Ngón Tay Mình Còn Thơm Mùi Oải Hương

Barcelona, Barcelona…

Docsach24.com

ôi mượn lời bài hát thật hội hè tại Olympic Barcelona 1992 này làm tực bài viết về thành phố Tây Ban Nha bên bờ Địa Trung Hải, nổi tiếng với kiến trúc Gaudi, đàn guitar, rượu sangria và những vũ điệu nóng bỏng như một mùa hè Nam Mỹ.

 Trong một chương trình TV tôi mới được xem, dân châu Âu xếp Barcelona đứng đầu 10 thành phố đẹp và dễ sống nhất thế giới, trên cả những đối thủ nặng ký Paris lãng mạn, London kiêu hãnh, Amsterdam tự do thoải mái, New York “cosmopolitan” hội tụ dân thập phương tứ xứ, Venice đẹp như tranh… Cũng dễ hiểu thôi, đối với những nước châu Âu quanh năm lạnh lẽo, được hơn hai tháng hè nắng ấm rồi lại về với những cơn gió lạnh, sương mù và mưa phùn, Barcelona – vừa là trung tâm tài chính kinh tế quốc gia, vừa được thiên nhiên ưu đãi bờ biển cát mịn trải dài và những tia nắng ấm áp gần như quanh năm – quả là thiên đường.

Barcelona luôn được xem như một thành phố đầy tham vọng và hiện đại. Luôn làm mới mình và sẵn sàng đón nhận những điều lạ, thủ phủ xứ Catalan bắt đầu nổi lên như một “hiện tượng” trên thế giới từ năm 1987, khi chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế thông báo thông báo thành phố chủ nhà Olympic 1992. Từ đó, Barcelona vượt qua cái bóng của thủ đô Madrid và 40 năm đế chế Franco để trở thành một trong những thành phố năng động nhất châu Âu.

Bị trễ chuyến bay của RyanAir nên tôi phải bay đến Reus, cách Lloret de Mar nơi tôi hẹn với Daniel hơn 200 cây số. Xe buýt của hãng hàng không chở chúng tôi từ sân bay Reus đến Barcelona đã nửa đêm. Tôi xách hành lí chạy thục mạng vào nhà ga trung tâm Barcelona những sau một hồi vừa thở hổn hển vừa chạy khắp ga, tôi thất vọng khi biết chuyến tàu cuối cùng về Lloret de Mar đã rời ga cách đó không lâu.

Tôi ngán ngẩm ngồi phịch xuống băng ghế dài. Đã sắp 12g khuya những bên trong nhà ga vẫn còn nhiều người lên xuống qua lại. Mầy ông taxi tới hỏi tôi đi đâu và ra giá 120 euro sau khi biết nơi tôi muốn đi. Ban nãy bị trễ chuyến bay tôi đã phải đóng mấy chục bảng Anh, bây giờ thêm chừng này tiền taxi nữa tiền đâu đi chơi. Thế là tôi lắc đầu từ chối rồi nhìn quanh quất xung quanh, chợt nảy ra ý định ngủ lại luôn trong sân ga chờ chuyến tàu sớm nhất vào 5g sáng mai, cũng không còn bao lâu nữa.

Một anh chàng gốc châu Á trạc tuổi tôi vừa bước ra từ chuyến tàu đêm, mang trên vai một túi xách du lịch to tướng ghé vào quầy bán hàng trước chỗ tôi ngồi. Anh có vẻ là người địa phương vì phong thái tự tin và nới tiếng Tây Ban Nha rất rành, trông mặt mũi cũng hiền lành thân thiện nên tôi lân la lại hỏi: “Hình như anh là người ở đây? Cho tôi hỏi khuya ở nhà ga này có an toàn không?”. “Đúng rồi, nhà tôi ơ gần đây, nhưng sao bạn hỏi vậy? Bạn định ở lại đây chờ chuyến sáng mai hả?”. Tôi gật đầu, anh quay sang hỏi những người bán hàng bắng tiếng địa phương rồi quay lại bảo tôi: “Họ nói nửa tiếng nữa ở đây sẽ đóng hết cửa lại, bên ngoài không vào được. Khuya cũng có bảo vệ trực, vậy chắc không đến nỗi nguy hiểm đến tính mạng, chỉ sợ bạn ngủ quên có kẻ xấu lấy cắp đồ thôi”.

