Ngón Tay Mình Còn Thơm Mùi Oải Hương

gón tay mình còn thơm mùi oải hương...

Docsach24.com

huyến đi Thuỵ Sĩ lần thứ ba vào tháng 5-2006 cũng là chuyến đi châu Âu cuối cùng của tôi trước khi cuốn sách này ra đời. Tôi không màng đi dạo Banhhofstrasse, hồ Zurich hay khu phố cổ như những lần trước mà nằm lăn quay ra ngủ không biết trời đất sau những giờ bay mệt nhọc.

Trong khi tôi ngủ li bì trong những cơn gió tháng năm tươi tắn và mát dịu thổi lùa qua những tàn lá li ti xanh mượt nghiêng vào ban công phòng, Daniel tình nguyện dẫn Alastair đi dạo quanh Zurich. Alastair cũng vừa bay từ Anh sang để gặp tôi và cả ba chúng tôi ở chung căn phòng nhỏ xíu của Daniel trong một căn hộ sinh viên yên tĩnh. Vài tiếng đồng hồ sau, hai người về kêu tôi dậy ăn trưa với kebab (°) mới mua. Trong khi hai anh chàng bắt ghế ngồi ăn cạnh bên, tôi ngồi nguyên trên giường vừa nhai kabab vừa uống nước, giống như một bệnh nhân được hai người đi thăm bệnh mua đồ ăn cho. Ăn xong, Aly hào hứng khoe thành phố đẹp lắm rồi rủ tôi đi chung, nhưng tôi xua tay rồi nằm lăn quay ra ngủ tiếp.

Sau giấc ngủ dài, tôi theo hai "chiến hữu" đi bộ ra khu phố cổ gần nhà, một trong những nơi tôi thích nhất Zurich. Phố cổ Zurich là một điển hình của châu Âu tươi đẹp mà những ai có truyền hình cáp thường trầm trồ mỗi khi xem kênh Discovery Travel & Living, với những con đương lát đá cuội hẹp quanh co, hai bên là nhà cổ duyên dáng treo cờ Thuỵ Sĩ chữ thập trắng trên nền đỏ, bay lất phất trong cơn mưa phùn rây rây. Rất nhiều nhà ở đây được sơn những gam màu pastel - vàng, hồng nhạt, xanh da trời tươi tắn nhưng không sặc sỡ với nhiều ô cửa sổ be bé trồng hoa phong lữ. Mọi thứ ở đây đều hài hoà một cách khó tin, đến cả chiếc xe tải nhỏ chuyên giao thức ăn đang đậu cnahj hà hàng cũng được sơn vàng và vẽ những hình tròn đủ kích cỡ màu nâu làm ta liên tưởng đến phô mai Thuỵ Sĩ, không biết vô tình hay cố ý cũng thật hợp với những ngôi nhà ở đây. Những bục ximăng tròn làm ghế  đặt giữa quảng trường luôn đông người ngồi trong cái nắng cuối xuân ngòn ngọt, nghỉ chân sau khi mua sắm ở những cửa hàng nhỏ xíu kê những chiếc bàn đặt rổ mây đựng trái cây tươi hay những đồ trang trí cũng nhỏ xíu bên ngoài vỉa hè.

Lần nào đến đây, tôi cũng không khoit "A" lên khi gặp lại "cố nhân". Một chí bò bằng đá sơn màu xanh lơ nhạt có gương mặt rất sưng sỉa, cổ đeo chuông đồng đứng gác hai chân trước lên ban công thấp của nhà hang Bếp Thuỵ Sĩ (Swiss Chuchi). Sẵn đây, chữ Chuchi là một điển hình của việc tiếng Đức của người Thuỵ Sĩ (Swiss German) khác với tiếng Đức của người Đức đến mức nào. Để kiểm tra xem bạn có thật sự biết Swiss German hay không, dân địa phương thường đố bạn đọc được chữ Chuchichaschtli nghĩa là "tủ trong bếp" (trong khi tiếng Đức chính thống phải là Kuchekasten). Lần nào tôi cũng thành công và được người ở đây tròn mắt thán phục vì chữ "ch" ở đây được đọc bằng âm tương tự âm "kh" trong tiếng Việt không phải ai cũng đọc được. Ngoài chú bò làm tôi nhớ những cánh đồng xứ Alps xanh bạt ngàn nở hoa vàng hoa trắng li ti có những đàn bò đeo lục lạc gặm cỏ thật êm đềm, nhà hàng Bếp Thuỵ Sĩ còn có một điểm ấn tượng nữa là bộ bàn ghế sơn đủ màu kê xen kẽ vào nhau thật vuimawt bên ngoài. Tên nhà hàng và logo có mình một nồi phô mai vàng ươm, khiến ai cũng liên tưởng ngay đến fondue, món lẩu truyền thống với rất nhiều phô mai từ vùng nói tiếng Pháp Neuchatel miền Tây Thuỵ Sĩ, nấu với trứng và bơ, thêm ít rượu anh đào và vang trắng. Người ăn ngồi quây quần bên nồi lẩu phô mai sôi lục bục, xiên bánh mì mềm vào que dài nhúng vào thứ nước đặc quánh béo ngậy ăn ngon lành.

