Nhân Tướng Học

Chương 2: Nguyên Lý Âm Dương Và Ngũ Hành Trong Tướng Học

I- ÂM DƯƠNG VÀ NGŨ HÀNH TRONG VŨ TRỤ QUAN TRUNG HOA 

a) Lược sử :

Thuyết Âm Dương Ngũ hành đã được đề cập đến trong một tác phẩm thành văn tối cổ Trung Hoa là kinh Dịch. Tuy vậy, Kinh Dịch của Khổng Tử chỉ là sự thâu nhập các kiến thức và quan niệm của người xưa từ thời vua Phục Hy lưu truền đến đời Khổng Tử. Khổng Tử chỉ góp nhặt và suy diễn thêm cho thành một hệ thống và ghi lại thành văn bản cho hậu thế mà thôi. Theo truyền thuyết, người nhận thức được các lẽ Âm Dương biến hóa của trời đất, vạn vật là vua Phục Hy (khoảng 44 thế kỉ trước công nguyên), người minh thị đề cập đến cái đúng của Ngũ hành là vua Hạ Vũ (khỏng 22 thế kỉ trước Tây lịch). Đến thế kỉ thứ 3 trước Tây lịch, tại nước Tề (nay là tỉnh Sơn Đông), có học giả Trâu Diễn, căn cứ vào kinh Dịch, đã phổ biến và hết tinh thần và công dụng của Âm Dương, Ngũ hành không những vào sự vật thiên nhiên mà còn vào con người nữa. Do đó, người đời sau coi Trâu Diễn như người khai phá ra phái Âm Dương. Phái này chính là nguồn gốc của phái Lý-Số do các học giả đời Tống sau nay sáng lập. Đến đời Hán, học giả Dương Hùng (53 trước Tây lịch-20Tây lịch) tham bác Kinh Dịch và Đạo đức kinh mở ra ngành Lý-Số học sơ khai qua tác phẩm Thái huyền kinh. Đến đời Tống sơ (khoảnh thế kỉ 10), một nhân vật Đạo gia kiêm Nho gia là Trần Đoàn, tự là Đồ Nam, hiệu là Hi Di tiên sinh, tinh thông cả Lý-Số học của các nhà đi trước đã tổng hợp các kiến giải về lý Thái cực của vũ trụ, lấy lượng số mà xét sự vận chuyển của Trời Đất, suy diễn ra hành động của vạn vật mà áp dụng các hiệu quả của lý Thái cực vào Nhân tướng học đến giải đoán tâm tình, vận số của con người, mở đầu cho Lý-Số học và Tướng số học. Từ đó về sau, quan niệm Âm Dương, Ngũ hành được áp dụng rộng rãi vào Nhân tướng học và thành ra một thành tố bất khả phân trong tướng thuật. 

b) Nội dung của thuyết Âm Dương, Ngũ hành :

Theo cổ Nhân Trung hoa, lúv đầu vũ trụ chỉ là một khối hỗn độn, không có hình dạng rõ ràng được gọi là thời Hỗn mang. Trong sự Hỗn mang đó, bàng bạc cái lẽ vô hình linh diệu gọi là Thái cực. (Sở dĩ gọi nó là Thái cực vì nó huyền bí và vô tận nên không thể xác định rõ bản thể của nó ra sao).

Tuy nhiên, dù không biết được cái chân tính và cái chân chất của cái lẽ Thái cực huyền vi song ta có thể dựa vào sự quan sát về tính cách biến hóa của vạn vật mà suy ra được cái động thể của Thái cực. Căn bản của sự biến hóa được biểu lộ bằng hai trạng thái tương phản là Động và Tĩnh. Động gọi là Dương, tĩnh gọi là Âm. Dương lên đến cực độ lại biến ra Dương. Hai cái trạng thái tương đối của cái Bản thể nguyên khởi duy nhất (Thái cực) cứ tiếp diễn mãi, điều hợp với nhau, sinh sinh hoá hóa không ngừng mà sinh ra Trời Đất, Người cùng vạn vật. Vì Âm Dương phối hợp đun đẩy lẫn nhau nên có sự biến chuyển, Sự biến chuyển chính là nền tảng của Dịch. Do đó, trong phần chù giải kinh Dịch, Khổng Tử đã nói:  "Âm nhu Dương cương, Cương nhu tương thôi sinh nhi biến hóa "(nghĩa là Âm thì mềm, Dương thì cứng, cứng mềm đun đẩy nhau chuyển hóa thành thiên hình vạn trạng).

Theo cổ nhân, mỗi chu trình gồm 4 giai đoạn :

a) Nguyên : khởi đầu của sự biến hóa

b) Hanh : sự thông đạt, hội hợp các thành tố.

c) Lợi: sự thỏa đáng các điều kiện cần thiết cho sự tăng trưởng.

d) Trinh: sự thành tựu chung cuộc của một chu trình sinh ra sự vật.

Biến hóa là ngoại biểu của Thái cực mà đạo Dịch căn cứ trên sự biến hóa của vũ trụ và vạn vật. Do đó, Kinh Dịch mô tả diễn trình tiến hóa (Dịch) một cách khái quát như sau:

"Dịch hữu Thái cực sinh lưỡng nghi, luỡng nghi sinh tứ tương, tứ tương sinh Bát quái, Bát quái sinh Ngũ hành: đạo Dịch có nguồn gốc là Thái cực, Thái cực sinh ra hai Nghi (Âm và Dương), hai Nghi sinh ra bốn Tương (bốn trạng thái tượng trưng là bốn mùa : xuân, hạ thu, đông), bốn tượng sinh ra tám Quẻ (Kiền, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài) tượng trưng cho Trời, Đầm, Lửa, Sấm, Gió, Núi, Nước, Đất), tám Quẻ sinh ra năm Hành (năm loại nguyên tố cấu tạo ra vạn vật hữu hình : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ)

Khởi đầu của sự biến hóa rất đơn giản, rồi từ cái đơn giản đó mà chuyển hóa dần dần thành cái phồn tạp. Vì Âm Dương là hai thành tố đầu tiên trong vũ trụ, nên kinh Dịch chọc là biểu tương căn bản và tượng trưng bằng hai cái vạch đơn giản:

a) Vạch liên tục (-) tượng trưng cho Dương.

b)Vạch gián đoạn (- -) tượng trưng học Âm.

Trong phép biến hóa để sinh ra Bát quái, hai vạch tượng trưng cho Âm Dương lần lượt chồng chất lên nhau theo nền tảng Tam Tài mà thành ra tám Quẻ căn bản với hình dạng và ý nghĩa tượng trưng sau đây :

1-Kiền tượng trưng cho Trời.

2-Đoài tượng trưng cho Đầm, Ao

3-Ly tương trưng cho Lửa

4-Chấn tượng trưng cho Sấm

5-Tốn tượng trưng cho Gió

6-Cấn tượng trưng cho Núi

7-Khảm tượng trưng cho Nước

8-Khôn tượng trưng cho Đất.

Đó là tám Quẻ nguyên thủy gọi là "Tiên thiên Bát quái"do vua Phục Hy (4477-4363) trước Tây lịch vạch ra để giải thích cái lẽ Âm Dương biến hóa của Thái cực.

Về sau vua Hạ Vũ (2205-2163) trước Tây lịch đặt ra Cửu Trù (chín phép lớn) phối hợp với Bát quái và tính cái số của Ngũ hành trong việc giải thích lẽ biến hóa của vũ trụ và vạn vật. Tới đời Tây Chu, vua Văn Vương, trong thời gian bị giam ở ngục Dũ Lý (khoảng thế kỷ 11 trước Tây lịch) đã dành thì giờ nhàn rỗi diễn lại các quẻ tiên thiên Bát quái của Phục Hy thành tám quẻ, Bát quái mới gọi là hậu thiên bát quái với các ý nghĩa thiên về nhân sự để dùng vào việc bói toán và suy ngẫm việc người. Con Văn Vương là Chu Công Đán về sau có giải thích thêm đôi chút về ý nghĩa và công dụng của quẻ Bát quái, nhưng rất ngắn và mơ hồ, chỉ có các kẻ có thiên tư đặc biệt được tâm truyền mới ánh Mắt hiệu được. Tình trạng của Dịch lý từ thượng cổ đến trước khi Khổng Tử ra đời chỉ có như thế mà thôi. Đến đời Đông Chu, Khổng Tử (511-478 trước Tây lịch) đem kiến giải của mình bổ sung vào các điều truyền lại của Dịch lý đời Chu, san định lại và viết thành Kinh Dịch trong đó bao gồm cả Âm Dương, Bát quái và Ngũ hành.

Căn cứ theo ý nghĩa thông thường, cổ nhân gán cho Âm Dương Ngũ Hành các ý nghĩa tượng trưng sau đây:

- Dương: tượng trưng cho mặt trời, lửa, ánh sáng, sinh động, cứng cát, ban ngày, đàn ông. 

- Âm: tượng trưng cho mặt trăng, tối tăm, nguội lạnh, bất động, mềm nhão, ban đêm, đàn bà.

Kim:  vàng, bạc hiểu rộng ra là tất cả các chất kim thuộc.

Mộc:  cây trong rừng, nói tổng quát ra là mọi thực vật trên mặt đất.

Thủy:  nước và nói rộng ra là các chất lỏng.

Hoả:  lửa, hơi ấm

Thổ:  đất đá, nói chung Thổ bao gồm mọi loại khoáng chất trừ kim loại.

Về phương diện siêu hình Âm Dương không phải là cái Khí vật chất hữu hình thể mà chỉ là cái biểu thị tượng trưng cho hai trạng thái tương đối, mâu thuẫn như nóng lạnh, sáng với tối, cứng với mềm, sinh với diệt, khỏe với yếu…

Về phương diện ý nghĩa siêu hình của ngũ hành, ta củng đi đến kết quả tương tự Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, ngoài tính cách vật chất của nó kể trên có một ý nghĩa tượng trưng cho tính cách tương sinh, tương Khắc trong sự biến hóa của muôn vật diễn ra hàng ngày trước Mắt.

Trong tướng học, người ta rất chú trọng đến Ngũ Hành và thường hiểu Kim, Mộc, Thũy, Hoả, Thổ theo cả hai ý nghĩa: vật chất lẫn siêu hình qua sự tượng hình chuyển ý của văn tự từ nghĩa hẹp đến nghĩa rộng.

a) Ảnh hưởng của thuyết ngũ hành trong nhân sinh quan Trung Hoa 

Từ quan niệm là một lý thuyết triết học thuộc phần Hình nhi thượng từ đời Tống trở đi, Âm Dương thuộc Ngũ Hành được đem áp dụng vào lãnh vực Hình nhi hạ. Đại đa số học giả Trung Hoa và các dân tộc Á Đông chịu ảnh hưởng văn hóa sâu đậm của Trung Hoa đã dùng lý thuyết Ngũ hành đem giải thích và gán ghép các đặt tính của vật chất được siêu hình hóa của Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ vào các lãnh vực thường dụng của nhân loại, điển hình là các trường hợp sau đây:

1) Phương hướng, màu Sắc, bốn mùa

a) Mộc tượng trưng cho mùa, màu xanh, phương đông.

