"Anh nên khôn ngoan tháo mấy vạch đỏ trên quần ra đi," ông nói trong khi đang đi.
Tôi ngạc nhiên, vì vạch đỏ là biểu hiện của sự vinh dự của tướng lãnh hay một sĩ quan tham mưu. Tôi nhìn xuống và nhận thấy ông ta đã tháo vạch đỏ của ông.
"Tại sao?" tôi hỏi.
"Vì nguyên nhân duy nhất để đeo chúng là để đẩy anh vào hàng ngũ ưu tú, và không có cái hàng ngũ đó ở đây."
Tôi không trả lời, nhưng tôi tự hỏi tại sao một tướng lãnh Đức lại nói những câu như vậy. sĩ quan tham mưu là nhóm người ưu tú, và nhóm người đó rất lấy làm hãnh diện để xứng đáng là ưu tú. Tôi không tiếp tục cãi với ông ta, nhưng những ngày kế tiếp, những "người hoạt động" Đức, hay ai đó lên giọng tấn công tôi, cho đến khi tôi tháo vạch đỏ ở quần ra để được yên thân.
Vào đến chỗ giường, tôi giới thiệu tôi với người bên cạnh và trò chuyện với nhau. Tôi tìm Trung Uý von Burkersroda và thấy anh ta ở trong dãy nhà của tôi. Anh ta giới thiệu cho anh trai mình, Friedrich, người vẫn nhớ tôi từ năm 1938 khi chúng tôi phục vụ cùng trung đoàn. Đơn vị của anh ta đầu hàng quân Nga ở Crimea mùa hè năm 1943 và anh ta ở tù đã 2 năm. Chúng tôi trở thành bạn tốt. Anh ta nói với tôi là Tướng Bammler hợp tác với người Nga để được hưởng nhiều thức ăn và đối xử tốt hơn và cảnh giác tôi là phải rất cẩn thận khi nói chuyện với Bammler hay bất cứ ai khác mà tôi không biết rất rõ về họ.
Tôi bắt đầu quan sát người xung quanh tôi cẩn thận. Từ từ trong suốt những ngày, những tuần sau đó, tôi được biết nhiều về họ, không phải từ những gì họ nói với tôi hay từ cách họ tư cách của họ. Tôi nhận biết bằng cách quan sát họ phản ứng với những gì xảy ra xung quanh ọ bây giờ quan trọng hơn những gì họ đã làm trong quá khứ.
Bây giờ tôi có thể quan sát trại kỷ hơn. Mỗi dãy trại là một toà nhà dài và hẹp, khoảng 10 mét rộng và 24 mét dài. Hai lối đi chạy dọc theo mỗi dãy, với một dãy giường hai bên lối đi, và có lò nấu ăn bằng củi đặt cuối lối đi (các lò không được dùng vào tháng 6). Ở góc của mỗi dãy nhà có một phòng nhỏ riêng cho những "người hoạt động" Đức giám sát chúng tôi thay cho người Nga.
Chúng tôi ngủ trên "giường" ván được chia làm 3 tầng. Mỗi "giường" được dựng cho 2 người, Những sau một năm chúng tôi quá đông nên 6 người phải ngủ trên giường cho 2 người (khi đó, chúng tôi không thể xoay người vào ban đêm trừ khi tất cả chúng tôi xoay một lần). Chúng tôi có túi rơm thay nệm (quân đội Đức cũng dùng túi rơm cho nệm, nhưng đồ của chúng tôi đầy hơn). Một cái bàn nhỏ, thô và cửa sổ ngăn các giường ra. Cái bàn không có ghế, nhưng chúng tôi có thể ngồi trên giường tầng dưới. Dãy nhà tối tăm, chỉ có 4 bóng đèn treo từ trần nhà, 2 cái mỗi lối đi.
