hững cá tính nổi cộm mà chúng ta thấy không thiếu nơi các nam giáo thọ cũng như nơi các nữ giáo thọ, và sự yếu đuối, lầm lỗi của con người khiến họ đi lệch khỏi con đường đạo. Yếu điểm của con người trở thành một phần của những bài học mà các nữ tu sĩ phải học khi họ bước vào con đường tu, và hình như sự giáo dục dành cho các nữ tu sĩ là kết hợp của việc học thuộc lòng, đi xa để cầu đạo, và phục vụ các vị thầy ở trú xứ của họ. Việc thuộc lòng kinh điển và việc truyền miệng kinh điển có vẻ là trọng tâm giáo dục của chư ni, nghiêng về phần giới luật hơn là học thuyết. Dầu đúng là cả hai Paæcr và Jinadatt là những người am hiểu giới luật, có nhiều chứng cứ rằng người nữ sau khi nghe Pháp, họ cải đạo vì Pháp, và thúc đẩy người khác đến với đạo.
Nữ giới thời đó chứng tỏ là những thính giả nghe Pháp cừ khôi. Vị đại thí chủ Viskh thường nghe các giáo lý dài và phức tạp. Cả hai công chúa, Suman và Cund, thỉnh cầu đức Phật giảng về người đặt bát và công đức theo Phật giáo. Trong một lần đức Phật đến nhà nữ cư sĩ K¯igodh để giảng Pháp, sau khi nghe xong, bà này đã chứng được quả Dự Lưu (sotpattiphala). Còn ngài Ìnanda khi viếng thăm chư ni tại trú xứ của họ thì ngài giảng cho họ về chánh niệm. Kinh tạng cũng có các câu chuyện về việc giáo huấn những người phụ nữ ‘bất thường’: tăng sĩ Udyin không thuyết giảng cho một phụ nữ Bà-la-môn, cho đến khi bà, cuối cùng, cũng nhận thấy bà phải bỏ giày, tháo khăn che đầu và ngồi ở ghế thấp hơn; và một phụ nữ cố quyến rũ tăng sĩ Anuruddha khi ông đến viếng bà, đã thay đổi sau khi nghe bài Pháp thoại của ông.
Các nữ cư sĩ cũng là một nguồn nhân lực hùng hậu trong việc chuyển hóa người khác theo con đường đạo. Đôi khi có thể là người chồng chuyển hóa trước, rồi quay qua thuyết phục bà vợ cùng theo một truyền thống, nhưng thường là ngược lại, như trường hợp Viskh chuyển hóa được cha chồng của mình là một thí dụ ai cũng biết. Nữ cư sĩ Bà-la-môn Dhnajn, sau khi trở thành đệ tử Phật, là cầu nối để chuyển hóa người Bà-la-môn trẻ Sagrava, cũng như chồng bà theo con đường đạo. Và một người mẹ vô danh đã thành công trong việc khuyến khích con gái bà trở nên nữ tu sĩ, bằng cách dùng gương của bốn vị ni như một chuẩn mực cao tột trong đời sống xuất gia: Khujjuttar, Ve¯ukaÏæakiy, Khem và UppalavaÏÏ.
Cũng như với các nam giáo thọ, không phải tất cả các nữ giáo thọ của nữ cư sĩ và nữ tu sĩ đều xuất chúng. Một ni sinh của nữ tu sĩ UppalavaÏÏ, sau khi học giới luật với bà suốt bảy năm, vẫn còn lẫn lộn, hay quên. Ni sinh này báo lại việc đó với các ni khác, các ni báo lại với chư tăng, chư tăng trình lại với đức Phật, và đức Phật cho phép chư ni được học giới luật với chư tăng. Tuy nhiên, danh tiếng của UppalavaÏÏ không suy giảm nhiều, vì trong truyền thống bà nổi tiếng là vị ni có thần thông bậc nhất. Thullanand, vị ni mà theo Luật tạng có nhiều lầm lỗi, nhưng bà cũng là một nữ giáo thọ được các ni sinh tôn kính, nổi tiếng là người có thể lặp lại (bhÏika) các học giới sâu rộng (bahussut), có trí tuệ (visrad) và thiện xảo khi thuyết Pháp (paææh dhammiò kathaò ktuò). Tuy nhiên, bà thường bị bắt gặp làm nhiều sai phạm như tráo đổi thuốc cúng dường, yêu cầu cư sĩ cúng dường đồ len, và trả giá với người cư sĩ không đúng phép. Nhưng có lẽ lỗi lầm lớn nhất của bà là tỵ hiềm với một nữ giáo thọ khác, ni Bhadd Kpiln, người đã bị bà làm cho khó sống trong chúng, và cuối cùng cũng bị bà đuổi ra khỏi thất nơi họ đang sống chung trong lúc an cư mùa mưa. Sau đó Thullanand đã bị trừng phạt xứng đáng.
