Nguồn Gốc Của Muôn Loài

Chương V: Những Quy Luật Của Sự Biến Đổi

Ảnh hưởng của điều kiện sống bên ngoài - Sử dụng và không sử dụng; cộng với sự lựa chọn của tự nhiên; cơ cấu của đàn chim và của tầm nhìn - Sự thích nghi với khí hậu - Mối tương quan của sự tăng trưởng - Sự bù trừ và điều kiện tăng trưởng - Sự tương quan giả - những cấu trúc biến đổi được tổ chức một cách chậm chạp, đơn giản và phức tạp - Những phần được phát triển bất bình thường rất hay biến đổi: những đặc điểm cụ thể biến đổi nhiều hơn so với đặc điểm chung của loài: đặc điểm giới tính thứ hai biến đổi - Những loài thuộc cùng một lớp biến đổi theo cách tương tự nhau - Sự quay trở lại các đặc điểm đã mất đi từ xa xưa - Tổng kết

Cho đến nay, tôi đã có lần nói như thể các biến đổi -rất chung và đa dạng trong tất cả các cá thể sống trong điều kiện thuần hóa, và ở một mức độ thấp hơn trong những cá thể sống trong tự nhiên - là nhờ vào sự tình cờ. Tất nhiên nói như vậy là hoàn toàn sai, nhưng nó có tác dụng cho thấy sự kém hiểu biết của chúng ta về nguyên nhân gây ra từng biến đổi cụ thể. Một số nhà nghiên cứu tin nó là chức năng của hệ thống sinh sản tạo ra các khác biệt cá thể, hay những sai khác rất nhỏ trong cấu trúc, giống như sinh ra đứa con giống cha mẹ. Nhưng do tính biến đổi của các cây trồng vật nuôi trong điều kiện thuần hóa cũng như tần suất xuất hiện của các điểm khác thường lớn hơn nhiều so với trong tự nhiên đã khiến tôi tin những sai khác của cấu trúc theo một cách nào đó là do điều kiện sống của môi trường xung quanh mà loài cha mẹ và tổ tiên xa xưa của chủng đã tồn tại ở đó suốt vài thế hệ. Tôi đã từng nhận xét ở chương đầu tiên - chỉ một cuốn catalo dày các sự thực mà không thể đưa ra được ở đây là cần thiết để chứng minh tính xác thực của lời nhận xét - rằng hệ thống sinh sản rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi điều kiện sống của môi trường xung quanh; và tôi cho rằng điều kiện thay đổi hay linh hoạt của đứa con là do hệ thống này bị xáo trộn chức năng trong loài bố mẹ. Các tác nhân giống đực và giống cái có vẻ như bị ảnh hưởng trước khi sự kết hợp tạo ra một cá thể sống mới. Trong trường hợp các cây "thể thao", chỉ chồi non, mà trong điều kiện ban đầu của nó không khác biệt mấy so với noãn, bị ảnh hưởng. Nhưng tại sao, bởi vì hệ thống sinh sản bị xáo trộn, bộ phận này hay bộ phận kia lại thay đổi ít hoặc thay đổi nhiều thì chúng ta hoàn toàn không hiểu. Tuy thế, ở đâu đó chúng ta có thể lờ mờ hiểu,và chúng ta có thể cảm thấy chắc chắn rằng phải có nguyên nhân nào đấy gây ra mồi sự sai khác của cấu trúc, cho dù là nhỏ.

Độ lớn của ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu, thức ăn... lên bất kỳ cá thể sống nào gây ra nhiều tranh cãi. Án tượng của tôi là ảnh hưởng dạng này, trong trường hợp động vật, là cực kỳ nhỏ, và có lẽ lớn hơn một chút trong trường hợp thực vật. ít nhất chúng ta có thể kết luận chính xác những ảnh hưởng kiểu này không thể tạo ra nhiều sự đồng thích nghi kinh ngạc và phức tạp của cấu trục giữa một cơ thể sống này với cơ thể sống khác, thứ mà chúng ta nhìn thấy ở khắp nơi trong thế giới tự nhiên. Một số ảnh hưởng nhỏ có thể coi là do khí hậu hoặc thức ăn... gây ra. Chính vì thế ông E. Forbes nói một cách tự tin là các loài vỏ sò sống ở cực nam và trong vùng nước nông thì thường có màu sáng hơn những con cùng loài sống xa về phía bắc và trong vùng nước sâu. Ông Gould tin các con chim thuộc cùng một loài có màu sắc sáng sủa trong vùng điều kiện môi trường sống nhiều ánh mặt trời hơn là những con sống trên đảo hay ven bờ biển. Tương tự như thế đối với loài côn trùng, ông Wollasston bị thuyết phục điều kiện sống gần biển ảnh hưởng tới màu của chúng. Ông Moquin-Tandon đưa ra một danh sách các cây khi trồng gần bờ biển có lá dày hơn so với cây cùng loại trồng ở nơi khác. Tôi có thể liệt kê ra các trường hợp tương tự khác.

Hiện tượng các biến thể của một loài, khi chúng lan ra tới vùng sinh sống của các loài khác, thường thu được, ở một mức độ nhỏ thôi, những đặc điểm của loài bản địa, phù hợp với quan điểm của chúng ta là các loài của tất cả mọi thể loại chỉ là các biến thể nổi bật và thường xuyên. Do đó, loài thân sò mà chỉ sống ở biển nhiệt đới nước nông thường có màu sáng hơn những con sống ở vùng biển lạnh nước sâu. Những con chim sổng trên lục địa, theo như ông Gould, sáng màu hơn những con sống ở đảo. Những con côn trùng tồn tại gần bờ biển, như mọi nhà sưu tập đều biết, thường có màu xám đồng. Những cây chỉ sống trên vùng bờ biển rất hay có lá dày. Một người tin vào sự sáng tạo ra mỗi loài sẽ phải nói rằng những con sò này, lấy làm ví dụ, đã được sáng tạo ra với màu sắc tươi sáng trong vùng biển ấm; nhưng các con sò khác cùng loài trở nên tươi màu hơn bởi sự biến đổi khi nó phát triển sang các vùng biển ấm hơn và nông hơn.

Khi một sự biến đổi dù ít có ích nhất đối với một thực thể sống, chúng ta không thể nói mức độ ảnh hưởng tích tụ của sự lựa chọn tự nhiên và của điều kiện môi trường sống từng cái là cụ thể là như thế nào. Chính vì thế, những người thợ đóng móng ngựa hiểu rất rõ các con ngựa cùng loài có bộ lông dày và tốt hơn khi chúng sống trong điều kiện thòi tiết khẳc nghiệt hơn; song ai có thể nói trong điểm khác biệt như vậy bao nhiêu có thể là do các cá thể có bộ lông ấm áp nhất gặp điều kiện sống thuận lợi và do đó được bảo tồn qua nhiều thế hệ, và bao nhiêu là do ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt? Dường như, khí hậu cũng có ảnh hưởng nhất định tới bộ lông của loài động vật bốn chân của chúng ta.

Tôi có thể đưa ra các ví dụ cho thấy cùng một biến thể được sinh ra trong các điều kiện sống khác nhau rõ ràng mà chúng ta cảm nhận được; và mặt khác, các biến thể khác nhau được sinh ra từ cùng một loài trong cùng điều kiện sống. Những thực tế như vậy chứng minh tính ảnh hưởng gián tiếp của điều kiện sống. Một lần nữa, vô số các minh chứng có thể được đưa ra bởi các nhà tự nhiên học về loài không thay đổi hoặc biến đổi mặc dù sống trong khí hậu hoàn toàn trái ngược, Như vậy tôi có thể nói chắc là ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện sống là rất yếu. Nhưng khi xét về mặt gián tiếp, thì chúng lại đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng tới hệ thống sinh đẻ, và do đó gây ra tính biến đổi; sau đó sự lựa chọn của tự nhiên sẽ tích tụ tất cả các biến đổi có ích lại, dù là nhỏ, cho đến khi chúng phát triển rõ ràng và đáng chú ý đối với chúng ta.

Ảnh hưởng của sự sử dụng và không sử dụng - Dựa trên những thực tế đã được trình bày ở chưcmg đầu tiên, tôi nghĩ chúng ta khó có thể nghi ngờ trong trường hợp động vật nuôi của chúng ta, một số bộ phận được sử dụng sẽ khỏe và to ra, và một số bộ phận khác không được sử dụng sẽ teo đi; và những thay đổi dạng này được di truyền lại. Trong thế giới tự nhiên hoang dã, chúng ta không có chuẩn mực để so sánh, để dựa vào đó mà kết luận về ảnh hưởng lâu dài của việc sử dụng và không sử dụng; bởi vì chúng ta không biết dạng thức bố mẹ. Nhưng nhiều động vật có cấu trúc có thể được giải thích bằng hiệu ứng của việc không sử dụng chúng. Như giáo sư Owen đã nhận định, không có điều kỳ lạ nào trong tự nhiên hơn là chim không biết bay; thế mà vẫn có vài con như thế. Một giống vịt ở vùng Nam Mỹ chỉ có thể vỗ cánh trên mặt nước, và cánh của nó trong điều kiện tương tự như cánh của giống vịt nuôi Aylesbury. Do những giống chim to sống trên mặt đất ít bay trừ khi chạy trốn mối nguy hiểm, tôi tin rằng việc tình trạng hầu như không cánh của vài con chim, hiện đang sống và đã sống trên các đảo ở ngoài khơi xa, không bị động vật săn mồi nào đe dọa, là gây ra bởi việc không sử dụng. Loài chim ostrict đã sống trên các lục địa và gặp phải những mối hiểm nguy, để tránh các hiểm họa đó thì bay không phải là phương pháp hay, chúng tự vệ bằng cách đánh trả nó để có thể bảo vệ mình trước kẻ tấn công cũng như bất cứ động vật bốn chân nào nhỏ hơn. Chúng ta có thể tường tượng tổ tiên xa xưa của loài ostrict có thói quen giống như của con chim otit, và rằng do sự lựa chọn của tự nhiên tăng kích cỡ và trọng lượng của cơ thể nó qua những thế hệ kế tiếp nhau, chân của chúng ngày càng được sử dụng nhiều và cánh ngày càng ít đi cho đến khi chúng không thể bay được.

Ông Kirby đã nhận xét (và tôi đã quan sát thấy được điều giống như thế) tụ cốt cổ chân trước của nhiều loài bọ cánh ứng ăn chất thải thường hay bị gãy; ông đã kiểm tra mười bảy loài trong bộ sưu tập của bản thân và không con nào có dấu vết sót lại. Đối với loài Onites apelles, tụ cốt chân rất hay bị gãy đến mức mà người ta miêu tả chúng là không có xương. Trong một số lớp thì chúng có chỗ xương đó nhưng trong tình trạng rất sơ khai. Còn loài Ateuchus hay loài bọ thần thánh của người Ai cập cổ đại, chúng hoàn toàn thiếu. Chúng ta không có đủ lý do để tin sự biến mất đó là do di truyền và tôi nên giải thích sự biến mất hoàn toàn của tụ cốt cổ chân trước ở loài Ateuchus, và tình trạng phát triển sơ khai của xương đó trong một số lớp khác bằng hiệu ứng lâu dài liên tục của việc không sử dụng, kể từ thời tổ tiên nó. Bời vì tụ cốt cổ chân hầu như không lúc nào xuất hiện ở loài bọ cánh cứng ăn chất thải, chúng chắc phải đã mất trong giai đoạn đầu cuộc sống vì không được loài côn trùng này sử dụng nhiều.

