Ngay tức khắc, Glenarvanarvan cho hạ thuỷ chiếc xuồng, rồi ngồi vào đó cùng Paganel. Chẳng mấy chốc hai người đã vào đến đập chắn sóng ghép bằng những cây gỗ. Nhà bác học địa lý muốn thực tập ít vốn tiếng Tây Ban Nha mà ông đã miệt mài nghiên cứu trong những ngày đi trên tàu “Duncan”. Nhưng ông vô cùng ngạc nhiên, thổ dân không hiểu ông nói gì cả.
Có lẽ tôi phát âm dỡ quá. – ông nói.
Ta đi đến sở hải quan. – Glenarvanarvan quyết định.
Ở sở hải quan, bằng một vài lời tiếng Anh và điệu bộ ra hiệu, người ta giải thích cho ông hiểu rằng viên lãnh sự Anh đang ở Concepcion, cách đây một giờ đi xe. Glenarvanarvan đã dễ dàng tìm được hai con ngựa cưỡi loại tốt và chẳng mấy chốc họ đã vào đến thành phố lớn ấy…
Nhưng, thành phố tráng lệ ngày xưa bây giờ đã suy sụp quá đổi. Nó đã bị người da đỏ đột nhập, bị cháy năm 1819, còn nguyên những bức tường ám khói, hoang tàn, đổ nát. Cả thành phố ngày nay còn chưa đầy tám ngàn dân, thua cả thành phố Talcahuano bên cạnh. Dân cư của Concepcion lười biếng đến mức để các đường phố cỏ mọc um tùm y như đồng hoang vậy. Trong thành phố không có buôn bán, không có hoạt động gì. Concepcion xưa kia từng là thành phố của đàn ông, bây giờ trở thành một làng của phụ nữ và trẻ con.
Glenarvanarvan tỏ ra không thích đi sâu vào những nguyên nhân của sự suy sụp ấy, mặc dù Paganel cứ cố nói. Ngài huân tước tranh thủ từng phút để đến gặp viên lãnh sự vương quốc Anh D.R. Bentock. Ông ta tiếp huân tước rất trọng thể, và sau khi biết chuyện thuyển trưởng Grant, ông ta đồng ý tiến hành việc thăm dò dấu tích của thuyền trưởng trên toàn bộ vùng duyên hải.
Viên lãnh sự Bentock không biết gì về chiếc tàu ba cột buồm “Britania” bị mất tích ở vĩ tuyến ba mươi bảy, vùng duyên hải Chili hoặc Ararucanie. Không có tin tức gì tương tự vậy được chuyển đến ông ta, cũng như những đồng nghiệp của ông – các lãnh sự nước khác. Tuy nhiên, điều đó không làm Glenarvan thất vọng. Ngài huân tước trở lại Talcahuano. Ông không tiếc sức, tiếc tiền cho người đi thăm dò khắp vùng duyên hải. Thật là uổng công, những cuộc dò hỏi cặn kẻ dân vùng biển đã không đem lại kết quả gì. Điều đó chứng tỏ “Britania” sau khi bị tai nạn đã không để lại dấu tích nào.
Glenarvan thông báo cho mọi người cùng đi biết những cuộc dò hỏi của ông không có kết quả. Mary Grant và em trai cô không giấu được nỗi đau khổ. Đã sáu ngày trôi qua kể từ khi “Duncan” đến Talcahuano. Các hành khách tụ họp đông đủ ở phòng chung. Huân tước phu nhân Helena đã cố gắng an ủi những đứa con của thuyền trưởng Grant, tất nhiên không phải bằng lời nói, mà là bằng sự âu yếm. Jacques Paganel lại bắt tay nghiên cứu bức thư: ông hết sức chú ý xem xét nó, dường như muốn moi ở đó ra một điều gì mới mẻ. Nhà địa lý xem bức thư đã hàng tiếng đồng hồ, bỗng Glenarvan quay sang hỏi ông:
Paganel! Tôi trông cậy vào sự sáng suốt của ngài. Lời giải nghĩa của ngài về bức thư liệu có bị sai không? Những lời ngài bổ sung liệu có hợp lý không?
