Tam Quốc @ Diễn Nghĩa

Chương 10 : BẢN GHI CHÉP VỀ QUẢN LÝ CỦA VIÊN THIỆU

Chương 10 : BẢN GHI CHÉP VỀ QUẢN LÝ CỦA VIÊN THIỆU

1. Bản ghi chép về quản lý của Viên Thiệu

Lại nói sau khi ba anh em kết nghĩa vườn đào nhảy việc, Tào Tháo cho đó là mối hậu họa khó lường. Tuy nhiên, Lưu Bị vẫn chỉ là con chim ưng chưa đủ lông đủ cánh, đối thủ lớn nhất trước mắt vẫn là tập đoàn công ty Hà Bắc của Viên Thiệu. Tào Tháo từng đáng giá Viên Thiệu “ngoài cứng trong mềm, giỏi mưu mà không quyết đoán, làm việc lớn mà nhát, thấy lợi nhỏ là quên tính mạng, là kẻ không xứng đáng với chức vị”. Viên Thiệu lại chẳng coi lời Tào Tháo ra gì. Gia đình Viên Thiệu phát tích từ đời cụ kị, “bốn đời, ba quận công” đã gây dựng

được tập đoàn công ty Hà Bắc vững mạnh. Làm lãnh đạo thế hệ thứ năm trong gia tộc, Viên Thiệu tự cho mình là người xuất sắc.
Một hôm, trong buổi tiệc của công ty, Viên Thiệu uống nhiều, điệu bộ rất hứng khởi. Tiệc tàn mà hứng chưa dứt, Viên Thiệu gọi trưởng phòng tổ chức Hứa Du ra bar uống và tán gẫu tiếp. Viên Thiệu hỏi:
– Hứa Du, anh có biết chuyện Tào Tháo uống rượu luận anh hùng không?
Hứa Du đáp:
– Chuyện Tào Tháo uống rượu luận anh hùng đã được các báo bình chọn là

một trong mười sự kiện kinh tế lớn nhất của năm, giờ ai mà không biết.
– Hừm! Tào Tháo có tư cách gì mà luận anh hùng trong thiên hạ? – Viên Thiệu môi đã mềm, lại hỏi Hứa Du:
– Hứa Du, anh là bạn cùng lớp với Tào Tháo, anh nói xem, tôi và Tào Tháo ai anh hùng hơn ai?
Hứa Du không giấu nổi vẻ cười, hỏi:
– Vậy anh bảo so sánh bằng cách gì?
– So sánh bằng cách gì? – Viên Thiệu hừm một tiếng trong mũi, nâng tách trà lên và uống một cách rất khoa trương, nói: – So sánh về cấp bậc, công ty Đông Hán của Tào Tháo trực thuộc trung ương,

công ty Hà Bắc của ta trực thuộc tỉnh, hắn hơn ta. So sánh về quy mô, công ty Đông Hán của hắn chỉ là con rắn nhỏ, công ty Hà Bắc của ta là con voi lớn, ta hơn hắn. Nói thẳng ra, hiện cơ chế xí nghiệp đang đổi mới, quốc doanh và tư nhân có khác gì? Luận anh hùng là dựa vào thực lực, có đúng không? Vậy mà tên Tào A Man vẫn xem “trưởng thôn” không bằng “cán bộ”, coi ta không đáng đồng xu. Tức chết đi được.
Hứa Du nói thận trọng:
– Nghe nói, Tào Tháo khinh anh vì cho rằng anh chỉ có hoa chiêu mà không có tuyệt chiêu.
Viên Thiệu làm một động tác cười

nhã nhặn, nói:
– Tên Tào A Man chỉ biết một mà không biết hai. Hắn làm sao biết được trong hoa chiêu cũng có tuyệt chiêu. Anh xem đây, tôi vừa soạn xong “Sổ tay quản lý của Viên Thiệu”. Anh hãy sắp xếp kế hoạch để biến nó thành một best-seller.
Hứa Du cung kính đỡ lấy, ngay trên bìa bản thảo để dòng chữ hoàng tráng:
Định luật hoa chiêu của giám đốc
1. Nếu như anh biết múa hoa chiêu, anh sẽ được mọi người khen ngợi là thông minh, tài cán, có chất.
2. Nếu anh không biết mua, hội đồng quản trị sẽ thay bằng một người biết múa

hoa chiêu.
Biết múa hoa chiêu mới làm được giám đốc? Lý luận của Viên Thiệu là Hứa Du sững người, mãi sau mới thốt nên lời:
– Trong công việc hàng ngày, lúc nào cũng phải giở hoa chiêu, có dễ dàng không?
Viên Thiệu đắc ý, cười lớn:
– Tuyệt chiêu còn khó, hoa chiêu có ai không múa được? Như tôi đây, do toàn tìm những việc quản lý dễ có thành tích để làm, nên nhìn bên ngoài tôi bận trăm công nghìn việc mà vẫn rõ ra một nhà quản lý ưu tú điển hình.

