Một hôm cha tôi gọi tôi lên bảo:
- Con trai à, cha có một số công việc kinh doanh quan trọng cần thanh toán với một bạn hàng ở đảo Xêrenđip. Cha quyết định phái con sang đấy thay mặt cha hoàn tất công việc quyết toán.
- Cho dù thoáng buồn vì sắp phải xa gia đình, tôi rất vui mừng được đến quốc gia nổi tiếng ấy, trên thực tế tôi cũng đã có ghé một lần nhưng hồi ấy còn quá nhỏ tuổi, chưa nhận thức hết mọi vẻ đẹp ở đấy. Tôi phấn khởi nhận lời. Mấy hôm sau, tôi lên đường với sự dặn dò và các giấy tờ ủy nhiệm cần thiết của cha tôi. Tôi xuống một chiếc tàu chở hàng hóa sắp rời cảng Basra đến thành phố Xurat của Ấn Độ rồi từ đấy sẽ đi tiếp sang đảo Xêrenđip.
Tàu chúng tôi băng ngang qua vịnh Basra, dài ba trăm hải lý, rộng năm mươi hải lý. Vịnh này khởi đầu từ phía đông mũi Arap Hạnh phúc, vòng theo hải phận nam nước Ba Tư, lối vịnh thông ra biển lớn gần thành phố Ormu. Chúng tôi ghé lại thành phố này mấy ngày, rồi đi thẳng ra biển Ba Tư, quay về hướng đông, trực chỉ cảng Xurat. Cuôch hành trình thuận buồm xuôi gió. Đến Xurat, con tàu dỡ số hàng hóa mang đến đấy, rồi đi tiếp sang đảo Xêrenđip dỡ nốt số hàng còn lại.Con tàu may mắn cập bến an toàn. Suốt cả cuộc đi, nhờ trời, không xảy ra sự cố nào.
Việc đầu tiên khi tới nơi là hỏi thăm nhà ông bạn hàng của cha tôi. Chẳng mấy khó khăn, vì hầu như không có người nào trong thành phố Xêrenđip không biết ngài Habib. Ông là một trong những thương gia giàu có nhất đảo này, và là một con người trung hậu. Ông đón tiếp tôi thật thân tình, với tư cách một người bạn thân của cha tôi. Sau khi ôm hôn, ông nói ngay nhất định tôi phải nghỉ lại tại nhà riêng của ông, dứt khoát ông không đồng ý cho tôi đi trọ bất cứ một nơi nào khác. Tôi đành phải vâng ý ông.
Tôi nghiên cứu phong tục nhân dân xứ này, tìm hiểu các nghề nghiệp họ làm, và việc cai trị ở xứ này ra sao. Tóm lại, sau thời gian khoảng năm, sáu tuần lễ, việc thanh toán xong xuôi, lòng hiếu kỳ được thỏa mãn, tôi chuẩn bị trở về nước. May mắn không phải chờ đợi lâu. Có một chiếc tàu buôn mang hàng hóa từ thành phố Xurat đến đây bán, xong việc đang chuẩn bị trở về bên ấy. Tôi định sẽ đáp chuyến tàu ấy.
Trước hôm tàu khởi hành một ngày, trên đường trở về nhà ngài Habib, vào khoảng giữa trưa, tôi gặp một phu nhân ăn mặc sang trọng, bộ dạng duyên dáng, theo sau có một tên nô lệ cắp theo mấy thứ hàng hóa gì đấy nàng vừa mua ở phố. Người đàn bà ấy đi ngang qua trước mặt tôi. Mặc dù nàng đeo một tấm mạng dày che mặt, tôi vẫn có ấn tượng mạnh mẽ về phong thái cao sang và bước đi kiều diễm của nàng. Tôi dừng chân ngắm, càng ngắm nhìn càng thấy nàng đẹp hơn. Không cầm lòng được, tôi thốt lên:
- Ôi, con người khả ái làm sao. Chắc là cung phi sủng ái của nhà vua đây.
Tôi còn mải mê với những suy nghĩ ấy, chợt có một người nô lệ đến gần. Tôi nhận ra chình người đã đi theo phu nhân ấy, vì vậy càng thấy băn khoăn. Tôi hỏi y:
- Bạn cần gì ở tôi, hở anh bạn?
Người nô lệ kính cẩn đáp:
- Thưa ngài, tôi được lệnh mời ngài theo tôi đi đến một nơi tôi được vinh hạnh dẫn đường ngài.
- Nếu bà chủ của bạn truyền vậy, - tôi xúc động đáp - tôi sẵn sàng tuân lệnh. Tôi rất vui lòng theo bạn, cho dù chưa biết số phận sẽ đưa đẩy tôi tới đâu.
- Bà chủ tôi không cho biết rõ chủ đích, - người nô lệ nói tiếp - nhưng nếu ngài làm theo yêu cầu của bà, tôi nghĩ rồi ngài sẽ chẳng có gì phải hối tiếc.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI BẢY.
Câu nói của y làm tôi thêm vững tâm. Cho dù vẫn nhớ sáng mai mình đã phải lên đường, đáng ra nên lo việc chuẩn bị để khởi hành, tôi lại cứ bước theo người nô lệ, không mấy quan tâm sau đấy việc gì sẽ xảy ra. Anh ta dẫn tôi qua nhiều phố xá quanh co, đến trước một tòa dinh cơ thoạt trông đã thích mắt. Tôi theo anh bước vào trong nhà. Anh đưa tôi đến một gian phòng rộng, bày biện bàn ghế rất tráng lệ, mời tôi dừng chân nghỉ tạm ở đấy chờ người đến gặp. Tôi chẳng còn đầu óc nào nhìn mọi thứ đồ đạc đắt tiền kia, giá vào lúc khác tôi đã ngắm thật kỹ lưỡng. Đầu óc tôi mải nghĩ đến bà chủ ngôi nhà.
Trong khi tôi đang mơ màng suy nghĩ, nhiều cô gái bước vào làm sáng lên gian phòng vốn đã sang trọng; nhưng cho dù các cô ấy xinh tươi đến đâu, vẫn không thể sánh tày người tôi đang chờ đợi. Cuối cùng nàng xuất hiện. Tôi nhận ra ngay, qua vóc dáng và dáng đi. Lần này nàng không đeo mạng, do đó nhìn càng thêm lộng lẫy. Trang phục sang trọng và vừa vặn với thân hình, đồ nữ trang đắt tiền làm tôn thêm nhan sắc tự nhiên, vốn không cần những thứ ấy cũng hấp dẫn lắm rồi. Tôi bị choáng mắt thật sự. Nàng nhận ra thái độ và mỉm cười. Nàng đến ngồi lên một chiếc trường kỷ nhìn từa tựa cái ngai nhỏ, còn những người hầu ngồi thành hàng hai bên. Lúc này nàng dịu dàng ngỏ lời nói với tôi:
“Xin mời đến gần đây hơn ít nữa, thưa chàng trai trẻ. Giá một người khác không phải tôi, hẳn đã lấy làm bất bình vì lời nhận xét thiếu lễ độ của chàng đối với tôi giữa một nơi công cộng. Tuy nhiên, nhìn ngài đủ thấy là một người nước ngoài mới đến đây, cho nên đáng được khoan dung ít nhiều. Có thể nói hình như trời đất xui khiến tôi làm điều tốt đẹp cho ngài. Nếu ngài cũng tỏ ra quyến luyến và chân thành đáp lại thịnh tình của tôi, ngài sẽ được đối xử theo cách tôi chưa từng đối xử với ai bao giờ.”
Lời ấy nàng thốt ra với vẻ cao sang, làm tăng thêm ân huệ ban cho tôi. Vui mừng, tôi quỳ xuống trước mặt nàng và đáp:
- “Hỡi bà hoàng! Chẳng hiểu tai tôi có nghe nhầm chăng? Vận may nào khiến nàng hạ cố nâng đỡ một chàng tria chẳng có tài ba gì ngoài lòng ngưỡng mộ dung nhan nàng?”
“Như vậy càng tốt,” nàng ngắt lời tôi, “chàng càng thấy mình không xứng đáng được hưởng, thì càng tăng thêm giá trị ân huệ ban cho chàng. Mời chàng xích lại gần hơn chứt nữa. Xin vui lòng cho biết, chàng là người nước nào, gia thế ngài ra sao, có việc gì khiến ngài đặt chân tới thành phố Xêrenđip?”
Tôi thỏa mãn sự hiếu kỳ của nàng. Nhưng khi nghe nói sáng mai tôi đã phải đáp tàu trở về đất nước, nàng để lộ ra ít nhiều xúc động và ngắt lới tôi:
- “Sao lại thế, hở chàng Abunphauari, chàng định từ giã chúng tôi sớm vậy sao? Hòn đảo đẹp nhất vùng biển Ấn Độ này không còn gì đủ thú vị để giữ chân chàng lại lâu hơn ít nữa hay sao?”
- “Thưa nàng công chúa,” tôi đáp, “thành phố Xêrenđip có đủ mọi điều thú vị đủ sức lôi cuốn những người còn khó tính hơn tôi nhiều. Tuy nhiên, cho dù kinh thành này có những bấy nhiêu danh lam thắng cảnh kỳ thú, tôi vẫn dễ dàng dứt áo ra đi, nếu hôm nay tôi không được hạnh ngộ một người thừa sức níu kéo bước chân tôi.”
Cô gái mỉm cười hỏi tiếp:
- “Như vậy là ngài đồng ý từ bỏ ý định ra đi vội vàng?”
“Qua những lời nàng vừa nói,” tôi đáp, “tôi hiểu mình có thể hy vọng về một điều gì đó, do vậy làm sao tôi có thể suy nghĩ khác với gợi ý của nàng?”
- “Tình cảm của chàng làm tôi thêm thú vị.” Nàng nói, “tôi rất vui và không phải hối tiếc đã để chàng lọt vào mắt xanh.”
