Nhà Có Chính Thê

Chương 6

Cắt tóc ở nông thôn có hai kiểu, kiểu thứ nhất là kiểu phổ thông, kiểu thứ hai là làm lại từ đầu, dùng ở trên người A Thanh thật chính xác.


Từ ngày Trương Thị mang A Thanh và đứa nhỏ đi cắt tóc, mua đồ mới, A Thanh quả thực so với lúc trước là hai người không giống nhau, mặc dù vẫn không thích nói chuyện, không có chuyện gì thì ngẩn người. Y không đi ăn xin nữa, y giúp người trong thôn làm chút việc có thể kiếm ra tiền. A Thanh biết chữ, trước kia không ai phát hiện, A Thanh kì thực có nhiều chuyện y có thể làm, hơn nữa A Thanh vẽ rất đẹp, lúc ấy người biết chụp hình không nhiều, A Thanh vẽ phác họa người đặc biệt tốt, chụp hình là thú vui xa xỉ, khi người già chết, trên bàn thờ bày không biết bao nhiêu là hình vẽ đầu. Trong thôn biết A Thanh đáng thương, giờ lại phải nuôi thêm một đứa trẻ con, đều nguyện ý giúp y một chút. Người ta không tham lam, yêu cầu cũng không nhiều, nhà không có tiền, cho ít gạo, ít thóc, ít trứng gà là được.


Sau này Trương Thị thấy A Thanh cần cù chăm chỉ, định để cho y theo Trương Quốc Phú đi bán trân châu. Trương Quốc Phú không biết chữ, ghi chép sổ sách loạn cả lên, Trương Thị để cho y đi theo lão, một mặt muốn y giúp lão tính toán, mặt khác hi vọng A Thanh có thể học lão thủ nghệ này. Đợi sau Trương Quốc Phú già rồi, để y thay lão đi bán.


Trương Quốc Phú ban đầu không đồng ý, thấy vợ mình nhăn mặt, không đồng ý cũng phải đồng ý. Thời điểm lão cùng A Thanh đi bán, mặt thối muốn chết. A Thanh cách lão hai bước, rụt vai đi theo lão. Lúc trở về, Trương Quốc Phú miệng ngậm hoa loa kèn, bưng bát cơm cùng Trương Thị tán dương A Thanh đầu óc nhanh nhẹn, tính sổ từng khoản từng khoản rõ ràng, y cũng cùng người khác tranh chấp rất ít. Hơn nữa A Thanh bề ngoài đẹp mắt, thái thái, tiểu cô nương đều thích vẻ ngoài của y, bán trân châu so với ngày thường nhiều hơn không ít. Từ đó về sau, A Thanh chính thức cùng Trương Quốc Phú đi bán trân châu. Y không ở nhà, đứa nhỏ liền theo Trương Thị, người trong thôn hỏi, Trương Thị sợ họ khi dễ bé, nói bé là cháu trai của mình. Bà cũng nhận A Thanh làm con nuôi, tuy bọn họ không ở chung nhưng Trương Thị mỗi ngày đều giúp hai cha con quét nhà, giặt quần áo nấu cơm, so với mẹ con ruột không khác nhau mấy.


Vài phụ nữ trong thôn bắt đầu bàn tán, các nàng nói một ít lời ong tiếng ve, nói A Thanh giả bộ ngu, hỏi ngươi từng nhìn thấy kẻ ngu biết viết chữ sao? Ai cũng biết xưa nay Trương Quốc Phú chỉ bán trân châu, con cái lại có tiền đồ, người giấu không biết bao nhiêu tiền dưỡng lão, A Thanh chính là muốn đánh chủ ý lên người lão a!


Bất quá dù các nàng có nói vào nói ra nhà Trương Thị cũng không ai dám đứng trước mặt bà nói, vẫn còn tốt.


A Thanh hôm nay phi thường vui vẻ, hăng hái gắp cho bé con thức ăn. Bé con gần đây cao hơn không ít, gò má cuối cùng cũng bụ bẫm hơn, nhìn thịt tròn tròn trông rất đáng yêu.


Bé con ăn trứng gà trong bát, hỏi A Thanh: "Ba, con thật sự có thể đi học sao?"


A Thanh dùng sức gật đầu một cái: "Ừ!"


Bé con cũng rất vui vẻ, bé chạy vào phòng cầm ra cái túi vải mà Trương Thị làm cho bé cho A Thanh nhìn: "Ba, đây là bà nội làm cho con, con nhất định sẽ học thật giỏi, trưởng thành sẽ hiếu thuận ba còn có ông nội và bà nội!"


Hơn một năm đi theo Trương Thị, bé con sáng sủa hoạt bát hơn nhiều, cuối cùng cũng khôi phục dáng vẻ hồn nhiên vui tươi mà trẻ con nên có. Cùng người khác một chỗ, bé khá im lặng, nhưng ở cùng A Thanh, bé nói rất nhiều. Bởi vì A Thanh không thích nói chuyện, bé ở cùng với ba, bé cảm thấy nếu bé nói nhiều hơn một chút, ba sẽ rất cao hứng, bọn họ ở cùng nhau sẽ rất vui vẻ.


A Thanh nghe bé nói như vậy, cười càng thêm vui.


"A Thanh? A Thanh? Có ở nhà không vậy?"


Trương Thị từ ngoài cửa đi vào, bé con thấy Trương Thị, hớn hở kêu: "Bà nội!"


"Ai! Cháu trai lớn của bà!"


