Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức

P 3 : Chương 18

Ngày 17 tháng 12 năm 1942, tôi đón xe lửa đi Rostov, gần Stalingrad, nơi tôi nhận nhiệm vụ mới ở một đơn vị đặc biệt ở Stalingrad. Đó là một chuyến xe lửa chở hàng kèm thêm vài toa chở hành khách, tiêu chuẩn bình thường của những chuyến tàu đến và rời Stalingrad.

Tôi dừng lại Kiev một ngày để chuyển xe lửa, một thành phố cổ kính xinh đẹp và là thủ đô của Ukraine. Mặc dầu thành phố bị hư hại sau trận đánh, nhưng nó vẫn hoạt động như một thành phố và nhiều người Nga vẫn còn ở dây. Nhà hát thành phố vẫn hoạt động, và tôi vào xem trình diễn vào tối hôm đó. Diễn viên là người Nga, mặc dù hầu hết khán giả là người Đức.

Trên xe lửa từ Kiev đến Rostov, tôi vượt qua biển Azov trong đêm Giáng Sinh. Tôi ngồi trong toa hành khách trên một đoàn tàu hàng chậm chạp với một nhóm sĩ quan cũng đi Stalingrad. Tất cả chúng tôi đều biết đánh nhau dữ dội ở Stalingrad và chúng tôi đi đến trong tình trạng nguy hiểm, nhưng chúng tôi không biết tình trạng xấu như thế nào, vì tình trạng thực tế không được thông báo rộng rãi. Nhiệt độ bên ngoài cực lạnh, dưới 0 độ rất xa. Dưới ánh trăng sáng, biển Azov đóng băng như một ảo ảnh của một sa mạc trong bóng đêm màu xanh lạnh lẽo. Nhìn như một tấm tranh bức tranh siêu thực hơn là một địa hình địa lý có thật. Trong trực giác, tôi có thể tưởng thượng 3 người đang cưỡi trên lạc đà vượt qua biển Azov dưới ánh sao trắng trong bầu trời đêm. Tôi giật mình ra khỏi cơn mộng tưởng cảnh đẹp tuyệt vời của cảnh vật chìm trong ánh trăng lạnh giá cũng là cơn lạnh giết người ở ngoại ô Moscow. cả hai đều đẹp nhưng cũng chết người. Tôi rồi cửa sổ và đi vào bên trong. Tôi nhập bọn với các sĩ quan với những bài thánh ca.

Tôi đến Rostov, một thành phố rất cổ của nước Nga và không lớn bằng Kiev, vào ngày Giáng Sinh năm 1942. Thành phố cũng bị hư hại vì chiến tranh, nhưng không đến nổi lắm. Xuống ga xe lửa, tôi được hướng dẫn đến trinh diện ở Bộ Tư Lệnh lực lượng phòng thủ Pháo Đài Rostov. Đến đó tôi trình diện Đại Tá i.G. Heisenberg, tham mưu trưởng, một người cao và gầy trong tuổi 40.

"Tôi sợ rằng anh phải ở lại đây một thời gian." ông nói, giọng buồn bã. "Quân Nga đã bao vây Tập Đoàn Quân 6, xe cộ không chạy đây đó được nữa. Chỉ có cách duy nhất là hàng không, và thời tiết làm tê liệt hết máy bay ngoại trừ tiếp viện đạn dượt cho Stalingrad và tải thương."

"Jawohl, thưa Đại Tá".

"Cho đến khi thời tiết tốt hơn và anh có chuyến bay vào Stalingrad, anh sẽ giúp tôi vài công việc ở đây. Bộ Tư Lệnh lực lượng phòng thủ Pháo Đài Rostov cần báo cáo hàng ngày về Tập Đoàn Quân 6 ở Stalingrad cho Phương Diện Quân Nam. Tôi không có thì giờ cho chúng, và tôi không có ai để giao công việc đó. Tôi hy vọng anh là người làm báo cáo giỏi."

