Sức khỏe trong tay bạn

Phần 2: CHỮA UNG THƯ BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÔNG ĐỘC HẠI - Chương 1 Nguyên nhân gây ung thư

Ngày cứ đến và qua đi, mỗi người trong chúng ta thỉnh thoảng lại nghe người thân, họ hàng, bạn bè thông báo rằng, ai đó vừa phát hiện bị ung thư. Nhiều trường hợp, cũng như tôi, bạn sẽ thấy ngạc nhiên lắm, vì biết rằng: người được bác sĩ xác định bị ung thư không uống rượu, không hút thuốc, rất cẩn thận và kỹ càng, giữ vệ sinh tuyệt đối trong ăn uống và sống điều độ. Vậy thì cái gì đang xảy ra, khi căn bệnh ung thư cứ từng ngày từng giờ tấn công rất nhiều người thuộc đối tượng “không có nguy cơ ung thư cao”? Cho đến bây giờ, Tây y chưa trả lời được một cách rõ ràng câu hỏi: vậy nguyên nhân gây ung thư là gì? Ở đây, tôi chỉ xin liệt kê lại các quan điểm khác nhau về nguyên nhân gây ung thư. Tôi không có ý định ủng hộ hoặc phản đối quan điểm nào. Mục đích của tôi là cung cấp thông tin càng đầy đủ càng tốt cho bạn đọc, còn việc chứng minh quan điểm nào đúng, xin nhờ các nhà các nhà khoa học nghiên cứu.

I. THEO QUAN ĐIỂM CHÍNH THỐNG CỦA TÂY Y

Nguyên nhân chính dẫn đến ung thư là do di truyền. Tuy nhiên, cũng chưa ai chứng minh được một cách chính thức quan điểm này. Gần đây nhất, người ta đã chứng minh được rằng: một trong những nguyên nhân gây ung thư dạ dày là do loại virus H-Pylori, vì nó làm cho môi trường dạ dày bị axit hóa cao, gây loét mãn tính, dẫn đến việc biến đổi tế bào thường thành tế bào ung thư. Khoa học cũng đã chứng minh được khoảng 70% nguyên nhân gây ung thư tử cung là do virus gây ra, và hệ thống y học chính thống đã chấp nhận loại vắc xin phòng ngừa ung thư tử cung (vắc xin HBV) để tiêm cho các bé gái độ tuổi 12 – 13. Vậy phải chăng do bị nhiễm virus mãn tính, nên các tế bào của những khu vực đó (dạ dày, tử cung…) bị tổn thương lâu dài, gây nên đột biến gen tế bào, để rồi nó nhân lên nhanh một cách không thể kiểm soát?

II. CÁC QUAN ĐIỂM CHƯA CHÍNH THỐNG VỀ NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ

Điểm khác nhau cơ bản giữa quan điểm chính thống và các quan điểm tôi tham khảo dưới đây (alternative – nghĩa là quan điểm của những phương pháp chữa bệnh thay thế Tây y) là: theo quan điểm chính thống, mỗi dạng ung thư (ví dụ: ung thư phổi, dạ dày, tử cung…) được coi là những dạng bệnh riêng biệt. Còn theo quan điểm dưới đây do tôi tham khảo và tập hợp, một khi ung thư đã phát triển trong bất cứ bộ phận nào của cơ thể, thì nó đều có chung những cơ chế, cũng như những đặc tính điển hình của tế bào ung thư. Xin bạn đọc kiên trì, đừng sốt ruột mà bỏ qua phần này. Một khi hiểu được từng quan điểm về nguyên nhân gây ung thư, thì bạn mới có thể áp dụng đúng những phương pháp chữa bệnh dựa trên quan điểm đó, giúp bạn tự tin về cơ sở của phương pháp mà mình lựa chọn.

1. Quan điểm tế bào nhau thai giai đoạn đầu của thai sản (TROPHOBLAST)

Giáo sư John Beard (Scotland) là người đầu tiên nêu ra quan điểm này vào năm 1902. Ông chứng minh rằng các tế bào ung thư giống hệt với cách tạo thành nhau thai ở tử cung người phụ nữ trong những tuần đầu khi có thai. Khi người phụ nữ bắt đầu có thai, các tế bào này (trophoblast) phát triển rất nhanh để tạo thành nhau thai (imbilical cord and placenta). Đặc tính chung của tế bào ung thư và tế bào tạo thành bào thai trong mấy tuần đầu là: cả hai loại tế bào này đều sản xuất ra hormone CGH (chorionic gonadotrophic hormone), loại hormone có thể tìm thấy ở nước tiểu. Không một loại tế bào nào khác trong cơ thể (ngoài tế bào ung thư và tế bào tạo thành bào thai giai đoạn sớm) có thể sản sinh ra loại hormone CGH này. Điều này có nghĩa là: nếu thử CGH của nước tiểu, và bị dương tính, thì hoặc người đó có thai, hoặc bị ung thư. Đây chính là cơ sở của phương pháp thử Navarro (Navarro test) sẽ được nói đến ở phần sau.

Tế bào nhau để nuôi thai (trophoblast) của mấy tuần đầu khi người phụ nữ mang thai được nhân lên rất nhanh, tạo thành môi trường bảo vệ và nuôi bào thai (nhau và cuống thai). Vậy tại sao những tế bào này không bị hệ thống miễn dịch tiêu diệt, như là những tế bào lạ (foreign cells)? Đó là vì mỗi tế bào này được bao bọc bởi một lớp đạm đặc biệt (protein coating). Lớp đạm này mang tĩnh điện học âm tính (negative electrostatic charge), tương tự như tĩnh điện học của tế bào bạch cầu (white blood cells), bởi vậy nó thoát khỏi sự tấn công của các tế bào bạch cầu của hệ thống miễn dịch.

