Nghìn lẻ một ngày

Chương 12 (B)

  NGÀY THỨ TÁM MƯƠI TƯ.

Giờ đây tôi không sống chạy theo lạc thú và phóng túng như ngày trước nữa, tôi quyết định nối nghiệp cha làm nghề buôn kim hoàn. Tôi cũng có ít nhiều hiểu biết về ngọc ngà châu báu, tin rằng mình có thể làm ăn thành đạt. Tôi tìm liên kết với hai thương nhân cũng chuyên nghề buôn kim hoàn ở thành phố Batđa. Hai người này xưa kia từng là bạn của thân sinh tôi. Họ đang chuẩn bị một chuyến đi buôn xa về mãi thành phố Ormut. Ba chúng tôi cùng nhau về thành phố cảng Basra. đấy, chúng tôi chung vốn mua một con tàu rồi lên đường tính chuyện sẽ cập bến ớ cái vịnh cũng mang tên Ormut.

Ba chúng tôi làm ăn rất hợp ý nhau. Con tàu gặp cơn gió thuận nhẹ nhàng lướt sóng. Chúng tôi sống những ngày thích thú trên tàu. Tàu sắp cập bến đúng như mong ước. Lúc này tôi mới nhận ra hai người bạn tôi liên kết không phải là những con người làm ăn đứng đắn như tôi hằng tưởng. Tàu sắp đến gần cái mũi ở đầu vịnh và chuẩn bị cập bến đất liền, điều làm cho mọi người trên tàu rất đỗi vui mừng. Trong niềm vui, chúng tôi không nề hà uống nhiều rượu ngon đã mua trừ sẵn trước khi rời bến cảng Basra. Hơi quá chén, tôi mặc nguyên cả áo quần và ngủ thiếp đi giữa đêm khuya trên chiếc sập.

Trong khi tôi đang thiêm thiếp giấc nồng, thì hai ông bạn liên kết mỗi người túm lấy một tay tôi, ném tung người tôi xuống biển cả qua một cửa sổ nhỏ của khoang tàu. Đáng ra tôi đã bỏ mình giữa biển cả. Cho đến lúc này, tôi vẫn không hiểu vì sao tôi sống sót sau chuyện không may ấy, vì hôm ấy biển động, gió lớn, sóng to. Dường như trời ngăn các ngọn sóng lớn không cho nhấn chìm tôi xuống đáy biển, lại hắt tôi lên mặt đất ở chân một ngọn núi phía bên kia mũi đất nhô ra ngoài vịnh. Tôi dạt lên bờ, người không hề bị thương tích. Tôi nghỉ qua đêm ở đấy và tạ ơn thượng đế đã giải thoát cho khỏi cái chết, ơn tái sinh tôi không bao giờ hết ngợi ca.

Khi trời rạng sáng, tôi vất vả lắm mới leo lên được đỉnh núi, vì sườn núi chỗ này rất hiểm trở. Tôi gặp nhiều người nông dân ở các vùng lân cận, họ đang đến đây khai thác pha lê mang về bán ở thành phố Ormut. Tôi thuật lại cho họ nghe tôi vừa trải qua một tai nạn suýt nữa mất mạng. Họ cũng như tôi đều cho tôi thoát chết là nhờ có chuyện thần kỳ. Những con người tốt bụng ấy thương hại thân phận của tôi, họ chia cho tôi một phần lương thực họ mang theo, gồm cơm nắm trộn lẫn hạt kê. Sau khi khai thác đủ số pha lê cần thiết, họ dẫn tôi cho cùng theo về Ormut, một thành phố lớn.

Tôi tìm đến trọ tại một nhà dành cho du khách lưu trú. Người đầu tiên tôi gặp là một trong hai người bạn thương nhân đã liên kết với mình.