Heisenberg bố trí bàn làm việc cho tôi, và tôi làm việc cho ông ta trong phòng hành quân của lực lượng phòng vệ pháo đài. Văn phòng nằm trong một công sở chắc là của Đảng Cộng Sản trước đây, vì nó rất đẹp và bày biện sang trọng - những thứ mà tôi chưa từng thấy ở Nga cho đến giờ phút này.

Chúng tôi nhận được các báo cáo của Tập Đoàn Quân 6 và gởi cho Phương Diện Quân Nam, vì nó rất quan trọng với các chỉ huy ở Rostov để biết tình hình Stalingrad. Sông Đon chảy qua Rostov và chảy tiếp về biển Azov, và sông Volga chảy qua Stalingrad. Kế hoạch đầu tiên là giữ sông Don và Volga, cách nhau khoảng 150km, và để tạo mọt tuyến phòng thủ vững chắc khu vực giữa để bảo vệ vùng Caucasus khỏi bị phản công. Dầu từ núi Caucauss sẽ được an toàn. Nếu chúng tôi không chiếm được Stalingrad, tuy nhiên, chúng tôi phải bỏ kế hoạch này. Rostov, với những cây cầu bắt qua sông Don, trở thành rất quan trọng trong trường hợp rút khỏi Caucasus nếu không chiếm được Stalingrad - và tình hình ở Stalingrad ngày càng tệ đi. Rostov đã được tuyên bố thành một pháo đài (từ mà chính phủ bây dùng để đặt cho những thành phố mà lực lượng ở đó không được rút lui trong bất cứ tình huống nào) vì nó là chìa khoá của đường tiếp tế duy nhất của chúng tôi vào Caucasus và là đường rút lui duy nhất của lực lượng trong đó.

Dù tôi không muốn vào trong khi tình trạng nguy kịch ở Stalingrad, lệnh của tôi là phải vào đó. Tôi gọi đến sân bay hàng ngày để coi có chuyến bay nào không, nhưng thời tiết vẫn xấu. Cuôi cùng, ngày 1 tháng 1 năm 1943, bầu trời trong và sáng - thời tiết rất tốt cho các chuyến bay. Tôi đến sân bay, chắc chắn là tôi sẽ có chuyến bay hôm nay, nhưng được nói là có lệnh từ Fuhrerbefehl (lệnh trực tiếp từ Hitler) vừa đến từ Berlin là không một người lính nào được gởi đến Stalingrad nữa. Chính phủ cuối cùng cũng nhận thấy tình hình hết hy vọng - và tôi một lần nữa nhận được một giải thoát mới trong cuộc đời.

Vì không thể vào Stalingrad, tôi được bổ sung và lực lượng phòng thủ pháo đài Rostov. Rõ ràng là tôi tự tạo cho mình một công việc, và tôi lại lăn vào công việc mới.

Nhiều thường dân ở Rostov làm việc cho quân Đức, làm công việc như lúc trước, hầu hết là dọn dẹp và giúp việc. Trong số những người Nga làm việc ở đây, tôi gặp một phụ nữ trí thức người Nga biết nói tiếng Đức. Một đêm, tôi làm việc khuya và mê mải với bản báo cáo tôi đang thảo và tôi quên mất thời gian và không biết đã quá khuya cho đến khi người dọn dẹp bước vào văn phòng.

"Xin lỗi," bà ta nói bằng tiếng Đức. "Tôi không biết ông còn ở đây."

"Bà nói được tiếng Đức à?" tôi hỏi, hoàn toàn ngạc nhiên.

"Vâng, tôi học ở đại học." Bà ta vào khoảng ngoài 30, hơi mập, mái tóc vàng được cột bím, mắt xanh dương, và nụ cười nhẹ nhàng.