Điều đặc biệt là mỗi tế bào ung thư (và chỉ tế bào ung thư) cũng được bao bọc bởi lớp đạm (protein coating) này. Và đây cũng là lý do vì sao tế bào ung thư lại khó bị hệ thống miễn dịch của cơ thể tiêu diệt đến vậy. Thế tại sao tế bào tạo thành nhau thai không phát triển mãi (như tế bào ung thư)? Giáo sư Beard đã phát hiện ra là nhau thai ngừng xâm lấn tử cung đúng vào thời điểm khi tuyến tụy của bào thai trong tử cung bắt đầu hoạt động và sản xuất ra enzyme tụy (vào quãng tuần thứ tám của qua trình mang thai). Nếu không có enzyme tụy, nhau thai sẽ phát triển như khối u ung thư biểu mô màng đệm và giết chết bà mẹ cũng như bào thai rất nhanh.

Năm 1911, giáo sư Beard đã viết cuốn sách về việc chữa ung thư bằng phương pháp Enzyme (Enzyme treatment of cancer and it’s scientific basis). Độc giả có thể tìm thấy thông tin về quan điểm này tại trang web:

http://alternative-doctor.com/cancer/beard.htm

Giáo sư Beard tiếp tục nghiên cứu để chứng minh liệu có thể làm cho tế bào ung thư (về tính chất giống hệt tế bào nhau thai) ngừng phát triển hoặc tự chết, bằng cách sử dụng enzyme tụy? Ông còn đi xa hơn trong nghiên cứu bằng lý luận rằng: tế bào ung thư thực ra chính là tế bào nhau thai giấu mặt còn sót lại đâu đó trong cơ thể, được hoạt hóa lại khi cơ thể bị căng thẳng kéo dài và tích chất độc (toxin) quá nhiều. Thuyết enzyme của ông đã được chứng minh bằng thực tế: trong vòng nhiều năm sau đó, rất nhiều bệnh viện đã sử dụng enzyme tụy để chữa cho bệnh nhân ung thư, và đạt những kết quả rất đáng khích lệ. Vào những năm 1960, William Dolly Kelley (nha sĩ bang Texas) đã tự chữa khỏi ung thư tuyến tụy giai đoạn 4 bằng thuyết của Giáo sư Beard, sau đó phát triển thành phương pháp tự chữa ung thư theo chế độ dinh dưỡng cộng với sử dụng liều cao emzyme tụy. Phương pháp này đạt mức thành công tới hơn 90% đối với những bệnh nhân mà hệ thống miễn dịch và các bộ phận khác của cơ thể (gan, thận, thần kinh…) chưa bị hủy hoại bởi hóa trị và xạ trị với liều quá cao. Độc giả có thể tham khảo phương pháp tự chữa ung thư của Kelly trên những websites sau:

http://educate–yourself.org/cancer/kellysmetabolictherapy.shtml

http://www.quackwatch.com/01QuackeryRelatedTopics/Cancer/kg.html

http://lindung.com/metabolic–cancer–therapies/

Tiếp tục quan điểm của giáo sư John Beard, Edward Griffin khẳng định trong cuốn sách World without cancer rằng: trong cơ thể mỗi người đều có các tế bào bình thường khỏe mạnh giống tế bào nhau thai (trophoblast like). Các tế bào này có thể bị kích thích để hoạt động, một khi bất cứ bộ phận nào của cơ thể bị thương tổn, cần quá trình phục hồi (ví dụ: làm lành vết thương). Trong điều kiện bình thường, các tế bào này có cơ chế tuyệt vời để giúp cơ thể phục hồi các chấn thương, vì là những tế bào phát triển nhanh, và vì chúng có khả năng phát triển thành mọi dạng tế bào khác. Cơ chế hoạt động của cơ thể trong trường hợp bị thương tổn là: kích hoạt các tế bào này (trophoblast like) tới những bộ phận cần có sự phục hồi (với sự trợ giúp của các loại hormones khác nhau). Khi vết thương lành, và cơ thể khỏe mạnh, hệ thống miễn dịch sẽ chặn đứng sự nhân lên nhanh chóng của tế bào “trophoblast like”. Nói cách khác, theo Griffin, ung thư bắt đầu bằng một cơ chế hoàn toàn bình thường của cơ thể (quá trình phục hồi), nhưng nếu vết thương là mãn tính cộng với một hệ thống miễn dịch bị suy yếu, thì cơ thể không còn kiểm soát được quá trình đó một cách hiệu quả. Mỗi một chấn động hoặc vết thương đều gây nên tổn thương cho tế bào khu vực đó một cách tạm thời (ví dụ: gãy xương, vết bầm…), và các tế bào giống tế bào nhau thai lập tức được điều tới để làm lành vết thương một cách có kiểm soát. Nhưng khi bộ phận nào đó của cơ thể liên tục đòi hỏi phải được phục hồi (trong trường hợp bệnh mãn tính), thì quá trình phục hồi xảy ra liên tục. Và khi đó, các tế bào giống tế bào nhau thai (trophoblast like) sẽ liên tục bị kích hoạt để cố gắng thay thế các tế bào bị thương tổn một cách liên tục, nhằm chữa lành vết thương mãn tính. Các tế bào bị tổn thương dạng mãn tính xảy ra vì nhiều lý do: dưới tác dụng của nhiều loại hóa chất, phóng xạ, các chất độc, hoặc còn do kết quả của chế độ dinh dưỡng kém – không cung cấp đủ chất cho sự phát triển bình thường của tế bào. Trong những trường hợp này, các tế bào giống nhau thai sẽ phải nhân lên rất nhanh, và trở lại cơ chế phát triển của nhau thai khi chưa xuất hiện enzyme tụy của bào thai, có lớp đạm bao bọc bên ngoài để bảo vệ chúng khỏi sự tấn công của hệ thống miễn dịch.

Vậy các enzyme tụy là gì? Đây là những enzyme được tuyến tụy sản xuất ra, với các chức năng :

– Một số loại sẽ đi vào hệ thống tiêu hóa, phân hủy đạm và các loại chất khác giúp cơ thể hấp thụ được dinh dưỡng.

– Một số loại enzyme khác sẽ theo máu đi khắp nơi trong cơ thể, khi gặp tế bào giống tế bào nhau thai (trophblast like), nó sẽ tiêu hủy lớp màng đạm bảo vệ (mang tĩnh điện học âm tính) của tế bào đó. Và khi đó, các tế bào máu trắng của hệ thống miễn dịch có thể tiêu diệt nó. Vì vậy, khi tuyến tụy không cung cấp đủ enzyme vì một lý do nào đó (các căng thẳng hoặc bệnh mãn tính đòi hỏi lượng lớn enzyme mà tụy không thể sản xuất kịp), hoặc hệ thống miễn dịch hoạt động không tốt, các tế bào giống nhau thai có thể liên tục phát triển một cách không thể kiểm soát – thành tế bào ung thư. Hai enzyme quan trọng nhất để phân hủy lớp đạm bảo vệ tế bào ung thư là Trypsin và Chymotrypsin.

