ả đêm hôm đó, D. Marnin phải đón tiếp một vị khách đặc biệt, đang muốn nói cho anh nghe tất cả tâm tư của mình - đó chính là Đinh Triệu Dã. Mặc cho D. Marnin ngáp vặt liên tục, Dã đã đem tất cả những gì anh nghĩ về tình hình thế sự ở Sài Gòn nói với anh. Với D. Marnin ngoài sự thông cảm, anh chẳng biết động viên người bạn này như thế nào. Đến hai giờ sáng thì Dã mới đứng dậy chào anh ra về, nhìn anh ta trông thật thảm hại và tiểu tụy. D. Marnin đứng bên cửa sổ nhìn xuống bóng đêm lờ mờ ở dưới cho đến khi hai vai ủ rũ của người bạn bị cột đèn đường che khuất hẳn. Anh ấy đúng là một biểu tượng của sự chán nản và thất vọng.
Duỗi người thư dãn lên ghế vài cái rồi anh lại phải bật dậy và ngồi xuống bàn làm việc, kéo chiếc đèn bàn và cầm cây bút viết lại toàn bộ cuộc trao đổi với Dã lên tập văn bản màu vàng. Sau một giấc ngủ quý giá chỉ kéo dài chưa đầy bốn tiếng, anh lái xe đến Đại sứ quán và không quên cầm theo mấy bức bức điện tín cần gửi về Washington cùng cả tập biên bản về cuộc nói chuyện với Đinh Triệu Dã. Anh đã đến bên bể bơi gặp ông Đại sứ, ông ta vừa ăn sáng và vừa xem qua bản sao của tờ tạp chí phố Wall. Chỉ sau khi ông Đại sứ đã đọc hết các bức điện thông thường và yêu cầu anh chỉnh sửa những gì còn khuyết thiếu xong, D. Marnin mới thông báo cho ông ta về cuộc viếng thăm của Đinh Triệu Dã tối hôm trước.
- Nói vậy thì họ đã biết tất cả về chúng ta sao? - ông Sedge wick hỏi.
- Nghe có vẻ như thế, thưa ngài. - anh trả lời.
- Tôi cũng đã không loại trừ khả năng ấy. Nếu không thì... tay Nhu quả là một tên làm việc rất hiệu quả, mà có lẽ là tay hiệu quả nhất ở miền đất này. Và nếu đúng như những gì cậu nói thì nhất định phải có ít nhất là một trong số các tướng lĩnh là tên chỉ điểm.
- Như Dã đã nói đi nói lại đến cả chục lần là họ coi tình hình hiện nay là vấn đề sống chết.
- Hừ, nghe hay nhỉ - ông Đại sứ nói - tôi đã nói với Washington rằng nếu chúng ta đợi họ đến cùng thì họ cũng phải hiểu được là ta đang muốn gì.
- Tôi không muốn nói là mình ngờ nghệch. - D. Marnin nói - nhưng tôi nghĩ là anh Dã đã tự ý hành động theo bản tính cá nhân thôi.
- Nói vậy mới thật sự là khờ khạo. Cái bọn cảnh sát chìm mà cố vấn Nhu đang điều khiển là cái loại gì nếu như nó không theo dõi hành động của thư ký riêng của Tổng thống chứ? Chúng ta đềủ biết là họ theo dõi tất cả mọi ngóc ngách của khu cư xá ngoại giao đoàn, trong Đại sứ quán, họ nghe trộm tất cả các cuộc gọi điện thoại của chúng ta. Tôi lại nghĩ là chúng ta phải đánh giá tất cả những gì mà anh bạn Dã của cậu nói giống như một bức thông điệp từ cố vấn Nhu gửi đến cho tôi. Đó cũng đúng là cách mà tôi muốn cậu nhìn nhận như thế - giống như một bức thông điệp mang tính cá nhân.
- Theo tôi nghĩ thì nó có nghĩa là một lời cầu khẩn nhiều hơn là một bức thông điệp. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào thưa ngài, ngài muốn tôi viết nó dưới dạng báo cáo nhật ký hay là một bản ghi nhớ?
Ông Sedgewick nhìn anh một cách giễu cợt.
- Đừng bắt tôi phải nói lại những gì mà tôi đã nói chứ! Đó chỉ là một bức thông điệp cá nhân. Tôi không muốn cậu làm thứ của nợ gì liên quan đến nó cả! Cậu còn khối việc phải làm để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của ông Bob McNamara và tướng Max Taylor. Điều duy nhất mà tôi muốn cậu làm vào lúc này là tìm gặp Đại tá Frank Gascon ngay lập tức và bảo với anh ta tất cả những gì mà tôi đã nói. Nhưng phải nhớ là không được nói cho bất cứ ai khác - kể cả thằng cha Markoff và Sabo hay Bilder nữa. Cậu đã hiểu chưa nhỉ?
- Vâng, thưa ngài.
- Tôi không muốn bất cứ ai biết là Đại sứ quán đang khuyến khích một cuộc đảo chính. Điều này sẽ tạo nên ấn tượng không tốt với Washington.
- Vâng, thưa ngài.
Đứng ngay cạnh D. Marnin tại sân quần vợt của Câu lạc bộ các sỹ quan quân lực Việt Nam Cộng hòa ở đông nam Sài Gòn là Nguyễn Ngọc Lãm, một vận động viên môn quần vợt giỏi nhất miền nam Việt Nam và người em trai anh ta tên là Lương. Hai người này đã dễ dàng loại được Claudio và D. Marnin trong trận thi đấu ở vòng tứ kết giải đồng đội được tổ chức hồi tháng một. Bọn họ đang bình phẩm về chuyến thăm Sài Gòn của đoàn vận động viên quần vợt Úc do danh thủ John Newcombe dẫn đầu. Cũng vào lúc đó, có khoảng hơn ba mươi sỹ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa đang đứng bên ngoài sân vỗ tay cổ vũ và khích lệ tinh thần thi đấu cho tướng Minh “lớn” và tướng Maxwell Tayor. Mỗi khi ông Minh lạch bạch chạy tới nhưng vẫn đánh hụt trái bóng là cả đám bọn họ lại hò hét la ó tục tĩu - tất cả điều đó khiến cho Minh cảm thấy rất khoái trá. Cả hai viên tướng này đều không thể di chuyển nhanh được cho nên họ hay đánh trượt cả những đường bóng đơn giản nhất. Cứ như vậy, họ phải chạy đi chạy lại hết sức vất vả nhưng trái bóng cứ tự do bay đi bay về qua lưới đến cả hai chục lượt mà chẳng ai trong số họ đón trúng.
Trong sân còn có khoảng gần một chục sỹ quan người Mỹ trong đó có cả Tom Aylward trong bộ quần áo của một vận động viên chơi tennis. Tất cả bọn họ đều giữ im lặng cho tới khi một cú đánh đẹp mắt được thực hiện thì họ mới cổ vũ một cách lịch sự đến dè dặt nhằm tránh bị hiểu nhầm là nịnh nọt hay tâng bốc một cách thiên vị. Đây đúng là sự khác biệt mang tính văn hóa thú vị nhất. Sẽ chẳng có mấy tay sỹ quan Mỹ nào dám qua mặt tướng Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Trưởng liên quân (CJCS) bằng một cú ve trái khi lên lưới. Họ thường phải chịu kìm nén cảm xúc của mình một cách tôn trọng như thể là họ đang phải ngồi im lặng sát bức tường của một căn phòng ở Lầu năm góc trong khi các tướng lĩnh trong Hội đồng tham mưu trưởng đang thảo luận về khả năng quân đội Xô Viết sử dụng sức mạnh hủy diệt của vũ khí nguyên tử để tấn công và các càn cứ ở Norlfolk hay ở Saft Diego.