Paganel không trả lời gì cả. Ông đang suy nghĩ.
Có lẽ chúng ta đã xác định không đúng nơi xảy ra tai nạn chăng? – Glenarvan nói tiếp. – Đến người tối dạ nhất cũng biết xứ “Pagonie” ấy, chẳng lẽ lại sai?
Paganel tiếp tục im lặng.
Cuối cùng, từ “người da đỏ” chẳng đã chứng tỏ chúng ta hiểu đúng sao?
Dĩ nhiên, - Mac Nabbs hưởng ứng.
Mà nếu vậy thì đúng là các nạn nhân đắm tàu đã gặp nguy cơ bị người da đỏ bắt trong giờ phút họ viết những dòng chữ này?
Tôi xin ngắt lời ngài ở đây, thưa ngài Glenarvan thân mến, - cuối cùng, Paganel lên tiếng, - Nếu những kết luận đầu của ngài là đúng, thì kết luận sau dẫu thế nào tôi cũng thấy là không đúng.
Ngài muốn nói sao? – Huân tước phu nhân Helena hỏi.
Mọi con mắt đều đổ dồn về phía nhà địa lý.
Tôi muốn nói rằng thuyền trưởng Grant hiện đã bị người da đỏ bắt giữ, - Paganel nói rành rọt từng tiếng. – Và xin nói thêm là bức thư không để lại sự nghi ngờ nào về điều ấy cả.
Xin ông Paganel hãy giải thích giùm cho ạ, - cô Grant yêu cầu.
Không có gì dễ hiểu hơn, cô Mary thân mến: thay vì đọc là “họ sẽ bị bắt”, cần phải đọc là “họ đã bị bắt” và khi đó mọi điều sẽ rõ ràng cả.
Nhưng không thể thế được! – Glenarvan kêu lên.
Không thể? Nhưng tại sao, ông bạn kính mến của tôi? – Paganel mỉm cười hỏi.
Tại vì cái chai chỉ có thể được bỏ xuống biển khi con tàu bị va phải đá ngầm. Từ đó đi đến kết luận rằng những vĩ độ và kinh độ viết trong thư chỉ nơi bị nạn.
Điều đó chưa được minh chứng! – Paganel bác lại một cách linh hoạt. – Tại sao những người bị nạn lại không thể có ý định dùng cái chai này để báo tin cho mọi người biết rằng họ đã bị những người da đỏ bắt đưa sâu vào trong đất liền và hiện giờ họ đang ở đâu.
Vì một lý do đơn giản thôi, ngài Paganel thân mến. Muốn bỏ chai xuống biển dẫu sao cũng phải ở biển mới bỏ được chứ!
Hoặc nếu không ở biển thì ở sông chảy ra biển cũng được chứ sao?
Mọi người ngạc nhiên im lặng trước câu trả lời bất ngờ, nhưng hoàn toàn có thể chấp nhận được ấy. Qua những cặp mắt sáng ngời của họ, Paganel hiểu rằng trong tim mỗi con người ấy lại ấm lên niềm hy vọng.
Huân tước phu nhân Helena là người đầu tiên lên tiếng phá tan sự im lặng:
Thật là một ý nghĩ hay!
Thật là một ý nghĩ hay biết bao! – Nhà địa lý hồn nhiên nói thêm vào.
Vậy ngài cho rằng… - Glenarvan lên tiếng.
Tôi cho rằng cần phải tìm ra nơi vĩ tuyến 37 cắt ngang qua châu Mỹ, rồi lần tHelenao đó, không được chệch tới nửa độ, đi đến nơi vĩ tuyến ấy băng ra Đại Tây Dương. Đi theo tuyến đường này chúng ta có thể tìm được những người bị nạn của tàu “Britania”.
Hy vọng mỏng manh lắm. – thiếu tá nhận xét.
