Nhân Tố Enzyme - Phương Thức Sống Lành Mạnh

Tại Sao Không Thể Chữa Bệnh Ung Thư Bằng Các Loại Thuốc Chống Ung Thư?

Tôi đã từng đề cập đến ở trên là dù loại thuốc nào đi chăng nữa cũng đều là "thuốc độc" làm tổn hại cơ thể con người. Lý do lớn nhất để tôi khẳng định như vậy là chúng khiến cơ thể tiêu tốn một lượng lớn các enzyme diệu kỳ. Trong số vô vàn loại thuốc, loại nguy hiểm nhất với enzyme diệu kỳ chính là "thuốc chống ung thư".

Theo lý thuyết y học hiện đại ngày nay, sau khi bệnh nhân ung thư được phẫu thuật, dù không còn ung thư nữa nhưng bệnh nhân vẫn phải dùng thuốc chống ung thư trong thời gian dài để phòng tránh. Riêng với tôi, những loại thuốc này không khác gì thuốc độc giết người, tốt nhất là không dùng. Ví dụ, ngay cả trong trường hợp phát hiện thấy ung thư ở tuyến bạch huyết bên ngoài đại tràng, tôi cũng không kê thuốc chống ung thư cho bệnh nhân. Phương pháp trị liệu của tôi là cắt bỏ bộ phận đã bị di căn sang ung thư, sau khi loại bỏ hết các bộ phận bị ung thư có thể nhìn thấy trên cơ thể bệnh nhân, tiếp tục loại bỏ các yếu tố được cho là nguyên nhân gây bị ung thư. Trước hết phải kể đến việc bỏ thói quen hút thuốc lá và uống rượu, sau đó, trong bốn, năm năm phải ngưng sử dụng các loại thịt, sữa bò, các sản phẩm từ sữa. Cùng với việc thực hiện phương pháp ăn uống Shinya, chỉ ăn một lượng nhỏ thịt động vật, tôi còn hỗ trợ bệnh nhân về mặt tinh thần để bệnh nhân cảm thấy hạnh phúc vui vẻ. Đó chính là phương pháp trị liệu của tôi, nâng cao sức đề kháng của cơ thể để chống lại bệnh ung thư. Chìa khóa để vận hành hoạt động cho hệ miễn dịch, năng lượng sống, cũng như các hoạt động tái tạo tế bào chính là các enzyme. Do đó, hệ miễn dịch của cơ thể có hoạt động tốt hay không liên quan đến việc có khoảng bao nhiêu enzyme diệu kỳ trong cơ thể.

Tại sao tôi lại nói thuốc chống ung thư là "chất độc chết người". Đó là do khi đi vào cơ thể, các chất này sẽ sinh ra lượng lớn "gốc tự do oxy hóa". Thuốc chống ung thư dựa vào việc tạo ra lượng lớn các gốc tự do oxy hóa có độc tính mạnh này để tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên, các gốc tự do oxy hóa này không chỉ tiêu diệt các tế bào ung thư mà chúng còn tiêu diệt cả các tế bào bình thường.

Có lẽ ý tưởng ban đầu của các bác sĩ khi sử dụng thuốc chống ung thư là "lấy độc trị độc". Bởi thuốc chống ung thư cũng có thể biến thành thuốc gây ung thư. Tuy nhiên, cơ chế của cơ thể con người là duy trì cân bằng nội môi bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, khi có một lượng lớn các gốc tự do oxy hóa độc tính cao trong cơ thể, các enzyme diệu kỳ sẽ chuyển hóa thành enzyme phân giải các gốc tự do này. Cơ thể sẽ dốc toàn lực để trung hòa các gốc tự do oxy hóa gây hại lớn nhất cho cơ thể.

Trong thực tế, cũng có người bình phục bằng phương pháp trị liệu sử dụng thuốc chống ung thư. Tuy nhiên, phần lớn những người đó thường là những người trẻ tuổi và duy trì được số lượng lớn enzyme diệu kỳ trong người. Theo thời gian, lượng enzyme diệu kỳ trong cơ thể bị giảm xuống. Mặc dù tình trạng của mỗi người là khác nhau, nhưng tỉ lệ dùng thuốc chống ung thư thành công ở người trẻ tuổi cao hơn bởi với những người trẻ, dù có tiêu tốn lớn enzyme diệu kỳ vì thuốc chống ung thư, nhưng trong cơ thể vẫn còn lượng enzyme diệu kỳ cần thiết để cơ thể khôi phục sau tổn thương.

Các tác dụng phụ thường thấy khi sử dụng thuốc chống ung thư là chán ăn, buồn nôn, rụng tóc... tất cả các triệu chứng này đều được cho là triệu chứng xảy ra khi thiếu enzyme trong cơ thể, hậu quả khi sử dụng toàn bộ hay một lượng lớn enzyme diệu kỳ vào việc giải độc. Lượng enzyme diệu kỳ dùng cho giải độc của thuốc chống ung thư lớn đến mức như vậy đấy. Khi thiếu enzyme tiêu hóa, con người sẽ mất cảm giác thèm ăn. Đồng thời, lượng chuyển hóa enzyme bị thiếu hụt dẫn đến quá trình trao đổi chất ở tế bào bị đình trệ làm bong tróc niêm mạc dạ dày, đường ruột và gây cảm giác buồn nôn. Các dấu hiệu như da nhăn nheo, bong tróc, gãy móng chân móng tay, rụng tóc... cũng là do thiếu sự chuyển hóa enzyme. Tùy vào cơ thể mỗi người mà tình trạng sẽ khác nhau, nhưng cơ bản khi dùng thuốc này cơ thể con người sẽ gặp phải những vấn đề như vậy.

Thuốc không trị được tận gốc của bệnh tật. Sẽ tốt hơn nếu chúng ta chỉ nghĩ thuốc là phương tiện giúp ngăn chặn các triệu chứng cần được dừng lại ngay lập tức như cơn đau dữ dội, xuất huyết... Tôi cũng từng kê các thuốc kháng axit dạ dày như H2 blocker cho các bệnh nhân kêu đau và xuất huyết khi bị loét dạ dày. Tuy nhiên, tôi cũng chỉ kê đơn dài nhất là hai, ba tuần. Sau đó, trong thời gian bệnh nhân dùng thuốc để giảm dần cơn đau, tôi sẽ loại bỏ các nguyên nhân gây loét dạ dày. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến loét dạ dày như số lượng, chất lượng, thời gian cho bữa ăn, căng thẳng... nếu không loại bỏ các nguyên nhân này thì dù uống bao nhiêu thuốc cũng không có hiệu quả. Kể cả khi vết loét đã lành lại nhờ dùng thuốc thì chắc chắn sau này nó sẽ tái phát trở lại.

Để có thể chữa bệnh tận gốc chúng ta cần sự cố gắng nỗ lực mỗi ngày. Vì vậy, điều quan trọng là sau khi loại bỏ các nguyên nhân gây loét dạ dày, cần phải thực hiện lối sống sinh hoạt, ăn uống điều độ, kỷ luật để bệnh tật không tái phát lần hai.

Enzyme diệu kỳ không phải là thứ được tạo ra vô hạn. Khi bạn thực hiện chế độ ăn uống điều độ, thói quen sống lành mạnh, không lăng phí các enzyme, chúng sẽ trở thành nguồn năng lượng quan trọng duy trì sinh mệnh của bạn. Hạn chế sử dụng các enzyme diệu kỳ chính là bí quyết để chữa trị bệnh tật và sống lâu dài, khỏe mạnh.