Ngồi ngay cạnh ghế trọng tài ở giữa sân là Bộ trưởng Quốc phòng với áo sơ mi có khuy màu trắng, ca vát kẻ sọc, một bộ com lê bằng lụa và cái đầu bóng mượt hất ra phía sau cùng cái cặp công vụ đặt ngay dưới chân. Ông ta ngồi đó đọc hết tờ báo này đến tờ báo khác và gần như chẳng quan tâm đến những gì đang diễn ra trên sân đất nện. D. Marnin cảm thấy như ngài Bộ trưởng có thể kể chính xác được ỉà trong những tờ báo đó có những gì nhưng chắc chắn ông ta không trả lời được là bầu trời trên đầu ông ta có màu xanh, màu xám hay trong veo hay được làm bằng gỗ hay xi măng nữa. Kế hoạch thăm viếng và hội đàm mà ông McNamara và tướng Taylor đang thực hiện có thể làm năm, sáu người bình thường phải kiệt sức. Ngày nào họ cũng phải leo lên máy bay trực thãng không dưới hai mươi lần. Như đúng những gì mà họ được yêu cầu, trong thời gian mười ngày ở đây, họ sẽ phải đi thăm 24 trong tổng số 42 tỉnh của Nam Việt Nam. Tại nơi này, ngoài các cuộc tiếp xúc theo thông lệ, tướng Taylor còn có cuộc phỏng vấn trên danh nghĩa cá nhân với 85 sỹ quan ARVN và 61 cố vấn quân sự Mỹ. Còn Bộ trưởng Quốc phòng McNamara trực tiếp nói chuyện với 173 binh sỹ và quan chức của cả hai nước.
Tối hôm trước Claudio và D. Marnin đã thảo luận với nhau về một kế hoạch đầy mạo hiểm. Họ chỉ dành ra có chưa đến năm giờ để ngủ và một vài lần nghỉ ngơi trong khoảng hơn hai mươi phút. Claudio cứ nghĩ đi, nghĩ lại rồi lại hỏi Marnin:
- Nhưng theo cậu khi nào thì họ lật đổ chứ?
Nhìn bộ dạng thảm hại của bạn mình, D. Marnin cưòi ngả nghiêng lắc đầu.
- Tôi không nói đùa đâu - Claudio nài nỉ - nếu như tôi tiết lộ một kế hoạch như vậy cho Bộ Ngoại giao của chúng tôi, tôi thề là tôi sẽ bị bắn chết ngay sáng ngày hôm sau. Ít nhất cậu cũng nên để cho tôi được một lần nữa đến quán Mèo Đen ở trung tâm thành phố mà nghe mấy câu hoa mỹ của Hedy Lamarr chứ.
- Nghe này anh Claudio, nếu như câu hỏi của anh là thật sự nghiêm túc - D. Marnin trả lời chân thật - thì câu trả lời sẽ là, chừng nào ai đó để ý một chút thì sẽ thấy ngay là cả Bộ trưởng Quốc phòng lẫn Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Trưởng liên quân đều không thể đưa ra quyết định khi họ đang còn ở đây. Điều này với anh có thể nghe hơi lạ, nhưng Chính phủ Mỹ chúng tôi luôn vận hành theo nguyên tắc là nội các sẽ vẫn duy trì bình thường các mối quan hệ hiện hành ít nhất cho hết thời gian mười ngày của chuyến đi này. Như vậy là sẽ chẳng có việc tạo phản nào cả.
- Lý lẽ này nghe có vẻ đáng ngờ đấy - Claudio phản đối - hơn nữa là, có một sai sót nhỏ ở đây, đặc biệt là ở đất nước này. Như cậu đã nói, họ đang, sẽ nói chuyện với hàng trăm người có mặt ở đây, nhưng lại không có ai là phụ nữ cả. Và không ai có thể hiểu được mọi tình hình nơi này trừ khi anh ta được cảm nhận nó theo cách nghĩ của những người phụ nữ. Khi cậu muốn biết về những người đàn ông chắc chắn là cậu sẽ nghĩ theo cách là những chú bé đó đang cần tất cả sự giúp đỡ mà chúng có thể nhận được. Những người lính có thể không làm được công việc của nhà binh, những ông chủ nhà băng có thể không giữ được tiền hay quản lý tiền, các nhà lãnh đạo có thể không đảm nhận được vai trò lãnh đạo. Nhưng phụ nữ - tất cả họ là một cái gì đó khác hoàn toàn. Tất cả bọn họ đều đã được học từ lúc còn nằm ở trong nôi rằng cái gì là cần thiết và cái gì là không cần thiết. Họ đã quá quen thuộc với việc làm thế nào để hài lòng người khác hay chỉ báo cho người khác cần phải biết cái gì và cái gì thì cần phải quên. Điều này luôn luôn đúng đối với cả Đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân cho đến một cô gái điếm dâm dục nhất ở đất Sài Gòn này.
Ông Đại sứ đã rất phấn khích trước việc tướng Taylor chơi mấy xéc tennis với tướng Minh “lớn”, một người vẫn được cho là tổ chức không thành công một cuộc đảo chính hụt và rằng sẽ rất nguy hiểm cho ông ta nếu tiếp xúc trực tiếp với bất cứ người Mỹ nào. Ông Sedgewick hy vọng rằng bằng cách nghe trực tiếp từ tướng Minh “lớn” và những cộng sự của ông ta mà tướng Taylor và ngài McNamara có thể bị tác động theo cách có lợi cho đám người này. Trận thi đấu đó đã được tướng Blix Donnelly bố trí sẵn. Trước đó mấy ngày, ông Donnelly đã không có chút nghi ngời gì khi tướng Kim đã rỉ tai ông ta rằng tướng Minh “lớn” muốn gặp tướng Taylor để báo cáo một vấn đề đặc biệt quan trọng. Bởi vì cả hai viên tướng này đều là những tín dồ của môn quân vợt cho nên một cuộc gặp gỡ đã được bố trí ngay trong sân thi đấu của Câu lạc bộ Sỹ quan. Tướng Kim cũng không được rõ là hai người này sẽ thích một trận đấu đơn hay đấu đôi cho nên D. Marnin được bố trí là sẽ đấu cặp đôi với tướng Taylor (còn Aylward được bố trí ngồi ở ghế dự bị nếu như chẳng may D. Marnin bị bong gân hay đại loại việc gì đó - trong Quân đội Mỹ đúng là người ta chẳng bao giờ có thể tránh khỏi căn bệnh quá cẩn thận) và vận động viên Lãm được tạm tuyển để sẵn sàng đấu đôi cùng tướng Minh “lớn”. Vậy nhưng khi vào cuộc thì mới vỡ lẽ ra là cả hai viên tướng này đều thích có một trận đấu đơn. Chính vì vậy cả đám tùy tùng của họ chỉ có mỗi việc là đứng xung quanh nhâm nhi cốc sô-đa hoặc nước cam ép Fantas và xem một trận cầu nhạt nhẽo của mấy ông già.