Tôi cảm ơn anh rồi ngồi xuống suy nghĩ. Những tác giả về du lịch tôi yêu thích có kể lại những hoàn cảnh còn tệ hại hơn. Chẳng hạn tác giả Bill Bryson thời còn sinh viên qua Anh lúc khuya lơ khuya lắc, chỉ những khách sạn hạng sang còn mở cửa. Không đủ tiền anh chàng đành phải ngủ ngoài đường, lôi hết quần áo khăn lông trong vali ra quấn lên người nằm co ro bên ngoài chống lại cái lạnh về khuya như cắt da cắt thịt. Ở đây được ngủ bên trong còn tốt chán. Nghĩ vậy, tôi quyết định sẽ ở lại ga tối nay.

Anh bạn kia vẫn đứng tần ngần, bảo:

Sao tôi cũng ngại cho bạn quá! Hay bạn đi ra khách sạn bên này nè!

À, tôi là sinh viên, khách sạn gần ga mắc lắm, với lại chỉ vài tiếng nữa đến chuyến tàu sáng, không sao đâu.

Anh ngẫm nghĩ một chút:

Nếu bạn không ngại có thể về nhà toi. Bữa nay chỉ có một đứa bạn nữa ở nhà, tôi cũng đi vắng mấy ngày nay, về Madrid thăm ba mẹ mới lên lại. Bạn tôi vui vẻ mến khách lắm. Nhưng tùy bạn thôi.

Bất ngờ trước lời mời, tôi bật cười rồi đưa mắt quan sát anh. Anh trạc tuổi tôi, trông khá thật thà và đáng tin cậy (Những năm tháng sống xa nhà từ khi còn nhỏ xíu học cấp I đã dạy tôi cách nhìn người khá tốt). Tôi suy nghĩ hồi lâu rồi quyết định gật đầu đồng ý. Anh cười mừng rỡ “Ừ thôi về nhà nhé, sao nhìn ga này thấy cũng… ớn ớn”.

Francesco, tên anh bạn mới quen, xách hộ giỏ đồ của tôi rồi chúng tôi đi bộ ra ngoài. Barcelona đón tôi lúc nửa đêm bằng những con phố ấm áp cới hàng cọ xanh um chính giữa đại lộ, thỉnh thoảng có những cơn gió hiu hiu như Sài Gòn những đêm cuối năm. Trời nóng những không ẩm nên rất dễ chịu. Tôi ngửa mặt nhìn những ngôi sao thưa thớt trên trời đêm “Chào Barcelona”.

Trên đường đi, tôi hỏi anh người châu Á gốc nước nào, anh bảo: “À, quê tôi ở xa lắm chắc bạn không biết đâu”. Tôi gật đầu: “Biết, biết, tôi cũng rành địa lý lắm”. Fran nói: “Tôi người gốc Việt Nam, bạn biết Việt Nam không?”. Vừa bất ngờ vừa mừng rỡ, tôi chuyển sang nói tiếng Việt ngay lập tức: “A, mình cũng người Việt nè”. Thấy anh có vẻ không hiểu, tôi nói lại câu đó bằng tiếng Anh, rồi hỏi: “Bộ anh không nói được tiếng Viết hả?”. Anh lắc đầu: “Tôi sinh ra ở đây, cũng muốn học tiếng Việt nhưng không nói được, chắc tại ba mẹ sống ở Madrid còn tôi ở Barcelona từ nhỏ. Với lại mỗi lần nhắc tới Việt Nam mẹ tôi khóc hoài nên tôi chán lắm”. Tôi thôi không hỏi nữa, một phần cũng vì chúng tôi đã đứng trước cửa nhà anh.

