Friedrich hớn hở, như mọi khi, luôn miệng thách đố chúng tôi đua khi đến nơi truợt tuyết và chắc ăn rằng chúng tôi sẽ thua cuộc. Chúng tôi đã háo hức mong đợi chuyến đi này từ lâu. Cuối cùng, chúng tôi lượn khúc cua rất dốc và gấp, và đằng kia, hơi phía dưới chúng tôi, ẩn mình trong sườn núi Sudeten, vùng Silesia, là ngôi làng trượt tuyết. Chúng tôi tìm chỗ đậu xe, một chiếc xe 4 cửa của Bố Liebelt, và vừa chạy vựa quăng tuyết vào nhau đến văn phòng. Mặt chúng tôi chắc phải đỏ rực, vừa do không khí lạnh vừa do chạy, đối với người đàn ông chúng tôi chạm phải khi chạy bổ vào văn phòng.
"Xin chào," Ông nói. "Tôi có thể làm gì cho các cháu?" Ông chăm chú nhìn chúng tôi qua chiếc mắt kính rộng vành.
"Chúng cháu có đặt thuê một phòng cabin của ông," Ebert nói. "Tên cháu là Siegfried Ebert."
"Để coi..." Ông ta lật cuốn tập trong như một mớ giấy lộn. "Đây rồi!" ông nói. "Tên tôi là Hoffer." Ông chìa tay ra, và chúng tôi lần lượt bắt tay. Cái bắt tay khá chặt so với tuổi và dáng dấp của ông. Chúng tôi để tiền lên quầy. Ông ta chậm rãi đêm tiền và cẩn thận để vào một hộp gỗ và khoá lại, rồi lục từng cái trong 1 đống chìa khoá cho đến khi tìm được chìa khoá ông muốn tìm. "Mày đây rồi," Ông mỉm cười, đôi mắt già nua lấp lánh sau mắt kiếng khi ông lúc lắc chiếc chìa khoá trước mặt Ebert. "Chúc các cháu vui vẻ"
Ebert đón lấy chìa khoá, và chúng tôi chen nhau ra khỏi phòng, nôn nóng bắt đầu chuyến "phiêu lưu". Chúng tôi tháo dụng cụ trượt tuyết ra khỏi xe, quăng xuống đất thành 1 đống.
"Này, mang cái này," có tiếng ra lệnh, tiếp theo là 1 cái thúc vào lưng tôi.
Tôi biết đó là Friedrich mà không cần quay người lại. Như mọi khi, anh ta dẫn đầu nhóm và chia từng thứ để mang vào cabin.
Sau khi mang vác mọi thứ lên vai theo ý của Friedrich, chúng tôi bắt đầu leo lên núi, về phía cabin. Mặc dù nhiệt độ khoảng 28 độ F, nhưng leo núi làm chúng tôi mồ hôi đầm đìa.
Cabin là 1 căn phòng hình chữ nhật lớn với 2 cửa sổ, một quay về hướng đông, hay phía trước, và 1 hướng về dốc núi phía tây. Bức tường phía Bắc là một lò sưởi khá lớn, cái xiên nướng thịt, đồ treo ấm nấu nước, một cái vĩ sắt, nồi, chảo, và các dụng cụ làm bếp để trên mặt lò sưởi. Tường phía Nam là 2 cái giường tầng. Chúng tôi được báo trước là phải đem theo túi ngủ và gối.
"Đi trượt tuyết đi!" Friedrich hét lên.
Vội vàng, chúng tôi lấy đồ trượt tuyết ra. Chỉ vài đoạn là đến ngay dốc trượt. Chúng tôi phóng xuống, rồi lại bò lên, rồi không thể dằn lòng, lại phóng xuống thêm lần nữa. Chúng tôi cứ thêm lần nữa cho đến khi lết hết nỗi. Cuối cùng, chúng tôi quay về cabin. Chúng tôi quyết định ăn trong làng vì quá mệt để nấu ăn.
Mùi thức ăn từ quán ăn lập tức trêu chọc cơn đói từ những cái bụng lép xẹp. Không có khách hàng, và cũng không có nhân viên. Tất cả chúng tôi đều bồn chồn vì đói. Friedrich và tôi ngã người lên ghế và dựa vào tường trên 2 chân ghế.
"Coi chừng gãy ghế!" tiếng nói quen thuộc vang lên cùng lúc với Herr (Ông) Hoffer thình lình vọt vào phòng như từ đất chui lên. Chúng tôi lập tức ngồi ngay ngắn trên 4 chân của ghế. "Chào các cháu. Không chịu được đồ ăn tự nấu à? Không sao, Bà Hoffer sẽ cho các cháu ăn." Một giây sau đó, bà Hoffer ào vào phòng và hỏi chúng tôi muốn ăn gì.