Mùa Xuân Khí hậu mát mẻ như sương buổi ban mai, biểu hiện khởi đầu của một chu trình biến hóa mới của vạn vật bắt đầu hồi sinh và tăng trưởng. Mặt đất về mùa Xuân, đâu đâu cũng một màu xanh thắm, Thái dương bắt đầu mọc ở Phương

Đông. Tất cả đều bàn bạc ý nghĩa của Âm Dương tương phối với Dương lấn lướt Âm một cách tương đối trong cái trung dung của Âm dương (Âm dương tỷ hòa thì vạn vật mới sinh). Do đó, cổ nhân đã lấy Mộc tượng trưng cho Mùa Xuân. màu xanh, Phương Đông.

b- Hỏa biểu thị mùa Hạ, màu Đỏ, phương Nam

Múa hè nóng nực bức như lửa thiêu, Dương cương lên đến cùng cực. Hoa lá đặc trưng của mùa này như lựa và phượng vĩ trổ bông màu đỏ, phương Nam gần như ấm áp quanh năm nên Hỏa tượng trưng cho mùa Hạ, màu Đỏ và phương Nam vậy.

d) Kim tiêu biểu cho mùa Thu, màu Trắng và phương Tây

Mùa Thu là giai đoạn cho Âm Dương tương phối bình hòa Khí trời nóng quá, không lạnh lắm nhưng Dương cương bắt đầu suy, Âm nhu bắt đầu thịnh. Mặt trời lặn ở phương Đông. Trời mùa Thu thường có mây trắng ngà bao phủ, nên cổ nhân mới nhân đó mà chọn Kim tiêu biểu cho mùa thu, màu trắng và phương Tây. Nói khác đi theo Ngũ hành thì mùa Thu, Sắc trắng, phương Tây thuộc Kim.

e ) Thủy tiêu biểu cho mùa đông, màu Đen, phương Bắc

Hiện tượng độc đáo nhất của mùa Đông là tuyết rơi, gia buốt, cảnh vật ảm đạm, cửa nẻo đóng kín, tối tăm. Tuyết là một trạng thái của nước, phương Bắc thường hay có tuyết nên với tinh thần tượng hình, chuyển ý, cổ Nhân Trung Hoa chọn hành Thủy mùa Đông, màu Đen, phương Bắc.

f) Thổ tiêu biểu cho Đất, màu Vàng, Trung ương

Người tàu phát tích ở sông Hoàng Hà, đất đai ở đây màu vàng (hoàng thổ) nên dựa vào sự vật để định tên, lấy đất tiêu biểu cho chất Thổ và màu vàng tượng trưng cho Sắc Thổ. Bởi người Tàu lấy địa phương của họ làm trung tâm quan sát, tự coi mình là người trung thổ, danh xưng là Trung quốc nên màu vàng là màu trung ương, Thổ là Hành chủ bao gồm cả bốn hành còn lại với lý do Địa tải sơn hà, vạn vật (Sông núi muôn loài vạn vật đều do đất chứa đựng).

 

2-Năm Đức tính căn bản của con người 

a) Nhân ứng với Mộc

Nhân chủ ở chỗ Thanh tĩnh, ung dung tự tại, không cạnh tranh, bao dung và đãi người đồng đẳng. thảo mộc vốn không di động cạnh tranh, loài tùng bách quanh năm xanh tươi, bất chấp gió sương nóng lạnh, tượng trưng cho thái độ an tĩnh, ung dung tự tại. Cây cỏ còn để người che mưa che nắng, không phân biệt mội ai. Hoa quả trong chốn sơn lâm ai thưởng thức cũng được. Cái đức tự nhiên lưu hành của thảo mộc tương tự như đức Nhân ở nhân loại. Do ở ý nghĩa mà Khổng Tử đã nói:  "Nhân giả ngao sơn" (bậc nhân giả thích núi) vì trên núi có thảo mộc tượng trưng cho đức Nhân của tạo vật.

b) Nghĩa ứng với Kim

Luôn luôn thích ứng với phép tắc thiên nhiên hoặc công lý, hằng cửu, không biến chất, cứng cỏi không sờn. Đó là những ý nghĩa bao quát của Nghĩa. Loài Kim thuộc như vàng luôn luôn giữ mãi vẻ sáng cứng rắn, khuyết biết tiết, dù ở nơi này hay nơi khác, lúc nào cũng vậy, phảng phất ý nghĩa của đức Nghĩa nên cổ nhân lấy Kim tượng trưng cho Nghĩa.

c) Lễ ứng với Hỏa

Lễ gồm chung tất cả những gì soi sáng khuôn phép, tạo nên tôn trọng duy trì diềng mối, phát huy chân lý tự nhiên lưu hành, Tế tự là một hình thức của lễ, biểu dương sự tôn kính. Một trong những ứng dụng của Hỏa là soi sáng tại nơi Tế tự, làm hiển lộng cái tôn kính quỷ thần của con người nên cái dụng (về phương ý nghĩa triết học) của Hỏa và Lễ tương đồng, nên Lễ ứng với Hỏa.

d) Trí ứng với Thủy :

Kẻ trí không điều gì là không thấu triết, nước không đâu là không thông qua. Cái được của Trí và Nước có sự tương đồng đại lược nên người xưa đã nói một cách đầy biểu tượng: "Trí giả ngao Thủy"(Bậc trí giả thích nước). Do đó, Thủy tượng trưng cho Trí.

e) Tín ứng với Thổ

Bản chất của Thổ là không bao giờ sai chạy. Thảo mộc dựa vào đất mà sống và đất cứ theo từng mùa nhất định mà thúc đẩy sự sinh diệt của cạy cối theo đúng chu trình chuyển hóa tự nhiên của tạo vật, không bao giờ sai chạy. Do đó, so với Tín thì bản chất của Tín và Thổ về ý nghĩa tổng quát có những nét tương đồng.

3-Năm cung bậc trong Âm Nhạc :

a) Cung ứng với Thổ.

b) Thương ứng với Kim.

c) Giốc ứng với Mộc.

d) Chủy ứng với Hỏa.

e) Vũ ứng với Thủy.

II.  ỨNG DỤNG CỦA ÂM DƯƠNG TRONG TƯỚNG HỌC :

Âm Dương trong nhân tướng học không có tính cách cứng nhắc như thế nhân vẫn tưởng mà lại rất tương đối. Ngửa lên gọi là Dương, úp xuống gọi là Âm, cứng gọi là Dương, mềm là Âm,… Nói cách tổng quát thì Trời có Âm Dương. Đàn ông được xem là Dương, đàn bà là Âm, nhưng chỉ là điều khái lược. Trong mỗi con người lại cũng có phân biệt Âm và dương nữa.

Toàn thể thân thể đàn ông là Âm, nhưng bộ phận sinh dục lại là Dương nên có tên là dương vật. Toàn thể đàn bà là Dương, nhưng bộ phận sinh dục lai là Âm nên gọi là Âm hộ.

Xương thì coi là Dương, thịt coi là Âm. Phía mặt bên trái là Dương, bên phải là Âm. Phía trên khuôn mặt (kể từ chính giữa thân Mũi) Dương, phần sau là Âm. Phần thân trước là Dương, thân sau là Âm. Trong khu vực thuộc Mắt, phần trên là

Dương, dưới là Âm. Mắt trái là Dương, phải là Âm. Nhưng phần lồi lõm của xương khuôn mặt là Dương, những phần trũng xuống coi là Âm. Dương thì lộ liễu và hướng lên, Âm thì ẩn tàng và hướng xuống. Dương cốt ở an hòa, Âm cốt ngay ngắn, Dương chủ về cứng rắn, Âm chủ về mềm mại. Âm dương mỗi con người cần phải Hòa phải Thuận. Hòa có nghĩa là xương ngay ngắn, không lệch, không cong, thần Khí Thanh nhã. Thuận là thịt phải được phân bố điều đặn khắp chân thân. Âm Dương chủ hòa chủ về phúc thọ Nếu như xương lộ mà không ngay ngắn, thịt chỗ nhiều chỗ ít không hợp lẽ tự nhiên (chẳng hạn bộ phận này thì quá nhiều thịt, bộ phận kia thì quá cằn cỗi) thì gọi là Âm Dương không thuận hòa. Hoặc Âm thịnh Dương suy (thịt nhiều mà xương, bệu lại yếu và nhỏ, không cân xứng) hoặc Dương cường Âm nhược (cốt lộ, thịt ít) đều là các tướng phản lại nguyên tắc Âm Dương thuận hòa : chủ về hung hiểm bất tường.

Nói một cách tổng quát, vô luận nam nữ, trong mỗi con người, (hình tướng, Khí Sắc,  tính cách, Âm Thanh, phần vô hình cũng như phần hữu hình) đều bị nguyên lý Âm dương chi phối. Đàn ông bản chất vốn Dương nhưng cần có Âm thích nghi điều hòa. Đàn bà vốn thuộc Âm nhưng phải có Dương để phụ giúp. Nếu không thế, đàn ông chỉ có thể Dương thuần mà không có Âm chất thì sẽ mất sự khống chế cần thiết, đàn bà chỉ có Âm nhu mà không có Dương chất thêm vào thì trở thành quá mềm yếu và không thể tự tiến triển được. Tuy nhiên, dù Duơng thuần phải có Âm chất để điều hòa cho thích nghi nhưng Âm không được lấn át phần Dương. Nếu Âm chất thái quá người ta gọi là Dương sai. Âm nhu tuy phải cần Dương cương để tiết giảm phần xấu và phát huy phần tốt nhưng nếu phần Dương lấn át phần Âm (vốn là phần căn bản) thì trường hợp đó mệnh danh là Âm thác.

Nguyên tắc tổng quát trên áp dụng cho tất cả các bộ vị trọng yếu trong một con người. Nghĩa là các bộ vị không được vi phạm các điều cấm kỵ của nguyên lý Âm Dương thích nghi. Nói khác đi. Không được phạm vào Âm Thác hoặc Dương Sai. Đi sâu vào phần chi tiết ta phân biệt:

a) Dương hòa

Tính cách Dương mãnh mẽ nhưng được tiết chế đúng mức cần thiết thì gọi là Dương hoà. Dương hoà bao gồm:

- Đầu tròn, đỉnh đầu bằng phẳng.

- Đầu hơi có góc cạnh, mặt hơi vuông vức, trán có xương tròn nổi lên rất rõ.

- Ngũ Nhạc nổi nhưng không quá lộ liễu, Sơn Căn nổi khá cao gần ăn thẳng lên Ấn

đường.

