Thư viện đời Tống chia làm ba loại. Loại thứ nhất chính là thư viện dạng học thuật bàn luận kinh thư là chính, loại thứ hai là dạng giáo dục để đi thi, và loại thứ ba là dạng thư viện chuyên môn dạy y thuật, dạy vẽ tranh, toán học.
Thư viện Trung Nham hiển nhiên là thuộc loại thứ hai. Khác với các loại thư viện cho tự do học tập, các thư viện với chuyên môn tương đối thấp thì loại thư viện này chịu áp lực rất lớn. Khoa cử mấy năm mới tổ chức một lần chính là kiểm nghiệm tiêu chuẩn dạy học duy nhất. Nếu như học sinh thi đậu nhiều, thư viện sẽ được cả danh và lợi, đạt được tài nguyên mà thư viện khó có thể tưởng tượng được, ngược lại sẽ chịu áp lực bị quan phủ và phụ huynh vứt bỏ.
Yêu cầu của thư viện này hiển nhiên vượt xa các thư viện khác. Nghiêm khắc lựa chọn học sinh chỉ là bước đầu tiên mà thôi. Học sinh sau khi vào học ở thư viện, nhất định phải tuân thủ nội quy nghiêm khắc, hoàn thành chương trình học nặng nề. Vì đôn đốc học sinh ngày càng tiến bộ, ở thư viện bọn Trần Khác học, ngày nhập học đầu tiên đã phát cho các bộ sách, vở như nhật kí, nhật trình, nhật khóa và sách bài tập.
Cái gọi là “Tập nhật khóa” là bài học thư viện sắp xếp mỗi ngày, yêu cầu học sinh học tập theo khóa trình, điền vào theo ngày. Còn “Tập nhật trình” thì yêu cầu học sinh mỗi ngày lúc sáng sớm, trước ngọ, sau ngọ, suốt bốn mùa phải chong đèn làm bài tập được phân chia mỗi ngày…. Cái thứ nhất là để sư trưởng kiểm tra khi cần thiết, cái sau thì để học sinh tự quản lý bản thân.
Còn có “Sách nhật kí” yêu cầu học sinh ghi chép tâm đắc và điều không hiểu khi học, yêu cầu cách năm ngày đưa lên cho sư trưởng để nhận kiểm tra và dạy bảo. Cùng với một số sổ sách như “Sổ tích phân” ghi lại thành tích ngày thường của học sinh…. Thư viện nào cũng như vậy, đều yêu cầu học sinh theo học phải hoàn thành nghiêm túc những sổ sách đó. Đồng thời cũng kiểm tra rất nghiêm khắc, bởi vì chính những sổ sách đó quản lý con đường tương lai của học sinh.
Hơn nữa sơn trưởng có thể căn cứ vào tốc độ học tập của học sinh để điều chỉnh tiến độ bài học, bài tập, thậm chí còn có thể dụng tâm chỉ dẫn nữa, dạy theo trình độ, chính là sự khác biệt của giáo dục.
……
Bọn Trần Khác tuy học ngoại trú, nhưng mỗi ngày nhất định phải trước giờ mẹo đến trường, bắt đầu thời gian học sáng sớm trong nửa canh giờ. Trong khoảng thời gian này, phu tử sẽ kiểm tra học sinh, kêu từng học sinh lên kiểm tra tập nhật khóa.
Kiểm tra bài tập xong mới bắt đầu chương trình học một ngày. Thư viện lấy năm ngày làm một tuần học. Mỗi ngày buổi sáng do bốn vị giảng dạy Kinh, Sử, Lý, Văn dạy Kinh, Sử Tử Tập, dạy qua văn thơ cổ kim, dạy thi phú, bình luận sách, vân vân.
Sau khi nghỉ trưa sẽ dựa vào chương trình học buổi sáng sắp xếp đề mục, hoặc là viết văn, hoặc là làm thơ, hoặc là bình luận sách. Đến buổi chiều sẽ do sư trưởng lên lớp bình luận bài tập, bài học, đồng thời giải đáp những câu hỏi học sinh không hiểu. Cuối cùng là cho điểm từ một đến năm, dùng bút đỏ ghi vào “Sổ điểm”.