Dứt lời, nàng mời tôi đến cùng ngồi lên chiếc trường kỷ bên cạnh nàng. Thấy tôi tỏ vẻ ngại ngần, nàng nghiêm trang cho biết, sẽ rất phật lòng nếu tôi khước từ. Qua thái độ ấy, tôi ngầm hiểu mình chỉ còn có cách bày tỏ lòng ngưỡng mộ và nhất nhất tuân lệnh nàng như một người nô lệ tuân lệnh chủ.
Nàng cho biết nàng là tiểu thư Canzat, con gái quan tể tướng đầu triều của quốc vương Xêrenđip. Phụ thân nàng đã qua đời, do đó nàng có toàn quyền định đoạt duyên phận của mình. Đã có không ít vị đại thần trong triều tỏ ý rắp ranh bắn sẽ, song nàng chưa quyết định ưng thuận đám nào. Nàng thú thật, lời tôi buột miệng thốt ra khi nàng đi ngang qua trước mặt đã gây ấn tượng mạnh, khiến nàng dừng lại chăm chú nhìn người vừa nói, dáng vẻ của tôi làm nàng cảm thấy rung động. Tiểu thư cho biết thêm, thân sinh nàng làm quan đầu triều suốt bốn mươi năm ròng rã, cho nên tích lũy được khá nhiều tài sản, tôi có thể chia sẽ cùng nàng cả gia tài phụ thân nàng để lại.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn với những lời lẽ âu yếm nhất, thuần phục nhất, nhưng tìm cách để nàng ngầm hiểu, tôi quý con người nàng hơn tất cả tài sản của nàng. Tiểu thư có vẻ vừa ý. Chúng tôi chuyển sang nói những vấn đề khác. Qua chuyện trò, tôi nhận ra trời đã phú cho nàng không chỉ hình dáng yêu kiều mà cả trí tuệ sắc sảo.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI TÁM.
Câu chuyện giữa hai chúng tôi bị gián đoạn khi mười hai gia nhân bước vào phòng. Họ chuẩn bị một đại tiệc. Trong nháy mắt, một bữa tiệc thịnh soạn đã được bày biện xong, cùng với nhiều loại rượu tuyệt vời. Hương vị tỏa từ các món ăn cho thấy cách chế biến tài tình. Tiểu thư Canzat cầm tay tôi, đưa sang bàn ăn và mới tôi ngồi xuống ngay bên cạnh nàng.
Chúng tôi bắt đầu dùng bữa. Nàng tự tay lấy mời tôi những món ăn ngon lành nhất. Các loại rượu được dùng phù hợp với các món thức ăn. Rượu rót trong những chiếc ly bằng vàng sáng chóe hoặc pha lê trong suốt. Tuy nhiên, men rượu không làm tôi ngây ngất bằng ánh mắt giai nhân, nhất là khi nàng vừa cười cười vừa nâng ly rượu mời mọc, làm cho con tim tôi mỗi lúc mỗi xôn xao hơn.
Trong bữa ăn, nàng nói với tôi nhiều điều thú vị. Vốn có duyên ăn nói, mong muốn làm cho khách vui lòng càng tăng thêm sức hấp dẫn của phong thái nàng. Mỗi lần đưa mời một thứ rượu mới, nàng lại nhẹ nhàng: “Chàng Abunphauari ơi, xin chàng hãy thử nếm cùng em loại mỹ tửu này.” Vừa nói nàng vừa đưa ly lên nhấp một chút, đôi môi như đóa hoa hé nở của nàng làm rượu như càng ngon hơn. Tôi không thể không nồng nhiệt đón chiếc ly ở tay nàng, và cạn luôn chén độc dược êm đềm của tình yêu.
Đến cuối bữa ăn, những người hầu gái của tiểu thư Canzat chia ra làm hai nhóm, một nhóm vừa đàn vừa hánt, nhóm kia nhảy múa theo điệu nhạc. Tất cả các cô cho dù đàn ca hay nhảy múa cũng đều biểu lộ tài nghệ điêu luyện tuyệt vời. Trong khi những người hầu ấy hát các khúc tình ca, đôi mắt tiểu thư và đôi mắt tôi gặp nhau, trao đổi những lời lặng câm vô cùng ý nhị. Sau khi những người hầu ca múa xong, tiểu thư ngỏ ý mình cũng muốn hát một bài. Nàng bảo mang đến một cái ly, rồi ly rượu cầm tay, đôi mắt vừa dịu dàng vừa cười cợt hướng về tôi, nàng cất lời hát một ca khúc, nội dung lời thơ đại ý như sau:
Ôi diệu kỳ sao chén rượu nồng.
Hơi men dịu dàng.
Hối thúc tim người thiếu nữ.
Hãy mau chia sẻ ngọn lửa.
Đang rực cháy trong tim chàng trai.
Tiệc xong, hương trầm được mang đến. Quế thơm thượng hảo hảng của đảo Xêrenđip từ một chiếc lư nhỏ bằng vàng nhẹ tỏa hương bàng bạc khắp gian phòng. Nước dùng để rửa tay sau bữa cũng là nước quế thơm. Tiệc tàn, mọi người quây quần thưởng thức đàn ca múa hát cho đến tối.
Thấy đêm đến, tôi ngỏ ý muốn cáo từ. Tiểu thư Canzat nói với thái độ không bằng lòng:
“Sao? Chàng lại vội nghĩ tới chuyện từ giã chúng em? Chàng vừa ngỏ ý sẽ không làm điều gì trái ý em, nên em hoàn toàn không chờ đợi vội nghe lời tạm biệt. Vậy ra sự đón tiếp ân cần của chúng em không đủ làm chàng thôi nghĩ tới chuyện vội ra về nữa sao. Đối với một người đàn ông vừa ngỏ ý mình đang say đắm, sự nôn nóng của chàng thật đáng lạ. Mọi người tình nhân đều chờ đợi đêm đến, riêng chàng lại sợ ban đêm.”
-“Thưa tiểu thư, nàng chưa thấu hết nỗi lòng của kẻ này.” Tôi vội thanh minh. “Nàng trách tôi chưa cảm kích về lòng đón tiếp nhiệt thành, thật ra đó lại là điều làm êm ái lòng tôi nhất. Chẳng là tôi sợ mình quá lạm dụng lòng tốt của tiểu thư. Đáng ra nàng không nên trách tôi, ngược lại nàng hãy thương hai tôi đã phải khó khăn biết bao nhiêu mới thốt ra được lời xin cáo biệt.”
- “Chàng không nên cầu xin sự thương hại, lẽ ra chàng phải tự hiểu. Lẽ nào chàng buộc một người con gái phải thốt ra điều ấy?”
- “Ồ, vậy là nàng đồng ý cho phép tôi lưu lại trong dinh cơ của nàng đêm nay?”
- “Sau những điều tôi vừa nói, chàng muốn tin sao thì tùy. Tôi cảm thấy cách xử sự của chàng quá ư lãnh đạm, dường như chưa thể hiện đúng những tình cảm nồng nhiệt trong tâm can chàng.”
NGÀY THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI CHÍN.
Tôi vội nói, nàng sẽ xúc phạm tôi lắm lắm nếu cứ nghi ngờ tôi lãnh đạm. Tôi tiếp tục phân trần với những lời lẽ dịu dàng, mê say nhất. Tuy nhiên không thể không nói thật, trong lòng tôi lúc này đang có chút lo âu. Tôi thuật cho nàng rõ, khi vừa đặt chân đến kinh thành Xêrenđip, tôi đã được người bạn hàng của phụ thân tôi đón tiếp thân tình như thế nào. Tôi nghĩ lúc này chắc ngài Habib đang lo lắng không hiểu tôi đi đâu suốt cả ngày, và đêm nay nếu tôi không trở về nhà, hẳn ngài còn lo lắng băn khoăn hơn.
Tiểu thư Canzat tin lời. Nàng chia sẻ với tôi sự cần thiết phải làm cho ngài Habib yên tâm. Song nàng dứt khoát không để cho tôi tự mình quay về thưa với ông ấy, cho dù tôi không tiếc lời thề thốt rồi sẽ trở lại đây ngay tức khắc. Nàng e ông Habib vốn là người thận trọng, sẽ ngăn cản không cho tôi tự do chạy theo tiếng nói của trái tim. Nàng chỉ đồng ý cho tôi báo tin bằng thư. Đã thế nàng lại cấm không được kể ra một chi tiết nào về những chuyện xảy ra với tôi trong ngày, càng không được nói rõ lúc này tôi đang ở đâu. Nàng nghi ngại tới mức muốn đọc từng câu cho tôi viết bức thư. Vì vậy, trong thư gửi ngài Habib, tôi chỉ nói có một công việc cực kỳ quan trọng buộc tôi phải hoãn chuyến khởi hành ngày mai, và tôi xin phép vắng mặt ít hôm nữa mới trở về nhà, xin ông chớ sốt ruột về chuyện ấy.
Sau khi cho người mang bức thư của tôi gửi ông Habib, và yên tâm về việc tôi đã hoãn chuyến đi, nàng dẫn tôi đi xem tất cả mọi nơi trong dinh cơ của nàng. Đâu đâu cũng nhìn thấy vẻ huy hoàng tráng lệ, thật xứng đáng dinh một quan tể tướng đầu triều.
Sắp đến giờ đi nghỉ, tiểu thư thân hành dẫn tôi đến gian phòng dành riêng cho tôi, đây không phải là phòng ít sang trọng nhất trong dinh cơ này. Nàng để tôi lại đấy và lui ra. Tiểu thư vừa quay gót, đã thấy nhiều người giúp việc bước vào, ai cũng xăm xăm lo hầu hạ tôi sao cho chu đáo. Họ mang đến cho tôi bộ đồ ngủ thật sạch sẽ, thật lịch sự rồi giúp tôi lên giường nghỉ.