Anh chàng ấy có vẻ ngạc nhiên thấy một người y đã ngỡ làm mồi cho cá rồi bỗng nhiên xuất hiện. Y vội chạy đi tìm người bạn kia bàn bạc cách làm hại tôi. Tôi thấy hai chúng nó thì thầm với nhau, rồi chúng cứ' thản nhiên đi vào cái sân nơi tôi đang đứng, phớt lờ làm ra vẻ chẳng biết tôi là ai. Tôi liền bảo chúng:

- Bọn tráo trở kia! Trời không cho các người phản trắc thành công đâu. Cho dù các người dã man đến thế ta vẫn còn sống đây. Các người hãy ngay lập tức giao lại số châu báu của ta cho ta, ta chẳng muốn làm ăn chung với những con người xấu xa độc ác như các người nữa.

Câu nói của tôi không làm chúng bối rối chút nào, ngược lại chúng còn dám cất lời la lớn:

- Thằng kẻ cướp? Thằng khốn nạn! Mày là ai, mày từ đâu đến? Mày nói đến số ngọc ngà đồ đạc nào thuộc sở hữu của mày?

Vừa nói chúng vừa vác gậy phang tôi. Tôi doạ sẽ đến kêu quan chánh án. Nhưng chúng nó đi trước nước cờ của tôi, khi tôi chưa kịp đến toà án. Sau khi chào lạy rất trọng thị, rồi dâng quan chánh án một số viên ngọc chúng mang theo người, có thể đấy là những viên ngọc của chính tôi, chúng thưa với quan chánh án:

- Thưa quan lớn, ngài là đuốc sáng của sự công bằng, ánh sáng của ngài từ trước tới nay vẫn xua đi bóng đen những lời dối trá. Chúng tôi đến đây cầu van sự cứu giúp ở cửa quan. Chúng tôi là những người nước ngoài không nơi nương tựa. Chúng tôi đến từ một xứ rất xa xôi đến đây buôn bán, có lẽ công bằng nào cho phép một tên ăn cướp thoá mạ chúng tôi? Lẽ nào quan lớn cho phép nó được cướp đoạt bằng lời dối trá số của cải mà chúng tôi đã tích cóp được sau bao nhiêu vất vả nhọc nhằn, thậm chí có khi suýt phải trả giá bằng mạng sống của mình?

Quan chánh án hỏi:

- Các ông muốn phàn nàn về người nào?

- Bẩm quan lớn,- chúng đáp- Chúng tôi đâu có biết nó là ai, chúng tôi chưa bao giờ trông thấy nó.

 Vừa lúc ấy tôi bước chân đến toà án. Vừa trông thấy tôi, hai tên ấy kêu toáng lên:

- Bẩm quan lớn, chính hắn kia. Đích thị hắn là tên khốn nạn, tên trộm cướp bất nhân. Thậm chí hắn còn dám vác mặt đến trước mắt quan lớn. Xin quan chánh án công minh, ngài hãy đoái thương bảo vệ chúng tôi.

Đến lượt mình, tôi tiến đến gần quan chánh án định trình bày. Nhưng bởi tôi không có quà cáp nào lót tay quan, cho nên chẳng có cách nào làm cho vị quan toà ấy chịu lắng nghe. Thái độ bình tĩnh và kiên quyết của tôi càng làm cho viên quan cho rằng tôi hỗn láo. Không buồn nói năng thêm, quan ra lệnh cho mấy tên lính tống giam luôn. Trong khi bọn lính gông cổ tôi lại, lấy xiềng sắt xích chân tôi, thì hai tên buôn liên kết với tôi hớn hở trở về. Chúng tin chắc, lần này hẳn phải có một sự thần kỳ mới, may ra mới có thể giúp tôi thoát khỏi bàn tay quan án.

  NGÀY THỨ TÁM MƯƠI LĂM.

