Người Cát

VIỆC LÀM CHO TỐT

Những năm sau đó, luôn luôn tôi ngủ mơ thấy toàn là ác mộng, những cơn mơ mà người trong cuộc cảm thấy bị săn đuổi ráo riết và cố hết sức bình sanh đễ thoát nạn nhưng không tài nào thoát được - Khi thức tỉnh cảm giác sợ hải vẫn còn nặng nề và tôi vẫn không thể nào hiểu được những cơn mộng mị kia phải chăng đã biến thành sự thật hiên nhiên.

Sự ám ảnh nầy phát nguyên từ năm 1933 khi tôi đến sống chung với bà dì họ tôi tên là Muriel. Thời kỳ ấy, đang sống trong cảnh thất nghiệp, bỗng đâu tôi nhận được một lá thư của dì tôi mời đến nhà. Được mời đến nhà trong lúc đã gần hai tuần lễ rồi, tôi ăn uống rất thất thường.

Bà Muriel không phải là dì ruột tôi mà là một bà dì họ xa xa, về phía mẹ tôi. Từ lâu, từ ngày tôi còn là một đứa bé cho đến nay, tôi chưa hề gặp lại dì tôi lần nào.

Sự mời mọc này đáng ra phải làm tôi ngạc nhiên mặc dù thư bà gửi viện đủ lý lẽ, rằng bà đã già, quá cô đơn và đang muốn tìm một kẻ thân thích bà con về sống chung với bà để cho dịu bớt hiu quạnh trong tuổi già nua. Nhưng tôi không ngạc nhiên lắm vì cảnh túng đói đang hăm dọa tôi quả chừng.

Trong thư có kèm theo một ngân phiếu và một vé tàu đi Downie, nơi bà ta ở.

Sau khi trả xong tiền phòng và ăn một bữa thật sang, số tiền dì tôi gửi tôi tiêu chỉ còn vỏn vẹn 2 đô la và 13 xu. Tôi đi ngay chuyến tàu buổi chiều và vào khoảng nửa buổi mai, tôi để chân lên thềm nhà dì tôi.

Bà đích thân ra mở cửa cho tôi. Dì tôi tỏ ra rất sung sướng được gặp lại tôi. Đôi má dì tôi nhăn nhíu theo một nụ cười, nụ cười thật tình sung sướng của kẻ đợi chờ tặng cho kẻ được mong đợi.

- Cháu đến với dì! Ồ! Cháu ngoan ngoãn quá. Dì không biết nói sao cho hết sự trông mong của dì. Ồ! Cháu ngoan ngoãn làm sao!

Dì tôi lập lại 2, 3 lần chữ ngoan ngoãn.

Tôi bắt đầu thương hại dì tôi. Dáng người dì tôi không thay đổi như tôi hình dung trước khi gặp. Ngày xưa, nghĩa là cách đây 15 năm, dáng người dì tôi thẳng thớm nhờ quần áo được độn thẳng và ngày nay cũng vậy, y nguyên như xưa. Tôi trình bày tất cả những cảm tình tốt đẹp của tôi về dì tôi. Dì tôi giả bộ ưởn ẹo

- A. Charles. Cháu dễ thương quá. Cháu nói hay ho quá. Cháu khéo tôn dì quá!

Dì tôi lại nhăn đôi má mềm nhũn để nở nụ cười thứ hai, vừa nhìn tôi vừa dắt tay tôi bước vào nhà.

Bà dẫn tôi đến một căn phòng đã sắp đặt sẵn cho tôi ở tầng lầu thứ nhì. Phòng này có trần cao, một cái giường đặt ngay chính giữa hơi trống trải. Tôi nghĩ rằng đáng lẽ giường kia phải có một màn che lại để tránh bớt gió. Khi dì tôi đi rồi, tôi tìm chỗ đặt cái va li và bước qua phòng bên cạnh để rửa rắm.

Khi tôi bước chân xuống lầu, một bữa cơm tươm tất đã dọn sẵn ở phòng ăn. Bà già giúp việc, có vẻ già hơn dì tôi nhiều, lăng xăng lên xuống và luôn luôn múc thêm đồ ăn vào dĩa. Dì tôi ép tôi ăn nên tôi ăn rất no, quá no đến nỗi cảm thấy mệt mỏi uể oải.

Sau bữa ăn, tôi ngã ngay vào chiếc ghế bành và châm thuốc hút nghe dì tôi kể chuyện.

Dì tôi bắt đầu câu chuyện bằng sự than cho số phận, tuổi đã già mà phải chịu cảnh cô đơn. Dì tôi nói rằng bà rất lấy làm sung sướng đã kêu được người thân thuộc là tôi đến sống gần bà trong lúc này.

Nhưng trong câu chuyện của dì tôi, tôi đạt được một ý kiến, khi đã đến đây, dì tôi muốn rằng tôi không ở không, nghĩa là tôi phải giúp ích được bất cứ một công việc gì ở trong nhà, dắt chó đi dạo chẳng hạn hoặc là mang thư bỏ vào thùng thư. Tôi tỏ cho dì tôi biết ngay rằng tôi quan niệm ý kiến trên rất hợp lý, rất là chính đáng.

Nhưng đang bàn luận câu chuyện trên, dì tôi bắt ngang sang câu chuyện khác. Bà bồng con Teddy một loại chó ở Poméranie vào lòng và bắt đầu thuật lại công việc mà bà ta theo đuổi trong suốt một năm nay bà ta tập vẽ và công việc này trở thành một sự ám ảnh ghê gớm, theo lời bà.

Bà lại gần bàn kê gần đó, một tay vẫn ôm con Teddy, tay khác lục ra một xấp giấy vẽ hình đưa tôi xem.

