Tào Tặc

Chương 185: Lậu thất minh

Ở huyện Hu Thai, Tống Quảng nổi trận lôi đình.

Khi thấy tên đại hán nằm mê man bất tỉnh trong phòng khách, hắn cảm thấy như có một luồng khí xông lên đầu, hai tay run lên. Vốn y định dạy dỗ bọn Tào Bằng một chút, vậy mà lại bị bọn Tào Bằng dạy dỗ lại.

Tống Quảng từ mười bốn tuổi đã theo Tống Hiến chinh chiến, đến nay đã mười lăm năm. Chỉ có điều bản lĩnh hắn không cao cho nên bất luận là đang là dưới trướng của Đinh Nguyên, hay dưới tay của Đổng Trác, hoặc bây giờ trong quân của Lữ Bố, Tống Quảng vẫn chưa có một lần nào được trọng dụng. Lần này hắn được bổ nhiệm làm huyện trưởng Hu Thai cũng là bổn phận phải làm. Tống Hiến đúng là lo lắng Tống Quảng gặp chuyện không may nên đã điều hắn từ trong quân ngũ tới chỗ này nhậm chức. Vậy mà mới nhậm chức thì đã gặp phải chuyện thế này.

Trong phòng khách, người Chu gia khóc lóc khiến cho Tống Quảng cảm thấy phiền phức.

-Một đám vô dụng. Nhiều người như vậy lại bị một tên trẻ con làm cho sợ không dám ra tay, còn mặt mũi ở chỗ này mà khóc lóc kể lể?

- Tống huyện lệnh, không phải là người của ta vô dụng, mà là tên tiểu tử kia quá tàn ác. Không nói hai lời thì hắn đã động thủ. Người xem Chu Kiệt đã bị đánh ra nông nỗi này? Vừa nãy tại y quán, thầy thuốc cũng đã nói, xương mặt và mũi đều bị tên tiểu tử kia đánh gãy, ngay cả hàm răng cũng bị đánh rụng. Tống huyện lệnh, ngươi phải làm chủ chuyện này. Nếu nhân nhượng tên hung đồ kia, cả tộc Chu thị làm sao còn chỗ đứng ở Hu Thai?

Da mặt Tống Quảng nhăn lại, sắc mặt u ám không gì sánh được.

- Chu Duyên, ngươi dám uy hiếp bản huyện?

-Hả?

Chu Duyên chính là cháu trai của thẩm thẩm Bộ Chất. Hắn hơn ba chục tuổi, người mập mạp. Nghe thấy một câu đầy sát khí của Tống Quảng, Chu Duyên cảm thấy sợ hãi.

-Di Thạch, người cần gì phải nóng?

Tên thanh niên ngồi bên cạnh đứng dậy. Hắn chính là con của Lữ Bố, Lữ Cát. Hắn tiến lên cười ha hả, trấn an Tống Quảng. Sau đó hắn lớn tiếng quát Chu Duyên:

-Chu Duyên, nếu ngươi không sinh sự thì Tống huyện lệnh sao phải quyết đoán, lúc nào đến phiên ngươi bình luận?

Chu Duyên vội vã cúi đầu thỉnh tội với Tống Quảng. Tống Quảng khoát tay, bỗng nhiên mở mắt ra:

-Lẽ nào để mặc hắn bỏ đi?

"Hắn" đương nhiên là Tào Bằng. Lữ Cát thở dài, nhẹ giọng nói:

-Không cho hắn đi, chẳng lẽ còn mời hắn uống rượu à?

-Tử Thiện, ngươi hắn là hiểu rõ ý ta.

-Ta đương nhiên hiểu rõ, nhưng vấn đề hiện tại là chúng ta không làm gì được bọn chúng.

Tống Quảng nhíu mày:

-Xin chỉ giáo?

-Ngươi không nghe vừa rồi tên Chu Duyên nói, người đi theo tên tặc nhân là tôn nhi của Trần Phiền. Di Thạch lão huynh, ngươi cũng nghe rõ, đó là Trần Phiền.