- Lông Mày mọc xếch lên cao và có uy lực, Lông Mày hơi có góc cạnh (hình thù long mày gập cong như hình chữ chứ không cong như hình bán nguyệt hoặc thẳng như chữ).

- Sợi Lông Mày hơi hướng về phía trên.

- Mắt có chiều dài rõ rệt và có tụ thần.

- Sắc diện hoà ái, chẳng cần phải lập uy mà vẫn có vẻ oai nghiêm tự nhiên.

- Nói năng mau chậm thích nghi với từng câu chuyện, tư tưởng khoáng đạt. Lâm sự quyết đoán chuẩn xác, xử trí quang minh. Đi đứng ung dung.

b) Âm thuận

Tính cách Âm rõ ràng nhưng không quá ủy mỉ hèn yếu thì gọi là Âm thuận. Được

coi là Âm thuận khi: 

- Đầu tròn, mặt hơi vuông nhưng vẵn không xoá hẳn được những nét tròn trịa.

- Ngũ Nhạc đều có dáng phảng phất hình tròn (nhưng không nổi bật các nét tròn đó)

- Sơn Căn mạnh mẽ có thế. Ấn Đường bằng phẳng, rộng

- Lông Mày hơi cong mà Mắt lại hơi dài (không được quá dài)

- Tiếng nói hơi nhỏ nhưng Âm Thanh rổn rản trong trẻo.

- Nói năng từ tốn, nhưng không chậm, phản ứng không nhanh nhưng không quá trễ hoặc lý lợm.

- Sắc diện hòa nhã khiến người ngoài dễ sinh thiện cảm.

- Xử sự ôn hòa.

c) Kháng dương

Tính cách Dương quá mạnh không có sự tiết chế đúng mức thì gọi là Kháng Dương. Các dấu chỉ của Kháng Dương bao gồm:

- Đầu tròn nhưng đỉnh đầu nhọn.

- Mặt có những bộ vị nổi tròn thành từng cục.

- Ngũ Nhạc nổi tròn mà đầu có dạng nhọn, nhỏ.

- Lông Mày ngắn mà cong hoặc ngắn mà thế của mày lại hướng lên.

- Mắt lồi mà tia Mắt lông lanh.

- Tai nhọn mà dựng đứng.

- Tiếng nói lớn nhưng giọng điệu quê kệch hoặc giọng rè.

- Tính tình nóng nảy thô bạo, xử sự sơ suất, không nghĩ trước, không lo sau khiến người quan sát thoáng qua đã nhận được ngay sự thô lỗ.

d) Cô Âm:

Chỉ có những cách Âm thuần tuý mà không cò Dương Tính để hỗ trợ thì gọi là Cô Âm. Đặc tính này được phát hiện ra ngoài qua các dấu hiệu sau:

- Toàn thể đầu và khuôn mặt đều là hình vuông, hoặc thiên về hình vuông, hoặc đầu lớn mà khuôn mặt lại quá nhỏ, không tương xứng

- Chính diện thì nhìn thấy bằng phẳng mà trắc diện lại thấy ở phần giữa lõm xuống

- Mắt xấu mà Lông Mày mọc lan xuống tận bờ Mắt hoặc Mắt sâu mà xương Lông Mày thô, hoặc Lông Mày quá đậm và ngắn

- Râu ria quá rậm rạp không thích nghi với tóc

- Tiếng nói có vẻ như khò khè ở cuống họng, điện nói chậm rãi mà trong đó lại chen kẽ Âm Thanh chói Tai hoặc nhanh mà đứt đoạn

- Sắc diện lúc nào cũng có vẻ u uất, xử sự quá tính toán, cân nhắc khiến người ngoài thoáng thấy là đã nhận ra ngay là con người ác hiểm

e) Âm thác, Dương sai:

Bản chất căn bản là Âm nhưng pha trộn quá nhiều Dương Tính khiến phần Âm trở thành thứ yếu thứ nhì gọi là Âm thác. Ngược lại bản chất căn bản là Dương nhưng mà Dương Tính quá yếu khiến chất Âm lấn rõ rệt gọi là Dương sai. Dưới đây là biểu hiện bề ngoài của hiện tượng trên

- Đầu tròn thuộc Dương, mặt vuông thuộc Âm, phía trước mặt thuộc Dương, phía sau gáy (ót) thuộc Âm, cho nên đầu lớn, mặt nhỏ, phía trước lớn và phía sau nhỏ gọi là Dương sai

- Đầu vuông thuộc Âm, mặt tròn thuộc Dương, nếu như hai phần đó quá sai lệch gọi là Âm thác

- Phần lồi trên khuôn mặt thuộc Dương, phần lõm trên khuôn mặt thuộc Âm. Do đó nếu Đông Tây Nam Bắc Nhạc nảy nở mà Trung Nhạc lõm xuống thì gọi là Dương sai. Tuy nhiên bốn Nhạc phụ tuy đều trũng xuống hoặc bị phá hãm chỉ có Trung Nhạc nổi cao một mình thì gọi là Âm Thác

- Chỉ có xương mà không có thịt, Mắt lộ mà không có Lông Mày người lớn, tiếng nhỏ gọi là Dương Sai. Có quá nhiều thịt mà thiếu xương, Lông Mày rậm rạp lan xuống bờ Mắt, chân tóc mọc thấp. Thiên Thương hẹp, nhiều râu ria mà giọng nói khô khan… đều được mệnh danh là Âm Thác

- Mặc tuy lớn, nhưng Sắc ảm đạm, thân hình tuy có vẻ nam tính mà bước chân lệch lạc ẻo lả như con gái thì gọi là Dương Sai. Thân hình nữ mà cử chỉ mạnh bạo cứng cỏi như Nam Giới thì gọi là Âm Thác.  Tóm lại vấn đề Âm Thác Dương Sai rất phức tạp, khó mà lĩnh hội toàn vẹn nếu không có kiến giải sâu rộng, quan sát tinh tế. Chương này chú trọng đặc biệt đến hai nguyên tắc căn bản của Dương Sai, Âm thác như sau:

1. Đàn ông được coi là thuần Dương mà lẫn lộn cá tính phụ nữ (bất kể phương diện gì:  đi, đứng, ăn, nói…) khá rõ thì gọi là chính Dương sai.

2. Đàn bà được coi là thuần Âm nếu pha trộn nam tính (dù về phương diện gì cũng

vậy) quá lộ liễu thì gọi là Chính Âm Thác. Từ 2 nguyên nhân căn bản trên, ta đi đến 4 hệ luận :

a) Bất kể nam nữ đều lấy Đầu, Âm thanh, cốt cách tượng trưng cho Dương chất. Cho nên, không cần biết thân hình lớn hay nhỏ, điểm căn bản là phải lấy cốt cách trầm ổn, vững chải, tiếng nói trong trẻo, rõ ràng có tiếng vang làm chính. Được như thế là cát tướng. Tiếng khô khan, Âm vận không có hoặc ngắn ngủi thì đầu thân hình lớn hay nhỏ đều không đáng kể gì vì đó là hung tướng, tượng trưng cho Dương sai.

b) Bất kể nam nữ, đều lấy khuôn mặt tượng trưng cho Dương, cho nên Ngũ Nhạc nổi rõ nhưng không quá lộ liễu và thô bỉ, Râu Tóc và Lông Mày thách nghi tương xứng là dấu hiệu cát tướng. Ngũ Nhạc phá hãm, Râu ria Lông Mày quá đậm là hung tướng và đó bị gọi là Âm thác.

c)Thân hình to lớn khôi ngô mà Khí phách nhỏ hẹp, xử sự thô lỗ, âm hiểm tàn nhẫn, chấp nê tiểu tiết, không biết quyền biến, đó là Dương không khống chế được Âm nên gọi là Dương sai.

d) Người nhỏ mà xử sự xô bồ không có giới hạn Khí phách cuồng ngạo chỉ biết tiến mà không biết thoái lui khi cần đó là Âm không kiềm chế được Dương nên gọi là Âm thác.

III-ỨNG DỤNG CỦA NGŨ HÀNH TRONG NHÂN TƯỚNG HỌC :

Dựa trên quan niệm triết lý Thiên Địa, vạn vật đồng nhất thể(trời đất vạn vật cùng 1 bản thể nguyê n khởi), người Trung Hoa đã đem những lập luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành áp dụng rộng rãi vào lĩnh vực Nhân tướng học.

Người xưa tin rằng khi Âm Dương phối hợp và chuyển hóa để sinh ra muôn vật thì cái linh Khí nhẹ nhàng tinh khiết gọi là linh khanh bay lên để tạo thành trời cao, phần nặng nề, ô Trọc gọi là trọng Trọc lắng xuống dưới tạo thành đất, vật nào trong lúc hình thành hấp thu được nhiếu Thanh Khí thì bản tính linh mẫn, hấp thụ được ít Thanh mà nhiều Trọc thì bản tính ngu độn. 

Con người là 2 trong muôn loài của tạo hóa nhưng nhờ có trí óc linh mẫn mà hiểu thấu được sự vận chuyển nhiệm mầu của tạo hóa nên tự cho là vật tối linh trong muôn vật (nhân vi vạn vật chi linh). Quan niệm trên đã có từ thời thượng cổ, Khổng Tử đã định nghĩa con người trong sách Lễ kí như sau: "Người là kết quả phối hôp Âm Dương tụ hội quỷ thần, tụ Khí của Ngũ hành mà hình dạng, phẩm cách: Nhân giả Ấn Đường chi giao, quỷ thần chi hội, ngũ hành chi tú Khí dã". Vì là vật tối linh trong muôn loài, bao gồm tất cả Khí thiên trong vũ trụ nên con người tự xếp mình ngang hàng với hai thể lớn lhác của vũ trụ là Trời và Đất để trở thành Tam tài : Thiên, Địa, Nhân.

Thấm nhuần triết lý trên, các nhà nhân tướng học từ đời Tống trở về sau, coi con người là 1 tiểu vũ trụ và bằng lối lý luận loại suy, tất cả quan niệm Âm Dương, Ngũ hành lẫn các quan niệmkhác của đại vũ trụ đều được áp dụng vào tiểu vũ trụ. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy Bộ vị của con người được gán cho các hình thái hay ý nghĩa của đại vũ trụ. Ngay cả nguyên tắc giải đóan của nhân tướng học cũng chịu ảnh hưởng sâu rộng của triết lý Thiên nhân tương dữ (trời và đất có liên hệ với nhau).

a) Phân loại các màu da theo Ngũ hành: 

Như đã nói ở trên, năm màu ứng với năm Hành, nhưng khi áp dụng vào nhân tướng học, các màu đó biến thái rất nhiều và chịu ảnh hưởng của định luật Thanh Trọc chi phối để thành chính hay phá cách.

