Ở Bendlerstrasse, một số nhân viên không có nhiệm vụ đang mở tiệc ăn nhậu với các nữ nhân viên truyền tin. Ở khu vực khác, một "cơn sốt" khác ra đời: ai cũng muốn lợi dụng sự gần gũi với phòng nhân sự của Bộ Tư Lệnh tối cao để được huy chương, huân chương, và cả việc thăng chức. Von Dufving được thăng chức đại tá, và ông ta xứng đáng được thăng chức. Nhưng những việc thăng chức khác đươc ban ra quá rộng rãi ở những giờ phút cuối. Huân chương cũng được duyệt xét nhanh chóng nếu nó liên quan đến sự dũng cảm trong chiến đấu cho Berlin. Vài lần tôi thấy những cậu bé thanh niên Hitler 14-15 tuổi được nhận huân chương chữ thập sắt vì có chiến công bắn cháy xe tăng Nga.
Weidling toan tính kế hoạch tự phá vòng vây nếu tổng Hành dinh không đi theo. Đó là một quyết định khó khăn cho ông, tuy nhiên, ông không thể im lặng giữ nó. Chúng tôi hầu như bỏ hết các hy vọng vượt thoát ra khỏi đống gạch vụn Berlin thì bỗng nhiên sáng này 30 tháng 4, một cú điện thoại từ dinh Quốc Trưởng gọi đến, đề nghị tôi đến ngay lập tức và báo cáo một lần nữa các tính toán về thời gian của kế hoạch vượt vòng vây. Tôi đi ngay lập tức.
Đạn pháo xuyên qua các tàn lá khu vườn Tiergarten, tàn phá hết mọi thứ xung quanh nó, và tiếng súng bộ binh nổ khắp nơi. Ánh nắng trải lên 1 khung cảnh khủng khiếp. Bên những thân cây cổ thụ ở Tiergarten, tôi nhận ra những mãnh vụn của một khẩu pháo bị trúng đạn, các pháo thủ nằm xung quanh, xác của họ bị xé ra không còn nhận được là những xác người. Khắp nơi trên đường phố, xác chết nằm ngổn ngang trên các đống đổ nát. Những chiếc giày nằm rải rác. Tối nhớ lần đầu tiên tôi thấy người chết vì chiến tranh ở Pháp, nó đã làm tôi sốc như thế nào. Bây giờ, cảm súc của tôi như tê liệt, xác người không khác gì một chướng ngại cần phải bước qua. Những khi tôi dừng lại để thở hay để chờ một loạt pháo bay ngang, tôi có thể thấy những chi tiết ghê rợn của những xác nguời giữa những gạch, những đá, những bê tông. Tuy nhiên, tôi không thể để những cảnh vật ấy làm rối trí tôi. Tôi phải cố gắng vượt qua Hermann-Goring-Strasse nguyên vẹn với giấy tờ. Có thể Hitler đã quyết định phá vòng vây sau tất cả mọi việc!.
Lần này tôi không phải kiên nhẫn với thái độ lịch sự của Bormann. Tướng Krebs chờ tôi trong phòng họp. Tôi trải bản đồ và trình bày kế hoạch. Rồi Krebs hỏi nhiều câu hỏi chi tiết về thời gian. Ông ta đặc biệt để ý đến số lượng của việc thông báo trước cho các sư đoàn về thời điểm cuộc hành quân. Tôi nói với ông ta là tất cả đều được chuẩn bị để chúng tôi có thể bắt đầu ngay tối hôm nay nếu mệnh lệnh được đưa ra ngay từ bây giờ. Một quyết định nhanh chóng là cần thiết để cuốt vượt thoát thành công - tối mai có thể quá trể. Krebs nói rằng Hiter vẫn không đồng ý việc phá vòng vây, nhưng Krebs muốn thử lại lần nữa để thay đổi ý kiến của ông ta. Chúng tôi sẽ nghe kết quả từ ông ta. Tất cả hy vọng của chúng tôi đều là số không. Krebs thậm chí đã không đệ trình kế hoạch lên Hitler!
Lòng nặng trĩu, tôi quay về Bendlerstrasse. Từng giờ qua đi, không có gì xảy ra, không có một lời nào từ dinh Quốc Trưởng phát ra mật mã để các sư đoàn xuất phát. Rồi trưa - có thể đêm nay thì đã quá trể. Và đến ngày mai thì lại càng trể hơn.