Có lẽ tôi đã không thể nào ra khỏi nhà tù nếu không có một sự kiện xảy ra. Lần này tôi được tai qua nạn khỏi cũng nhờ sự ngẫu nhiên may mắn như lần thoát chết trong vùng vịnh Ormut. Tôi nghĩ đây chắc cũng nhờ trời run rủi để cứu giúp người lành. Những người nông dân đã dẫn tôi về thành phố Ormut, tình cờ hay tin tôi bị tống giam. Đem lòng thương hại, họ cùng nhau đến gặp quan chánh án. Họ thuật lại chuyện đã bắt gặp tôi vừa thoát nạn trên biển như thế nào. Họ kể chi tiết tất cả những gì tôi đã nói cho họ nghe khi gặp nhau trên núi.

Sau khi nghe họ trình bày, viên chánh án sáng mắt ra. ông hối tiếc đã không chịu cho tôi trình bày, và quyết định đi sâu vào vụ việc này. ông sai người đi tìm hai thương nhân trọ tại quán lưu trú. Nhưng chúng không còn ở đấy nữa. Chúng đã vội lên tàu giong buồm ra khơi, biến mất. Mặc dù tôi đã bị quan toà tống giam, chúng vẫn chưa hết lo âu Một sự bỏ đi vội vã như vậy làm quan chánh án tin chắc tôi bị giam giữ bất công. Tôi được trả lại tự do. Và thế là chấm dứt vụ liên kết làm ăn giữa tôi với hai nhà buôn kinh hoàn kia.

Tôi thoát chết ngoài biển, tôi được thả ra khỏi trại giam, đáng ra tôi phải tự cho mình là người vô cùng chịu ơn trời đất Nhưng tình cảnh tôi lúc này có sống cũng chẳng sung sướng gì. Không tiền bạc, không bạn bè, không uy tín, tôi thấy mình đã lâm vào cảnh hoặc phải đi ăn xin hoặc chịu chết đói. Tôi lê chân ra khỏi thành phố Ormut mà chẳng hiểu rồi đây thân phận mình sẽ ra sao. Tôi cứ đưa chân bước về phía đồng cỏ vùng La- đồng cỏ này nằm vào giữa triền núi cao và bờ biển vùng vịnh Ba Tư. Đến cánh đồng, tôi gặp một đoàn lữ hành những thương nhân người Ấn Độ đang chuẩn bị nhổ trại đi tiếp về thành phố Sira. Tôi theo đoàn thương nhân ấy, làm giúp họ những việc lặt vặt dọc đường, nhờ vậy có thể kiếm sống qua ngày. Tôi cùng đoàn về đến thành phố Sira.

Tôi dừng lại ở thành phố này. Hồi bấy giờ đức vua Tamaspơ nước Ba Tư đang đặt kinh đô tại đây.

Một hôm, sau khi cầu nguyện tại đại thánh đường, tôi trở về lại nơi trọ, dọc đường chợt gặp một ông quan của triều đình vua Ba Tư. ông mặc áo quần rất sang trọng, dáng người oai vệ. ông chăm chú nhìn tôi rồi tiến đến gần và hỏi:

- Chàng trai trẻ kia, anh từ nước nào đến? Ta trông anh có vẻ một người nước ngoài, và dường như anh đang không phải là người dư dả lắm.

Tôi đáp tôi từ thành phố Batđa đến. Tình cảnh của tôi hiện nay quả đúng như lời ngài nói. Tiếp đấy tôi kể lại tóm tắt câu chuyện của tôi cho ông nghe. Có vẻ như ông lắng tai chú ý, còn tỏ ra thông cảm với nỗi bất hạnh cửa tôi.

- Anh năm nay bao nhiêu tuổi?- ông hỏi.

- Thưa, tôi mười chín tuổi.- Tôi đáp.