1-Sắc da thuộc Mộc (màu Xanh)

a) Chính cách: màu xanh lơ như da trời vào buổi sáng, l úc ánh Thái dương chưa xuất hiện, dáng vẻ tươi mịn nhưng không quá bóng bẩy như bôi dầu mỡ. Màu hợp cách như trên gọi là thiên Sắc.

b) Phá cách: màu da xanh mét như vết thương bị đánh bằng roi gậy hay da xạm, khô cằn, là màu xanh phá cách, tục gọi là tà Sắc.

2-Sắc da thuộc Hỏa (màu hồng hay tía)

a) Chính cách : màu hồng hào như màu ráng chiều phản ứng mặt trời hay như Sắc mặt cua người uống nhiều rượu, hồng và Sắc tươi mát mới gọi là thiên Sắc.

b) Phá cách: hồng tươi pha đỏ bầm như màu huyết dụ (ví dụ như các vết đỏ của mụn nhọt) hay thô xạm là phá cách về màu da (tà Sắc).

3-Sắc da thuộc Kim (màu trắng)

a) Chính cách: màu trắng ngà như màu ngọc trai và sáng sủa, tươi thắm gọi là thiên Sắc.

b) Phá cách: trắng muốt như tuyết, bóng như lòng trắng trứng gà hay thô như màu của muối mỏ hoặc lốm đốm như má đàn bà dội phấn không đều, chỗ dày chỗ mỏng là phá cách (tức là tà Sắc).

 

4-Sắc da thuộc Thủy (màu đen)

a) Chính cách: màu đen trong lĩnh vực nhân tướng học không phải màu đen tuyền như nguời Phi châu (nègre) mà là ngăn ngăm đen đều khắp khuôn mặt, nhuận trạch mới coi là thiên Sắc.

b) Phá cách: màu đen mà trông có vẻ tối khám như hung khói. ảm đạm như mù lúc

trời sắp mưa hay quá đen và thô như da nguời bị phơi nắng lâu ngày đều là tà Sắc.

5-Sắc da thuộc Thổ (màu vàng)

a) Chính cách : vàng nhạt và tươi như lông gà vịt mới nở

b) Phá cách: vàng sậm như củ nghệ, vàng xạm như lá úa, dáng vẻ khô xạm là các màu vàng thuộc tà Sắc. Nói một cách tổng quát, tà Sắc là biểu tượng bất thường, dù là màu gì cũng vậy.

Thông thường thì: 

Tà Sắc trắng chủ về buồn thương, về tình cảm và tang chế. 

Tá Sắc hồng chủ về lo lắng, quan tụng.

Tá Sắc xanh chủ về bệnh hoạn tổng quát.

Tà Sắc đen chủ về chia ly, chết chóc (thường là bất đắc kì tử).

Tà Sắc vàng chủ về suy nhược nội tạng.

b) Phân loại giọng nói theo Ngũ hành:

Tuy các âm giải Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ bị Ngũ hành hóa để trở thành các âm Thổ, Kim, Mộc, Hỏa, Thủy nhưng trong nhân tướng học, chúng chỉ dùng để chỉ các giọng nói tự nhiên hàng ngày nghĩa là chỉ có ý nghịa về Âm Sắc chứ không phải là Âm giải trong lĩnh vực Âm nhạc. Áp dụng nguyên tắc Thanh, Trọc vào lĩnh vực Âm Sắc, người ta cũng phân ra giọng tốt và xấu trong mỗi Hành.

1- Giọng Kim (còn gọi là Thương Thanh)

Nói chung, giọng kim êm mà không ướt, rõ mà không khô, Âm điệu chắc chắn mà lớn, tiếng vang truyền đi xa. Giọng Kim chia 2 loại tùy theo Âm lượng Thanh Trọc:

a)Giọng Kim chính cách: giọng nói sang sảng, trong trẻo như tiếng khánh, khiến người nghe ý thức được Âm lượng chắc chắn,  đầy đủ, vững chải, tiếng dội đi xa.

b) Giọng Kim phá cách: Âm điệu vẫn có đặc tính hcung của Kim Thanh nhưng giọng rè, tẻ nhạt, không có tiếng vang tương tự tiếng phèn la.

2- Giọng Mộc (còn gọi là Giốc Thanh)

a) Chính cách: giọng trong trẻo, có sinh Khí, Âm lượng tròn trịa ở xa vẫn nghe được rõ ràng, dù người nói chỉ vận dụng Âm Thanh một cách bình thuờng, không cần gắng sức.

b) Phá cách: Giọng nói trong nhưng không có tiếng vanh vì Âm lượng quá ít tương tự như tiếng tre mục bị bẻ gãy, vừa dứt tiếng thì Âm vang cũng tắt theo.

3- Giọng Thủy (còn gọi là Vũ Thanh)

Giọng trong và nhẹ, nhanh mà vẫn nghe được đầy đủ câu nói lẫn dấu giọng. Giọng Thuỷ chia làm hai loại :

a) Hợp cách: giọng có vẻ lành lạnh, tiếng nói nhanh, không nuốt tiếng, không biến giọng, Âm lượng vừa đủ chứ không vang xa như giọng Kim hay Mộc.

b) Phá cách: gịong nói thô thiển, tiếng nói quá nhanh thành thử câu nói bị nuốt tiếng, Âm lượng ít khiến người nghe không nghe đủ hết câu nói

4- Giọng Hỏa (còn gọi là Chủy Thanh)

Tiếng khàn khàn như tiếng vịt đực, người sành Âm điệu có thể nhận ra Âm Hỏa tuy cao vút như bị uất nghẹn trong yết hầu, làn hơi như bị nén xuống trước khi phát ra Thanh tiếng chứ không được suông sẻ như giọng khác. Tùy theo tính cách Thanh Trọc của Âm lượng, ta phân chia thành 2 loại :

a) Hợp cách: giọng nói cao, khan và gằn mường tượng như người đang giận dữ mà cố nên giọng mà nói. Tuy Âm lượng vẫn đều hòa không vấp váp, nhưng người rành phép thẩm Âm vẫn phân biệt được tính cách nóng nẩy của Âm điệu.

b) Phá cách: giọng khàn như người khô cổ sắp bị hết hơi, và gằn mạnh từng tiếng hay nhóm tiếng, Âm lượng không được liên tục va 2không có tiếng vang.

5- Giọng Thổ (còn gọi là Cung Thanh)

Giọng Thổ Âm Thanh lớn, chậm rãi, nặng nề,  trầm ngâm, vang khá lâu, tương tự như tiếng đại hồng chung của ácc chùa chiền. Dựa vào tính cách Thanh Trọc, trường đoản của Âm luợng phát ra, ta phân biệt :

a) Hợp cách: tiếng lớn, giọng nặng nề, chậm chạp, trầm và ấm, Âm vang nhất so

với giọng Kim, Mộc, Thủy và Hỏa cách xa 3 trượng mà vẫn nghe được rõ ràng khi người nói phát Âm một cách tự nhiên.

b) Phá cách: giọng trầm nhưng trì trệ, không lưu loát, tiếng quát quá nhỏ hoặc Âm lượng hỗn tạp: to nhỏ xen kẽ lẫn nhau hay có tiếng Âm vang

Nói chung, Âm điệu  giúp chúng phân biệt được 5 giọng của Ngũ Thanh, còn Âm lượng cho phép ta được hợp cách hay phá cách của giọng nói.

c) Phân loại hình tướng theo Ngũ hành :

Xét về phương diện xếp loại các loại hình tướng điển hình từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, kể từ thủy tổ y học Tây phương là Hippocrate đến Kretschemr. . . người ta đã đưa ra nhiều lối khác nhau nhưng không có lối xếp loại nào vừa căn cứ vào các nét đặc thù của thân thể một cách tỷ mỷ vừa phối hợp theo một triết lý siêu hình như lối phân loại Ngũ hành hình tướng theo tướng học Trung Hoa.

 

IV. KHÁI LUẬN VỀ NGŨ HÀNH HÌNH TƯỚNG :

Mộc Kim Thủy Hỏa Thổ chính liệt phá Bàn về các loại hình tướng căn bản của con người, nhà tướng học nổi danh về đời nhà Tống là Ma Y đã nói:  "con người hấp thu linh Khí của Âm Dương trong vũ trụ mà thành hình tướng. Vì bẩm sinh thọ Khí của Trời Đất mà có tinh thần nên hình tướng không thể vượt qua khỏi phạm vi của Ngũ Hành. Cho nên trong năm Hành: Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ (tượng trưng cho năm đặc chất của vũ trụ) mà có được hình tướng đúng cách cục thực sự của một hành thì dẫu không quý cũng được hưởng phúc lộc. 

"Ngũ hành hình tướng tuy chia ra gầy mập, ngắn dài nhưng lại cần phối hợp với ngũ Sắc để làm căn bản. Khi bàn về sự Thanh Trọc của hình hài, tinh thần, vũ Khí đều dựa vào các điểm cất yếu sau đây:

- Người hình Mộc nói chung thân hình diện mạo đều cao gầy, Mắt và Lông Mày thanh tú, da xanh

- Người hình Kim nói chung thâân hình diện mạo vuông vức, mặt mày sáng sủa, Sắc da trắng.

- Người hình Hỏa nói chuung thân hình diện mạo đều thiên về dưới to trên thon nhọn, Sắc da đỏ hồng.

- Người hình Thổ nói chuung thân hình diện mạo đầy đặn, thịt xương rắn chắc.

- Bởi vậy, khi bàn về hình tướng theo Ngũ hành ta cần xem hình tướng kẻ đó thuộc về hành nào để biết có hợp cách cục hay không"

- Hợp ở đây theo quan niệm của Ma Y là toàn thể thân mình, diện mạo thịt xương,

các bộ vị, màu da, giọng nói có hoàn toàn đúng chính cách hay liệt vào phá cách.

- Tướng pháp bàn về các loại hình tướng Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, nhưng ta cần

phải biết là trong mỗi hành tự nó đã bao hàm cái nguyên lý sai biệt phi thường, biết khái quát về mỗi hành chưa đủ vì ngay trong một loại hình tướng cũng có loại này khác bởi lẽ mỗi hành được phân chia thành nhiều thứ bậc khác nhau.

- Bàn về Kim, ta thấy có rất nhiều loại Kim, chẳng hạn có lọai kim ròng được luyện trong lò, co loại Kim lẫn lộn với đất cát, lại có kim cặn bã đọng lại ở thành nồi luyện.

- Bàn về hành Mộc, ta thấy nào là loại tùng bách quanh năm xanh tươi, nào là loại gỗ quí, sống hàng ngàn năm, cao hàng trăm trượng, dùng làm cổ trụ, mào là loại kỳ hoa dị thảo để trang trí chốn cung đình, cũng như có loại thảo mọc hoang dã chỉ để làm củi chụm phân bón.

- Bàn về hành Thủy cần phải phân biệt các loại nước suối Thanh khiết, từ các cao phong hiển tuấn đổ xuống có loại nước trường giang đại hải, lại có nước đục do đường mương cống rãnh đổ ra.