Anh bạn người Tây Ban Nha cùng nhà bất ngờ khi thấy tôi, nhưng vẫn hồ hởi bước ra chào. Sau khi nghe Fran giải thích, anh chàng cười tươi rói, bảo: “Đúng rồi đó ở đây đi, tụi tôi đàng hoàng lắm, ở nhà ga có bảo vệ thì có chứ vẫn không an toàn cho bạn đâu”. Fran cất túi, xuống tủ lạnh lấy sữa và bánh mì mời tôi rồi bảo tôi có dùng Internet thì dùng. Tôi uống sữa, ăn bánh rồi vừa ngáp vừa lên Internet xem chỉ dẫn đường đi đến khách sạn ở Lloret de Mar. Fran ôm gối ra xa lông bảo: “Tôi ngủ trước đây, đi đường hơi mệt! Tối nay tôi ngủ ngoài phòng khách, còn bạn ở phòng tôi đi, đói bụng cứ ra tủ lạnh lấy đồ ăn thêm nhé!”. Tôi áy này: “Để tôi ngủ ngoài phòng khách cho!”, nhưng Fran cười gạt đi: “Không phải ngại! Mình là người Việt mà, người Việt lúc nào cũng nhường chỗ tốt hơn cho khách đúng không?”.

Sáng sớm hôm sau, Fran buồn ngủ mắt nhắm mắt mở nhưng một mực đòi xách giỏ tiễn tôi ra ga, giúp tôi mua vé lên tàu rồi mới chịu về nhà. Tôi quay sang nhắc lại lời mời hôm qua: “Cuối tuần tôi lên đây lại, mời anh với bạn gái đi ăn một bữa nhé!”.

Sau mấy ngày ở Lloret de Mar, Daniel và tôi trở lại Barcelona. Du khách đến đây ngày đầu tiên thường tìm ngay đến Sagrada Familia, kiến trúc bằng đá kiểu Gothic ngay ở trung tâm thành phố. Công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư tài danh Antoni Gaudi, hơn một thế lỷ nay vẫn chưa xây xong. (Dân Tây Ban Nha vốn nổi tiếng “làm biếng”, điển hình qua việc ngày làm việ thường bắt đầu từ 10g sáng đến 1g trưa, rồi từ sếp đến nhân viên đều làm một giấc ngủ trưa (siesta) đến 3, 4g chiều mới bắt đầu làm việc lại, thà chịu ra về trễ còn hơn mất siesta). Tòa tháp còn được biết đến với cái tên “Ngôi đền của gia đình mộ đạo”, có ba mặt: phía Đông tượng trưng ngày Chúa ra đới, phía Tây tượng trưng cái chết và sự say mê, còn tháp lớn nhất ở phía Nam tương trưng cho sự vinh quang. Dù đang xây dở dang, Sagrada Familia trông vẫn tuyệt đẹp, với những ngọn tháp nhọn vươn lên cao vút trên nền trời xanh nhiệt đới, đứng cạnh bên có thể chiêm ngưỡng được những đường nét chạm khắc cực kì tinh xảo.

Rời công trình thế kỷ nọ, chúng tôi đến La Rambla. Phố đi bộ dài rộng thênh thang với hàng dãy các cửa hàng bán khăn, áo, mũ nón và đồ lưu niệm làm bằng tay của dân địa phương và các nơi khác trên thế giới, bên cạnh những gánh hoa tươi muôn màu. Trái với tưởng tượng của tôi, những vật dụng trong các shop trông rất tinh tế chứ không tràn lan tạp nham như những “bẫy khách du lịch” (tourist traps) mà những thành phố lớn thường hay có. Tuy đắt đỏ nhất Tây Ban Nha, vất giá ở Barcelona vẫn rất rẻ so với những nước láng giềng Anh, Pháp, Đức, Ý... nên dân châu Âu qua đây mua sắm nườm nượp. Nhất là vào dịp cuối tuần, ai cũng tay xách nách mang những giỏ giấy đựng đầy quần áo, giày dép, thức ăn và rượu vang.