Trong một số trường hợp chúng ta có thể dễ dàng cho rằng sự biến đổi của cấu trúc là do không sử dụng, song thực ra nó lại hoàn toàn là do sự lựa chọn của tự nhiên. Ông Wollaston đã phát hiện ra một thực tế kỳ lạ là 200 loài bọ cánh cứng trong số 500 loài sống trên đảo Madeira hiện tại thiếu cánh và chúng không thể bay; và trong hai mươi chín lớp đặc hữu, không ít hơn hai mươi ba lớp có tất cả các loài trong tình trạng tương tự! Một số hiện tượng, chẳng hạn như những con bọ cánh cứng ở nhiều nơi trên thể giới thường bị thổi ra biển và chết; và những con bọ ở quần đảo Madeira, như ông Wollaston quan sát, vẫn chưa được biết tới nhiều cho đến khi gió ngừng thổi và mặt trời chiếu sáng; rằng tỷ lệ bọ cánh không cánh lớn hơn ở khu vực mờ Dezertas hơn là ở chính tại Medeira; và nhất là thực tế lạ lùng mà ông Wollaston khẳng định rất chắc chắn, về sự vắng mặt hoàn toàn những nhóm lớn nhất định của loài bọ, mà ở đâu đó rất đông đúc, và những nhóm có thói quen trong cuộc sống rất cần thiết phải bay. Những điều này đã khiến tôi tin rằng tình trạng không cánh của rất nhiều con bọ ở quần đảo Madeira là do tác động của sự lựa chọn tự nhiên, nhưng cộng với cả việc không sừ dụng. Qua hàng ngàn thế hệ kế tiếp nhau, mỗi cá thể bọ mà ít bay nhất, hoặc là do cánh của chúng chưa phát triển hoàn thiện hoặc là do lười nhác, sẽ có cơ hội tồn tại tốt nhất vì không bị thổi ra ngoài biển; mặt khác, những con bọ hay bay nhất sẽ thường bị thổi ra biển nhất và do đó bị tiêu diệt.

Những con côn trùng trên đảo Madeira, không phải là loài tìm kiếm thức ăn trên mặt đất, giống như loài Coleoptera và Lepidoptera ăn hoa, phải sử dụng cánh của chúng để lấy được thức ăn, cánh của chúng không hề bị mất đi mà thậm chí còn to ra. Điều này hoàn toàn phù hợp với tác động của sự lựa chọn tự nhiên. Bởi vì khi một con côn trùng mới đến đảo đầu tiên, xu hướng của sự lựa chọn của tự nhiên làm teo đi hay rộng ra cánh của nó sẽ phụ thuộc vào số lượng nào đông hơn giữa các cá thể tồn tại trong cuộc chiến đấu với gió và các cá thể từ bỏ hoặc ít khi bay. Giống như trong một tai nạn đắm tàu, những người bơi giỏi thì có thể có cơ hội sống sót do bơi được xa hơn nhưng những nguời bơi kém lại cũng có thể có lợi khi lựa ciiọn ở lại cùng con tàu đắm.

Mắt của loài chuột chũi và của những loài gậm nhấm đào đất khác là rất bé, và trong một sổ trường hợp bị che lấp hoàn toàn bởi da mặt và lông. Tình trạng của đôi mắt này có thể là do lâu ngày không sử dụng chúng, nhưng có lẽ còn được trợ giúp cả bởi sự lựa chọn của tự nhiên. Tại vùngNam Mỹ, một loài gặm nhấm đào đất, loài tuco-tuco, hay Ctenomys, thời gian chúng ở dưới lòng đất thậm chí còn miều hơn loài chuột chũi. Tôi đã nghe một người Tây Ban Nha, người thường bắt được chúng, nói chắc như đinh đóng cột là chúng thường bị mù; một con tôi bắt sống được nó rõ ràng là đang trong tình trạng đó, khi rạch mắt nó tôi fhát hiện ra nguyên nhân là do chứng viêm màng nháy mảt. Do chứng viêm mắt thường gây thương tổn cho loài này, và do mắt không phải là thứ không thể thiếu đối vật con vật hay ở dưới đất, việc mắt bé đi cùng với mí mắt dính vào nhau và lông mọc che lấp mắt có thể trong trường hợp này lại là một lợi thế; và nếu là như vậy thì sự lựa chọn của tự nhiên liên tục trợ giúp ảnh hưởng của việc không sử dụng.

Mọi người đều biết rằng một vài con vật, thuộc về các lớp khác nhau, sống trong các hang động vùng Styria và Kentucky, bị mù. Trong một số con cua thì cuống mắt vẫn còn nhưng con mắt thì đã biến mất; khung đồng tử vẫn còn nhưng đồng tử thì không thấy. Vì chúng ta khó tưởng tượng rằng con mắt, mặc dù ít dùng, lại gây hại cho những con vật sống trong bóng tối, tôi cho rằng sự biến mất hoàn toàn đó là do không sử dụng. Một trong những loài động vật mù, loài chuột hang, con mắt rất to, và giáo sư Silliman nghĩ là nó đã lấy lại đôi chút khả năng nhìn, sau một thời gian sống trong ánh sáng. Cùng tương tự theo cách như vậy mà cánh của những con côn trùng trên đảo Madeira phát triển to ra, và cánh của những con khác lại teo đi bởi sự lựa chọn của tự nhiên cộng với sự gipp đỡ của hiệu ứng không sử dụng. Trong trường hợp củi loài chuột hang, sự lựa chọn của tự nhiên dường như để cạnh tranh với sự mất ánh sáng và tăng kích cỡ mắt; trái lại đối với tất cả các loài khác sống trong hang, sự không sỉ dụng là nguyên nhân duy nhất gây ra tình trạng mù mắt.

Chúng ta khó lòng tưởng tượng ra được điều kiện sống giống nhau hơn là giữa các hang núi đá vôi trong một khí hậu tương tự, để mà theo quan niệm là các bài được tạo ra một cách độc lập bởi vì các hang động đá vôi ở châu Âu và ở nước Mỹ, chúng ta có thể trông đợi tính tương đồng trong cấu trúc và mối quan hệ gần gũi, nhưng như ông Schiolte và những người khác đã nhận xét, đây không phải là trường hợp đó và những con côn trùng sống trong hang ở hai lục địa không quan hệ gần gũi với nhau như người ta đã từng dự đoán dựa vào bề ngoài giống nhau của các cư dân khác sống ở Bắc Mỹ và châu âu. Dựa trên quan điểm của tôi, chúng ta phải giả định rằng động vật của nước Mỹ, ban đầu nhìn thấy được, qua nhiều thế hệ di cư từ thế giới bên ngoài tới ngày một sâu hơn vào vùng hang động Kentucky cũng giống như động vật ở châu âu chuyển vào hang núi châu âu. Chúng ta có một vài bằng chứng về sự chuyển đổi thói quen này, như ông Schiodte đã nhận xét "các con vật không khác lạ lắm, chuẩn bị sự chuyển đổi từ sống ở nơi sáng sang nơi tối. Tiếp đến theo những con được cấu tạo sống ở lúc chạng vạng tối; và cuối cùng là những con sống hoàn toàn trong bóng tối". Cho đến khi một động vật, qua vô số các thế hệ, đến được nơi sâu nhất, sự không sử dụng đã ít nhiều phá hủy hoàn toàn đôi mắt của nó, và sự lựa chọn của tự nhiên thường có ảnh hưởng thay đoi khác, chẳng hạn như tăng chiều dài của cần ăng ten hay xúc tu, như là một sự bù đắp cho việc mù mắt. Bất chấp những biến đổi như vậy, chúng ta có thể trông đợi vẫn tìm thấy trong các động vật sống trong hang ở nước Mỹ, mối quan hệ gần gũi với các cư dân sống trên lục địa đó, và các con ở châu âu với những cư dân sống trên lục địa già. Đây là trường hợp với một số động vật sống trong hang của nước Mỹ, như tôi đã nghe từ giáo sư Dana; và một loài côn trùng hang châu âu lại quan hệ rất gần gũi với những con ở nước lân cận. Chúng ta rất khó có được lời giải thích thỏa đáng cho mối quan hệ gần gũi giữa những động vật mù trong hang với các con vật khác sống ở hai lục địa nếu dựa trên quan điểm tầm thường về sự sáng tạo động lậpc ủa các loài. Một vài cư dân sống trong hang ở trên lục địa Mới và lục địa Cũ là họ hàng của nhau, chúng ta có thể trông đợi từ mối quan hệ nổi bật của hầu hết các sản phẩm khác của chúng. Tôi không hề cảm thấy ngạc nhiên một số động vật hang trông rất giống nhau, như ông Agassiz đã nhận định về loài cá bị mù, loài Amblyopsis, và cũng giống như trường hợp của loài Proteus mù liên quan tới loài bò sát ở châu âu. Tôi chỉ ngạc nhiên là nhiều loài suy nhược sống ở thòi cổ đại đã không được bảo tồn mặc dù sự cạnh tranh mà các con vật sống trong bóng tối gặp phải có lẽ là ít khốc liệt hơn.

Sự thích nghi với khí hậu - Thói quen có tính di truyền cùng với cây, như trong giai đoạn trổ hoa, lượng mưa cần thiết để hạt giống nảy mầm, trong thời gian ngủ... và chúng khiến tôi muốn nói vài lời về sự thích nghi với khí hậu. Một điều hết sức bình thường là các loài thuộc cùng lớp sống trong nước nhiệt đới và nước giá lạnh, và như tôi tin tất cả các loài đều bắt nguồn từ cha mẹ chung duy nhất, nếu quan điểm này là đúng đắn, thì sự thích nghi với khí hậu đã phải có ảnh hưởng trong suốt giai đoạn di truyền lâu dài liên tục. Mọi người thường suy nghĩ rằng mỗi loài thích nghi với khí hậu của nơi nó sinh ra; loài từ vùng hàn đới, thậm chí là ôn đới không thể tồn tại ở vùng nhiêu đới, hoặc ngược lại. Nhiều cây mọng nước không thể sống trong vùng khí hậu ẩm thấp. Nhưng mức độ thích nghi của loài với khí hậu mà chúng sống trong đó đã bị nói quá lên. Chúng ta có thể suy luận ra điều này dựa trên việc thường không thể dự đoán trước của chúng ta liệu một loại cây nhập khẩu có thể tồn tại trong khí hậu của chúng ta, và từ số lượng các cây cối động vật được mang đến từ nơi ấm áp vẫn có thể trạng tốt ở đây. Chúng ta có lý do tin rằng các loài trong tự nhiên bị giới hạn về tầm hoạt động do phải cạnh tranh với các cá thể và do cả sự thích nghi điều kiện khí hậu nơi đó. Nhưng liệu sự thích nghi thông thường là nguyên nhân chủ đạo hạn chế tầm hoạt động của loài hay không, chúng ta có bằng chứng, trong trường hợp của một số cây, trong chừng mực nào đó, đã trở nên quen thuộc với các thang nhiệt độ khác nhau và do đó thích nghi được với điều kiện sống mới. Cây thông và cây đỗ quyên, mọc từ hạt giống thu được của giáo sư Hooker từ các cây mọc ở những độ cao khác nhau trên dãy Himalaya, lại có khả năng chống lại cái lạnh khác nhau. Ông Thwaites cho tôi biết là ông đã quan sát thấy điều tương tự ở Ceylon và ông H.c. Watson cũng trông thấy hiện tượng tương tự ở các loài cây châu âu mang đến từ vùng Azores tới nước Anh. Đối với động vật, tôi có thể đưa ra một số trường hợp cụ thể về loài trong quá trình lịch sử tồn tại đã mở rộng tầm hoạt động của chúng từ nơi có khí hậu ẩm hơn sang nơi có khí hậu lạnh hơn và ngược lại. Song chúng ta lại không biết chắc rằng những con vật này hoàn toàn thích nghi với khí hậu bản địa của chúng, và trong tất cả các trường hợp thông thường, chúng ta thừa nhận đúng là như thế; và chúng ta cũng không biết liệu chúng có phải sau đó mới thích nghi với khí hậu ở nơi ở mới.