Hứa Du hỏi:
– Anh nói đi, thế nào là những “việc quản lý dễ có thành tích “?
Viên Thiệu vỗ vỗ vai Hứa Du, nói:
– Đồng chí Hứa, anh phải hiểu vì sao mọi người xem tôi là một nhà quản lý đầy kinh nghiệm mà không phải là anh? Xin anh tiếp tục đọc “Sổ tay quản lý của Viên Thiệu” đi!
Hứa Du lật sang phần ba thì được đọc ngay đoạn xứng đáng kỳ văn:
10 loại việc quản lý dễ có thành tích
1. Đánh giá phẩm chất của một số

nhân viên (thậm chí cả khuyết điểm) để mọi người thấy năng lực nhìn người của mình.
2. Trưng cầu đề án hợp lý hoá quy trình làm việc, sau đó phê phán một số đề án kém cỏi.
3. Viết tổng kết, bao gồm tổng kết năm, tổng kết quý, tổng kết tháng, tổng kết tuần. Nói tổng kết để cải tiến, sau đây chúng ta sẽ có bước tiến vượt bậc. Mỗi lần tổng kết là phải mở hội nghị “Xốc lại khí thế, tiến tới tương lai”.
4. Họp hành. Cả công ty là những cuộc họp hành, hội nghị mở rộng. Không họp hành, lấy gì quản lý nhân viên? Cần giải quyết một vấn đề? Hãy lấy ý kiến

quần chúng, sau đó mở ít nhất ba hội nghị để quyết định, vừa tỏ rõ tính dân chủ, vừa cho thấy sự thận trọng.
5. Tìm những nhân viên tốt để bồi dưỡng nghề nghiệp. Những nhân viên này thực ra có tố chất rất kém, song phải làm cho họ hiểu rằng “hôm nay không cố gắng làm việc, ngày mai phải cố gắng tìm việc”. Nếu ngay đến ta là giám đốc mà đám người đó không biết “cố gắng” lấy lòng, làm sao họ biết “cố gắng” lấy lòng một khách hàng bình thường?
6. Cải tạo lại phòng làm việc. Phòng làm việc của giám đốc càng xa hoa, nhân viên càng sùng bái giám đốc.
7. Tạo hình tượng lãnh đạo. Người

đẹp nhờ lụa, lúa tốt nhờ phân. Quần áo càng sang trọng càng xứng là lãnh đạo. Kinh nghiệm lịch sử đã chứng minh: người ta có thể không tôn trọng anh, song người ta tôn trọng áo quần của anh. Nếu như anh mặc toàn đồ hiệu (như complet Anh, giầy Ý), lại kèm theo chiếc xe sang trọng (như Mercedes, BMW, Rolls- Royce), sẽ thấy ngay anh và nhân viên thuộc hai đẳng cấp khác nhau, nhân viên sẽ vì thế sinh lòng kính trọng anh.
8. Ra nước ngoài khảo sát. Ra nước ngoài khảo sát không có gì quan trọng, quan trọng là tầm mắt bạn được mở mang, bạn có thể dùng nó để bàn chuyện gái.

9. Thay đổi danh xưng cán bộ. Thay

đổi danh xưng sẽ tạo ấn tượng đổi mới, nó cũng như sắp xếp lại đồ đạc trong gia đình. Ví như, đổi tên “phòng tổ chức” thành “ban nhân lực”, “ban quản lý xuất – nhập” thành “ban lưu thông”. Còn phòng tổ chức và ban nhân lực, ban quản lý xuất nhập và ban lưu thông khác nhau cái gì, có trời mới biết.
10. Nói không ngưng nghỉ. Nếu như bạn không có quyền lực, nhiều khả năng người nghe sẽ bỏ đi. Còn giờ không như vậy, bạn nói không ngưng nghỉ, càng cho thấy sự tâm huyết của bạn. Bạn càng nói, người nghe càng không dám ngủ gật. Cuối cùng, mỗi lần ngưng nói là bạn lại được vỗ tay hoan hô.
Hứa Du xem đi xem lại, không biết

mình đang kính phục hay kinh sợ.
– Hoa chiêu của anh thật cao siêu. Thế nhưng… – Hứa Du lắp bắp hỏi: – Làm thế nào để hoàn thành công việc? Còn nữa, anh không sợ có ngày rồi người ta cũng biết ngón hoa chiêu kia sao?