Khi chỉ còn lại một mình, tôi lan man suy nghĩ về tình huống của mình hiện nay, và bâng khuân tự hỏi: “Những chuyện này rồi sẽ đưa ta đi đến đâu? Đối với ta, đây quả là một duyên số sáng ngời. Ôi cơ ngơi mới sang trọng mới giàu có làm sao! Có nên mơ ước chăng rồi ta sẽ làm chủ nó cùng một giai nhân xinh đẹp dường kia? Không đâu, không phải thế đâu, hỡi Abunphauari, tất cả những cảnh ấy người ấy đâu có để dành riêng cho anh! Chớ vội mừng. Số phận thường chăng ra những cạm bẫy, hoặc là rồi tất cả sẽ tan biến đi giống như trong một cơn mộng, mọi tráng lệ huy hoàng làm cho anh say sưa rốt cuộc chỉ có trong giấc mơ.”
Những suy tư trên làm tôi thật sự băn khoăn. Nhưng rồi tôi lại tự trách mình, sao quá lo xa vô căn cứ. Tiểu thư Canzat đánh lừa tôi phỏng có lợi ích gì cho nàng. Tôi không nên ngờ vực tấm lòng nhân hậu ấy. Bộ dạng mọi gia nhân nam cũng như nữ trong nhà này đều tỏ ra rất nghiêm túc tự nhiên trước việc này, và tôi nhiều lần quả có nhìn thấy qua ánh mắt nàng tình yêu say đắm. Như thế đấy, khi lo âu khi tin tưởng, suốt đêm lòng tôi như con thuyền chao đảo giữa hai cơn gió mạnh thổi ngược chiều. Suốt đêm hôm ấy, tôi không sao chợp mắt.
Cho đến khi trời sáng hẳn, tôi vẫn cứ trằn trọc lan man với những suy tư của mình. Mặt trời rọi vào phòng, càng làm bật rõ hơn sự sang trọng của đồ đạc bên trong. Choáng ngợp trước cảnh tượng ấy, tôi cứ ngỡ như đây là một tòa lâu đài trong thần thoại. Tôi vừa đứng lên, những người hầu hôm qua giúp việc tôi, nghe tiếng bước chân đi lại trong phòng, đã bước vào mang theo nhiều bộ áo khoác thật sang cho tôi thay. Tôi chọn một chiếc áo dài màu xanh lá cây có thêu hoa văn trang nhã bằng kim tuyến.
Tôi vừa trang phục xong, nàng Canzat được người nhà báo, tôi đã có thể tiếp khách đươc rồi, liền bước vào phòng, hỏi tôi đêm qua có được yên giấc không. Tôi đáp suốt đêm qua tôi chỉ mong cho trời chóng sáng để được gặp lại nàng. Nàng mỉm cười nói, bản thân nàng cũng chẳng mấy khác cho nên tin lời tôi vừa thốt ra là chân thành.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM SÁU MƯƠI.
Tôi sống như vậy tám ngày trong dinh của tiểu thư Canzat, được đối xử trọng thị như một nhà vua. Tiểu thư tỏ ra rất quyến luyến tôi. Nàng không từ bất kỳ cử chỉ nào để bày tỏ tình cảm yêu thương cũng như sự quan tâm nàng dành cho tôi – trừ cái ân huệ cuối cùng các chàng trai vẫn đòi hỏi ở người mình yêu.
Một hôm, hai chúng tôi đang đi dạo trong vườn, thì tiểu thư Canzat nói với tôi như sau:
- “Chàng Abunphauari à, em rất hài lòng anh đã yêu em. Tin tưởng điều ấy, cuối cùng em quyết định sẽ đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của anh. Anh hãy cảm tạ thần ái tình đã bứt đi hộ anh các gai nhọn của đóa hoa hồng. Anh đã tự mắt thấy em đối xử với anh như thế nào. Chẳng là gì, việc em giao phó tất cả gia tài điền sản của em cho anh, em còn phó thác cả tấm thân em cho anh nữa. Nếu anh thật lòng yêu em, chắc anh không nỡ chê tấm thân ấy. Sau tất cả những việc đó, nếu em ngỏ lời yêu cầu anh một điều, anh có từ nan hay không?”
- “Tại sao nàng lại nghĩ thế, thưa tiểu thư.” Tôi đáp với lòng biết ơn thật sự. “Sao nàng lại nói thế mà không sợ làm phật lòng tôi. Chỉ cần nàng ngỏ ý, thân trai này sẵn sàng hy sinh tất cả vì nàng.”
-“Điều em sắp đòi hỏi đây,” nàng nói tiếp. “Đồng thời cũng là một ân huệ nữa đối với chàng, không rõ chàng có dám chấp nhận không, nếu như chàng quả thật yêu em.”
-“Xin hãy nói ra đi, thưa tiểu thư,” tôi thốt lên, “xin đừng băt tôi phải thấp thỏm đợi chờ lâu hơn nữa. Xin nàng hãy nói ra luôn.”
- “Điều ấy liên quan đến sự yên vui và danh dự của em,” nàng nói. “Xin chàng hãy hữa, xin chàng hãy thề là mãi mãi sẽ yêu em,” nàng thiết tha nói tiếp. “Để tránh nỗi buồn sau này rồi sẽ phải chia lìa mỗi đứa một phương, em xin chàng hãy thực hiện một điều cần thiết: chúng ta phải long trọng làm lễ hôn phối thiêng liêng.”
Nếu những lời mở đầu của tiểu thư Canzat làm lòng tôi tràn trề hy vọng và niềm vui, thì câu sau cùng này gây tác động ngược lại. Trước đây tôi chưa bao giờ hình dung việc ấy. Bởi nàng theo đạo thời Thần Lửa, còn tôi là tín đồ Hồi giáo, tôi vẫn ngỡ nàng chỉ muốn hai chúng tôi có quan hệ thầm lén với nhau, sự khác biệt về tôn giáo làm sao cho phép chúng tôi có thể nghĩ khác. Bởi vậy, khi nghe nàng bộc lộ ý nghĩ thật, tôi bàng hoàng khôn xiết. Tôi rất bối rối. Mặt tôi tái đi rồi đỏ ửng, mắt tôi cúi nhìn xuống chân. Trên mặt tôi lúc này sự lo âu bối rối đã thế chỗ niềm vui thấp thỏm chốc lát trước đây.
Thái độ ấy không thoát khỏi đôi mắt của tiểu thư đang chăm chú quan sát. Nàng dễ dàng hiểu ý nghĩ của tôi. Nàng cất giọng nói đầy kiêu kỳ và khinh rẻ:
-“Ta không ngờ đề nghị ấy của ta lại gây nên cho anh sự khó chịu nặng nề như vậy. Ta tưởng anh sẽ hớn hở mừng vui cơ, đâu phải hoang mang buồn bã thế này. Ta cảm thấy bị xúc phạm. Vậy ra, anh cho việc hôn nhân với ta là một điều làm anh mất danh dự sao?”
-“Thưa tiểu thư,” tôi vội chống chế, “tôi hiểu tất cả giá trị cao sang khi nàng hạ cố cúi xuống nâng tôi lên ngang địa vị của nàng. Song trời đã an bài một trở lực không thể nào vượt qua. Nếu nàng thấy hiện lên trên mặt tôi vẻ hoang mang buồn bã, ấy là tự tôi đang ngầm than thân trách phận, sao mình không có may mắn được phép nhận một lời nàng, nếu được vậy, sẽ làm cho đời tôi đạt tới đỉnh cao quang vinh và lạc thú.”
-“Trước đây ta chỉ ngỡ,” nàng nói tiếp, “trở ngại lớn nhất cho hạnh phúc của anh là dòng dõi danh gia vọng tộc và tính tình cương nghị của ta. Thế mà ta đã vượt qua, ta đã hạ cố đưa tay với xuống anh, làm như vậy ta tưởng đã dỡ bỏ hết mọi khó khăn trở ngại. Không ngờ … anh hãy nói cho ta rõ, trở ngại không thể vướt qua ấy là gì.”
-“Thưa tiểu thư,” tôi đáp, “đấy là tôn giáo của tôi. Tôi không dám vượt qua điều răn của người Hồi giáo không được phép kết hôn với một phụ nữ không chịu tuân theo giáo lý đạo Hồi.”
-“Cũng như anh, ta cũng biết tôn trọng đạo giáo của ta chứ,” nàng đáp. “Cho dù cho ta cả một vương quốc, ta cũng không đồng ý kết hôn với một người không cùng tôn giáo với ta. Cho nên ta đã tính, trước khi chính thức làm lễ thành hôn, anh phải từ bỏ cái ma giáo do đấng tiên tri của anh đề xướng, và ép anh quy y theo đạo thờ Thần Lửa của chúng ta. Ta những mong rồi đây anh sẽ thờ Thần Lửa và Thần Mặt Trời, nói cách khác, anh sẽ khước từ tôn giáo của anh để theo đạo giáo của chúng ta. Thú thật, ta đã làm lễ dâng, thầm cầu xin Thần Mặt Trời hãy chấp nhận làm tín đồ của ngài một chàng trai được ta vô cùng quý yêu tới mức hiến dâng tất cả tài sản của mình. Nhưng anh không muốn cho ta được hơn anh ở mỗi chỗ ấy, anh đã coi rẻ cái vận may được làm bạn đời của ta, và như vậy giờ đây anh đã trở thành con người bội bạc nhất thế gian.”
NGÀY THỨ MỘT TRĂM SÁU MƯƠI MỐT.