Như tôi đã nói là những động vật thuần chủng của chúng ta đã được người tối cổ lựa chọn bởi vì chúng mang lại lợi ích và sinh sản dễ dàng trong điều kiện bị giam cầm, không phải bởi vì sau đó người ta nhận thấy chúng có khả năng chuyên chở hàng hóa đi xa. Tôi cho rằng khả năng thông thường nhưng tuyệt vời nhất của các động vật thuần chủng của chúng ta không chỉ là cỏ thể chịu đựng được các kiểu khí hậu thời tiết khác nhau mà còn có khả năng sinh sản hoàn hảo. Khả năng này có thể được viện ra để lập luận là một tỷ lệ lớn các động vật khác, hiện đang tồn tại trong thế giới tự nhiên, có thể chịu đựng tốt các khí hậu thời tiết khác nhau. Song chúng ta không thể đẩy lập luận trên đi quá xa để giải thích nguồn gốc có thể có của một vài con vật thuần hóa từ một vài loài hoang dã: chang hạn như máu của loài chó sói hay chó hoang sống ở vùng nhiệt đới và hàn đới có lẽ đã lẫn vào máu của chó nhà. Loài chuột và các con cùng họ không thể được coi là động vật thuần hóa, nhưng chúng đã được con người đưa đến khắp nên trên thế giới, và hiện tại tầm hoạt động của chúng rộng lớn hơn nhiều so với bất kỳ loài gặm nhấm nào khác, sống thoải mái trong điều kiện khí hậu hàn đới ở Faroe phía bắc và ở Falklands phía nam, và trên nhiều đảo trong các khu vực nóng như thiêu như đốt. Vì vậy, tôi có thiên hướng coi sự thích nghi với bất kỳ loại khí hậu đặc biệt nào là khả năng biến đổi linh hoạt bẩm sinh trong thể trạng của đa số các con vật. Theo quan điểm này, khả năng tồn tại trong các khu vực khí hậu khác biệt nhất của con người và động vật thuần hóa. Những thực tế như là tổ tiên của voi và tê giác có khả năng chống chọi lại với khí hậu băng giá, trái lại những con voi và tê giác hiện tại lại sống tất cả ở vùng nhiệt đới và tiểu nhiệt đới, chúng không nên coi đấy là điều lạ lùng mà nên coi đó chỉ là những bằng chứng về tính linh hoạt của thể trạng khi con vật sống trong điều kiện mới.

Sự thích nghi với khí hậu của một loài với bất cứ khí hậu lạ nào là bao nhiêu nhờ vào tính cách, bao nhiều nhờ vào sự lựa chọn của tự nhiên và bao nhiêu nhờ vào cả hai cái kết hợp lại vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp. Tôi tin chắc là tính cách có ảnh hưởng nhất định, dựa vào sự so sánh và dựa vào cả công trình nghiên cứu nông nghiệp, thậm chí cả bách khoa toàn thư của người Trung Hoa cổ đại có nói phải hết sức cẩn thận khi chuyển một con vật sang nơi ở mới. Do con người ít có khả năng lựa chọn được nhiều giống và tiểu giống với thể trạng đặc biệt thích hợp với khu vực sinh sống của chúng như thế: điểu này cố nghĩa kết quả là phải do thói quen. Mặt khác, tôi không thấy có lý do gì để nghi ngờ là sự lựa chọn tự nhiên luôn có xu hướng giữ lại những cá thể mà được sinh ra có thể trạng thích hợp nhất với nước bản địa. Trong các bài viết về đủ loại chù đề cây trồng, người ta nói có những biến thể nhất định chịu đựng được điều kiện khí hậu nào đó tốt hơn những biến thể khác: điều này được minh chứng rõ ràng trong các tác phẩm được xuất bản ở Mỹ về hoa quả, trong đó, các nhà nông nghiệp học khuyên người nông dân nên trồng cây này ở vùng bắc và các cây kia ở vùng Nam; và do đa số các biến thể này mới xuất hiện, những khác biệt trong thể trạng của chúng không thể là do thói quen. Trường hợp của cây chè atisố ở Jerusalem mà không bao giờ được nhân bản từ hạt giống và do đỏ không có biến thể mới, đã từng phát triển - bởi vì hiện tại nó rất mềm mại và chưa bao giờ nó có được sự mềm mại như vậy. Điều này chứng tỏ sự thích hợp với điều kiện khí hậu không thể là nguyên nhân! Cũng trường hợp của cây đậu tây thường được dẫn ra với mục đích tương tự, nhưng cỏ tính thuyết phục cao hơn; nhưng cho đến khi một ai đó gieo hạt đậu tây, qua rất nhiều thế hệ sớm đến mức mà một tỷ lệ lớn chúng bị cái lạnh phá hủy, và sau đó thu số hạt ít ỏi còn lại cẩn thận không để xảy ra sự lai giống ngẫu nhiên, và sau đó thu những hạt giống từ các cây con này, cùng với sự cẩn trọng tương tự. Thí nghiệm này chưa hề được tiến hành. Chúng ta không nên giả định không có sự khác biệt nào trong thể trạng của cây đậu tây con từng xuất hiện bởi vì đã có một cuốn sách xuất bản nói cực kỳ là khó khăn để một số cây con xuất hiện so với các cây khác. Nói tóm lại, tôi nghĩ chúng ta có thể kết luận rằng thói quen, sử dụng và không sử dụng ở một số trường hợp đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự thay đổi của thể trạng và cấu trúc của nhiều bộ phận khác nhau: rằng tác động của việc sử dụng và không sừ dụng thường kết hợp với, và đôi khi bị vượt trội, sự lựa chọn của tự nhiên của sự khác biệt bẩm sinh.

Mối quan hệ trong tăng trưởng - tôi hàm ý khi sử dụng thuật ngữ này là toàn bộ tổ chức gắn kết chặt chẽ với nhau trong suốt quá trình tăng trưởng và phát triển tới mức khi sự biến đổi nhỏ của một bộ phận xuất hiện và được tích tụ lại bởi sự lựa chọn của tự nhiên, thì các phần khác cũng biến đổi. Đây là một chủ đề rất quan trọng và không được hiẹu đúng đắn nhiều nhất. Trường hợp cụ thể nhất là những biến đổi tích tụ chỉ mang lại lợi ích cho con ấu trùng sẽ, chúng ta có thể kết luận như vậy, ảnh hưởng tới cấu trúc của nó khi trưởng thành; cũng tưomg tự như thế, bất cứ sự mất cân đối nào ảnh hưởng tới phôi thai giai đoạn đầu đều ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ tổ chức của con trưởng thành. Một vài bộ phận của cơ thể khá tương đồng với nhau, và tại giai đoạn phôi thai ban đầu, giống nhau, dường như chịu tác động của sự biến đổi tương đồng: chúng ta nhận thấy điều này trong phần trái và phần phải của cơ thể biến đổi tương tự nhau; chân trước và chân sau, thậm chí ở cả ở quai hàm và các chi bởi vì hàm dưới người ta cho rằng đồng dạng với chi. Tôi hoàn toàn tin tưởng xu hưởng này bị điều chỉnh ít nhiều bởi sự lựa chọn của tự nhiên: do vậy một gia đình hươu đực trưởng thành đã từng tồn tại với một cái gạc chỉ ở một bên và nếu điều này là có ích đối với con giống thì nó có thể đã được sự lựa chọn của tự nhiên ban cho.

Như một số học giả đã nhận xét, các phần tương đồng thường có xu hướng gắn với nhau; hiện tượng này thường được tìm thấy ở những cây kỳ dị, và chẳng có gì phổ biến hơn là sự tụ hội của các bộ phận tương đồng trong các cấu trúc bình thường, như là sự tập hợp cánh hoa của trằng hoa trong một ống hoa. Các phần cứng có vẻ như ảnh hưởng hình dáng của bộ phận mềm gắn kết vào. Một số nhà nghiên cứu tin là tính đa dạng của hình dạng của khung xưomg chậu ở các con chim gây ra tính đa dạng trong hình dạng trong quả cật của chúng. Những người khác nghĩ là hình dáng của xương chậu của người mẹ ảnh hưởng, thông qua áp lực, hình dáng đầu của đứa trẻ. Đối với loài rắn, theo như ông Schlegel, hình dạng của cơ thể và cách nuốt quyết định vị trí những bộ phận nội tạng quan ừọng nhất của chúng. Tính chất của mối quan hệ tương quan này là khá khó hiểu. Ông M. I. Geoíĩroy đã phát biểu rõ là một số bất cân xứng nhất định rất thường hay, trong khi những bất cân xứng khác hiếm khi tồn tại cùng nhau mà chúng ta không biết lý do tại sao. Điều gì có thể kỳ lạ hơn là mối quan hệ giữa mắt màu xanh và tình trạng bị điếc ở loài mèo, và màu của đồi mồi cái, chân có lông và da với ngón tẽ ra bên ngoài của chim bồ câu, và sự xuất hiện ít nhiều lông tơ ở con chim mới ra đời với màu bộ lông trong tương lai; hay một lần nữa, mối quan hệ giữa lông và răng của chó không lông Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù tính tương đồng ở đây phát huy ảnh hưởng? Xét những trường hợp sau về mối tương quan tăng trưởng, tôi nghĩ nó khó có thể là do ngẫu nhiên. Nếu chúng ta chọn ra hai nhóm động vật có vú mà có lớp da kỳ lạ nhất, viz Cetacea (cá voi) và Edentata (con tatu...) những con này tương tự thế có bộ răng vô cùng đặc biệt.

Tôi không tìm thấy một trường hợp nào phù hợp hơn chứng tỏ tầm quan trọng của các quy luật quan hệ tương quan trong việc biến đổi các cấu trúc quan trọng, độc lập về chức năng và do đó về sự lựa chọn của tự nhiên hơn là trường hợp của những khác biệt giữa hoa bên trong và hoa bên ngoài trong các cây hình tán. Mọi người đều biết sự khác nhau trong hoa phía ngoài của cụm hoa đầu và hoa nhỏ trung tâm, ví dụ như của hoa cúc. Và sự khác biệt này thường đi kèm với sự loại bỏ bớt vài bộ phận cây hoa. Nhưng ở một số cây hoa hạt giống cũng khác biệt cả về hình dáng và đường vân thậm chí cả bầu nhụy với những phần có thể tiếp cận được, như đã được ông Cassini miêu tả. Những khác biệt này, như một số học giả phát biểu, là do áp lực. Và hình dáng của hạt giống trong hoa con tỏa tia ủng hộ quan điểm này. Nhưng trong trường hợp của trằng hoa của loài Umbellierae, như tiến sỹ Hooker đã nói với tôi là không có cách nào, đổi với các loài có đầu hoa đông đúc nhất thì hoa bên trong và hoa bên ngoài thường rất hay khác biệt. Người ta có thể nghĩ là sự phát triển của những cánh hoa bên ngoài bằng cách hút chất dinh dưỡng của các bộ phận của cây hoa khác đã gây ra tình trạng chết yểu của chúng. Nhưng trong một sổ hoa Compositae có một sự khác biệt trong hạt giống của hoa nhỏ bên trong và bên ngoài mà không có sự khác biệt nào trong trằng hoa. Có lẽ là vài điểm sai khác có thể có mối liên quan với vài khác biệt trong dòng chảy của chất dinh dưỡng tới phần trung tâm và bên ngoài hoa; chúng ta ít nhất biết rằng trong các bông hoa không bình thường, những bông gần trục nhất thường hay bị ảnh hưởng nhất bởi sự thay đổi cấu trúc, và trờ nên bình thường. Tôi xin nói thêm, như một ví dụ của điều này và của trường hợp đáng kinh ngạc về mối quan hệ tương quan, rằng tôi gần đây đã quan sát được ở một số cây quỳ thiên trúc trong vườn: bông hoa trung tâm của cụm hoa thường mất những vết có màu tối hơn trong hai cánh hoa bên trên; và rằng khi điều này xuất hiện thì tuyết mật dính vào bị mất đi. Khi màu này không xuất hiện ở một trong hai cánh hoa bên ữên, thì tuyết mật chỉ bị ngắn đi nhiều chứ không biến mất.

Xét về sự khác biệt trong trằng của những bông hoa trung tâm và bên ngoài của phần đầu hay tán, tôi không hề cảm thấy chắc chắn rằng ý kiến của ông C. C. Sprengel là hoa con tỏa tia đóng vai trò thu hút các con công trùng, mà tác nhân của nó cực kỳ có lợi cho sự sinh sản của các cây thuộc họ này, là bị cường điệu quá mức như nó ban đầu có vẻ như thế. Và nếu nó có lợi như thế, sự lựa chọn của tự nhiên sẽ thực thi nhiệm vụ của mình. Nhưng khi xét đến các điểm khác biệt trong cấu trúc bên trong và bên ngoài của các hạt giống, cái mà thường không liên quan gì tới bất kỳ khác biệt nào trong bông hoa, dường như là không thể nào chúng có thể có lọi cho bông hoa ở bất kỳ khía cạnh nào; ấy vậy mà đối với loài hoa hình tán, những điểm khác biệt như thế lại cực kỳ quan trọng - các hạt giống trong một vài trường hợp, theo như ông Tausch, là hạt giống thẳng trong hoa bên ngoài và rỗng trong hoa trung tâm - ông De Candolle đã thiết lập nhánh chính của nhóm trên các khác biệt tương tự. Do vậy chúng ta thấy là những biến đổi của cấu trúc, được đánh giá bởi các nhà hệ thống học là có giá trị to lớn, có thể hòan toàn là do những quy luật chưa được biết tới của sự tăng trưởng cân xứng, và không hề có ích tý gì cho loài, như những gì chúng ta biết được cho đến nay.