-Trần Phiền thì thế nào?

Tống Quảng và Lữ Cát không giống nhau. Lữ Cát giỏi về tâm kế tính toán. Khi ở Sung Châu rất chú ý ngoại giao bên ngoài. Sau khi tới Hạ Bì, hắn càng tỏ ra sốt sắng nghênh phụng Trần Cung, kết giao cùng những gia tộc quyền thế ở địa phương. Cho nên tầm nhìn của hắn không hề tầm thường.

Còn Tống Quảng thì lại khác. Hắn là là một võ nhân, nhưng chỉ là loại vũ phu. Đầu óc hắn đơn giản, hơn nữa không có sự ham học, căn bản là không biết Trần Phiền cuối cùng là ai, cũng không biết là ở thời đại này có tồn tại một danh hào như thế.

Vì thế khi Lữ Cát nói xong, Tống Quảng hơi ngơ ngác hỏi lại Lữ Cát.

-Trần Phiền là ai?

-Đó là danh sĩ vô cùng nổi danh trước kia.

-Thì có làm sao?

-Ngươi có biết Trần Phiền có thanh danh rất lớn không. Nếu ngươi đụng đến con của hắn, ngay cả thúc thúc ngươi cũng khó mà bảo đảm cho ngươi.

-Trần Phiền lợi hại như vậy? Vì sao ta không hề nghe qua.

-Đó là trưởng bối Trần tướng quốc. Nhưng có điều là đã chết rồi.

Tống Quảng liền tỏ vẻ khinh thường:

-Người chết rồi thì ngươi sợ cái gì?

- Chính vì Trần Phiền đã chết rồi cho nên những môn sinh của hắn lại càng không thể ngồi yên. Ngươi thử xem, chỉ cần ngươi dám đụng đến Trần Trường Văn, mai kia phụ thân sẽ phái người đến chém đầu ngươi. Có Trần Quần dính vào, việc này sợ khó làm.

-Hả?

Tống Quảng có phần sợ hãi. Hắn tuy hồ đồ nhưng không phải là ngu ngốc. Ngay cả Ôn Hầu Lữ Bố còn phải nhún nhường vài ba phần, thì hắn lại há có thể đối phó?

-Nhưng để cho hắn chạy, ta thật không cam tâm.

Lữ Cát đi loanh quanh trong phòng khách, trầm ngâm một lúc, cắn răng một cái, khẽ nói:

-Không phải nói ngươi không cam lòng, ta cũng không không cam tâm. Tên nhóc con họ Tào kia quá kiêu ngạo, chúng ta phải ép hắn một phen mới được. Ta nghe nói, trước đây có Vệ Tinh người Quảng Lăng đến Hải Tây nương tựa, lại phải bỏ đi. Chúng ta phải dứt khoát dựa trên chuyện này làm mất danh tiếng của hắn, khiến hắn không có chỗ dung thân ở Quảng Lăng. Vệ Tinh dù sao cũng là người huyện Quảng Lăng, chỉ cần khiến cho danh tiếng họ Tào bị mất đi, tại huyện Quảng Lăng hắn khó mà đi đâu. Ngươi thấy thế nào?

Thực ra Lữ Cát cũng không có thâm cừu đại hận gì với Tào Bằng. Tào Bằng thậm chí đến bây giờ cũng không nghĩ ra vì sao Lữ Cát lại hại hắn ở Hạ Bì. Chỉ có thể đổ lỗi cho Tôn Càn gây chia rẽ. Nhưng không có lửa thì làm sao có khói. Nếu Lữ cát không có lòng thù địch với hắn thì Tôn Càn cũng không có khả năng gây chia rẽ. Vậy Lữ Cát và Tào Bằng cuối cùng có thù hận gì?

Chuyện này nói ra có phần dài dòng.