Chính Bhadd Kpiln, giống như Thullanand, cũng nổi tiếng là người thông làu kinh điển, có học, trí tuệ và thiện xảo trong lúc giảng Pháp, thêm nữa lại được kính trọng vì sự nổi tiếng của bà. Bà cũng được các đệ tử chăm lo chu đáo, với tất cả lòng tôn kính, và bà nổi tiếng là vị ni có thể nhớ được nhiều kiếp quá khứ của mình. Khem, vị ni trí tuệ nhất, và UppalavaÏÏ, như đã nhắc ở trên, là hai vị ni đáng được so sánh nhất. Là giáo thọ, Khem nổi tiếng là một vị thầy thông minh, kinh nghiệm, trí tuệ, học rộng, một giảng sư lỗi lạc, nhanh trí, và vị học trò nổi tiếng nhất của bà là vua Pasenadi. Bà đã tranh luận với vua Pasenadi về sự hiện hữu (hay không) của đức Phật sau khi nhập diệt. Nhà vua càng hoan hỷ hơn khi biết rằng đức Phật cũng thuyết giống như thế về đề tài này. Nữ tu sĩ Dhammadinn nổi tiếng là một trong những vị Pháp sư (dhammakathik) đầu tiên, và người học trò nổi tiếng nhất của bà là đại thí chủ Viskh, người đã được bà ban cho một bài Pháp dài về giáo lý căn bản của đức Phật - như về tham, bản chất của thân, bát chánh đạo, thiền và tưởng. Khi đức Phật nghe bài pháp thoại của Dhammadinn, ngài bảo với Viskh rằng nếu ngài giảng về các đề tài này, ngài cũng nói giống như thế.
Tuy nhiên, vị nữ giáo thọ lỗi lạc nhất thời đó là Paæcr, nổi tiếng trong truyền thống là người rất thông suốt về Luật tạng, và là vị giáo thọ đệ nhất của nữ giới. Bà là người diễn thuyết đầy thuyết phục giống như đức Phật, lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ các đệ tử, và do những kinh nghiệm khổ đau của bản thân, bà rất quan tâm đến các vấn đề của nữ giới. Trong luận giải của Trưởng Lão Ni kệ có kể về cuộc đời của bà trước khi bà xuất gia, kể về cái chết của chồng, hai con, cha mẹ và anh của bà. Chính sự đối mặt với những mất mát, khổ đau này của bà đã trở nên là khuôn mẫu cho các phụ nữ trẻ, những người cũng đang chống chọi với những khổ đau của bản thân. Họ tìm thấy nơi Paæcr một người hướng dẫn đầy lòng trắc ẩn, và cảm thông. Vì khả năng có thể chia sẻ niềm đau, nỗi khổ với những người phụ nữ khác, Paæcr rất thành công trong việc đem họ đến với Phật giáo, gia nhập hàng ngũ những người xuất gia và hướng dẫn họ đến Giác ngộ…. Vì các bài pháp thoại của Paæcr xuất phát từ chính sự trải nghiệm về những mất mát của bà, nên chủ đề của các bài giảng của bà thường là về vô thường và việc cần phải chấp nhận điều đó một cách trọn vẹn để đạt đến đỉnh cao của trí tuệ. Do hoàn toàn hoà hợp với các nữ thính giả thời đó, Paæcr dễ dàng chia sẻ các trải nghiệm về việc mất bạn bè, người thân trong gia đình, mà theo Trưởng Lão Ni Kệ, thì việc này đã giúp mang nhiều phụ nữ đến với Phật pháp….