Tuy nhiên, phòng tuyến vẫn giữ vững, hầu như không thể giải thích được. Tại sao quân Nga lại cứ tiếp tục tấn công những điểm khó nhất? Vượt sông Spree ở chỗ bệnh viện Charité và vượt kênh đào Landwehr ở Lutzowufer? Ở quãng trường Potsdam và đường Leipziger, nơi các đơn vị SS của tướng Mohnke phòng thủ quanh khu vực dinh Quốc Trưởng. Quân Nga hình như muốn chiếm toà nhà Quốc Hội (Reichstag) và dinh Quốc Trưởng càng nhanh càng tốt. May mắn là họ không biết những hướng có thể dẫn họ đến chiến thắng nhanh nhất. Mỗi lần tôi vẽ bản đồ tình hình, tôi lại ngạc nhiên tại sao ban tham mưu Nga lại không nhận ra.
Trong ngày 30 tháng 4, quân Nga chiếm được toà Quốc Hội và tập trung quân cách dinh Quốc Trưởng vài trăm mét. Lính SS của tướng Mohnke và phần còn lại của quân đoàn xe tăng 56 của chúng tôi chiến đấu phòng thủ khu vực rất dũng cảm; mặc dù họ biết chắc họ sẽ chết nếu họ còn chiến đấu, nhưng họ vẫn tiếp tục chiến đấu.
Khoảng 7 giờ tối, một sĩ quan tuỳ viên của tướng Krebs đến với lệnh tướng Weidling phải đến dinh Quốc Trưởng. Không cần biết điều này có ý nghĩa gì, đây là một thay đổi. Bây giờ, hầu như không có gì làm tình hình tệ hơn được nữa. Weidling quyết định von Dufving, một thư ký, và một sĩ quan liên lạc đi với ông. Tôi ở lại và chờ lệnh, ngày mai tôi sẽ đến với bản đồ mới nhất.
Khoảng 6 giờ sáng ngày 1 tháng 5, Thiếu Tá Kirsch, sĩ quan liên lạc của chúng tôi và tướng Monhke, đến từ dinh Quốc Trưởng. Anh tá báo những chuyện rất lạ. Khó tin, hình như Weidling bị giữ lại, hình như là bị bắt! Tôi lấy mấy tấm bản đồ và làm một chuyến đi khủng khiếp đến Voss-Strasse một lần nữa, như lời Weidling ra lệnh cho tôi trước khi ông đi.
Trong phòng họp của Bộ Tham Mưu quân đội, tôi gặp Weidling, von Dufving, và các sĩ quan khác của quân đoàn. Weidling hình như có điều gì khác hẳn. Có cái gì đó đã trải qua với ông, người chưa từng bị mất can đảm dù trong tình huống xấu nhất trong trận đánh, hoàn toàn mất thứ tự. Ông ta lặng lẽ báo tôi biết rằng Goebbels nói ông biết rằng tối qua Hitler đã tự bắn vào đầu sau khi vợ ông ta, Eva Braun uống thuốc độc tự tử. (không ai trong chúng tôi biết về Eva Braun trước đây, nhưng bây giờ thì tôi biết bà ta chắc chắn là một trong những phụ nữ trong tầng hầm.) Xác của họ được bọc lại bằng mấy tấm thảm, tẩm xăng, và đốt ở sân dinh Quốc Trưởng để khỏi bị rơi vào tay người Nga. Goebbels muốn Weidling đến hầm để ông ta chỉ huy ở đó.
Tôi choáng váng. Với lý do nào đó, tôi không bao giờ nghĩ rằng Hitler tự sát. Nếu ông ta muốn tự sát, tại sao ông ta không làm trước đây, khi biết rằng chiến tranh đã thất bại? Tại sao biết bao người phải chết một các vô lý, và ngay lúc này khi quan Nga ở ngay ngoài cửa hầm? Sự ích kỷ (của ông ta) thật khó tin với tôi.