Ông truyền bảo tôi đi theo ông. Rồi ông cất bước, đi thẳng về phía hoàng cung. Tôi vẫn theo ông vào tận trong ấy ông đưa tôi vào một căn hộ khá đẹp và lại hỏi tiếp:

"Tên anh là gì?".Tôi đáp tôi tên là Haxan. ông ta còn hỏi tôi nhiều câu khác nữa, và đều tỏ ra hài lòng về những câu trả lời của tôi. Lúc này ông mới bảo:

- Cậu Haxan à, ta thương cho nỗi không may của cậu ta muốn coi cậu như một đứa con trai ta. Ta là quan chỉ huy các đội hầu cận đức vua nước Ba Tư ta. Hiện nay đang khuyết một chân hầu trong phòng riêng của vua. Ta định chọn cậu vào chân làm công việc ấy. Trông cậu đẹp trai, trẻ tuổi và có giáo dục, ta cho như vậy là được. Hiện chưa tìm được một tên hầu cận nào mặt mũi sáng sủa khôi ngô hơn cậu.

Tôi cảm tạ vị quan chỉ huy các đội hầu cận (Nguyên bản là capi-aga. ) về tấm lòng nhân hậu của ông. ông sai người mang cho tôi một bộ đồng phục người hầu cận. ông dạy tôi cách thực hành nhiệm vụ. Tôi làm bắt chước làm theo một cách tốt đẹp, chẳng bao lâu được cảm tình của viên quản trực tiếp đội của tôi, tức là đội hầu hạ ở phòng riêng nhà vua(zulilzi. Hầu cận mỗi đội có một tên riêng. Tất cả có mười hai đội.).

Theo luật pháp ở đây, cấm tất cả những người hầu cận mười hai phòng trong cung . của vua, cũng như cấm tất cả các võ quan và lính tráng thuộc đội cấm vệ trong cung, ban đêm sau một giờ đã định, không được lai vãng trong các vườn ngư uyển. Ai không tuân sẽ bị tội chết, bởi thỉnh thoảng các bà hoàng hậu và công chúa dạo chơi trong vườn. Một đêm, tôi thơ thẩn trong vườn một mình, mải mê suy nghĩ về những nỗi bất hạnh của cuộc đời. Chắc quá chìm đắm trong trầm tư, tôi không để ý đã qua giờ quy định buộc đàn ông phải ra hết khỏi vườn. Bừng tỉnh, tôi giật mình nghĩ lúc này còn có thể kịp ra khỏi vườn, tôi vội vã quay trở về nơi ở của mình, chợt gặp một phu nhân xuất hiện đột ngột trước mặt tôi ở một khúc đường rẽ. Phu nhân có vẻ duyên dáng và đường bệ, mặc dù đêm tối tôi vẫn có thể nhận ra nàng còn trẻ và rất xinh. Nàng hỏi tôi:

- Cậu đi nhanh thế. Có việc gì buộc cậu phải chạy vội chạy vàng như vậy?

- Tôi có lý do để vội vàng,- tôi đáp.- Nếu bà là người trong hoàng cung, hẳn bà phải biết tại sao tôi hối hả. Hẳn bà hẳn rõ cấm đàn ông có mặt trong các khu vườn ngư uyển ban đêm, sau một giờ nào đó, ai trái lệnh phải tội chết.

- Bây giờ thì cũng hơi quá chậm cho anh kịp ra khỏi vườn rồi đấy,- người phụ nữ ấy lại nói- giờ quy định qua đã lâu rồi. Nhưng anh hãy cảm ơn ngôi sao chiếu mệnh anh, nếu không anh đã không may mắn được gặp ta.

- Khốn khổ thân tôi!- Tôi kêu lên không quan tâm đến bất kỳ điều gì khác hơn lo sợ mình mất mạng.- Tại sao tôi lại lãng quên giờ giấc, để đến nỗi muộn màng thế này?

- Anh chớ có buồn,- người đàn bà ấy lại nói.- Anh buồn rầu là xúc phạm đến ta đấy. Anh không thấy được gặp ta đủ là niềm an ủi cho điều bất hạnh của anh rồi sao? Anh hãy nhìn kỹ ta đây, ta đâu phải là người không xinh đẹp, ta mới mười tám tuổi, và về khuôn mặt thì ta tự cho mình cũng dễ coi.

