Tân Nương Là Nữ Quỷ

Chương 25: Chuyện cũ đau thương

Tôi hít sâu một hơi, đem hộp áo cưới và bật lửa tới. Cảnh Dã như đã biết tôi muốn làm gì, anh chủ động giúp đỡ, đem áo cưới trong hộp gĩu ra. Không biết lần này có cần câu thần chú nào không nữa, tần ngần một lát rồi quyết định đốt luôn. Bởi vì nếu có đọc thì tôi biết đọc cái gì bây giờ.

Đội khai quật bây giờ đã ngồi xuống nhìn hai chúng tôi làm mấy trò khùng điên. Châm lửa đốt một lúc, tuy rằng lửa cháy phừng phừng nhưng cái áo không bị cháy mất chút nào. Nữa, lại tới nữa rồi. Tôi nhìn Cảnh Dã với ánh mắt muốn anh ấy hiến máu, anh ấy lập tức mở chỗ quấn vải ra, nặn máu nhỏ lên cái áo.

Máu hoà vào trong lửa cháy nghe xèo xèo, tôi thở phào, có lẽ là có tác dụng rồi. Máu của Cảnh Dã giống như thuốc trị bách bệnh ấy. Nhưng không, khiến tôi thất vọng rồi. Vì máu của Cảnh Dã sao khi cháy xong thì nó đã bị tống khứ ra ngoài.

Cảnh Dã giống ngư đã hiểu mọi chuyện, anh không nói một lời đem tay tôi ra nắm. Tôi trợn mắt hỏi: “Anh định làm gì?”

“Làm những gì em nghĩ.”

“Em nghĩ cái gì...”

Tôi còn chưa nói xong đã bị Cảnh Dã vuốt nhẹ cánh tay một cái rồi đưa dao lên cứa một nhát. Tôi nghe tay mình chợt đau một cái rồi cắn răng nhìn máu tôi từng giọt chảy xuống. Quả nhiên, máu của tôi vừa nhỏ xuống áo cưới thì đã êm đẹp thấm hết cả vào. Sau đó lửa béng tới đâu thì áo cháy đến đó. Chỉ trong chớp mắt cái áo đã cháy thành một đống tro tàn.

Tôi ngồi đực mặt với nhìn đống tro, quên cả vết cắt trên cánh tay. Cảnh Dã lại hy sinh một mảnh áo nữa để băng bó cho tôi. Tôi lấy hai tay hốt tro rãi xuống quan tài, trong lòng khấn niệm gì đó lộn xộn mà chính tôi cũng không rõ lắm. Cuối cùng gọi đội khai quật đến lắp đất lại như ban đầu. Sau khi dọn hết những đồ vật bỏ đi, chúng ta đã treo bản bán nhà.

Phàn Vĩ được chuyển đến bệnh viện tuyến một ở Thượng Hải chữa trị, chúng tôi quyết định không đến thành phố chết chóc này nữa.

Bệnh tình của Phàn Vĩ diễn biến rất tốt, chỉ hơn mười ngày sau cậu chàng đã được về với vòng tay của xã hội. Tuy rằng thân thể tốt nhưng tinh thần có vẻ không được tốt lắm. Cảnh Dã đã giới thiệu cho cậu ta một bác sĩ tâm lí có tiếng.

Tôi và Cảnh Dã quan hệ gần đây có vẻ không có gì bất thường, nhưng tôi cảm nhận được rất nhiều sự lạnh nhạt nơi anh. Giống như một điềm xui, áo cưới của chúng tôi vốn là của người chết. Cho nên việc đó ngoài cái đứa có một nửa linh hồn là tôi ra thì những người có thế giới quan bình thường đều cảm thấy nó là một việc thật đáng sợ.

Chị quản lí ra mặt thay tôi mua một căn chung cư ở gần phim trường. Tôi dọn về đó sống, giải quyết cả tá tàn dư và các vụ bồi thường hợp đồng nên khá là bận rộn. Đã hơn một tháng, cuộc sống của tôi tuy rằng trở về quỹ đạo ban đầu. Nhưng tôi cảm thấy có gì đó không ổn, là một loại cảm giác bình yên trước cơn bão.