"Vậy là tôi nghĩ bà không phải là người dọn dẹp chuyên môn." Những chỗ đi qua, tôi luôn cố gắng làm quen với người địa phương, và bà ta là một cơ hội tốt để làm quen.

"Tôi là một cô giáo." Bà nhún vai. "Nhưng trường học đã đóng cửa. Tôi phải sống, và tôi làm bất cứ việc gì."

Tên bà ta là Olga Malenkov, và tôi trò chuyện với bà tìm hiểu về cuộc sống ở Nga. Rõ ràng, chính quyền Cộng Sản nhúng tay vào mọi khía cạnh cuộc sống của người dân Nga và thu nhận nhiều người làm dò xét cho chính quyền nên người dân Nga không tin bất cứ ai - kể cả thân nhân của họ. Một nhận xét vu vơ cũng có thể bị dịch thành lời phê phán chính quyền và có thể bị bắt và gởi đến trại lao động vài năm. Bà ta hoàng toàn không có cảm tình vớ chính quyền của bà, và hình như bà ta không quan tâm về việc chúng ta hay người Nga sẽ thắng trận, một việc dường như rất lạ đối với tôi.

"Ít ra Cộng Sản cũng là người Nga," bà nói khi tôi hỏi điều đó. "Tôi không tin là nước Đức Phát Xít sẽ tốt hơn."

Từ vài cuộc chuyện trò với bà ta, tôi rút ra nhận xét là cuộc sống trong Liên Bang Xô Viết thật là khắc nghiệt, ngay cả những người sống trong đô thị. Nhưng bà ta vẫn nhất quyết không tin rằng người ta sống cuộc sống tốt hơn bên ngoài nước Nga.

Tin tức hàng ngày từ TĐQ 6 về cho PDQ Nam về con số binh lính bị chết hàng ngày, số bị thương, số đạn dượt được tiếp, lương thực, và vũ khí. Báo cáo cũng cho biết vị trí các đơn vị và các hoạt động họ đối mặt (pháo, tăng, súng nhỏ....) Tôi có thể nhìn thấy tình hình trên bản đồ của chúng tôi, và các bản báo cáo tạo nên một bức tranh ác liệt cực độ và ngày càng tệ đi. Cảm giác rợn người rằng nếu tôi đi vào Stalingrad chỉ để bị chết hay bị bắt. Rõ ràng không có sự vượt thoát từ đó ra ngoài vào thời điểm này. Các báo cáo cho thấy tiếp vận đạn dượt lương thực tiếp tục giảm hàng ngày và thương vong càng cao. TĐQ 6 cuối cùng không còn chịu được tổn thất hơn được nữa. Lệnh của Hitler phải chiến đấu đến người cuối cùng còn hơn rút lui rõ ràng trở thành một kết quả bi thảm.

Vì các bản báo cáo được đưa thẳng đến Hitler, nên chúng phải được lựa từ ngữ cẩn thận. Chúng không bao giờ nói tình hình thật vô vọng, vì điều đó chỉ đem cái tiếng "sợ hãi" đến cho viên sĩ quan trách nhiệm. Một sĩ quan không thể nói rằng mọi sự đều thất bại và anh ta chuẩn bị đầu hàng. Anh ta chỉ báo cáo những sự thật và để chúng tự nói lên. Thật sự là ngu dốt để giữ quân chúng tôi ở lại Stalingrad mà không có cách gì giải thoát họ thay vì cho phép họ rút lui. Nhưng họ có lệnh phải ở lại, và họ đã ở lại. Và tôi được lệnh nhập với họ, và tôi đã phải đến đó nếu như thời tiết không xấu. Những lỗi lầm quân sự một cách ngu ngốc chắc chắn là từ HItler - người hoàn toàn không có kiến thức quân sự và kinh nghiệm không quá cấp bật hạ sĩ - nắm lấy quyền chỉ huy quân đội hàng ngày. Đành rằng chúng tôi phải tỏ ra "chủng tộc thượng đẳng", theo sự tuyên truyền của tiến sĩ Goebbels, và người Nga - những người có trí tuệ dẫn quân đội họ chạy dài - là những kẻ "dưới con người". Sự mỉa mai của vấn đề là tất cả biến thành một sự cay đắng.