Thuyết này cũng nêu ra các đặc điểm chung của tế bào ung thư (bất kể loại ung thư gì):

– Tất cả các tế bào ung thư đều có lớp màng bảo vệ bằng chất đạm, giúp chúng khó bị sự tấn công của hệ thống miễn dịch.

– Tất cả các tế bào ung thư đều tiết ra hormone CGH.

– Việc cung cấp đủ enzyme tụy cho cơ thể là một trong những yếu tố quan trọng nhất để chặn đứng sự phát triển của mọi loại ung thư.

2. Giáo sư Otto Warburg và quan điểm tế bào kị khí (ANAEROBIC CANCER CELLS):

Giáo sư Warburg (người Đức) hai lần được giải Nobel, một lần vào năm 1931 về nghiên cứu cơ chế hô hấp của tế bào. Theo ông, sự phát triển của tế bào ung thư bắt đầu bằng việc thiếu oxy.

Ung thư không thể sống trong môi trường giàu oxy. Ung thư có một lý do cơ bản nhất: đó là sự thay thế việc hô hấp oxy bình thường của tế bào khỏe mạnh bằng việc hô hấp thiếu oxy. Trong điều kiện bình thường, tế bào hô hấp oxy để sinh ra năng lượng. Khi thiếu oxy, để có thể tồn tại, tế bào biến đổi dần thành tế bào kị khí (anaerobic cells). Để sinh ra năng lượng, tế bào ung thư thay thế việc hấp thụ oxy (một cách bình thường của tế bào khỏe mạnh) bằng quá trình lên men của đường. Với ông, ung thư không còn là điều bí ẩn. Nó xuất hiện khi tế bào chỉ nhận được 60% lượng oxy mà nó cần. Tất cả tế bào bình thường sinh ra năng lượng bằng quá trình hấp thụ oxy, còn tế bào ung thư đáp ứng năng lượng chủ yếu bằng quá trình lên men của đường. Tất cả các tế bào bình thường đều ưa khí (aerobic cells), còn tế bào ung thư luôn luôn yếm khí (anaerobic cells). Tóm lại, giáo sư Warburg cho rằng ung thư bắt đầu khi tế bào bình thường biến đổi từ ưa khí thành yếm khí. Lý do thật sự của sự biến đổi này chưa được ai chứng minh, nhưng có quan điểm cho rằng: môi trường bên trong cơ thể có thể bị axit hóa do nhiều tác động khác nhau, mà chủ yếu là chế độ dinh dưỡng và môi trường cũng như cách sống, tạo thành điều kiện thuận lợi cho ung thư phát triển. Ở mức độ tế bào, nếu bị axit hóa cao, sẽ là môi trường thiếu oxy. Để có thể tồn tại, tế bào khỏe mạnh phải dần biến đổi để có thể thích hợp với sự yếm khí – thành tế bào ung thư.

3. Quan điểm việc thiếu hụt chất béo cần thiết của Giáo sư Johanna Budwig

Giáo sư Johanna Budwig – bảy lần được đề nghị giải Nobel, nhà dược học, hóa học, vật lý học, với bằng tiến sĩ về vật lý. Bà từng phụ trách nhóm chuyên gia nghiên cứu về thuốc và chất béo ở Viện nghiên cứu chất béo tại Đức. Bà được giới chuyên môn công nhận là chuyên gia hàng đầu thế giới về dầu và chất béo. Bà nghiên cứu rất sâu về tác động độc hại lên cơ thể của sự hydro hóa và các chất béo đã bị làm biến chất, đồng thời cũng kết luận về khả năng kỳ diệu của các axit béo thiên nhiên thiết yếu trong việc chữa bệnh mãn tính, kể cả ung thư. Bà đã viết một loạt sách, bao gồm: Ung thư – Vấn đề và giải pháp; Dầu Flaxseed – Sự cứu giúp trong việc chữa các bệnh Viêm khớp, Nhồi máu cơ tim, Ung thư và các bệnh mãn tính khác; Thực đơn chế độ ăn đạm và dầu…

Năm 1952, Giáo sư Budwig đã viết nhiều tài liệu về một kết luận quan trọng: các chất béo không bão hòa là nhân tố quyết định trong việc đảm bảo kích thích hô hấp của tế bào. Kết hợp với chất đạm (amino axit – protein), chất béo không bão hòa giữ vai trò quan trọng, thậm chí là vai trò quyết định – là cái cầu nối giữa chất béo và đạm – trong việc hấp thụ oxy của tế bào. Chất béo có vị trí quan trọng trong tất cả các quá trình lớn lên và phát triển, trong việc tạo máu và nhiều quá trình khác của cơ thể. Do đó, nếu cơ thể thiếu các chất béo thiết yếu, ung thư sẽ xuất hiện. Trên cơ sở của nghiên cứu này, Giáo sư Budwig đã chữa cho rất nhiều bệnh nhân ung thư bằng chế độ ăn kết hợp dầu và đạm (gọi là Budwig diet hoặc protocol), sử dụng Flaxseed oils (dầu hạt lanh – chứa rất nhiều Omage-3 ALA) và Cottage Cheese (một loại phomai), làm cho tế bào ung thư tăng cường hấp thụ oxy. Như bạn đã biết từ phần trên về quan điểm của Giáo sư Otto Warburg, ung thư xuất hiện trong môi trường thiếu oxy. Hay nói cách khác, ung thư không thể sống trong môi trường giàu oxy. Giáo sư Budwig đã đưa ra một cách giải thích lý do vì sao tế bào khỏe mạnh (aerobic cells ) lại biến thành tế bào ung thư (anaerobic cells), và thực hiện tiếp phần mà Giáo sư Otto Warburg không làm được đó là tìm ra phương pháp giúp tế bào hô hấp bình thường, tạo môi trường giàu oxy làm cho tế bào ung thư không thể phát triển và sẽ bị tiêu diệt. Xin tham khảo các website sau nếu bạn muốn có thêm thông tin:

http://www.budwigcenter.com/

http://www.healingcancernaturally.com/budwig_protocol.html

http://www.healingcancernaturally.com/lothar–hirneise–johanna–budwig.html

4. Quan điểm về thiếu hụt Vitamin B-17 của bác sĩ Ernst T. Krebs

Theo một số tài liệu cổ được tìm thấy tại Ai Cập trên giấy cói (vào thời Pharaon) cách đây 5.000 năm, cũng như tại Trung Quốc cách đây 2.500 năm, đã nói đến việc sử dụng chiết xuất từ hạt quả hạnh nhân đắng – hạt mơ (bitter almond) để chữa một số khối u trên da. Năm 1802, nhà hóa học Bohn, trong khi chiết xuất nước từ quả hạnh nhân đắng, đã phát hiện ra là có acid hydrocyanic thoát ra. Ngay sau đó, rất nhiều nhà khoa học đã quan tâm phân tích chiết xuất này, và đặt tên nó là “Amygdalin” (Amigdala – nghĩa là almond). Người đầu tiên chính thức nêu lên quan điểm về sự liên quan giữa thiếu hụt Vitamin B–17 (còn được gọi là Amigdalin hoặc Laetrile) là bác sĩ Ernest T. Krebs, vào đầu những năm 1950. Vào năm 1952, ông cùng con trai (là một nhà hóa học) đã chứng minh được rằng: sự thiếu hụt Vitamin B-17 là một trong những nguyên nhân gây ung thư. Hai bố con ông cũng nêu lên sự liên quan giữa quan điểm “Tế bào nhau thai giai đoạn sớm – trophoblast” và quan điểm thiếu hụt Vitamin B-17. Họ nêu rõ rằng các enzyme tụy là hàng rào phòng thủ đầu tiên chống ung thư, bằng cách phá hủy lớp đạm bảo vệ bao bọc tế bào ung thư. Và nguồn Vitamin B-17 từ các loại thức ăn sẽ kết hợp cùng với tế bào máu trắng (white cells) tấn công tế bào ung thư và tiêu diệt nó. Người ta gọi Vitamin B–17 là “quả bom thông minh”. Ở mức độ phân tử, khi Vitamin B–17 tiếp xúc với enzyme beta-glucosidase, sẽ xảy ra phản ứng hóa học tạo ra hai phân tử glucose, một phân tử benzaldehyde và một phân tử hydrogen cyanide (HCN). Phân tử benzaldehyde là độc tố với tế bào ung thư, và HCN cũng vậy. Trong sự kết hợp với nhau, hai loại phân tử này tạo ra độc tố mạnh gấp hơn một trăm lần đối với tế bào ung thư, so với từng loại riêng lẻ. Nó ngay lập tức phá hủy tế bào ung thư như một quả bom nhỏ. Điều kỳ diệu là: HCN chỉ được tạo ra khi có sự xuất hiện của enzyme beta–glucosidase, mà loại enzyme này có mặt và chỉ có mặt trong tế bào ung thư. Mặt khác, trong tế bào khỏe mạnh luôn có enzyme rhodanese. Khi tiếp xúc, enzyme này trung hòa cyanide. Kỳ lạ là enzyme rhodanese có mặt ở khắp nơi trong cơ thể, trừ những nơi có ung thư. Vì vậy, bất cứ nơi nào có ung thư, Vitamin B-17 tiêu diệt tế bào ung thư. Nơi nào không có ung thư, nó được trung hòa và không hề gây độc với tế bào thường.

5. Quan điểm về virus, vi khuẩn, nấm của Royal Rife

Quan điểm này cho rằng một số loại virus, vi khuẩn và nấm là nguyên nhân chính gây nên căn bệnh ung thư. Một số nhà nghiên cứu như Royal Rife, Virginia Livingston, Gaston Naessens đã chứng minh được mối liên quan của một số loài này với căn bệnh ung thư. Đặc biệt có giá trị là những phát minh và nghiên cứu của Royal Rife.

Năm 1913, khi 25 tuổi, Royal Raymond Rife rời New York đến San Diego. Rife say mê nghiên cứu vi khuẩn, kính hiển vi và điện tử. Vào cuối những năm 1920, ông đã hoàn thiện giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu: ông chế tạo được loại kính hiển vi đầu tiên, vượt qua mọi nguyên lý đương thời, đồng thời tạo ra được loại máy cho phép dùng sóng điện tử (radio và video waves) diệt các vi sinh vật (micro–organism). Ông tìm ra phương pháp nhuộm màu virus bằng sóng ánh sáng, và bắt đầu chế tạo kính hiển vi có thể kết hợp sóng ánh sáng và một số thành phần hóa chất để quan sát vi sinh vật. Năm 1929, việc chế tạo chiếc kính hiển vi thứ hai của ông hoàn thành. Trong bài báo ra ngày 27/12/1931 phương pháp nhuộm màu bằng ánh sáng của ông được giới thiệu với công chúng: “Khuẩn hình que được nghiên cứu bằng ánh sáng nó phát ra, giống hệt như các nhà thiên văn học nghiên cứu mặt trăng, mặt trời và các vì sao từ ánh sáng chúng phát ra bằng kính thiên văn. Chỉ khác nhau do khuẩn hình que là sinh vật sống (không phải là tinh thể chết), nên có thể bị giết chết trong quá trình nghiên cứu”.

Rife bỏ ra hàng năm trời để quan sát sự phát triển và biến dạng của các loại virus, vi khuẩn, nấm… trong khối u ung thư của chuột. Sau đó, ông cấy các loài đó để gây ung thư trên chuột. Ông tập trung sức lực để tìm cách định dạng và tiêu diệt các vi sinh vật (micro–organism) gây nên bệnh ung thư. Ông bắt đầu nghiên cứu về ung thư từ năm 1922. Ông mất 10 năm để phân lập loại vi sinh vật gây ra ung thư, và đặt tên chúng một cách đơn giản là “BX virus”.