Tướng Kim và tướng Minh “lớn” đều đã nghĩ đến một thứ gì đó nhưng đó là gì thì chẳng người Mỹ nào có thể hiểu được. Tướng Taylor ít nhất cũng được tập thể dục một lúc còn ngài McNamara cũng đã cố gắng đọc hết những gì có trong cặp tài liệu mang theo. Thế nhưng đến tận lúc cuối cùng khi nghe D. Marnin báo cáo thì Đại sứ Sedgewick mới thật sự thất vọng. Chẳng có gì xảy ra ở sân quần vợt cả. Tướng Minh - với bản tính của một con gấu chậm trạp và ít lời - vẫn giữ nguyên phong cách của mình mà không cố gắng thử lấy một lần tách tướng Taylor ra khỏi đám đông. Sân quần vợt, đặc biệt là vào lúc đông người, không phải là một địa điểm lý tưởng để người ta có thể trao đổi niềm tin cho nhau. Chính vì vậy, cuộc gặp gỡ mà những người Mỹ như ông Đại sứ xem là có nhiều hy vọng mới đã tan thành mây khói thì lại được những người khác coi như một màn diễn trên sân khấu chính trị ở nơi này.
Trên thực tế, D. Marnin vẫn cho là trận đấu trên sân quân vợt giữa Tướng Minh “lớn” và Tướng Taylor chỉ mang tính biểu tượng giống như hàng nghìn chuyến thăm khác của các quan chức hàng đầu trong Chính phủ Mỹ đã từng đến Sài Gòn và cả những vùng nông thôn hẻo lánh ở miền Nam Việt Nam từ mười hai năm nay. Họ đem đến đây những đồng giấy bạc màu xanh rồi nhận lấy những bản báo cáo được viết theo đúng những gì được cho là sự thật và công lý mà họ đã lĩnh hội từ trước lúc đặt chân đến mảnh đất này. Ông Sedgewick, người vẫn luôn báo cáo tóm tắt tình hình cho Bộ trưởng McNamara vào mỗi bữa sáng luôn tin là ông ta có thể khiến cho con người này hấp thụ được những thông tin cần thiết - để mở rộng sự hiểu biết về đất nước này một cách dễ dàng hơn tất cả những người khác bằng cách mời ông ta cùng ăn trưa với những kẻ thù là phóng viên Willis Mandelbrot và Trưởng đại diện của hãng thông tấn UPI là phóng viên Mark Shayne. Thế nhưng, ngay cả điều này cũng chẳng tạo cho ngài Bộ trưởng một chút ấn tượng nào.
Trong suốt bữa ăn ấy, ngài Bộ trưởng đã chỉ cho bọn họ thấy (một cách “ngốc nghếch” theo đúng từ mà Mandelbrot đã kể cho D. Marnin nghe) rằng ông ta không chất vấn tính chính trực hay sự trung thành của họ, nhưng phải thừa nhận rằng những phán xét của họ chẳng có giá trị gì hơn là lời cáo trạng của hàng trăm cố vấn quân sự Mỹ đang có mặt trên khắp mảnh đất này. Thêm vào đấy, các nguồn tin của họ đa phần thu được từ các phần tử trí thức sống ở thành phố. Trong khi tất cả các xung đột thật sự lại xảy ra ở những thôn ấp hẻo lánh nằm quá xa tầm nhận thức của những người này (“Ông ta nói như thể chúng tôi chẳng biết gì về mảnh đất này vậy” - Mandelbrot đã nói thế)
- Hãy quên ngay hai cái quan điểm về cuộc xung đột này đi - McNamara kết luận rằng ông ta không có sự lựa chọn nào khác nhưng phải tin vào những nhận định có cơ sở của những sỹ quan giàu kinh nghiệm, rất nhiều người trong số này đã là những chuyên gia về Việt Nam và họ cũng là những người lính có nhiều kinh nghiệm trong chiến đấu hơn là bản năng của những tay phóng viên trẻ, những người còn quá xa lạ với mảnh đất này, khu vực này và đặc biệt là mùi khói của chiến tranh nữa.
Đại sứ Sedgewick còn sắp xếp để Bộ trưởng McNamara được dự một cuộc họp với các quan chức chính trị trong Đại sứ quán trên tinh thần “cởi mở”. Điều đặc biệt là chỉ sau một đêm, hầu hết những người được lựa chọn đều đã trở thành những kẻ “ngoại đạo” và đã từng bị ông Diệm và ông Nhu chỉ trích rất nặng nề. Vậy là ngài tân Đại sứ đã biến những người này thành những người biết chia sẻ với ông ta cách đánh giá về vai trò của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Kể từ khi ngài Sedgewick tới đây, nhuệ khí làm việc của đám nhân viên trẻ trong Đại sứ quán đã lên cao hơn bao giờ hết. Hạnh phúc lớn nhất cho mỗi nhân viên như họ là được hy sinh và được chứng tỏ khả năng làm việc của mình trong nỗ lực vận động tạo phản - chỉ tội nghiệp cho những ai không đồng tình và những ai tự biến họ thành khán giả của Bộ Ngoại giao trong vụ việc này.
Biên bản ghi nhớ (không theo thông lệ)
Từ: Phụ tá D. Marnin J. D. Marnin Gửi tới: Đại sứ Sedgewick
Ngày 27 tháng 9 nãm 1963
Chủ đề: Cuộc thảo luận giữa Bộ trưởng Quốc phòng và các nhân viên trẻ trong Đại sứ quán.
Chiểu theo yêu cầu của quý ngài, sau đây là những gì đã diễn ra trong cuộc thảo luận giữa ngài Bộ trưởng Quốc phòng với các nhân viên trẻ trong Đại sứ quán được tổ chức vào chiều nay. Cuộc thảo luận này dường như đã làm cho ngài Bộ trưởng cảm thấy thú vị hơn những gì ông ta chờ đợi mặc dù tinh thần chung không được “cởi mở” và một vài ý kiến không thích hợp cũng đã được đưa ra, mà thực tình thì Washington cũng không đồng tình vói việc khuyên khích những hành động vẫn được cho là cố hữu một cách “quá muộn và quá ít”. Nếu như anh bạn Đinh Triệu Dã của tôi cũng có mặt trong cuộc họp này, chắc chắn là anh ta sẽ không thấy hạnh phúc chút nào. Gia đình anh ta đã bị chỉ trích quá nhiều. Cuối cùng vì là việc thảo luận theo nhóm và dựa vào việc đặt ra những câu hỏi một cách đơn giản vói từng người, ngài Bộ trưởng không đưa ra một lòi bình luận nào và tôi cũng không thể đoán được là ông ấy đang nghĩ gì hay đánh giá các vấn đề ấy ra sao. Thế nhung tôi thấy ông ấy đã ghi lại toàn bộ nhũng gì mà mọi ngưòi đã nói với ông ấy. Sau đây là một số điểm chính đã được nhiều người khác nhau nói tới trong đó có cả tôi:
- Cuộc khủng hoảng Phật giáo làm sống lại sự bất bình đã ngủ yên tại các thành phố lớn từ bấy lâu nay và nó còn tạo ra những hiệu ứng phản kháng nhất định ở vùng nông thôn.