Chúng ta thường hay sai lầm gán cho mối quan hệ tăng trưởng, những cấu trúc thông dụng trong toàn bộ các nhóm của loài, mà thực ra là do sự di truyền. Bởi vì loài tổ tiên có thể đã thu được một biến đổi trong cấu trúc của nó nhờ vào sự lựa chọn của thiên nhiên, và qua hàng ngàn thế hệ, tiếp tục có được các biến đổi độc lập khác; và hai dạng biến đổi này, sau khi đã được truyền lại cho toàn bộ nhóm con cháu với thói quen khác biệt, một cách tự nhiên thường được mọi người nghĩ là nhất định có mối tưomg quan ở mặt nào đó. Vì thế một lần nữa, tôi không nghi ngờ là một vài mối tưomg quan rõ ràng, xuất hiện ở tất cả nhóm, là hoàn toàn chỉ do sự lựa chọn của tự nhiên tác động. Ví dụ như ông Alph. De Candolle đã nhận xét là những hạt giống có cánh không bao giờ được tìm thấy trong quả không mở: tôi xin giải thích quy luật nay thông qua thực tế là những hạt giống này không thể dần dần trở nên có cánh thông qua sự lựa chọn của tự nhiên, trừ trường hợp quà mở; như thế tức là những cá thể cây cho ra các hạt giống thích hợp hơn một chút để gió có thể đưa đi xa hơn, có thể có được lợi thế so với cây sinh ra hạt giống kém phù hợp hơn để gió đưa đi. Và quá trình này không thể diễn ra đối với các quả không mở.

Hai ông Geoffroy và Goethe đã đề xuất, cũng trong khoảng thời gan tưomg tự, quy luật về sự bù trừ của họ hay sự cân bằng trong tăng trưởng; hay như ông Goethe đã phát biểu: "Để sử dụng được một bên, tự nhiên phải tiết kiệm bên còn lại." Tôi nghĩ quy luật này đúng với những con vật thuần hóa của chúng ta trong một chừng mực nào đó: nếu nguồn chất dinh dưỡng chảy tới một bộ phận hay một cơ quan quá nhiều, thì nó hiếm khi, ít nhất là như vậy chảy thừa thãi tới phần hay bộ phận khác; do vậy chúng ta khó có thể ép một con bò cái vừa cho nhiều sữa vừa béo ra. Những biến thể giống nhau của cây cải bắp không cho dư thừa các bộ lá đầy dinh dưỡng và số lượng thừa thãi các hạt giống chứa tinh dầu. Khi hạt trong quả của chúng teo đi thì quả đó trở nên to ra và giàu dinh dưỡng hơn. Đối với các con gia cầm của chúng ta, chùm lông lớn của chúng hay đi kèm với mào bé đi, và bộ râu rậm rạp kèm với yếm thịt teo nhỏ. Còn với những con vật sống trong tự nhiên, chúng ta khó có thể khẳng định là quy luật này cũng đủng với tất cả số chúng; nhưng nhiều người có khả năng quan sát tốt, nhất là các nhà thực vật học, tin vào tính đủng đắn của quy luật này. Tuy nhiên ở đây tôi không đưa ra một ví dụ nào bởi vì tôi không biết cách nào để phân định rành rọt giữa các ảnh hưởng, một mặt, của sự lựa chọn của tự nhiên hoặc là của sự không sử dụng hoặc là sự kết hợp hai nhân tố này, và, mặt khác, ảnh hưởng của dòng chảy chất dinh dưỡng.

Tôi cũng nghi ngờ là một vài trường hợp của sự bù trừ đã được nói tới, và tương tự như vậy một số thực tế, có thể bị gộp lại dưới một nguyên lý chung hơn, đó là sự lựa chọn của tự nhiên đang tiếp tục cố gắng thu gọn mọi phần của bộ máy tổ chức. Nếu trong điều kiện sống thay đổi, một bộ phận hữu ích trở nên kém hữu ích hơn, thì sự lựa chọn của tự nhiên sẽ gây ra sự thu nhỏ của nó, dù không đáng kể, bởi vì nó sẽ có lợi cho cá thể do không bị lãng phí chất dinh dưỡng vào bộ phận kém hữu ích dạng đó. Nhờ vậy mà tôi có thể hiểu được hiện tượng mà đã làm cho tôi ngạc nhiên xem xét động vật loài chân tơ, và ngoài ra rất nhiều ví dụ tương tự có thể đưa ra. Ví dụ về loài chân tơ: Khi một con chân tơ sống ký sinh ăn bám trên một cơ thể chủ và nhờ đó được bảo vệ, nó ít nhiều mất đi hoàn toàn vỏ bọc của nó hay bộ giáp. Đây cũng là trường hợp của con Ibla đực, và cả của Proteolepas". bởi vì bộ giáp của tất cả con chân tơ khác đều bao gồm ba bộ phận cực kỳ quan trọng nằm ở khu vực phía trước của đầu và chúng đã phát triển rất mạnh mẽ, và có cả hệ thần kinh và dây cơ chủ. Nhưng trong con Proteolepas sống ký sinh và được bảo vệ, toàn bộ phần phía trước của đầu bị teo đi xuống chi còn một nhúm bám vào ăng-ten. Giờ đây, việc mất đi cấu trúc lớn và phức tạp, gây ra bởi sự vô dụng khi con Proteolepas sống ký sinh lại là một lợi thế quyết định đối với mỗi cá thể kế tiếp nhau của loài; bởi vì trong cuộc đấu tranh sinh tồn mà mọi động vật phải đối mặt, mỗi cá thể của Proteolepas có cơ thể tốt hơn để bảo vệ bản thân nhờ vào việc ít chất dinh dưỡng bị lãng phí vào các cấu trúc nay đã trở nên vô ích.

Chính vì thế tôi khẳng định là sự lựa chọn của tự nhiên lúc nào cũng sẽ thành công trong việc giảm và loại đi những phần của tổ chức ngay khi chúng trở nên không cần thiết, mà không hề gây ra, bởi bất cứ cách nào, những phần khác phát triển lớn lên ở mức độ tương ứng. Và ngược lại, sự lựa chọn của tự nhiên luôn luôn có khả năng hoàn hảo phát triển bất kỳ cơ quan nào mà không nhất thiết phải bù lại bàng việc giảm các bộ phận khác đi.

Nó có vẻ như là một quy luật, như ông Is. Geoffroy St Hilaire đã nhận xét, cả trong biến thể và loài, khi bất kỳ phần hay bộ phận nào bị lặp đi lặp lại nhiều lần trong cấu trúc của cùng một cá thể (như là cột sống của loài rắn hay nhị hoa của hoa nhiều nhị đực), số lượng sẽ biến đổi; trái lại số lượng của cùng bộ phận hay cơ quan, khi nó ít xuất hiện (về mặt số lượng), là bất biến. Cũng tác giả đó và một số nhà thực vật học còn đi xa hơn nữa khi nói những bộ phận phức tạp cũng dễ chịu sự biến đổi trong cấu trúc. Bởi vì "sự lặp lại mang tính sinh dưỡng", như cách diễn đạt của giáo sư Owen, dường như là một dấu hiệu của tổ chức thấp. Nhận xét trên hình như có mối liên quan tới ý kiến chung nhất của các nhà tự nhiên học: những cơ thể sống có tổ chức đơn giản trong tự nhiên thì biến đổi nhiều hơn là những cơ thể sống có tổ chức cao. Tôi hàm ý sự thấp trong trường hợp này có nghĩa là vài phần của tổ chức không được hoặc ít được chuyên môn hóa; và khi mà cùng một phần thực hiện nhiều chức năng, chúng ta có thể hiểu tại sao nó hay biến đổi, và tại sao sự lựa chọn của tự nhiên duy trì hoặc loại bỏ mỗi sự sai khác nhỏ của dạng ít cẩn thận hơn là khi phần đó chỉ thực hiện một chức năng duy nhất; tương tự như một con dao dùng để cắt đủ mọi thứ sẽ có thể ở bất cứ hình thù nào trong khi một công chỉ dùng cho vài đối tượng nhất định sẽ nên chỉ có một số hình dáng cụ thể. Chúng ta không nên bao giờ được quên là sự lựa chọn của tự nhiên có thể tác động lên mỗi phần của mỗi cơ thể sổng, chỉ thông qua và cho lợi ích của nó.

Những phần chưa hoàn thiện, còn đơn sơ, như một số nhà nghiên cứu nói, và tôi tin là đúng, có xu hướng biến đổi lớn. Chúng ta sẽ còn quay trở lại chủ đề chung về các cơ quan đơn giản và bị thui chột; và ở đây tôi chi xin nói rằng tính biến đổi của chúng dường như là do sự vô dụng của chúng; và nhờ đó là do sự lựa chọn của tự nhiên không có quyền năng kiểm soát những sai khác trong cấu trúc của chúng. Như vậy những bộ phân thô sơ hoàn toàn là do các quy luật tăng trưởng khác nhau tác động lên, do ảnh hưởng của sự không sử dụng trong thời gian dài liên tục và do xu hướng quay trở lại đặc tính tổ tiên.

Một bộ phận, trong bất kỳ loài nào, phát triển một cách hay ở một mức độ đặc biệt, so với bộ phận đó ở trong các loài họ hàng, cỏ xu hướng biến đỗi lớn - Vài năm trước đây, tôi cảm thấy rất ngạc nhiên trước một lời nhận xét gần giống như trên, đưa ra bởi ông Waterhouse. Tôi cũng suy luận ra từ sự quan sát của giáo sư Owen về chiều dài cánh tay của con ourang-outan, dựa vào thực tế này ông cũng đi tới kết luận tương tự. Chúng ta hầu như không có hy vọng thuyết phục được bất cứ ai tin vào tính đúng đắn của kết luận trên nếu không đưa ra một danh sách dài các bằng chứng mà tôi đã thu thập được. Đáng tiếc là những bằng chứng này không có chỗ để có thể đưa ra ở đây. Tôi chỉ có thể nói lên sự đồng tình của tôi: nó là quy luật có tính tổng quát cao. Tôi nhận thức được những nguyên nhân gây ra lỗi lầm, nhưng tôi hy vọng đã tính toán kỹ càng những lỗi lầm đó. Chúng ta nên hiểu là quy luật này không phải có thể áp dụng cho mọi bộ phận mà thường chỉ áp dụng cho bộ phận đã phát triển khi đem so sánh với bộ phận tưomg tự của loài họ hàng. Do đó, cánh của con dơi là một cấu trúc khác thường nhất trong lớp các loài động vật có vú; nhưng quy luật ở đây không áp dụng được; bởi vì có toàn bộ một nhóm doi có cánh. Quy luật chi đúng khi mà một loài dơi nào đó có cánh phát triển theo cách đặc biệt nếu đem so sánh với các loài khác cùng chi. Quy luật này rất đúng với trường hợp của các đặc điểm về giới thứ cấp, khi thể hiện ra trong bất cứ cách bất bình thường nào. Thuật ngữ, các đặc điểm về giới thứ cấp, được sử dụng bởi ông Hunter, áp dụng cho các đặc điểm gắn với một giới tính, nhưng không liên quan trực tiếp tới ảnh hưởng của sự sinh sản. Quy luật áp dụng được cho con đực và con cái; nhưng do con cái hiếm khi cho ra các đặc điểm về giới thứ cấp đáng chú ý, nên nó ít được áp dụng đối với chúng. Việc quy luật rất dễ dàng áp dụng được trong một số trường hợp về các đặc điểm về giới thứ cấp có lẽ là do tính biến đổi lớn của các đặc điểm này, dù có hay không thể hiện ra trong cách khác thường mà tôi ít nghi ngờ. Nhưng việc quy luật của chúng ta không bị giới hạn chỉ với các đặc điểm về giới thứ cấp được thể hiện rõ ràng trong trường hợp của loài chân tơ lưỡng tính; và nói thêm là tôi rất chú ý tới lời nhận xét của ông Waterhouse trong khi nghiên cứu nhóm này. Tôi đã đi đến kết luận chắc chắn rằng quy luật hoàn toàn đúng với loài chân tơ. Trong các tác phẩm tới, tôi sẽ đưa ra một bản danh sách các trường hợp đáng chú ý; ở đây xin đưa sơ qua một ví dụ minh họa bởi vì nó cho thấy tầm áp dụng rộng nhất có thể được của quy luật. Van tim có nắp của loài lông tơ không cuống (các con hàu đá), trong mọi nghĩa của từ, là cấu trúc rất quan trọng; và chúng cực kỳ ít khác nhau thậm chí trong các chi khác nhau; nhưng trong vài loài cùng một chi, Pyrgoma, những van này thể hiện sự đa dạng vô cùng: những van tương đồng trong các loài khác nhau đôi khi hoàn toàn có hình dạng khác biệt; và khối lượng biến đổi trong các cá thể của vài loài lớn tới mức mà không hề quá khi nói rằng các biến thể khác nhau nhiều trong các đặc điểm của những van tim quan trọng này hơn là các loài khác của các chi riêng rẽ.