Từ năm 1931, ông được Giáo sư Arthur I. Kendall, Giám đốc Viện nghiên cứu y học của trường Đại học Y Northweston ở Illinois và Giáo sư Milbank Johnson, thành viên ban quản trị Bệnh viện Pasadena ở Califonia hết lòng ủng hộ và giúp đỡ. Vào ngày 20/11/1931, Giáo sư Johnson tổ chức bữa ăn tối (có khoảng 30 giáo sư và bác sĩ hàng đầu về y học Mỹ tham dự) để ông Rife công bố kết quả nghiên cứu: lần đầu tiên trong lịch sử, loại vi sinh vật gây bệnh ung thư giết người có kích thước bằng virus được quan sát ở dạng sống (các kính hiển vi điện tử sau này đều giết chết virus trong quá trình quan sát). Ngày 22/11/1931, báo Los Angeles Times đăng tin về phát minh quan trọng này: Sử dụng kính hiển vi siêu mạnh của Rife (phóng đại 17.000 lần), có thể quan sát được khuẩn thương hàn hình cây ở dạng virus. Trong bữa ăn tối, tất cả khách dự đều thể hiện sự kính trọng và thống nhất là ông Rife xứng đáng được lọt vào danh sách những nhà khoa học hàng đầu trên thế giới. Năm ngày sau, Los Angeles Times đăng ảnh của Rife và Kendall cùng kính hiển vi với tiêu đề “Kính hiển vi mạnh nhất thế giới”. Ngày 27/12/1931, Los Angeles Times đưa tiếp tin về việc ông Rife chứng minh trước 250 nhà khoa học về khả năng quan sát virus của kính hiển vi siêu mạnh: “Dụng cụ mà Rife phát minh đã cách mạng hóa phương pháp nghiên cứu vi khuẩn và virus trong phòng thí nghiệm”. Ngày 03 và 04 tháng 5 năm 1932 đã được chọn để Kendall và Rife trình bày trước “Hiệp hội các bác sĩ của Mỹ” tại trường Đại học Johns Hopkins ở Baltimore. Tuy nhiên, có hai giáo sư là Thomas Rivers và Hans Zinsser đã dùng ảnh hưởng cá nhân để ngừng hội nghị này. Thomas Rivers và Hans Zinssers là hai giáo sư có thế lực và rất có ảnh hưởng trong việc vận động hành lang. Các giáo sư vi khuẩn học hầu hết đều e ngại họ. Và vì vậy, phát minh của Rife và Kendall, đáng ra đã mở màn một cuộc cách mạng mới trong nền y học thế giới của thế kỷ 20, đã bị chặn đứng. Nhưng cũng có một số người không sợ thế lực đe doạ từ Rivers và Zinssers, trong số họ có hai giáo sư là William H. Welch và Edward C. Rosenow. Chỉ 2 tháng sau sự kiện đáng xấu hổ của Rivers và Zinssers, tháng 7/1932, Giáo sư Edward của Bệnh viện Mayo đã gặp Rife và Kendall tại phòng thí nghiệm trong 3 ngày để trực tiếp quan sát các virus biến thể trên kính hiển vi do Rife chế tạo. Ông cũng khuyên Rife nên dành thời gian để viết lại cụ thể những gì đã đạt được.

Ngày 20/11/1932 lần đầu tiên đặc điểm của virus ung thư được viết và mô tả lại rõ ràng. Theo cách mô tả đặc biệt của Rife: khi sử dụng kính hiển vi của ông để quan sát: khúc xạ góc: 12-3/10 degrees, màu theo khúc xạ hóa chất: tía đỏ. Kích thước của virus ung thư rất nhỏ: dài 1/15 micron, rộng 1/20 micron. Rife và trợ lý đã thực hiện thí nghiệm này 104 lần và chuẩn bị đầy đủ cơ sở để công bố phát minh này. Ông cũng đã chứng minh được virus ung thư có 4 dạng :

1) BX (ung thư biểu mô)

2) BY (bướu thịt, u – lớn hơn BX)

3) Monococcoid (dạng lá mầm), có trong máu của hơn 90% bệnh nhân ung thư

4) Crytomyces pleomorphia fungi (nấm nhiều hình) có hình dạng tương tự như hoa phong lan hoặc nấm. Rife đã viết trong sách vào năm 1953: “Cả ba dạng sau đều có thể biến đổi trở lại dạng BX trong vòng 36 tiếng”. Quá trình biến đổi này đã được thực hiện hoàn thiện trong phòng thí nghiệm 300 lần với kết quả tốt. Ông cũng đã chứng minh được là virus biến thể khi thay đổi môi trường, và chứng minh các lý thuyết của Becchamp, Kendall, Rosenow và Welch, những người ủng hộ Rife và đã cùng ông tranh luận với trường phái chính thống của Rivers để tìm ra lẽ phải. Ông cũng viết: “Trong thực tế, không phải virus hoặc vi khuẩn gây nên ung thư hoặc bệnh mãn tính, mà là phần tử hóa học (độc tố) do các vi sinh vật tiết ra, tác động lên tế bào đang bị mất cân bằng về chuyển hóa chất (metabolise) , sinh ra bệnh tật. Chúng tôi cũng tin chắc chắn rằng: nếu sự chuyển hóa chất của cơ thể con người cân bằng thì sẽ không có bệnh mãn tính.” Rife đã không có thời gian để tranh luận tiếp, ông bắt tay ngay vào việc chế tạo một chiếc máy sử dụng sóng tần số để diệt các vi sinh vật gây ung thư. Năm 1933, ông viết: “Thí nghiệm này đã thành công 400 lần khi diệt virus ung thư thử nghiệm với động vật, trước khi thử nghiệm trên người bị ung thư biểu bì và khối u.” Vào hè năm 1934, 16 bệnh nhân ung thư giai đoạn nguy cấp, một số người đã mê man bất tỉnh, được đưa tới một nông trại ở Ellen Scripps. Tại đó, Rife và các bác sĩ lần đầu tiên sử dụng phương pháp máy tạo tần số (frequency generator) để chữa cho người. Mỗi bệnh nhân được chữa bằng máy với tần số phù hợp, 3 phút một lần, với khoảng cách 3 ngày/lần. Sau 3 tháng, 14 trường hợp đã được 5 bác sĩ ký giấy xác nhận khỏi bệnh. Vào năm 1936, bác sĩ James Couch đã tuyên bố: “Tôi rất vui sướng thông báo sự kiện kỳ diệu của khoa học về chiếc máy tần số của ông Rife”.