Trong khi chờ đợi thức ăn, chúng tôi ổn định trở lại. Tôi nhìn ra cửa sổ. Từ chỗ bàn, chúng tôi chỉ thấy chân núi mờ mờ và im lặng trong ánh đèn nhạt nhoà của vài ngọn đèn đường. Một màng tuyết lười biếng rơi xuống, với những bông tuyết thoảng bay trong không gian. Trong quán ăn ấm cúng, với mùi thức ăn thơm lừng, chúng tôi thích thú với cảm giác dể chịu. Bên ngoài, một cậu nhà quê khoảng tuổi chúng tôi ngồi trên một chiếc xe ngựa chổ rơm đi chậm chạp trên đường. Ông già Hoffer và một người đàn ông khoảng tuổi ông bắt đầu chơi cờ bên bàn gần đó, vừa chơi vừa nói chuyện chính trị.
Bà Hoffer đẩy một xe đầy thức ăn từ bếp lên. Bà khéo léo để những tô thức ăn lên bàn và đưa mỗi đứa một cái đĩa và dao nĩa. Không ai nói ai, chúng tôi tận lực ăn mọi thứ bà mang ra. Đến khi chúng tôi dựa lưng ra ghế và vẻ mặt thoả mãn, Bà Hofer lại hiện ra với chiếc xe đẩy. Bà nhanh chóng dọn bàn và để chúng tôi trò chuyện. Bỗng chúng tôi nghe tiếng ông Hoffer trở nên lớn hơn.
"Hitler sẽ đem chúng ta vào một cuộc chiến khác!" Ông nói một cách chắc chắn.
"Tại sao ông nói vậy?" Người bạn chơi cờ hỏi lại.
"Vì Hitler là một con bạc, và một con bạc thì sẽ không nghỉ chơi cho đến khi hắn ta thua."
"Tôi không biết làm thế nào ông có thể nói như vậy," người kia nói. "Ông ta đã đem tới cho nhân dân việc làm, ông ta đã tái lập nền kinh tế, ông ta chấm dứt các cuộc cãi vã chính trị trên đường phố, ông ta xây dựng xa lộ (autobanhs), ông ta xé tan hiệp ước Versailles và vực vậy niềm hãnh diện quốc gia, và ông ta còn lấy lại vùng Rhineland." Ông ta dừng lại để lấy hơi thở.
"Và làm thế nào để ông ta làm những điều đó?" Herr Hoffer hỏi lại. "Ông ta đem tới việc làm bằng cách xây dựng công nghiệp chiến tranh. Anh nghĩ ông ta sẽ làm gì với những vũ khí đó? Ngắm nhìn chúng à? Và ông ta tái lập trật tự trên đường phố bằng cách bỏ hết các đối thủ chính trị - và nhiều dân Do Thái - vào trong các trại tập trung."
Tất cả chúng tôi liếc nhanh về phía Michaelis, anh ta là người Do Thái.
"Thế thì tại sao anh nói Hitler là một con bạc?" Người đàn ông hỏi.
"Anh nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu người Pháp cản trở lính chúng ta tiến vào Rhineland?" Herr Hoffer hỏi. "Lực lượng tội nghiệp của chúng ta sẽ bị quét sạch. Nhưng Hitler đang chơi xì phé, và ông ta đang chắc là đối thủ của ông ta không biết ông ta đang thấu cáy. Ông ta thắng ván bài đó, và ông ta có thể thắng thêm nữa - nhưng ông ta sẽ đi quá đà, vì một con bạc không bao giờ ngừng chơi khi hắn ta đang thắng. Chúng sẽ tiếp tục tố cho đến khi chúng thua."
"Nhưng ông ta chỉ lấy lại những gì hiệp ước Versailles lấy đi từ chúng ta," người bạn phản đối.
Herr Hoffer đứng lên và đi về phía lò sưởi, ông ta rảy tàn từ ống điếu. "Ông ta sẽ không dừng lại ở đó," ông nói, "Ông ta sẽ tiếp tục cho đến khi ông ta mang chúng ta vào một cuộc chiến. Và ở cái giá nào?" Ông quay lại và đưa tay về phía chúng tôi. "Cái giá là mạng sống của những đứa trẻ này, không những thế, mà còn sinh mạng của hàng triệu người khác."
"Một ông già bẳn tính!" Friedrich thì thầm với chúng tôi.
"Tôi không chắc là ông ta không đúng," Michaelis lên tiếng nói nhỏ.
Không ai trả lời. Michaelis là người Do Thái làm chúng tôi cảm thấy khó chịu về nội dung của câu chuyện kia.
Chúng tôi quay về cabin, mau chóng đốt lửa lò sưởi, vì trời khá lạnh.
Sáng sớm hôm sau, chúng tôi ăn sáng, uống trà, rồi leo lên núi với đồ trượt tuyết gần 1 giờ. Từ trên đỉnh núi nhìn xuống, cảnh vật cả hai phía Tiệp và Đức đều mê hồn. Chúng tôi trượt tuyết suốt ngày, hết lao xuống dốc tuyết trắng lấp lánh rồi lại bò lên với bộ đồ trượt. Sau đó chúng tôi trượt theo tuyến mà chúng tôi đã lên kế hoạch tối qua.