Sau khi cho bài tập về nhà sẽ tan học.
Ngoại trừ hằng ngày dùng sổ sách theo dõi tiến độ học tập của học sinh ra, thư viện mỗi tháng đều có kì thi do sơn trưởng ra đề. Có thể là làm thơ, có thể là kinh nghĩa, có thể là sử luận gì đó. Các học sinh theo học đều phải tham gia cuộc thi. Người đứng đầu được một trăm điểm, người đứng thứ hai chín mươi điểm, thứ ba là tám mươi điểm, loại khá là bảy mươi điểm, trung bình là sáu mươi điểm, kém là năm mươi điểm, quá kém là bốn mươi điểm…. Từ trước đến nay không có người nào được không điểm cả.
Thư viện cộng thêm thành tích hằng ngày sẽ có được thành tích mỗi tháng của học sinh, đồng thời dựa vào đó nói ra ưu khuyết điểm cho học sinh và thưởng cho người ưu tú. Hình thức thưởng rất đa dạng, có cổ vũ tinh thần, cũng có vật chất khích lệ…. Phần thưởng có tác dụng nhất chính là phát tác phẩm của học sinh ưu tú ra cho học sinh trong thư viện truyền đọc, đồng thời làm thành một tác phẩm công khai ra. Đây chính là khích lệ lớn nhất đối với những học sinh ham vinh dự.
Cứ như thế lặp lại nửa năm, thời gian nguy hiểm cũng tới, thư viện sẽ dùng thành tích sáu tháng của học sinh để sắp xếp cấp bậc, phân chia thứ hạng. Học sinh các cấp bậc khác nhau sẽ được đối xử khác nhau, tổng cộng có năm cấp bậc. Thuộc cấp bậc thứ nhất không những miễn toàn bộ học phí, mỗi tháng còn được nhận bốn xâu tiền bằng với quan trông coi lương thực. Thuộc cấp bậc thứ hai có thể miễn học phí, nhưng không có học bổng. Loại thứ ba có thể giảm một nửa tiền học phí. Loại thứ tư phải giao toàn bộ chi phí học tập. Loại thứ năm phải giao thêm một nửa số tiền học phí.
Hơn nữa thư viện còn có thể cho phép học sinh ưu tú nhảy lớp, cũng sẽ xóa tên những người có tri thức quá ít.
Đối với đại đa số học sinh gia đình bình thường thì phải dùng hết sức học tập để giành được phần thưởng miễn học phí, thậm chí là giành lấy học bổng. Cho dù là học sinh gia đình giàu có cũng không muốn dừng lại đằng sau, càng không cần nói là bị thư viện đuổi về nhà. Vì vậy, thành công của một thư viện chính là học sinh. Xây dựng được một bầu không khí cạnh tranh khốc liệt, để họ một giây cũng không dám buông lỏng.
……
Bọn Trần Khác không biết đã lén mắng Vương Phương bao nhiêu lần rồi…. Nói lão già này nhìn bộ dạng thì nho nhã, kì thực trong bụng đầy thuật pháp tư tưởng. Nếu để lão đi làm quan, nhất định sẽ là ác quan.
Nhưng oán giận cũng không giải quyết được vấn đề gì, oán giận xong cũng phải tiếp tục chăm chỉ học tập. Huynh đệ Tô Thức cộng thêm Tống Đoan Bình, gia đình không phải rất dư dả, vì vậy đều cố gắng đến cấp bậc thứ nhất. Tứ Lang mặc dù không nói gì, nhưng cũng là người yên lặng cố gắng làm việc, mỗi đêm đều đọc sách đến tận khuya.
Trần Khác ngược lại không thiếu chút tiền đó, nhưng hắn không giống Ngũ Lang, nửa vời thì đã thỏa mãn…. Biết con không bằng cha, Trần Hi Lượng sớm đã nhìn rõ lòng dạ hắn. Biết thằng con này bên ngoài thì làm như không để ý, nhưng trong lòng cũng không muốn thua bất kì kẻ nào.
