Những Chiếc Đồng Hồ Treo Tường

Chương năm

Docsach24.com

ẹ ơi! - Cậu bé Ernie hét lên, ngưng lại trò chơi với chiếc đồ chơi bằng kim loại, tạo nên những tiếng rú như tên lửa đang bay về phía Sao Kim. - Mẹ kìa! Có chuyện gì ấy!

Bà Curtin không đáp, vẻ mặt vẫn nghiêm nghị như mọi khi, tiếp tục rửa bát đĩa.

Mẹ! Xe cảnh sát đỗ ngay trước cửa nhà mình kìa!

Làm gì mà kêu ầm lên thế! - bà vẫn tiếp tục rửa và xếp những chiếc đĩa lên trạn. - Để yên mẹ làm việc.

Con không nói dối đâu, - cậu bé phụng phịu. - Xe cảnh sát thật mà! Có cả hai chú cảnh sát bước trong xe ra.

Bà Curtin quay phắt lại phía cậu con trai:

Nhà mình có làm gì đâu mà cảnh sát đến?

Đúng thế, - cậu bé Ernie nói. - Con không làm gì cả.

Chắc họ sang bên nhà ông Alf đấy, - bà Curtin nói. - Nhà ấy lúc nào cũng tụ tập toàn bọn mặt mũi gớm ghiếc. Mẹ đã bảo, mà bố con cũng bảo, chúng toàn là bọn tội phạm. Rồi thế nào cũng đến lúc. Chẳng sai chút nào.

Hai chú cảnh sát ấy đến cửa nhà mình, - cậu bé báo tin.

Bà Curtin ra chỗ cửa nhìn ra, bên cạnh cậu con trai. “Mà đúng thế thật” - bà lẩm bẩm.

Đúng lúc đó có tiếng gõ cửa. Sau khi lau tay thật kỹ vào tấm khăn, bà Curtin ra mở cửa. Vẻ mặt khó chịu bà chăm chú nhìn hai ngưòi đàn ông đang bước vào.

Bà là bà Curtin? - người cao lớn hỏi.

Vâng, chính tôi, - bà Curtin đáp.

Tôi là thanh tra cảnh sát Hardcastle. Tôi muốn gặp bà một chút, được không?

Vẫn vẻ mặt cau có, bà Curtin tránh sang một bên nhường chỗ cho hai vị khách vào một căn phòng hẹp nhưng sạch sẽ ngăn nắp, gợi người ta đoán thấy là rất ít khi có khách vào đây.

Đây là con trai bà? - viên thanh tra nhã nhặn hỏi.

-       Vâng, - Bà Curtin đáp, rồi với giọng đáo để nói thêm. - Trông nó thế, nhưng ngoan lắm đấy.

Tôi cũng tin là như thế, - Thanh tra Hardcastle cười, nói.

Dần dần bà Curtin đã bớt vẻ nghi ngại.

Tôi muốn hỏi bà vài câu về số nhà 19 phố Wilbraham Crescent. Bà giúp việc nhà ấy phải không?

Đúng thế, - Vẻ nghi ngại lại hiện lên trên mặt bà làm công.

Bà giúp việc cho bà Pebmarsh?

Phải. Tôi làm thuê cho bà ấy. Một bà chủ rất hiền.

Bà ấy lòa, - Hardcastle nói.

Đúng thế. Tội nghiệp bà chủ. Nhưng bà ấy đi lại trong nhà chẳng ra người hỏng mắt chút nào. Thật kỳ lạ. Rồi ra ngoài đường nữa chứ, sang đường không cần ai dắt.

Bà đến đó làm các buổi sáng phải không?

Đúng thế. Tôi đến đấy vào mười giờ kém mười lăm, về lúc mười hai giờ.

Rồi vẫn giọng cấm cẩu ấy bà nói thêm:

Bà ấy mất trộm gì phải không?

Trái lại thì có, - Viên thanh tra nghĩ đến những chiếc đồng hồ.

Vậy thì bà ấy có chuyện gì?

Trưa nay, người ta thấy có một người chết, trong phòng khách nhà bà Pebmarsh.

Bà Curtin há hốc miệng. Cậu bé Ernie thì lộ vẻ khoái trá. Cậu há miệng định reo lên một tiếng gì đó thích thú, nhưng vội ngậm miệng lại ngay, không dám. Mẹ cậu vừa bảo cậu ngoan kia mà! Mà ngoan nghĩa là không bắt ai phải chú ý đến mình.

Một người chết? - bà Curtin nói, vẫn chưa tin.

Đúng thế. Ông ta bị kẻ nào đó đâm.

Vậy theo ông thì là án mạng?

Đúng, một vụ án mạng.

Thủ phạm là kẻ nào?

Đáng tiếc là hiện chúng tôi chưa biết. Chúng tôi hy vọng bà có thể giúp được chúng tôi tìm ra hung thủ.

Làm sao tôi biết được? - Bà Curtin sẵng giọng đáp.

Nhưng có một vài điều làm chúng tôi chú ý. Thí dụ sáng nay lúc bà ở đấy, bà có thấy ai bấm chuông gọi cửa không?

Theo tôi nhớ thì không. Hôm nay không có ai bấm chuông gọi cửa. Người chết trông giống như thế nào?

Một người đàn ông chừng sáu mươi tuổi, mặc bộ âu phục sang trọng, màu thẫm. Trông ông ta giống như loại nhân viên hãng bảo hiểm.