Những lời cuối cùng này cùng với giọng nói của tiểu thư Canzat khi thốt ra càng làm cho tôi thêm bối rối. Và sự bối rối ấy tôi không che giấu được, cứ hiển hiện trên nét mặt, khiến nàng càng thêm tức giận. Nàng không tiếc lời trách móc tôi, vừa trách vừa khóc, làm cho tim tôi như tan nát. Thật không có gì day dứt giằng xé tâm can hơn khi một chàng trai đồng thời vừa muốn bảo toàn tình yêu vừa muốn giữ vẹn đức tin của mình. Thiếu tí nữa tôi ngã lòng trước những giọt nước mắt của người con gái, thiếu tí nữa tôi có thể hy sinh tất cả để giữ vẹn tình yêu, nếu lúc ấy tôi không có đủ đức tin mạnh mẽ. Tôi nghĩ hẳn lúc này được Đấng tiên tri Môhomêt đã truyền thêm sức mạnh cho. Tôi kiên quyết giữ trọn phận sự một tín đồ, đúng như các giáo lý của đạo tôi hằng bó buộc.
Tiểu thư Canzat rất ngạc nhiên, sao lòng trung thành với tôn giáo đủ sức
khiến cho tôi khước từ chiếm đoạt bản thân nàng cũng như sở hữu cả cái gia sản đồ sộ sánh mấy kho tàng. Hẳn nàng từng được nghe kể về một số người theo đạo Hồi nào đó đã không kiên định được niềm tin giống như tôi. Thái độ kiên quyết của tôi làm nàng buồn bã lắm. Tuy nhiên, vẫn hy vọng rồi đây tôi sẽ nghĩ lại và cuối cùng sẽ chịu khuất phục, nàng chưa cho sự khước từ của tôi hôm nay đã là câu trả lời cuối cùng. Nàng nói:
- “Sự bất công và thái dộ quá cứng nhắc của anh có thể rồi làm cho ta mất hết kiên nhẫn. Ta lấy làm xấu hổ sao mình đã yếu đuối dừng chân lại để nhìn vào anh lúc đang đi trên phố. Tuy nhiên, ta tin rồi đây anh sẽ thay đổi ý kiến. Ta cho anh tám ngày để suy nghĩ và quyết định. Ta không muốn sau này anh sẽ trách ta không để cho anh đủ thời gian cân nhắc và kịp thoát khỏi ngộ nhận. Nhưng sau thời gian tám ngày ấy, nếu anh vẫn không chịu dứt khoát như ta đòi hỏi, nếu anh vẫn cứ tỏ ra không xứng đáng với tấm lòng của ta, thì ta báo để anh biết trước, nỗi hận thù của một người đàn bà bị xúc phạm rồi đây sẽ ghê gớm chừng nào.”
Nói xong, nàng rũ áo quay đi, với thái độ đủ khiến cho tôi hiểu, nếu tôi cứ khăng khăng không chịu chối đạo để cưới nàng, thì nàng chẳng ngại ngần đi đến những hành động cực đoan. Tâm trạng tôi lúc này thật nát ngẫu như tương. Tôi sẽ chẳng có được một ngày hạnh phúc, nếu tôi không chịu từ bỏ đạo Hồi. Mà làm sao tôi có thể chối bỏ niềm tin của mình cơ chứ! Tôi thối lên qua tiếng thở dài:
- “Ôi, hỡi nàng Canzat đáng yêu, vậy là ta không còn có chút hy vọng nào với tay tới nàng nữa hay sao? Than ôi! Ta không còn hy vọng được kết hôn với nàng, nhưng ta lại không thể ép lòng thôi đừng yêu thương nàng nữa. Cho dù đôi ta phải chia lìa, nàng vẫn vĩnh viễn ngự trị như một vị chúa tể trong trái tim ta.”
Suốt tám ngày ròng tôi trở trăn suy nghĩ. Tôi nuối tiếc cái hạnh phúc từng ước vọng và tưởng như đang ở trong tầm tay. Nhưng cho dù đau khổ đến bao nhiêu, tôi vẫn có đủ nghị lực để không thay đổi ý định của mình. Sau hạn định tám ngày, nàng Canzat nhận ra tôi vẫn trơ trơ, chưa sẵn sàng làm như nàng mong muốn, lại gia hạn thêm cho tám ngày nữa. Trong thời gian này, để tăng thêm sức mạnh, nàng không ngại ngần vận dụng tất cả những nét khả ái và khêu gợi nhất của nhan sắc mình, hy vọng làm cho tôi phải điên đảo.
Cuối cùng, thấy thời gian kéo quá dài vẫn vô hiệu quả, nàng cho người mời tôi đến gặp. Người nhà đưa tôi đến gian phòng lộng lẫy nhất trong dinh cơ. Nàng đã chờ sẵn ở đấy với tất cả những người hầu gái. Lúc ấy nàng ngồi trên một chiếc ngai nhỏ, kê cao hơn mấy bậc. Trông nàng có dáng dấp một quan tòa nghiêm khắc chứ không phải thái độ một người tình đắm say.
Tôi vừa run vừa bước tới gần cái ngai nàng ngồi. Tôi biết, xem cơ sự này, người ta yêu cầu tôi phải tỏ rõ thái độ lần cuối đây. Mặc dù đã có đủ thời gian để suy nghĩ và chuẩn bị câu trả lời, lúc này tôi gần như người quẫn trí. Nàng cho tất cả những người ngoài cuộc lui ra hết khỏi phòng, và lấy lại vẻ dịu dàng, nàng nói với tôi:
- “Thế nào rồi, hỡi chàng Abunphauari? Cuối cùng, chàng đã biết điều hơn chứ? Những ngày suy nghĩ vừa qua hẳn đã giúp cho con tim ngài trở lại xứng đáng với cảm tình của em?”
Nàng ngỏ những lời trên với thái độ dễ thương tới mức tôi không sao chịu đựng nổi. Quá tiếc rẻ đánh mất một người tình kiều diễm như vậy, tôi ngã vật xuống bất tỉnh nhân sự bên chân ngai.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM SÁU MƯƠI HAI.
Tiểu thư Canzat không thể nhìn thấy tôi trong tình trạng ấy mà không thương tình. Nàng vội bước xuống, săn đón cứu đỡ. Hồi tỉnh, tôi vừa mở mắt ra đã nhận ra nàng. Thậm chí còn nhìn thấy một nét âu yếm trong sự chăm sóc của tiểu thư. Giọng yếu đuối, tôi nói với nàng:
-“Xin tiểu thư chớ quan tâm nhiều đến một con người bất hạnh không xứng đáng với sự chăm sóc của nàng.”
- “Quả thật tôi nóng giận không phải không có lý,” nàng ngắt lời. “Nhưng mọi việc chỉ tùy thuộc ở anh. Nếu anh chân thành quay trở lại với tôi, tôi sẽ lấy thế làm sung sướng, cho dù tự trách mình sao quá ư yếu đuối. Hãy quên hết đi mọi thứ trên đời, hãy nhận lấy con người đang ở trước mặt anh đây, hãy nhận như một của quý báu nhất xứng đáng để anh yêu thương.”
- “Thưa tiểu thư,” giọng tôi vừa đớn đau vừa tuyệt vọng. “Làm sao tôi có thể hưởng thụ tấm lòng tốt của nàng, với những điều kiện nàng đặt ra khắt khe như vậy?”
- “Vấn đề là được làm người bạn đời của tôi. Căn cớ gì, trước một duyên phận may mắn dường này anh cứ mãi suy nghĩ đắn đo dường ấy? Vậy anh muốn cho tôi tin, trên đời này còn có một cái gì khác thân thiết với anh hơn tôi?”
- “Đúng là nàng thân thiết với tôi hơn tất cả mọi thứ trên đời,” tôi đáp. “Nhưng liệu tôi có còn xứng đáng với nàng nữa hay không, trong trường hợp tôi yếu đuối và hèn hạ tới mức làm vấy bẩn danh dự của mình, chối bỏ niềm tin thiêng liêng của mình…”
- “Hãy im mồm đi, đồ đểu.” Nàng ngắt lời tôi với thái độ cực kỳ giận dữ. “Chớ nên viện ra lý này lẽ nọ để che giấu sự thật là anh chưa bao giờ yêu ta. Anh không còn xứng đáng với lòng tốt của ta. Đáng ra ta phải tự lấy làm xấu hổ cứ thúc ép hoài một người bội bạc như anh. Ta không còn gì đắn đo nữa. Ta mặc thây anh với sự bội nghĩa của anh.”
Giọng nói của nàng làm tôi run bắn lên. Dứt lời nàng im lặng hồi lâu. Rồi, với thái độ lạnh lùng không che giấu nổi cơn giận sâu xa, nàng phán:
- “Abunphauari, từ nay anh không bao giờ được gặp mặt ta. Hãy chờ lệnh. Chẳng bao lâu nữa anh khắc rõ ta truyền ra sao về số phận của anh.”
Nói xong, nàng bước vội ra khỏi căn phòng với vẻ xúc động chẳng mấy khác sự xúc động của tôi trong giây phút ấy. Nhưng thực ra nỗi lòng mỗi bên một khác.
Lúc này tôi hiểu ra, tình cảnh mình hiện nay rất đáng lo. Tuy giữa cơn say mê cuồng nhiệt, có lúc tôi nghĩ, thì coi như mình chết vì nàng, có lúc do bản tính tự nhiên tôi lại tính cách chạy trốn. Song, làm sao trốn khỏi nơi này? Tôi bị giam lỏng Tất cả mệnh lệnh của bà chủ đều được mọi người tuân theo răm rắp. Bởi vậy, mặc cho tôi suy tính ra sao hoặc hành động thế nào, vẫn không cách nào thông tin cho ngài Habib chủ nhà tôi biết tôi gặp hiểm nguy như thế nào và hiện đang ở nơi nào trong thành phố.
Ngày nào tôi cũng chờ đợi người ta đến tuyên bố lời phán quyết. Nhưng chờ gần ba tuần lễ vẫn chưa nghe thấy ai đả động gì. Thấp thỏm chờ đợi một điều không may khi nó chưa đến còn khổ tâm hơn khi xảy ra nỗi bất hạnh thực sự. Tôi muốn chấm dứt sự thấp thỏm ấy rồi đến đâu thì đến.