Trong lòng Trần Khác, Tô tiên thì như thế nào chứ? Bát đại gia thì như thế nào chứ? Ta chính là đã sống hai đời, cộng thêm kiến thức một ngàn năm, còn có cái đầu thông minh, nếu còn thi không hơn bọn họ thì đầu thai sống trong bụng chó đi.
Trong bầu không khí ngươi chạy ta đuổi này, các học sinh cũng bất giác đem hết tinh thần đặt vào bài vở. Trong lòng không tạp niệm, thời gian trôi qua rất nhanh chóng, chớp mắt thì đã đến tháng chín….
Tuy rằng đất Thục bây giờ nơi nơi cây cối vẫn xanh um tươi tốt, nhưng thời tiết đã chuyển lạnh. Trời thu mát mẻ, ngày hè oi bức trôi qua khiến cho thể xác và tinh thần mọi người thư thái.
Cuối tháng chín chính là cuộc thi học kì sau nửa năm học của học sinh, không khí trong thư viện nặng nề. Rất nhiều học sinh vì cuộc thi cuối cùng này để kéo thứ hạng lúc thường lên mà mất ăn mất ngủ, ngay cả nhà cũng không muốn về. Trong trường học không có nhiều phòng, liền ngủ trong đại điện của miếu thờ…. Lúc ban đầu các hòa thượng trong miếu không vui lắm, ngại bọn họ ảnh hưởng buổi đọc kinh sáng, tối của họ, nhưng sau mới phát hiện chuyện này căn bản là không xảy ra. Vì các học sinh ngủ trễ hơn bọn họ rất nhiều, dậy cũng sớm hơn bọn họ rất nhiều, hai bên căn bản là không chạm mặt nhau.
Nhưng ngay giây phút khẩn trương như thế, bọn Trần Khác lại xin nghỉ một ngày. Vì bậc cha chú của họ đã thuận lợi thông qua kì thi Hương, chuẩn bị khởi hành lên Biện Kinh thi.
Tuy không quan trọng như mấy chuyện hỏi cưới tang lễ, nhưng thư viện cho rằng đây là một khích lệ vô cùng tốt, nên rất ủng hộ các học sinh nghỉ đi đưa tiễn.
Ở bến tàu cửa đông, ngày hôm nay toàn là đầu người di động, hầu hết là đến đưa tiễn. Trong đó thanh thế lớn nhất chắc chắn thuộc về đoàn người Trần Hi Lượng. Ngoại trừ sáu huynh đệ Trần Du, Trần Thầm, Trần Khác, Trần Thung, Trần Tuân, Trần Tháo, còn có Thái Truyền Phú, Phan thợ mộc, Lý Giản, người buôn bán và hàng xóm làng giềng thân cận, và các thân bằng bạn tốt. Chỉ riêng Tất lão bản chủ bến tàu cùng với người khuân vác cũng đã gần hơn một trăm người.
Đối với chuyện từng ở bến tàu làm việc vất vả, Trần Hi Lượng không hề giấu diếm, ngược lại còn cảm thấy vinh quang, người làm ở bến tàu cũng vinh quang lây. Tất lão bản bày một bàn tiệc rượu tiễn biệt ông, những người bạn già ngày xưa cùng nhau làm công, từng chén từng chén đến kính rượu.
Trần Khác lo lắng lão cha uống nhiều không tốt cho sức khỏe. Nháy mắt một cái, Truyền Phú và Phan thợ mộc liền thay Trần Hi Lượng ngăn lại không ít rượu…. Kỳ thật mấy ngày trước, bọn Truyền Phú cũng tập hợp lại, muốn bày một buổi tiệc lớn đưa tiễn Trần Hi Lượng. Nhưng Tiểu Lượng ca sợ mai này bị chế giễu, kiên quyết không chịu bày tiệc.
Bọn Trần Phú đành phải nói sau này thi đậu, áo gấm về làng sẽ bù lại. Ai ngờ bây giờ lại bị một người ngoài như Tất Minh Tuấn giành trước, tự nhiên là khó chịu trong lòng, không thể không mượn cơ hội trả thù. Hai bên ngươi tới ta đi, cuộc chiến đã bắt đầu thì không thể bỏ cuộc, rốt cuộc lại ném nhân vật chính qua một bên.