- Bàn về hàng Hỏa thì thấy có loại lửa mặt trời, không đâu là không chiếu rọi tới, có loại lửa trong lò lớn hừng hực nóng bỏng, có loại lửa lập lờ cũng có loại lửa Âm ỉ do đám củi ướt, cỏ mục tạo nên.

- Bàn về hành Thổ cũng vvậy, có loại đất tinh Thanh do sơn hà kết tụ lại rắn chắc và phong phú, có loại đất phù sa do đá vụn, cát bùn bồi đắp, có loại đất do cây cối mục nát hòa với tro bùn mà thành.

Bởi vậy, Ma Y tổ sư đã nói:  "Tướng tuy bàn về Ngũ Hành nghĩa là lấy Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ làm căn bản, nhưng cái lý ảo diệu chính là ở chỗ mỗi hành có những thứ bậc tốt xấu khác nhau. Cho nên có gốc rễ chưa đủ ta cần phải lấy sự Thanh tú cua mày mặt, sự ngay ngắn rõ ràng của Mũi Miệng, sự sáng láng của tinh thần, sự rộng rãi của Khí vũ làm cành nhánh, hoa lá thì mới diễn đạt được hết cái tính uyên thâm của Ngũ hành hình tướng".

1. ĐẶC TÍNH CỦA NĂM LOẠI HÌNH TƯỚNG CƠ BẢN :

Căn cứ vào Ngũ hành, tướng học Trung Hoa đã xếp loại con người thành năm hạng điển hình gọi là Kim hình, Thổ hình, và Hoả hình. Mỗi loại trên lại chia thành chính cách, liệt cách và phá cách.

a) Hình Kim :

Đặc điểm khuôn mặt: các nét chính của khuôn mặt đều gần như ngay thẳng, tạo thành hình vuông hay chữ nhật khá rõ ràng.

Đặc điểm thân hình: vóc dáng trung bình về cả bề ngang lẫn bề cao, xương thịt cân

phân, Sắc da trắng.

KIM HÌNH CHÍNH CÁCH:

- Thân thể tay chân tròn lẳn, rắn chắc, các bộ vị chính yếu của khuôn mặt như Cằm, trán, Tai, Miệng và đầu. . . đều có dáng vuông vức (gọi là Ngũ phương).

- Sắc da trắng ngà, tươi mát.

- Tiếng nói sang sảng, giọng cao vừa phải,  Âm lượng ấm cúng và có tiếng vang.

- Về cá tính, điểm nổi bật ở người Kim, vềmặt đạo đức là sự tôn trọng đạo nghỉa (có thể theo quan niệm riêng của họ). Người Kim rất có thể là kẻ tàn nhẫn, mưu trí nhưng tất cả những xảo thuật cũng như mọi phương tiện khác nhau đều được hướng theo mục tiêu Nghĩa hiểu theo quan niệm riêng của Người hình Kim.

Tóm lại, nói một cách tổng quát, tất cả các bộ vị của người hình đều ở mức trung bình về kích thước và rất ngay ngắn. Nói khác đi, hình thể và Khí Sắc phải tương xứng, thần Khí trong sáng nhưng điều hoà,  không quá lạnh lùng.

KIM HÌNH LIỆT CÁCH :

- Đầy đủ đặc tính tổng quát của hình Kim, nhưng xương thịt bất quân xứng (hoặc xương nhiều hơn thịt, hoặc thịt nhiều hơn xương).

- Đầy đủ đặc tính của hình Kim về khuôn mặt nhưng quá cao hoặc quá lùn.

- Gịong Kim rè hoặc Sắcc Kim trắng bóng.

- Ngón tay quá dài, quá ngắn hoặc quá lớn, đầu ngón tay lại tròn hoặc nhọn.

- Thần Sắc tẻ lạnnh.

- Mày râu tóc da ảm đạm, thiếu sự sang sủa.

- Không đủ tướng Nggũ phương bại cách.

KIM HÌNH PHÁ CÁCH :

- Có tướng Ngũ phưonng mà Tam Đình, Ngũ Nhạc bất quân xứng hoặc lệch lạc.

- Có khuôn mặt vuông hoặc ch&ữ nhật mà Ngũ Quan thiếu ngay ngắn hoặc thiếu phối hợp.

- Khuôn mặt hình Kim mà các bộ vị của khuôn mặt không có dạng hoặc đường nét

vuông vức.

- Mắt không có chân quang, giọng thuộc hành khác, thuộc loại xung khắc và phá Âm. 

Khi bị liệt cách nặng hoặc phá bị phá cách thì tướng học gọi đó là trườnh hợp chỉ có Kim hình chứ không có Kim tinh. Do đó, các đặc tính tốt đẹp của hình Kim bị giảm thiểu hoặc không còn áp dụng cho các loại có khuyết điểm đó nữa.

b) Hình Mộc :

Đặc điểm tổng quát của khuôn mặt: nhìn một cách khái quát, đặc tính dễ nhận thấy

về khuôn mặt của người Mộc là có dạng trái lê lật ngược (Giáp Mộc) hoặc hình tam giác nhọn lật ngược (Ất Mộc), màu da hơi xanh.

Đặc điểm thân hình: thân thể Người Mộc phát triển bề cao rất rõ, còn bề ngang lại kém phát triển. Do đó, thân mình, tứ chi, cổ đầu, ngón tay đều thon dài. Người Giáp Mộc thì thân thể quá mảnh mai, lưng gù, tay cong, đi đứng rụt rè ẻo lả.

MỘC HÌNH CHÍNH CÁCH :

- Khuôn mặt có hình dạng trái lê lật ngược, nét mặt gân guốc khoẻ mạnh, Sắc da hơi xanh đen.

- Thân hình, tứ chi, cổ và ngón tay đều thẳng tuột và thon dài (Tướng Ngũ trường).

- Các bộ vị chính yếu ccủa khuôn mặt như Lông Mày, Tai, Mũi, Miệng đều hẹp, dài và thẳng thắn. Đặc điểm nổi bật của người hình Mộc chính cách là mày thanh, Mắt

sáng, Môi hồng, chỉ tay nhỏ và nhiều, Khí thế vững vàng lanh lợi.

- Về cá tính, điểm nổi bật nhất của người Mộc chính cách là đức Nhân theo chiều

hướng Mộc Nhân Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân. Làm gì, nhận xét ai, người có tính

mộc thường tự đặt mình vào tâm trạng và hoàn cảnh kẻ khác. Bởi vậy, kẻ có Mộc tính thường dễ dàng thông cảm với tha nhân, không đòi hỏi ở kẻ khác quá nhiều nhưngchính vì vậy mà thường có tính khinh thế ngạo vật.

MỘC HÌNH LIỆT CÁCH :

Liệt cách là có khá đủ những nét chính của hình Mộc thuần túy nhưng phạm vào các khuyết điểm sau:

- Tai và cánh Mũi quá mỏng.

- Lông Mày quá đậm và thô hoặc quá nhạt mà nhỏ tuy rằng vẫn có chiều dài quá Mắt.

- Thân hình và tứ chi quá khẳng khiu mà lại cong quẹo, lưng gù tay hay chân lệch lạc

- Cằm quá dài và nhọn, quai hhàm quá hẹp.

- Giọng nói yếu ớt, khôông có Âm lượng.

- Dáng điệu uỷ mị, e lệ như con gái, Sắc da xanh mướt.

MỘC HÌNH PHÁ CÁCH :

Đi ngược lại các đặc điểm đặc thù của hình Mộc thì gọi là phá cách. Phá cách bao gồm các đặt điểm sau:

- Thân hình lùn mập, cổ ngắn, tứ chi ngắn, ngón tay thô, chỉ tay mờ và ít.

- Hói đầu hay quá ít tóc và không có râu ria.

- Lông Mày sợi thô ngắn, hay đậm mà lại mọc úp xuống hay nghịch lên chứ không xếp xuôi theo chiếu từ đầu Mắt tới đuôi Mắt.

- Mũi ngắn, trũng xuống, Chuần Đầu nhỏ nhon, thân Mũi trơ xương hay Môi dày.

- Nước da vàng vọt. hkô xạm hay có màu tím.

- Râu tóc màu hung hay vàng khè.

- Mắt không có thần quang, mày không có tú Khí.

- Có tướng Ngũ trường mà Ngũ Quan không phối hợp điều hòa.

- Giọng trầm và rè.

Người Mộc chính cách gọi là Giáp Mộc, Mộc hình liệt cách hay phá cách thường gọi là Ất Mộc. Giáp Mộc chuẩn về trí tuệ quý hiển còn Ất Mộc chủ về non yểu hay lận đận về công danh gia vận.

c) Hình Thủy: (Thủy hình nhân)

Đặc điểm tổng quát về khuôn mặt: Mặt tròn trịa, Ngũ Quan đầy đặn, ít xương nhiều thịt, Cằm xệ và có 2 nấc, cổ ngắn và mập mạp.

Da ngăm đen. Đặc điểm thân hình: Thân mình tròn mập, nặng nề, vai tròn, thịt bệu, dáng dấp đi dấp đứng chậm chạp có vẻ trì trệ.

THỦY HÌNH CHÍNH CÁCH:

Đầu tròn, mặt tròn và lớn hợp đúng tướng Ngũ viên (đầu tròn, Mắt tròn, mặt tròn và Cằm tròn trịa). Hơn đâu hết, người Thủy đúng cách thượng thừa phải có "Tứ đậu"hợp cách, Người Thủy đúng cách thượng thừa phải có Tứ đậu hợp cách (Tai Mũi Miệng Mắt) Thủy tính nghĩa là: Tai phải tròn, có Thùy châu rất rõ, Luân Quách phân minh nhưng dẻo dai.

- Mắt phải lớn và hơi lồi, có thần quang. 

- Mũi phải có Gián Đài, Đình Úy phân minh, lỗ Mũi che kín, Chuần Đầu lớn và tròn.

- Miệng phải rộng, Môii phải dày, có Lăng Gíac phân minh và trên dưới cân xứng.

- Thân hình phát triển bề ngang một cách rõ ràng nhưng dưới trên cân xứng.

- Thân hình phát triển bề ngang cách rõ ràng nhưng dưới trên phải cân xứng trầm ổn.

- Tay chân ngắn hơn thân mình tròi trịa mập mạp, xương lẳn, mỡ nhiều, dáng vẻ có nặng nề nhưng không có vẻ mệt mỏi.

- Sắc da ngăm đen nhưng tươi nhuận.

- Giọng nói trong trẻo, tiếng nói lanh lẹnhưng không nuốt và có Âm vang.

- Động tác khóag đạt, bước chân nhẹ nhàng, Khí Sắc Thanh thản.

- Lông Mày ngắn nhưng sợi mịn và bóng bẩy.

- Đặc tính trí tuệ trội yếu nhất của Thủy hình đúng cách là khôn khéo, mềm mỏng, giỏi giao tiếp.

