Soán Đường

Quyển 9 - Chương 76: Nhường binh quyền

Nhưng Lý Đạo Huyền sớm đã không còn là một thiếu niên mới ra

đời. sau bốn năm tôi luyện ở Củng huyện, đã học được cách kiềm chế cảm

xúc. Hắn trầm giọng nói:

- Đại tướng quân nói rất phải….

Mạt tướng và Phòng Huyền Linh giao chiến mấy lần, binh mã dưới trướng hắn,

chính xác vô cùng dũng mãnh. Mọi người thường nói Đan Dương xuất hùng

binh, quả nhiên danh bất hư truyền. Phòng Huyền Linh đóng sáu vạn quân

Đan Dương ở Kinh Sơn, trước đó Đỗ Phục Uy bại trận, lại đã mang đến hai

vạn đội ngũ.

Trong tay Phòng Huyền Linh hiện tại đang sở hữu

tám vạn quân hung hãn, muốn một hơi tiêu diệt hết tám vạn quân tinh nhuệ này, chỉ sợ không hề dễ dàng.

- Cho nên, ta cần Thập cửu đệ phối hợp.

Ý tứ của Lý Thế Dân lúc này đã rất rõ ràng.

Lý Thế Dân chỉ thiếu chút nữa nói trắng ra với Lý Đạo Huyền:

- Giao binh mã trong tay ngươi cho ta, ngươi thích làm gì thì làm.

Lý Đạo Huyền cau mày, trầm ngâm không nói

Một lát sau, hắn ngẩng đầu lên trong ánh mắt hi vọng của Lý Thế Dân.

- Đại tướng quân, hy vọng mạt tướng phối hợp như thế nào ?

Lý Thế Dân nhìn Lý Đạo Huyền, trong nội tâm cực kỳ đắng chát. Hắn biết

rõ, nếu nói thẳng ra, như vậy tình huynh đệ nhà mình cũng sẽ phai nhạt.

Thế nhưng trong cuốn mười Bình Nam của Lý Tịnh từng có nói: Lý Thế Dân định tranh chấp với Lý Kiến Thành, như vậy trong tay tất muốn nắm giữ binh

quyền.

Thái độ mập mờ của Lý Đạo Huyền, cuối cùng vẫn chưa biểu hiện ý muốn dựa vào.

Lần này Lý Thế Dân chủ trì cuộc chiến Bình Nam, nói trắng ra là muốn giành

chiến công, đạt được đại danh vọng, đồng thời khống chế binh mã Giang

Tả. Từ Thế Tích và Tô Định Phương tiến độ quá nhanh, khiến Lý Thế Dân

cảm nhận được áp lực khó hiểu.

Nếu như hai người vượt sông thành

công, như vậy cuộc chiến Bình Nam lần này, ánh sáng vinh quang của Lý

Thế Dân ít nhất sẽ giảm bớt năm thành. Hoặc là Từ, Tô quy thuận Thiên

Sách phủ, hoặc là Lý Thế Dân kềm chế binh mã Từ, Tô, khiến cho công đầu

Bình Giang không rơi vào nhà khác? Quy thuận? Lý Thế Dân nhất định giơ

hai tay hai chân tán thành, nếu Từ Thế Tích và Tô Định Phương nguyện ý

gia nhập vào Thiên Sách phủ … thế của hắn nhất định sẽ như hổ thêm cánh.

Thái Quỳnh cũng thế, Trình Giảo Kim cũng thế, là chiến tướng, chứ không phải soái tài. Từ điểm này mà nói, trong lòng Lý Thế Dân biết rất rõ. Lý

Tịnh hiện tại không ở bên cạnh, mà Vương Thông lại khéo mưu lược, không

giỏi binh sự. Hắn làm sao lại không hy vọng, Từ Thế Tích và Tô Định

Phương tìm nơi nương tựa vào mình?

Trước khi đến Kinh Môn, Lý Thế Dân không phải không phái người thám thính ý tứ của hai người Từ, Tô

nhưng không có kết quả, làm cho Lý Thế Dân rất thất vọng. Từ Thế Tích

cũng vậy, Tô Định Phương cũng vậy, thái độ đều rất mập mờ. Mặc dù không

cự tuyệt, nhưng cũng không đáp ứng. Trên thực tế, không đáp ứng nghĩa là cự tuyệt. Lòng trung thành của Từ, Tô đối với Lý Ngôn Khánh có phần

khiến Lý Thế Dân cảm thấy ghen ghét. Kỳ thật, đối với đám người dưới

trướng Lý Ngôn Khánh, Lý Thế Dân có thể nói là ghen tị vô cùng.