-  Dì vẽ tại phòng này. Ánh sáng ở đây vừa phải lắm. Cháu cỏ ý kiến gì về những bức họa này không?

Dì tôi đưa tôi xem độ 50 đến 60 tấm hình vẽ.

Tôi trải tất cả những tấm vẽ ấy lên trên bàn ăn, ngay giữa những dĩa đồ ăn lem luốc và xem xét rất kỷ càng. Trừ một vài tấm vẽ bằng nước thuốc, tất cả đều vẽ bằng bút chì và tất cả đều chỉ vẽ độc bốn quả mận để trên một cái đĩa sành.

Hình vẽ được tô đi tô lại nhiều lần. Giấy vẽ bị tẩy đi tẩy lại đến nỗi mặt giấy đã trở thành xám ngắt và dơ mắt hết chỗ nói. Tôi tìm mãi trong trí một câu phê bình cốt ý làm thỏa mãn dì tôi.

- Dì... ơ... Dì đã tiến đến mức... ơ... thể hiện được những nét độc đáo của hình quả mận.

Sau một lúc lâu, tôi cố gắng nói thêm:

- Thật là đáng phục!

Dì tôi mỉm cười

- Dì rất bằng lòng và sung sướng được cháu thích những bức họa này. Vú Amy bảo sao dì cứ mãi miệt vẽ hoài những trái mận kia. Dì không thể nào dừng vẽ được, không thể nào dừng vẽ trước khi những bức vẽ nầy được hoàn thành một cách mỹ mãn.

Dì tôi dừng nói một phút rồi tiếp:

-  Nhưng cháu ơi, dì cần phải vượt qua một trở ngại lớn.

- Thưa dì, trở ngại gì vậy?

- Những quả mận cứ héo dần. Dễ sợ quá! Sau mỗi lần vẽ, cất vào tủ lạnh nhưng quả vẫn héo sau một hay hai tuần. May nhờ có Amy, vú tìm cách nhúng vào nước sáp, nên quả giữ được màu tươi đôi chút.

- Vú Amy nghĩ ra được cách ấy hay đấy chứ?

- Cách làm cho quả tươi của Amy hay phải không cháu? Nhưng Charles cháu ạ, dì đã bắt đầu chán về những quả mận kia rồi. Dì muốn vẽ một đề tài nào khác. Dì đã nghĩ ra rồi, cây bưởi ở trước nhà ta có thể là một đề tài rất hay.

Dì tôi bước lại phía cửa sổ và chỉ cho tôi xem cây bưởi mà bà vừa nói đến. Tôi bước theo dì tôi. Cây bưởi mới mọc cành và trổ cành lá lưa thưa.

- Cháu có tin rằng đây là một đề tài hay ho không? Dì sẽ bắt đầu vẽ cây nầy trong khi cháu dẫn con Teddy đi dạo.

Vú Amy choàng vào người dì tôi khăn choàng kín đến mũi, còn tôi thì mang ghế, dá vẽ và hộp bút chì ra vườn.

Dì tôi rất khó tính về sự sắp đặt cho đúng chỗ các dụng cụ nói trên. Nhưng tôi vẫn làm di tôi vừa lòng vì có lẽ tôi đã xếp đặt thật đúng chỗ như dì tôi muốn. Sau đó, tôi buồn ngủ và muốn đi đánh một giấc trưa, nhưng theo ý bà, tôi phải dắt cho Teddy đi dạo. Tôi cầm dây xích chó và ra đi. Con vật tỏ ý không bằng lòng lắm. Tôi và con Teddy đi dạo chơi trong thành phố Downie, riêng tôi, tôi muốn dạo khắp để biết thành phố.

Tôi nhận thấy cuộc sinh hoạt của thành phố đều tập trung vào những gian hàng tạp hóa nên tôi cũng không tìm được sự giải khuây trong suốt hai tiếng đồng hồ. Trong khoảng thời gian nầy, tôi để mặc cho con Teddy đi khám xét các chân trụ đèn hai bên đường.

Khi về nhà, tôi đoán chừng dì Muriel vẫn còn đang tiếp tục vẽ, nhưng dì tôi không còn ở ngoài vườn, cái ghế và dá vẽ cũng biến đi đâu mất. Tôi nhìn quanh quất đễ tìm và cũng không thấy bóng dáng dì tôi đâu cả. Tôi để con Teddy tự leo vào thùng ở phòng ăn, nơi nó ngủ thường lệ, còn tôi thì tôi lên phòng ngủ để tìm lại giấc ngủ trưa, dù đã quá buổi rồi.

Nhưng không thể nào ngủ được. Vô duyên cớ, tôi không thể nào không nghĩ đến những quả mận mà dì tôi đã vẽ với bao nhiêu là sự quan tâm kỳ dị. Tôi nằm ngửa mặt ở trên giường, cố đếm những vết bẩn in trên tường để xao lãng và chờ bữa ăn tối.

Bữa ăn tối rất ngon, đầy đủ thức ăn. Nhưng dì tôi ăn rất uễ oải. Khi vú Amy đã dọn cả bàn ăn và khi tôi bắt đầu ôm con Teddy vào lòng là lúc tôi nhìn thấy rõ sự buồn bực của dì tôi.

Bà than:

- Dì rất buồn về những bức vẽ của dì. Gió thổi không ngừng và làm cho lá cây rung. Dì không làm được việc gì cả!

Tôi trả lời một cách tự nhiên:

- Thưa dì, cháu nhận thấy đâu có gió máy gì?

Dì tôi liền thốt lớn lên

- Charles, mầy không để ý gì cả... Lá cây không một phút nào đứng im.