Cuối cùng, giờ phút tôi muốn làm sáng tỏ mọi việc đến. Một bữa sáng, tôi ngủ dậy sau một đêm đầy thắc thỏm lo âu như tất cả mọi đêm, vừa mặc xong áo quần, chợt thấy năm, sáu tên nô lệ của tiểu thư Canzat bước vào phòng. Họ dẫn theo một tốp người ăn mặc khác với những người dân trên đảo Xêrenđip. Người trông có vẻ là trưởng toán chăm chú nhìn tôi hồi lâu không nói một câu. Sau đó, ông cất lời bảo tôi đi theo. Nghe giọng ông nói, tôi thừa hiểu không thể không vâng lời.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM SÁU MƯƠI BA.
Chúng tôi đi ngang qua tòa dinh thự. Khi tới cổng, sắp sửa bước ra ngoài, tôi hỏi một người, họ định đưa tôi đi tới đâu. Người ấy đáp:
-“Lát nữa anh khắc biết. Lúc này tuyệt đối cấm chúng tôi không được nói ra cho anh rõ.”
Vậy là tôi đành đi theo tốp người ấy đến bến cảng, rồi lên tàu cùng với họ. Ngay lập tức, tàu nhổ neo, giương buồm ra khơi.
Khi tàu đã ra ngoài biển cả, người chủ tàu mới cho tôi biết họ là những người đến từ vương quốc Gôncông. Tiểu thư Canzat đã biếu tôi cho họ để làm nô lệ. Nàng đã dặn dò nhiều điều, quan trọng nhất là chẳng bao giờ cho tôi có thể tự do trở về bản xứ Basra. Ông ta không nói gì hơn, và cũng chẳng hỏi han gì thêm về tiểu thư ấy. Từ bấy, tôi suy ra chắc nàng muốn giấu không cho để lo cho ông biết tình cảm yếu đuối nàng từng có đối với tôi và nỗi nhục bị tôi khước từ, cho nên đã đặt với ông điều kiện không được tìm hiểu lý do tại sao nàng đuổi tôi đi.
Cách trả thù của tiểu thư Canzat hóa ra như vậy. Tôi chẳng chút phàn nàn. Hình như tôi còn cho nàng xử sự như vậy là nhẹ tay so với tội của tôi đối với nàng. Tôi chờ đợi hình phạt nặng nề hơn thế. Tuy nhiên, nghĩ tới chuyện sẽ chẳng bao giờ được gặp lại thân sinh cũng như trở về cố quốc, tôi cảm thấy thân phận làm nô lệ thật không sao chịu đượng nổi. Những ngày đầu, tôi buồn bã vô cùng. Tuy nhiên, biết làm sao được, đã lâm vào cảnh ngộ này thì phải tỏ ra thức thời, tôi cố gắng phụ vụ ông chủ hết mực tận tụy. Ông ta là một con người tốt bụng và không phải kông trí tuệ. Tôi không chỉ nhất nhất làm tới nơi tới chốn mọi việc ông truyền bảo, mà còn tìm cách đón trước ý muốn của ông để làm, cứ như thế dần dà tôi nhận ra ông mỗi lúc một hài lòng về tôi hơn.
Tàu chúng tôi vòng quanh đảo Xêrenđip để đi vào vùng bắc vịnh Bengan. Đấy là cái vịnh rộng lớn nhất châu Á. Hai nước Bengan cũng như Gôncông ở về cuối vịnh ấy. Chúng tôi sắp tiến vào bên trong vịnh, chợt một trận cuồng phong nổi lên, một trận cuồng phong dữ dội như chưa bao giờ xảy ra ở vùng biển này. Chúng tôi cần có hướng gió chính nam đẩy con tàu lên hướng bắc, thì cơn cuồng phong này lại thổi về hướng đông nam, ngược lại hành trình chúng tôi muốn đến nước Gôncông. Tàu hạ hết buồm, tìm cách đi vòng để lách gió, nhưng tài nghệ cao của các thủy thủ vẫn không ngăn được nguy cơ nếu cứ tiếp tục lèo lái cố bắt con tàu đi ngược gió thì có thể làm đắm tàu. Thuyền trưởng đành hạ lệnh thôi không chống chọi nữa, để mặc cho sóng gió dập dồi đưa đến đâu thì đến.
Trận gió mạnh kéo dài suốt mười lăm ngày, cường độ lớn tới mức đẩy con tàu của chúng tôi đi cách xa hành trình đã định những sáu trăm hải lý. Tàu trôi theo hướng gió, bỏ lại bên trái hai hòn đảo rất dài là đảo Xumatra và đảo Giava, rồi trôi tiếp đến vùng quần đảo Môluc ở phía Nam Philippin. Vùng biển này hoàn toàn lạ lẫm với thủy thủ con tàu. May sao, gió dịu dần và đổi chiều với cường độ vừa phải, mang lại niềm vui cho toàn bộ thủy thủ và hành khách trên tàu. Tuy nhiên niềm vui chẳng kéo dài được bao lâu, bởi xảy ra một sự kiện lạ kỳ mà các vị nghe chắc khó tin là có thật.
Chúng tôi phấn khởi tiếp tục cuộc hành trình, đã bắt đầu nhìn thấy phần đầu đảo Giava về mạn đông của đảo ấy, thì mọi người nhìn thấy cách con tàu không xa lắm, một người đàn ông hoàn tòan trần truồng đang ra sức chống đỡ với sóng nước để khỏi bị nhấn chìm. Y ôm chặt một tấm ván, nhờ thế người nổi trên mặt nước, và đưa tay ra hiệu xin chúng tôi cứu giúp. Vì lòng nhân ái, chúng tôi thả chiếc xuồng con đến vớt anh ta. Lòng nhân ái đáng quý thật, nhưng thú thật có khi cũng rất nguy hại, như trong trường hợp quý vị sắp nghe đây.
Vậy là chúng tôi vớt ngừơi đàn ông ấy lên xuồng rồi đưa lên tàu. Ông ta trạc bốn mươi tuổi. Thân hình khá dị dạng. Đầu to, mái tóc ngắn dày và xoăn tít, cái miệng cực kỳ rộng, khi mở ra để lộ những chiếc răng dài nhọn hoắt. Hai cánh tay gân guốc, đôi bàn tay rộng, các móng đều dài và cực nhọn. Không thể không nói đến đôi mắt giống hệt như mắt con hổ, mũi thì tẹt nhưng hai hốc mũi khá to. Bộ dạng của y làm mọi người hơi ngần gai, trong dáng vẻ y dữ dằn, khiến chúng tôi đều từ lòng thương hại ban đầu chuyển ngay sang thành nỗi kinh dị.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM SÁU MƯƠI TƯ.
Khi con người tôi vừa mô tả được dẫn tới trước mặt ông chủ của tôi – ông tên là Đêhaut – y nói với ông như sau:
-“Thưa ngài, cảm ơn ngài đã cứu sống. Không có ngài, hẳn tôi đến chết mất.”
-“Đúng thế,” ông Đêhaut đáp. “May mà kịp gặp chúng tôi, nếu không anh đã phải chết đuối.”
Y mỉm cười:
- “Sóng nước thì tôi chẳng sợ. Tôi chỉ có thể sống nhiều năm liền trong nước chẳng cảm thấy co chi bất tiện. Điều dày vò tôi nhiều hơn là cái đói. Cả một ngày trời vừa rồi tôi không có cái gì cho vào bụng. Đối với một người háu đói như tôi, một ngày đã là quá dài. Bởi vậy xin ngài cho vui lòng bảo anh em có thức gì mang cho tôi ăn cho lại sức, vì tôi chịu đói cả một ngày trời rồi. Chẳng phải cầu kỳ đâu, các vị có sẵn thức ăn gì cho tôi dùng thứ ấy, thức gì tôi cũng chén được.
Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau, ngạc nhiên trước những lời lẽ ấy. Chắc hẳn trải qua tai nạn hiểm nghèo, anh chàng này đầu óc có vẽ không được bình thường. Ông chủ tàu cũng nghĩ vậy. Nhìn bộ dáng anh chàng háu đói, ông truyền mang ra các thứ thức ăn đủ làm no lòng sáu người đàn ông đang chờ bữa, và lấy mấy chiếc áo quần cho y mặc tạm.
- Quần áo, tôi chẳng cần, - y nói, - tôi lúc nào cũng trần như nhộng thế này.
- Nhưng ông cũng nên nghĩ như vậy không được lịch sự lắm đối với chúng tôi chứ - Ôn chủ tàu nói.
- Hừm, - anh chàng cáu kĩnh, - rồi các ông sẽ phải quen dần.
Câu trả lời ấy càng làm cho chúng tôi nghĩ anh chàng này hơi quẩn trí. Đang đói, anh chàng sốt ruột, soạn bữa ăn gì mà lâu lạ đến thế, y dậm chân suống sàn tàu, y hầm hè trong họng, đôi mắt sát nhân của y long lên sòng sọc. Cuối cùng khay thức ăn được mang ra. Y sà ngay suống ăn ngấyu ăn nghiến hết sạch trong một nhoáng, dưới các đôi mắt ngỡ ngàng của tất cả chúng tôi, bỡi bữa ấy như đã nói đủ làm no bụng sáu người đàn ông háu đói.