Đỗ Như Hối cương trực thiện đoạn; La Sĩ Tín dũng mãnh vô địch; Lưu Hắc

Thát giảo quyệt linh hoạt, Tân Văn Lễ trầm ổn cay độc… Nhưng quan trọng

nhất là những người này vô cùng trung thành và tận tâm với Lý Ngôn

Khánh. Trước đó Lý Thế Dân phái người đi dò xét bọn người Đỗ Như Hối,

kết quả cũng không hài lòng lắm. Về phần Từ Thế Tích, đó là phát tiểu

của Lý Ngôn Khánh, còn Tô Định Phương, thậm chí hai đời xuất lực cho Lý

Ngôn Khánh. Ngoài ra, còn có Bùi Hành Nghiễm và Tiết Vạn Triệt đều có

qua lại vô cùng thân thiết với Lý Ngôn Khánh. Tiết Thu tài hoa xuất

chúng, thanh danh hiển hách, làm người thanh cao, nhưng lại không ngớt

khen ngợi Lý Ngôn Khánh. Lý Ngôn Khánh, Lý Ngôn Khánh, Lý Ngôn Khánh….

Bất kể đi đến đâu cũng nghe thấy cái tên Lý Ngôn Khánh, cho dù là đóng

quân ở Man châu, Lý Thế Dân cũng thường xuyên nghe thấy cái tên Lý Ngôn

Khánh.

Quỳ Châu thuộc về Ba Thục, người miền núi Lý Liêu chiếm đa số. Lý Ngôn Khánh còn là phò mã Lý Liêu, ngay cả Liêu nhân cũng nguyện

thần phục hắn. Ba chữ Lý Ngôn Khánh kia quả thực đã mang đến cho Lý Thế

Dân áp lực quá lớn.

Nếu không có Lý Ngôn Khánh …cho dù Từ Thế

Tích và Tô Định Phương không chịu quy thuận, Lý Thế Dân sẽ không để ý

đến vấn đề hai người có thể cướp lấy công huân. Vấn đề là nếu hai

người này chiếm công, nhất định sẽ ghi tạc danh nghĩa của Lý Ngôn Khánh. Cho dù hiện tại Lý Ngôn Khánh bị ném ở nơi hoang vu Lĩnh Nam, vẫn có

thể mang đến hoang mang vô tận cho Lý Thế Dân. Bây giờ nhìn tình huống

của Lý Đạo Huyền... Lý Thế Dân do dự một lát, trầm giọng nói:

- Phòng Huyền Linh giảo quyết cay độc, quỷ kế đa đoan.

Đạo lý “môi hở răng lạnh” hắn biết rất rõ, chỉ là nếu bên phía đệ không để

lộ sơ hở, hắn quả quyết sẽ không mắc lừa….Cái chết của Phòng Ngạn Khiêm

làm cho Tiêu Tùy đang rơi vào rung chuyển. Nếu Trương Trọng Kiên nuốt

được cơn tức này, nhất định sẽ điều động tám vạn quân hung hãn của Phòng Huyền Linh quay về Giang Tả. Như vậy, cho dù bình định Hậu Lương, bước

tiếp theo sẽ đánh chiếm Giang Tả, thế tất sẽ thu được ảnh hưởng cực lớn. Thập cửu đệ, ta thực không muốn các tướng sĩ phải chết vô ích, cho nên

quyết ý tiêu diệt Phòng Huyền Linh ở bờ Giang Tả. Ta cần ngươi nhượng

xuất binh quyền, đồng thời lệnh cho nhị tướng Từ, Tô tập trung hoả lực ở Lịch Dương và Giang Dương, tạm thời không xuất kích, Tiêu Tùy tất nhiên sẽ buông lỏng, cũng sẽ không nóng lòng điều binh mã Kinh Sơn.

Như vậy, ta có thể tranh thủ đầy đủ thời gian, đến tiêu diệt quân sở thuộc

của Phòng Huyền Linh và Đỗ Phục Uy…Chỉ là, ngươi cần chịu ít ủy khuất,

đồng thời còn phải đến Lư Châu, giúp ta khuyên bảo hai người Từ, Tô, tận lực kéo dài thời gian, để đổi lấy chiến cơ.

Lý Đạo Huyền bất

động thanh sắc, thế nhưng trong lòng, vẫn không khỏi thở dài một tiếng.

Một loại cảm giác mất mác, tự nhiên sinh ra, hắn không nói rõ được vì

duyên cớ gì, chỉ là cảm thấy rất thất vọng.

Tranh đấu trên triều

đình hiện giờ đã lan đến gần trong quân…Không trách được Dưỡng Chân ca

ca có nói, muốn làm quân nhân thuần túy, cũng không phải chuyện dễ dàng.

- Đại tướng quân đốc chiến Giang Nam, mạt tướng cũng là tôi tớ dưới trướng Đại tướng quân.

Nếu Đại tướng quân có lệnh, mạt tướng đương nhiên phải tuân theo…Chỉ là

việc này ta phải báo với triều đình, kính xin Đại tướng quân thứ lỗi.

Ngữ khí đầy lạnh lùng, làm cho trong lòng Lý Thế Dân cảm giác đắng chát.

Thập cửu đệ đã không còn là đứa trẻ ta nói cái gì cũng nghe theo năm

nào….