Lập tức, tôi tìm cách bào chữa sự lỡ lời, gần như một sự thú tội.

- Cháu hiểu rằng trong lúc làm việc, những nhà nghệ sĩ tinh vi như dì thường khống chịu đựng được bất cứ một sự phả rày nhỏ nhặt nào. Kẻ tầm thường không thể quan niệm được những sự việc đó. Nhưng mong dì cũng hiểu cho cháu rằng cháu ít khi được gần gũi những nhà nghệ sĩ.

Dì Muriel rất sung sướng được nghe tôi nói về dì như đề cập đến một nghệ sĩ.

- Ồ! Dì tin cháu thành thật và không phải muốn tôn dì. Nhưng dì chỉ có thể làm việc khi nào vật kiểu mẫu hoàn toàn đứng im một chỗ. Vì thế cho nên dì đã phí một thời gian khá lâu để vẽ những quả mận. Hôm nay dì muốn vẽ cây bưởi này, dì muốn rằng...

Bà dì tôi uống liên tiếp hai tách cà phê, vẻ mặt nghĩ ngợi, buồn bã, Bà nói tiếp

- Charles, dì nghĩ ra rồi. Dì muốn rằng ngày mai cháu chặt cây ấy mang vào nhà trong. Dì sẽ đóng cửa lại và như vậy dì có thể vẽ mà khỏi bị gió phá rầy.

Tôi phản đối ý kiến của dì tôi:

- Cây bưởi mới mọc cành trổ lá dễ thương quả dì à. Chặt nó đi uổng quá, tiếc quá, vả lại, nó sẽ héo tàn ngay tức khắc.

Dì tôi đáp

- Tiếc làm gì thử một cái cây. Dì sẽ mua chán vạn ở vườn ươn cây. Còn vấn đề héo tàn, dì sẽ nhờ vú Amy. Vú Amy tài tình lắm cháu ạ, về cách dưỡng hoa cho tươi mãi. Cháu biết vú Amy làm cách nào không? Vú bỏ ‘‘Aspirine’’ hòa với nước đường, thế là hoa tươi mãi. Nhưng dì sẽ cố gắng vẽ thật gấp. Thí dụ, buổi mai bỏ ra 2, 3 giờ, sau buổi trưa 4 hoặc 5 giờ chẳng hạn, thế nào là công việc cũng hoàn tất và đạt được kết quả mong muốn.

Dì tôi muốn như vậy, chúng tôi phải thi hành.

Qua mai, ngay sau buổi ăn sáng, dì Muriel dẫn tôi ra sau nhà đến nơi để dụng cụ làm vườn và chỉ tôi lấy một cái rìu cùn. Bà nhìn tôi với đôi mắt tinh quái khi tôi thổ lưỡi rìu cho dính sát vào cán. Bà theo tôi đến tận nơi hành động. Tôi có cảm tưởng như đóng vai một tên đao phũ thủ khi tôi bửa những nhát rìu vào thân cây. Sau đó, tôi mang vào nhà.

Ngày hôm ấy và những ngày kế tiếp, tôi làm việc thường xuyên ở ngoài vườn. Tôi rất thích nghề làm vườn và mảnh vườn của dì Muriel rất đẹp, tuy có vẻ bỏ bê không ai chăm sóc. Tôi bứng cây, trồng cây, vun gốc, xới đất và rắc phân bằng bột xương, ở nơi để dụng cụ làm vườn, tôi thấy có chứa một mớ bột nhựa thuốc. Tôi dùng thứ này để diệt trừ sâu bọ phá hoại cây cối.

Vào một buổi mai thứ sáu, tôi tìm thấy một miếng giấy 5 đô la gói trong chiếc khăn lau của tôi. Tôi ngước mắt nhìn dì tôi. Dì tôi làm cử chỉ gật đầu để tỏ cho tôi biết số tiền kia là của bà. Tôi nhận thấy đôi má mềm nhũn của dì tôi ửng đỏ lên.

Tôi cất tấm giấy bạc cẩn thận vào túi. Lòng tôi lúc bấy giờ rộn lên một mối cảm tình thắm thiết đối với bà dì cô đơn của tôi. Quả thật đây là một cử chỉ đáng mến, đáng yêu. Dì tôi đã nghĩ đến vấn đề hút thuốc lá của tôi. Sau buổi ăn trưa, tôi quyết

định đi mua tặng dì tôi một món quà.

Khi tìm mua một món quà vừa ý, tôi mới nhận thấy thành phố Downie thật là nghèo nàn về phương diện này. Sau khi phân vân không biết nên chọn món quà nào, chọn giữa một con hươu bằng sành và một cái thẩu đựng hai con cá long nhãn, tôi nhận định rằng quà tặng cá kia có vẻ hay ho, nhiệt thành hơn. Tôi bước vào cửa hàng để hỏi giá và khi nói chuyện, tôi lại nhận ra người đứng bán hàng là Drake người cùng ở Californie với tôi trước đây và là một trong những bạn thân ngày trước.

Chúng tôi hứa gặp lại nhau vào chiều mai.

Cái thẩu đựng cá hình như đã làm cho dì tôi thích thú. Dì tôi thốt lên những tiếng ồ! ồ! a ! a! say sưa ngắm sự cử động uyển chuyển im lặng của đuôi cá. Sau đó, dì tôi để cẩn thận cái thẩu cá trên một cái dá ngay bên dá vẽ của bà.

Dần dần, nếp sinh hoạt của chúng tôi trở thành quen thuộc. Buổi mai và bắt đầu từ sau buổi trưa, dì Muriel vẽ ở phòng ăn trong lúc tôi làm việc ngoài vườn. Buổi tối, tôi thường dắt chó Teddy đi dạo một chốc, hoặc làm đôi việc lặt vặt trước khi đi ngủ.