Khi đã quét sạch sành sanh mọi thứ trên bàn ăn, với giọng đầy quyền uy, y ra lệnh mang thêm nữa. Ông Đêhaut muốn thử sức xem anh chàng này ngốn được đến đâu, truyền nhà bếp cứ mang ra. Lần nữa, thức ăn cũng y như lần trước, và vẫn được y quyét gọn trong khoãng thời gian không lâu hơn mâm trước. Tướng đến mức ấy là vừa, nhưng chúng tôi nhầm. Y đòi thêm một khay nữa. Một người giúp việc ông Đêhaut lấy thế làm bất bình, đinh gây sự với y. Nhưng y đã chú ý quan sát và đề phòng; ngay đến trả miếng đầu tiên y đã tóm gọn người giúp việc đáng thương, dùng các móng tay nhọn hoắt xé xác anh ta ra. Mọi người rút gươm nhất tề xông vào hỏi tội. Ít nhất cũng năm chục tay đao kiếm tuốt trần. Mọi người thi nhau xông vào định kết liễu con người man rợ ấy, và đều bàng hoàng nhận ra da của y còn rắn hơn kim cương, các mũi đau mũi kiếm điều gãy hoặc cùn mà chẳng sao chọc được qua da y. Y chộp lấy một thủy thủ hăng hái nhất, bốp chết anh ta trước con mắt kinh hoàng của cả đoàn thủy thủ trên tàu.
Khi nhận ra đao kiếm không đâm thủng được người y, chúng tôi lại nhất tề xông vào, đinh quật ngã anh chàng và ném xuống biển. Nhưng chẳng sao động đến sợi chân lông của y. Không những tay chân y rắn như thép, y còn biết dùng các móng tay nhọn hoắc bấu vào sàn tàu, và cứ thế trơ ra chẳng khác một ghềnh đá luỗn vũng chãi trước muôn ngọn sống xô vào. Đã không tỏ ra lo sợ trước thái độ chúng tôi, y còn mĩm cười mỉa mai:
- Này các bạn, ta nói thật, các bạn xử sự như thế là nhầm rồi, tốt hơn nên tuân lệnh ta. Ta đã hạ gục nhiều bọn bất trị hơn các bạn nhiều. Ta tuyên bố nếu các bạn cứ nhất quyết cưỡng lại ý ta, thì ta sẽ cho tất cả các bạn mất mạng y như hai tên đồng nghiệp của các bạn vừa rồi.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM SÁU MƯƠI LĂM.
Chúng tôi nghe lạnh xương sống. Chẳng ai dám kháng cự y nữa. Đành phải đi lấy thức ăn và ngoan ngoãn mang ra cho y mâm cổ thứ bạ Y lại ngồi vào bàn ăn, có thể nói anh chàng này càng ăn càng như đói thêm chứ chẳng cảm thấy no bụng bao giờ.
Thấy rốt cuộc mọi người điều răm rắp tuân lệnh, y tỏ ra vui vẻ hơn. Y nói y rất tiếc bắt buộc phải đối xử với chúng tôi như vừa rồi, bởi y quý chúng tôi. Không được thủy thủ vớt lên khỏi biển mà cứ để y chơi vơi thêm mấy tiếng đồng hồ nữa thì có thể y đã chết vì không tìm được cái gì cho vào bụng. Y mong rồi sẽ gặp được con tàu nào chở nhiều thực phẩm đi ngang qua, y sẽ nhảy sang con tàu ấy và để cho chúng tôi yên. Y vừa ăn vừa ngồm ngoàm nói cho biết vậy. Y còn cười cợt, nói đùa với những người chung quanh nữa chứ. Thật tình trông y cũng ngộ nghĩnh, mặc dù tình cảnh chúng tôi lúc này chẳng có gì để vui vẻ.
Sau mâm cỗ thứ tư, y ngừng lại. Và hai tiếng đồng hồ sau đấy, chưa thấy y đòi ăn uống gì thêm. Y chuyện trò với chúng tôi khá thân mật. Y hỏi từng người nào đến, phong tục tập quán nước ấy ra sao và đã từng có những chuyên phiêu lưu như thế nào. Chúng tôi hy vọng chừng ấy thức ăn nằm trong bụng y lên men bốc lên đầu có thể làm cho y buồn ngũ. Ai nấy nôn nóng chờ đợi cái phút ấy đến, và ngầm hẹn với nhau, khi một y ngũ say sẽ nhất tề túm lại nhất y bổng y ném xuống biển trước khi y kịp hoàn hồn. Đó là niềm hy vọng cuối cùng, bởi cho dù trên tàu có mang nhiều thực phẩm, song với cung cách như y từng dùng bữa vừa rồi, chẳng bao lâu mọi thực phẫm sẽ cạn kiệt. Nhưng hỡi ơi! hy vọng chúng tôi chỉ là sự hão huyền. Chúng tôi, nói trước cho biết, y chẳng bao giờ ngũ. Y bảo nhờ ăn nhiều, số thức ăn thừa ra bù đắp cho nhu cầu của cơ thể cần có sự nghĩ ngơi để lấy sức lại sức như thông thường ở mọi người khác.
Chúng tôi đau đớn thừa nhận thực tế đáng buồn ấy. Đáp những điều y hỏi, mọi người cố tình nói năng dài dòng, kể lễ những chuyện không đâu vào đâu làm cho y đến phát chán rồi buồn ngũ và chợp mắt, song chẳng có kết quả. Mọi người đều than thân trách phận. Ông chủ mất hết hy vọng có thể trở về nước Gôncong của ông. Đột nhiên thấy trời trên đầu chúng tôi tối sầm lại. Thoạt trông, ai cũng nghĩ chắc một cơn bão đang hình thành. Cũng là điều đáng vui, vì gặp bão đôi khi hy vọng sống sót còn nhiều hơn sống trong tình cảnh này. Hy vọng con tàu xô vào một tảng đá ngầm ở gần một hòn đảo nào, vỡ tan ra, cho chúng tôi bơi vào bờ, may ra có người còn sống sót và thoát khỏi bàn tay tên hung ác kia, bởi điều cầm chắc là sau khi chén hết mọi thực phẩm dự trữ trên tàu, anh chàng sẽ bắt từng chúng tôi để đánh chén dần.
Mong gặp một cơn bão lớn. Bão chưa đến, chúng tôi đã cầu trời cho con tàu đắm. Tuy nhiên, tất cả đều nhầm. Cái đám đen che khuất bầu trời mọi người tưởng là đám mây và hơi nước ấy, lại là một con chim đại bàng khổng lồ, loại chim gọi la rokh thỉnh thoảng xuất hiện trên không gian ở vùng biển này. Song con chim đang bay trên tàu chúng tôi là một con cực lớn, chưa ai từng nhìn thấy bao giờ. Con đại bàng ấy lao nhanh như chớp xuống con tàu, cắp lấy anh chàng độc ác và bay đi. Anh chàng bất ngờ, không kịp chuẩn bị đối phó. Ngay tất cả chúng tôi trên tàu, mãi một lát sau mới định thần hiểu ra chuyện ấy, khi con chim đã bay lượn trên không trung cùng với con mồi quắp trong móng vuốt của nó.
Chúng tôi chứng kiến một cuộc chiến kỳ lạ giữa con chim đại bàng và anh chàng hung tợn. Anh chàng sau phút bất thần, nhận ra mình bị con ác điểu bắt, liền quyết định đánh trả. Lúc này hai tay anh ta được tự do. Lập tức y đưa các móng tay nhọn cấu vào thân con chim xé nát, và đưa răng cắn vào bụng con quỷ có cánh, ăn hết lông và thịt của nó ở vùng bụng. Chắc con chim đau đớn lắm, nó kêu lên một tiếng vang dậy cả vùng trời, rồi dùng vuốt móc đôi mắt anh chàng. Không còn nhìn thấy gì nữa, anh chàng vẫn không chịu buông tay. Y thò tay vào ngực móc ra chén luôn qua tim con đại bàng. Cả hai con vật và người rơi xuống biển cả, không xa con tàu chúng tôi.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM SÁU MƯƠI SÁU.
Định mệnh đã dành số phận như vậy cho con người hung ác. Thấy cảnh tượng ấy, mọi người trên con tàu vui mừng khôn tả. Chúng tôi vừa mừng được thoát khỏi tay kẻ thù vừa thương cho con chim đã cứu mạng sống tất cả đoàn thủy thủ và hành khách trên tàu.
Chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình. Chuyện trò với nhau, không ai hiểu sao trên đời có giống người ngợm như anh chàng hung tợn ấy. Nhờ thuận buồm xuôi gió, sau nhiều ngày lênh đênh trên đại dương, chúng tôi nhìn thấy đất liền. Một thủy thủ trèo lên cột bườm quan sát. Tính toán tọa độ, thuyền trưởng biết con tàu lúc này đang ở phía tây đảo Giava. Từ vùng biển này, sắp đi vào eo Xông, nằm giữa mũi cuối của đảo Giava về phía tây và mũi cuối đảo Xumatra vè mạn đông. Nơi đây không cách xa thành phố Bentam là mấy.
Mừng vui về phát hiện ấy, thuyền trưởng ra lệnh cho kéo thêm buồm. Và may mắn hơn nữa, gió đang thổi hướng nam đột nhiên chuyển qua hướng đông, rất thuận lợi cho con tàu đi vào eo biển. Nhớ có gió thuận, chẳng bao lâu chúng tôi được cập bến cảng Bentam.
Tàu mua thêm thực phẩm dự trữ. Cãng này chỉ cách thành phố Batavia chừng mười hoặc mười lăm hải lý, ông chủ tàu của chúng tôi vốn có công việc ở đấy, liền hạ lệnh cho tàu trực chỉ Batavia. Tôi hết sức mừng có dịp ghé thăm Batavia, vì đấy là một thành phố đặt biệt, vô cùng tráng lệ. Riêng ở Batavia có thể xem đủ mọi kỳ quan như xem ở toàn đế quốc Trung Hoa. Ông chủ Đêhaut giải quyết xong công việc của ông, con tàu lại quay mũi trực chỉ vè vương quốc Gôncong. Từ quần đảo Nam Dương, tàu sẽ phải đi gần một tháng trời ròng rã mới về đến nước ấy.
