Lưu Kim Đính sợ vua Nam Đường hay tin, trốn qua ải khác, mất công truy nã lâu ngày, chi bằng xuất kỳ bất ý mà phá thành thì khỏi lo hậu hoạn. Tức thì Kim Dính về điểm binh tướng, nổi đèn đuốc đì ban đêm, đến vậy phủ ải Thanh Lưu, hãm thành một lượt Năm tướng già nhảy lên thành, chém binh giữ cửa rồi mở cửa ải cho binh tướng Tống kéo vào.
Trong lúc ấy vua Nam Đường đang uống rượu với các thê thiếp không hay giặc đã vào thành. Cao Quân Bảo và Lưu Kim Đính xông vào bắt vua Nam Đường trói lại. Hoàng hậu và bốn mươi quí phi đều quì lạy xin dung cho họ toàn tánh mạng. Lưu Kim Đính y lời, truyền đóng cửa cung không cho binh vào phá hại rồi đem vua Nam Đường vào thành về đến nơi thì trời đã sáng.
Rạng ngày Kim Đính cho vua Nam Đường đến trình Thái Tổ. Tống Thái Tổ liền xá tội truyền quân mở trói.
Vua Nam Đường lạy tạ ơn khóc và tâu:
- Tôi bị các tướng võ đốc vô, và yêu đạo khoe tài ép trí, nên mắc tội với bệ hạ đã nhiều. Nay tôi đã ăn năn chừa lỗi, xin bệ hạ mở lượng trời đất mà rộng dung ơn tôi giữ theo đạo thần tử đời đời chẳng hề dám quên ơn mà làm phản.
Ban đầu Tống Thái Tổ còn nóng giận chẳng chịu cho đầu hàng, sau thấy vua Nam Đường năn nỉ hết lời, khóc lạy đủ lễ, nên động lòng thương, phong vua Nam Đường là Thuận nam vương, trấn thủ đất Kim Lăng như cũ, và cho tướng quân bảo hộ nhiều người, phòng ngày sau có sự biến cải!
Từ ấy sắp sau, thiên hạ đều về Tống. Nam Đường không dám trả lòng phản phúc nữa.
Tống Thái Tổ hồi tâm, rất thương các tướng, vì bị vây đã ba năm dư, nay mới đặng Nam Đường gom về một mối, nên truyền dọn tiệc khao binh thưởng tướng rồi sẽ ban sư đặng các tướng thăm nhà thăm cửa.
Đoạn Miêu quân sư liền xin vua trao bảng an dân kẻo thiên hạ sanh sự. Tống Thái Tổ y tấu.
Miêu quân sư đặt bảng tịnh dân yết khắp nơi, dân nước Nam Đường đều kính phục, không có ý báo oán trả cừu.
Khi ấy Tiêu Dẫn Phụng, Úc Sanh Hương, Ngại Ngân Bình, ba nàng vào ải Thanh Lưu, có ý tìm cha mà không gặp, tìm về nhà thấy nhà cửa tan hoang! Ba nàng than khóc một lúc thì có người gia tướng cũ chạy đến thuật lại chuyện trước sau. Ba nàng mới rõ vì mình mà gia quyến bị tru di.
Ba nàng trở về Thọ Châu tâu với vua Thái Tổ, kẻ rõ nỗi thảm khổ cho chồng hay. Tống Thái Tổ nghĩ công lao ba nàng vì đầu Tống mà cả nhà bị hại nên truyền dán cáo thị khắp nơi, nếu ai tìm được hài cốt cha của ba nàng thì được thưởng ngàn lượng bạc.
Chỉ ba bữa sau, có ba người đến lãnh bảng, và kể nguyên do:
- Thây Tiêu Thang nhờ người bạn học chôn lén. Thây Úc Thoại nhờ vị quan già chôn lén Thây Ngại lão gia nhờ người giữ vườn chôn lén. - Bởi ba người ấy chết rất thảm thiết nên những kẻ chôn lén xót thương mà không sợ tội.
Ba nàng đồng lạy tạ ơn và đi tìm ân nhân để trả nghĩa, rồi chọn ngày dời đến chỗ đất tốt để mai táng.
Đến ngày đi táng, Tống Thái Tổ dẫn các quan văn võ đến điếu tế. Thiên hạ đến coi rất đông ai cũng khen:
- Cũng thời cái chết, mà ba ông này có phước lớn mới được Thiên tử và bá quan đi điếu.
Vua Thái Tổ còn xuất bạc vàng cất ngôi mộ cao lớn, cấp cho họ Ngại, họ Úc, họ Tiêu một số làm hương hỏa phụng sự ba vị tướng quân.
Lưu Kim Đính tâu:
- Tôi lập trận Ngũ Lôi, hao hết hai mươi tám người già bệnh, ấy cũng vì việc nước mà bỏ mình, vậy xin bệ hạ rước pháp sư cầu siêu cho hồn đặng tiêu diêu mới khỏi mang tội.
Tống Thái Tổ y tấu, sai Phùng Mậu đi rước pháp sư.
Pháp sư đến lập đàn cầu hồn chín ngày đêm, rồi từ tạ Tống Thái Tổ về núi.
Lời Bàn
Không vì những lỗi nhỏ nhặt mà trả thù bằng những lỗi lầm lẫn.
Tống Thái Tổ chỉ giết lầm một trung thần trung tín, mà Xích Mi lão tổ sai Dư Hồng, Dư Triệu xuống giúp Đường phạt Tống trong một thời gian. Thời gian ấy việc chiến tranh xảy ra hao tốn biết bao nhiêu. Xét về lẽ công bằng thì sự trừng phạt ấy không gọi là xứng đáng. Vua Tống chỉ giết một ngườì còn Xích Mi lão tổ giết cả hàng vạn người thì ai phạt Xích Mi lão tổ. Đây là một câu chuyện thần thoại trong lịch sử mà người xưa đặt ra để cấu tạo thành cốt truyện, mà người đời sau nên để ý một câu chuyện huyền hoặc ấy không có gì là công bằng.
Có phải vua Tống là người phàm tục, nên bị tội giết người còn Xích Mi lão tổ là bậc thần tiên, không phạm tội ấy chăng?