Vào khoảng trưa của tuần thứ hai tôi ở tại nhà của dì Muriel, cây bưởi mang vào nhà đã bị héo khô. Trong bữa ăn trưa, bằng một giọng như để báo hiệu những điều không may xảy ra, dì tôi tuyên bố rằng bà bắt buộc phải quăng cày bưởi đi. Chúng tôi chiêm nghiệm trước 32 bức vẽ cây bưởi đã hoàn thành. Tôi im lặng để hòa hợp với không khí của một biến cố lớn.

Sau một chốc lâu, tôi nhẹ nhàng cầm ra một bức mà theo ý tôi có vẻ toàn vẹn, cứng cáp, sáng sũa hơn những bức khác. Tôi giả bộ nhìn rất chăm chỉ vào bức vẽ. Dì tôi bỗng nói lên rằng chính bức vẽ tôi đang cầm là bức mà bà ta thích nhất, vừa ý nhất nhưng tôi nhận ra rằng dì tôi đang suy nghĩ lung lắm. Có lẽ bà ta đang băn khoăn không biết phải tiếp tục vẽ những gì đây.

Qua mai dì tôi luống cuống đi tìm khắp nhà đề tài để vẽ. Mỗi chặp, bà lại thò đầu ra cửa sổ, nhìn ra vườn nơi tôi vun xới cây cối. Bà hỏi ý kiến tôi về vấn đề bà phải tìm kiểu mẫu nào để tiếp tục vẽ. Lúc ăn sáng, tôi nhận thấy rằng dì tôi rất chú ý đến đôi cá long nhãn trong thẩu. Nhưng lúc ấy, tôi chưa thể nào hiểu được bà ta sẽ làm gì.

Tối hôm đó, khi tôi ở nhà Drake về, dì Muriel chờ tôi ở ngay cửa để dắt tôi xuống bếp với vẻ mặt bí hiễm mà sung sướng.

Dì tôi lại bên tủ lạnh, tay nắm quả cửa tủ, miệng vừa nói:

- Dì hơi bực về công việc này lúc đầu. Nhưng kết quả thật bất ngờ.

Bà mở tủ lạnh, mò vào phía trong tủ một lúc và sè sẹ bưng ra cái thẩu đựng đôi cá. Nước đã bắt đầu đông cứng xung quanh. Tôi nhìn dì tôi một cách kinh ngạc

- Dì biết rằng cá không bao giờ nằm im và dì ước làm sao vẽ được chúng nó. Dì đã suy nghĩ rất nhiều, và dì đã tìm ra được một phương pháp một phương pháp tuyệt vời. Dì bỏ cái thẩu đựng cá vào tủ lạnh và cho máy chạy thật đều, thật mạnh. Sau vài giờ dở ra, dì đã thấy nước đông lại. Khi nước đông, dì sợ cái thẩu bể quá! Nhưng không, thẩu vẫn y nguyên. Cháu nhìn xem, nước đông thành đá trong veo!

Bà lấy một miếng giẻ chùi hơi nước đọng trên vành thẩu để tôi có thể nhìn qua gương thẩu đôi cá bị đóng chặt giữa đá lạnh trong suốt.

Bà nói tiếp:

- Bây giờ, dì có thể vẽ chúng nó, không chút khó nhọc. Giỏi ghê không cháu?

Tôi trả lời

- Giỏi ghê thật!

Khi nhận thấy có thể về phòng riêng được, tôi xin phép dì tôi đi nghĩ. Sự việc xảy ra làm tôi nôn mữa, không phải tôi muốn quan trọng hóa sự sống chết của hai con cá kia, nhưng...

Trước đây, tôi nghĩ rằng dì tôi sẽ được thích thú mà nhìn cá bơi trong thẩu nên tôi đã tìm mua tặng. Nhưng thôi, xếp câu chuyện này lại...

Qua sáng mai, khi thức giấc, tôi cảm thấy khổ sở không hiểu nguyên do vì đâu. Khi nghĩ và nhớ lại câu chuyện cá chết đông, tôi tự chế nhạo tôi là một thằng khờ. Mà tôi khờ thật! Tại sao cảm xúc về cái chết của đôi cá vô nghĩa?

Tôi huýt sáo và thanh thản đi dùng bữa trưa.

Khi ăn trưa xong, dì Muriel lấy thẩu cá ở tủ lạnh ra và bắt đầu vẽ. Tôi đi ra chỗ đựng dụng cụ làm vườn lấy ống xịt phân bón để tưới cây.

Khi nhìn nước sơn nhà dì Muriel đã phai màu và tróc đi nhiều chỗ, tôi nẩy ra một ý kiến quét lại nước sơn. Tôi tỏ bày ý kiến này với dì tôi và bà rất đồng ý. Tôi mang về một thùng sơn vừa mới mua ở tiệm và bắt đầu dàn công việc ra.

Công việc tiến hành chậm rãi. Ngày này qua ngày khác, tôi trở thành một khách hàng quen thuộc của tiệm bán sơn. Dì Muriel đã hoàn thành bức vẽ thứ tám mươi mốt về đôi cá bị đông trước khi tôi mới quét được lớp sơn thứ nhất. Tường nhà của dì Muriel quá bẩn nên cần phải quét hai nước sơn mới có thể hoàn toàn đổi mới.

Mùa xuân biến thành mùa hè. Tôi vẫn tiếp tục sơn nhà. Dì tôi vẫn tiếp tục vẽ cá. Cả hai chúng tôi đều say mê trong công việc riêng của mỗi người.