La Rambla rất xanh với những hàng cây rợp bóng, và dù khách bộ hành qua lại đông đúc nhưng vẫn sạch sẽ tinh tươm. Thỉnh thoảng bên đường lại bắt gặp tiếng nhạc rộn rã phát ra từ những cây đàn guitar (không phải “của đại đội 3” mà của những nghệ sĩ lang thang Tây Ban Nha, vốn là cái nôi của đàn guitar trên thế giới). Trên khu La Rambla, chợ Boqueria là một bữa tiệc cho tất cả các giác quan: mắt thấy trái cây tươi rói, hải sản, thức ăn làm sẵn... màu sắc thật ngon mắt; mũi ngửi mùi thơm nhè nhẹ của trái cây quyện mùi paella (cơm truyền thống Tây Ban Nha trộn tôm, mực, sò, thịt gà...) thơm phức; tay sờ những trái dâu chín mọng, đào và mơ mịn màng còn nguyên những giọt sương buổi sớm; tai nghe tiếng rao hàng lẫn tiếng cười nói lao xao; và miệng nếm thử những món mứt kẹo ngọt ngào mà người bán hàng hào phóng đưa cho. Boqueria đối với tôi thú vị như chợ Bến Thành đối với khách du lịch phương Tây vậy.

Nhưng thích nhất vẫn là những con đường nhỏ dọc theo La Rambla. Cũng có nhiều shop lưu niệm với những cô bán hàng đáng yêu tươi cười vui vẻ. Đường nhỏ vắng người nên yên tĩnh, có thể hít thở khồn gian buổi chiều ấm áp và hương hoa thơm ngát từ những gánh hàng hoa tràn cả ra ngoài.

Chúng tôi không có nhiều thời gian ở Barri Gotic, khu phố cổ từ thế kỷ 14 còn nguyên vẹn những dấu vết nguyên thủy xưa. Những mỗi lần nhìn lại những bức ảnh chụp phố xưa với lâu đài, nhà thờ, cầu treo, tường cũ, tôi lại nhớ đến những dây leo quấn xanh rờn trên tường đá lối vào khu phố và những tia nắng cuối ngày dát vàng thành cổ. Nhớ chiếc cầu treo bắc ngang hai tòa nhà với mái vòm và lan can uốn lượn như chờ cô công chúa Tây Ban Nha ném quả cầu chọn chồng trong truyện cổ tích ngày nào. Nhớ tiếng sáo thổi huyền hoặc âm vang trong tĩnh lặng chỉ có tiếng bước chân du khách nhón gót và trò chuyện với nhau thật khẽ khàng.

Những nơi còn lại ở Barcelona không yên tĩnh. Nhắc tới thành phố này, dân “chịu chơi” thường nhắc tới những quán bia, quán rượu khắp nơi, còn dân địa phương, khách du lịch cũng như người nước ngoài đang làm việc tại đây đua nhau nốc sangria (rượu đặc trưng Tây Ban Nha có độ cồn rất cao, ngâm trái cây tươi như dâu, cam, đào mơ...) như nước lã. Như đã hẹn trước, tôi gọi đienj cho Francesco mời anh và bạn gái đi ăn để cảm ơn. Khu Barcelona mà Fran dẫn chúng tôi tới ở gần bãi biển. Trước đây là làng chài, sau nữa là khu phố của ngư dân và ngày nay tràn ngập những nhà hàng hải sản kiểu alfresco với khách ăn uống nhộn nhịp trên những bộ bàn ghế kiểu Địa Trung Hải kê dọc vỉa hè. Trong lúc đi bộ, tôi hỏi Fran sao không thấy những trường đấu bò Tây Ban Nha ở Barcelona thì được biết chỉ Madrid và những vùng khác mới ưa chuộng môn thể thao nổi tiếng thế giới này, còn người Barcelona và cả xứ Catalan cho đấu bò tót quá độc ác và mạn rợ.