Lữ Cát vốn tên là Thát Hủy Cát, nguyên là người dân tộc Tiên Ti. Sau khi mẫu thân được Lữ Bố cứu ra, Lữ Cát lúc này mới theo họ Lữ Bố, trở thành con trai Lữ Bố. Nhưng trên thực tế, mọi người đều nói Lữ Bố không coi trọng Lữ Cát. Vì thế không nói là Trần Cung, hay Ngụy Tục, Hầu Thành là tùy tùng đi theo Lữ Bố đều nói với Lữ Bố không nên nhận Lữ Cát làm con để tránh rắc rối sau này. nguồn TruyenFull.vn

Nhưng Lữ Bố lại không hạ quyết tâm. Lữ Cát đi theo Lữ Bố đánh đông dẹp bắc, cũng lập không ít chiến công. Nhưng lòng dạ của hắn, từ ban đầu còn sợ hãi, dần dần đã thay đổi. Hắn muốn tiếp nhận thế lực của Lữ Bố, trở thành người kế thừa của Lữ Bố. Nhưng vấn đề trở ngại là Lữ Bố không thể để hắn làm người kế vị. Lời nói không dễ. Thậm chí Lữ Bố có phải để Lữ Lam làm người kế vị, thì cũng không có khả năng giao cho Lữ Cát. Việc này cũng khiến Lữ Cát ôm hận không thôi.


Lữ Lam càng lớn càng xinh đẹp. Lữ Cát bắt đầu nảy sinh ý nghĩ: nếu như mình có thể lấy Lữ Lam. Mà Lữ Lam lại là con nối dõi duy nhất của Lữ Bố, chẳng phải tương lai sau này mọi thứ của Lữ Bố đều giao cho mình sao? Hơn nữa, quả thực là Lữ Lam rất xinh đẹp. Tuy nói nàng cùng Lữ Cát là huynh muội nhưng lại không có quan hệ huyết thống. Còn thực sự là huynh muội thì sao? Tại Tiên Ti, huynh lấy muội, con lấy mẹ, đệ nghênh tẩu, đều là chuyện bình thường chính đáng. Trong người Lữ Cát chảy huyết mạch của dân tộc Tiên Ti. Về luân lý thì hắn cũng chẳng thèm để ý. Cho nên hễ có người nảy sinh ý đe dọa hắn thì Lữ Cát sẽ không bỏ qua.

Lữ Lam đã được Tào Bằng giải vây ở Hạ Bì, khiến cho Lữ Cát có phần lo lắng. Hắn lo lắng Lữ Lam sẽ nảy sinh thiện cảm với Tào Bằng, chẳng phải là làm hỏng kế hoạch của hắn sao? Loại chuyện như thế này, hắn quyết không thể nào khoan nhượng. Vì thế khi Tôn Càn gây chia rẽ thì Lữ Cát sinh tà ý. Mà bây giờ Lữ Lam lại đi Hải Tây! Tuy nói rằng Tào Bằng đã rời khỏi Hải Tây, nhưng chuyện này vẫn khiến Lữ Cát nghẹn lại. Nếu không diệt được Tào Bằng, trong lòng hắn thật không hết hận.

Tống Quảng sau khi nghe xong ý kiến của Lữ Cát thì rất vui, liên tục gật đầu.

-Chu Duyên

- Có tại hạ…

-Chu gia ngươi ở Quảng Lăng, hẳn là phải có chút quen biết chứ.

-Hồi bẩm huyện lệnh, tổ thế Chu gia ở Hu Thai. Huynh của tại hạ lại là danh sĩ ở Hạ Bì, tài học hơn người, đương nhiên biết nhiều người.

-Vậy người hiểu được mình phải làm gì chưa?

Chu Duyên ngẩng đầu, cười hắc hắc.

-Huyện lệnh yên tâm. Không hơn một tháng, ta nhất định khiến tên tặc nhân đó không còn chỗ dung thân ở Quảng Lăng.

-Thâm diệu!

Lữ Cát và Tống Quảng nhìn nhau cười ha hả.