Tôi sống những ngày thật vui, Drake giới thiệu tôi với em gái của y, một thiếu nữ lộng lẫy đẹp, nhu mì mà nghịch ngợm. Chính hai tính chất mâu thuẩn nầy ở con người của Virginie, em gái Drake, đã làm tôi yêu say đắm nàng. Ngoài ba chúng tôi, còn có một cô bạn gái thứ tư nữa, và bộ tư chúng tôi đêm nào cũng đi dạo phố.

Căn phòng trước đây của tôi, cứ mỗi cuối tháng phải chạy ngược chạy xuôi để trả tiền thuê, công việc lê gót đi tìm việc làm, và sự ăn uống không giờ khắc, có bữa phải cho qua vì không có cách nào giải quyết, tất cả những hình ảnh đau xót này hình như đã chìm hẳn trong dĩ vãng.

Tôi hoàn thành công việc quét sơn nhà trước ngày mà dì Muriel tuyên bố rằng bà ta cũng hết ham thích vẽ cá nữa. Để tỏ nổi vui sướng của tôi về lời tuyên bố bất thần ấy, tôi đãi cho những cây cối trong vườn mà từ lâu nay tôi lơ là không chăm sóc, một trận tưới nước xà phòng hòa với bột nhựa thuốc.

Qua chiều mai, trong bữa ăn, Dì Muriel đưa tôi xem bức vẽ cuối cùng về đôi cá của bà. Sau đó, hai chúng tôi đều duyệt qua tất cả những bức về cá mà bà đã vẽ xong. Tôi bắt đầu khinh thường dì Muriel về những điểm sai lệch khổng lồ trên phương diện giải phẫu hội họa, và về những nguyên tắc tối thiểu trong nghệ thuật hội họa, khinh thường nhưng tôi cố gắng chịu đựng không nói ra.

Khi chúng tôi không còn biết nên bàn luận gì nữa, dì Muriel mở đầu :

- Cháu Charles à, đây là vấn đề mà dì đã tự đặt ra trong ít lâu nay. Cháu có tin rằng con Teddy sẽ là một kiểu mẫu thú vị cho những bức họa sắp đến của dì không?

Tôi liếc nhìn con vật trong lòng bà, và tôi gật đầu. Tôi nói tiếp :

- Nhưng làm sao nó nằm im cho được để mà vẽ?

Dì tôi tỏ vẻ rất suy tư.

- Dì cũng chưa biết sao đây. Nhưng dì cũng ráng tìm một phương pháp nào đó. Có lẽ dì phải cho nó ăn thêm một bữa ngay sau khi ăn trưa. Hay là...

Dì tôi trở lại trầm tư như thường xảy ra trong những phút có việc gì phải suy tính.

Sau đó một chốc, tôi đi tìm Virginie, em của Drake. Chúng tôi đã có hẹn nhau.

Tôi và Virginie ngồi trên một sân gạch, trong bóng tối: chúng tôi cầm tay nhau trong lúc gió đêm thổi nhẹ mang lại mùi hương dạ lý. Thật là một cuộc sánh đôi êm đềm và tình tứ.

Ngày mai là thứ bảy. Sau bữa ăn sáng, dì tôi bảo tôi dẫn con Teddy đi dạo, và nhắc tôi làm sao cho nó đi thật nhiều để nó mệt. Khi về, bà sẽ cho nó ăn thật nhiều. Bà hy vọng rằng sự mệt nhọc về thể xác cộng với một bữa ăn ngon no nê sẽ làm cho Teddy lịm đi và như vậy nó có thể ngủ im để bà ta vẽ.

Chúng tôi (con Teddy và tôi) vâng lệnh bà dắt nhau đi chơi. Chúng tôi đã vượt qua ít nhất hai lần tất cả những hàng trụ đèn của thành phố Downie và nếu con Teddy không mệt mà lịm đi sau khi ăn như ý muốn của dì tôi, lỗi ấy quả thật không phải do tôi vậy.

Dì tôi mở dây xích cho nó, dắt nó vào phòng nơi đây đã có dọn sẵn cho nó một bữa ăn thật tươm tất.

Teddy ăn như một con heo con. Khi ăn xong, nó nằm ngủ ngay trong phòng, một giấc ngủ say sưa. Dì tôi phải mang nó vào tận phòng ăn, để nó vào một góc phòng có ánh sáng, gần bên dá vẽ. Con chó ngủ và ngáy to quá. Khi ra khỏi phòng ăn để về phòng ngủ của tôi, tôi còn nghe rõ tiếng ngáy của Teddy.

Chúng tôi ăn trưa hôm ấy rất trễ (gần 2 giờ rưỡi chiều) Dì tôi phải tranh thủ thời gian lợi dụng triệt để giấc ngủ mê man của Teddy. Tôi chưa ăn bữa nào ngon bằng bữa ăn trưa ấy, vì quá đói. Vì thế chỉ sau khi tráng miệng một quả mận tươi, tôi mới nghĩ đến công việc vẽ của dì tôi vừa rồi. Khi để ý đến nét mặt của bà, tôi nhận thấy bà có vẻ lờ lãng và bực rọc về một việc gì.

Tôi đánh bạo hỏi ngay:

- Thưa dì công việc hội họa chắc không được như ý nguyện?

Dì tôi lắc đầu. Những hạt bông lớn đeo ở tai của dì tôi bắt đầu rung mạnh.

- Cháu Charles ơi, công việc không tiến hành đưọc. Con Teddy...

Dì tôi ngừng nói, vẻ mặt thật đau khổ.

- Con Teddy làm sao? Nó không chịu ngủ à?