Do những con chim sổng ở một nước biến đổi ở mức độ cực nhỏ, tôi đã rất chú ý tới chúng và tôi cảm thấy quy luật cũng đúng với lớp này. Tôi không thể chứng minh nỏ cũng đúng với cây cối, và điều này sẽ làm lung lay nghiêm trọng niềm tin của tôi vào tính xác thực của quy luật nếu tính biến đổi lớn của cây không làm chúng ta gặp nhiều khó khăn để so sánh mức độ tương đối của tính biến đổi.

Khi chúng ta nhìn thấy bất cứ phần hay cơ quan nào của bất kỳ loài nào phát triển theo cách hay mức độ đặc biệt đáng chú ý, một suy diễn tương đối đúng là nó rất quan trọng đối với loài đó; tuy vậy bộ phận đó trong trường hợp này là cỏ xu hướng chịu sự biến đổi. Tại sao lại là như vậy? Nếu dựa vào quan điểm mỗi loài được tạo ra một cách độc lập, với tất cả các bộ phận của chúng như chúng ta thấy hiện nay, tôi không thể tìm ra lời giải thích. Nhưng nếu dựa vào quan điểm các nhóm loài đã bắt nguồn từ các loài khác, và được sự lựa chọn của tự nhiên cải biến, tôi nghĩ chúng ta sẽ có một chút ánh sáng. Đối với các con vật thuần chủng của chúng ta, nếu tất cả các phần hay toàn bộ con vật bị bỏ qua, và không sự lựa chọn nào được áp dụng, phần đó (ví dụ như mào của con gà Dorking) hay toàn bộ con giống sinh ra sẽ ngừng không có một đặc tính gần đồng bộ nữa. Con giống này sau đó sẽ có thể nói là bị thoái hóa. Trong các bộ phận thô sơ, và trong những bộ phận ít được chuyên môn hỏa vì bất cử lý do cụ thể nào, và có lẽ là trong nhóm đa hình dạng, chúng ta bắt gặp trường hợp tự nhiên gần như tương tự. Bởi vì đối với những trường hợp kiểu thế, sự lựa chọn của tự nhiên đã không và không thể gây tác động và do đó bộ phận này để cho tự do biến đổi. Nhưng ở đây điều mà chúng ta quan tâm hơn chính là trong các sản phẩm thuần hóa của chúng ta những điểm này, mà hiện nay đang thay đổi rất nhanh dưới tác động của sự lựa chọn liên tục, cũng rõ ràng chịu sự thay đổi. Hãy xem các con giống chim bồ câu: thật là một khối lượng khổng lồ các điểm sai khác trong mỏ của các con chim bồ câu nhào lộn khác biệt, trong mỏ và yếm thịt của các con chim bồ câu đưa thư, trong dáng đi và đuôi của chim bồ câu đuôi quạt... những điều này hiện đang thu hút sự chú ý của những người sưu tầm chim bồ câu nước Anh. Thậm chí là trong tiểu loài, như là trong giống chim bồ câu nhào lộn mặt ngắn, mọi người gặp nhiều khó khăn để nhân giống chúng gần đạt tới sự hoàn hảo, và thường thì những con chim được sinh ra có sự khác biệt lớn so với tiêu chuẩn. Chúng ta có thể nói chuẩn xác là đang có một cuộc đấu tranh liên tục diễn ra giữa, một bên, là xu hướng quay trở lại đặc điểm của các biến thể ít được chỉnh đổi, cũng như tất cả các xu hướng bẩm sinh tiến tới tính biến đổi xa hơn của mọi loại, và, với một bên, sức mạnh của sự lựa chọn thường xuyên để giữ giống thực sự. về dài hạn, sự lựa chọn sẽ là kẻ chiến thắng cuối cùng và chúng ta không trông đợi việc thất bại nhân giống một con chim có cấu trúc đơn giản như là một con chim nhào lộn thông thường từ một giống chim mặt ngắn tốt. Nhưng khi mà sự lựa chọn đang diễn ra nhanh chóng, người ta có thể luôn luôn trông đợi tính biến đổi lớn trong cấu trúc chịu sự thay đổi, gây ra bởi sự lựa chọn của con người, đôi khi gắn liền với một giới tính này hơn là giới tính kia, bởi những nguyên nhân mà chúng ta vẫn chưa biết tới, thường là với loài giống đực, như là yếm thịt của chim bồ câu đưa thư và diều phình to của chim bồ câu diều to.

Bây giờ chúng ta hãy đến với tự nhiên. Khi một phần phát triển theo cách cực kỳ đặc biệt trong bất cứ loài nào, so với các loài khác thuộc cùng chi đó, chúng ta có thể kết luận là phần đó đã trải qua những biến đổi vô cùng lớn kể từ giai đoạn loài đó tách ra khỏi tổ tiên chung của chi đó. Giai đoạn này hiếm khi xa xôi xét trên bất cứ mức độ nào bởi vì loài rất ít khi tồn tại hơn một thời kỳ địa chất. Những biến đổi vô cùng lớn như thể ngụ ý tính biến thiên lớn lạ thường và liên tục trong thời gian dài, liên tục được sự lựa chọn của tự nhiên tích lũy vì lợi ích của loài. Nhưng do tính biến đổi của các phần hay bộ phận phát triển đặc biệt là vô cùng lớn và liên tục trong một then gian dài mà lại chỉ trong vòng giai đoạn không quá dài, như là quy luật chung, chúng ta có lẽ sẽ vẫn trông đợi tìm thay tính biến thiên lớn hem trong những phần như thế khi so sánh với các phần khác của tổ chức, những phần hầu như không thay đổi trong một giai đoạn dài hem. Và tôi tin đây đúng là như vậy. Tôi không thấy có lý do gì để nghi ngờ rằng cuộc đấu tranh giữa một bên là sự lựa chọn của tự nhiên với một bên là xu hướng quay trở lại và tính biến đổi theo thời gian sẽ ngừng lại; và rằng đa số các bộ phận phát ưiển khác thường cỏ thể bị giữ không biến đổi nữa. Vì vậy khi một bộ phận, cho dù bất bình thường, được di truyền lại trong điều kiện gần như nguyên trạng cho nhiều con cháu biến đổi, giống như trường hợp cánh của con dơi, theo như lý thuyết của tôi, nó phải đã tồn tại trong một giai đoạn cực kỳ dài trong tình trạng hầu như không đổi; và do đó nó không hề biến đổi nhiều hơn các cấu trúc khác. Chính là trong các trường hợp mà sự biến đổi khá gần đây và vô cùng lớn chúng ta phải tìm ra tỉnh biến đổi có thể sinh ra, như ta có thể gọi nó như vậy, hiện vẫn tồn tại ở mức độ cao. Bởi vì trong trường hợp này, tính biến đổi sẽ hiếm khi cho đến nay đã bị ấn định lại bởi sự lựa chọn liên tục của các cá thể biến đổi theo và mức độ cách đòi hỏi, và bởi sự loại bỏ liên tục những cá thể có xu hướng quay trở lại điều kiện trước đó và ít biến đổi.

Nguyên lý được bao gồm trong các lời nhận xét này có thể được mở rộng. Mọi người đều biết những đặc tính cụ thể biến đổi nhiều hơn đặc tính chi. Tôi sẽ giải thích điều này bằng một ví dụ đơn giản. Nấu loài nào đó trong một chi lớn của cây có những bông hoa màu xanh và loài khác có hoa màu đỏ, màu sắc sẽ chỉ là đặc điểm riêng biệt và sẽ chẳng có ai ngạc nhiên nếu một cây hoa màu xanh chuyển hóa thành một cây hoa màu đỏ hoặc ngược lại; nhưng nếu toàn bộ loài có hoa màu xanh, thì đặc điểm đó sẽ là đặc điểm của loài, và sự biến đổi của nó sẽ trở thành điều kỳ lạ. Tôi sử dụng ví dụ này bởi vì sự giải thích cho trường hợp này là không thể ứng dụng. Hầu hết các nhà tự nhiên học đều công nhận đặc điểm riêng rẽ biến đổi nhiều hơn đặc điểm chi bởi vì chúng được lấy từ những phần kém quan trọng hơn về mặt chức năng cơ thể so với những chức năng mà thường được sử dụng để phân lớp các chi. Tôi tin là lời giải thích này đúng một phần, dù chỉ là gián tiếp. Tôi sẽ còn quay trở lại chủ để này trong chưomg về Phân loại. Chúng ta sẽ phí công nếu đưa ra bằng chứng để ủng hộ lời phát biểu trên: đặc điểm riêng rẽ biến đổi nhiều hơn đặc điểm loài. Nhưng tôi đã nhiều lần ghi chú trong các tác phẩm về lịch sử tự nhiên khi một tác giả ngạc nhiên nhận xét một bộ phận hay phần quan trọng nào đó, mà thông thường bất biến trong toàn bộ các nhóm lớn của loài, khác biệt đáng kể so với các loài họ hàng, tức là nó cũng đã biến đổi trong các cá thể của vài loài. Thực tế này cho thấy một đặc tính, thường mang giá trị loài, khi nó bị mất dần giá trị và trở thành đặc điểm riêng biệt, sẽ trở nên biến thiên, cho dù tầm quan trọng sinh lý vẫn như cũ. Một vài điều tương tự cũng có thể áp dụng cho các đặc tính quái dị; ít nhất thì ông Is. Geoffroy St Hilaire có vể như không nghi ngờ một bộ phần thông thường càng biến đổi trong các loài khác biệt của cùng một nhóm, thì nó càng chịu ảnh hưởng của những bất thường cá biệt.

Dựa vào quan điểm thông thường là mỗi loài đã được tạo thành một cách riêng rẽ, tại sao phần đó của cấu trúc, khác so với phần tương tự của loài được sáng tạo động lập thuộc cùng chi lại biến đổi nhiều hơn những phần giống nhau trong vài loài? Tôi không thấy sự giải thích hợp lý nào có thể được đưa ra. Nhưng nếu dựa vào quan điểm loài chỉ là các biến thể nổi bật và cố định, chúng ta có thể chắc chắn tìm thấy chúng vẫn thường tiếp tục biến đổi các phần trong cấu trúc của chúng mà đã biến đổi trong vòng một giai đoạn khá gần đây, và do vậy mà tiến tới biến đổi. Hay phát biểu trường hợp này theo cách khác: những điểm mà tại đó tất cả các loài của một chi giống nhau, và tại đó chúng khác biệt so với loài của một chi nào đó, được gọi là đặc điểm của loài; và các đặc điểm chi chung này tôi cho là gây ra bởi chúng có cùng tổ tiên, bởi vì nó hiếm khi xảy ra sự lựa chọn của tự nhiên sẽ biến đổi vài loài, phù hợp ít nhiều với các thói quen khác biệt lớn, trong cách hoàn toàn tương tự: và những cái được gọi là đặc điểm chi đã được di truyền từ một giai đoạn cách biệt, kể từ giai đoạn đó khi loài lần đầu tiên tách ra khỏi tổ tiên chung, và sau đó không biến đổi hay tiến tới sự biến đổi ở bất cứ mức độ nào cho dù là nhỏ nhất. Khó có khả năng là chúng biến đổi như ngày nay. Mặt khác, những điểm loài này sai lệch với loài khác thuộc cùng chi được gọi là các đặc điểm cá biệt; và do những đặc điểm cá biệt đã biến đổi và tiến tới biến đổi trong vòng giai đoạn của sự tách nhánh của loài từ tổ tiên chung, chúng có thể vẫn còn biến đổi ở mức độ nào đó -ít nhất là biến thiên hem so với các phần của tổ chức mà trong một giai đoạn rất dài không biến đổi.