Goebbels, với tư cách là bộ trưởng lớn nhất có mặt ở Berlin, nắm quyền và sợ rằng Weidling hành động một mình. Weidling nói với tôi rằng ông ta không được quyền rời khỏi hầm và khuyên tôi cố gắng ở lại căn cứ ở Bendlerstrasse để tôi khỏi bị hạn chế trong hầm. Tôi phải là sự liên lạc của ông với các sư đoàn. Ông nói ông cố gắng thuyết phục cuộc phá vòng vây tối nay. Ông nói với tôi rằng tối qua, von Dufving và Krebs đã đi qua phía quân Nga và đặt điều kiện đầu hàng (cả hai nói tiếng Nga), nhưng người Nga muốn sự đầu hàng vô điều kiện.
Sau đó Von Dufving nói với tôi chi tiết về chuyến đi qua tuyến bên kia. Sau khi Hitler chết, Krebs lập tức liên lạc với chỉ huy quân Nga bằng vô tuyến và đề nghị gởi đại biểu Đức có thể vượt qua ở Wilhelmstrasse để nói chuyện với họ. Krebs, trước đây là tùy viên quân sự ở Moscow, đi cùng với von Dufving dọc theo Wilhelmstrasse, qua một phần đường xe điện ngầm. Họ được đón bởi các sĩ quan Nga và được chở về Bộ tư lệnh Nga. Mặc dầu họ hành động đúng, nhưng người Nga cứng rắng yêu cầu đầu hàng không điều kiện và giao Hitler (chưa ai biết Hitler đã chết), Goebbels, và những người không phải quân nhân có trách nhiệm trong cuộc chiến tranh cho họ.
Sáng hôm sau, Krebs chấp thuận cuộc vượt thoát vào đêm 1 tháng 5. Weidling đưa lệnh cho Refior để viết mật mã cho các sư đoàn. Bây giờ đã quá trể cho một cuộc phá vòng vây lớn về một hướng, nên cuộc phá vòng vây được mỗi sư đoàn thực hiện riêng lẽ, bắt đầu lúc 9:30. Weidling cũng cho mỗi người lính sự lựa chọn hoặc là tham gia cuộc phá vòng vây hoặc đầu hàng quân Nga.
Nói chuyện với thiếu tướng (generalmajor) Mohnke, Weidling và tôi được biết rằng Lữ Đoàn SS Mohnke sẽ bắt đầu lúc 9:30 tối, tập trung ở ga xe điện ngầm ở Friedrich-strasse, và đi về hướng Bắc. Weidling quyết định rằng ban tham mưu quân đoàn sẽ cùng đi với họ, và ông nói tôi cho các nhân viên chuẩn bị rời Bendlerstrasse lúc 8 giờ tối. Chúng tôi sẽ vừa đi vừa chiến đấu trên đường tới dinh Quốc Trưởng để nhập với nhóm Mohnke.
Nhân viên dinh Quốc Trưởng, và những người muốn ra đi, cũng gia nhập nhóm này. Krebs và Burgdorf quyết định ở lại và tự sát. Trong những chuyến đi đến dinh Quốc Trưởng những ngày vừa qua, tôi thấy những người bị thương đang được chăm sóc bởi các quân y và các y tá Hồng Thập Tự. Lính SS thì có khẩu phần ăn bằng những món ngon lành như thịt hộp, xúc xính, nước ngọt hoặc bia.
Sự chấm dứt cuối cùng đã đến. Kế hoạch được lập ra bởi chính bản thân mỗi người chứ không phải do sự chỉ huy. 7:30, tôi ăn tối với những người tuỳ tùng của Hitler đang còn trong hầm. Hình như tôi là người bên ngoài duy nhất. Ngồi xung quanh chiếc bàn lớn với tôi còn có Martin Bormann, Đô Đốc Voss (sĩ quan liên lạc đại diện cho Đô Đốc Donitz), Đại sứ Hewel (người liên đại điện Bộ trưởng Bộ ngoại giao Ribbentrop), và 4 hay 5 phụ nữ tôi không nhớ tên nhưng là những nữ thư ký. Có thêm 2 hay 3 người khác. Tôi uống trà, bánh mì quân đội, thịt bò muối, và liverwurst (xúc xích làm bằng gan?). Câu chuyện, tất nhiên, là về cuộc phá vòng vây. Vì tôi là một sĩ quan chiến đấu kinh nghiệm nên trở thành một "chuyên gia" trong nhóm này. Tôi bị hỏi dồn dập bởi đủ thứ câu hỏi. Diện mạo của nhóm này cũng lạ thường. Tất cả đều mặc đồ tác chiến. Bormann mập ú khó có thể cảm thấy dể chịu trong bộ đồ lính trơn ông đang mặc. Ngay cả phụ nữ cũng mặc đồ lính của nam giới. Dáng điệu của những phụ nữ cứ như họ đã chết rồi. Không có gì có thể giúp họ được. Hitler đã chết, và điều đó hầu như là cái sốc lớn nhất quá sức chịu đựng của họ. Họ đã làm việc với ông ta bao năm nay, đầu óc họ bây giờ trống rỗng và không có khả năng đối phó với những gì sắp xảy ra.