2. Định hướng công việc của giám đốc

Viên Thiệu cười ha hả:
– Nhóc Hứa ơi, trách nào anh vẫn chỉ là trưởng phòng kế hoạch, anh không biết động não suy nghĩ. Nếu ba cái vụ lẻ tẻ đó mà tôi không giải quyết được thì đáng cho Tào Tháo coi thường. Mấy câu hỏi của anh, tôi đã giải đáp hết trong cuốn này. Rồi Viên Thiệu lật trang 78 đưa cho Hứa Du xem:
Định hướng công việc của giám đốc:
1. Cho mọi người thấy tầm quan sát vĩ mô.
2. Mãi mãi thong dong (nên nhớ: làm

gì cũng không được khẩn trương).
3. Giao công việc cho những kẻ ngốc nghếch.
4. Tránh trả lời bất cứ câu hỏi nào. Nếu có câu hỏi, tốt nhất là hướng dẫn kẻ đi hỏi tự tìm đáp án; nếu không, hãy để nhân viên trao đổi, thảo luận!
Hứa Du từ từ ngước lên, trông thấy bộ mặt đỏ rực vì đắc ý của Viên Thiệu. Người ta vẫn nói rằng trong tập đoàn công ty Hà Bắc chen chúc nhân tài. Hứa Du, Quách Đồ, Thẩm Phối, Phùng Kỉ… đều là nhân tài tổ chức hạng nhất; Điền Phông, Thư Thụ cũng là nhân tài quản lý; Nhan Lương, Văn Sú, Cao Lãm. Quách Vu Quỳnh đáng là danh tướng nghiệp vụ.

Nhiều nhân tài như vậy, lại thêm sự lãnh đạo “anh minh” của Viên Thiệu, công ty Hà Bắc đáng làm nên sự nghiệp lớn.
– Song… – Hứa Du không nhịn được hỏi: – Vì sao tôi cảm giác không ổn?
Viên Thiệu cười:
– Điều đó cho thấy anh cần bồi dưỡng.
Hứa Du ngạc nhiên:
– Cảm giác không ổn và bồi dưỡng có gì liên quan?
Viên Thiệu cười lớn:
– Rất liên quan! Coi nào, đừng nhìn

tôi bằng con mắt như vậy. Có già thắc mắc cũng đừng tìm lời giải đáp trên mặt của tôi. Tất cả đã được viết trong sách rồi.

3. Tính tất yếu của bồi dưỡng nhân viên

Quả nhiên, Hứa Du vừa lật vài trang đã thấy đề chễm chệ dòng chữ:
Tính tất yếu của công tác bồi dưỡng nhân viên
1. Nếu một nhân viên cảm thấy công ty không ổn có nghĩa là anh ta chưa thích ứng với công việc. Anh ta phải hiểu sâu sắc đạo lý: “không phải là hoàn cảnh thích ứng với con người, mà là con người thích ứng với hoàn cảnh”.
2. Trong công ty, chỉ có lãnh đạo sáng suốt thôi chưa đủ mà còn cần nhân

viên bám đít ngựa (khúm núm, bợ đỡ). Trên thực tế, một nhân viên đã thích ứng với công việc chính là nhân viên biết bám đít ngựa.
3. Ý nghĩa của bám đít ngựa liên quan tới văn hoá đoàn kết của công ty. Ngược lại, nhân viên không biết bám đít ngựa sẽ phá hoại bầu không khí đoàn kết.
4. Tính trọng yếu của công tác bồi dưỡng nhân viên ở đâu? Chính là dạy nhân viên không biết bám đít ngựa thành nhân viên bám đít ngựa, nhân viên bám đít ngựa rồi thì làm tốt hơn. Chú ý phát huy tinh thần bám đít ngựa.
5. Cần phải ý thức rõ và trải nghiệm được: Xây dựng văn hoá tập thể trong

công ty chính là xây dựng tinh thần bám đít ngựa.
Tinh thần điên đảo, Hứa Du tự hỏi: “Lẽ nào ta nhất định phải học cách bám đít ngựa?” Định nói thì ngừng, ngón tay Hứa Du lật đến trang, trên đó viết:
Sự cần thiết của bám đít ngựa
1. Mọi người dễ dàng hình dung công ty như một bầy ngựa. Từ trước nhìn đàn ngựa: toàn là những bộ mặt cười; từ sau nhìn lại: toàn là đít ngựa.
2. Mỗi vị lãnh đạo đều cần có “hơi phân ngựa”. Hơi phân ngựa không khác gì hoa tươi, nó cũng cho cảm giác lầm lẫn “như là được yêu ấy!”.