******

Kiến An năm thứ ba, Lưu Bị bị quân của Lữ Bố là Trương Liêu, Cao Thuận đánh cho tan tác. Tào Tháo sau khi nghe được tin, lập tức triệu Hạ Hầu Đôn đi gấp rút tiếp viện nhằm đoạt lại Tiểu Bái, nhưng không may trúng kế của Trương Liêu, Hạ Hầu Đôn thảm hại chạy về.

Lưu Bị mang theo Quan Vũ, Trương Phi theo Hạ Hầu Đôn lui về, ổn định trận tuyến. Nhưng gia quyến của Lưu Bị bị Lữ Bố giữ được. Cũng may là Lữ Bố cũng không làm khó dễ gia quyến Lưu Bị. Sau khi hắn biết hai vị phu nhân bị bắt làm tù binh thì trái lại còn bảo Trương Liêu đem trả lại gia quyến.

Rất khó nói được là cuối cùng Lữ Bố có ý định gì. Nhưng nếu để Tào Bằng đánh giá thì Lữ Bố là kẻ khi gặp họa thì không muốn liên lụy đến người nhà, gia nhân. Hắn đối với gia nhân đều coi trọng, cho nên cũng cho rằng Lưu Bị cũng coi trọng người nhà giống như hắn. Nhưng không ngờ Lưu Bị là kẻ xem huynh đệ như tay chân, thê tử chỉ như y phục.

Sau khi Lữ Bố chiếm huyện Tiểu Bái thì không tiếp tục tiến quân mà bắt Trương Liêu đóng quân ở Tiểu Bái. Đồng thời Lữ Bố lệnh cho Cao Thuận thu quân về Hạ Bì, đại tưởng thưởng.Nhưng đồng thời ban thưởng, Lữ Bố lại một lần nữa tước binh quyền trong tay Cao Thuận, đem tất cả giao cho Ngụy Tục thống lãnh. Cao Thuận không oán hận một câu gì.

Tháng giêng, Tôn Sách cử Hiệu úy Trương Hoành tới Hứa đô hiến vật phẩm.Số lượng vật phẩm có thể nói là rất đa dạng. Tào Tháo dâng biểu xin phong Tôn Sách làm thảo nghịch tướng quân, tiến phong làm ngô hầu. Đồng thời Tào Tháo còn gả cháu gái cho em trai Tôn Sách là Tôn Khuông, cho con trai Tào Chương lấy con gái thái thú Dự Chương Tôn Bí. Tôn Quyền, Tôn Dực cũng được phong làm ngự sử. Nhất thời hai họ Tôn, Tào kết hợp lại khiến cho thiên hạ kinh sợ.

Sau khi Viên Thuật biết được tin tức, liền mắng Tôn Sách là đứa bất nghĩa. Hắn bí mật cử sứ giả đi Đan Dương, cùng Tông soái Đan Dương là Tổ Lang liên lạc với nhau, trao tặng ấn tín, yêu cầu Tổ Lang liên kết với Sơn Việt tập kích đánh Tôn Sách.

Đồng thời, thuộc cấp của thứ sử Dương Châu ngày trước là Lưu Do tên Thái Sử Từ, tự coi mình là thái thú Đan Dương cùng chống lại Tôn Sách.

Tháng ba, Tào Tháo xuất binh lần thứ hai, quyết định bỏ qua Lữ Bố, đánh chiếm Nhương thành, chiếm toàn bộ Nam Dương.

Trong tháng đó, một thanh niên gói gém hành lý, rời khỏi quê nhà, mang theo hy vọng đi đến Hải Tây ở Quảng Lăng.

Người thanh niên đó tên là Đặng Chi.

Trong tháng ba, mưa bụi mờ mịt.

Mỗi năm vào thời điểm này, huyện Quảng Lăng luôn có mưa phùn, phong vị cũng khác.