Thế thì nếu có bấm chuông tôi cũng không cho vào, - bà Curtin nói. - Tôi không dính dáng gì đến bảo hiểm, bảo vật, bảo bối gì hết. Bà chủ Pebmarsh tôi cũng vậy, chẳng bao giờ tiếp những loại người như thế.

Theo tấm danh thiếp trong ví, thì ông ta tên là Curry. Bà đã bao giờ nghe thấy cái tên ấy chưa?

Curry à? Curry... - Bà Curtin lắc đầu. - Mà ai nhìn thấy ông ta? Bà Pebmarsh hay sao?

Không, một cô thư ký đánh máy trẻ tuổi. Do một sự hiểu lầm nào đó, cô ấy tưởng bà Pebmarsh cần đến cô ấy đánh máy cho. Chính cô ấy đã phát hiện ra xác chết. Liền sau đó, bà Pebmarsh về.

Đúng là câu chuyện khủng khiếp! - Bà Curtin thở dài. - Khủng khiếp!

Có khi chúng tôi sẽ phải mời bà đến xem xác chết, - viên thanh tra nói, - để bà cho biết ông ta đã có lần nào đến phố Wilbraham Crescent chưa. Bà Pebmarsh thì bảo là chưa. Còn một việc nữa, là bà nhớ lại giúp, trong phòng khách của bà Pebmarsh có mấy chiếc đồng hồ?

Không ngập ngừng, bà Curtin nói ngay:

Hai chiếc. Một chiếc lớn treo trong góc phòng, và một chiếc nhỏ treo gần cửa, cứ đến giờ có một con chim thò cổ ra hót. Có lần nó làm tôi giật bắn mình đấy. Nhưng tôi không hề đụng đến những chiếc đồng hồ ấy, - bà ta vội nói. - không bao giờ tôi đụng đến chúng. Bà chủ tự lên dây cót lấy.

Mấy chiếc đồng hồ nguyên vẹn, không bị sao. Nhưng bà tin chắc là trong phòng khách không có thêm chiếc đồng hồ nào nữa chứ, lúc sáng nay ấy?

Tất nhiên rồi. Vậy ông bảo lại còn có thêm chiếc đồng hồ nào nữa chăng? Nghe ông hỏi mà buồn cười.

Thí dụ, một chiếc đồng hồ báo thức nhỏ bằng sứ chẳng hạn? Hoặc một chiếc đồng hồ nhỏ góc bọc da, có nạm vàng chữ “Rosemary”?

Không! Mà đồng hồ sao lại bằng sứ? Lại còn bọc da nữa?

Nghĩa là nếu có, hẳn bà đã nhìn thấy, đúng vậy không?

Tất nhiên là tôi phải nhìn thấy.

Bà có thể cho chúng tôi biết, lúc bà ra khỏi nhà, chính xác là mấy giờ?

Mười hai giờ mười lăm phút, nếu có sai thì chỉ sai một phút là cùng, - bà Curtin đáp.

Lúc ấy, bà Pebmarsh đã về chưa?

Chưa. Thông thường và chủ đi làm về trong khoảng giữa mười hai giờ và mười hai rưỡi, tùy hôm.

Bà Pebmarsh đi làm lúc mấy giờ?

Lúc tôi đến thì bà chủ đi rồi. Mà tôi đến lúc mười giờ.

Cảm ơn bà, thưa bà Curtin.

Lạ thật! Sao lại có những cái đồng hồ kia nhỉ? Hay bà chủ mới mua của ai?

Bà Pebmarsh có hay mua các thứ bầy biện ấy không?

Cách đây bốn tháng bà chủ có mua một tấm thảm trải chân giường bằng da dê. Không đắt và vẫn còn mới. Rồi một bộ rèm cửa bằng nhung nữa. Dài quá, bà chủ phải cắt ngắn đấy.

Nhưng nói chung, bà Pebmarsh có hay mua các thứ đồ chơi không? Bức họa, đồ mỹ nghệ bằng men sứ chẳng hạn?

Theo tôi biết thì không, - bà Curtin đáp. - Nhưng chuyện đó khó có thể biết lắm, bởi chẳng hạn bỗng có người bán rẻ thứ gì đó và ta thấy tiếc, mua về rồi mới ân hận. Tôi cũng có lần dại dột như thế. Một lần tôi vác sáu lọ mứt về, đến nhà nghĩ ra mới thấy mình ngu, thứ mứt này làm lấy vừa ngon vừa rẻ hơn nhiều. Có lần thấy bộ đĩa hay hay, mua về rồi cũng lại ân hận.

Thấy không thể khai thác gì hơn, viên thanh tra chào rồi ra.

Một vụ án mạng! - Cậu bé Ernie reo lên thích thú. Cậu bé đã chăm chú nghe toàn bộ câu chuyện giữa bà mẹ với hai chú cảnh sát. - Có khi là bà Pebmarsh giết đấy? - Cậu háo hức hỏi mẹ.

Nói bậy! - bà mẹ mắng. Rồi bỗng như sực nghĩ ra. - Lẽ ra mình phải kể cho ông cảnh sát cái chuyện hôm ấy...

Chuyện gì, mẹ?

Không phải việc của mày, - bà Curtin mắng con. - Chuyện vặt thôi.