Aly khều tôi: "Ê, sao Thuỵ Sĩ là nước trung lập mà nãy giờ thấy cảnh sát quá trời luôn? Lúc sáng ở nhà ga cũng vậy". Nhìn quanh thấy mấy anh chàng và cô nàng cảnh sát mặc đồng phục đang bước chầm chậm trong khu phố cổ, tôi ra vẻ kẻ cả (dù gì đây cũng là lần đến Zurich đầu tiên của Aly): "Nước trung lập đâu có nghĩa là không có cảnh sát? Thuỵ Sĩ không bao giờ có chiến tranh, nhưng quân đội họ rất mạnh. Không thấy con dao đa năng mình hau dùng được gọi là dao quân đội Thuỵ Sĩ (Swiss army knife) à?" - Daniel gật đầu xác nhận: "Đùng rồi, ở đây có một câu nói: "Thuỵ Sĩ không có quân đội, bản thân Thuỵ Sĩ là một quân đội". Nhìn mấy ngọn núi tuyết phủ kia bình yên vậy chứ toàn là pháo đài giấu trên đó, còn đồng cỏ bạt ngàn êm đềm cũng giấu bên dưới nhiều đường băng cho máy bay quân dụng mà mình không thấy thôi".

Binh lính của Thuỵ Sĩ được gọi là "chiến binh sôcôla" như trong một bài báo của một cô phóng viên sách du lịch Fodors. Một phần chocolate là đặc sẳn của đất nước xinh đẹp này, một phần do binh lính ở đây được huấn luyện nhưng không bao giờ có dịp chiến đấu. Ngay cả trong chiến tranh thế giời thứ hai khi cả châu Âu loạn lạc, Thuỵ Sĩ không theo phe nào nhưng quân phát xít cũng như quân đồng minh không ai động đến lãnh thổ xứ Alps nhỏ bé diện tích chỉ bằng 1/8 Việt Nam. Tôi thích ví Thuỵ Sĩ như một con nhím, rất hiền lành không tấn công ai những vẫn luôn sẵn sàng đáp trả nếu có ai tấn công mình.

Vừa đi vừa mải suy nghĩ, tôi không nhận ra mình đã băng qua Schipfe, một trong những góc xưa nhất thành phố, đã có từ trước thới Trung cổ và từng là trung tâm ngành công nghiệp lụa Thuỵ Sĩ. Giữa một nơi hiện đại và tấp nập như Zurich, thật sảng khoái khi được dạo quanh góc phố mang đạm chất bôhêmiêng với những shop đồ thủ công xinh xẻo và lãng mạn nghiêng bóng xuống dòng sông Limmat xanh màu ngọc lục bảo. Chúng tôi đi ngang mái vòm cầu, bước ra lại những con đường nhộn nhịp. Daniel cắt ngang nguồn suy nghĩ của tôi: "CÓ nhớ nhà hàng này không?". Làm sao không nhớ được khi cách đây chưa đầy hai năm tôi đã được tổ chức sinh nhật lần thứ 23 bất ngờ ở đây, một buổi tối cuối tháng 7 ấm áp và đầy sao. Đó là ngày cuối cùng khoá học quốc tế về môi trường và phát triển bền vững ở Braunwald, cả khoá lên Zurich ăn bữa tối chuẩn bị hôm sau ai về nước nấy. Tôi đang vừa ăn vừa buồn rầu nhìn thành phố lần cuối cùng thì giật nảy mình vì đội ngũ phục vụ bàn đang vừa hát một cách nồng nhiệt vừa bưng bánh kem có cả nến ra đứng bên bàn tôi từ lúc nào. Lần duy nhất sinh nhật tôi có người phục vụ cầm bánh trong khay ra hát Happy birthday ấy là "tác phẩm" của Karin, cô gái người Zurich tóc xoăn tít có gương mặt vui vẻ trong ban tổ chức chương trình học của chúng tôi năm đó.