- Việc bắt giữ các sinh viên, học sinh trong đó có cả con, cháu các sỹ quan quân đội và một số quan chức cao cấp trong chính quyền đã gây nên những hậu quả rất lớn.
- Những vụ bắt bớ vào ban đêm đã tạo ra xu hướng lo sợ, hoang mang cho những người dân và khơi dậy một bầu không khí đầy nghi kỵ lẫn nhau: Những bà mẹ tội nghiệp vẫn phải thức trắng đêm để bảo vệ con gái mình khỏi bị làm nhục trước khi chúng được đưa tới nhà tù vào sáng sớm hôm sau.
- Tổng thống Diệm vẫn nhận được sự tôn trọng nhất định nhưng vợ chồng ông Nhu đã bị đại đa số quần chúng, những người không ở trong đảng Cần Lao và cơ cấu tổ chức của Thanh niên Cộng hòa ghét cay ghét đắng.
- Ngược lại với những gì mà ngài Bộ trưởng đã có thể được nghe ở đâu đó, ông Nhu không thể điều khiển nổi người anh của mình.
- Ông Diệm rất lo lắng về việc ngừng viện trợ nhưng lại không muốn phàn nàn vì sợ sẽ bị rơi vào một cái bẫy của người Mỹ.
- Các tướng lĩnh đều muốn tham gia vào nội các. Điều này khiến cho ông Diệm và nhiều người khác, những ngưòi hiểu rõ về họ cảm thấy rất khó chịu bỏi lẽ trên thực tế, các tướng lĩnh không đủ trình độ năng lực làm công việc này.
- Đa số người dân đang rất thất vọng và tức tối, đặc biệt là những vụ bắt bớ sinh viên, học sinh; họ sẽ cảm thấy rất vui mừng nếu như ông Diệm bị lật đổ nhưng họ đều biết là sau đó thì tình hình ở đây có thể sẽ còn tồi tệ hơn rất nhiều.
- Có một số tướng lĩnh bị tha hóa trong đời sống hay lạm dụng tình dục và rất dễ bị mua chuộc; uy tín và ảnh hưởng của ông Diệm đang là sự kiềm chế rất hiệu quả đối với họ - chỉ là sự kiềm chế.
- Những người dân ở Nam Việt Nam có trách nhiệm cũng rất lo lắng về chiến dịch chống Mỹ của ông Nhu; tất cả bọn họ đều cho rằng số phận cuối cùng của Nam Việt Nam này được định đoạt không phải bởi Sài Gòn mà bởi Washington.
Đã đến lúc chuyến công du kết thúc. Bộ trưởng Quốc phòng McNamara và tướng Taylor đã ở “quốc gia này” được mười ngày. Tại Bộ Tư lệnh quân viện (MACV), họ đã kiểm tra rất kỹ càng từng khâu tổ chức phối hợp tác chiến giữa các phân ban của tướng Donnelly trong việc triển khai thực hiện chiến thuật “cài răng lược”. Họ đã đáp máy bay đi tất cả các nơi, thậm chí còn bay trên cả các căn cứ chính của quân Việt Cộng ở vùng chiến thuật “Mỏ vẹt” và vùng “Tam giác sắt”. Họ đã nói chuyện với tất cả mọi người (trừ cố vấn Ngô Đình Nhu), trong đó có cả Hòa thượng Thích Trí Bình (thực tình họ chẳng hiểu người này là thế nào hết) và phóng viên Willis Mandelbrot. Họ còn trực tiếp phỏng vấn tới cấp trung đội ở tất cả các đơn vị Quân lực Việt Nam Cộng hòa mới tham gia chiến đấu hay hành quân trong vòng bốn tháng gần đây nhất. Họ còn thảo luận về từng chiến dịch với Bộ tổng tham mưu, Tham mưu trưởng của ARVN và tham vấn với hầu hết các ban ngành của lực lượng Không quân Ngụy cũng như hội thảo với Bộ Tư lệnh và Tham mưu trưởng của quân chủng Hải quân và Không quân cũng như Tư lệnh của bốn quân đoàn chủ lực.
Trong khi báo cáo cuối cùng đang được hoàn chỉnh thì hai người này cũng tranh thủ nghỉ ngơi chút ít trong ngày cuối cùng ở Sài Gòn trước khi lên máy bay trở về trại Smith ở Honolulu. Thế nên, những kết luận cuối cùng của họ vẫn được giữ kín cho tới bữa tiệc trưa do Đại sứ quán tổ chức tại khu cư xá ngoại giao đoàn. Toàn bộ phái đoàn đưa tiễn đã tới Việt Nam trên hai chiếc máy bay C-130 và cùng ăn trưa với các thành viên khác trong Phái bộ Mỹ tại Câu lạc bộ sỹ quan ở sân bay Tân Sơn Nhất để sau đó ngài Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Trưởng liên quân sẽ tới đó để công bố sơ bộ kết luận của họ về kết quả chuyến đi này. Trong lúc, “bốn ông lớn” - Đại sứ Sedgewick, tướng Donnelly, Bộ trưởng Quốc phòng McNamara và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Trưởng liên quân, tướng Taylor - cùng ăn thịt lợn xông khói, bánh kẹp khoai tây và uống bia Budweiser ở phòng ãn cấp Đại sứ, thì ở phòng kế bên cũng có một bàn ăn tương tự dành cho bốn phụ tá của họ là Đại úy Tom Aylward, phụ tá của ngài McNamara - Đại tá Hải quân Lục chiến “Waxy” Spiers; phụ tá của tướng Taylor - Đại tá Không quân “Hawk” Henderson và Marnin.
Mặc dù ở khu cư xá ngoại giao đoàn không có sẵn máy chiếu nhưng không một sỹ quan tham mưu nào của Mỹ không mang theo họ những bản báo cáo cần thiết với họ trong những trường hợp như thế này. Đại tá Spiers và Đại tá Henderson đã đưa cho Aylward và D. Marnin những bản ghi nhớ cơ bản về chuyến công du để hai người cùng đọc trong khi án. Hai tay phụ tá trẻ của tướng Donnelly và Đại sứ Sedgewick nhận thấy rằng các sếp của họ đều đã nhận được những đánh giá rất tốt. Đại úy Aylward đón nhận điều này bằng sự mừng vui ra mặt. Thế nhưng D. Marnin biết rằng đây sẽ là những thông tin hỗn độn đối với Đại sứ Sedgewick, người đã luôn hy vọng rằng chuyến thăm của ngài McNamara và tướng Taylor sẽ đập gãy bộ giò của ông Donnelly. Đại sứ Sedgewick và những kẻ đồng mưu với ông ta ở Washington đã cam kết là sẽ lật đổ không chỉ mình ông Nhu mà còn cả ông Diệm nữa. Cả Bộ trưởng Quốc phòng McNamara và tướng Taylor đều nghi ngờ về sự cần thiết phải lật đổ Ngô Đình Diệm và chính chuyến đi này cũng không thể làm cho họ thay đổi quan điểm đó. Đại sứ Sedgewick luôn hiểu rằng, sau tất cả, nếu như Hoa Kỳ đang giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh này giống như tướng Donnelly đã khẳng định thì chính điều đó lại là thứ chống lại người đứng đầu đất nước, người không chỉ là “một đồng minh thân cận của chúng ta mà còn là đấng cứu thế nữa?”