THỦY HÌNH LIỆT CÁCH:

- Đầy đủ các điều kiện về hình thức của hình Thủy nhưng thịt da quá mềm(tục gọi là béo bệu), gân xương quá nhỏ.

- Đầy đủ các điều kiện về hình thức của Thuỷ giữa Thanh Âm nhưng không phải loại Thủy Thanh chính cách.

- Có tướng Ngũ viên nhưng Tứ đậu không được sáng sủa đầy đủ hay thuộc loại Trọc.

- Có Thủy hình tương  phối nhưng hội đủ điều kiện Ngũ viên, chẳng hạn Môi quá mỏng, Tai quá nhỏ…

THỦY HÌNH PHÁ CÁCH:

- Mặt tròn đầy nhưng Tứ đậu không hợp Thủy cách.

- Hợp Thủy hình thần hôn Sắc ám, cước bộ hoặc nặng nề hoặc rối loạn.

- Tứ đậu tương phản về tính chất hoặc hình dạng.

- Có Thủy hình mà không có thấy Sắc hoặc Thủy Âm.

- Khuôn mặt thuộc Thủy nhưng Ngũ Quan, Tứ đậu lệch lạc hoặc thân hình không đúng Thủy cách, chẳng hạn mặt mập người ốm, thân trên mập thân dưới thon. . .

d) Hình Thổ:  (thổ hình nhân)

Đặc điểm khuôn mặt: khuôm mặt hoặc bầu dục hình tròn trông tương tự như hình Thủy nhưng các Đặc điểm thân mình: tương tự như Thủy hình nhưng người Thủy mập mỡ, người Thổ mập thịt, vai rộng, mông to, bụng ngực tương đồng, dáng đi mạnh mẻ vững vàng.

THỔ HÌNH CHÍNH CÁCH :

Thổ tín Thổ trọng

- Vai lưng rộng, thẳng, tròn đầy.

- Chân tay to lớn, chắc chắn, tứ chi ngắn hơn thân mình và không lộ gân xương.

- Toàn thân có tướng Ngũ hậu (đầu cổ lớn và vững, Tai lớn, dầy, có thùy châu tròng và Luân Quách phân minh, mặt tròn nhiều thịt, trông chắc chắn, chân tay tương xứng với thân mình và chắc chắn, vững chãi)

- Mắt có dạng dài, không sâuu, không lộ.

- Bề rộng Lông Mày ở mức trung bình, bề dài tối thiểu phải bằng chiều dài của Mắt.

- Tam Đình Ngũ Nhạc đầy đặn, điều hòa đắc thế.

- Sắc da vàng nhuận.

- Tiếng nói lớn chậm rãi, ấm và ngân vang như đại hồng chung.

- Đặc tính trội yếu nhất của người Thổ là thủ tín.

- Người Thổ chính cách Khí Sắc không tạp, tinh thần không loạn, cử chỉ đĩnh đạc có tiết độ, lâm sự vẫn giữ được thần thái an tĩnh.

Nếu đầy đủ tất cả các đặc thái trên mà hình thể nặng nề, tâm mưunsâu Sắc thì gọi là Thổ trọng. Chỉ có Thổ trọng thuần túy mà không có Mộc chất thì rất khó phát đạt.

THỔ HÌNH LIỆT CÁCH

- Có đủ đặc tính hình thể của Thổ nhưng Ngũ Quan có một quan quá nhỏ hoặc không đúng Thổ cách hoàn toàn.

- Đầy đủ Thổ hình mà Khí phách hẹp hòi, độ lượng nông cạn, âm hiểm tiểu tiết thì liệt về Thổ tính

- Đầy đủ diện mạo Thổ mà thân mình trên to dưới nhỏ mất thế quân bình.

- Đầy đủ diệnn mạo, hợp Thổ cách mà bước chân phiêu hốt như người yếu gân xương.

- Đầy đủ Thổ cách về diện mạo mà tiếng nói quá nhỏ, quá cao.

- Qua nhiều râu tóc hoặc qua ít râu tóc mặc dầu hoàn toàn hợp Thổ cách, hoặc Sắc da thuộc Thổ loại tà Sắc.

- Tướng Thổ trọng mà lại thiếu Mộc chất.

THỔ HÌNH PHÁ CÁCH :

- Không phải Thanh Thổ hoặc Sắc Thổ.

- Các bộ vị căn bả;n như Mũi Tai Miệng không hợp với Thổ cách

- Diện mạo Thổ mà thân mình không phải thuộc Thổ cách.

- Khí ám Sắc trệ.

- Không có đủ các đặc tính Ngũ hậu mà lại còn bị khắc phá bởi các Hành khác.

e) Hình Hỏa: (hỏa hình nhân)

Đặc diểm khuôn mặt: Khuôn mặt giống như hình tam giác (đầu thon dài, Thiên Đình hẹp nhọn, Hạ Đình nảy nở), râu tóc ít, các bộ vị quan trọng trên khuôn mặt đều lộ, Sắc da hồng hào.

Đặc điểm thân mình: Thân vóc trung bình, thường thì xương thịt quân phân, vai thon, hông nở, chân tay gân guốc nhưng quắc thước tự nhiên.

HỎA HÌNH CHÍNH CÁCH

- Tam Đình tuy bình đẳng nhưng mỗi Đình đều phảng phất những nét thon nhọn phía trên hoặc dưới.

- Có tướng Ngũ lộ ((lộ mi, lộ nhãn, lộ sỉ, lộ tỵ, lộ nhi) nhưng lộ mà Trọc trung hữu

Thanh.

- Râu ria tuy ít nhưng mềm mại tươi tắn.

- Điệu bộ lanh lẹ, linh hoạt tuy bồn chồn nóng nảy mà vẫn giữ được tiết độ, tháo

vát, không tháo thứ.

- Sắc da hồng hào khoẻ mạnh

- Chân tay tuy gân guốc nhưng không cong quẹo.

- Khí Sắc không tạp, tinh thhần không loạn, dù có nằm lâu cũng giử dđược tư thế ổn định.

- Phẩm tính đặc thù của Hoả hình là giữ được Lễ (ở đây nghĩa là ự tiết chế được

phản ứng dù trong lúc cuồng nộ)

HỎA HÌNH LIỆT CÁCH

- Diện mạo, thân hình đúng Hỏa cách mà Sắc và Âm thuộc loại tà Sắc, tà Thanh.

- Không hội đủ tướng Ngũ lộ hoặc có tướng Ngũ lộ mà thuộc loại Trọc (nghĩa là không có thần hoặc tú Khí ẩn tàng sau các bộ vị lộ đó).

HỎA HÌNH PHÁ CÁCH

- Tam Đình Ngũ Nhạc bất quân xứng.

- Miệng rộng Môi dầy, mày thanh Mắt sang nhưng không lộ và Luân Quách phân minh lại có Thùy châu, Mũi cao và thẳng chứ không lộ.

- Râu tóc nhiều và xanh đen.

- Người mập mà da lại trắng hoặc xanh.

- Hoả hình không thuần túy hooặc pha lẫn các hình của các Hành khác xung khắc với Hỏa.

 

2. MỘT VÀI QUAN NIỆM CỦA CÁC TƯỚNG HỌC GIA TRUNG HOA VỀ NGŨ HÀNH HÌNH TƯỚNG :

a) Hình Kim

- Người hình Kim dáng dấp đĩnh đạc, diện mạo vuông vắn, ngay thẳng, bộ vị bất phàm, Sắc da trắng ngà mà thuần khiết, xương thịt chắc chắn mà không lộ. (Thần dị phú do Trần đoàn chú giả )

- Người hình Kim có các bộ vị ngay ngắn suông sẻ, Tam Đình cân phân và đới

vuông. (Phong giám tập)

- Dấu hiệu đặc biệt của người hình Kim là vuông vắn. Người Kim chân hình chính

cục có tướng Ngũ phương (mặt vuông, trán vuông, Cằm vuông, Tai vuông, đầu ngón tay và hình dạng bàn tay vuông) Khí Sắc không tạp, tinh thần không loạn, cử chỉ đoan trang, ngồi lâu mà vẫn giữ được tư thế ổn trọng. Kẻ mà có đủ các điều kiện trên thì tất nhiên sẽ có tính Kim (nghĩa) (Thành hòa tử)

- Người Kim chính cách khuôn mặt đới vuông, mày thanh Mắt khiết, tầm vóc trung bình, eo lưng tròn đầy nhưng bụng không xệ, Môi răng hoà hợp thích đáng, nước da trắng ngà tươi nhuận, Khí Sắc thanh tú tự nhiên.

Nếu thần Khí quá thanh khiết, Sắc mặt lạnh lẽo, Sắc da trắng bóng như thoa dầu, Mũi lớn, Mắt lồi là liệt cách, chủ về thọ mạng ngắn ngủi, công danh trắc trở.

Nếu chỉ đúng cách về hình hài mà thần hôn Khí Trọc, mày thô, Tai nhọn, Mũi lệch, ngón tay dài nhọn là tướng phá cách, chủ về hậu vận không ra gì. Thần tướng toàn biên và Thủy kính tập

b) Hình Mộc

Người Mộc thân hình xuôi thẳng, cao ốm, xương gân vững chắc, Sắc da hơi xanh. (Thần dị phú)

Hình Mộc thân hình cao ốm, xương gân thẳng tấp, tinh anh tú Khí hiện rõ ở lông mày và Mắt. (Phong giám tập)

* Đặc trưng quan trọng nhất của người hình Mộc là thon dài ngay thăng nên người hình Mộc không ngại vấn đề gầy ốm. Người Mộc chính cách phải hội đủ tướng Ngũ trường, Khí Sắc không tạp, tinh thần không loạn, cử chỉ ôn hòa bình đạm, bước đi thanh thản. Hội đủ các điều kể trên thì sẽ có tính Mộc (đặc biệt là đức Nhân) (Thành Hòa Tử)

Người Mộc chính cách thì hình hài xuôi thẳng, thon gầy, Mắt sáng và có tụ thần, mày râu và tóc Thanh nhã, Môi hồng, ngón tay thon dài, chỉ tay nhỏ và rõ, eo lưng thon hẹp, da mịn, Âm thanh cao và trong trẻo. Nếu tay chân hoạc thân hình nghiêng lệch, da khô, thịt bệu, hoặc lộ xương, gân tạp loạn là liệt cách. Xương thô, người mập và lùn, lưng cong, thân hình trường đoản tạp loạn, thần hôn Khí Trọc là phá cách. (Thủy kính tập và Thần tướng toàn biên)

c) Hình Thủy

Người hình Thủy mặt Mũi tròn đầy, dáng vẻ nặng nề, vai tròn, bụng xệ, Sắc da ngăm đen (Thần dị phú)

Tính cách nổi bật nhất của hình Thủy là mày ngắn và có vẻ thô, Mắt lớn và tròn, Tai dày và có Thùy châu, mập lớn, Luân Quách phân minh, hình dạng Tai tròn, thầ n Khí Thanh thản. Như thế là đúng Thủy cách vậy. (Phong giám tập)