- Thưa phu nhân xinh đẹp,- tôi đáp- cho dù đêm tối, mắt tôi không nhìn được tường tận mọi vẻ đẹp của bà, tôi vẫn thấy những nét duyên dáng làm tôi say mê. Nhưng, xin bà hãy đặt mình vào tình cảnh của tôi lúc này, bà hẳn thấy tình cảnh ấy lúc này cũng đáng buồn lắm chứ.

- Quả thật nỗi nguy ấy, anh tự hình dung nên thôi, nó chẳng bao giờ có trong đầu óc những con người vui vẻ, nàng đáp - Anh không bị mất mạng đâu, như anh tưởng. Đức vua ta là một đấng quân vương vô cùng đại lượng, người có thể tha tội cho anh.

- Thưa bà, bà là ai? Tôi lại hỏi.- Tôi là một viên hầu cận trong cung đức vua.

- À, ra thế ư!- Nàng ngắt lời tôi- Chỉ là một viên hầu cận, mà anh suy tư như vậy là hơi quá xa xôi rồi đấy. Đến vị đại tể tướng triều đình nước Ba Tư ta cũng không suy tư việc nước nhiều hơn anh. Này, anh hãy tin lời ta, hôm nay chớ nên quá lo sợ về điều sẽ xảy ra ngày mai. Con người làm sao ai biết được ngày mai rồi sẽ xảy ra chuyện gì. Chỉ có trời mới biết chuyện ấy. Có thể trời đã chuẩn bị cho anh một con đường thoát cơn bối rối này rồi đó. Vậy, anh hãy để mọi sự lại đấy cho tương lai, giờ chỉ nên quan tâm đến hiện tại. Nếu anh biết rõ ta là ai, nếu anh biết sự gặp gỡ này làm cho anh vinh dự đến đâu, thì không nên quá lo âu bởi những suy nghĩ không đâu, mà hãy nên tự coi mình là người đàn ông hạnh phúc nhất thế gian.

Tóm lại, người phụ nữ ấy nói năng khéo léo đến mức làm tan biến luôn nỗi lo sợ đang day dứt trong lòng tôi. Tôi quên bẵng đi hình phạt đang đe doạ mình. Lúc này. tôi chỉ còn nghĩ tới cơ hội đẹp vừa xuất hiện trước mắt. Tôi nồng nhiệt bước tới ôm hôn người phụ nữ. Nhưng, hoàn toàn đã không sẵn sàng cho tôi bày tỏ sự ấu yếm, nàng còn đẩy mạnh tôi ra và thét lên một tiếng hoảng hốt. Ngay lập tức, xuất hiện quanh tôi khoảng mươi, mười hai người phụ nữ vừa nấp ở đâu đấy để nghe câu chuyện giữa hai chúng tôi.

  NGÀY THỨ TÁM MƯƠI SÁU.

Chẳng khó khăn gì tôi nhận ra ngay người phụ nữ vừa nói chuyện đã đùa cợt tôi. Tôi đoán đấy là một cung nhân của công chúa nước Ba Tư. Hẳn cô ta muốn đùa nghịch cho vui nên đã đóng vai cô gái phiêu lãng như vừa rồi. Tất cả các phụ nữ vừa vội vàng chạy đến khi nghe người ấy kêu, đều phá ra cười lớn và bảo nàng hơi quá nhát gan đấy. Một người nói:

- Calê Cairi, từ nay cô có còn muốn thích bày ra những chuyện giải trí thế nữa hay không?

- Không từ nay thì thôi, xin chừa- nàng Calê Cairi đáp.- Việc ấy sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Sự hiếu kỳ của tôi đã khiến cho tôi bị một vố lo sợ phát khiếp rồi. Các cung nữ tiếp tục vây quanh tôi và trêu cợt tôi. Một cô nói:

- Anh chàng hầu cận này hơi hăng máu quá đấy, anh ta hẳn là con người sinh ra cho những cuộc phiêu lưu tình ái.

Một cô khác lại nói:

- Nếu mai sau có bao giờ tôi đi dạo chơi một mình trong đêm tối, tôi không mong gặp một anh chàng ngố hơn anh này.