Trong bữa ăn, khoảng 8 giờ, bác sĩ Goebbels bước vào với Frau Goebbels để nói vĩnh biệt với các nhân viên dinh Quốc Trưởng. Một nữ thư ký khẽ nói với tôi rằng mấy đứa con của Goebbels, lúc chiều còn chạy chơi trong hầm, đã bị bức tử. Thái độ của Frau Goebbels trông rất bình tỉnh, trong trường hợp như vậy, và bác sĩ Goebbels cũng trong bình tỉnh lạ thường. Tôi cảm thất kinh ngạc khi thấy họ còn có thể đi quanh và chào hỏi mọi người, khi họ biết rằng họ mới làm gì và sắp làm gì. Tuy nhiên họ đang kìm chế tình cảm của họ, và giọng nói hơi cứng. Với biểu hiện trang nghiêm, họ chúc may mắn từng người, bắt tay từng người và quay mặt di về phía hành lang đến văn phòng Bộ trưởng Bộ Tuyên Truyền và tự sát ở đó.
Mặc dù Weidling đã sắp xếp đi với Lữ Đoàn Mohnke, ông muốn đi về Bendlerstrasse một lần nữa để nói chuyện với các nhân viên và cho họ lựa chọn phá vòng vây hay đầu hàng. Trời vẫn còn sáng. Quân Nga đã chiếm được Toà Quốc Hội và dốc toàn lực vào dinh Quốc Trưởng. Tiergarten bây giờ là trung tâm của trận đánh, và chúng tôi trở thành mục tiêu của đạn pháo, súng máy, súng trường... Tôi không đợi Weidling, vì 2 người sẽ trở thành mục tiêu lớn hơn một người. Chúng tôi không có gì bảo vệ, và cũng thật vô nghĩa nếu chúng tôi bắn lại bằng khẩu súng lục tí teo. Cách tốt nhất là co người càng nhỏ, phóng nhanh, và tìm đến một điểm nấp kế tiếp. Tôi nhanh nhẹn nhảy từ điểm này sang điểm khác. Weidling, gấp 2 tuổi tôi, không thể di chuyển nhanh được.
Chuyến đi cực kỳ nguy hiểm và mệt nhoài, cùng với những sự kiện trong 24 giờ vừa qua, đã đưa bộ não Weidling đến cực điểm. Có thể ông bị ảnh hưởng bởi báo cáo của von Dufving nói rằng quân Nga đối xử đúng đắn. Trong hầm ở Bendlerstrasse, Weidling tuyên bố ông không muốn phá vòng vây mà muốn đầu hàng quân Nga.
Tôi nói với ông ta rằng tôi muốn đi khỏi, vì tôi không muốn đầu hàng, và cuộc sắp xếp lúc sớm, là chúng tôi sẽ vượt vòng vây với Lữ Đoàn Mohnke. Ông quay sang tôi và bùng nổ cơn thịnh nộ. Đây là lần duy nhất ông nỗi giận với tôi, có thể vì ông nghĩ rằng tôi đã rời bỏ ông trong lúc trở về từ dinh Quốc Trưởng, dù ông không nói thẳng ra. Nhưng rõ ràng ông không có quyền buộc tội một người lính đã tham gia biết bao trận đánh và bị thương nhiều lần như tôi là hèn nhát. Và tôi nói với ông những điều đó bằng những lời lẽ cứng rắn hơn. Cả hai có thể bên bờ sụp đổ tinh thần. Hệ thống con người chỉ chịu đựng đến một mức độ, và rõ ràng, chúng tôi đang bị thử thách đến mức độ đó.