Đặc biệt Quảng Lăng có hoa quỳnh, tháng này đua nở. Có người nói, hoa quỳnh chỉ có ở Quảng Lăng. Đi khỏi Quảng Lăng trăm dặm thì không thể tồn tại. Kết quả là hoa quỳnh nở khắp vùng Quảng Lăng. Tháng ba là lúc thưởng hoa trong nắng mai.

Trần Quần sáng sớm thức dậy, mang theo một đoạn trúc, đầu chít khăn, quần áo thanh sam, dưới chân đi một đôi guốc mộc, khoan thai đi ra ngoài cửa.

-Trường Văn, ngươi muốn đi đâu?

Trần Đăng đứng ở cửa hiên, gọi Trần Quần.

-Đông Lăng đình.

-Sao ngươi lại chạy đi Đông Lăng đình?

-Hà hà, ở Đông Lăng có đồ ăn ngon, lại còn có thể thấy sông nước.

Trần Đăng nhíu mày, cười lắc đầu, từ cửa hiên đi xuống rồi đến bên cạnh Trần Quần.

-Trường Văn, ta không ngăn ngươi. Nhưng ngươi cũng nghe nói, bây giờ Hữu Học bị chê nên rất khó làm việc. Gia phụ để hắn tạm ở Đông Lăng đình, thực ra là muốn cho hắn tránh dư luận, thuận tiện để hắn có thể bình tâm đi vào nghiên cứu học vấn. Nhưng mỗi ngày ngươi cứ đi qua như vậy, hắn làm sao mà tập trung?

Trần Quần nghe được, mỉm cười.

-Nhưng mà ta nghĩ bây giờ Hữu Học rất bình tĩnh.

-Làm sao ngươi khẳng định được?

-Trước ngày ta đến Đông Lăng đình đã đọc thấy một bài văn trong thư phòng của Hữu Học. Ngoài lời văn hoa mỹ, ẩn ý sâu xa, ta còn cảm thấy thực ra trong lòng Hữu Học rất yên bình, không có chút oán hận gì, đức hạnh càng cao minh.

Tào Bằng đã đi tới huyện Quảng Lăng được hai tháng. Vốn hắn tự ứng cử mà đến. Trần Đăng dự định sẽ cho hắn đảm nhiệm chức Đốc bưu tào duyện, tuần hành phía Đông. Tào Bằng còn chưa tới Quảng Lăng thì lời đồn đại đã tới, nói tính tình Tào Bằng cuồng ngạo, tài học ít, xuất thân đê tiện, không hiểu lễ nghi.

Những chuyện như vậy liên tục đồn đến tai Trần Đăng. Trần Đăng tức khắc biết được đây là có người chủ ý.

Nhưng mà sau khi lời đồn đại vừa được tung ra thì Vệ Tinh là người ở Quảng Lăng lại lập tức đứng ra chứng minh. Tuy nói rằng Vệ Tinh bần hàn, nhưng tại Quảng Lăng cũng là người có danh tiếng. Hắn vừa ra mặt, lập tức khiến cho rất nhiều người ở Quảng Lăng sinh ra thù địch, khuyên Trần Đăng không nên tuyển chọn Tào Bằng.

Trần Đăng cũng rất nhức đầu, đi đến thỉnh giáo Trần Khuê. Trần Khuê cho rằng: nếu mọi người ở Quảng Lăng phản đối Tào Bằng, thì lúc này bổ nhiệm Tào Bằng có lẽ sẽ không thích hợp. Nhưng người đã tới nhà rồi, cũng không thể để Tào Bằng trở lại. Thôi thì cho hắn đi ở Đông Lăng đình, tạm thời tránh chút tai tiếng, sau đó sẽ bàn sau. Đồng thời Trần Khuê cũng cho rằng Tào Bằng ở Đông Lăng đình có thể tĩnh tâm đọc sách. Dù sao thì với tuổi của hắn vào thời gian này là rất tốt.