Căn bản của hình Thủy là tròn. Người hình Thủy chính cáchphại có đủ tướng Ngũ viên, Khí Sắc không tạp, tinh thần không loạn. Cử chỉ khoáng đạt, bước đi nhẹ nhàng, vững chãi. Có đủ các điều kể trên thì trong Ngũ thường đức tính trội nhất là Trí. (Thành Hòa Tử)

Người Thủy đắc cách về hình hài là mập tròn, Tứ đậu (Tai, Mắt, Mũi, Miệng) đầy đặn tươi sáng, Khí Sắc không tạp, tinh thần sáng láng Thanh nhàn, tiếng nói lanh lẹ trong trẻo rõ ràng. Nếu mập mà xương yếu thịt bệu, thần Khí đoản Trọc, Sắc thái khô cằn, tiếng nói vấp váp hay nuốt tiếng nghẹn hơi là liệt bại cách không chết yểu thì cũng bệnh tật liên miên, chung thân hao bại. (Thủy kinh tập và thần hướng toàn biên)

d) Hình Hỏa :

Nguời hình Hỏa dáng dấp nhậm lẹ, dù mập hay gầy thì khuôn mặt cũng có các nét gân guốt thon nhọn, Khí chất nóng nảy Sắc da  hồng hào như người vừa uống rượu. (Thần dị phú)

Đã là người thuộc hình Hỏa thì thân thể lẫn khuôn mặt đều trên hẹp, dưới rộng, cử chỉ có vẻ tháo cấp bất định, râu ít tóc thưa, Mắt lồi, Mũi lộ. (Phong giám tập)

Người Hỏa chủ yếu ở chỗ lộ liễu, Người hình Hỏa chính cách có tướng Ngũ lộ (Lông Mày lộ, Mắt lộ, Mũi lộ, răng lộ, Tai lộ) Khí Sắc không tạp, tinh thần không loạn, nằm ngồi lâu mà vẫn giữ được tư thế ổn định. Dược như thế thì đức tính trội yếu nhất sẽ là Lễ. (Thành Hòa Tử)

Người hình Hỏa chính cách thì đầu  dài, Thượng Đình hẹp, nhọn Hạ Đình to rộng, Sắc da hồng hào tươi nhuận, râu tóc thưa có màu hung đỏ (như loại tóc bị rám nắng lâu ngày) Miệng hơi vẩu, Môi chúm lại giọng nói khàn.

e) Sự phối hợp của Ngũ hành trong tướng học :

Các loại tướng mạo con người mô tả ở trên là các loại điển hình thuần tuý (tướng học mệnh danh là chân hình chính cục, chỉ có tính cách lý tưởng và hiếm có. Vì vậy, dưới nhãn quang tướng học bất cứ ai đúng mạo, chân hình chính cục, bất kể Hành nào, đều được xếp vào loại tướng quí phúc lộc được hưởng dồi dào hay dễ dàng hơn thường dân.

Trong thực tế, hình mạo con người thường là một sự pha trộn hình nọ với hình kia theo một tỉ lệ rất biến thiên từ người này sang người khác. Kẻ thì sự pha trộn có tính cách lượng, kẻ thì pha trộn cả phẩm lẫn lương (tướng học gọi bằng từ ngữ chuyên môn là Chất hay Tính và Hình. Sự pha trộn đó là tương sinh hoặc là tương khắc. Những trường hợp hàm hỗn đó đều gọi là Kiêm hình hợp cục. Khi xét tướng mạo một người loại Kiêm hình hợp cục thì hình nào có những bộ vị chính hay phẩm chất chính nổi bật sẽ được coi là phần chủ yếu. Kế đó, là các đường nét cúa các hành khác ít quang trọng hơn rồi dựa vào nguyên tắc sinh khắc của Ngũ hành để định tốt xấu.

Thông thường nếu Hành chủ yếu là :

- Thủy thì nên đới Kim kị Hỏa

- Mộc thì nên đới Thủy, kị Thổ

- Hỏa thì nên đới Mộc, kị Kim

- Thổ thì nên đới Hỏa, kị Thủy

- Kim thì nên đới Thổ, kị Mộc

Áp dụng nguyên tắc trên, tướng học đi đến việc liệt kê các loại tướng mạo Kiêm hình hợp cục dưới đây :

1-Kiêm hình hợp cục có hậu quả xấu

a) Kim hình Mộc chất: hình dạng thon lẳng dài, ngay thẳng, thần Khí sáng láng, Thanh kì là những tính chất về phẩm của loại người Giáp Mộc. Sắc da trắng trẻo, Ngũ Quan ngay thẳng, mặt mày vuông vức là hình Kim. Loại người có tướng mạo hỗn hợp kể trên gọi là kim hình Mộc chất.

Kẻ mà tướng mạo thuộc loại kim hình mộc chất thì sơ vận gặp nhiều vất vả, phải đợi tới khỏang trung niên trở đi thì mới thoát khỏi vận bí để trở thành cách siêu quần bạt tụy.

b) Mộc hình đa Kim: Thân hình cao gấy, tứ chi mảnh dẻ, thần Khí bạc nhược là hình Mộc nhưng thuộc loại Ất Mộc. Sắc da trắng nhưng Khí Sắc kạnh lẽo quá đáng là các phẩm chất của Kim. Người kiêm cả 2 đặc thái trên gọi là Mộc hình đa Kim (hình mộc nhưng lẫn lộn quá nhiều tính chất của Kim).

Mã Y lý luận rằng loại người Ất Mộc mà gặp Kim tương tự như là loại cây tạp mục nát không chịu nổi búa rìu. Do đó kẻ Mộc hình đa Kim suốt đời lận đận khốn khổ cả về tiền tài, danh vọng, tật bệnh liên miên.

c) Thủy hình ngộ Thổ: Da thịt mập mạp, phì nộn, Mắt tròn là các đặc trưng của Thủy hình. Sắc da vàng (muốn nói là loại tà Sắc), Khí Sắc trì trệ là đặc tính của Thổ trong. Kẻ có 2 điều vừa kể trên bị gọi là Thủy hình ngộ trong Thổ (hình Thủy mà gặp các đặc tính trọng yếu nhất của Thổ). Loại tướng mạo này cũng là loại cực xấu, quanh năm bệnh hoạn, tán tài.

d) Hỏa hình Thủy tính: Đầu nhọn, Mắt lộ, Tai lộ. Mũi lộ là tướng mạo của người hình Hỏa thuần túy, Khí an tĩnh, Sắc da ngăm đen, thân thể mập mạp (mỡ nhiều hơn thịt) lại là những đặc điểm căn bản của Thủy. Kẻ kiêm hình các đặc điểm trên trong tướng pháp gọi là Hỏa hình Thủy tính (hình thuộc Hỏa àm tính chất thuộc Thủy) Hỏa hình thủy tính chủ yếu về khắc phá vợ con, tiền của không bao giờ dư giả.

e) Thổ phùng trọng Mộc: (nghĩa đen là hình Thổ pha trộn rất nhiều đặc tính của Mộc): xương thịt đầy đặn, hình thể chắc chắn là các đặc tính căn bản của Thổ. Tóc nhiều đậm, xen lấn nhau, râu ria cứng đen là các đặc chất của Mộc nhưng lại là loại Mộc Trọc. Kẻ kiêm hình hợp cục theo cách nói trên tướng pháp gọi là Thổ phùng trọng Mộc Người bị cách cùng Thổ phùng trọng Mộc việc gì cũng không thành tựu trọn vẹn, gia vận linh đình. Nếu ngoài các bại cách kể tên còn thêm thần hôn Khí trệ thì càng tệ hơn nữa khó tránh khỏi chết trước trung niên. 

2-Kiêm hình hợp cục có hậu quả tốt :

a) Kim phùng hậu Thổ: Mặt có những đường nét ngay thẳng, màu da trắng Khí Sắc là các đặc thái căn bản của Kim. Xương thịt mập mạp nặng, chắc nịch là các yếu tố đặc biệt của Thổ. Sự hàm hỗn hai thành phần nói trên được mệnh danh là Kim phùng hậu Thổ Kẻ hợp cách Kim phùng hậu Thổ là kẻ suốt đời đủ ăn đủ mặc, vận số hanh thông.

b) Mộc Thủy tương ty:  (hai hình Mộc và Thủy bổ túc và giúp đỡ nhau):  hình dạng cao dong dỏng, ngay ngắn mà dáng vẻ hiên ngang mạnh mẽ là Mộc hình. Da ngăm đen, thần Khí an dật hòa ái là đặc cách Mộc Thủy tương ty Hình Mộc mà lại đặc cách Thủy Mộc tương ty là loại tướng mạo rấtquý, giàu sang đặc biệt là tài văn học siêu quần bạt tuỵ

c) Thủy đắc Kim sinh (Thủy được Kim hỗ trợ) : hình dáng mập mạp, nhiều thịt xương ít, mặt Mũi tròn trịalà tướng Thủy, Sắc da trắng ngà. Khí minh lăng, thần thái an hòa cao khiết là Kim chất thượng thừa. Kiêm cả hai đặc thái của hai Hành theo các htrên tướng học gọi là Thủy đắc Kim sinh, chủ về phẩm cách thiện lương,

tính thông tuệ hào sảng được hưởng cả danh lẫn lợi.

d) Hỏa cục ngộ Mộc (Hỏa và Mộc pha trộn đặc cách) : Khí Sắc hòng hào tươi nhuận là Hỏa chất, thân hình cao dỏng hiên ngang, thần Khí linh hoạt Thanh tú, là những đặc tính căn bản của Giáp Mộc. Kẻ có đủ 2 đặc tính trên hội hợp

ngay trong người được gọi là kẻ hợp cách Hỏa cục ngộ Mộc : giống như củi đang cháy mà lại thêm củi tốt. Hợp cách kể trên thì thọ an khang, công danh cái thế vinh hiển cực phẩm.

Nếu là loại người Ất Mộc gặp hỏa chất, đặc tính tốt đẹp của cách cục kể trên bị giảm thiểu chỉ được giữ thọ mạng dài lâu nhưng quý hiển chỉ ở mức bình thường.

Ngược lại, nếu Hỏa hình mà gặp Mộc chất thì thường là xấu nhiều tốt ít.

e) Thổ hình ngộ Hỏa: hình thể nặng nề chắc chắn là đặc tính của Thổ hình, thần Khí sang sủa hừng hực như toát hết vẻ tinh hoa ra ngoài là Hỏa chất. Kiêm cả hai hình thái nói trên gọi là Thổ hình ngộ Hỏa. Vì Thổ do Hỏa sinh nên đắc cách Thổ hình ngộ Hỏa (chỉ có hỏa chất mới đúng cách) sẽ làm cho Thổ phát huy được tất cả đặc tính cố hữu tốt đẹp của loại Hành này nên công việc thuận hảo xứng công vừa ý.