Cho dù chỉ là một tên hầu cận, tôi rất bực mình về những câu đùa của họ. Họ vừa đùa cợt vừa phá ra cười với nhau. Nếu họ trêu tôi sao đã quá nhút nhát, có lẽ tôi không đến nỗi thấy xấu hổ hơn.

Bọn họ cũng đùa cợt luôn về cái thời điểm tất cả đàn ông phải ra khỏi vườn ngư uyển, cái thời điểm giờ đây tôi để nhỡ mất rồi. Các cô nói, thật đáng tiếc nếu tôi mất mạng; anh chàng này đáng được cứu sống lắm, bởi anh ta sẵn sàng phục vụ các bà nồng nhiệt đến thế cơ mà. Lúc này, tôi nghe cô gái được gọi là Calê-cairi nói với một người phụ nữ khác:

- Thưa công chúa, bà là người quyết định số phận của anh chàng này. Bà muốn chúng ta để mặc anh chàng lại đây hay là nên cứu anh ta khỏi tội chết?

Công chúa đáp:

- Phải giúp anh chàng thoát khỏi nỗi nguy. Cho anh ta được sống. Ta đồng ý. Hơn nữa, để cho anh ta nhớ đời về câu chuyện hôm nay, khiến cho buổi tối càng thích thú hơn nữa đối với anh. Hãy cho anh ta vào trong cung riêng của ta. Cho đến bây giờ chưa từng có một người đàn ông nào dám khoe đã được nhìn thấy tận mắt cung điện ấy.

Hai cung nữ vội đi tìm mang đến cho tôi một chiếc áo ngoài phụ nữ. Tôi mặc vào, rồi trà trộn vào đám cung nữ theo hầu nàng công chúa, tôi được vào tận cung riêng của nàng. Trong cung rực rỡ bởi ánh sáng thơm lừng của rất nhiều ngọn nến đang cháy. Tôi thấy cung phòng này cũng sang trọng không kém cung của chính nhà vua; nhìn vào đâu cũng thấy đồ đạc toàn là vàng và bạc lấp la lấp lánh.

Vào trong phòng của nàng công chúa nước Ba Tư- danh hiệu của nàng là Zêlica Bêgum- tôi nhìn thấy chính giữa phòng, trên một tấm thảm trải sàn, có đặt sẵn khoảng mười lăm, hai mươi chiếc đệm vuông phủ gấm thêu, xếp thành hình tròn. Tất cả các phụ nữ có mặt lúc ấy đến ngồi lên, mỗi người trên một chiếc đệm. Họ bảo tôi hãy ngồi lên một cái đệm giống như họ. Tiếp đó, công chúa gọi mang nước giải khát đến. Vừa gọi xong, đã thấy sáu cung nhân cao tuổi, trang phục không được sang trọng bằng những nàng đang ngồi trên gối kia, xuất hiện nhanh chóng. Họ mời chúng tôi uống giải khát và dùng thức ăn nhẹ . Chính giữa có một cái liễn lớn đựng thức ăn cùng nhiều thứ khác nữa. Rồi một người hầu đưa cho công chúa một cái muôi hình mỏ vịt. Công chúa dùng cái muôi lấy thức ăn cho vào miệng, xong chuyền cái muôi cho cung nữ ngồi bên canh. Cứ thế mọi người lần lượt cầm cái muôi chung lấy thức ăn, và dùng các thứ cho đến khi xong bữa. Lúc này, các cung nhân hầu bàn lại mang đến cho mọi người nước uống đựng trong những cái ly bằng pha lê( Nguyên tắc tả các món ăn Ba Tư rất phức tạp. Chúng tôi xin phép lượt dịch (PQ))..

Sau bữa ăn chuyện trò chở nên rôm rả hơn, như thể chúng tôi vừa uống rượu nho hay rượu cất từ quả chà là.