Hai ngọn tháp tròn của nhà thờ Grossmunter đã hiện ra trước mắt. Huyền thoại kể rằng Charlemagne cho xây nhà thờ này ngay tại nơi tìm thấy mộ của hai vị thánh tử vì đạo của thành phố. Tôi hào hứng rủ hai anh chàng trèo lên đỉnh tháp chơi ngắm toàn cảnh Zurich. Chỉ với hai franc mỗi người, bạn sẽ có được những phút giây thư giãn tuyệt đối trên đỉnh thành phố, nhìn hồ Zurich nước trong như lọc với những con thuyền thuôn dài rẽ nước bơi. Thành phố được quy hoạch tuyệt vời, với những mái nhà màu nâu xinh xắn như trong truyện cổ tích xen lẫn cây cối xanh um. Phía xa, rặng núi Alps quanh năm tuyết phủ trắng xoá nổi bật trên nền trời xanh biếc, nhấp nhô những ngôi nhà nhỏ trên thung lũng nhìn xuống bao la. Trông nhỏ nhắn, giản dị vậy thôi, chứ rất nhiều khả năng đó là ngôi nhà của các triệu phú qua Thuỵ Sĩ rửa tiền.

Nhắc đến chuyện xài tiền, tôi quên không tả cho bạn nghe con đường Bahnhofstrasse hào nhoáng và xa hoa với những cửa hiệu thời trang sang trọng. Ở đó người ta thản nhiên bước vào rút thẻ tín dụng ra mua một chiếc đồng hồ Rolex trị giá vào trăm ngàn Swiss franc như ta đi mua một cây kem. Tiếng Anh có câu "Đường phố được lát bằng vàng" (The streets are paved with gold) với nghĩa bóng chỉ những nơi dễ kiếm ra tiền. Những ở đây, câu nói đó gần đúng nghĩa đen vì phía bên dười con đương Bahnhofstrasse là những hầm vàng nặng trĩu vàng đúc, vàng thỏi, vàng lá... của hệ thống ngân hàng Thuỵ Sĩ. Vì vậy khi bước trên Bahnhofstrasse bạn xem như đang bước trên đống vàng. Đất nước nhỏ bé này có trữ lượng vàng nhiều nhất thế giới, với ngành dịch vụ ngân hàng nổi tiếng khắp hành tinh. Gần như toàn bộ những ngân hàng lớn đều có mặt ở Zurich. Lấy ví dụ một ngân hàng UBS thôi ( tôi nhắc đến UBS - United Bank of Switzerland - vì đây là một trong nhà tài trợ lớn nhất cho chương trình hội nghị tôi tham gia năm nay) đã có tài sản trị giá 600 tỉ đô la, bằng GDP của cả nước Thuỵ Sĩ. Lần đầu tiên đến đây, lòng tôi còn phơi phới chẳng thèm để ý dưới chân mình là vàng, chỉ thích thú nhìn những cửa hảng bán hoa tươi rất có duyên trên con phố, say sưa ngắm những chậu hoa xứ lạnh lạ lẫm đặt trên vỉa hè lốm đốm nắng lọc qua tàn lá xanh. Từ ngày ấy đến này không biết có phải do mấy năm đi làm lo lắng cơm áo gạo tiền hay do đã quen nhìn hoa xứ lạnh, đến Zurich tôi không buồn nhìn những bông hoa tươi thắm nữa mà chăm chăm nhìn xuống dưới chân mình ao ước có được một phần số vàng bên dưới đó. Vậy ra thành phố không thay đổi chút nào, chỉ có tôi là thay đổi.

