình có giáng tội, một mình ta gánh là được, chết cũng chẳng còn gì đáng tiếc.
Nói đoạn, Tào Bằng đưa tay lên, giơ cao lưỡi đao!