Khi hỏi câu này, tôi trông đợi dì tôi bật cười hoặc tặng tôi một nụ cười mỉa cũng được. Dì tôi không cười bật, không cười mỉa mà chỉ thở mạnh, hằn học rồi dịu dàng nói :

- Ồ, không, nó ngủ chứ. Nó có ngủ. Nhưng trong giấc ngủ, nó ngáy và cử động luôn. Cháu xem... không thể nào... y như là dì phải vẽ cây bưởi trong cơn gió lốc.

- Bậy quá nhỉ! Cháu nghĩ rằng dì nên tìm một đề tài khác, một kiểu mẫu khác.

Dì tôi ngồi im lặng trong một lúc lâu. Đôi mắt của bà hình như long lanh những hạt lệ.

Dì tôi nói chậm rãi:

- Cháu ạ, dì tưởng rất cần thiết cháu ạ, rất cần thiết là chiều nay, dì phải đi phố để mua ít món cần dùng cho Teddy.

Tôi lạnh cả xương sống. Nhưng sự lo âu của tôi không kéo dài. Tôi biết rằng dì tôi đã hy sinh rất nhiều cho công việc vẽ vời này, và nghĩ rằng mặc dù con vật không làm được một mẫu vẽ lý tưởng, dì tôi vẫn không giận mà còn tỏ ra thương mến con vật.

Dì tôi vào phòng tôi trước giờ ăn tối và đưa tôi xem những món mà bà đã mua cho chó Teddy, một cái kiềng đỏ có rủng rản để đeovở cổ chó, một cái xương bằng cao su có thơm mùi sô cô la và một hộp kẹo «bí mật » gọi là «món ăn bổ» cho loài chó, theo như sự quảng cảo ghi trên nhãn hiệu dán ngoài.

Tôi nhìn dì tôi đeo kiềng vào cổ chó Teddy. Sau đó, dì tôi lấy ở hộp kẹo hai miếng kẹo màu nâu và đưa cho chó. Con Teddy nhai ngấu nghiến và thốt ra những tiếng kêu thỏa mãn vì được ăn ngon.

Một buổi mai chủ nhật, đang dạo chơi trong thành phố, tôi bỗng sực nhớ có hẹn với Drake về một cuộc đi chơi ở thôn quê với mấy cô thiếu nữ mà chúng tôi đã dự định trước đây. Cuộc gặp gỡ hẹn nhau trong buổi mai nầy, nên tôi đi ngay để khỏi thất hẹn.

Chúng tôi rất thỏa thích trong cảnh trí ở thôn quê. Drake đi sâu vào một rừng thông. Virginie giả kêu tục tục như gà mái gọi con và bỏ vào cổ áo tôi một con sâu rạm.

Trời tối hẳn khi tôi về tới nhà. Trước khi bước vào sân nhà, tôi đã nhận thấy cả đèn trên dưới đều bật sáng và hình như có chuyện gì xảy ra,

Khi vừa đến thềm, tôi nhìn thấy dì Muriel đứng dưới mái hiên, trong một dáng điệu vô cùng đau xót. Amy đứng gần bên dì tôi, cầm ở tay một chai nước suối.

Khi nhìn thấy tôi, dì tôi bập bẹ nói mấy tiếng:

- Con Teddy... Charles, cháu ơi! Con Teddy... Tôi chạy lại và đưa tay đỡ dì tôi. Bà xịu ngay xuống đôi tay tôi và nức nở khóc. Những hạt lệ rơi lã chã qua làn phấn dày trên đôi má bà rồi bò dần xuống tới cổ.

Bà rên

- Con Teddy. Ồ! Charles cháu ơi! Nó chết rồi...

Không hiểu vì sao tôi như đã đón trước được cái tin nầy. Tuy thế, tôi vẫn hỏi lớn :

- Việc gì đã xảy đến cho nó?

- Dì để cho nó chạy ra sân, cách đây độ chừng ba tiếng đồng hồ. Nó ở ngoài sân rất lâu. Cuối cùng dì phải đi tìm nó. Dì gọi nó cùng khắp nơi. Mãi đến sau, dì tìm gặp nó dưới gốc cây sơn lựu hoa. Nó bị bệnh nặng lắm. Tức thì, dì cho đi gọi ngay bác sĩ. Nhưng khi bác sĩ đến, con Teddy đã... đã chết rồi. Hình như có một kẻ nào đã suốt nó.

Dì tôi lại tấm tức khóc nữa.

Tôi vuốt ve đôi vai của bà và thì thầm những lời an ủi nhưng tâm trí hiện đang bận rộn vô cùng. Ai có thể làm việc nầy?

Một kẻ láng giềng? Teddy là một con vật hiền lành và im lặng, nhưng đôi khi nó cũng có sũa và cũng có nhiều người không thích chó.

- Bác sĩ Jones rất tốt và rất dễ dãi, Bác sĩ đã may con Teddy trong một cái bao bố. Bác sĩ có biết một người chuyên độn rơm những con vật chết.

- Độn rơm? Tôi cảm nghe mồ hôi đổ xuống trán và khắp châu thân. Tự nhiên tôi rút khăn lau và trao khăn cho dì tôi. Dì tôi cầm chiếc khăn và bắt đầu lau đôi mắt ướt.

Bà vừa nói vừa hỉ mũi vào khăn:

- Thật là một niềm an ủi lớn đối với dì khi nghĩ rằng ngày cuối cùng của Teddy là ngày vui thích nhất của nó.