Đối với Đại sứ Sedgewick thì điều quan trọng nhất trong phán xét của tướng Taylor và Bộ trưởng Quốc phòng McNamara chính là quan điểm của họ với chính sách “không quan hệ” của ông ta. Kể từ khi chính sách này ra đời, có đến sáu, bảy lần Washington gây áp lực bắt ông ta phải cho thêm một cơ hội nữa và đối diện trực tiếp với ông Diệm qua thảo luận để chỉ cho con người này thấy được mọi thứ đã đi lệch hướng như thế nào và vì sao ông ta đã đánh mất sự tin tưởng từ công luận và từ Quốc hội Mỹ. Trong tất cả những lần đó, ông ta đều né tránh, xoay xở hay tỏ ra quanh co. Ông ta vẫn quả quyết rằng “tốt hơn là để ông ấy đến với tôi” mặc dù ông ta hiểu rất rõ rằng vị Tổng thống Nam Việt Nam ương ngạnh đó chẳng thể nào làm như vậy.
“Tôi chẳng thấy lợi lộc gì vì cứ liên tục phải nói chuyện với ông Diệm nếu như tôi không có gì mới để nói” - Ông ta đã viết như thế trong một bức điện gửi về cho Ngoại trưởng Dean Rusk hồi giữa tháng 9. Thật sự thì cái gì mà chẳng ai nhận ra từ lúc đó thì sau đó người ta cũng vẫn chẳng thể nhận được ra nó - đó là tất cả những gì mà Đại sứ Sedgewick cho là đúng không phải về mặt chiến thuật mà phải nói là về mặt chiến lược. Mục đích chủ yếu của ông ấy là để cho các tướng lĩnh của ARVN hành động. Thế nhưng làm sao mà một người có thể vừa xui kẻ khác đứng lên đảo chính chống lại một nhà lãnh đạo quốc gia nhưng lại cùng lúc đó vẫn tiếp tục quan hệ với người này mà lại không gây cho những kẻ khác sự nghi kỵ về tính trung thực của cái việc mà anh ta đang làm. - hay nói một cách khác là làm sao con người ta có thể tin tưởng vào một người khi anh ta cứ nói một đằng rồi lại làm theo kiểu khác - ấn tượng đó chỉ có thể chứng minh rằng con người đó là một kẻ vô lại thật sự? Không phải chỉ ở riêng Việt Nam mà ở bất cứ nước nào cũng vậy, làm sao mà một vị Tổng thống mới kế nhiệm có thể tin tưởng rằng anh sẽ trung thành với ông ta hơn là người đã bị ông ta lật đổ? Chính vì điều này mà Đại sứ Sedgewick đã trở thành một hlnh tượng duy nhất trong biên niên sử mấy trăm năm của nghề ngoại giao - một vị Đại sứ đã làm tất cả mọi thứ trong quyền hạn của mình để tránh phải quan hệ với người đứng đầu quốc gia đồng minh mà ông ta có nhiệm vụ phải làm đại diện ở nước đó.
Lúc đầu, D. Marnin đã nghĩ rằng sẽ không bao giờ có chuyện ông Đại sứ Sedgewick có thể sử dụng tất cả những thông tin có được, quyền lực chỉ huy trước mắt và cả các thông tin tình báo để lừa bịp sự sắc xảo của ngài Bộ trưởng Quốc phòng McNamara và tướng Taylor. Thế nhưng tất cả những báo cáo về kết quả chuyến đi mà anh được đọc đã chỉ ra rất rõ ràng rằng ông Đại sứ sẽ phải nhận được đánh giá tổng quan về chính sách của ông ấy từ ngài Bộ trưởng Quốc phòng và ngài Chủ tịch - cả hai người này trước khi đặt chân đến Sài Gòn đều cực lực hối thúc việc mở rộng hình thức đối thoại với Ngô Đình Diệm. Vậy nhưng, trong những báo cáo mà anh vừa được đọc đều cho thấy, hai nhân vật sáng giá và nổi trội nhất trong Chính quyền Kennedy, những người đều đã quá quen thuộc với những gì xảy ra ở Nam Việt Nam kể từ ngày đầu tiên họ ngồi vào cương vị bây giờ, những người đã rất nhiệt tình trong suốt chuyến công du thứ chín của họ tới mảnh đất này và còn cố gắng dành chọn mười ngày liên tục để đi tới tất cả mọi nơi, nhìn thấy tất cả mọi thứ, tiếp kiến với tất cả mọi hạng người đã hoàn toàn xác nhận rằng họ phản đối tất cả sự nhận thức, cách đánh giá, các chương trình và đặc biệt là chính sách thực hiện của cả Đại sứ Sedgewick và tướng Donnelly.
Trong một cử chỉ lịch thiệp của ban lễ tân, toàn bộ các phụ tá đều được mời tham gia bữa tráng miệng với cà phê, rượu mạnh và hút xì gà. Cuộc đàm thoại đã diễn ra trong bầu không khí vui vẻ và thân mật hơn. Cả Bộ trưởng Quốc phòng McNamara và tướng Taylor đều có cá tính rất mộc mạc và họ đều bày tỏ sự hài lòng của mình trước kết quả của chuyến thị sát này. Tướng Donnelly, người đã từng rất sợ rằng bản cáo trạng tới đây sẽ mang tính chỉ trích bây giờ mới thoáng thấy một chút nhẹ nhõm trên mặt. Đại sứ Sedgewick thì tỏ ra rất mãn nguyện với những gì đã diễn ra. Ông ta vẫy tay gọi D. Marnin lại gần và thì thầm:
- Cậu có bản báo cáo của tay Young ở đây không? - Steve Young là một người cung cấp tin cho cơ quan USOM ở tỉnh Long An. D. Marnin trả lời rằng anh có mang theo và nó đang nằm trong chiếc cặp tùy viên của anh để ở phòng bên cạnh.
- Tôi không muốn mình quá lạm dụng kiểu của Wilsonian [27]- tướng Taylor nói khi họ đang nhâm nhi ly cà phê - nhưng sáng ngày hôm nay ngài Bộ trưởng và tôi cũng đã đưa ra được 14 vấn đề liên quan đến các hoạt động quán sự và 05 vấn đề liên quan đến lĩnh vực chính trị. Và nó sẽ bao hàm tất cả những gì mà ngài Jack Kennedy muốn nhận được từ chúng tôi. Tất cả những điều này đều xuất phát từ tình hình thực tế ở đây mà chúng ta đã thảo luận rất nhiều trong bữa trưa. Tuy thế, tôi vẫn muốn cả anh Bascombe và anh Blix đây xem lại chúng và nói xem các anh nghĩ như thế nào.
- Với tôi thế là tốt rồi - Đại sứ Sedge wick trả lời.
- Này Hawk, anh làm ơn cầm giúp tôi những tờ giấy mà tôi đã bảo anh làm cho xong lúc sáng nay lại đây. - tướng Taylor nói với viên phụ tá của ông ta.