Đã 8g tối, tôi đói bụng và cũng hơi mỏi chân nên đòi vào một trong những quán ăn ven đường, Fran cười trêu chọc: “Giờ này sớm quá ai mà ăn tối, ở đây 10g mới ăn. Nhập gia tùy tục chớ”. Nói vậy nhưng Fran cũng dẫn chúng tôi vào một quán rất ngon bên đường. Chúng tôi ăn no nê những đặc sản địa phương như mực nhỏ bằng ba ngón tay nưởng vỉ nguyên con, rắc rau mùi xắt nhuyễn và vắt chanh tươi, hay tôm bỏ lò với nấm mọng nước vỡ ra trong miệng khi cắn. Fran chỉ cho tôi một món ăn gồm thứ rau xanh rờn là lạ người phục vụ mới mang sang trên đĩa ông khách ngồi bàn bên cạnh, cười bảo: “Ớt xào đó, có dám thử không Fran gọi cho?”. Ông khách cười vui vẻ đưa nguyên đĩa cho chúng tôi, sớt ra gần phân nửa, bảo bằng tiếng địa phương: “Ăn đi, ăn thử đi cho biết”. Người Tây Ban Nha rất thân thiện và hiếu khách (phải chăng nhờ vậy mà Barcelona đững đầu bảng những thành phố được ưa thích trên thế giới qua cuộc thăm dò nọ?). Do đó những nước thuộc địa cũ của Tây Ban Nha ở châu Mỹ như Argentina, Mexico, Chile, Ecuador, Costa Rica... cũng cùng một lối sống rất vui vẻ dễ chịu mà ai sang cũng khó muốn về.

Nhưng thành phố xứ Catalan này cũng có mặt trái của nó mà tôi tận mắt chứng kiến khi đang đi bộ trên một đại lộ. Một người đàn ông đang chạy đuổi theo hai cô nàng gầy gò mặc váy dài có vẻ là dân giang hồ, di-gan (dân “gypsy” lang thang nay đây mai đó ở châu Âu). Hai cô nàng chạy tản ra hai hướng, ông quyết định nhắm một cô rồi đuổi kịp túm lấy cổ áo, cô ta vội đưa cái bóp mới giật được đang cầm trong tay. Người đàn ông lấy lại được ví tiền mới bị giật, lên xe rồi đi. Sự việc diễn ra rất nhanh làm tôi đứng há hốc miệng ra nhìn. Tuy không lạ với những cảnh cướp giật, móc túi (bản thân tôi cũng là nạn nhân bị giật mất dây chuyền, điện thoại và giỏ xách trên những đường phố Sài Gòn), nhưng đi bao nhiêu nước châu Âu, cướp giật giữa thanh thiên bạch nhật thế này quả là lần đầu tiên tôi nhìn thấy.

Song hình ảnh đáng buồn ấy vẫn không làm mờ đi những kỷ niệm đẹp của tôi ở đây. Cũng phải thôi, nếu những nhân vật lỗi lạc Salvador Dali, Joan Miro hay Paolo Picasso (“kẻ nổi loạn trẻ tuổi” vẫn thường lang thang những quán cà phê Barcelona thuở thiếu thời), gắn bó với Barcelona đến thế, ắt hẳn thành phố này phải có thật nhiều điều níu chân bất cứ ai.

Cho tới bây giờ, mỗi lần nhìn lại cây nến màu xanh nước biển đắp vỏ sò ốc thiên nhiên và hộp đựng bút bằng đá có khắc chữ Barcelona mua ở khu Barri Gotic, tôi lại nhớ đến buổi sáng thức dậy sớm mắt nhắm mắt mở leo hàng hàng bậc thang dẫn lên công viên Parc Guell ở Gracia, thấy sương sớm giăng mờ khắp những mái nhà ngái ngủ và những ngọn tháp của nhà thờ Sagrada Familia kiêu hãnh vươn cao. Nhớ những trạm xe điện ngầm độc đáo với những tác phẩm nghệ thuật mới (Art Nouveau) và những bức tranh lớn thật sống động bằng đá mosaic khảm trên tường. Nhớ những chiếc ghế dài bằng gốm nhiều màu nơi chúng tôi nghỉ chân ăn bánh mì trong tiếng chim hót ríu rít. Nhớ nhà thờ lớn với những cây ngọc lan hoa trắng ngát thơm. Nhớ buổi tối nằm dài trên cát trắng trong gió biển lồng lộng và tiếng đại dương rì rầm cạnh bên, nghe mấy anh chàng địa phương ngồi gần bàn đua nhau hát ầm ĩ những bài hát tiếng Tây Ban Nha thật hội hè... Và tôi lại hát nho nhỏ bài hát ở Olympic năm nào “Barcelona, Barcelona...”.