Tôi đưa dì vào phòng và rót cho dì một tách thuốc an thần. Khi dì tôi uống thuốc, tôi đứng canh, nhỏ nhẹ nói chuyện để an ủi bà, vừa nâng niu đôi tay của dì tôi. Khi nhận thấy bà đã trở lại hoàn toàn yên tỉnh và giấc ngủ sắp đến, tôi mới bước ra khỏi phòng và về phòng riêng của tôi.

Tôi nằm ngửa ở giường, nhìn chăm chăm những vết bụi dính trên trần nhà, quả tim tôi đập mạnh và không đều. Tôi mò vào túi quần, rút ra bao thuốc và bắt đầu châm hút.

Tôi hút liên tiếp, châm điếu nầy đến điếu khác. Bao thuốc đã hết sạch mà tôi vẫn nằm nguyên một chỗ. Tôi vẫn nhìn trần nhà và không muốn, suy nghĩ gì hết. Tôi cố gắng một cách hoàn toàn vô ý thức ngăn cấm những tư tưởng ngờ vực hiện lên trong tâm trí. Tôi không dám đi sâu vào sự suy nghiệm. Vào nửa đêm, tôi thay áo quần và cố gắng tìm giấc ngủ.

Qua mai, tôi cảm thấy bần thần. Tuy có ngủ được nhưng giấc ngủ không mang lại sự khoẻ khoắn bình thường của tôi. Dì Muriel bước vào phòng ăn sau tôi, đôi mắt bà đỏ ngầu. Tôi chào dì tôi và bước ra vườn.

Trời âm u và nặng nề. Tôi cảm thấy uễ oải chẳng muốn làm gì cả. Tôi gỡ đôi cái chốc ở hàng cây mẫu đơn, chặt dọn đôi nhánh cây và cuối cùng, tôi cảm thấy thích hơn là đi sửa dọn những cây anh đào Nhật Bản. Công việc này đáng lẽ phải xúc tiến từ lâu. Khi sửa dọn xong, tôi đi vào chỗ để dụng cụ làm vườn để lấy dầu «lanh » (lin) và thuốc dán phân trâu trộn bùn. Những cây anh đào bị nhiều vết thương ở thân cần phải được chăm sóc kỹ càng, bằng thuốc dán nầy.

Khi đang tìm dầu «lanh», tôi bắt gặp lọ thuốc để ngay góc kệ, một lọ thạch tín. Nhãn lọ vẽ một sọ người và đôi xương quyền tréo nhau, hình vẽ ta thường thấy dán trên loại các loại thuốc độc hiểm nghèo. Tôi mở lọ thuốc ra, một phần của bề cao thuốc đã mất.

Tôi nghĩ «Trước đây và từ lâu rồi, lọ thuốc này cũng đã có đây rồi. Tôi không dám tin rằng trước kia nó không có đây. Tôi bám víu vào một ý nghĩ: ta chỉ phỏng đoán thôi không có gì là chắc chắn cả.

Tôi không còn nhớ tôi đã làm gì những giờ sau đó. Có lẽ tôi đã làm lăng nhăng đôi công việc bậy bạ để cố quên đừng suy nghĩ nữa và trông cho đến giờ ăn trưa. Dì Muriel gọi tôi, hỏi tôi không biết đói sao, tôi trả lời rằng không.

Tôi đoán chừng bà ta đang ngắm suốt ngày cái thùng dùng để đặt thi hài con Teddy.

Sau đó, tôi tìm lại được sự bình thản, tỉnh táo của tâm hồn. Vài ngày sau, khi người ta mang con Teddy ở nhà bác học về, tôi đẩy lui tất cả những tư tưởng hắc ám nghi ngờ vô lý của tôi. Sự suy nghiệm phản ứng trước đây của tôi bắt đầu trở thành vô nghĩa, buồn cười đồng thời cũng không thể giảng giải được một việc gì. Đến khi dì Muriel cầm bút vẽ một loạt hình vô tận về con vật bị độn rơm ấy, tôi cũng không cảm thấy một chút khó chịu nào. Nếu có ai muốn chất vấn tôi về vấn đề nầy, tôi sẽ trả lời rằng công việc dì tôi làm có gì đâu mà thắc mắc khó hiễu. Dì tôi muốn vẽ con vật mà bà ta thương mến quá sức. Chỉ có thế thôi.

Trong lúc dì tôi vẽ đi vẽ lại mãi con Teddy, tôi bắt đầu lợp lại mái nhà. Công việc lợp nhà này thật là khó nhọc vì kiến trúc nhà dì tôi làm theo lối xưa, mái có ngách, có vòm rất khó lợp. Mùa hè lại sắp sang thu rồi. Dì Muriel buộc tôi nghỉ ngơi bớt, nhưng tôi không thể nào ngồi yên không làm gì.

Sau khi lợp xong mái, tôi quyết định dựng một cái chòi để xếp vào đó những loại ván bỏ và cây khô. Đêm nào, tôi và Virginie cũng gặp nhau, tôi tự nói với tôi rằng cuộc sống vẫn bình thản như tự bao giờ.

Tôi nhận thấy người tôi ốm và sút cân và tự cho rằng cũng do tôi hút nhiều thuốc lá quá.

Vào cuối tháng 8, trong một đêm nóng bức, dì tôi soạn ra ở một cái giỏ những bức họa về Teddy và tôi cùng nhìn xem với bà.

Khi chúng tôi xem đến bức họa cuối cùng, dì tôi nói:

- Dì nghĩ rằng dì còn phải đi tìm một mẫu khác.

Dì tôi có vẻ buồn buồn khi nói câu trên.

Tôi gật đầu đáp lại rất nhỏ «Phải» và mong dì tôi đừng tiếp tục nói nữa.

