Tán Tỉnh Bất Kỳ Ai

Thủ Thuật 13: Thật Thà Khai Báo Trước

Nếu bạn cảm thấy cuộc nói chuyện với đối tượng mới diễn ra suôn sẻ, hãy tiết lộ đôi chút về bản thân. Nó sẽ tạo nên sự thân mật. Hãy chọn một nhược điểm nho nhỏ nào đó và tiết lộ nó giống như một sự thú tội.

Nhưng hãy chắc đó là nhược điểm nhỏ thôi nhé.

Để lối sống của bạn “vừa vặn” với bản đồ tình yêu của họ

Người ta có thể tranh luận khi Shakespeare nói rằng: “Cuộc đời là một sân khấu”. Tuy nhiên, không thể tranh cãi khi người lạ hấp dẫn hỏi bạn (thường trong 5 phút đầu tiên): “À, anh/em làm nghề gì?”, tức là anh/cô ấy đang “phỏng vấn bạn” cho một tình bạn có thể có giữa hai người. Cách bạn trả lời câu hỏi của họ có thể tạo nên khác biệt lớn trong vai trò mà họ sẽ muốn đảm nhận. Bạn sẽ là một ngôi sao hay chỉ là một người chơi bình thường trong cuộc đời của họ?

Bạn đã chuẩn bị chưa? Các diễn viên thường chuẩn bị những đoạn độc thoại. Ca sĩ thường chuẩn bị những bài hát. Và chỉ những người biểu diễn chuyên nghiệp mới biết một bài hát hay một đoạn độc thoại không thể phù hợp với mọi cuộc thử giọng, một câu trả lời chung cho câu hỏi “anh/em làm nghề gì?” không phù hợp với tất cả các đối tượng. Bạn phải ước lượng được người lạ hấp dẫn trước khi trả lời. Tiếp đó đưa ra cái mà tôi gọi là “lắp lại vỏ hạt” của bạn.

Nếu bạn muốn đối tượng này phải lòng bạn, bạn phải xem xét ba nhân tố sau trước khi trả lời:

1) Bạn muốn mình có vẻ giống với kiểu người đàn ông/phụ nữ mà họ có thể yêu.

2) Bạn muốn tỏ ra tự tin và say mê với cuộc sống của mình.

3) Bạn muốn câu trả lời của bạn có một sức hấp dẫn để họ muốn tiếp tục trò chuyện cùng bạn.

Số 1: “Tôi là kiểu đàn ông/phụ nữ bạn có thể yêu”

Phải thừa nhận rằng khi lần đầu bạn gặp người lạ hấp dẫn, bạn biết rất ít về anh/cô ấy. Nhưng hãy cố khiến cho công việc hay nghề nghiệp trong cuộc sống của bạn phù hợp với cái mà bạn nghi ngờ nó phù hợp với bản đồ tình yêu của người ấy.

Chẳng hạn, có lẽ bạn có cảm giác đối tượng mới quen muốn một người yêu có vị trí chuyên môn cao. Hãy khiến cho công việc của bạn càng quan trọng càng tốt.

Hoặc có thể đối tượng mới của bạn có những tính cách của người ưa tự do chủ nghĩa.

Hãy nhấn mạnh khía cạnh tự do trong công việc của bạn.

Anh/cô ấy là người nghiện công việc? Hãy nhấn mạnh sự tận tâm với công việc của bạn và nói cho họ biết bạn cũng đầu tư bao nhiêu giờ cho công việc.

Khi đã nắm được kiểu đối tượng của bạn vào bẫy, hãy cung cấp cho họ những điều bạn nghĩ họ muốn nghe về công việc của bạn.

Số 2: “Tôi yêu công việc của mình”

Mọi người đều bị cuốn hút bởi những người tự tin, say mê. Phụ nữ hết sức muốn một người đàn ông tự tin vào bản thân.

Có lần tôi đang viết một bài báo cho tạp chí của đàn ông về những phẩm chất phụ nữ tìm kiếm ở nam giới. Thay vì tham khảo ý kiến của các chuyên gia tâm lý và những nghiên cứu về vấn đề này, tôi chỉ cần hỏi tất cả những bạn gái của mình: “Cậu thích nhất những phẩm chất nào ở một người đàn ông?”

