-Trước hết, tao sẽ kể cho tụi bay nghe về cái duyên với ngải của tao. Tất nhiên là tao sẽ chỉ kể cho tụi bay những thứ mà tụi bay nên biết, và cần biết thôi. Người nuôi ngải có những cấm kị rất khó khăn, tùy theo từng môn phái, từng dân tộc nuôi ngải mà có quy định khác nhau.
Bà rê điếu thuốc tiếp theo, rít vài hơi để lấy lại sự tỉnh táo. Mùi thuốc bay nồng khắp gian nhà, thằng Hoàng lâu ngày không hút thuốc, cũng rê thử một điếu đưa lên miệng rít một hơi ngắn. Nó ho khù khụ vì cái chất đắng của thuốc, nhổ toẹt mãi nược bọt ra ngoài cửa rồi để điếu thuốc lại trên bàn cho bà băm.
-Cái duyên của tao với ngải cũng xuất phát từ cái gia đình tao ngày ấy. Mẹ tao vốn là người Chăm, bố tao người Kinh, là bộ đội tập kích. Vì nảy sinh tình cảm, mẹ tao đã bỏ ngải tình Ông ấy. Cưới nhau được vài năm, thì bà ấy có mang tao. Nên gỡ bỏ ngải tình cho luôn, bấy giờ bố tao được tỉnh táo, nhưng do bị bỏ ngải nhiều năm, đầu óc cứ mụ mị đi, không nhớ gì cả. Quê ở đâu, ổng còn không nhớ nữa…
-Rồi sao nữa? Họ còn sống với nhau không?
-Còn, bao nhiêu năm chung sống như vậy, ông ấy còn đi đâu được nữa chứ? Do hoàn cảnh gia đình, nên tao sớm được tiếp xúc với ngải. Mẹ tao hồi ấy còn dạy cho tao về ngải…”con gái thì phải biết lấy ngón ngải, mày sống mới yên, người ta mới không dám làm gì mày”. Ngải có nhiều lắm, muôn hình vạn trạng, để hiểu về ngải, người ta phải bỏ ra cả chục năm tìm hiểu, nghiên cứu.
Bà gằn dọng, trán nhăn lại. cố nhớ về những loại ngải mình từng trồng:
-Già đình tao hồi đấy nuôi nhiều ngải lắm. Họ hàng bên ngoại tao là người dân tộc, đa phần đều nuôi con ngải trong nhà. Từ Xuyên Xà ngải, ngải miên, ngải thổ…cho tới cả những loài ngải hiếm như ngải Miến Điện. Duy có một loại ngải mà tao cũng chưa được thấy bao giờ, đó là Ấn Huyết ngải. tao không biết con ngải ấy bị thất truyền chưa, nhưng Việt Nam chắc không ai đủ khả năng nuôi nó.
Trời bấy giờ đã sụp tối, tôi không nhìn đồng hồ, nhưng áng chừng cũng phải 7-8h rồi. Bà băm nhìn có vẻ mệt mỏi, nằm xuống chiếc võng, chân đẩy nhẹ đung đưa. Bấy giờ tôi mới có dịp nhìn kĩ bà băm, mặt bà nhìn khắc khổ, và đượm chất nông dân.
-Ngải nghe có vẻ nguy hiểm, nhưng thực ra nó được trồng phổ biến lắm. Mấy cây thân thảo, mọc thành khóm trong vườn nhà, dưới rễ có củ đa phần đều là cây ngải. Nhưng những loại ngải ấy không hại người được…Những loại ngải hại người thường mọc sâu trong rừng, những nơi mà âm khí tích tụ nhiều, những mảnh đất không thuận tự nhiên, những nơi tụ vong cũng thường có ngải mọc.
-Thế hồi ấy, bà trồng ngải thế nào – thằng Hoàng tò mò hỏi.
-Hồi đấy à? Hồi đấy tao phải mất cả năm tìm hiểu, được mẹ tao chỉ bảo tận tình về ngải mới dám đi tìm ngải.
Bà bồi hồi nhớ lại quá khứ, nhớ lại nỗi kinh hoàng lần đầu tiên đi thỉnh ngãi.
-Mẹ tao lúc bấy giờ biết trong rừng có một chỗ, ngải mọc rất nhiều, thành những bụi lớn. Tao phải đi vào rừng suốt nửa ngày mới tìm được chỗ ấy. Bao lần suýt bị thú hoang vồ chết…mà trên người không một tấc sắt.
-Sao bà không mang theo nỏ, dao mà phòng thân?
-Tại mày không biết, chứ đi thỉnh ngải thì không được đem theo bất cứ vật gì bằng kim loại trong người cả. Chỉ được mang theo một cái giỏ gỗ, tre, hoặc rơm để đựng ngải thôi. Hôm tao đứng trước đám ngải, tao không dám tin vào mắt mình: một bộ xương trắng nằm giữa bãi ngải. Tao không biết là người đi rừng vô tình chết ở đây, tụ âm khí nên ngải mọc. Hay là ngải đã giết chết người này, và hút hết xác thịt nữa…xung quoanh chỗ đám ngải mọc, không có lấy một con thú bén mảng lại gần.
Bà băm rùng mình khi nhớ về lần đầu thỉnh ngải…
-Tao lựa một cây ngải vừa vừa, nhổ lên cho vào giỏ rơm. Chỉ một lúc sau, tất cả các cây ngải khác trong khu ấy cứ héo dần, héo dần…Rồi thúi ra luôn.