Dẫu mỏng manh cũng không nên coi thường, - Paganel nhắc lại. – Nếu giả định của tôi đúng và cái chai đã được một dòng sông cuốn trôi từ đất liền ra biển, thì chúng ta nhất định sẽ lần ra dấu tích của những người bị bắt. Các bạn của tôi, hãy nhìn lên bản đồ của nước này, tôi sẽ chứng minh đầy đủ và rõ ràng cho các bạn thấy.
Paganel vừa nói vừa trải lên tấm bản đồ Chili và các tỉnh của nước Argentina.
Các bạn hãy nhìn đây, - ông ta nhắc lại, - và hãy theo tôi đi thăm châu Mỹ. Chúng ta băng qua dải đất hẹp Chili, trèo qua dãy núi Andes, đi xuống các thảo nguyên vùng Nam Mỹ. Ở vùng này đâu có ít sông ngòi? Trái lại, đây là sông Rio Negro, đây là sông Rio Colorado, đây là các chỉ lưu của chúng. Tất cả các sông ấy đều có thể dễ dàng cuốn một cái chai đựng thư trôi ra biển. Có thể là ở đấy, giữa một bộ lạc người da đỏ nào đó định cư trên bờ một trong những con sông ít ai biết đến ấy, trong một khe núi nào đấy, có những người mà tôi có quyền gọi là những người bạn của chúng ta đang mòn mỏi trong cảnh giam cầm và chờ đợi một cuộc giải thoát kỳ lạ. Chúng ta có thể nào phụ lòn gmong ước của họ không? Lẽ nào các bạn lại không đồng ý với tôi rằng chúng ta cần phải thường xuyên bám sát theo tuyến đường mà ngón tay tôi đang chỉ trên bản đồ đây? Nhưng, nếu như, với những giả định của tôi, lần này tôi lại sai lầm nữa, thì lẽ nào bổn phận lại không đòi hỏi chúng ta tiến bước theo vĩ tuyến 37 sao? Và, nếu cần phải như vậy để tìm được những người bị nạn, thì chúng ta cũng đi vòng quanh thế giới theo vĩ tuyến ấy chứ?
Những lời lẽ độ lượng và đầy nhiệt tình của Paganel đã gây ấn tượng sâu sắc đối với người nghe. Tất cả đều đứng dậy bắt tay ông.
Vâng, cha cháu đang ở đó! – Robert kêu lên, mắt hau háu nhìn tấm bản đồ.
Chúng ta sẽ tìm được cha cháu, dù cha cháu ở đâu, cháu trai của tôi ạ, - Glenarvan tuyên bố. – Quả thật, không có lời giải thích nào về nội dung bức thư lạ có lý như lời giải thích của ông bạn Paganel của chúng ta, vì vậy, không do dự gì nữa, cần phải đi theo con đường mà ông đã chỉ dẫn. Thuyền trưởng Grant có thể đã bị sa vào tay người da đỏ ở một bộ lạc lớn hoặc một bộ lạc nhỏ nào đó rồi. Trong trường hợp thứ hai chúng ta sẽ tự giải thoát cho ông. Còn trong trường hợp thứ nhất thì sau khi tìm hiểu tình hình của thuyền trưởng, chúng ta sẽ quay lại vùng bờ biển phía đông, lên tàu “Duncan” và đi đến Buenos-Aires. Tại đây, thiếu tá Mac Nabbs sẽ tổ chức lực lượng đi cứu.
Đúng, đúng, thưa huân tước! John Mangles lên tiếng. – Tôi xin nói thêm rằng chặng đường vượt qua lục địa này an toàn thôi.