Nàng Calê Cairi, không biết có phải do ngẫu nhiên không, ngồi đối diện với tôi, thỉnh thoảng lại nhìn tôi mỉm cười. Hình như qua nụ cười, nàng muốn làm cho tôi hiểu nàng đã tha thứ cho cử chỉ hơi quá đáng của tôi khi còn ở ngoài Vườn. Vế phần mình, thỉnh thoảng tôi cũng ngước mắt nhìn trộm nàng. Nhưng tôi vội vàng cúi mặt xuống ngay khi nhận ra nàng đang nhìn lại. Thái độ tôi lúc này rất bối rối cho dù tôi đã cố gắng hết sức để không lộ ra mặt và qua cử chỉ, nàng công chúa cũng như các cung nữ đều nhận thấy vẻ lúng túng của tôi, họ cố gắng động viên tôi cứ bạo dạn hơn. Công chúa Zêlica hỏi tên tôi là gì, tôi được tuyển vào làm hầu cận trong phòng riêng của đức vua từ bao giờ.

Sau khi nghe tôi đáp, công chúa nói:

- Cậu Haxan à, cậu hãy tự nhiên hơn chút nữa. Cậu hãy quên đi cậu đang ở trong một ngôi nhà nghiêm cấm đàn ông được đặt chân vào. Cậu hãy quên đi, ta là công chúa Zêlica. Cậu cứ nói chuyện với chúng ta như thể đây là các cô gái dân thường trong thành phố Sria cậu vẫn gặp. Cậu hãy nhìn kỳ vào mặt các cô gái trẻ ở đây, hãy nhìn cho kỹ vào, rồi cậu thẳng thắn nói ta nghe, cậu thích cô nào trong số này hơn cả.

  NGÀY THỨ TÁM MƯƠI BẢY.

Câu nói của nàng công chúa nước Ba Tư không những không làm cho tôi yên tâm hơn như nàng nghĩ, mà chỉ càng làm tăng sự phân vân. Công chúa nói:

- Ta thấy rõ, cậu Haxan à, ta đòi hỏi ở cậu một điều hơi khó khăn dấy. Chắc hẳn cậu sợ khi nói ra cậu chuộng một người này hay một người khác sẽ làm phiền lòng những người còn lại. Chớ nên lo sợ, không có gì trở ngại đâu. Các cung nhân của ta đều đoàn kết với nhau mọi người như một, cậu chẳng lo làm họ mếch lòng đâu. Vậy cậu hãy nhìn kỹ tất cả mọi người ở đây, rồi cậu nói ta hay cậu sẽ chọn ai làm người tình nếu cậu được phép lựa chọn.

Mặc dù tất cả các cung nhân của công chúa Zêlica đều hoàn toàn xinh đẹp ai cũng như ai, và chắc nàng công chúa muốn tôi coi nàng là người đẹp nhất, nhưng trái tim tôi lại nghiêng về vẻ đẹp của Calê-cairi. Tuy nhiên tôi giấu tình cảm ấy có thể làm xúc phạm nàng công chúa. Tôi thưa với công chúa, không ai dám xếp nàng ngang với những người ở đây, bởi công chúa là người xinh đẹp tuyệt trần, chẳng ai sánh bằng, bất kỳ nàng xuất hiện ở đâu, mọi người đều chỉ biết đưa mắt ngắm nhìn mỗi một nàng mà thôi. Tôi vừa nói ra những lời ấy vừa không thể không đưa mắt nhìn nàng Calê-cairi, để cho nàng hiểu chẳng qua tôi nịnh nàng công chúa cho nên phải nói những lời khéo vậy. Công chúa Zêlica công nhận ra điều đó. Nàng bảo tôi:

- Cậu Naxan à, cậu là người khéo nịnh đấy. Ta muốn cậu chân thành hơn kia. Ta tin chắc cậu chưa nói lên đúng điều cậu suy nghĩ. Giờ cậu hãy làm hài lòng ta. Cậu hãy bộc lộ cho chúng ta thấy rõ trái tim thật của cậu. Tất cả các cung nhân của ta ở đây ai cũng muốn yêu cầu cậu như vậy, và cậu nói thật ra sẽ làm cho tất cả mọi người rất thích thú.