Trong mối quan hệ với chủ đề hiện tại, tôi chỉ đưa ra hai nhận xét nữa. Tôi nghĩ chúng ta sẽ phải thừa nhận, không cần tôi đi vào chi tiết giải thích, rằng các đặc điểm giới tính thứ cấp là mang tính biến thiên cao; và cũng phải thừa nhận loài của cùng nhóm khác nhau lớn hơn trong các đặc điểm giới tính thứ cấp hem là các phần khác của tổ chức của chúng; ví dụ đem so sánh khối lượng khác nhau giữa các con giống đực ở bộ gà, mà trong chúng các đặc điểm giới tính thứ cấp được biểu hiện rất rõ, với khối lượng khác nhau của con giống cái và tính xác thực của quan niệm này sẽ được chứng minh. Nguyên nhân của tính biến đổi ban đầu là không hề hiển hiện, nhưng chúng ta có thể thấy tại sao những đặc điểm này không bị cố định lại giống như các phần khác của tổ chức; vì các đặc điểm giới tính thứ cấp đã được tích tụ bởi sự lựa chọn về giới tính ít cứng nhắc hơn trong ảnh hưởng của nó so với sự lựa chọn thông thường, vì nó không bắt buộc phải mang lại cái chết. Cho dù nguyên nhân nào đi chăng nữa gây ra tính biến đổi của các đặc điểm giới tính thứ cấp, như chúng biến đổi mạnh mẽ, sự lựa chọn giao phối sẽ có tầm ảnh hưởng rộng lớn, và nhờ đó có thể đã sẵn sàng thành công trong việc ban cho loài thuộc cùng nhóm một khối lượng khác biệt lớn hơn trong các đặc điểm giới tính thứ cấp khi so với các phần khác của cấu trúc.

Một thực tế đáng chú ý là các đặc điểm giới tính thứ cấp giữa hai giới tính của cùng loài thường được thể hiện ra trong các phần giống nhau của tổ chức mà trong đó những loài khác biệt thuộc một chi khác nhau. Tôi xin đưa ra hai ví dụ minh họa cho thực tế này. Ví dụ đầu tiên mà tôi vô tình thu thập được; và do những điểm sai khác trong các trường hợp này là rất khác thường, nên mối quan hệ khó có thể là ngẫu nhiên, số lượng tưomg tự các đốt xưomg trong tụ cốt cổ chân là đặc điểm chung của những nhóm rất lớn của con gián, nhưng trong con Engidae, như ông Westwood đã quan sát, số đốt biếấn động lớn, và số đốt tưomg tự khác biệt trong hai giới tính của cùng loài: một lần nữa trong loài động vật Hymenoptera hay đào bới, cấu tạo cánh là một đặc điểm quan trọng nhất bởi vì nó là đặc điểm chung của những nhóm lớn, nhưng ở những chi nhất định, cấu tạo này khác biệt trong các loài khác biệt; và tưomg tự vậy trong hai giới tính của một loài. Mối quan hệ này có ý nghĩa rõ ràng xét trên quan điểm của tôi về chủ đề này. Tôi quan sát tất cả loài của cùng một chi rố rằng bắt nguồn từ cùng tổ tiên, giống như hai giới tính của bất cứ loài nào. Kết quả là, bất cứ phần nào của cấu trúc của loài tổ tiên chung, hoặc là của con cháu sinh sớm hơn, trở nên biến đổi, những sự thay đổi của phần này sẽ, rất có khả năng là như thế, là những lợi thế mang lại bởi sự lựa chọn của tự nhiên và của giới tính, nhằm làm thích nghi loài với nơi ở của chúng trong thế giới tự nhiên, và tương tự vậy giúp hai giới tính của cùng loài thích nghi với nhau và làm cho con đực và con cái có thói quen riêng , và các con đực cạnh tranh với nhau để làm chủ con cái.

Cuối cùng, tôi kết luận tính biến đổi lớn hơn của các đặc điểm cụ thể hay những đặc điểm phân biệt loài này với loài khác so với đặc điểm chi, hay những đặc điểm mà các loài đều có; rằng tính biến đổi thường xuyên nhất của bất cứ phần nào được phát triển hết sức đặc biệt trong một loài khi đem so sánh với phần tương tự của đồng loại; và mức độ không lớn của tính biến đổi trong một phần; cho dù nó có thể biến đổi đặc biệt như thế nào đi chăng nữa, nếu đặc điểm này là chung cho cả nhóm loài; rằng tính biến đổi lớn của các đặc điểm giới tính thứ cấp, và khối lượng khác nhau khổng lồ trong cùng đặc điểm giữ các loài họ hàng gần gũi; rằng các khác biệt giới tính thứ cấp và cụ thể thông thường thường biểu hiện ở trên cùng bộ phận của tổ chức - tất cả các nguyên lý này đều có mối liên quan với nhau. Tất cả đều chủ yếu là do các loài của cùng một nhóm là con cháu chung của một loài tổ tiên, mà chúng được di truyền nhiều đặc điểm giống nhau; những phần gần đây biến đổi nhiều thì sẽ tiếp tục biến đổi hơn là các phần đã được di truyền từ lâu và đã không biến đổi nữa; sự lựa chọn của thiên nhiên, theo quỹ đạo thời gian, ít nhiều hoàn toàn thắng thế trước xu hướng quay trở lại và trước tính biến đổi xa hơn; sự lựa chọn giao phối ít cứng nhắc hơn sự lựa chọn thông thường; và những biến đổi trong cùng bộ phận đã được sự lựa chọn của tự nhiên và sự lựa chọn giao phối tích tụ và do đó thích nghi với giới tính thứ cấp, và với mục đích cụ thể thông thường.

Những loài khác nhau cho thấy những biến đổi tương đồng; và một biến thể của một loài thường được thừa hưởng vài đặc điểm của loài họ hàng hay quay trở về các đặc điểm của tổ tiên - Những nhận xét này đúng với hầu hết các giống thuần chủng của chúng ta. Những giống chim bồ câu khác biệt nhất, trong những nước xa nhau nhất, thể hiện tiểu biến thể với bộ lông vũ ngược trên đỉnh đầu và lông ở chân- Các đặc điểm mà không hề có ở loài chim bồ câu núi nguyên thuỷ; chúng sau này là những biến đổi tương đồng trong hai hay nhiều giống khác biệt. Sự xuất hiện thường xuyên của mười bốn thậm chí là mười sáu đôi lông vũ ở con chim bồ câu diều to, có thể được coi là một sự thay đổi bình thường ở giống khác, những con chim bồ câu đuôi quạt. Tôi mặc định không ai sẽ nghi ngờ tất cả các biến đổi tưcmg đồng dạng đó là do vài giống chim bồ câu đã được di truyền từ một cha mẹ chung cùng thể trạng cùng xu hướng biến đổi khi bị tác động bởi những nhân tố giống nhau chưa được biết tới. Trong vưcmg quốc các loài thực vật, chúng ta có một trường hợp của biến đổi tương đồng, trong các cuống phát triển hay rễ cây, như vẫn thường được gọi, của tumip Thụy Sỹ và Ruta baga, những cây mà một số nhà thực vật học xếp chúng vào dạng các biến thể được tạo ra từ một cha mẹ chung: nếu không phải là như vậy, thì trường hợp sẽ được coi là một trong những biến đổi tương đồng của hai loài được gọi là riêng biệt; và loài thứ ba có thể được thêm vào chúng, đó là, cây củ cải phổ biến. Nếu theo quan điểm phổ thông là các loài được tạo ra một cách độc lập, chúng ta sẽ phải coi tính tương đồng trong các cuống phát triển của ba loài cây, không phải gây ra bởi vera causa của cộng đồng các con cháu, và một xu hướng hệ quả biến đổi theo cách tương tự, mà gây ra bởi ba sự sáng tạo riêng rẽ nhưng lại quan hệ chặt chẽ với nhau.

Tuy nhiên, đối với các con chim bồ câu, chúng ta có một trường hợp khác, đó là sự xuất hiện không thường xuyên của tất cả các giống của chim màu xanh đá hoa acđoa với hai sọc đen trên cánh, phao câu trắng, một kẻ sọc ở phần cuối của đuôi với lông bên ngoài màu trắng. Vì tất cả các dấu hiệu này là đặc điểm của cha mẹ bồ câu núi, tôi mặc định không ai nghi ngờ đây là trường hợp của sự quay trở lại đặc điểm tổ tiên, và không có sự biến đổi tương đồng mới xuất hiện trong vài giống này. Chúng ta có thể nghĩ tôi tự tin đi đến kết luận này, bởi vì như chúng ta đã thấy, những dấu hiệu màu sắc đó rất hay xuất hiện rõ ràng ở những con chim lai của hai giống có màu sắc riêng biệt; trong trường hợp này, môi trường sống bên ngoài không hề gây ra tác động tới sự tái xuất hiện màu xanh đá hoa acđoa, với một vài điểm, trên cả ảnh hưởng của tác động lai ghép tới các quy luật di truyền.

Một điều chắc chắn sẽ làm mọi người ngạc nhiên là các đặc điểm sẽ xuất hiện trở lại sau nhiều năm biến mất, có lẽ là tới hàng trăm thế hệ. Nhưng khi một giống đã được dù chỉ một lần lai ghép với giống khác, đứa con đôi khi có xu hướng, trong đặc điểm, quay trở lại đặc điểm của loài lai ghép sau nhiều thế hệ - có người nói là mười hai thế hệ, thậm chí là nhiều hơn nữa. Sau mười hai thế hệ, tỷ lệ máu, sừ dụng như là một thuật ngữ chung, của bất cứ con chim gốc nào, chỉ là 1 trong 2048; như chúng ta thấy mọi người nhìn chung đều tin xu hướng quay trở lại được chính tỷ lệ máu nhỏ ngoại lai này duy trì.

Trong một giống không bị lai, nhưng cả cha mẹ nó đều bị mất đi vài đặc điểm nhất định nào đó của cá thể gốc, xu hướng, dù manh hay yếu, quay trở lại đặc điểm đã mất đó có thể (khả năng xảy ra là rất bé), như chúng ta trước đó đã nhận xét, rằng chúng ta có thể nhìn thấy điều ngược lại, được truyền lại cho hầu hết bất cứ số lượng nào của các thế hệ. Khi một đặc điểm không xuất hiện ở một con giống nhưng lại xuất hiện trở lại sau rất nhiều thế hệ, giả thuyết có khả năng xảy ra nhất, không phải là con coấn đột nhiên giống với tổ"tiên cách đó hàng ưăm thế hệ, mà trong mỗi thế hệ kế tiếp nhau, xu hướng sản sinh các đặc điểm đang bị nghi ngờ đó trong điều kiện thuận lợi chưa được biết tới cuối cùng chiếm được vị trí quyền lực. Ví dụ, trong mỗi thế hệ chim bồ câu có lông tơ, những con mà hiếm khi sinh ra chim bồ câu màu xanh và có sọc đen, trong mỗi thế hệ có một xu hướng ở bộ lông chim khoác lên mình màu đó. Quan điểm này mang tính giả thiết, nhưng có thể được một số thực tế ủng hộ; và tôi không thấy tính không thể trừu tượng trong xu hướng sản sinh ra bất cứ đặc điểm nào được kế thừa trong vô số các thế hệ hơn là trong các bộ phận thô sơ hay vô dụng, như chúng ta đều biết chúng là như thế, do đó, được di truyền lại. Thật vậy, đôi khi chúng ta chỉ thấy một xu hướng sản sinh ra bộ phận hoặc cơ quan đơn giản được di truyền lại: ví dụ trong cây hoa mõm chó thông thường (Antirrhinum) nhị hoa thứ năm có cấu trúc thô sơ thường hay xuất hiện nhiều tới mức mà cây này chảc chắn đã phải có một xu hướng truyền lại để tạo ra nó.