Trần Quần thì vô cùng bất mãn, luôn cố lý luận. Nhưng chủ ý của Trần Khuê đã định, khiến lão thay đổi chủ ý không dễ. Huống hồ Trần Khuê cũng vì muốn tốt cho Tào Bằng mà thôi. Trần Quần thấy không thể thay đổi, cũng chỉ trầm mặc. Có điều thường ngày khi gặp gỡ bạn tốt, hắn cũng muốn nói tốt cho Tào Bằng, từ từ gột rửa tiếng xấu. Qua hai tháng thì cũng có phần tác dụng.

Đặc biệt sau đó Bộ Chất đã đến nhà Vệ Tinh, tuyệt giao với y, muốn làm trong sạch cho Tào Bằng. Tại Quảng Lăng, Bộ Chất cũng có danh tiếng. Nếu hắn đã đứng ra nói thay cho Tào Bằng, đương nhiên khiến không ít người lay động.


Sau khi Tào Bằng đến Quảng Lăng thì càng quyết tâm. Để ta đi ở Đông Lăng đình à? Ta đây phải đi!

Tại Đông Lăng đình, hắn bày một phòng học,thản nhiên tập võ đọc sách rất tự đắc.

Chỉ một chút tâm ý đã khiến cho người ta khen ngợi. Sau đó lại nảy sinh một chuyện. Có người nói rằng Vệ Tinh lấy tiền của Chu gia ở Hu Thai, cố ý tung tin đồn bôi nhọ Tào Bằng. Quảng Lăng lập tức xôn xao. Vệ Tinh liền chạy khỏi Quảng Lăng, trốn đến Giang Đông. Từ đó, đổi lại, người Quảng Lăng ngồi lại bắt đầu hoài nghi trước kia họ có trách lầm Tào Bằng?

Trần Đăng hiếu kỳ nói:

-Trường Văn tài học hơn người, có thể khen ngợi như vậy thì chắc là một áng văn tuyệt diệu.

-Đúng là một bài văn tuyệt diệu.

Trần Quần cười nói:

-Thật chứ?

Trần Đăng tỏ ý nghi ngờ. Trần Quần nghiêm mặt nói:

- Nếu không phải ta đọc cho ngươi nghe thử.

-Ta nghe đây.

Trần Quần hít một hơi sâu, đứng ở ngoài cánh cửa. Hắn nhắm mắt lại, trầm ngâm một hồi rồi chậm rãi đọc.

-Sơn bất tại cao, hữu tiên đắc danh.

Thủy bất tại thâm, hữu long tắc linh.

Tư thị lậu thất, duy ngô đức hinh.

Đài ngân thượng giai lục, thảo sắc nhập liêm thanh.

Đàm tiếu hữu hồng nho, vãng lai vô bạch đình.

Khả dĩ điều tố cầm, duyệt kim kinh.

Vô ti trức chi loạn nhĩ, vô án độc chi lao hình.

Dương thành nguyên lễ cư, bình dư trọng cử đình.

Khổng Tử viết: Hà lậu chi hữu? (1)

Khi Trần Đăng còn đang trầm bổng ngâm tụng theo thì đã không thấy Trần Quần đi đâu mất. Nhưng thật ra hắn có thể hiểu rõ tâm tình của Trần Quần. Vì trong bài "Lậu thất minh" có nhắc tới tổ phụ của Trần Quần. Nguyên Lễ Cư ở Dương thành và Trọng Cử Đình Chí ở Bình Dư là hai vị danh sĩ vô cùng nổi danh thời cuối Đông Hán: Lý Ưng và Trần Phiền. Mà Trần Phiền chính là tổ phụ của Trần Quần.

Lý Ưng tự là Nguyên Lễ, vì đả kích bọn hoạn quan mà phải đến chỗ ở mới là Dương Thành. Tấm gương Nguyên Lễ, nói ra chính là Lý Ưng. Còn Trần Phiền nỗ lực diệt trừ hoạn quan nhưng cuối cùng phải chịu thất bại.