Có thể ông ta lấy đi ước muốn vượt thoát của tôi là một đòn phạt, vì ông ta đã nói với Mohnke 1 giờ trước là ông ta muốn tham gia cùng với các nhân viên của ông. Tất nhiên, chúng tôi sẽ bị thiệt hại khi đi đến dinh Quốc Trưởng, nhưng phần đông sẽ đến được. Ông ta cấm tôi ra khỏi hầm cho đến lúc 10 giờ tối (cho đến đó, ông ta vẫn cần tôi), đương nhiên lúc đó đã quá trể để tôi gia nhập nhóm Mohnke. Với lệnh của Weidling, ông đã niêm số mạng của tôi và không cho tôi trốn thoát khỏi quân Nga. Tôi vẫn còn là một người lính để chấp hành mệnh lệnh thay vì đào ngũ và trốn đi một mình, mặc dù sự giận dữ vẫn còn diễn ra trong tôi.
Vẫn còn việc để làm: chuẩn bị cho sự đầu hàng, đốt các hồ sơ và tài liệu (nhật ký hành quân của quân Đoàn 56 và các hồ sơ cá nhân), viết lệnh buông súng đầu hàng cho các đơn vị còn có thể liên lạc được. Sau khi von Dufving nói sơ về "đối xử tử tế" của quân Nga trong đêm hôm trước, hầu hết các nhân viên đều ưng thuận đầu hàng và trở thành tù binh. Lệnh đầu hàng chính thức và tập trung quân sẽ được ban hành sau khi von Dufving thương lượng trực tiếp với quân Nga một lần nữa.
Không mất nhiều thời gian để bắt liên lạc vô tuyến với quân Nga. Lúc nửa đêm, von Dufving được người Nga đón đi ở cầu Bendler. Ông ta yêu cầu binh lính chúng tôi được đầu hàng trong danh dự, ngừng bắn ngay lập tức, bảo vệ thường dân với các hành động khủng bố, bắt bớ, mỗi người lính được quyền giữ thức ăn và đồ dùng cá nhân, và sĩ quan và binh sĩ được quyền giữ nguyên trong đơn vị của họ.
Trong sân, các đám lửa đốt tất cả mọi hồ sơ và tài liệu của chúng tôi và của Bộ Tư Lệnh tối cao quân đội. Tôi đặc biệt tiếc cho các chồng hồ sơ bị tiêu huỷ trong ngọn lửa, vì tôi luôn hãnh diện về các báo cáo quân sự của tôi. Nhưng tất cả những năm tháng của một người lính chuyên nghiệp đến đây là chấm dứt.
Khi von Dufving quay về từ cuộc thương lượng, Weidling cho tập họp các nhân viên lại và nói rằng sự đầu hàng đã được dàn xếp, sẽ bắt đầu và sáng ngày mai.
Tôi viết thơ cho Lilo và đưa các bản sao cho nhiều người khác nhau, vì tôi không biết ai sẽ còn sống sót. Tôi đưa mấy lá thư cho các nữ nhân viên điện thoại và các nữ y tá Hồng Thập Tự, những người mà người Nga hứa sẽ phóng thích. Và, cho lần cuối, tôi đặt một bữa ăn: đậu xanh hầm, ham luộc, và khoai tây chiên. Tôi uống 2 ly champagne. Và lo xa, tôi ra lệnh đổ đầy thức ăn trong xách và rượu cognac đầy bi đông của tôi.
Tôi cẩn thận coi lại đồ dùng của tôi để chắc rằng những thứ gì tôi cần trong thời gian bị cầm tù. Điều so đo nhất là nên đem theo túi ngủ hay cái áo khoát bằng lông. Với kinh nghiệm của tôi trong quá khứ, mùa đông nước Nga vẫn còn hằn trong trí nhớ của tôi, tôi chọn cái áo lông thú, dù mùa hè vẫn chưa thật sự bắt đầu. Tôi thay bộ đồ đặt may của tôi bằng bộ quân phục thường để khỏi gây chú ý và thoải mái hơn. Tôi mặc một cái quần bên ngoài cái quần có sọc đỏ phòng khi hữu sự. Tôi chọn mấy cái áo tôi thích nhất, áo quần lót, thêm một ít đồ ăn, hình ảnh và thư từ, và vài gói thuốc lá cho hành lý của tôi. Tôi tiếc nuối bỏ đi nhiều thứ quý giá, các xách nhà binh của tôi nặng hơn 30 lbs, bên cạnh đó, tôi còn phải mang cái áo khoát da thú nặng nề. Tôi có thể quăng vài vật khi thật sự cần thiết.