Mùng 7 tháng 10, buổi sáng tôi đến trường quay. Mưa xối xả như trút nước cho nên có một số cảnh căn bản là không quay được. Tôi đang ngồi chơi game thì Phàn Vĩ gọi tới, đầu dây bên kia gió rất to, to đến mức không thể nghe được giọng của Phàn Vĩ. Cậu ta nói rất nhiều nhưng tôi thật sự không nghe rõ. Đại loại tôi hiểu được cậu ấy nói rằng đã đến lúc trả hết nợ nần gì đó. Lúc ấy tôi còn tưởng cậu ta trúng số rồi, muốn trả nợ cho tôi.

Nhưng mãi đến lúc cậu ta nhắc đến ba chữ Mộc Phù Sinh thì da đầu tôi trở nên tê dại. Tôi nghĩ tôi biết cậu ta muốn trả món nợ gì rồi. Tôi đứng bật dậy, lớn giọng hỏi: “ Cậu đang ở đâu? Mau nói đi, tôi lập tức đến đó.”

Phàn Vĩ không nói, cậu ta chỉ khàn khàn nói: “Di Di, đừng lo cho tớ. Cậu không có tội, đừng nhúng tay vào chuyện của tớ.”

“Điên rồi sao? Phàn Vĩ cậu điên rồi. Nếu cậu dám hành động điên khùng gì, tôi sẽ từ mặt cậu. Cả đời này cũng không nhìn mặt cậu nữa, đã nghe rõ chưa?”

Tôi gấp gáp la lối đến người xung quanh ai cũng nhìn về tôi. Phàn Vĩ cười hì hì nhưng trong giọng cười ấy chất chứa đầy nỗi bi ai và tuyệt vọng. Cậu nói: “Di Di, dù sao đi nữa tớ vẫn hạnh phúc khi được làm bạn với cậu. Hy vọng kiếp sau lại được làm bạn với cậu một lần nữa.”

“ Mẹ kiếp, cậu có thôi đi không hả? Cậu đang ở đâu, đứng yên đó đi đừng làm gì cả. Tôi sẽ lập tức đến đó.”

Tôi đã chạy ra tới cửa, nhưng cậu ta dường như không nghe thấy lời tôi nói, giọng cậu ta nhỏ đến cực hạn, hoà lẫn trong tiếng mưa gió: “Di Di, vĩnh biệt.”

Kéo theo sau câu nói đó của Phàn Vĩ là tiếng người la hét từ toà nhà đối diện. Trong làn mưa trắng xoá, tôi nhìn thấy một hình dáng quen thuộc đang rơi từ sân thượng toà nhà xuống. Tôi đánh rơi điện thoại xuống đất, cứ thế dùng hết tốc lực mà chạy.

Chạy được nửa đường, trước mặt tôi đột nhiên tối lại, phía trước hiện ra cảnh tượng năm đó.

Minh triều năm 1639

Trước cổng một căn tứ hộp viện xa hoa giàu có. Đó là phủ đệ của một vị quan lại nào đó. Một cô gái mặc y phục màu xanh nhạt, tóc bới tinh xảo gặp gỡ một chàng trai. Chàng trai nọ tay phải cầm quạt ngọc, tay trái ôm sách, mặt mày tươi sáng. Bọn họ là Bắc Cung Phồn Di và Mộc Phù Sinh.

Bọn họ va vào nhau, Bắc Cung Phồn Di ngã nhào, Mộc Phù Sinh động tác ôn nhu đỡ nàng. Bọn họ bốn mắt giao nhau tâm tình phức tạp, thế nhưng lại e thẹn không dám nói gì. Nha hoàn từ trong phủ ra dìu nàng vào trong, bỏ lại sự luyến tiếc của Mộc Phù Sinh và một trái tim đập lỡ nhịp của Bắc Cung Phồn Di.

Mùa đông năm 1639

Trên đỉnh núi Thiên Sơn lạnh lẽo, bọn họ gặp lại nhau. Dưới trời tuyết rơi trắng xoá, Bắc Cung Phồn Di kéo cao áo choàng nhưng khuôn mặt xinh đẹp vẫn đỏ ửng. Mộc Phù Sinh theo mẫu thân lên núi bái Phật cầu được thi đỗ trạng nguyên. Bọn họ gặp lại nhau, Mộc Phù Sinh đánh liều muốn tới bắt chuyện cùng nàng làm quen. Bởi vì y biết, lần này lên kinh thi thố, không biết qua bao lâu mới lại trở về. Sợ rằng bỏ lỡ lần này, không biết khi nào mới có cơ hội gặp lại.