Theo như lý thuyết của tôi, do tất cả các loài thuộc cùng một chi được giả định là con cháu chung bố mẹ, chúng ta có thể trông đợi chúng thỉnh thoảng biến đổi theo cách tương tự nhau: sao cho một biến thể của một loài cỏ thể giống với, trong một vài đặc điểm, loài khác; loài này theo quan điểm của tôi chỉ là một biến thể nổi bật và thường xuyên. Những đặc điểm nhờ đó có được có thể là không quan trọng bởi vì tất cả sự xuất hiện của các đặc điểm quan trọng sự chịu sự điều chỉnh của quá trình lựa chọn của tự nhiên, tuân theo tính cách đa dạng của các loài, và sẽ không bị để mặc cho tác động chung của điều kiện sống và của một thể trạng tương tự được kế thừa. Nó có thể được giải thích rõ hơn là các loài trong cùng chi một lúc nào đó sẽ thể hiện xu hướng quay trở lại đặc điểm đã mất của tổ tiên. Tuy nhiên vì chúng ta không bao giờ biết chính xác đặc điểm chung của loài tổ tiên của một nhóm, chúng ta không thể phân biệt được hai trường hợp này; chẳng hạn như nếu chúng ta không biết rằng loài chim bồ câu núi không có lông ở chân hay hay lông cong trên đỉnh đầu, chúng ta đã sẽ không thể nói liệu những đặc hơn là trong các bộ phận thô sơ hay vô dụng, như chúng ta đều biết chúng là như thế, do đó, được di truyền lại. Thật vậy, đôi khi chúng ta chỉ thấy một xu hướng sản sinh ra bộ phận hoặc cơ quan đơn giản được di truyền lại: ví dụ trong cây hoa mõm chó thông thường (Antirrhinum) nhị hoa thứ năm có cấu trúc thô sơ thường hay xuất hiện nhiều tới mức mà cây này chắc chắn đã phải có một xu hướng truyền lại để tạo ra nó.

Theo như lý thuyết của tôi, do tất cả các loài thuộc cùng một chi được giả định là con cháu chung bố mẹ, chúng ta có thể trông đợi chúng thỉnh thoảng biến đổi theo cách tương tự nhau: sao cho một biến thể của một loài có thể giống với, ứong một vài đặc điểm, loài khác; loài này theo quan điểm của tôi chỉ là một biến thể nổi bật và thường xuyên. Những đặc điểm nhờ đó có được có thể là không quan trọng bởi vì tất cả sự xuất hiện của các đặc điểm quan trọng sự chịu sự điều chỉnh của quá trình lựa chọn của tự nhiên, tuân theo tính cách đa dạng của các loài, và sẽ không bị để mặc cho tác động chung của điều kiện sống và của một thể trạng tương tự được kế thừa. Nó có thể được giải thích rõ hơn là các loài trong cùng chi một lúc nào đó sẽ thể hiện xu hướng quay trở lại đặc điểm đã mất của tổ tiên. Tuy nhiên vì chúng ta không bao giờ biết chính xác đặc điểm chung của loài tổ tiên của một nhóm, chúng ta không thể phân biệt được hai trường hợp này; chẳng hạn như nếu chúng ta không biết rằng loài chim bồ câu núi không có lông ở chân hay hay lông cong trên đỉnh đầu, chúng ta đã sẽ không thể nói liệu những đặc điểm trên các con giống thuần hóa của chúng ta là những đặc điểm lặp lại hay chi là sự biến đổi tương đồng; nhưng chúng ta đã có thể suy luận màu xanh chính là trường hợp của sự quay trở lại, dựa trên số lượng các dấu hiệu có mối liên hệ với màu xanh, và cái mà nó không xuất hiện, tất cả có thể xuất hiện cùng nhau từ biến đổi đơn giản. Hơn nữa, chúng ta có thể đã suy luận ra, dựa trên màu xanh và dấu hiệu rất hay xuất hiện khi những con giống riêng rẽ có màu sắc đa dạng được lai với nhau. Với lý do này, mặc dù trong trường hợp của tự nhiên chúng ta không thể chứng tỏ rõ ràng trường hợp nào là sự quay trở lại các đặc điểm đã mất của tổ tiên, và trường hợp nào là những biến đổi mới những tương đồng, song theo lý thuyết của tôi, chúng ta sẽ phải đôi khi tìm ra đứa con biến đổi của một loài có đặc điểm (hoặc là từ sự quay trở lại hoặc là từ những biến đổi tương đồng) đã xuất hiện trong một số thành viên cùng nhóm. Và điều này không thể bị nghi ngờ là đã tồn tại trong tự nhiên.

Một phần đáng kể khó khăn trong việc nhận ra một loài thay đổi trong hệ thống các tác phẩm của chúng ta là do các biến thể của nó giống với một số biến thể của loài khác cùng chi. Một danh sách khá dài cũng có thể đưa ra về các dạng thức trung gian giữa hai dạng thức khác nhau mà bản thân chúng, đáng nghi ngờ, được xếp vào hoặc là loài hoặc là biến thể; và điều này, trừ khi tất cả chúng thực sự là các loài được tạo ra một cách độc lập, cho thấy rằng con đang biến đổi đã có những đặc điểm nào đó của con khác để sau đó tạo ra dạng thức trung gian. Những phần hay bộ phận của một đặc điểm đồng nhất và quan trọng đối khi biến đổi để thu được, ở mức độ nào đó, đặc điểm của cùng bộ phận hay cơ quan giống thế trong một loài họ hàng, cung cấp cho chúng ta bằng chứng tốt nhất. Tôi đã thu thập được một danh sách dài của những trường hợp như vậy; và cũng như trước đó, ở đây tôi không thể đưa danh sách này ra được. Tôi chỉ có thể nhắc lại là những trường hợp như thế chắc chắn đã xuất hiện và đối với tôi là rất rõ ràng.

Tuy thế tôi vẫn sẽ đưa ra một trường hợp đầy tò mò và phức tạp, không hẳn như tác động một đặc điểm quan trọng, nhưng dựa trên việc xuất hiện ở một vài loài thuộc cùng chi, một phần trong điều kiện thuần hóa, một phần trong tự nhiên. Nó, không thể chối cãi được, là trường hợp của sự quay trở lại. Con lừa thường có những sọc ngang nổi bật trên chân của nó, giống như những sọc trên chân của con ngựa vàn: mọi người khẳng định rằng chúng là rõ rệt nhất ở con lừa con, và dựa trên những nghiên cứu tôi đã tiến hành, tôi tin điều khẳng định này là đúng. Người ta cũng xác nhận sọc vàn trên vai đôi khi trở thành hai. Sọc vàn trên vai chắc chắn sẽ biến đổi trong chiều dài và hình dạng của nó. Một con lừa trắng, không phải do bạch tạng được miêu tả hoặc là không có xương sống hoặc không có sọc ngang trên vai; và những sọc này đôi khi rất mờ nhạt, hoặc hoàn toàn biến mất, ở những con lừa màu đen. Người ta nói là đã nhìn thấy con koulan của vùng Pallas có sọc vai đôi. Con hemionus không có sọc vai; nhưng có dấu tích của nó, như ông Blyth và những người khác miêu tả, đôi khi xuất hiện và tôi đã được đại tá Poole cho biết những con lừa con của loài này thường có sọc ở chân và sọc mờ trên vai. Con lừa vằn, cho dù rất rõ ràng có những sọc giống như loài ngựa vằn, lại không có sọc ở chân; nhưng tiến sỹ Gray đã tìm thấy một loài có sọc vàn rõ rệt trên khuỷu chân sau.

Nói về loài ngựa, tôi đã thu thập được những trường hợp của các sọc vằn ở nước Anh trong các con ngựa giống khác biệt nhất, và của tất cả màu sắc; những sọc ngang ở trên chân không phải là hiếm ở những con ngựa nâu xám, ngựa bé nâu xám, và trong một vị dụ ở cây hạt dẻ; sọc vai mờ đôi khi dược tìm thấy ở những con ngựa nâu xám; và tôi nhận ra một vết tícíì trong ngựa hồng. Con trai tôi đã kiểm tra kỹ càng và miêu tả cho tôi về một con ngựa kéo xe nâu xám của nước Bỉ có một sọc đôi và các sọc ở chân; và một người, mà tôi có thể hoàn toàn tin tưởng, đã xem xét một con ngựa nâu xám Welch có ba sọc ngắn song song trên mỗi vai.

Ở vùng tây bắc Ấn Độ, giống ngựa Kattywar nói thường hay có các sọc đến nỗi mà, như tôi nghe từ đại tá Poole, người đã kiểm tra ngựa giống cho chính phủ Ấn Độ, một con ngựa không có các sọc thì không được coi là ngựa lai thuần chủng. Lưng luôn có sọc vằn, chân có sọc dọc; và sọc vai đôi khi là sọc đôi nhưng cũng có khi là sọc ba, là hiện tượng bình thường, phổ biến; hơn thế nữa, phần bên mặt của chúng cũng đôi khi có sọc kẻ. Những sọc này hiện rõ nhất ở các con ngựa con và có khi lại hoàn toàn biến mất ở những con ngựa già. Đại tá Poole đã nhìn thấy cả ngựa Kattywar màu xám và hồng có kẻ sọc khi mới chào đời. Tôi cũng có lý do để nghi ngờ, dựa trên những thông tin ông w. w. Edwards cung cấp cho tôi, là với loài ngựa đua nước Anh, những vệt vằn trên lưng thường hay xuất hiện trên ngựa con hơn là trên ngựa đã hoàn toàn trưởng thành. Ở đây, không cần đi vào chi tiết hơn nữa, tôi có thể phát biểu rằng tôi đã thu thập được các thực tế chứng minh sự tồn tại những sọc vằn trên vai và chân của các giống ngựa rất khác biệt, tại nhiều nước từ nước Anh cho tới phía đông Trung Quốc; từ Na-Uy ở phía bắc cho tới quần đảo Malay ở phía Nam. Ở mọi nơi trên thế giới, những sọc này hay xuẩt hiện nhất ở những con ngựa nâu xám và con ngựa nhỏ nâu xám; khi dùng từ nâu xám là một dải các màu sắc đã được bao gồm, từ màu nâu và đen tới màu kem.

Tôi nhận thức rằng đại tá Hamilton Smith, người đã viết về chủ đề này tin rằng vài con ngựa giống bắt nguồn vài loài nguyên thủy, một trong số đó, loài ngựa nâu xám có sọc vằn; và rằng những đặc điểm miểu tả ở trên tất cả đều là do những lai ghép từ xa xưa với giống nâu xám. Nhưng tôi không hoàn toàn thỏa mãn với lý thuyết này và không cảm thấy yên tâm khi áp dụng nguyên lý này vào các giống khác biệt, chẳng hạn như giống ngựa kéo xe Bi, ngựa con Welch, ngựa khỏe chân ngắn, ngựa đua cao Kattywar... sống ở những nơi xa nhau nhất trên thế giới.