Có thể nói những sĩ phu Trung Quốc đối đầu với bọn hoạn quan từ trước đến nay chưa bao giờ kết thúc. Nhiều người hậu thế đều cho rằng, thời Minh triều là lúc những sĩ phu tranh chấp kịch liệt nhất với bọn hoạn quan. Nhưng trên thực tế, cuộc chiến tranh này khởi nguồi bắt đầu từ thời Hán. Những sĩ phu cuối thời Đông Hán, ngoại thích và hoạn quan, cả ba nhóm người đều tranh giành vô cùng khốc liệt cho tới tận thời Minh.

Trần Đăng thởi dài một cái, lắc đầu. Đột nhiên hắn cũng có ý muốn đi gặp Tào Bằng.

Tào Bằng đi tới Quảng Lăng đã hai tháng. Ngoài trừ lúc đầu gặp mặt khi ra mắt, sau đó Trần Đăng không còn gặp Tào Bằng nữa. Hai trăm võ tốt của Tào Bằng cũng được sắp xếp đi Đông Lăng đình. Bây giờ Trần Đăng ngẫm lại thì hành động của mình có phần lạnh nhạt.

Nếu như chưa nghe "Lậu thất minh" thì Trần Đăng vẫn còn không có ý nghĩ này. Nhưng nhờ có "Lậu thất minh" đã khiến cho trình độ của Tào Bằng được đề cao rất nhiều.

Những năm cuối thời Đông Han, tài năng và đức hạnh luôn được coi trọng. Tài học tốt mà đức hạnh không tốt thì không thể kính phục được. Sở dĩ rất nhiều người, giữa tài năng và đức hạnh đều luôn chọn lựa đức hạnh.

"Xem ra ta còn phải đi Đông Lăng đình gặp qua Tào Bằng mới phải."

Trần Đăng nghĩ tới đây, lập tức thay xiêm y. Nhưng khi hắn vừa thay quần áo thì lại nhận được tin tức: Hứa đô phái sứ giả đi Giang Đông, hôm nay đội ngũ đã đến ngoài thành Quảng Lăng.

Sứ giả Hứa đô?

Trần Đăng lập tức hiểu được rằng có lẽ không bao lâu Tào Tháo nhất định sẽ có hành động lớn.

*****

Đông Lăng đình, vốn tên là Đông Nguyên, cỏ xanh. Nữ kiệt Đỗ Khương đã chống trả hải tặc và cũng được chôn cất ở đây. Hán Minh đế năm thứ năm, người dân bản xứ đã xây một lăng mộ cho Đỗ Khương ở phía Đông, gần sông Trường Giang, vì vậy mới có cái tên Đông Lăng. Sau đó người ta dựng một ngôi đình ở đây, rồi có cái tên Đông Lăng đình, về sau chính là chính là trấn Nghi Lăng ở Dương Châu thời hậu thế.

Tào Bằng bị phái đến trú ở Đông Lăng đình, ngược lại không có gì oán hận. Từ lúc ở Hải Tây, hắn đã biết là muốn có chỗ đứng ở Quảng Lăng không phải là một chuyện dễ dàng. Vì thế khi vừa đến Quảng Lăng mà nghe thấy những tin đồn kia, thì Tào Bằng đã chuẩn bị tâm lý. Trước đây, Quảng Lăng đối với hắn rất mơ hồ. Đến khi đặt chân đến Quảng Lăng, thấy hoa quỳnh đua nở trong mưa bụi thì Tào Bằng mới biết là huyện Quảng Lăng cũng chính là Dương Châu.

Hoa quỳnh Dương Châu…

Sau khi tới Đông Lăng đình, tâm tình của Tào Bằng ngược lại trở nên rất hòa nhã. Mục đích có Đông Lăng đình chính là để phòng ngừa hải tặc và thủy tặc ở Quảng Lăng. Vì Đông Lăng đình ở chỗ sông chảy vào cửa biển. Từ đường biển hay đường sông thì thủy tặc, hải tặc đều có thể dễ dàng nhanh chóng rút lui sau khi tập kích ở địa phương, rất khó bắt được. Vì vậy, khi Tào Bằng được phái đến Đông Lăng đình thì cũng không cảm thấy có gì là mới.