Câu trả lời của họ là gì ư? Rất áp đảo, yếu tố gây ấn tượng nhất chính là sự tự tin. “Tôi thích một người đàn ông tự tin”, một trong những bạn gái của tôi nói. “Anh ta có thể là một chú gà tây – nhưng nếu anh ta là một chú gà tây tự tin thì cũng ok”.

Đàn ông cũng vậy, họ thích người phụ nữ tự tin. Thường thì cứ sau khi cậu bạn thân Phil của tôi hẹn hò với ai đó, tôi lại hỏi: “Thế nào rồi? Cậu thích cô ấy chứ?”, Phil là tuýp đàn ông không được hoạt khẩu lắm khi nói về chuyện tình cảm, thường thì cậu ấy chỉ ậm ừ: “Ừ, cũng ổn”.

“Cậu thích cô ấy chứ Phil?”

“Ừ, chắc vậy, nhưng tớ sẽ không gặp lại cô ấy nữa đâu”. “Sao thế?”

“À, dường như cô ấy không có cuộc sống của riêng mình vậy”.

Nói cách khác, cô ấy không có cảm giác tự tin và rõ ràng về phương hướng cho cuộc đời mình. Đàn ông thường phàn nàn như vậy về những người phụ nữ cụ thể.

Lần tới, khi người lạ hấp dẫn quay sang hỏi bạn: “Còn em làm gì?”, hãy chắc chắn rằng câu trả lời sẽ chứng tỏ niềm vui và sự tự tin của bạn với đời sống công sở của bạn nhé.

Số 3: “Chúng ta nói tiếp nhé”

Giả sử bạn vừa gặp một tình yêu tiềm năng của đời mình. Bạn vừa bảo với họ rằng:

“Em/anh là thư ký”. “Em/anh là luật sư.”

“Em/anh là nhà vật lý hạt nhân.”

Ồ, như thế tốt thôi. Nhưng bây giờ họ nói gì? Câu trả lời chỉ vẻn vẹn một từ của bạn cho câu hỏi “Em/anh làm gì?” có thể sẽ khiến họ rơi vào trạng thái tắc tị. (Bạn hỏi gì một nhà vật lý hạt nhân đây?).

Đừng bao giờ chỉ nói tên công việc của bạn và để cho đối tượng bế tắc trong trò chuyện. Hãy quẳng cho họ một chút mồi giới thiệu để họ có thể nói thêm và cuộc trò chuyện sẽ không rơi vào tình trạng chết yểu.

Bạn là luật sư ư? Thay vì chỉ nói: “Em/anh là luật sư”, hãy mở rộng thêm về nó. Chẳng hạn, bạn có thể nói: “Em/ anh là luật sư. Công ty anh/em chuyên về luật lao động. Trên thực tế, hiện anh/em đang tham gia giải quyết một vụ việc một phụ nữ đang phải chịu trách nhiệm vì đã mang thai và phải nghỉ làm một thời gian”.

Lúc này, bạn đã tạo cho đối tượng một vài mồi câu trò chuyện. Nếu bạn không làm thế, họ sẽ nhanh chóng biến đi để tìm kiếm những người khác trò chuyện, ở đó họ sẽ cảm thấy mình khéo léo hơn.

Một câu hỏi khác mà chẳng sớm thì muộn người lạ hấp dẫn cũng sẽ hỏi bạn là: “Anh/em là người ở đâu?” Hãy trả lời nhiều hơn là việc chỉ thốt ra một từ miêu tả địa lý ngắn ngủi với họ. Hãy chuẩn bị một chút thông tin thú vị về quê hương của bạn.

Chẳng hạn, tôi là người gốc Washington D.C. Khi được hỏi, tôi nói với mọi người rằng, khi tôi lớn lên, ở đó cứ 7 phụ nữ mới có 1 đàn ông vì tình trạng dư thừa công nhân nữ của chính phủ (một lý do hay để biết đến phải không?). Với một đối tượng có vẻ nghệ sỹ, tôi nói với họ rằng Washington là thành phố được thiết kế chính bởi người công trình sư đã thiết kế thành phố Paris. Bạn càng đưa ra nhiều thông tin, cuộc trò chuyện càng đạt mức hấp dẫn hơn với con mồi của bạn.