Nàng xem mai đỏ nở trước tự, dáng vẻ xinh đẹp động lòng người. Y tay cầm quạt ngọc ôn nhu đi tới, nhỏ giọng hỏi: “Cô nương, dám hỏi cô nương tên gọi là gì, gia môn phương nào?”

Bắc Cung Phồn Di nâng đôi mắt đẹp, trong mắt hiện tại mùa đông không còn lạnh nữa. Bởi vì nàng đã gặp lại người trong mộng lâu nay. Vì thế nàng khẽ cúi mắt, nở một nụ cười duyên: “Tiểu nữ là nhị tiểu thư Bắc Cung gia đại học sĩ. Xưng gọi hai chữ Phồn Di. Phồn của phồn hoa, Di trong để lại. Một giấc mộng đầu, tỉnh dậy tan biến.”

“Như vậy, nếu như cô nương không chê bai tại hạ gia môn bần hèn, có thể hay không để tại hạ cùng cô nương dệt giấc mộng này ngàn thu?”

Mùa xuân năm 1640

Mộc Phù Sinh lên kinh thi trạng nguyên. Trước ngày lên kinh, bọn họ gặp nhau, một lời tiễn biệt khó nói hết. Vì vậy, bọn họ đã lén lút cùng nhau có một đêm xuân mỹ mãn. Y hứa hẹn một lời, dặn nàng chờ đợi y thi đỗ trạng nguyên công thành danh toại, sẽ kiệu lớn rước nàng về nhà.

Từ biệt nhau, Mộc Phù Sinh khăn gói lên kinh thi trạng, Bắc Cung Phồn Di ôm trái tim dâng tràn hạnh phúc ở lại chờ đợi. Nhưng cái nàng chờ đợi chỉ là vô vọng, nàng chờ đợi được sự phản bội và tan nát cõi lòng. Bởi vì tin tức gửi về, nói Mộc Phù Sinh y thi đỗ trạng nguyên, công thành danh toại ở lại kinh thành khoác trường bào làm phò mã.

Nhưng nàng vốn không biết, y là vạn bất đắc dĩ phải cưới công chúa. Bởi vì hoàng thượng đem tính mạng cả gia tộc y để uy hiếp. Vậy nên, cho dù trong lòng đau đớn đến như chết đi, nhưng y không thể làm trái.

Ngày đại hôn của y và công chúa, kinh thành náo nhiệt chưa từng có. Chỉ có nàng ở lại khuê phòng tim đau như cắt, cuối cùng thương tâm nôn ra một ngụm máu tươi. Y ở tân phòng cuối cạn mấy vò rượu lớn, tự tay dùng dao rạch nát thân thể mình.

Nha hoàn lén lút mời đại phu thăm khám, mới biết rằng nàng đã hoài thai, mang cốt nhục của y trong bụng. Đường đường là thiên kim đại học sĩ lại chửa hoang như thế. Nhục nhã biết bao nhiêu, ô uế biết bao nhiêu.

Nàng không dám nói cho người nhà biết, càng không dám đi tìm y, chỉ có thể ngày ngày ở trong phòng nuốt nước mắt sống qua ngày. Đại phu khuyên nàng bỏ cái thai đi, song nàng lại không nỡ. Thế nhưng cái thai ngày càng lớn, bụng nàng ngày càng nhô lên bất thường.

Mùng bảy tháng bảy năm 1640

Sau bao lâu che giấu, cuối cùng bụng nàng cũng bị mẹ nàng phát hiện. Sự tình báo đến đại học sĩ cha nàng, ông ấy tức giận đến ngất đi. Đường đường là gia đình quan văn, lại có một đứa con gái làm chuyện bại hoại gia môn như thế sao có thể chấp nhận được. Đây là chuyện tồn vong của cả gia tộc, thời phong kiến quả thật vô cùng tàn nhẫn.

Cuối cùng mẹ nàng cũng nuốt xuống nước mắt, đóng vai người mẹ tàn nhẫn. Bà đã xuống tay chôn sống chính đứa con gái yêu thương của bà. Áo cưới mà bà tự tay may cho nàng, cuối cùng lại dùng làm áo quan cho nàng. Chỉ mong kiếp sau nàng có thể sinh vào một nhà bình thường, sống một cuộc sống toại nguyện như ý.