Quả như lời công chúa nói, tất cả các cung nhân đều hối thúc tôi làm việc ấy. Nhất là nàng Calê Cairi, là người thúc giục tôi hơn cả, như thể nàng đã đoán trước nàng sẽ là người tôi lựa chọn. Tôi đành phải tuân theo những lời khẩn khoản của mọi người. Cố vượt lên sự nhút nhát, tôi thưa với công chúa Zêlica:

- Tâu công chúa, giờ tôi xin phép được làm hài lòng công chúa. Thật hết sức khó khăn nói ai là giai nhân xinh đẹp nhất trong các vị có mặt tại đây. Mỗi vị đều có một vẻ đẹp riêng tuyệt vời. Nhưng lòng tôi nghiêng về nàng Calê- Cairi, mà tôi nghĩ là khả ái hơn cả.

Tôi nói xong tất cả các cung nhân đều phá ra cười rất vui vẻ, trên mặt ai chẳng hề lộ vẻ phiền lòng. Họ có phải đàn bà hay không nhỉ? Tôi tự hỏi. Công chúa Zêlica chẳng tỏ ra bị xúc phạm bởi lời nhận xét thẳng thắn của tôi. Nàng nói:

Ta rất hài lòng, cậu Haxan à, cậu đã lựa chọn nàng Calê Cairi là người khả ái nhất. Đây là cô cung nữ tâm phúc nhất của ta đấy. Như vậy chứng tỏ cậu không phải là người không có khiếu thẩm mỹ. Cậu chưa hiểu hết tất cả giái trị của con người cậu vừa chọn đâu. Cậu cho tất cả chúng ta ở đây đều xinh đẹp, nhưng tất cả chúng ta đều thật lòng thú nhận, không một ai sánh bằng cô Calê Cairi đâu.

Tiếp đó công chúa cùng các cung nhân lại quay sang trêu nàng Calê-Cairi về thành công do sắc đẹp của nàng vừa mang lại. Nàng đối đáp cũng khá thông minh. Tiếp đó công chúa Zêlica gọi mang ra một cây đàn tì bà đặt vào tay nàng Calê-Cairi và bảo:

Giờ em hãy chứng tỏ cho người tình của em thấy em đàn hay hát giỏi như thế nào.

Cô cung nhân tâm phúc của công chúa so dây đàn rồi chơi một khúc nhạc với phong thái làm tôi rất thich thú. Nàng vừa đàn vừa hát. Nghĩa của lời ca là: “Khi người ta đã chọn được một người để yêu, thì phải yêu người ấy đến trọn đời”. Vừa hát, thỉnh thoảng nàng lại đưa mắt nhìn tôi trìu mến, đến nỗi tôi quên khuấy mất địa vị mình là ai, tôi quỳ xuống dưới chân nàng, lòng tràn trề yêu đương và thích thú. Hành động của tôi làm  cho mọi người một lần nữa phá ra cười vui vẻ. Mọi người vui chơi thoải mái cho đến khi một cung nhân già đến báo, trời sắp sáng rồi, nếu mọi người muốn cho tôi được ra ngoài cung chỉ dành riêng cho các bà phụ nữ trước khi trời sáng hẳn, thì không được để mất thời giờ.

Lúc này công chúa Zêla cũng như tất cả các cung nhân đều muốn đi nghỉ. Công chúa bảo tôi cứ theo người cung nữ già mà đi. Bà dẫn tôi đi qua nhiều hành lang ngoắt ngoéo, quật trái quật phải nhiều lần rồi đến một cái cửa nhỏ. Bà lây chìa khoá mở cửa cho tôi ra. Đến khi trời rạng sáng, tôi nhận ra mình đang ở bên ngoài tường thành bao quanh hoàng cung.