3. Bất kỳ nhân viên nào bị dính phân ngựa cũng không được thấy “thối”. Cho dù “thối” cũng là một loại mỹ cảm. Làm một “hơi phân ngựa” thì phải nghĩ cách “vãi phân” cho giỏi. Chỉ những thằng ngố mới cho việc “vãi phân” là đáng xấu hổ.
4. Được người bám đít là sự hưởng thụ kỳ diệu. Chỉ khi làm “ngựa đầu đàn”, bạn mới có khoái cảm “vạn ngựa bám đít”. Vì thế, muốn người khác bám đít, bạn phải chen lấn chối chết để vượt lên, sau đó là “vãi phân” thật chính xác vào mặt kẻ theo sau.
5. Nếu bạn tạm thời chưa chen lên được, bạn chỉ còn cách tạm thời làm “hơi phân ngựa”.

6. Ghi nhớ: Trước mặt bạn không chỉ là mông kẻ đi trước, đó còn là con đường phía trước của bạn.
7. Nhìn vào mông lãnh đạo, hãy làm bộ vui mừng rạng rỡ, nhất quyết không được quay mặt đi. Nếu không, không phải vấn đề mông, mà là vấn đề phương hướng, rất có thể bạn bị bầy đàn rời bỏ.
8. Chỉ sau khi bạn làm lãnh đạo bạn mới hiểu ra rằng: thiên tài chân chính là kẻ bám đít ngựa thiên tài.
Đêm dần mờ mịt. Hứa Du đọc bản thảo của Viên Thiệu, cảm giác vừa sợ hãi, vừa kích thích, không dứt ra được. Ngẩng lên, Viên Thiệu đã trèo lên bàn

trà ngủ say như chết.

4. Không thể lấy mông Viên Thiệu làm phương hướng

Đưa Viên Thiệu say như bùn về nhà, cơn gió lạnh trên đường khiến Hứa Du rùng mình. Ông biết hôm nay Viên Thiệu rượu vào lời ra, thổ lộ hết bí mật. Sớm sau tỉnh dậy, Viên Thiệu nhất định sẽ hối hận. Như vậy, còn gì tốt đẹp chờ Hứa Du đây?
Hứa Du càng nghĩ càng thấy không ổn, về đến nhà là kể ngay lại chuyện cho vợ. Vợ vẫn lạnh lùng như núi băng, nói:
– Mau chạy đến chỗ Tào Tháo đi! Linh cảm phụ nữ mách bảo em rằng: Sớm muộn Viên Thiệu cũng sẽ thất bại,

còn bạn đồng học Tào Tháo của anh sẽ thành người chiến thắng vĩ đại.
– Thật không? – Hứa Du vẫn do dự. Vợ ra sức khuyên nhủ:
– Anh còn không hiểu? Để em nói: không cần lấy mông Viên Thiệu làm phương hướng phía trước, cũng không cần lấy phía trước làm mông Viên Thiệu.
Hứa Du hỏi:
– Vậy là thế nào?
Vợ ấn ngón tay vào trán chồng, mắng:
– Anh đúng là kẻ không có não. Làm

sao chỉ cứ chăm chăm nhìn vào mông người khác?
Thế là ngay đêm đó Hứa Du đến với Tào Tháo. Tào Tháo đang ngủ, nghe nói có Hứa Du đến thì cao hứng ra đón, quên cả đi hài và mặc áo, đúng là lật đật đón khách. Tào Tháo nói với Hứa Du: Công ty tôi còn khuyết ghế giám đốc kế hoạch, đợi anh đã lâu.
Hứa Du cảm động rưng rưng. Bỗng ông hiểu ra rằng, nhà quản lý thành công cần có một số tố chất, điều đó có tìm cả ngày ở Viên Thiệu cũng không có.
Sau này, theo kế hoạch Hứa Du, Tào Tháo phát động cuộc đại chiến Quan Độ nổi tiếng, không chỉ chiếm lĩnh toàn bộ

thị trường của khu vực Hà Bắc mà còn làm công ty Hà Bắc vĩnh viễn không gượng lại được. Có nhà kinh tế bình luận trận chiến Quan Độ đã ghi vào lịch sử kinh tế Trung Quốc, hình tượng nó như “rắn nuốt voi”.

LỜI BÀN CỦA TÁC GIẢ

Một người mới được tuyển dụng, qua thời gian thử thách, anh ta có thể bị đào thải, có thể bị đồng hoá. Bạn có thể thấy, công ty nào cũng có một văn hoá chung. Song có khi văn hoá đó không lưu nổi nhân tài, ví như văn hoá công ty của Viên Thiệu, nó chỉ lưu lại toàn “hơi phân ngựa”. Đúng vậy, “hơi phân ngựa” vẫn có thể làm bạn dễ chịu, nhưng nó làm những lời nói thật trở nên chướng tai.
“Kẻ trí không thực hiện lệnh ngu dốt”, kẻ quản lý mù mờ không thể lưu người cao khiết.