Việc đầu tiên mỗi ngày là điểm danh lúc 6 giờ sáng. Người trưởng trại, tương đương với chức đại úy, đếm chúng tôi hai lần mỗi ngày, một người hạ sĩ quan đi theo. Ông ta hay nói bằng tiếng Nga "Chào các tù binh buổi sáng." và chúng tôi phải trả lời bằng tiếng Nga "Chào buổi sáng". Tiếp đó là ông ta đếm chúng tôi. Nếu con số đúng, chúng tôi được đi ăn sáng, nếu không đúng, ông ta sẽ đếm lại. Viên đại úy người chắc nịch, dáng dấp của một nông dân - kiểu như Nikita Khrushchev nhưng nhìn không thông minh. (Người Nga phải chắc để những sĩ quan không ra gì coi tù, vì hầu hết họ rất ngốc, thỉnh thoảng, họ đếm bằng các ngón tay. Tất nhiên họ có nhiều người thông minh hơn nhiều.) Mùa hè, chúng tôi bị đếm trên con đường giữa trại. Chúng tôi đứng theo đội hình nhà binh, làm 3 hàng, trước dãy nhà, và người trưởng trại đi qua với một tấm bảng nhỏ bằng gỗ. Không cố gắng nhớ mặt chúng tôi. Rồi ông ta làm như vậy với các dãy nhà khác. Mùa đông, chúng tôi ở trong nhà để đếm nếu bên ngoài quá lạnh. Thỉnh thoảng, việc điểm số rất nhanh nhưng thỉnh thoảng mất cả giờ.
Nếu có thông báo, người trưởng trại sẽ nói bằng tiến Nga sau khi đếm, rồi một người "hoạt động" Đức nói Tiếng Nga thông dịch lại. Bọn "hoạt động" sau đó đọc tiên tức mà người Nga muốn chúng tôi nghe - những thông báo in bằng chữ nghiên và được chọn lọc kỹ càng có giá trị cho chúng tôi chỉ khi nào chúng tôi đọc giữa các chữ. Thỉnh thoảng, tin tức cho chúng tôi vô tình cho biết họ có vấn đề với các nước phương tây; khi quan hệ của họ với phương tây giảm đi, họ đối xử chúng tôi tệ hơn; khi quan hệ tăng cao, họ đối xử chúng tôi tốt hơn.
Sau khi đọc tin, chúng tôi được ăn sáng. Mỗi gian nhà (thường từ 12 đến 18 người), các tù nhân thay nhau đi đến nhà bếp, lấy thức ăn cho cả nhóm. Mỗi nhóm cử ra một người thật tin cậy để lo về thức ăn, nhiệm vụ là chia thức ăn ra từng phần bằng nhau. Nếu dư ra, người phụ trách thức ăn sẽ cho người vừa được chuyển tới, và thức ăn dư được phân phối đều bằng cách này. Người phụ trách chia thức ăn là Đại Úy Pawelek, một chánh án cũ ở Bremen.
Sau khi ăn sáng, chúng tôi đi đến nhà không mái, ở đó có một ống nước bằng sắt chạy qua giữa. Nước phun ra thành tia từ những lỗ hai bên thành ống và chảy xuống một thùng gỗ đặc phía dưới. Chúng tôi đứng mỗi hàng 10 người hai bên ống, và rửa từ thắt lưng trở lên bằng nước lạnh. Nước được tắt và chúng tôi đánh răng (những ai không đem theo bàn chải lúc bị bắt dùng ngón tay để đánh răng), và nước được phun ra một chút nhữa. Tôi đem theo lược và bàn chải vào trại, nhưng tất nhiên là không có kem đánh răng. Sau đó chúng tôi nhường cho nhóm kế tiếp.
Nhà xí là một tấm ván có 12 lỗ phía trên một cái hố được dọn 2 tuần 1 lần. Nó ở ngoài trời, chỉ chắn ở phía sau nên rất lạnh vào mùa đông. Nhà xí cách các dãy nhà chừng 100 mét, và hoá chất được đổ vào thường xuyên để tẩy uế.