V. TỔNG LUẬN PHÉP TƯƠNG HỢP NGŨ HÀNH ÁP DỤNG VÀO NHÂN TƯỚNG HỌC:

Nguyên tắc tương sinh khắc cổ xưa nay chưa được hoàn hảo vì không diễn giải hết được những sự uyên ảo trong tướng học (Phép đoán tướng mạo và định tướng khắc tương sinh Ngũ hành trong tướng học từ đời Ngũ Quý trở về trước bị sách Thủy kính tập liệt vào loại xưa. Từ Mã Y, Trần Đoàn trở về đến đời Minh, Thanh được sách này coi là hiện đại) vì chưa biết rằng sự sinh khắc đưa đến hậu quả tốt hay xấu còn tùy theo sự tương hợp trong từng hệ cấp của từng hành.

Nói chung ta phân ra :

a) Thuận hợp :

Ví dụ: Mộc hợp Hỏa

      Thủy hợp Kim

      Mộc hợp Thổ

Thuận hợp như trên nếu đúng mức độ thì thường chỉ giàu chứ ít khi quý hiển. Thảng hoặc có quý hiển thì cũng rất bấp bênh, chỉ trong một thời gian nào đó rồi hết.

b) Nghịch hợp:

(thoáng nhìn thấy có vẻ khắc kị nhưng thực tế lại phù hợp và hỗ trợ lẫn nhau)

Ta thường thấy :

Kim nghịch với Hỏa.

Thủy nghịch với Thổ.

Mộc nghịch với Kim

Thổ nghịch với Mộc

Theo lẽ thông thường của phép sinh khắc thì các hình mạo hàm nói trên phải coi là xấu vì các Hành trong con người xung khắc lẫn nhau. Trong thực tế, có các trường hợp Kim đa Hỏa thiểu: tức là Kim hình đới Hỏa,  Thủy đa Thổ thiểu:  Thủy hình đới Thổ, tuy nghịch mà lại hợp, kết quả tốt đẹp và bền vững hơn lại thuận hợp rất nhiều.

Theo sự hiểu biết nông cạn thông thường thì Kim hình không nên kiêm Hỏa, nhưng kẻ mà Tai Mắt, Lông Mày, Tứ Chi lẫn thân mình đều vuông vức, màu da trắng tuy đúng cách của Kim hình, nhưng nếu xương thịt quá Thanh khiết, thần quá sáng, Khí quá lạnh, mà Sắc mặt hồng nhuận (tức là đới Hỏa) thì tuy Kim hình Hoả chất nghịch mà lại hợp.

Tướng pháp gọi loại nghịch hợp này là Hàn Kim vi Hỏa luyện: vùng lạnh được lửa tôi luyện cho ấm lại, chủ về thọ khang quý hiển. Ngược lại, nếu Hỏa đa Kim thiểu, nghĩa là Kim và Hỏa kiêm hình như kiểu mày thanh mắt sáng, da trắng mà đầu nhỏ nhọn, Mũi lộ khổng, Tai Luân Quách đảo lộn thì lại là nghịch mà xung khắc chứ không hợp, chủ về tai họa liên miên, không mấy hi vọng sống quá 30 tuổi.

Thủy hình đới Thổ có thể nghịch mà hợp hoặc nghịch mà khắc tuỳ theo từng thứ bậc của Hành. Nếu Thổ thiểu Thủy đa là nghịch hợp, quý hiển tọh khang, nếu thủy thiểu Thổ đa thì lại khắc nghịch, suốt đời bần hàn, cô độc. Tỳ như có hình Thủy, thân hình phì mập, đúng cách nhưng nếu thịt da nhão nát, lại còn ở tuổi Thanh niên thì lại là điềm yểu thọ. Do đó, loại Thủy hình phát dục quá sớm đó phải có thể chất (đặc trưng của Thổ chất là rắn chắc, gân cốt chìm mà vững chải, Tai, Mũi, Miệng đều kiên ngạch) hỗ trợ, nhưng vì chất Thổ rất ít, lại ẩn tàng nên mệnh danh là Thủy đa Thổ thiểu. Ngược lại, đúng Thủy hình mà sai lệch Thủy Sắc, như Sắc da vàng xạm(thuộc về Thổ Sắc, chân tay thô Trọc thuộc về chất Trọc của Thổ… ) biểu hiện cho sự non yểu quẫn bách.

Bàn về hình Mộc, cần phải phân biệt 2 loại Mộc là Giáp Mộc và át Mộc. Người Giáp Mộc thì hình dạng thon dài, cốt cách ngay thẳng, mi Thanh mục tú, hào Khí lẫm liệt. Cho nên tuy thói thường là Mộc kị Kim vì hai Hành khác nhau nhưng nếu Mộc đa kim thiểu chẳng hạn như Cằm vuông trán rộng, Sắc da trắng xanh, còn thì các bộ vị chính yếu đều là Mộc chính cách thì nghịch mà hợp. Điều đó cũng tương tự như cây cổ thụ ngàn năm bị đẽo gọt, chạm trổ mới tăng phần giá trị. Còn đối với người Ất Mộc, nếu gặp Kim hình hay Kim chất cũng giống như cây mục cỏ khô bị búa ríu giáng xuống tất nhiên sẽ bị trì trệ, công danh thọ mạng đều bị ảnh hưởng Tai hại.

Bàn về hình Thổ thường vẫn lấy sự pha trộn với hình Mộc làm điều đại kị vì Mộc khắc Thổ, nhưng cần phải biết rằng nếu hình Thổ thuần cách quá nặng (trọng Thổ) có tướng Ngũ tàng, khiến chi tinh thần Khí chất bị trì trệ, không hiện rõ ở mặt này được thì truờng hợp đó cần phải có Mộc chất đi kèm (ví dụ như mày thanh Mắt sáng, râu tóc tươi nhuận không quá đậm và thô) để Thổ có thể trở thành đại dụng. Cách cục bổ túc nói trên tướng pháp gọi là Mộc chi sớ thông: Mộc dùng làm chất kích thích của Thổ. Loại tướng Thổ tàng (hay Thổ trọng cũng vậy) mà gặp dược cách cục Mộc chi sớ thông rất hiếm nên tướng thuật có câu: "Thanh tĩnh quý đã đành mà Trọc cũng quý khi được tướng Thổ trong hợp cách Mộc chi sớ thông ".

Đến như hình Hỏa, phép luận hình định cục khác hẳn với các hình Kim, Mộc, Thủy, Thổ. Người Hỏa thì thần Khí không nên ẩn tàng, Sắc không nên tĩnh, tối kị Mắt dài và sâu, Mũi cao và thẳng, Miệng rộng mà lăng giác phân minh, Tai có Luân Quách bình thường vì đó là điều khắc tướng của người hình Hỏa.

Bởi vậy, bàn về người hình Hỏa phải lấy Tai mọc cao và Luân Quách đảo ngược, Mũi lộ khổng, Môi đỏ, Tam Đình đới nhọn làm hợp cách. Có đúng như vậy về hình thức mới xếp vào loại quý cách. (Thủy kính tập)

 

c) Tương quan giữa Âm Dương và Ngũ hành trong tướng học :

Trong phạm vi hình tướng, sự tương quan giữa Âm Dương và Ngũ hành là một vấn đề khá quan trọng đáng được lưu ý.

Nói đến thuận Âm Dương là nói đến vấn đề Dương hòa, Âm thuận và nghịch Âm Dương là đề cập đến Dương thác Âm sai.

Còn thuận hay nghịch Ngũ hành phức tạp hơn vì thuận hợp và nghịch hợp (nghịch hợp có thể xấu hay tốt) rất nhiều chi tiết đặc dị trong trường hợp cá biệt.

Tựu trung trong tương quan Âm Dương và Ngũ hành về mặt tướng học ta thấy 4 trường hợp có thể xảy ra :

- Thuận cả Âm Dương lẫn ngũ hành.

- Âm Dương nghịch lý nhưng Ngũ hành thuận lý.

- Âm Dương thuận lý nhưng Ngũ hành nghịch lý

- Nghịch cả Âm Dương lẩn Ngũ hành.

1- Thuận Âm Dương và Ngũ hành

Về mặt tướng học, con người có tướng thuận nguyên lý nguyên lý Âm Dương nghĩa là kẻ có diện mạo cân xứng, da thịt và xương cốt cân phân. Nói một cách chi tiết hơn, kẻ đó hội đủ các điều kiện Dương hòa Âm thuận.

Về mặt Ngũ hành hình tướng, thuận có nghĩa là người thuận "Hành" hội đủ mọi điều kiện tốt của hành đó, kẻ tạp cách không có sự khắc phá giữa các Hành trên cơ thể. Người thuận cả Âm Dương và Ngũ hành được coi là tối thuận về đủ mọi phương diện.

2- Âm Dương nghịch lý Ngũ hành thuận lý.

Âm Dương nghịch lý là xương thịt, diện mạo thân thể bất quân xứng. Riêng về điểm này cũng đủ để kết luận về con người như vậy là bất quân bình, đương nhiên là có hậu quả xấu. Sự thuận lý cúa ngũ hành lúc đó chỉ có tính cách phụ thuộc và không có giá trị gì đáng kể. Nếu sự thuận lý có tính cách đặc biệt. Còn phần đông cơ cấu ngoại mạo bị Âm Dương đảo nghịch thì hậu quả phần lớn đều không ra gì.

Trong vài trường hợp đặc biệt tối thuận, chẳng hạn phần nghịch lý cùa Ngũ hành bù trừ lại. ví dụ như người quá cao ốm thiếu da thịt (nghịch lý về Âm Dương có thể được sự thuận lý của Ngũ hành hóa giải.

3- Âm Dương thận lý, Ngũ hành nghịch lý

Nếu Âm Dương hòan toàn thuận lý về cả cốt cách xương thịt, bộ vị tứ chi, thần Khí thì sự nghịch lý của Ngụ hành về mặt các nét tướng không đủ dể tiêu tán những hậu quả tốt của Âm Dương bất kể sự nghịch lý đó nặng nhẹ ra sao. Tuy nhiên, sự nghịch lý của Ngũ hành vẫn làm cho các hiệu quả tốt của Âm Dương bị sút giảm. Một trường hợp đặc biệt là Ngũ hành nghịch lý biểu kiến (ví như người Giáp Mộc có Kim chất, nhưng thuộc loại nghịch hợp) nhưng về mặt giải đoán sự nghịch lý đó của Ngũ hành chỉ có ảnh hưởng thoáng qua không đáng kể, kết cục vẫn là đại phát.

4- Âm Dương và ngũ hành đều nghịch lý :

Trường hợp này quá xấu, không có gì đáng đề cập đến vì người bị nghịch cả Âm Dương lẫn ngũ hành thì không còn đủ các yếu tố tối thiểu về hình tuớng để nói.