Nhà ông chủ của chúng tôi ở ngay kinh thành. Ở đấy hầu như ai cũng biết va yêu mến ông ta. Bởi vậy việc ông đi xa trở về được nghênh đón đặc biệt nồng nhiệt. Đới với gia đình ông, khỏi phải nói. Bà vợ và cô con gái ông ôm hôn không biết chán, khiến con người từng trải qua mừng gặp lại được vợ con, cũng không cầm được vài giọt nước mắt xúc động.
Sau đó, ông giới thiệu tôi với vợ và con gái, như một nô lệ mà ông đặt biệt yêu quý. Ông yêu cầu vợ và con gái vui lòng nhận tôi vào làm để sai bảo. Chẳng bao lâu, tôi được cả hai người phụ nữ ấy tin cậy. Việc gì phải qua tay tôi làm, hai bà ấy mới vừa ý. Những gia nhân khác trong nhà không những không ganh tị mà còn tỏ ra vui lòng thấy tôi được đối xử đặc biệt. Đúng là tôi xử sự rất chu đáo đối với tất cả mọi người, và thỉnh thoảng tôi lại tạo điều kiện cho họ được chủ thưởng công cho dù chưa đáng thưởng.
Ông Đêhaut thân thiết với tôi tới mức một hôm ông nói riêng với tôi như sau:
- Anh Abunphauri à, - toi đã cho ông biết tên thật cũng như không giấu giếm ông tôi là người gốc gác nước nào - anh thấy đấy, ta bao gio cũng đối xử tốt với anh khác những gia nhân khác. Ngay từ khi mới gặp anh, ta đã thấy anh có cảm tình và ta đã làm hết sức để cho cuộc sống nô lệ của anh không đến nỗi quá nặng nhọc. Hôm nay ta muốn bày tỏ để anh thấy rõ thêm, ta quý anh như thế nào. Anh đã nhìn thấy con gái ta rồi đấy. Có lẽ cả kinh thành Gôncong này không có ai xinh hơn nó, ta muốn gã nó cho anh. Ta đã thử thăm dò tình cảm của nó, hình như anh cũng được nó có sẵn lòng thương.
Tôi choáng váng trước ý kiến đề xuất của ông chủ. Ông chẳng khó khăn gì không nhận ra tôi không mấy vui lòng trước đề nghị ấy. Ông hỏi:
- Hóa ra ý kiến ta lại làm cho anh buồn phiền hay chăng? Được thừa kế toàn bộ gia sản của ta và anh lấy Facrinisa làm vợ không đáng cho một người đang làm nô lệ như anh muốn hay sao?
- Thưa ngài, - tôi đáp, - vinh dự được làm con rể ngài thật quá lớn đối với tôi giá như ngài cũng là tín đồ Hồi Giáo...
- Nếu anh chỉ phải trở ngại vì mỗi điều ấy thôi, - ông ngắt lời, - thì chúng ta dễ thỏa thuận với nhau. Ta đã quyết định theo đạo Hồi, và con gái ta cũng ngõ ý muốn được như vậy. Mặc cho các vị thầy cúng nói đủ mọi điều tốt đẹp, ta không thể nào tiếp tục thờ phụng mãi các con bò. Ta đủ trí thức để nhận ra đó là sự mê tín đáng thương hại. Ta cảm thấy trên trời có một đấng Tối cao, thiêng liêng hơn mọi thần thánh. Vì vậy, con trai à, con hãy chấp nhận đề nghị của ta không nên ngại ngần, không nên chậm trể.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM SÁU MƯƠI BẢY.
Mặc dù nàng Facrinisa rất đáng yêu và cuộc hôn phối này rất có lợi cho tôi; mặc dù về mặc tôn giáo tôi không còn lo bị ai chê trách nữa khi cưới con gái ông Đêhaut làm vợ, tôi vẫn cảm thấy ngại ngần. Sự ngại ngần ấy chỉ có thể do lòng thương nhớ tiểu thư Canzat gây nên. Tuy nhiên tôi đủ nghị lực để không lộ điếu ấy cho ông chủ của tôi nhận thấy. Thấy tôi im lặng, không có lời gì phản bác, ông ngỡ tôi đồng ý, liền đi bảo ngay tin cho vợ và con gái cùng rõ.
Tiếp đó tôi có cuộc trò chuyện riêng Facrinisa. Nàng tỏ ra vui vẻ và hài lòng, thấy vậy tôi hiểu ngay tôi không đến nỗi không làm vừa ý nàng. Các vị có thể rõ hơn tâm trạng cô gái khi nghe những lời nói như sau:
- Anh Abunphauri ơi, em rất vui lòng khi phụ thân em đã chọn anh để lấy em làm chồng. Em tin hẳn anh đủ hào hiệp để vui lòng mang lại hạnh phúc cho em, cho dù có vì vậy làm tổn hại đến hạnh phúc của anh.
- Thưa cô Facrinisa, cô không nhầm. Không có việc gì tôi không cố hết sức làm để vui lòng cô.
- Hãy nghe em nói đây, - nàng nói tiếp, - em có việc này muốn cậy đến anh. Em yêu con trai một thương gia thành phố Gôcong, chàng cũng yêu em tha thiết lắm. Chàng đã nhiều lần nhờ người đến ngõ lời cầu hôn, nhưng làn nào phụ thân em cũng khước từ, do giữa hai gia đình co chuyện bất hòa từ ngày xữa ngày xưa. Giờ anh cứ cưới em. Ngay hom sau ngày cưới, anh hãy tõ ra làm bộ nổi giận và đuổi em ra khỏi nhà. Sau đấy anh lại tỏ ý muốn nhận vở trở lại, và anh sẽ chọn tình nhân em là hula cho em.
- Tôi hiểu ý cô, tôi đáp - Cô muốn tôi cưới cô làm vợ để cô được sống với tình nhân của cô chứ gì. Được, thưa tiểu thơ, cô sẽ vừa ý. Cho dù hết sức khó khan0 cho tôi phải nhường một người vợ xinh đẹp như cô cho một vị khác, tôi nghĩ mình sẽ đủ nghị lực để cố gắng làm tốt việc này. Nhưng rồi ngày Đêhaut sẽ nghĩ thế nào, ngài sẽ nói như thế nào với tôi qua cách xử sự ấy? Cô biết tôi hàm ơn ngài nhiều lắm. Ngài sẽ ngạc nhiên về các hành vi của tôi. Chắc chắn ngài sẽ trách tôi. Tôi biết đáp sao trước những lời trách móc ấy?
- Anh chớ nên lo ngại về chuyện ấy, - nàng đáp - Anh cứ mỗi một việc làm thật đúng đắn những lời em dặn, em hứa phụ thân em sẽ hài lòng về anh.
Tin vào lời hứa, tôi khẳng định với nàng tôi sẵn sàng làm mọi việc để bảo đảm thực hiện mối tình của nàng đối với chàng trai kia. Nàng cũng hài lòng lắm về lời quả quyết của tôi, liền thúc giục cha hãy mau mau tổ chức lễ thành hôn, do vậy hôn lễ cữ hành chỉ mấy ngày sau đó. Trước khi làm lễ cưới, nàng chối bỏ tôn giáo của mình và làm lễ quy theo đạo Hồi. Tất cả lợi ích tôi thu được từ đám cưới ấy, là khiến nàng từ chối từ đạo thần linh vật và trở thành một tín đồ Hồi giáo sớm hơn dự định. Cho dù nàng rất khả ái, nhưng tôi là người tôn trọng chữ tín nên vui lòng hy sinh hạnh phúc được làm chồng thật thụ, chỉ coi nàng như một vật người ta ký gửi, để rồi trao trả lại vẫn còn trinh nguyên và toàn vẹn.
Tôi chẳng phải giữ vật ký ấy quá lâu. Tôi phải làm theo lệnh tiểu thư ấy theo cách như sau, để trao trả nàng cho đấng tình quân. Mấy ngày sau lễ thành hôn, tôi tuyên bố đuổi vợ ra khỏi nhà. Đúng như tôi đoán trước, ông Đêhaut rất ngạc nhiên. Ông thân hành đến nhà tôi - bởi hai vợ chồng chúng tôi ngay sau cưới dọn đến sống tại một ngôi nhà riêng - hỏi tại làm sao tôi đuổi nàng Facrinisa đi. Tôi đáp, bởi tôi nhận ra nàng đang ôm ấp một mối tình khác trong tim, tôi không thể lấy người vợ trái với sở nguyện của nàng, vì vậy tôi phải đuổi nàng đi. Ông Đêhaut cười tôi sao quá ư tế nhị thế và bảo rồi đây con gái ông sẽ yêu thương quyến luyến tôi cho mà xem. Tóm lại, ông khuyến khích tôi sắp tới nên nhận nàng trở lại làm vợ mình, tôi làm ra tỏ vẻ tin lời ông nói. Tôi thưa:
- Bây giờ con đi lên phố, tìm một chàng trai vui lòng nhận làm hula, tối nay con sẽ đưa anh chàng ấy về nhà cùng với viên phó chánh án để làm các thủ tục cần thiết. Sáng sớm mai, con sẽ báo tin cho cha rõ, lúc ấy chúng ta sẽ lại tổ chức lẽ thành hôn linh đình hơn.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM SÁU MƯƠI TÁM.
Ông Đêhaut trở về nha, khá hài lòng chứ không còn bực bội như khi thoạt nghe tin tôi đuổi con gái ông ra khỏi nhà. Ông để tùy tôi tự ý lựa chọn người làm hula, và tiến hành nốt phần thủ tục sau đó. Vậy là tôi thân hành đến gặp người tình của cô Facrinisa, sau đó viên phó chánh án làm thủ tục thành hôn ho họ trước sự chứng kiến của tôi.
Hai vợ chồng mới sống chung với nhau đêm hôm ấy. Sáng hôm sau, vì anh chàng hula không chịu đuổi vợ đi, tôi tìm đến nhà ông Đêhaut, rồi làm ra vẻ buồn rầu đau đớn báo cho ông biết anh ta không chịu bỏ vợ, đúng như lời anh ta đã hứa với tôi ngày hôm trước là sẽ làm mọi việc theo tôi mong muốn.