Người Nga đúng ra chỉ cần vòng qua Tập Đoàn Quân 6 sau khi bao vây họ, để họ chết khô, và tiến đến Rostov để cắt đứt con đường duy nhất từ Caucasus. Sau này trong chiến tranh, họ có thể làm điều đó. Bây giờ thì không, có thể vì họ không có đủ sức để thực hiện điều đó.

Là một phần của bộ tham mưu của pháo đài Rostov, tôi giúp ra kế hoạch rút lui lực lượng chúng tôi từ vùng núi Caucasus về Ukraine. Công việc của chúng tôi là sao quân Đức có thể rút lui thành công ra khỏi Caucasus trước khi quân Nga có thể chiếm Rostov và cắt đứt độc đạo này. Tuy nhiên, sự thật là ngoài lý do là chỉ thời gian biển Azov đóng băng thì mọi người mới rút ra được ngoại trừ tăng hạng nặng. Chỉ với 2 - 3 cây cầu bắt qua sông Don rộng 200 mét, không cách nào để cho tất cả các đơn vị rút lui có trật tự.

Giúp đỡ vạch ra kế họach nắm chắc thất bại và rút lui, bên cạnh việc đọc những bản báo cáo từ Stalingrad, là một sự chán nản cực độ. Chúng tôi không biết chắc những gì xảy ra ở các mặt trận khác, vì chúng tôi biết chính phủ không phát tin thua trận. Sau những thành công về quân sự, từ việc chiếm đóng Rhineland năm 1936 cho đến việc hành quân đến ngoại ô Moscow năm 1941, thật lạ và có linh tính báo trước của sự bất lực để biết rằng chúng tôi đang bên bờ thảm hoạ thua trận. Nó tổn thương lòng tự hào của tôi để nhìn thấy sự nghiệp quân sự tốt đẹp của tôi bị mất đi vì sự lãnh đạo vô lý của một người không được huấn luyện quân sự, kiến thức, hay kinh nghiệm. Mặt trận vẫn xa biên giới Đức, và chúng tôi vẫn hy vọng - có thể bỏ cuộc ở đây - cho một thay đổi tốt hơn. Tôi trở nên cay đắng về lệnh ngu ngốc và dã man của Hitler, chết thay vì rút lui và tập họp lại - như tất cả các quân đội khác.

Đúng ra tôi phải ở lại Rostov cho đến khi lực lượng của chúng tôi rút hết ra khỏi Caucasus và Rostov bị tấn công, nhưng sự may mắn đã xen vào một lần nữa. Một buổi sáng đầu tháng 2 năm 1043, khi tôi đến làm việc và được báo là Đại Tá Heisenberg muốn gặp tôi. Tôi trình diện ông ta, ông chào lại tôi và cười, một việc ít thấy ở ông ta.

"Chào buổi sáng, Đại Uý Knappe," ông nói. "Chúc mừng anh. Anh không những được thăng chức đại úy, mà còn được chuyển qua Pháp để giúp thành lập và huấn luyện TĐQ 6 mới."

Tôi không thể tin ở tai mình được nữa. Một lần nữa, tôi lại may mắn: tôi được kéo ra khỏi sự chết chóc ở giây phút cuối, trước khi quân Nga tấn công và chiếm Rostov.

Ngày hôm sau, tôi chào tạm biệt Đại Tá Heinsenberg và mọi người và đón xe lửa trở về Đức. Xe lửa chạy thường xuyên giữa Đức và Rostov, mang đồ tiếp tế vào và mang thương binh, lính đi phép, và lính thuyên chuyển ra. Tôi là người đầu tiên trình diện ở hậu cứ tại Altenburg.