Tôi xin không đi sâu thêm vào chi tiết là tại sao sau đó những phát minh của ông Rife không được chấp nhận, và toàn bộ kính hiển vi cũng như máy tạo sóng (Frequency Generator) bị tịch thu và phá hủy. Chỉ tóm lại là: lịch sử của sự việc này kéo dài và đau thương, cũng chứng minh cho một điều: sự thật, dù đã được chứng minh, không phải bao giờ cũng được công nhận. Thật đáng tiếc, chữa ung thư bằng máy tạo sóng Rife có thể đã trở thành phương pháp đơn giản, hiệu quả và rẻ tiền nhất, nhưng các máy móc do ông chế tạo ra bị hủy diệt hoàn toàn, phòng thí nghiệm bị đốt. Hiện nay, không ai dám chắc chắn là những máy tạo sóng được rao bán qua mạng, được quảng cáo là theo phương pháp của Rife, có thực sự hiệu quả không. Vì vậy, thường hiện nay, nó được sử dụng để hỗ trợ cho các phương pháp khác. Sẽ rất rủi ro nếu bạn chỉ dùng phương pháp này.

6. Quan điểm chung của các giáo sư và bác sĩ đang thực hiện việc chữa trị ung thư bằng các phương pháp thay thế Tây y không độc hại (alternative cancer treatments)

Trong những năm gần đây, rất nhiều nhà khoa học và bác sĩ đã và đang tiến hành đánh giá lại bản chất cũng như nguyên nhân gây ung thư.

Quan điểm cũ coi ung thư là căn bệnh riêng biệt của một bộ phận, mà đặc điểm là khối u ác tính xuất hiện tại cơ quan nào đó trong cơ thể. Với quan điểm này, khối u xuất hiện có thể do các nguyên nhân: di truyền, sự tấn công của virus từ bên ngoài, các chất sinh ung thư, hoặc các chấn thương nặng.

Ngày nay, các nhà nghiên cứu và bác sĩ ngày càng khẳng định rằng: ung thư là kết quả cuối cùng của sự hỗn loạn về chuyển hóa chất (metabolise of body chemistry) trong cơ thể. Nó diễn ra âm thầm trong toàn bộ cơ thể, với sự rối loạn từ từ của tất cả các bộ phận: thần kinh, tiêu hóa, tụy, phổi, bài tiết, nội tiết, và hệ thống phòng thủ (miễn dịch) của cơ thể. Sự xuất hiện trở lại nhanh chóng của các khối u di căn, sau khi mổ, hóa trị hoặc xạ trị, là do nguyên nhân chính gây ung thư (rối loạn chuyển hóa), không được tính đến và không được chữa, trong khi bộ phận phòng thủ của cơ thể là hệ thống miễn dịch thì bị suy yếu trầm trọng do tác dụng phụ của hóa/xạ trị, và ít khi được hỗ trợ để vực dậy.

Tổng hợp lại, các nguyên nhân chính gây ung thư có thể được liệt kê như sau:

Nguyên nhân 1: hệ thống miễn dịch yếu. Hệ thống miễn dịch (immune system) thường bị suy yếu do các cú sốc lớn về tâm lý như: người thân chết, ly dị, các vấn đề trong gia đình (tài chính, con cái, mâu thuẫn…), làm việc quá tải trong thời gian kéo dài, cách nghĩ bi quan triền miên, thiếu sự nghỉ ngơi cần thiết hoặc chế độ dinh dưỡng không đúng. Ed Sopcak, nhà nghiên cứu về ung thư, đã tư vấn cho hơn 30.000 bệnh nhân ung thư tại Mỹ cho biết là hầu hết các bệnh nhân của ông có các khủng hoảng lớn trước khi bị phát hiện ung thư trong khoảng từ ba tháng đến ba năm.

Nguyên nhân 2: độc tố. Hóa chất độc hại (trong đồ ăn, thức uống, đồ dùng gia đình, tại nơi làm việc, thức ăn gia súc công nghiệp và phân bón, thuốc trừ sâu) , virus, vi khuẩn, giun sán và nấm mốc… được gộp vào trong yếu tố này.

Nguyên nhân 3: chế độ dinh dưỡng không đúng. Các đồ ăn uống nhanh, chế độ ăn quá nhiều chất đạm động vật và các loại mỡ có hại như chất béo chưa bão hòa bị biến đổi sinh ra do dầu có nguồn gốc thực vật bị xử lý ở nhiệt độ cao sinh ra transfats – là chất gây ung thư, nhưng lại thiếu trầm trọng rau củ và hoa quả tươi sống (rau bị nấu chín kỹ hoặc xào làm mất đi hầu hết dinh dưỡng tốt), cũng như thiếu các chất béo tốt chất béo bão hòa tốt như dầu dừa, dầu cọ, chất béo chưa bão hòa (unsaturated fats), chất béo đơn tính (monosaturated fats) đều là những nguyên nhân lớn gây nên căn bệnh ung thư.

Nguyên nhân 4: sự thiếu oxy ở mức tế bào. Chất béo bị biến đổi (transfats), có nhiều trong các thức ăn nhanh (rán, chiên kỹ) và các đồ ăn làm sẵn (processed foods), làm cho mức hấp thụ oxy của tế bào giảm sút nghiêm trọng.

Trên thực tế, ung thư có thể do tổng hợp của toàn bộ các nguyên nhân trên, hoặc một nguyên nhân chính mà bệnh nhân có thể tự nhận biết, sau khi đã tìm hiểu về quan điểm mới này. Chế độ dinh dưỡng (ăn uống), lối sống và trạng thái tâm lý – tinh thần đóng vai trò tối quan trọng trong việc phòng ngừa và quá trình chữa trị ung thư. Tất nhiên, mỗi bệnh nhân phải xác định là muốn khỏi bệnh, phải loại bỏ được càng nhiều càng tốt cả bốn nguyên nhân trên. Nhấn mạnh về chế độ ăn uống: lối sống hiện đại làm chúng ta coi chuyện ăn uống không còn là quan trọng. Những bữa ăn thiếu hầu hết các dinh dưỡng cơ bản như: vitamin và khoáng chất cần thiết, các loại chất béo tốt…, ngày càng phổ biến. Do vậy, bổ sung dinh dưỡng bằng vitamin, khoáng chất (supplements) và thực phẩm chức năng ngày càng đa dạng (functional foods) đang là xu hướng hiện nay tại các nước tiên tiến, đặc biệt là Mỹ.

III. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ UNG THƯ

Trước khi đi sâu vào từng phương pháp chữa ung thư thay thế Tây y, không độc hại, tôi xin giới thiệu về chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân ung thư. Nói về ăn uống với bệnh nhân ung thư, tồn tại nhiều quan điểm. Tuy vậy, điểm chung giữa các quan điểm là: hạn chế hoặc ngừng hẳn ăn thịt đỏ (bò, lợn, cừu…).

Thay đổi chế độ ăn là yếu tố quan trọng nhất trong việc áp dụng các phương pháp thay thế không độc hại để chữa bệnh ung thư. Nhiều bệnh nhân khỏi bệnh chỉ đơn giản bằng cách thay đổi chế độ ăn uống. Do vậy chế độ ăn để chữa bệnh quan trọng ngang với chính việc chữa. Trong quá trình này, nếu không thay đổi chế độ ăn, thì thuốc sẽ hầu như không có tác dụng, hoặc tác dụng bị giảm đi rất nhiều. Thậm chí khi bệnh đã khỏi, nếu chúng ta trở lại chế độ ăn như cũ (tức là lại tạo ra môi trường cho tế bào ung thư phát triển), bệnh có thể trở lại bất cứ lúc nào.

Chế độ ăn uống là nguyên nhân chủ yếu gây nên căn bệnh ung thư (và hầu hết các bệnh mãn tính khác). Do vậy, để chữa nó, chế độ ăn là điều kiện tiên quyết giúp người bệnh có thể chiến thắng bệnh ung thư một cách lâu dài.

Trong việc chữa bệnh bằng các phương pháp này, ngoài nguyên tắc chung sẽ được nêu trong phần này, mỗi cách chữa có thể yêu cầu một chế độ ăn khác nhau, tùy thuộc vào mục đích mà các phương pháp đó muốn nhằm tới. Ví dụ theo phương pháp của Giáo sư O. Young (phương pháp InnerLight – “Áng sáng nội tạng”) không cho phép người bệnh ăn bất cứ loại trái cây nào. Sở dĩ như vậy là vì phương pháp này nhằm vào việc nâng cao độ pH của cơ thể, làm cho các vi sinh vật chuyển sang trạng thái ngủ đông và tế bào ung thư chuyển thành tế bào thường. Nhưng trong các phương pháp khác, như phương pháp nhằm vào việc diệt tế bào ung thư thì khuyến khích bệnh nhân ăn trái cây. Trong nhiều loại trái cây có chứa một số lượng lớn các chất diệt tế bào ung thư (như các loại dâu).

Ngoài ra còn có các chế độ ăn khác như Gerson, Kelly Metabolic, Moerman… Tuy nhiên, theo tôi, chế độ ăn của Gerson và Moerman tương đối khó thực hiện và không còn thật phù hợp với hiện tại. Điều quan trọng là mỗi bệnh nhân phải xác định, mình phù hợp và chịu đựng được chế độ ăn thế nào, trước khi bắt tay vào thực hiện việc chữa bệnh.

1. Thế nào là chế độ ăn chống ung thư?

Theo quan điểm về chữa ung thư bằng các phương pháp không độc hại, đồ ăn uống được phân thành các loại sau:

Các loại đồ ăn có hại (không được ăn)

·         Các loại đồ ăn nuôi dưỡng và làm cho các tế bào ung thư phát triển hoặc tạo môi trường cho nó phát triển. Ví dụ đường và bột tinh chế, nước soda… Vì vậy, tuyệt đối không ăn đường và các sản phẩm chứa đường. Không ăn các loại mật, kể cả mật ong.

·         Các loại đồ ăn là nguyên nhân gây nên ung thư như bơ thực vật độc hại, khoai tây chiên, các thực phẩm và đồ uống chế biến sẵn. Không ăn các loại dầu thực vật đã được xử lý bằng nhiệt độ cao.

·         Các loại đồ ăn cản trở các phương pháp chữa bệnh (chlorine, fluoride, các hóa chất độc hại, các chất có cồn, café…): kiểm tra kỹ để không ăn phải những thức ăn có chứa các hóa chất trên. Không nên sử dụng nước máy, mà dùng nước suối hoặc nước tinh khiết. Nếu buộc phải sử dụng nước máy thì nên đun sôi trong 10 phút cho chlorine bay bớt, đồng thời nên dùng đầu lọc tại vòi để lọc bớt fluoride.

·         Các loại đồ ăn làm cản trở hoạt động của hệ thống miễn dịch, làm nó không tập trung vào diệt tế bào ung thư (thịt đỏ, thịt gà tây…)

·         Tuyệt đối không ăn lạc và hạt điều (vì chứa nhiều nấm).

·         Không ăn ngũ cốc đã xát hết cám (gạo trắng, bột mì tinh chế…). Tuyệt đối không ăn khoai tây chiên. Không ăn bánh mì trắng hoặc bất cứ loại bánh nào làm từ bột tinh chế.

·         Hạn chế hoặc tốt nhất là không ăn các loại muối tinh chế. Chỉ ăn muối biển tự nhiên, chưa tinh chế (unrefined sea salt).