Tôi đã thành công trong việc xua đuổi mọi ngờ vực nhưng không hiểu sao khi nghe bà đề cập đến vấn đề kiểu mẩu mới, tôi cảm thấy trong người như nôn nao sao ấy,

Sau một phút im lặng, bà nỏi tiếp

- Charles (dì tôi có vẻ đau khổ hơn bao giờ hết) cháu đã làm cho một gái già như dì sung sướng, Con Virginie mà cháu thường gặp, cháu có yêu thật tình nó không?

- Ơ... Ơ... Ơ cháu yêu.

- Vậy thì được. Dì cũng đã nghĩ kỹ rồi. Dì cũng chưa hiểu rõ công việc này nó có sẽ làm cho cháu thỏa mãn không... dì định cho cháu một số tiền để dựng nên một chỗ ương hoa và cây ở ngay tại Downie đây. Dì nhận thấy cháu có năng khiếu đặc biệt về nghề nầy. Dì biết rằng công việc này mà tiến hành được thì dì sẽ mất cháu, không còn được sống gần bên cháu. Nhưng nếu cháu thực lòng muốn như vậy, dì sẽ giúp cháu, dì muốn cháu được sung sướng với Virginie mà cháu yêu.

Dì tôi nghẹn lời và không tiếp tục nói được nữa.

Dì tôi đáng mến, đáng kính, đáng yêu làm sao! Tôi đứng dậy đi vòng quanh bàn đến ôm dì tôi. Tôi nói với dì tôi rằng sự xếp đặt của dì tôi, sự lo lắng của dì tôi về tương lai tôi đã làm cho tôi sung sướng không thể nói ra hết. Tôi đã ao ước thực hiện công việc mà dì tôi vừa trình bày. Xây dựng được sự nghiệp, làm một nghề mà mình thích và còn được Virginie làm vợ! Dì tôi quả là một bà tiên giáng trần để xây đắp hạnh phúc cho chúng tôi.

Dì tôi và tôi bàn đến chương trình ương hoa: địa điểm, giống, quảng cáo, bao nhiêu công việc đã hấp dẫn tôi đến say mê. Dì Muriel hình như cũng cảm thấy vui thích khi nghe tôi cao hứng thảo luận sự xúc tiến về nghề ương hoa.

Khi tôi lên phòng ngủ, tôi cảm thấy hứng thú đến mức không thể nào ngủ được. Tôi huýt gió khi thay đồ. Tôi mơ tưởng về cuộc sống tương lai. Sau đó, tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Vào khoảng ba giờ sáng, tôi thức giấc, tâm tưởng đầy cả một sự tin chắc không thể lay chuyển. Tất cả những sự gì mà tôi ngờ vực, tất cả những sự gì mà trước đây tôi cố quên đi, tất cả đã biến thành hình rõ rệt và đã trở thành, trong lúc tôi ngủ, một sự thật hiển nhiên không thể chối cãi.

Dì Muriel sắp giết tôi.

Bà sẽ hối hận và đau xót để mà bỏ thuốc độc vào đồ ăn hoặc thức uống để đầu độc tôi. Bà sẽ hối hận và đau xót theo dõi sự chết dần của tôi. Đôi mắt bà sẽ đẫm lệ. Bà sẽ chờ đợi bác sĩ và cho rằng bác sĩ đến trễ quả. Và bà sẽ vô cùng khổ sở. Khi tôi chết rồi, bà sẽ nhờ một kẻ ướp thủy vào bậc nhất của thành phố Downie đứng ra ướp cho thi hài tôi tươi tắn.

Suốt một tuần lễ sau khi vẽ tôi suốt 18 tiếng đồng hồ trong một ngày, bà sẽ chôn tôi xuống đất. Luôn luôn với sự hối hận thương mến trong lòng. Nhưng sự hối hận kia được dịu bớt vì bà nghĩ rằng những ngày cuối cùng của tôi trên quả đất này là những ngày sung sướng nhất của đời tôi. Công việc về vườn ương hoa và cuộc hôn nhân của tôi với Virginie Drake đối với tôi cũng giống như cái kiềng rủng rản và miếng xương thơm mùi sô cô la đối với Teddy vậy.

Tôi còn nghiền ngẫm thêm để xác định sự suy đoán của tôi. Không thể nào sai được. Nhưng còn một điểm trong sự suy nghiệm cần phải được chứng minh.

Tôi mang vào người áo ngủ, đi trên ngón chân qua hiên nhà rồi ra vườn. Tôi tìm đến chỗ chứa dụng cụ làm vườn. Tôi quẹt diêm soi, soi cho đến chỗ mà tôi đã tìm thấy lọ đựng thuốc độc. Lọ thạch tín đã biến mất.

Khi trở lại phòng, tôi mặc ngay áo quần, xếp tất cả đồ đạc vào va li và chuồn thoát theo lối cổ điển, nghĩa là tôi cột va li và chăn mền, dùng dậy thừng thả xuống đất trước. Tôi tuột xuống sau bằng ống xối. Tôi đi chuyến tàu 5 giờ sáng để về lại thành phố trước kia của tôi.

Tôi không nghe ai bàn tán gì về dì Muriel của tôi cả. Khi tôi ở Los Angeles, tôi gửi cho Virginie đôi tấm thiếp nhưng không cho nàng biết địa chỉ của tôi, chỉ có mục đích cho nàng biết rằng tôi không quên nàng. Sau một thời gian, tôi tìm được việc làm và gặp được một cô gái mỹ miều. Dàn dà chúng tôi đính hôn và cùng nhau xây dựng cuộc đời.

Nhưng tôi đã mất rất nhiều để muốn biết được một việc: Dì Muriel của tôi còn tiếp tục vẽ những gì trong thời gian sau nầy?

MARGARET St CLAIR