Khi tôi trình diện ở đó ngày 17 tháng 2 năm 1943, tôi được phép nghĩ 3 tuần nghỉ phép "về từ mặt trận phía đông", mặc dù tôi chỉ ở Rostov chỉ vài tuần. Tôi về Leipzig, về đúng ngay lúc radio thông báo - trước khi làm lễ mặc niệm - sự chiến đấu anh dũng cho đến viên đạn cuối cùng" của lực lượng chúng tôi ở Stalingrad. Chính phủ bị buộc phải thông báo việc thua trận ở Stalingrad, vì không thể dấu một tai hoạ quá lớn. Tất cả chúng tôi đều cay đắng về những cố gắng không ngừng của chính phủ đánh lừa dư luận và che dấu sự thật.

Stalingrad là điểm ngoặc của cuộc chiến đối với chúng tôi. Đã có những Stalingrad nhỏ trước đây, tất cả những nơi đó đều bị xảy ra bởi những mệnh lệnh ngu ngốc không thể tin được của HItler bắt binh sĩ phải chiến đấu đến người cuối cùng, mặc dù nó chỉ mang đến sự tàn sát những thanh niên Đức, thay vì sáng suốt rút lui và tái tổ chức và tiếp tục chến đấu. Những trận đánh tuyệt vọng kiểu này xảy ra ngày càng nhiều, tổn thất của chúng tôi tiếp tục tăng lên, và quân Nga bắt đầu chọc thủng phòng tuyến của chúng tôi thường xuyên hơn. Không những chúng tôi bị thương vong trên trận địa, mà tù binh Đức còn bị bắt bởi những con số lớn. Nguyên một TĐQ đã bị bao vây và thua trận, là một ví dụ, với tất cả các trang thiết bị. Nó đã xảy ra ngày càng tệ trong một thời gian, nhưng sự tan rã của Tập Đoàn Quân 6 ở Stalingrad với cuộc rút lui của Phương Diện Quân Nam ra khỏi vùng núi Caucasus đã làm cho tôi thấy rõ là chúng tôi không thể đánh bại quân Nga. Hệ thống tuyên truyền của Goebbel tiếp tục cố gắng để đưa ra một bộ mặt tốt đẹp về sự việc, nhưng sau khi Stalingrad mọi người biết suy nghĩ đều biết rằng chúng tôi không thể thắng trong cuộc chiến chống người Nga. Bây giờ chúng tôi phải bỏ vùng đất màu mỡ Ukraine và túi dầu Caucasus, những thứ nếu chúng tôi thiếu thì chúng tôi không thể thắng Liên Bang Xô Viết. Đến mức đó, chúng tôi không bao giờ nghĩ rằng có ngày Liên Xô sẽ có thể tấn công vào nước Đức. Sự kiêu ngạo của sự thượng đẳng vẫn chưa bị sức mẻ - cho dù sau khi bị tất bại có tầm cỡ ở Stalingrad!

Kỳ nghỉ phép của tôi không vui như trước đây vì cuộc thất bại ở Stalingrad. Một màu tang bao trùm nước Đức. Khiêu vũ nơi công cộng bị cấm đoán, nên Lilo và tôi chỉ còn đi coi nhạc và kịch. Chúng tôi đi trượt tuyết ở Alps, Áo, một phần để tránh xa những tin tức u ám và những buổi truy niệm liên tục được phát ra từ radio. Chúng tôi nhận thấy không khí trên cao, bầu trời xanh, tuyết trắng sạch mang lại sinh lực cho chúng tôi sau khi nghe những tin tức chán chường.

Lilo và tôi bây giờ quyết định sẽ làm đám cưới trong kỳ nghỉ phép kế đến. Cuộc chiến rõ ràng là không kết thúc sớm, và chúng tôi không muốn chờ lâu hơn nữa.