An toàn và không vất vả đâu, - Paganel khẳng định. – Biết bao người đã từng vượt qua chặng đường ấy mà không có những điều kiện như chúng ta và không có mục đích vĩ đại như của chúng ta cổ vũ! Chẳng phải là Basilio Villarmo nào đó năm 1782 đã đi từ Antuco, vượt qua dãy núi Andes đó sao? Còn ông chánh án tỉnh Concepcion là Donde Luiz de la Cruz, năm 1806, chẳng đã đi 40 ngày từ Antuco, vượt qua dãy núi Andes đến Buenos-Aires, cũng lần tHelenao vĩ tuyến 37 đó sao? Cuối cùng, ngài đại tá Garcia M Aleide Orbingy và bạn đồng nghiệp đáng kính của tôi là tiến sĩ Martin de Moussy, chẳng phải họ đã đi khắp chốn nơi đây và nhân danh khoa học đã hoàn thành được chính điều mà chúng ta đang hoàn thành nhân danh tình yêu con người đó sao!
Thưa ông Paganel! Thưa ông Paganel! – Mary Grant kêu lên, giọng run run xúc động. – Biết lấy gì để cảm tạ ông về đức hy sinh cao cả khiến ông phải chịu đựng biết bao nỗi gian nguy!
Gian nguy ư? – Paganel ngạc nhiên. – Ai đã nói ở đây hai tiếng “gian nguy” ấy nhỉ?
Không phải cháu, - Robert lên tiếng
Đôi mắt chú bé ngời sáng và tràn đầy lòng quyết tâm.
Thưa ngài Paganel, - huân tước phu nhân Helena nói với ông, - nghĩa là ngài cho rằng nếu những người bị nạn sa vào tay người da đỏ, thì họ được bảo mạng?
Tôi có nói như thế không nhỉ, thưa bà? Nhưng những người da đỏ không phải là những người ăn thịt người đâu, tuyệt nhiên không!...
Vậy là đã quyết định xong! – Glenarvan tuyên bố. – Cần phải lên đường và đi ngay lập tức. Đường ta đi như thế nào nhỉ?
Không vất vả lắm và thoải mái thôi, - Paganel đáp.
Ta hãy nhìn bản đồ xem, - thiếu tá đề nghị.
Đây, Mac Nabbs thân mến! Chúng ta sẽ xuất phát từ điểm này trên bờ biển Chili, giữa mũi Rumena và vịnh Carnero, nơi vĩ tuyến 37 chạy sang châu Mỹ. Bỏ qua Araucania, ta sẽ đi theo đường núi Antuco, vượt qua dãy Cordillere. Sau đó, ta sẽ men các sườn núi thoai thoải đi xuống, băng qua Rio-Colorado và các vùng thảo nguyên, đến hồ Salina, đến sông Guamini, đến vùng Sierra TaPaganellquen. Tại đây có đường biên giới của tỉnh Buenos-Aires chạy qua. Sau đấy, chúng ta sẽ trèo lên dãy Sierra Tandil và tiếp tục những cuộc tìm kiếm cho đến núi Medano trên bờ biển Đại Tây Dương.
Paganel mô tả cuộc hành trình sắp tới thậm chí không cần phải nhìn vào những tấm bản đồ để trước mặt… Trình bày xong, ông nói:
Như vậy là, các bạn của tôi ơi, con đường chúng ta đi khá thẳng. Một tháng sau, chúng ta sẽ đi hết chặng đường ấy và có mặt ở bờ biển phía đông, thậm chí đến sớm hơn cả “Duncan” nếu nó bị vướng gió tây trên đường đi.
Có khi “Duncan” phải chạy giữa các núi Corientes và Xaint Antonie cũng nên? – John Mangles hỏi.
Đúng thế.
Vậy ngài đã dự tính thành phần đoàn thám hiểm của chúng ta như thế nào chưa? – Glenarvan hỏi.
Thật gọn nhẹ. Bởi vì mục đích của chúng ta là tìm hiểu xem tình hình thuyền trưởng Grant ra sao? Chúng ta không có ý định nghênh chiến với những người da đỏ. Tôi nghĩ rằng huân tước Glenarvan sẽ đi. Huân tước đương nhiên là người cầm đầu đoàn của chúng ta, thiếu tá tất nhiên không chịu nhường ai vị trí của mình; người giúp việc trung thành của ngài là Jacques Paganel…
Cả cháu nữa! – Grant con kêu lên.