Sau khi điểm danh, ăn sáng, và tắm rửa, ai phải đi làm thì tập trung lại và đi làm. Các sĩ quan trung cấp không bị bắt làm việc, vì Stalin, lý do nào đó mà chúng tôi không bao giờ biết, đã ra lệnh này. Tất cả các cấp đến đại uý phải làm việc, và vài người sĩ quan cao cấp hơn tình nhguyện đi làm để được đi ra khỏi trại. Hầu hết tù binh làm việc trong rừng, chặt cây, đốn gỗ, và một số cũng đi làm ở các nhà máy trong Moscow, và một số làm việc ở trại (lau chùi nhà tắm, giặt đồ, bếp...). Sĩ quan trung cấp được cấp 10 điếu thuốc cho mỗi ngày làm việc. Thuốc lá và thức ăn trở thành đơn vị tiền tệ trong trại.
Chúng tôi được cho ăn lúc 7: 30 sáng, 12:30 trưa và 5:30 chiều. Bữa ăn là một tô soup nhỏ 3 lần 1 ngày, và 2 trong 3 tô soup có 1 miếng cá hay thịt nhỏ nếu chúng tôi may mắn. Người Nga cho chúng tôi 2 loại soup khác nhau: 1 là soup cải bắp, và một loại là kasha, soup nấu từ lúa mạch đen, lúa mạch, hay một loại hột gì đó. Mặc dù kasha khá đặc, nhưng chúng tôi chỉ được 1 tô nhỏ. Soup cải bắp có ít khỏi tây, cải bắp, và thỉnh thoảng có cá nhỏ - đủ đầu và ruột! Tôi phải bắt buộc mình ăn vì nó tanh kinh khủng. Con cá nhỏ hay miếng thịt là nguồn đạm duy nhất, và chúng tôi nhận thấy đó là sự đối xử hiếm hoi sau vài tuần ở trại. Chúng tôi không có sự chọn lựa là phải ăn hoặc nhịn đói, vì thỉnh thoảng trong thời gian 3 tuần chúng tôi không được ăn gì cả, từ sáng đến tối.
Chính phủ Nga cung cấp trại môt số lượng thịt nào đó cho mọi người, nhưng cân sống, có nghĩa là xương, sừng, và ruột cũng được cân. Lính Nga thường chọn thịt ngon cho họ và cho chúng tôi đầu và phần xương của con bò, nên mặt dù chúng tôi có phần, nhưng hầu như là xương. Họ chỉ quăng cái đầu bò và trong thùng soup - lông, mắt, mũi, tất cả! Rồi họ vớt lông ra, nhưng chúng tôi nhanh chóng học bằng cách là không nhìn vào những thứ chúng tôi ăn. Nếu chúng tôi có được chút thịt là chúng tôi may mắn và không phàn nàn là có lông trong đó. Nhiều lần, tôi thấy có mắt bò trong soup của tôi. Thỉnh thoảng chúng tôi có thức ăn tốt hơn vì người Nga nhận được thịt lon spam chương trình Lend-Lease của Mỹ giúp cho Nga về tài chánh và vật chất cho Liên Bang Xô Viết trong cuộc chiến, nhưng người Nga không thích chúng, nên thỉnh thoảng họ bỏ chúng vào soup. Đó là những bữa ăn ngon nhất của chúng tôi, và chúng tôi rất vui là họ không thích món đó.
Chúng tôi cũng được phát một loại trà loãng hay một loại cà phê rất nhạt làm từ loạt hạt nướng nào đó. Chúng giống cà phê và cũng có vị đắng, nên với một chút tưởng tượng chúng tôi có thể uống chúng như cà phê. Chúng tôi được cà phê hay trà trong mỗi bữa ăn.
Bên cạnh soup và cà phê hay trà, chúng tôi được phân phối 300 gram (11 ounces) bánh mì mỗi ngày, nhưng bánh mì Nga có 2/3 là nước và 1/3 là bột, nên khi nó khô lại (hay được nướng lên ở các lò sưởi trong trại vào mùa đông) miếng bánh mì 300 grams còn 100 grams. Bên cạnh bánh mì, chúng tôi được 30 grams đường, và 20 grams mỡ (bơ, margarine, hay mỡ lợn). Chúng tôi được món khác nhau vào thời điểm khác nhau, luôn luôn trong khoảng thời gian 3 tuần. Khi xe lửa tiếp tế đến khu vực, chúng tôi ăn bất cứ món gì có sẵn cho đến khi hết. Nếu là cải bắp, chúng tôi ăn soup cải bắp cho đến khi hết; nếu là hạt, chúng tôi ăn kasha cho đến khi cạn.