Đến chiều, chúng tôi quyết định dừng và trượt về phía cabin. Đốt lửa lên, chúng tôi đổ đậu vào ấm, đổ đày nước, và treo lên bếp lửa. Rồi gọt vỏ khoai tây và luộc. Nửa tiếng đồng hồ sau, khoai tây đủ mềm và ăn được, nhưng đậu thì vẫn cứng đơ. Chúng tôi lấy khoai tây ra và chờ món đậu, nhưng 1 giờ sau nữa đậu vẫn không mềm chút nào.
"Bạn mua đậu kiểu gì vậy Knappe?" Friedrich hất hàm
"Thì đậu chớ đậu gì. Mà sao? Có đậu khác à?" Tôi lúng túng.
"Tôi không biết, nhưng mà bạn có chắc là loại đậu này nấu được không? Nảy giờ đã hơn 1 tiếng rưởi rồi"
"Ăn khoai tây đi," Ebert đề nghị, "chúng ta sẽ ăn đậu khi chúng chín".
Chúng tôi chia đều khoai tây và ăn ngốn nghiến với bánh mì, bơ, và uống trà. Chúng tôi cảm thấy khỏe hơn sau khi ăn, dù khoai tây không đủ cho mấy cái bụng đói. Chúng tôi chậm chạp dọn dẹp, cho thêm củi, và thêm nước vào nồi đậu.
"Muốn ăn bắp nổ Mỹ không?" Liebelt lên tiếng, tay đưa ra một gói hạt nhỏ và cái chảo. "Chú của tớ ở Mỹ gởi về từ Chicago. Đun hạt trên chảo và chúng sẽ nổ ra. Ngon lắm. Đem món đậu ngu ngốc đó qua 1 bên đi. Không bao giờ ăn được đâu." Cậu ta bỏ một ít bơ vào chảo, tráng, và đổ những hạt màu vàng lên 1 nửa chảo.
Liebelt cẩn thận để cái chảo lên lò. Một lúc sau, bắp bắt đầu nổ, lúc đầu 1 vài hạt, sau đó nổ rất nhanh.
"Lấy nắp ra," Liebelt kêu lên khi thấy bắp nổ văng ra khỏi chảo. Tôi vội đậy lại, nhưng đã quá trể, bắp nổ quá nhanh và dâng đầy miệng chảo và tràn vào lò. Liebelt đã đổ quá nhiều bấp vào chảo. Những hạt bắp văng vào lò lửa và khói bốc ra và làm cabin đầy mùi bắp cháy.
"Mở cửa ra," ai đó nói. Libelt kéo cái chảo ra khỏi lò, nhưng bắp vẫn tiếp tục nổ và văng tung toé khắp sàn. Dù sao, cũng còn ăn được. Chúng tôi bắt đầu thọc tay vào.
"Ngon quá" Friedrich khen.
Có tiếng gõ cửa. Ông Herr Hoffer.
"Bà Hofer nghĩ là các cháu có thể thích loại bánh này," ông nói. Khi ông nhìn thấy nồi đậu, ông cười to. "Các cháu định nấu món đậu mà không ngâm nước à?"
Chúng tôi nhìn ông ta "Ngâm nước?"
"Các cháu phải ngâm đậu qua một đêm trước khi nấu chúng," ông nói, "sai lầm cơ bản."
Chúng tôi nhìn nhau và rủa thầm.
Sáng hôm sau, chúng tôi dậy sớm và leo lên núi. Bửa nay là cuộc thi trược tuyết. Chúng tôi đua nhau phóng xuống núi, coi ai trở lên đỉnh núi nhanh nhất. Và khi mặt trời xuống núi, chúng tôi mệt nhoài nhưng hồ hởi. Về cabin, chúng tôi ăn đồ nguội và uống trà, nghỉ ngơi bên cạnh lò lửa ấm áp.
"Mai là ngày cuối rồi." Ebert nói giọng tiếc nuối.
Chúng tôi im lặng nhìn ngọn lửa. Một ngày nữa, và chúng tôi bắt đầu cuộc sống của một người lớn. Tôi sẽ đi phục vụ lao động (Labor Service), Friedrich đi lính (và trở thành sinh viên sĩ quan sau một năm lính, anh ta tránh phục vụ lao động), Michaelis vào đại học (anh ta không phải phục vụ lao động vì là người Do Thái), và Ebert và Liebelt sẽ vào trường y khoa, cũng được miễn lao động.
Ngày cuối cùng, chúng tôi trượt tuyết theo sở thích. Tôi trượt xa, chậm, ngoằn ngoèo, cố gắng kéo dài những giây phút cuối. Có lúc, tôi dừng lại, lắng nghe tiếng chim trên những cành thông, trong khi chúng bận rộn xây tổ. Nước Đức là một nơi thật đẹp. Với tất cả những lộng lẫy kia, làm sao Herr Hofer có thể đúng được? Làm sao có chuyện sai lầm? Tôi hít sâu vào phóng xuống dốc.