Trên thực tế, Tào Bằng cho rằng sự tồn tại của Đông Lăng đình có một ý nghĩa rất quan trọng với Quảng Lăng. Hắn cũng nói như vậy với Hạ Hầu Lan, Vương Mãi và Hác Chiêu.

Vốn trước kia, trong lòng ba người bọn họ vẫn còn có một chút oán hận. Nhưng khi họ nghe Tào Bằng nói như vậy thì đã không còn chút hoài nghi nào.

Tào Bằng bảo Hạ Hầu Lan và Vương Mãi dẫn một đội binh mã, chia ra đóng binh tại Đông Lăng đình. Còn Hác Chiêu thì dẫn một đội đóng quân ở bờ sông.

Tào Bằng tự mình dựng một cái phòng đơn giản ở gần bờ sông để làm chỗ ở tạm thời. Một gian phòng chính, hai sương phòng hai bên. Hậu viện liền sát bờ sông. Toàn bộ nhà cửa sân vườn có bốn người ở.

Ngoại trừ Tào Bằng ra, Bộ Chất cũng ở chỗ này. Đồng thời Bộ Loan và Quách Hoàn với tư cách là nữ tỳ ở trong sương phòng bên cạnh, có trách nhiệm chăm sóc việc ăn uống và cuộc sống hàng ngày của Tào Bằng.

Thẩm thẩm của Bộ Chất sau khi tới huyện Quảng Lăng, đã được Tào Bằng giao phó cho Trần Quần, phái người đưa đi Hải Tây. Trước khi lão thái thái đi đã kiên quyết yêu cầu Bộ Loan lưu lại. Lý do của bà rất trọn vẹn:

-Ta chịu đại ân của Tào công tử, làm sao có thể không báo đáp? Ta chỉ là một bà lão, mắt còn bị mù nên không có cách nào đền ơn được. Để Bộ Loan ở lại bên cạnh công tử, tuy rằng tay chân nó thô kệch nhưng cũng có thể chăm sóc cuộc sống hàng ngày của công tử.

Trước sau Tào Bằng đã giúp lão thái thái rất nhiều tiền nữa. Đối với việc này, Bộ Chất không có ý kiến, mà thái độ của lão thái thái cũng hết sức kiên quyết.

Ban đầu, Tào Bằng cũng không muốn Quách Hoàn ở lại. Nhưng nói ngược lại, có hai tỳ nữ ở bên cạnh cũng cảm thấy quả là không tệ. Phải nói rằng cái cảm giác có người hầu hạ thật tuyệt!

Bộ Loan thừa hưởng sự dịu dàng lương thục của con gái Chiết Giang, khéo tay nấu nướng. Còn tính tình của Quách Hoàn lanh lợi, có tầm nhìn tốt, rất hòa hợp cùng Bộ Loan. Giữ hai người này ở bên cạnh khiến Tào Bằng cảm thấy tránh được rất nhiều phiền phức.

Thường xuyên qua lại với nhau nên Tào Bằng cũng dần dần có thói quen có người hầu hạ.

----------------------

(1) Lậu Thất Minh: Bài minh về căn nhà chật hẹp quê mùa.

Núi dẫu không cao, có tiên nên danh

Sông dẫu không sâu, có rồng nên linh

Căn nhà thô lậu, đức ta tỏa ngời

Rêu phủ giăng thềm biếc, sắc cỏ chiếu rèm xanh

Nói cười chỉ nho gia, qua lại chẳng kẻ phàm

Lại gảy mấy điệu đàn, đọc thánh kinh

Không âm thanh chi phiền tai, chẳng đơn từ gì nhọc mình

Nam Dương lều Gia Cát, Tây Thục Tử Vân đình

Khổng Tử rằng: "Quê mùa chỗ nào?"