Các loại đồ ăn tốt cho việc phòng và chữa ung thư

·         Các loại rau xanh (bao gồm lá lúa mì non, lá lúa mạch non), các loại rau củ tươi, nhất là rau mầm nên là loại thức ăn cơ bản quan trọng nhất cho bệnh nhân ung thư. Nước ép rau và củ giúp cho cơ thể hấp thụ nhiều dinh dưỡng hơn. Nước rau củ ép phải được uống ngay khi vừa ép xong. Ăn rau cũng quan trọng không kém, vì nó cung cấp chất xơ cho bệnh nhân. Phải ăn và uống nước rau xanh (ép sống) 30 phút trước cả 3 bữa ăn trong ngày. Danh sách các loại rau bệnh nhân ung thư cần ăn như sau: súp lơ (xanh và trắng), măng tây, bắp cải, cà rốt, cần tây, dưa chuột, cà tím (không ăn cà muối), bí (rau và quả), các loại đậu (rau), ớt (xanh, đỏ, vàng), cải xoăn, rau diếp, mướp tây, mùi tây, hành, củ cải, cải xoong, các loại rong và tảo biển, cây lúa mì và cây lúa mạch non, mầm đậu và ngũ cốc. Ăn nhiều hành, tỏi, gừng, sả và các loại gia vị (sống).

·         Hạt: ăn nguyên hạt (sống) hạnh nhân, hạt bí, hạt dưa, hạt lanh (flaxseed).

·         Ăn dầu dừa ép lạnh và dầu olive extra virgin để cung cấp đủ chất béo tốt cho cơ thể.

·         Các loại bột chế từ cây lúa mì, lúa mạch non hoặc từ mầm hạt là thức ăn rất quan trọng với bệnh nhân ung thư.

·         Ăn các loại đậu để cung cấp đạm và chống giảm cân, nhưng không nên ăn nhiều quá.

·         Tảo Chlorella và Spirulina chứa nhiều chất tăng cường hệ thống miễn dịch và thúc đẩy tác dụng của các chất chống ung thư.

·         Dược thảo: nên sử dụng các loại trà hoặc lá dược thảo (gừng tươi, bạc hà, sả, lá chanh…).

2. Cách chế biến đồ ăn cho bệnh nhân ung thư

Đối với người còn có thể ăn uống bình thường: với rau củ tốt nhất là rửa thật sạch và ăn sống. Nếu không thể ăn sống thì chỉ nên hấp sơ. Nấu chín sẽ làm mất toàn bộ các enzyme, nhiều vitamin và muối khoáng. Với điều kiện Việt Nam, vì sợ giun sán, nếu bạn không thể tìm được nguồn rau sạch, thì chỉ nên ăn sống các loại củ sau khi gọt vỏ. Su hào, cà rốt, dưa chuột, củ cải đỏ, củ cải thường, ớt Đà lạt, rau mầm… đều nên ăn sống. Nếu ai may mắn có vườn, nên tự trồng các loại rau xanh để ăn sống cho đảm bảo. Có thể ăn hầu hết các loại trái cây, rau, củ, uống các loại nước củ, rau ép (tuyệt đối không cho đường). Không uống nước trái cây ép, mà chỉ ăn nguyên quả.

Hầu hết các chế độ ăn chữa ung thư đều khuyên không nên ăn thịt, cá, trứng (toàn bộ các loại thịt đỏ). Vì vậy ngoài các thực phẩm chữa bệnh, người bệnh có thể ăn cháo hoặc cơm (luôn sử dụng các loại gạo lứt hoặc gạo còn nguyên cám) với các loại rau (tốt nhất là ăn sống hoặc hấp).

Với những người đã quá yếu: có thể xay cháo gạo lứt hoặc rau hấp sơ, và các loại trái cây để ăn, đồng thời uống các loại nước củ ép (xin nhắc lại – tuyệt đối không cho đường).

Không sử dụng nước máy để làm đồ ăn (vì nước máy có chlorine và fluoride). Có thể sử dụng nước tinh khiết, nước suối (không có gas). Nếu buộc phải sử dụng nước máy thì phải đun sôi trong 10 phút để chlorine bay hết, đồng thời nên dùng đầu lọc tại vòi để lọc bớt fluoride.

Các quan điểm khác nhau về chế độ ăn cho người bệnh ung thư

Vì thời gian chữa bệnh có thể kéo dài hàng năm, thậm chí kể cả khi đã khỏi bệnh vẫn nên áp dụng chế độ đó, nên việc quyết định chế độ ăn uống quan trọng không kém việc chọn phương pháp chữa bệnh. Tất cả các chế độ ăn đều bao gồm rau, củ, hoa quả, hạt và ngũ cốc nguyên cám. Khuyến khích uống sữa ngũ cốc (rice, oat, quinoa, almond milks) hoặc sữa dê thay cho sữa bò. Ở đây, tồn tại ba quan điểm chính về chế độ ăn: lưu ý với cả 3 chế độ ăn dưới đây, người bệnh cần ăn nhiều chất béo để cung cấp đủ năng lượng và giúp cơ thể chuyển hóa và hấp thụ các chất trong cơ thể. Chỉ nên ăn chất béo bão hòa từ dầu dừa hoặc dầu cọ, và chất béo chưa bão hòa (dầu olive extra virgin), để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Nếu dùng dầu hạt lanh (flaxseed oil), phải kết hợp với pho mai (cottage chesse hoặc yogurt), thì cơ thể mới hấp thụ được.

– Chế độ ăn hoàn toàn không có sản phẩm động vật: đây là chế độ ăn tốt nhất, nếu bệnh nhân có thể thực hiện được: chỉ ăn rau củ, hạt, hoa quả và ngũ cốc còn nguyên cám. Chế độ ăn này rất khắc nghiệt, khó thực hiện lâu dài. Cách ăn chay này hoàn toàn không giống với cách ăn chay của người Việt Nam, vì không cho phép chiên hoặc xào, mà hầu hết chỉ toàn ăn sống và hấp. Nếu ai quyết định chọn chế độ ăn này, nên biết trước là sẽ khó thực hiện, nhất là với những người đã quen ăn nhiều đạm động vật.

– Chế độ ăn theo kiểu Nam Âu: không ăn thịt đỏ. Ngoài ăn rau củ, hoa quả, ngũ cốc nguyên cám, có thể ăn thêm một ít cá và thịt gà (không chiên, rán mà chỉ nên hấp hoặc luộc).

– Chế độ ăn theo quan điểm các bệnh viện tại Đức: một tuần có thể ăn thịt hoặc cá một lần, thời gian còn lại: ngoài rau, củ, quả, ngũ cốc…, có thể ăn các sản phẩm sữa như: sữa tươi, yogurt, phomai (tỉ lệ chất béo từ nguồn gốc động vật càng ít càng tốt).