° Mười bốn kết luận và gợi ý liên quan đến các hoạt động quân sự.
1. Cuộc chiến tranh vẫn đang tiến triển với nhịp độ rất nhanh. Nó chỉ bị ảnh hưởng ở mức độ nhỏ từ cuộc khủng hoảng chính trị.
2. Tại đây vẫn cần phải mở rộng chiến sự và giành chiến thắng, đặc biệt là ở vùng đồng bằng Tháp Mười, nơi lực lượng Việt Cộng vẫn còn tương đối mạnh.
3. Các sỹ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa ở tất cả các cấp đều rất cảnh giác đối với vấn đề Phật giáo. Phần lớn bọn họ đều nhìn nhận nó theo sự suy xét độc lập và đã không để cho sự khác biết về tôn giáo ảnh hưởng tới mối quan hệ quân sự của họ.
4. Tất cả các chỉ huy trong lực lượng quân đội đều có kỷ luật và biết nghe lời. Và những con người này đều có thể thực thi việc lập lại trật tự nếu như họ thấy hợp pháp.
5. Mối quan hệ quân sự giữa người Việt Nam và Mỹ đã không hề bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng Phật giáo nếu xét trên góc độ nào đi nữa.
6. Sự phản đối về mặt chính trị có trong đám sỹ quan, tướng lĩnh người Việt chỉ tập trung vào vợ chồng Ngô Đình Nhu nhiều hơn là với Tổng thống Diệm.
7. Ngoài các nhân tố ngoại lai ảnh hưởng tới Nam Việt Nam chúng ta có thể khẳng định rằng chúng ta sẽ giành được thắng lợi trong cuộc chiến này nếu như các hoạt động quân sự và các chương trình xã hội của Mỹ ở đây được tiếp tục một cách hiệu quả bất chấp những khuyết điểm mà chính quyền đương nhiệm đã mắc phải.
8. Những thay đổi theo chiều hướng tích cực trong Chính phủ Việt Nam Cộng hòa sẽ không thể thực hiện được bởi việc áp đặt theo cách chỉ đạo của lực lượng quân sự
9. Những hoạt động chiến tranh du kích của Việt Cộng ở khu vực miền Trung có thể sẽ được giảm xuống vào cuối năm 1964; tại vùng Đồng Tháp Mưòi tiến trình này có thể sẽ bị chậm hơn nhưng muộn lắm cùng chỉ là cuối năm 1965 là có thể thực hiện được vói điều kiện Chính phủ Việt Nam Cộng hòa phải loại bỏ nhũng hành động không cần thiết, loại bỏ các Tư lệnh chủ chốt và những quan chức cấp tỉnh làm việc kém hiệu quả cũng như phục hồi lại sự yên ổn trong nội bộ.
10. Cần phải tăng cường các hoạt động quân sự trong các tình huống nguy hiểm ở vùng Đồng Tháp Mười.
11. Tăng cường hơn nữa nhịp độ của các hoạt động quân sự.
12. Chiến thuật quân sự cần phải được đặc biệt chú trọng vào “tiêu diệt và chiếm đóng vùng hậu cứ của đối phương” hơn là chỉ tổ chức càn quét một cách vô nghĩa.
13. Chương trình lập ấp chiến lược cần phải được hoàn thiện hơn nữa bằng cách trang bị vũ khí cho các lực lượng bảo an và dân vệ để lực lượng này được vũ trang tương đương với lực lượng du kích quân Việt Cộng.
14. Chúng ta có thể công bố kế hoạch rút 1000 quân Mỹ trong chương trình huấn luyện người Việt Nam thay thế người Mỹ vào cuối năm 1964 và kế hoạch cùng một lúc có thể rút hết các lực lượng chức năng khác vào cuối năm 1965.
° Năm điểm đáng chú ý liên quan đến tình hình chính trị và kinh tế.
1. Hoàn toàn tin tưởng vào chính sách của ngài Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn cũng như của Phái bộ Mỹ; ngài Đại sứ được chỉ thị là tiếp tục chính sách “không quan hệ để bắt buộc ông Diệm phải quy thuận” nhưng cũng cần phải sẵn sàng thiết lập lại các mối quan hệ ngay sau đó nếu như chính sách này không có hiệu quả.
2. Ngừng chương trình hỗ trợ nhập khẩu mà không cần phải công bố rộng rãi.
3. Ngừng có lựa chọn từng mặt hàng cụ thể trong điều luật PL480 cho phép xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp dôi dư sau khi đã tham khảo ý kiến chỉ đạo của Washington.
4. Ngừng các khoản vay cho dự án cung cấp nước sạch ở Sài Gòn/ Chợ Lớn cũng như dự án xây dựng mạng lưới điện ở Sài Gòn.
5. Tăng cường hỗ trợ tài chính cho lực lượng đặc nhiệm của Đại tá Tung để lực lượng này có thể triển khai tác chiến linh hoạt hơn ở khu vực ngoại ô Sài Gòn đồng thòi vói việc để lực lượng này nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của của Bộ tổng Tham mưu - không công bố rộng rãi quyết định này.
- Điều này là rất ổn với tôi rồi - tướng Donnelly nói với một nụ cười rạng rỡ phá tan sự im lặng bấy lâu - trên thực tế là ngoài cả sự mong đợi của tôi nữa. Với tất cả những gì mà tôi được biết thì các ngài đã làm quá tốt công việc của mình.
- Đây đúng là hai tài liệu rất thú vị - Đại sứ Sedgewick nói - Tôi đánh giá rất cao sự tin tưởng của các ngài đối với cá nhân tôi đặc biệt là việc các ngài ủng hộ tôi biện pháp của tôi nhằm giành lại thế cân bằng với Diệm và Nhu. Tôi biết rằng cả hai ngài đều đã có những nghi ngờ nhất định về điều đó trước khi các ngài đặt chân tới đây. Tuy nhiên, trên lĩnh vực quân sự tôi vẫn có một vài vấn đề mà tôi cảm thấy rất miễn cưỡng khi phải thông báo cho các ngài biết trước mặt người khác, cũng một phần là vì tôi nghĩ rằng anh Blix đây cũng đang làm rất tốt công việc của mình và tôi không muốn bất cứ cái gì mình nói ra có thể hủy hoại những nỗ lực của anh ấy.
- Ông đang có điều gì muốn nói vậy - Bộ trưởng Quốc phòng McNamara hỏi
- Thế này nhé - Đại sứ Sedgewick nói tiếp - trước hết tôi phải nói rằng tôi không hiểu hết tất cả mọi thứ liên quan đến lĩnh vực quân sự. Tuy nhiên trong gia đình tôi cũng có truyền thống quân sự từ lâu rồi. Như các ngài thấy, tôi đã từng phục vụ trong quân đội ba năm trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Chính vì thế tôi cũng biết đôi chút về cái cách người cầm quân phải suy nghĩ. Và tôi cũng đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp chính trị. Chính vì thế tôi biết cái gì là cần, là hữu ích cho các chính trị gia. Điều đang làm tôi lo lắng chính là chúng ta ở đây có thể đang vô tình chuyển tới Tổng thống Jack Kennedy một bức tranh quá lạc quan về những gì đang diễn ra ở đây.
