[1] Toàn văn trong sách Han d’Islande chương XLVIII như sau: “Tất cả đều bị kết án tử hình nhưng thời gian hoãn thi hành án không được xác định. Đối với chúng ta là một đối tượng tò mò kỳ lạ, đau đớn cho kẻ bất hạnh nào biết đích xác vào mấy giờ việc hoãn thi hành án bị huỷ bỏ”.
[3] Trouche: cái sọ, từ tục.
[4] Papavoine là tên đã cầm dao đâm chết hai đứa bé trai trước mặt mẹ chúng trong rừng Vincennes. Hắn đã bị chém đầu tháng Ba năm 1825.
[5] Bốn người âm mưu khởi nghĩa Charbonnerie ở La Rochelle bị hành hình ngày 25 tháng Ba, 1825.
[6] Charles Dauton, ba mươi nhăm tuổi, phạm tội giết cô và em trai, chặt xác em ra từng mảnh rồi rải khắp Paris. Tên này đã bị kết án tử hình ngày 25 tháng Hai 1815.
[7] Louis Poulain, ba mươi chín tuổi bị chém đầu trên quảng trường Grève ngày 2 tháng Tám 1817 vì đã bắn hai phát súng vào vợ nhưng không trúng; chị ta bị hắn buộc tội là “hạnh kiểm xấu”.
[8] Tên thật là Pierre Louis Martin. Chính bản thân tác giả (Victor Hugo) đã chứng kiến cảnh anh ta chịu nhục hình nhưng ông đã không thể chịu được cảnh tượng đó đến phút chót.
[11] Guillotine: máy chém, dựa theo tên người phát minh là Guillotine.
[14] Đoạn này nhắc lại một kỷ niệm thời thơ ấu của Victor Hugo, lúc mới mười tuổi đã đọc tờ cáo thị báo tin người cha đỡ đầu của ông là Lahorie bị xử tử.
[15] Ám chỉ vụ hành hình Malesherbes (1721-1794), chết như một người anh hùng. Khi đao phủ hỏi: “Ông có thấy run lên vì sợ không?” Malesherbes trả lời: “Không! Run vì lạnh.”
[16] Tác giả gợi lại hình ảnh của bà Du Barry (1743-1793) được vua Louis XV sủng ái, bị kết án tử hình. Gần đến ngày hành hình bà ta sợ đến phát điên, la hét om sòm cho đến lúc bị giải từ nhà tù La Conciergerie ra pháp trường. Bà van xin đao phủ tên là Samson: “Xin ông cho tôi một lát nữa, ông đao phủ”. Bà khuỵu xuống, không có vẻ gì là anh hùng trước cái chết.