Robert! Robert! – Cô chị ngăn chú lại.
Tại sao lại không được nhỉ? – Paganel phản đối. – Thanh niên trai trẻ cần tôi luyện trong các cuộc hành trình. Vậy là chúng ta bốn người và ba thuỷ thủ tàu “Duncan” nữa.
Thế nào? – John Mangles hỏi Glenarvan, - huân tước không cho tôi đi ư?
John thân mến, vì trên tàu của chúng ta còn có những hành khách nữ. Đó là của quý nhất trên đời đối với chúng ta. Còn ai có thể chăm sóc họ chu đáo hơn người thuyền trưởng trung thành của tàu “Duncan”?
Vậy nghĩa là chúng tôi không được đi cùng với các ông.. – Huân tước phu nhân Helena nói. Mắt nàng mờ đi vì buồn rầu.
Helena yêu quý, - Glenarvan đáp, chuyến đi này phải hoàn thành trong thời gian ngắn nhất, chúng ta tạm xa nhau, em ạ
Vâng, người bạn đời của em, em hiểu anh, - Helena thốt lên. – Các ông đi nhé, xin nồng nhiệt chúc các ông thành công!
Vả lại, đây không phải là một chuyến du lịch, - Paganel tuyên bố.
Vậy thì là gì? – Helena hỏi.
Chỉ là một chặng đường chuyển tiếp thôi. Chúng ta sẽ vượt qua chặng đường này như tất cả những người lương thiện đi trên trái đất, vừa đi vừa làm điều tốt lành tuỳ theo sức mình. Transire benefaciendo(1) – đấy là phương châm của chúng ta…
Mười bốn tháng Mười, đúng giờ quy định, mọi người đều đã sẵn sàng lên đường. Lúc tàu rời bến, các hành khách đã tụ họp trong phòng chung… “Duncan” nhổ neo, cánh chân vịt của nó khoả tung làn nước trong vắt ở vịnh Talcahuano. Glenarvan, Paganel, Mac Nabbs, Robert Grant và các thuỷ thủ được chọn đi cùng: Tom Austin, Wilson và Mulrady, được trang bị súng Carbine và súng colt, đã chuẩn bị rời tàu. Những người dẫn đường và những con la đang đợi họ ở cuối đập chắn sóng.
Đến giờ rồi! – Cuối cùng, huân tước Glenarvan thốt lên.
Thôi, anh đi nhé, hỡi người bạn đời của em! – Huân tước phu nhân Helena cố nén xúc động đáp lại.
Huân tước Glenarvan ghì chặt vợ vào ngực mình. Robert nhảy lên ôm lấy cổ chị.
Còn bây giờ, các bạn thân mến, - Paganel kêu to. – Trong phút chia tay, chúng ta hãy bắt tay nhau thật chặt để làm sao cứ thấy nhớ hoài, nhớ đến tận khi gặp lại nhau trên bờ Đại Tây Dương!
Tất nhiên không thể nào như thế được. Vậy mà cũng đã có mấy người ôm nhau nồng thắm đến mức tưởng như đã có thể thực hiện được ngay điều mong muốn của nhà bác học đáng kính.
Tất cả những ai ở lại đều đã lên boong tàu, còn bảy người đi bộ cũng đã rời “Duncan”. Lát sau, họ lên đến bờ.
Chúc các ông đi đường may mắn và thành công, - từ trên boong tàu, huân tước phu nhân Helena nói với họ lần cuối cùng.
Thẳng tiến! – John Mangles ra lệnh cho thợ máy.
Lên đường! – Huân tước Glenarvan hô to, như để đáp lại thuyển trưởng.
Và, khi các kỵ sĩ của chúng ta lao đi trên bờ biển thì “Duncan” cũng mở hết tốc lực hướng ra biển khơi.
Chú thích:
(1) Đi làm phúc (tiếng La tinh)