Dĩ nhiên, tôi không cảm thấy buồn ngủ chút nào. Tôi đã ngủ trong lúc bị pháo kích và tôi đã ngủ trong mỗi cuộc tấn công - nhưng bây giờ, nằm xuống lại không ngủ được. Tôi bước ra ngoài, trong bóng đêm Berlin. Cái lạnh nhè nhẹ của đêm xuân trái ngược với các ngọn lửa từ các đống đổ nát xung quanh tôi. Một sự im lặng ma quái bao trùm sau những tuần lễ lúc nào của âm vang những tiếng động của chiến tranh. Tôi quan sát sự đổ nát xung quanh, câu hỏi "Bằng giá nào?" chạy ngang trong đầu. Cái giá của cuộc chiến này đã vượt quá sự tưởng tượng của nhân loại để phân loại, để tính toán. tôi có cảm thấy trách nhiệm với sự đổ nát đêm nay không? Tôi có ân hận? Lúc này thì không, dù những cảm giác đó đến sau này khi tôi biết ra nhiều điều mà đêm nay tôi chưa biết. Bây giờ, tôi chỉ ân hận là chúng tôi thua trận, và mối ưu tiên hàng đầu của tôi là làm sao tôi có thể sống sót được trong những ngày sắp đến.
Hàng ngàn câu hỏi về số phận của chính mình chạy qua đầu tôi trong bóng đêm Berlin. Cuộc sống của tù binh như thế nào trong tay người Nga hay là tôi sẽ bị bắn? Sẽ bị tù bao lâu? Khi nào mọi sự sẽ chấm dứt? Tôi đã biết mỗi khi phản công chiếm lại một thành phố hay thị trấn Đức từ tay quân Nga, chúng tôi thường biết rằng quân Nga xử bắn các sĩ quan Đức họ bắt được. Tôi cảm thấy cuộc đời của tôi chấm dứt và tôi sẽ bị bắn. Câu hỏi lớn nhất của tôi là điều gì sẽ xảy ra ở nhà. Những người thân có sống sót được qua những trận đánh ở Leipzig?
Câu hỏi này gợi lên câu hỏi khác, mỗi lúc một gấp gáp: tôi có nên tránh bị bắt? Tôi có nên len lỏi qua những đống hoang tàn và cố gắng về nhà? Tôi nghĩ có thể trốn trong các đổ nát, tôi có đủ đồ ăn thức uống trong vài ngày cho đến khi mọi thứ lặng xuống, rồi trốn về Leipzig. Nhưng tôi biết chắc rằng người Nga sẽ tìm những kẻ trốn tránh. Tôi biết vòng vây của quân Nga bao quanh Berlin, tôi biết những nút cổ chai tạo ra ở chỗ những cây cầu sập. Tôi biết, không 1 tí nghi ngờ, tôi hoàn toàn không có cơ hội rời khỏi Berlin mà không bị tóm.
Tôi rút súng lục ra khỏi bao, tháo nó ra, và vứt từng mảnh ra xa về mọi hướng. Tôi không muốn nó trở thành một vật lưu niệm cho một người lính Nga nào đó. Đây là hành động biểu tượng về việc từ chức cuối cùng và đầu hàng.
Tôi đứng trong bóng đêm và lắng nghe một cách sửng sốt tiếng chim (thrushes) gần đâu gần đây. Tôi đã không nghe những tiếng này khá lâu, và hầu như khó tin khi thấy chúng vẫn còn sống sót trong trận đánh cuối cùng này. Bây giờ là mùa xuân, loài chim này đang chuẩn bị sinh đẻ một thế hệ mới. Làm sao chúng có thể lớn lên được giữa đống tro tàn này? Trong đầu óc tôi bây giờ, tôi không thể tin được. Vì trong khía cạnh nào đó, cuộc đời của tôi đã chấm dứt.