- Ông nói vậy là có ý gì? - ngài McNamara sốt ruột hỏi tiếp.
- Một mặt các ngài thấy toàn sự bắt bớ vô độ, ám sát bừa bãi, đe dọa tính mạng - con người ta bị ném vào trại giam, bị tra tấn, bị làm nhục về thể xác và tinh thần vì eái mục đích cuối cùng chỉ là gột rửa hết tư tưởng cộng sản. Một mặt khác, những người luôn được bảo vệ cẩn mật như chúng ta đây ngồi trên những máy bay bay cao trên trời mà tự nói với nhau rằng tất cả khủng hoảng chính trị ở mảnh đất này không hề tạo ra một chút tác động nào đối với tinh thần chiến đấu của các binh lính Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Bây giờ đây, tôi đang cố tự đặt mình vào vị trí của một viên Trung úy ARVN, người đã có bố đẻ bị đánh và bị đe dọa, có mẹ đẻ bị bắt buộc phải từ bỏ niềm tin với tín ngưỡng mà Chúa trời đã ban tặng, người có đứa em trai duy nhất bị bắt vì là một sinh viên đi biểu tình, người có người chị gái xấu số đã bị một trong những tay mật vụ của Ngô Đình Nhu làm nhục ngay chính nhà mình và cuối cùng tôi chỉ đơn giản không thể hiểu được là làm sao mà một người trẻ tuổi với những cảm giác buồn bực lẫn lộn như vậy trong đầu lại có thể trở thành một sỹ quan có năng lực trong Quân lực ARVN, và với một hệ thống chính trị mù mịt như vậy thì liệu rằng lực lượng ARVN có thể trở thành một lực lượng hoạt động có hiệu quả được hay không.
- Nhưng chúng tôi đã từng nói chuyện với những người Mỹ có quan hệ với hàng trăm người Việt Nam mỗi ngày - tướng Taylor nói - và chính chúng tôi cũng đã nói chuyện với mấy trăm người Việt vậy mà tại sao chúng tôi không hề nghe một chút nào về những chuyện như thế chứ?
- Tôi cũng nghĩ và nghi ngờ - Đại sứ Sedgewick trả lời - là liệu chúng ta có đang gặp phải một xu hướng luôn nói những điều tốt đẹp nhất cho các vị khác mà đặc biệt là các tướng lĩnh cấp cao hay không - có thể là họ lại nghĩ rằng đó chính là những gì mà các vị khách của họ muốn nghe chứ không phải là những gì mà họ đã thấy. Tất cả các ngài và bản thân tôi đều biết rằng điều khiến cho Quân đội của chúng ta trở nên hùng mạnh nhất trên thế giới là tinh thần hăng hái của họ, thái độ “có thể làm” của họ. Nói như vậy, không có nghĩa là tôi muốn ám chỉ rằng có bất cứ sự gian trá nào ở đây. Không, thưa các ngài, không có một chút nào hết! Thế nhưng tôi vẫn phải thừa nhận là có một chút e dè cố hữu khi phải nói cho một sỹ quan cấp tướng hay một nhân vật cốt cán trong nội các hay một ngài Đại sứ về vấn đề rất nhạy cảm đó. Và rằng những gì ở đây còn tồi tệ hơn nhiều so với những gì mà chúng ta nhìn thấy!
- Khoan đã, hãy cho tôi một phút giải thích nhé - tướng Donnelly thật sự bối rối - tôi nghĩ là phải thừa nhận là có một số trường hợp ngoại lệ giống như những gì ngài nói. Thế nhưng sẽ không bao giờ có chuyện tất cả những thuộc cấp của tôi từ trên xuống đến cấp trung đội lại cùng nhầm lẫn đến vậy! Tất cả những gì mà chúng ta biết được không phải chỉ đến từ các báo cáo của các sỹ quan cấp Thiếu tá hay Đại tá mà từ những tay Hạ sỹ, Trung sỹ. Các chương trình của chúng ta đang vận hành rất tốt! Chúng ta đang giành thế chủ động chiến thắng trong cuộc chiến tồi tệ này!
- Chắc chắn là lúc nào tôi cũng luôn hy vọng rằng ngài đúng - Đại sứ Sedgewick phản bác lại - Sẽ chẳng có ai luôn phải cầu nguyện vì điều đó nhiều hơn tôi. Nhưng anh Blix thân mến ạ, mọi thứ không phải lúc nào cũng ngọt ngào như mật ong đâu. Nếu mà như vậy thì làm sao chúng ta lại phải gây áp,lực với ông Diệm như thế chứ? Tại sao chúng ta lại phải tạo thêm nhiều áp lực với ông ta để ông ta thay đổi Chính phủ của ông ấy chứ?
- Đôi khi tôi cũng nghi ngờ về điều đó.
- Nhưng chính anh cũng ủng hộ chính sách đó của chúng ta đúng không?
- Đúng, dĩ nhiên rồi.
- Vậy thì tôi lại lo ngại rằng hai mặt trong chính sách của chúng ta không ăn khớp với nhau cho lắm. Tôi không thể chắc chắn là chúng ta sẽ giành được chiến thắng trong cuộc chiến tranh này. Theo như tôi nghĩ thì chúng ta chỉ hiểu vấn đề theo cách của ta thôi. Chúng ta có thể giúp đỡ những người dân ở đất nước này nhưng chúng ta không thể chiến đấu thay cho họ được và chúng ta cũng không thể bắt họ phải yêu mến Chính phủ của họ được. Không sớm thì muộn lòng hận thù với Chính phủ của họ cũng sẽ tác động rất xấu đến tinh thần của từng binh lính trong đội quân này và ảnh hưởng trực tiếp đến khả nãng chiến đấu của họ.
Bộ trưởng Quốc phòng McNamara, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Trưởng liên quân tướng Taylor và Tư lệnh Bộ tư lệnh Quân viện Mỹ tại Việt Nam tướng Donnelly đều choáng váng và sững sờ.
- Tôi biết là trước đó các ngài đã không được nghe nhiều lắm về điều này từ phía tôi - Đại sứ Sedgewick tiếp tục công kích - Nhưng cũng bởi vì tôi mới chỉ là một người mới có mặt ở đây và tôi cũng không muốn làm ầm ĩ những vấn đề mà bản thân tôi chưa nắm chắc. Nhưng nếu như chúng ta đang làm tốt thật sự thì tại sao lại không có nhiều người ra đầu thú chứ. Cả anh và tôi Max ạ đều đã từng ở Châu u sau trận chiến ở Bulge [28]. Thời kỳ đó, không ngày nào qua đi mà không có một trung đội Đức Quốc xã, có khi cả trung đoàn hay thậm trí cả sư đoàn của Đức Quốc xã ra đầu hàng chúng ta. Thế mà ở đây, chúng ta nói rằng Việt Cộng đã không còn lực lượng và con số thương vong của họ ngày càng cao hơn, hay thậm chí có tài liệu còn cho là đã có 24.000 quân VC đã bị giết trong giai đoạn vừa qua. Tôi có thể sai. Tôi sẵn sàng tiếp thu những thông tin đó. Nhưng hãy để tôi gởi tới các ngài một báo cáo gợi ý để các ngài đọc trong khi ngồi trên máy bay trở về Honolulu. David, cậu có nhớ bản báo cáo của Steve Yong ở tỉnh Long An không?