Trương Thị đi vào nhà, vui mừng xoa đầu bé, quay đầu nói với A Thanh: "A Thanh, mau, một chốc nữa cơm nước xong xuôi, dì mang con và đứa nhỏ tới đại đội làm hộ khẩu."


A Thanh cùng đứa nhỏ không phải người bản xứ, nhiều năm như vậy đều là ở không có hộ khẩu. Trương Thị sớm muốn cho hai người có hộ khẩu, đại đội một mực không đồng ý, Trương Phú Quốc sử dụng không ít quan hệ mới xong việc.


A Thanh thực ra không để ý mình có hộ khẩu hay không, nhưng là bé con rất vui, bé vẫn luôn không có tên, bé muốn mình có một cái tên!


Ăn cơm xong, ba người đi tới đại đội. Cô nương phụ trách ghi danh thấy A Thanh dáng dấp đẹp trai, không nhịn được nhìn thêm một cái. Nàng là người ngoài thôn, trước kia nghe lãnh đạo đội nói A Thanh là kẻ ngu, bây giờ thấy người, không nghĩ tới dáng dấp đẹp mắt như vậy, trong lòng thật kinh ngạc.


"Tên gọi là gì?"


Trương Quốc Phú nói: "Lớn kêu A Thanh."


"Trương Thanh sao?"


"A?" Trương Quốc Phú ngẩn người, không kịp phản ứng. Làm sao lại mang họ Trương rồi?


Trương Quốc Phú cùng Trương Thị nhìn nhau một cái, cô nương kia thấy bọn họ như vậy liền nói:"Thư kí không cùng hai người nói sao? Y không phải người thôn này, muốn ghi danh chỉ có thể lấy hộ tịch nhà hai người thôi. Nếu mọi người song phương không muốn, vậy trở về thương lượng đã, làm gì có người họ A đi?"


"Cái này...thư kí không có nói tới a. Tôi cũng ngừng này tuổi, làm thế nào lại mọc ra thêm con trai với cháu? Nếu để cho người trong thôn biết còn không phải cười nhạo chúng ta sao?"


Trương Quốc Phú thật không biết chuyện này, lão thấy thư kí nói A Thanh có thể có hộ khẩu, nhưng không nói tới việc phải lấy hộ khẩu nhà mình. Lão đối với A Thanh từ đầu đến cuối vẫn có khoảng cách.


Trương Thị quay đầu nhìn A Thanh một chút, hỏi cô nương kia: "Vậy có phải nếu không đưa vào hộ khẩu nhà chúng tôi, A Thanh sẽ không có hộ khẩu?"


"Đúng vậy", cô nương gật đầu một cái.


Trương Thị không do dự, quả quyết nói: "Vậy được, từ nay trở đi liền kêu Trương Thanh, sau này sẽ là con trai tôi."


"Cái gì?!", Trương Quốc Phú mặt đầy kinh ngạc, kéo Trương Thị hỏi: "Như vậy sao được, người trong thôn biết ta có đứa con ngu ngốc, sẽ cười nhạo ta đó!"


"Chuyện này cứ quyết định như vậy! Ai dám nói con tôi ngu ngốc, tôi là ai cơ chứ?"


Trương Thị hất Trương Quốc Phú ra, kéo A Thanh đi tới trước mặt cô nương kia nói: "Cứ làm như vậy, Trương Thanh, gọi là Trương Thanh."


Cô nương nhìn Trương Quốc Phú một chút, thấy mặt lão đều là kìm nén, không dám nói gì, biết lão là người sợ vợ, đầu bút soàn soạt ghi chữ "Trương Thanh", lại hỏi: "Năm sinh? Bao nhiêu tuổi?"


Trương Thị sửng sốt, vừa định nói tùy tiện viết đi, A Thanh thanh âm khàn khàn nói: "Hai mươi tám".


Trương Thị vừa nghe, sợ ngây người, bà một mặt kinh ngạc A Thanh cũng biết mình bao nhiêu tuổi, mặt khác lại đau lòng, theo tính toán, lúc A Thanh tới thôn mới ở độ tuổi hai mươi. Hồi đó y mặc đồ rách, tóc che nửa mặt, cả người bẩn thỉu nên không ai phát hiện.


Cô nương kia lại hỏi, "Đứa bé kia tên gì?"


A Thanh nói: "Quách Tĩnh Tĩnh."


Cô nương nháy mắt mấy cái: "Quách Tĩnh Tĩnh? Họ Quách?"


A Thanh cúi đầu, trong cổ họng ừ một tiếng.


Nói xong quay đầu lại hỏi Trương Thị: "Có thể không?"


Trương Thị mặc dù không rõ tại sao A Thanh lại đặt cho bé con cái tên như thế, nhưng cũng không phản đối. Trong thôn con khác họ cha không phải là không có. Nhiều đứa trẻ kết hôn rồi mang họ của cha nuôi. A Thanh nói như vậy ắt hẳn có lí do, bà toại nguyện gật đầu một cái: "Được, con thích họ gì liền lấy họ đấy, đứa nhỏ là con của con."


A Thanh im lặng, gật đầu, nắm tay bé con: "Liền kêu Quách Tĩnh Tĩnh."


A Thanh biết mình quên rất nhiều chuyện trước kia, y không nhớ nổi mình họ gì, tuổi là vừa mới nhớ ra. Trong kí ức của y, có một người từng nói với y: "Sau này con trai của ta, gọi là Quách Tĩnh Tĩnh, được không, A Thanh?"


___________________________