Mặc dù diện tích lớn nhất nước những Zurich vẫn chỉ là một thành phố nhỏ bé với mọi con đường gần như đều dẫn về hồ Zurich có những cây thích (maple trê) cao lớn tán tròn như được Mẹ Thiên nhiên cắt tỉa cẩn thận, rợp bóng khoảng sân đá sạch như li như lau. Hôm ấy là một ngày nắng ấm, chúng tôi nghỉ chân, ăn xúc xích mới nướng thơm phức kẹp bánh mì giòn trên những bậc thềm ximăng cạnh hồ. Đàn thiên nga trắng muốt yêu điệu bơi xung quanh những chú vịt trời cổ xanh biếc rẽ nước lười biếng. Tôi bẻ một ít vụn bánh mì ném xuống nước, tức thì lũ thiên nga không còn duyên dáng điệu đà mà xô lại đớp bánh trông rất "phàm phu", không có vẻ gì là những cô hoa khôi hồ Zurich nữa.

Chiếc đồng hồ Thuỵ Sĩ to gấp mấy lần người thật trên thảm cỏ trồng hoa sặc sỡ bên hồ đã chỉ 3g chiều. Tôi ngồi bệt ra bãi cỏ êm mượt ven hồ nhìn ra phía xa xa, nơi vòi phun nước như dải lụa mềm mại rũ xuống hồ, thỉnh thoảng lại ánh lên bảy sắc cầu vồng. Tự nhiên tôi nhớ lần đầu tiền ra thẳng hồ Zurich khi vừa đến sân bay. Lúc ấy mặt tôi ủ dột vì vừa bị lạc ở "ma trận" CharlesDe Gaulle ở Pháp, phải chờ chuyến sau hết mấy tiếng đồng hồ. Những đứa trẻ địa phương theo cô giáo ra đây chơi, vừa ăn kem vừa nhìn tôi, rụt rè nói "Hello, Hello" rồi cười khúc khích nấp sau lưng nhau. Những đứa trẻ ấy bây giờ chắc đã thành thiếu niên, có nhớ chũng đã làm cô gái chấu Á mệt mỏi đứng tựa lưng trên lan can hồ Zurich mỉm cười vì sự hồn nhiên đáng yêu của chúng?

Ngày cuối cùng của chúng tôi ở đây, Daniel phải đi làm nên chỉ có Aly và tôi lang thanh ra khu phố cổ sáng sớm đầu tuần im vắng. Chúng tôi dừng lại ở một shop nhỏ bán hoa, có một xô đầy hoa oải hương tim tím đặt bên ngoài, đứng ngắm rồi kê mũi vào hoa hít hà. Bà chủ đang lúi húi dọn hàng ra, ngừng tay cười và giải thích phải lấy tay xát nhẹ tren hoa rồi ngửi mới thấy thơm. Chúng tôi làm theo và thấy quả thật hoa tươi toả mùi hương nhẹ nhàng rất dễ chịu.

Tôi chia tay Zurich cũng thật nhẹ nhàng và dễ chịu. Lần đến đầu tiên cách đây đúng ba năm, thành phố đón tôi bên ngoài sân bay bằng tấm bảng quảng cáo to tướng "Trông bạn thật tuyệt, bạn mới bay hãng hàng không Thuỵ Sĩ đúng không?" (Yoi look great! Did you fly Swiss?) Tôi nhìn lại mình sau mười mấy tiếng đồng hồ bay "đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long lên sòng sọc" (2), nghĩ bụng lần sau nhất quyết phải bay hàng không Thuỵ Sĩ cho bằng được, không bay hãng nào khác nữa. (Bạn thấy chưa, dân làm marketing như tôi cũng bị quảng cáo dụ như thường). Lần đi cuối cùng này, thành phố tạm biệt tôi bằng cơn mưa phùn lất phất khi chúng tôi tay xach nách mang băng qua những con đường xe điện ngang dọc rồi tạm biệt nhau ở nhà ga trung tâm.

Tôi ngồi chống cằm trên tàu, nhìn non xanh nước biếc Zurich lùi lại phía sau. Trước mắt tôi dần hiện ra những cánh đồng ngoại thành có đàn bò đen trắng đeo chuông leng keng nhìn con tàu xé gió lao vun vút. Tự nhiên nghe xung quanh thoang thoảng một mùi hương quen quen, theo phản xạ tôi đưa tay lên mũi. Thì ra từ sáng sớm đến chiều, ngón tay mình còn thơm mùi oải hương...

(1) kebab: món ăn Thổ Nhĩ Kỳ gồm bánh mì kẹp thịt nướng và rau, rất phổ biến ở châu Âu.

(2) Trích "Lão Hạc" của Nam Cao.