Bây giờ chúng ta hãy xem đến ảnh hưởng của sự lai giống giữa vài loài thuộc chi ngựa. Ồng Rollin khẳng định rằng con la thông thường lai từ lừa và ngựa đặc biệt hay có các vệt sọc trên chân của nó. Tôi đã có lần nói một con la với chân có nhiều vệt sọc đến mức mà bất kỳ người nào ban đầu cũng sẽ nghĩ nó phải là con của một con ngựa vằn; và ông w. c. Martin, trong các bài viết tuyệt vời của ông về ngựa, đã miêu tả hình dáng tương tự như một con la. Trong bốn bức tranh màu, mà tôi đã được xem, về con vật lai giữa lừa và ngựa vằn, cái chân có vạch sọc rõ ràng hơn là trên phần còn lại của cơ thể; và một trong số chúng có một vạch đôi. Trong con lai nổi tiếng của bá tước Moreton, lai từ con ngựa cái màu hạt dẻ với con lừa vàn đực, ngựa con lai, thậm chí là ngựa con thuần chủng sau đó sinh ra từ một con ngựa cái với con ngựa đen giống đực Arập, có sọc còn rõ hơn ở chân so với con lừa vằn thuần chủng. Cuối cùng, đây là một trường hợp đáng chú ý nhất khác, một con lai đã được tiến sỹ Gray miêu tả (và ông đã nói cho tôi biết rằng ông biêtý một trường hợp thứ hai) lai từ một con lừa và một con hemionus; và mặc dù con lừa hiếm khi có sọc ở chân và con hemionus không có và thậm chí không có một sọc nào, thế mà con lai này đều cỏ sọc ở bốn chân và ba sọc ngắn ở vai giống như trên con ngựa con nâu xám Welch, và thậm chí có những sọc giống như sọc của ngựa vằn ở hai bên mặt. Với thực tế cuối cùng này, tôi bị thuyết phục rằng không một sọc màu nào xuất hiện từ cái thường được gọi là sự ngẫu nhiên, rằng với sự xuất hiện của những sọc trên mặt con vật lai này từ lừa và hemionus, tôi buộc phải hỏi đại tá Poople liệu những sọc trên mặt như vậy có bao giờ xuất hiện trong những giống ngựa Kattywar và câu trả lời là có.

Bây giờ chúng phải nói gì trước các thực tế này? Chúng ta thấy vài giống ngựa cực kỳ khác biệt trong chi họ ngựa, thông qua những thay đổi đơn giản, có những vạch ở chân giống như ngựa vằn hay có vạch ở trên vai giống như con lừa. Trong loài ngựa chúng ta thấy xu hướng này khỏe khi màu nâu xuất hiện và một sắc màu tiến tới màu của gam màu chung của các loài khác trong họ đó. Sự xuất hiện của các sọc không đi kèm với bất cứ thay đổi nào của dạng thức hay với bất cứ đặc điểm mới nào. Chúng ta thấy xu hướng xuất hiện sọc được thể hiện mạnh mẽ nhất ở những con lai giữa vài loài của các loài khác nhau nhất. Bây giờ chúng ta hãy xem xét trường hợp của vào con chim bồ câu giống; chúng là con cháu của một con bồ câu (bao gồm hai hay ba tiểu loài hay loài theo khu vực địa lý) có màu xanh với những sọc rõ ràng và các dấu hiệu khác; và khi bất kỳ con giống nào, thông qua sự thay đổi đơn giản có sắc màu xanh đó, những sọc dọc này và các dấu hiệu khác chắc chắn sẽ xuất hiện lại; nhưng không có bất cứ thay đổi nào khác của hình thức hay đặc điểm. Khi những con giống lâu đời nhất và đạt tiêu chuẩn nhất có nhiều màu sắc khác nhau được lai ghép, chúng ta thấy một xu hướng mạnh mẽ cho sắc màu xanh và có sọc và các dấu hiệu tái xuất hiện ở các con lai. Tôi đã phát biểu rằng giả thiết dễ có khả năng xảy ra nhất để giải thích cho sự tái xuất hiện các đặc điểm từ rất xa xưa rồi là - có một xu hướng trong các con nhỏ của mỗi thế hệ kế tạo lại các đặc điểm đã bị mất từ lâu, và rằng xu hướng, nguyên nhân vẫn chưa được biết tới, đôi khi thắng thế. Và chúng ta đã thấy trong một vài loài ngựa cùng họ, những sọc vằn hoặc là rõ hơn hoặc là hay xuất hơn trong các con bé hơn là trong các con già. Chúng ta hãy nhớ lại các con chim bồ câu giống, một số con đã tạo ra trong nhiều thế kỷ loài thực sự; và một trường hợp không sai khác tý gì của loài họ ngựa! Đối với bản thân tôi, tôi dám tin tưởng nhìn lại hằng nghìn, hằng nghìn thế hệ trước, và tôi thấy một con vật có sọc giống như ngựa vàn nhưng có lẽ nếu không phải thế thì có cấu trúc rất khác biệt, cha mẹ chung của các con ngựa thuần hóa của chúng ta liệu có đúng hay không, chúng bắt nguồn từ loài nguyên thủy, của con lừa, con hemionus, con lừa vằn và con ngựa vằn.

Ai mà tin rằng mỗi loài được tạo ra riêng biệt sẽ, tôi đoán là như vậy, khẳng định rằng mỗi loài đã được tạo ra với xu hướng để biến đổi, cả trong điều kiện tự nhiên và trong điều kiện thuần dưỡng, theo cách đặc biệt này, khiến cho chúng có sọc giống như các loài khác thuộc cùng họ; và rằng mỗi loài đã được tạo ra với một xu hướng mạnh, khi lai ghép với các loài sinh sống ở vùng đất xa xôi trên trái đất, để sản sinh ra những con giống, trong các sọc vằn, không phải với cha mẹ chúng mà với các loài khác cùng họ. Đe chấp nhận quan điểm này, như đối với tôi, là để loại bỏ đi một nguyên nhân thực mà không thực hay ít nhất vẫn chưa được biết đến. Nó làm cho các tác phẩm của Chúa chỉ là những sự bắt chước và lừa đảo; tôi suýt tý nữa tin cùng với những người theo nguồn gốc vũ trụ rằng các thân sò hóa thạch không bao giờ sống nhưng đã được tạo ra trong đá và bắt chước thân sò bây giờ đang sống trên bờ biển.

Tổng kết - Sự hiểu biết của chúng ta về các quy luật biến đổi là rất ít. Không chỉ trong một trường hợp mà trong hàng trăm trường hợp chúng ta có thể cố tình gán ghép lý do tại sao phần này hay phần kia biến đổi ít hơn hoặc nhiều hơn so với phần tương tự của bố mẹ. Nhưng mỗi khi chíng ta có phương cách để so sánh, các quy luật tương tự dường như đã có tác động trong việc tạo ra các khác biệt nhỏ hơn giữa các biến thể của cùng loài, và các điểm khác biệt lớn hơn giữa các loài cùng chi. Điều kiện sống bên ngoài, chẳng hạn như khí hậu và thức ăn... có vẻ như đã gây ra những hiệu chỉnh nhỏ. Thói quen trong việc tạo ra các sai khác thể trạng và sự sử dụng làm mạnh thêm và sự không sử dụng làm yếu đi các phần hay bộ phận, có vẻ như có ảnh hưởng quan trọng hơn. Các phần tương ứng nhau có xu hướng biến đổi theo cách tương tự nhau và chúng có xu hướng tụ hợp lại. Các điểm chỉnh đổi của những phần cứng và trong các phần bên ngoài đôi khi ảnh hưởng đến các phần mềm hơn và ở bên trong. Khi một phần phát triển mạnh có lẽ nó có xu hướng hút các chất dinh dưỡng từ các phần dính với nó; và mọi bộ phận của cấu trúc mà có thể được giữ lại mà không gây ra sự diệt vong của cá thể sẽ được giữ lại. Những thay .đổi của cấu trúc tại giai đoạn phát triển ban đầu sẽ thông thường ảnh hưởng tới các phần được phát triển kết tiếp và có rất nhiều

mối quan hệ tăng trưởng khác trong tự nhiên mà chúng ta không thể hiểu hết hoàn toàn. Các bộ phận phức tạp biến đổi trong số lượng và trong cấu trúc, có lẽ nổi lên từ các bộ phận đã không được chuyên môn hóa để thực hiện một chức năng cụ thể khiến cho các biến đổi của chúng bị sự lựa chọn của tự nhiên kiểm soát chặt chẽ. Có lẽ là cũng do cùng nguyên nhân này các cơ thể sống bé có cấu tạo đơn giản trong tự nhiên biến đổi nhiều hơn là những cơ thể sống mà toàn bộ cơ quan tổ chức của chúng đã được chuyên môn hóa cao hơn, và có cấu trúc phức tạp hơn. Những bộ phận thô sơ, do không được sử dụng sẽ bị sự lựa chọn của thiên nhiên bỏ qua, và do đó có lẽ biến đổi. Những đặc điểm riêng biệt - tức là những đặc điểm trở nên khác nhau kể từ khi vài loài thuộc cùng một chi bắt đầu tách ra từ cha mẹ chung - là biến đổi nhiều hơn các đặc điểm chi hay những đặc điểm mà đã được di truyền lại từ lâu, và không thay đổi trong cùng giai đoạn đó. Trong các nhận định này, chúng tôi muốn nói đến các bộ phận hay phần đặc biệt vẫn còn đang biến đổi bởi vì chúng gần đây mới biến đổi và do đó trở nên khác nhau nhưng như chúng ta cũng đã thấy ở chương hai là chính nguyên lý đó áp dụng cho tất cả các cá thể; bỏi vì ở một nơi mà nhiều loài thuộc cùng một chi được tìm thấy - tức là nơi mà có số lượng các nhiều biến đổi và sự khác biệt trước đó, hay là nơi mà sự sản xuất ra các dạng thức cụ thể mới vẫn đang tiếp tục hoạt động hiệu quả - thì trung bình chúng ta tìm ra các biến thể hay loài mới hình thành nhiều nhất.

Các đặc điểm giới tính thứ cấp cấp tính biến đổi cao và những đặc điểm như vậy biến đổi nhiều trong các loài cùng nhóm. Tính biến đổi trong các phần giống nhau của tổ chức thường là đã được sử dụng đến trong việc tạo ra các đặc điểm khác biệt giới tính thứ cấp giữa giống đực và giống cái của cùng loài, và các điểm khác biệt cụ thể cho vài loài thuộc cùng họ. Bất cứ phần hay bộ phận nào phát triển tới mức độ hay cách kỳ lạ so với các phần hay bộ phận tưomg tự của các loài họ hàng, thì chắc chắn đã phải trải qua những chỉnh sửa vô cùng lớn kể từ khi chi đó xuất hiện; và do đó chúng ta có thể hiểu tại sao nó thường biến đổi ở mức độ cao hơn so với các phần khác bởi vì biến đổi là quá trình liên tục, lâu dài và chậm chạp và sự lựa chọn của tự nhiên trong những trường hợp như thế cho tới nay sẽ chưa thể vượt trội hơn xu hướng tiến tới tính biến đổi lớn hơn nữa và quay trở lại tình trạng ít biến đổi hơn. Nhưng khi một loài với bất kỳ con cháu biến đổi dị thường nào - mà theo quan điểm của tôi phải là một quá trình liên tục, lâu dài và chậm chạp, đòi hỏi thời gian dài - trong trường hợp đó, sự lựa chọn của tự nhiên có thể đã sẵn sàng lúc nào cũng thành công trong việc tạo ra nhưng đặc điểm cố định cho một bộ phận, dù trong cách vô cùng đặc biệt mà nó có thể phát triển. Những loài thừa hưởng một thể trạng gần như giống nhau của loài khác từ cùng chung một cha mẹ và chịu tác động của những ảnh hưởng tương tự nhau một cách tự nhiên sẽ thể hiện các biến đối tương đồng, những loài giống nhau này có thể đôi khi quay trở lại các đặc điểm của tổ tiên. Mặc dù những chỉnh sửa mới và quan trọng có thể không xuất hiện từ việc quay trở lại và biến đổi tương đồng, những chỉnh sửa đó sẽ thêm vào tính đa dạng cân xứng và tuyệt đẹp của tự nhiên.

Cho dù nguyên nhân của sự khác biệt nhỏ có thể là gì đi chăng nữa trong đứa con so với cha mẹ - và một nguyên nhân cho mỗi con phải tồn tại - chính là sự tích tụ đều đặn, thông qua sự lựa chọn của tự nhiên, những biến đổi như thế, khi có lợi cho cá thể, mang đến tất cả các biến đổi quan trọng của cấu trúc mà nhờ đó vô số các cơ thể sống trên bề mặt trái đất có thể tranh đấu với nhau và những cơ thể sống thích nghi tốt nhất sẽ sống sót.