Cái này cũng tốt, có thể để phụ tử Trần gia yên tĩnh nói nói mấy câu.
Trần Hi Lượng có chút say, sắc mặt hơi đỏ đỏ, nhìn sáu thằng con cháu nói:
- Mấy con phải đồng lòng nhất trí, có như vậy mới không bị người ngoài khinh nhục!
- Xem xem….
Phan thợ mộc cầm bình rượu đến gần, mở miệng lớn nói:
- Xem xem tình cảnh này, đại quan nhân còn chuyện gì phải lo lắng nữa. Ở huyện Thanh Thần này chỉ có con trai huynh ăn hiếp người ta….
Còn chưa nói xong thì đã bị người ta lôi đi uống rượu thắng thua tiếp.
- Được rồi, vậy nói chuyện bài vở vậy.
Trần Hi Lượng nói:
- Đại Lang, Nhị Lang sắp thi rồi. Cha thấy Đại Lang không có vấn đề gì cả, còn Nhị Lang con…. Nghe nói con cả ngày không chuyên tâm, sao có thể như vậy?
- Cha đừng lo cho con.
Nhị Lang cười khổ nói:
- Lúc cha bằng tuổi con thì đã là làm phụ thân rồi.
- Cũng đúng, con đã lớn rồi.
Trần Hi Lượng thở ra một hơi đầy mùi rượu, chuyển qua nhìn Tam Lang, Tứ Lang. Một lúc lâu mới nuốt nước bọt nói:
- Hai đứa không có gì cần nói cả….
Lại nhìn Ngũ Lang:
- Cười nhiều một chút đời mới đẹp hơn….
- Cha, còn con thì sao?
Thấy Trần Hi Lượng không đề cập đến mình, tiểu Lục Lang đành tự mình hỏi.
- Con đó, chỉ có hai chữ, nghe lời.
Trần Hi Lượng cười sờ sờ đầu con trai yêu nói:
- Nhớ nghe lời thím Tô, nghe lời tỷ tỷ Tô gia, nghe lời các ca ca, nghe lời thím Trương….
- A….
Tiểu Lục Lang bĩu môi, hiển nhiên cảm thấy áp lực rất lớn khi nghe những lời này.
- Mấy đứa còn chuyện gì nữa sao?
Nhìn năm chàng thiếu niên đầy sức sống, Trần Hi Lượng tự hào cười nói:
- Từ biệt lần này chính là nửa năm, có chuyện thì nói nhanh lên.
- Đúng là có.
Trần Khác nói:
- Phụ thân, nghe nói quan to quý nhân trong kinh có thú vui sau khi có kết quả sẽ bắt rể đúng không?
- Ừ, có.
Trần Hi Lượng hóa đầu gỗ, trong chốc lát không kịp phản ứng, hỏi:
- Sao, có vấn đề gì à?
- Có hạn chế tuổi tác không?
Nhị Lang hỏi:
- Ví dụ như lớn tuổi, người ta không cần.
- Hắc, lần trước ta lên kinh thi, sau khi yết bảng có một lão huynh tên là Hàn Nam, bị người ta không hỏi không rằng bắt đi. Người ta hỏi tuổi y, y liền làm một bài vè: “Độc tận văn thư nhất bách đam, lão lai phương đắc nhất thanh sam; môi nhân khước vấn dư niên kỷ, tứ thập niên tiền tam thập tam...” (Đọc hết văn thư một trăm gánh, đến lúc già mới được áo xanh. Bà mối lại hỏi bao nhiêu tuổi, bốn mươi năm trước ba mươi ba…).
- Vậy cũng được à? Vậy phụ thân năm nay ba mươi ba, chắc chắn rất được hoan nghênh rồi.
Bọn nhỏ ồn ào nói.
- Ách, mấy đứa rốt cuộc muốn nói gì?
- Không có ý gì, chính là dặn lão nhân gia ngài đến lúc đó ngàn vạn lần đừng không nói gì, ỡm ờ đi theo người ta….
Bọn nhỏ rất nghiêm túc nói.