- Phải xem anh chàng hula ấy là kẻ nào, Ông Đêhaut nói. Nếu đấy là kẻ khố rách áo ôm, ta có đủ tiền bạc và danh vọng bắt nó trả lại con gái cho ta.
Vừa lúc ấy, viên phó chánh án đến, nói với ông:
- Thưa ngài Đêhaut, tôi đến báo cho ngày biết tay hula mà người con rể ông đã chọn, là con trai vị thương gia Ame. Như vậy, con gái ông phải bỏ người chồng đầu, bởi người chồng thứ hai tuyên bố sẽ không bao giờ nhường lại vợ mình cho người chồng cũ của cô ấy. Tôi biết ông Ame chưa bao giờ là bạn của ông, song tôi khuyên ông nen làm lành với ông ta để giữ cho cuộc hôn nhân này được suông sẽ tốt đẹp. Ông hãy quên đi mối hận thù đối với Ông Ame.
Viên phó chánh án không chỉ khuyến khích ông chủ tôi nên làm lành với con rể mới, y còn tự nguyện đích thân đến gặp ngài Ame và cố gắng hết sức trong vi phạm quyền lực của mình để giúp hai ông thông gia giữ được hoà khí với nhau. Ông Đêhaut vốn là con người lịch lãm, biết không có cách nào khác cách người ta vừa ngõ ý, ngõ lời chấp thuận. Viên phó chánh án cũng tìm gặp thương gia Ame làm theo cung cách vừa rồi, vậy là hai gia đình hoàn toàn vui vẻ. Điều thú vị hơn cả, là ông chủ của tôi cho tôi là nạn nhân của vụ lập lại hòa khí giữa hai gia đình thông gia, sinh lòng thương hại cho tôi. Và để đền bù, ông biếu tôi một số tiền khá lớn, tuyên bố cho tôi trở thành người tự do và cho phép cho tôi được trở về Basra.
Như vậy đấy, cô tiểu thư Facrinisa thóat khỏi một người chồng cô không mơ ước và đoàn tụ với người yêu. Khi thấy hạnh phúc cô được bảo đảm, tôi rời thành phố Gôncong. Gặp lại mấy người định cùng đi về Xurat, tôi theo họ về mạn bờ biển. Gặp một con tàu sắp nhổ neo, chúng tôi cùng nhau lên tàu và thuận buồm xuôi gió đến thành phố Xurat. Giá như ngay hôm say ngày cập bến, gặp được một chuyến tàu khởi hành đi Basra, hẳn tôi đã nắm lấy ngay cơ hội ấy. Nhưng bởi chưa có con tàu nào sắp khởi hành, tôi đành phải lưu lại Xurat chờ có chuyến.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM SÁU MƯƠI CHÍN
Thành phố Xurat rất dễ chịu. Ở đây có nhiều cảnh vật đẹp và công trình kỳ thú, làm cho tôi không thấy bực mình phải đợi chờ tại đây. Tôi thường đến các nhà tắm công cộng, phần lớn rất đẹp và khách được phục vụ tốt hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Tôi cũng thơ thẩn dạo chơi ra vùng ngoại ô, hoặc la cà dọc theo phố xá đông đúc, hoặc thăm thú các công viên xanh tươi. Thành phố này có nhiều vườn hoa được trong nom chăm sóc rất cẩn thận, thường xuyên mở cửa để khách ai muốn đi dạo trong ấy cứ vào.
Một hôm, tôi đang dạo chơi trong vườn hoa, chợt gặp một người đàn ông khá cao tuổi ở một lối rẽ, ông chào tôi rất lịch sự. Tôi vội đáp lễ, và chúng tôi bắt đầu nói chuyện. Ông này có vẽ cởi mở, chân thành, và vì vậy tôi cũng tỏa thái độ giống như ông. Ông nói ông là một người ngoại đạo (Đạo Hồi), ông có một chiếc tàu nhỏ đậu ở bến cảng Xurat, năm nào cũng làm một chuyến chu du ngắn trên biển. Về phần mình, để tỏ ra mình cũng cởi mở không kém ông, toi nói tôi là người theo đạo Hồi, và thuật lại cho ông nghe tất cả mọi chuyện xảy ra với mình.
Ông ta tỏ ra thông cảm với những nỗi bất hạnh của tôi lắm, khiến tôi hơi lấy làm lạ. Ông nói tiếp:
- Con trai à, hẳn anh lấy làm ngạc nhiên sao ta chia sẽ các nỗi buồn phièn với anh. Bản tính ta xưa nay vốn hay thương người, hơn nữa chẳng hiểu sao ta có nhiều tình cảm với anh cho dù anh không phải là người cùng đạo giáo với ta. Ta rất xúc động trước những hiễm nghèo anh đã trải qua. Giá sự cụ thân sinh anh nghe kể lại những chuyện ấy, chắc ông không thể nào xúc động hơn ta.
Người ta tỏ tinh thân hữu với mình dĩ nhiên mình phải đáp lại, bản tính tự nhiên là vậy mà. Nếu ông nói với tôi những lời đầy thông cảm, thì ông cũng hài lòng nghe những lời tốt đẹp tôi bày tỏ với ông. Ông già có vẻ rất thích thú. Ông thốt lên:
- Ôi, hỡi chàng trai. Ta rất hài lòng hôm nay cái gì xui khiến ta dạo vào chơi trong vườn này, nhờ vậy ta được làm quen với anh. Anh không thể ngờ ta cảm tình nồng hậu với anh đến mức nào. Càng chuyện trò, ta càng quý anh. Thôi chúng ta hãy trở vào trong thành phố, ta mời anh, hãy đến nhà ta nghĩ lai. Ta già rồi, giàu có, lại không có con, ta muốn coi anh là người kế thừa.
Nói đến đây ông mở rộng vòng tay, ôm hôn tôi thắm thiết như thể tôi đúng là con trai ông đẻ ra.
Tôi phải hết lời tạ từ ông về thịnh tình ấy. Ông già lại mời mọc ân cần, tôi lại lịch sự tạ từ. Kết cục của buổi chuyện trò, là chúng tôi cùng ra khỏi vườn hoa và cùng đi vào phố. Ông dẫn tôi đến nhà, nhà ông đúng là vào loại những ngôi nhà đẹp nhất thành phố Xurat. Người gác cổng vừa mở cái cổng thông ra đường, tôi đã nhìn thấ ở chính giữa sân hai bồn hoa nở rộ các loại hoa tươi, ỡ giữa hai bồn là một lối đi đắp bằng vừa rắn trong đẹp tựa đá hoa. Theo lối đi ấy, vào ngôi nhà tiền sãnh. Thật ra đồ đạc trong nhà không phải tất cả đều thếp vàng dán bạc, song nhìn rất trang nhã. Thảm trãi nhà cũng như bàn ghế chỉ bọc bàng vải in hoa, song các gian phòng đều trang hoàng ưa mắt. Các loại vải hoa ấy, nói cho đúng, rất đẹp và thẩm mỹ cao, đều được sản xuất tận Maxulipatan hoặc các thị trấn vùng duyên hải Coromanden.
Thoạt tiên, ông già ép tôi xuống tắm cùng ông trong một cái ao rộng, thành xây bằng đá khá đẹp. Nước trong suốt mát lạnh. Ông vẫn tắm nước ao này, vừa cho mát người, vừa để thể hiện nghi thức hằng ngày trong đạo giáo của ông. Tắm xong, người nhà giúp lau người và mang áo quần sạch đến cho chúng tôi thay. Tiếp đấy chúng tôi sang một căn phòng khác. Ông già và tôi cùng dùng bữa, có nhiều món thịt đựng trong các đĩa bằng sứ Trung Hoa và đĩa sơn mài Nhật Bản. Các món ăn dùng nhiều gia vị đắt tiền: nhục đậu khấu vùng eo biển Malacca, đinh hương mà Macassa, quế thơm đảo Xêrendip,.... Sau khi ăn uống thả giàn, chúng tôi dùng rượu cất từ quả cọ, gọi là tary, ngon tuyệt vời.
Sau bữa ăn, ông già nói với tôi:
- Giờ ta có một điều tâm sự ngõ riêng với anh, để anh thấy ta quý anh tới mức nào. Mười lăm ngày nữa ta sẽ cho tàu rời cãng, đến một hòn đảo nhỏ năm nào ta cũng tới đó. Trên hòn đảo hoang vu ấy, không có người ở vì thú dữ lắm, có chừng hai trăm cái giếng sâu. Trong các giếng ấy chứa nhiều ngọc trai to một cách dị thường. Chỉ có mình ta biết điều đó thôi. Xưa kia có một vị thuyền trưởng, ta từng làm nô lệ cho ông, chỉ cho ta biết cách sao đến chổ ấy an toàn, bất chấp vô vàn hổ dữ dường như sinh ra để giữ gìn các giếng ngọc ấy.
- Đúng là ngài thuyền trưởng đã làm rất đúng khi bài cho cụ cách thức - tôi ngắt lời ông già, - bởi loài hổ dữ có bao giờ để yên cho người lạ đến gần noi sinh sống của chúng mà lấy ngọc.
- Dễ thôi, - ông đáp, - Thật ra rất dễ xua hổ báo chạy đi. Chúng ta cứ đốt đuốt cho sáng và cấm đuốc lên đảo vào ban đêm. Hổ báo vốn sợ lửa, thấy ánh sáng chúng chạy trốn mất tăm.
Vậy anh và ta sẽ cùng nhau đi lấy thật nhiều ngọc trai ở các giếng ấy đưa về, mang ra các thành phố bán. Tất cả số tiền bán ngọc trai, cộng với gia sản khá to ta để lại, anh sẽ là người thừa hưởng sau khi ta qua đời.