Tôi mua thêm thức ăn với khẩu phần thuốc lá của tôi. Trong trại có lúc thiếu thức ăn, nhưng thuốc (hay ít nhất là lá thuốc) lúc nào cũng có, và lúc nào cũng có người muốn đổi phần ăn của họ để lấy thuốc; thực tế, có một số người ít ngày càng ít và hút thuốc ngày càng nhiều để sức khoẻ giảm xuống, hy vọng là người Nga sẽ thả họ về khi sức khoẻ xấu. Nó có tác dụng cho một số người lớn tuổi, nhưng hầu hết những người khác thì họ tự hại sức khoẻ của họ.
Vài người trong trại nói nhiều về thức ăn, vì mọi người ai cũng đói. Vài người kể về mẹ hay vợ con của họ nấu món này món kia, và những người không ngại tự hành hạ mình lắng nghe chăm chú và mơ những món theo nướng ngon lành và khoai tây. Một viên thiếu tá thích kể về món cải bắp cuốn mà mẹ anh ta thường làm; anh ta có thể diễn tả chúng làm bạn gần như có thể ngữi hay nếm được. Tôi tránh những cuộc nói chuyện như vậy, vì chúng chỉ làm mọi người cảm thấy đói hơn.
Tôi không biết bao nhiêu calories chúng tôi nhận được mỗi ngày, nhưng vì mọi người ai cũng đói, rõ ràng nó không đủ. Nếu chúng tôi nhận đủ khẩu phần chính phủ Nga phân phối và nếu lính Nga không gian lận bỏ đầu bò và những thứ tương tự, có thể chế độ ăn của chúng tôi không đến nổi. Calories không đầy đủ và thiếu chất đạm nghiêm trọng trong chế độ ăn uống. Nhưng cũng ngạc nhiên, ít khi có bệnh tật trong trại.
Buổi tối, người Nga thường để đài phát thanh Moscow qua loa phóng thanh ồn trong trại. Chúng tôi được nghe nhiều nhạc hay bằng cách ấy, và tôi cũng thích thú lắng nghe. Với tôi, âm nhạc làm cho thời gian trôi qua nhanh hơn. Tôi chắc là người Nga cố gắng làm cho chúng tôi ngoan ngoãn. Người Nga thích âm nhạc và thậm chí cho phép chúng tôi lập ban nhạc; họ chơi nhạc cho người Nga nhiều hơn là cho chúng tôi, nhưng chúng tôi cũng thỉnh thoảng được văn nghệ.
Một ngày cuối năm 1945, hoàn toàn bất ngờ, tôi bỗng đụng đầu với Thiếu Tá Wolff! Anh ta cũng ngạc nhiên khi tìm thấy một người bạn cũ trong nhà tù Nga. Đây là điều vui vẽ nhất xảy ra với tôi kể từ khi tôi rời nước Đức. Tôi được biết sau khi tôi rời khỏi trại tù ở mỏ đá, anh ta bị bệnh rất nặng - nặng đến nỗi người Nga động lòng và gởi anh đến bệnh viện. Anh nằm bệnh viện vài tuần, và trước khi rời bệnh viện, anh yêu một nữ y tá người Đức. Tôi vui mừng cực độ khi có một người bạn cũ xung quanh và tìm cho anh một chỗ ở trong dãy của tôi. Chúng tôi nương tựa với nhau bằng mối quan hệ thoải mái của 2 người đồng nghiệp cũ và là bạn thân nhau, mặc dù tôi gần như ước là anh đừng có tình yêu với người y tá ở Berlin, vì bây giờ anh ta có thêm một người nữa để lo lắng, và anh ta kể về cô nàng liên tục.