- Vâng, thưa ngài - D. Marnin ngoan ngoãn trả lời.
- Tôi muốn cậu lấy ra đây hai bản sao và gửi một bản cho ngài Bộ trưởng và một bản cho ngài Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Trưởng liên quân.
- Vâng thưa ngài, tôi cũng đã mang theo hai bản sao ở đây rồi.
- Như các ngài đều thấy, ở đây chúng ta có tất cả là 42 tỉnh lỵ và mỗi một tỉnh lỵ chúng ta đều có cài một người cung cấp tin, và mỗi tuần, mỗi tháng trôi qua người này có nhiệm vụ gửi cho chúng ta một bản báo cáo về tất cả tình hình ở đây. Anh bạn D. Marnin có thể khẳng định với các ngài là tôi luôn nghiền ngẫm những bản báo cáo này một cách cẩn thận ngay từ khi tôi vừa đặt chân đến Sài Gòn. Thế nhưng chính bản báo cáo này đã khiến cho tôi phải rùng mình. Tất cả các ngài đều biết rõ về vị trí địa lý của từng địa danh ở đây hơn tôi. Các ngài đều biết là tỉnh Long An nằm ở chỗ nào. Thực tế thì Sài Gòn gần như nằm gọn trong tỉnh này. Nó còn là con đường để đi thẳng từ đây tới vùng Đồng Tháp Mười. Nếu như anh có thể kiểm soát được Long An thì có nghĩa là anh đã kiểm soát được Sài Gòn.Và anh chàng Steve Yong, một trong những tay cừ khôi nhất của chúng ta đã nói gì về nơi này? Nào David, cậu hãy đọc cho chúng tôi nghe phần tóm tắt báo cáo ấy.
D. Marain chạy vội đi lấy chiếc cặp tùy viên của anh đặt ở dưới chiếc ghế ở phòng kế bên và mở ra để lấy pa báo cáo đem tới. Anh đọc chậm rãi toàn bộ bản tóm tắt sau đây cho ngài Bộ trưởng và ông Chủ tịch:
“Ba mươi ngày qua là chuỗi những ngày dài mà người ta cố tình lờ đi tính hiệu quả của chương trình lập ấp chiến lược do Mỹ/ Việt Nam cùng tài trợ và đó cũng là những ngày đánh dấu sự gia tăng ảnh hưởng rất mạnh của Việt Cộng, các hoạt động quân sự, việc kiểm soát vùng nông thôn theo kiểu vật lý và việc Việt Cộng tổ chức kiểm soát thành công các ấp chiến đấu, làng chiến đấu. Lý do dẫn đến tình trạng không mấy vui vẻ này chính là lỗi lầm của Chính phủ trong việc hỗ trợ và bảo vệ các ấp, làng đó. Khái niệm ấp chiến lược nhằm áp chỉ đến một đơn vị hành chính có khả năng tự tổ chức hoạt động phòng vệ trước cuộc tấn công của quân đối phương trong một giai đoạn nhất định cho đến khi lực lượng chính quy của ARVN hoặc lực lược Bảo an, Dân phòng được điều tới để giải cứu. Ở bất cứ ấp chiến lược nào cũng thế, sự hỗ trợ chẳng bao giờ đến hoặc chỉ có thể đến vào buổi sáng hay lúc ban ngày.
Có hai lý do để diễn giải sự thiếu sót trong công tác hỗ trợ này: (a) không có đủ lực lượng cần thiết để vừa bảo vệ an toàn cho các căn cứ khu mật, các trụ sở của cấp huyện và cùng một lúc lại cơ động tới hỗ trợ cho một ấp nào đó. (b) Việc di chuyển lực lượng vào ban đêm để hỗ trợ cho các ấp ở xa hoàn toàn bị cấm.
Chương trình lập ấp chiến lược ở tỉnh này có thể thực hiện được và đặc biệt có hiệu quả trong việc chống lại Việt Cộng. Thế nhưng sự hỗ trợ nhất định phải được thực hiện ngay lập tức theo cách tãng thêm quân và xây dựng khái niệm tác chiến mới, không nên áp dụng giống hệt như chiến thuật của người Pháp từ những năm 1954 mà phải có thêm nhiều xe tăng, và máy bay trực thăng hơn. Các ấp chiến lược nhất định phải được bảo vệ nếu như tỉnh này không bị rơi hoàn toàn vào sự kiểm soát của Việt Cộng trong vòng vài tháng nữa...”
- Hmm, thực ra tôi không chú ý nhiều lắm vào cái thứ vớ vẩn này - Đại sứ Sedgewick nói theo kiểu cần phải công kích tiếp vào lúc nào - Nhưng tôi cũng chỉ muốn nhắc nhở tất cả các ngài rằng chúng ta đang phải đối diện với một bức tranh rất hỗn độn ở đây.
- Chắc chắn là anh đã vạch trước ra chuyện này rồi - ngài McNamara nói
- Đúng là như vậy - Đại sứ Sedgewick trả lời - mỗi buổi sáng tôi thức dậy, tôi đều tự hỏi bản thân mình là chính xác mà nói thì tôi đang làm ở đâu thế này. Nhưng nó cũng có sự bù đắp thỏa đáng đấy chứ phải không David?
- Vâng thưa ngài.
- Cậu D. Marnin trẻ tuổi đây - Đại sứ Sedgewick nói - như tôi biết vẫn còn là một tay độc thân luôn lang thang khắp thành phố này. Mấy cô gái người Việt đó rất tuyệt có đúng không nào!
- Chắc chắn là bọn họ rất tuyệt rồi - tướng Taylor trả lời và mọi người cùng cười ồ lên.
Phụ tá “Hawk” chỉ đầu ngón tay xuống đồng hồ đeo tay để báo cho ngài Chủ tịch biết rằng đã đến lúc phải đứng dậy tới sân bay. D. Marnin có trách nhiệm ngồi ở ghế trước trên chiếc xe limo của cấp Đại sứ cùng vói ông Đại sứ và ngài Bộ trưởng Quốc phòng ngồi ở ghế sau. Sau vài phút vui vẻ giả tạo trên danh nghĩa, Đại sứ Sedgewick đã thắng thế và đang ngồi rất thoải mái ngay bên trái ngài Bộ trưởng. Trong suốt đoạn đường tới sân bay, Bộ trưởng McNamara không nói một câu nào. Ông ta còn mải đọc bản báo cáo của Steve Young gởi về từ tỉnh Long An, một tỉnh lỵ chỉ cách trung tâm Sài Gòn chưa đầy hai mươi phút đi bằng ô tô.
[27] Sonianl Wilsonianism: dùng ám chỉ cách thể hiện chính sách đối ngoại do Tổng thống thứ 28 của Mỹ là Woodrow Wilson đưa ra trong bản báo cáo 14 điểm nổi tiếng sau Đại chiến thế giới lần thứ hai.
[28] Trận đánh Bulge giữa đội quân của Đức Quốc xã và quân đội Mỹ xảy ra ngày 16 tháng 12 năm 1944 trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai.