Mưu Trí Thời Tần Hán

Chương 33

Lưu Bang sau khi đánh thắng Hạng Vũ, từng công khai treo thưởng truy bắt Quý Bố, một đại tướng dưới quyền Hạng Vương. Quý Bố đã đi đâu? Ông ta đến nương nhờ một người bạn ở vùng Bộc Dương tên là Châu Gia. Châu Gia biết rõ Quý Bố là tội phạm đang bị triều đình truy nã, nếu chứa chấp ông ta sẽ có nguy cơ bị tru di tam tộc. Thế là Châu Gia cho Quý Bố đi cắt tóc, đeo gông xiềng, hóa trang thành một tội tù mang thân phận nô tỳ, bán cho Chu Gia ở đất Lỗ. Chu Gia là một vị đại hiệp tiếng tăm lừng lẫy, có quan hệ rất tốt với Châu Gia. Ông ta biết Quý Bố không phải là nô tỳ nhưng để cứu Quý Bố, nên đồng ý thu nhận.

Chu Gia nghĩ chỉ là thu nhận Quý Bố thì chưa phải là cứu giúp thật sự. Thế là ông đóng giả thành thương nhân đi đến Lạc Dương tìm Hạ Hầu Anh, một người có nghĩa khí. Chu Gia đem chuyện của Quý Bố kể lại cho Hạ Hầu Anh và nói: "Mọi việc làm của bề tôi đều phải vì chủ của mình, như thế mới coi là tận trung. Quý Bố trước đây là tướng của Sở, thì phải đem sức ra phục vụ cho Hạng Vũ. Nay Hạng Vũ đã chết, lẽ nào phải bắt hết tướng lĩnh dưới quyền ông ta sao?" Nghe nói Hạng Vương và Quý Bố có tư thù, Chu Gia lại nói: "Hoàng thượng vừa được thiên hạ, nhất định sẽ báo tư thù, không thể dung thứ cho Quý Bố. Nếu là như vậy, Quý Bố chỉ còn biết cao chạy xa bay, sang nương nhờ Hung Nô hoặc Nam Việt. Ngài là trọng thần của triều đình, liệu có thể vì lợi ích quốc gia mà tâu lên với hoàng thượng một lời không?". Hạ Hầu Anh hứa sẽ khuyên bảo hoàng thượng.

Công sức của Hạ Hầu Anh không hề bị uổng phí, không lâu sau, triều đình ban lệnh đặc xá xá miễn cho Quý Bố, và để ông ta vào cung kiến giá.

Chu Gia kể lại chuyện này với Quý Bố. Quý Bố đương nhiên là vô cùng đội ơn và đến Lạc Dương cảm tạ Hạ Hầu Anh theo lời dặn dò của Chu Gia. Hạ Hầu Anh đưa Quý Bố vào cung yết kiến Hán Cao Tổ Lưu Bang. Lưu Bang đích thực là người tài đức ông ta không những không truy cứu mối thù trước đây mà còn nói với Quý Bố: "Ngươi đã biết tội đến đây, trẫm cũng không truy xét nữa, ta sẽ phong chức cho ngươi".

Quý Bố dập đầu khấu lạy, trước là thỉnh tội sau để tạ ơn. Lưu Bang phong cho ông ta làm chức Lang Trung. Văn võ quần thần khắp triều biết được chuyện này đều vô cùng cảm khái, nói: "Chu Gia thấy việc nghĩa ra tay, cứu người cứu đến cùng, thực không dễ dàng." Nhưng Chu Gia lại không cho là như vậy, vừa không cần Quý Bố báo đáp, vừa không chạy theo vinh hoa phú quý khi Quý Bố làm quan, thậm chí suốt đời cũng không gặp lại ông ta. Đây có lẽ chính là tính cách của người đại hiệp.

Có thể có đôi. Sau khi Quý Bố được làm quan, một người em cùng cha khác mẹ của ông ta tên là Đinh Công nghe nói Quý Bố được triều đình xá miễn và phong quan, cũng muốn vào cung yết kiến hoàng đế để kiếm một chức quan. Trong trận chiến ở Bành Thành năm đó, Lưu Bang bại trận từng được Đinh Công tha chết. Không ngờ, lúc ông ta vừa nhập triều, Lưu Bang đùng đùng nổi giận, ra lệnh vệ sĩ trói ông ta lại. Đinh Công luôn mồm kêu oan, vừa khóc vừa nói: "Bệ hạ không nhớ chuyện ở Bành Thành sao?". Lưu Bang quát mắng giận dữ: "Ta chính là vì chuyện này mới kết tội cho ngươi. Lúc đó ngươi là tướng Sở, sao lại thả địch mà quên nghĩa?" Nói xong lập tức hạ chiếu xử chém Đinh Công. Sau việc này, Lưu Bang nói rằng. "Trẫm sở dĩ chém Đinh Công là để đời sau phải tận trung, đừng bắt chước làm điều xấu".

Quý Bố tận trung nên được xá miễn phong quan, Đinh Công phản chủ nên cuối cùng bị tội chết. Từ đó có thể thấy, sự vật có thể chuyển hóa lẫn nhau. Kẻ địch cũ thì thành tâm dâng hiến sức lực, phục tùng chủ nên Hán Cao Tổ sau khi giành được thắng lợi không những không truy cứu tội trạng mà còn cho rằng ông ta là người trung thành đáng khen. Còn ân nhân từng cứu mạng mình vì phản bội chủ nhân mà bị Lưu Bang chém đầu. Nhìn từ mặt trái, nó có tác dụng khuyên răn điển hình. Tái công mất ngựa, sao biết không phải là phúc? Có một số sự việc ngoài mặt xem ra là chuyện xấu, nhưng cũng có thể là "đánh bừa mà trúng", chưa biết chừng lại là chuyện tốt.

Năm 1933, chính quyền Nazis của nước Đức do tên cuồng chiến tranh Adolf Hitler cầm đầu, có một ngày bỗng nhiên nghĩ ra một ý tưởng kỳ cục. Để lung lạc lòng người, họ nói với toàn thể nhân dân nước Đức là muốn cho mỗi một gia đình bình thường ở Đức có một chiếc xe hơi. Vì thế, Hitler ra lệnh để chuyên gia thiết kế xe hơi người Đức, tiến sĩ Philip Baer thiết kế loại xe này, quy định giá một chiếc phải dưới 1000 mác Đức, và đặt tên cho loại xe này là xe hơi Tazusi. Hitler còn yêu cầu chất lượng của xe ô tô này nhất định không được kém, phải sử dụng động cơ nén, tốc độ cao nhất là 100km/h, lượng tiêu hao dầu phải hạn chế dưới bảy lít trên một cây số, chở được từ bốn đến năm người.

Ở thời điểm đó, ô tô kiểu dáng đẹp giá rẻ này quả thực là chuyện "Ngàn lẻ một đêm". Giấc mơ hão huyền của tên cuồng chiến tranh này là một bài toán khó cho ngành thiết kế xe hơi. Song, chính ý tưởng kỳ quái xem ra không thể trở thành hiện thực này lại tạo cơ hội cho nước Đức sau này sản xuất ra ô tô "Tazusi" kiểu dáng phổ biến, giá rẻ. Bởi vì, chính sách giá cả vô lý ngang ngược này đã buộc công ty ô tô Tazusi đi theo con đường tìm sự sống trong cái chết.

Năm 1936, nước Đức nghiên cứu thành công ô tô Tazusi kiểu dáng phổ cập, năm 1938 bắt đầu đi vào sản xuất. Nhưng đúng vào lúc chưa thể sản xuất ra hàng loạt ô tô kiểu này thì chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Nghiệp vụ kinh doanh chính của công ty ô tô Tazusi tạm dừng chuyển sang sản xuất xe bọc thép, động cơ máy bay, ô tô quân dụng, thậm chí là mìn. Cả công ty trở thành nhà máy sản xuất vũ khí. Sau khi quân đồng minh phản công, nhà xưởng của công ty bị máy bay ném bom, phá hủy hơn 60% công ty.

Song, vì dự án thiết kế ban đầu vẫn còn, sau khi chiến tranh qua đi, công ty ô tô Tazusi khôi phục rất nhanh, Năm 1945 sản xuất ra 1785 chiếc ô tô Tazusi. Đến năm 1950, lượng sản xuất và tiêu thụ của ô tô Tazusi là 8 vạn chiếc, năm 1955 đã đạt đến con số 13 vạn chiếc. Cuối thập kỷ 50, công ty ô tô Tazusi đã phá kỷ lục khi lượng tiêu thụ lên đến 20 vạn chiếc, trở thành doanh nghiệp sản xuất ô tô tiên tiến đứng hàng thứ tư trên thế giới. Năm 1954, dây chuyền sản xuất ô tô Tazusi được đưa đến Mỹ, thành lập công ty ô tô Đại chúng nước Mỹ ở Mỹ. Năm 1966, lượng sản xuất hàng năm của công ty này đã đạt 50 vạn chiếc, lượng tiêu thụ chiếm 50% số lượng ô tô nước ngoài ở Mỹ. Ngoài ra, công ty ô tô Tazusi còn xây dựng các công ty con hoặc ở các nước như Pháp, Úc, Brazil, Nam Phi... các mối quan hệ về nghiệp vụ kinh doanh, tiêu thụ thành lập hơn 5.000 trung tâm dịch vụ sau khi bán trong giới doanh nghiệp.

Nếu không có "việc xấu" xảy ra lúc đổ, "Tazusi" có thể có sự phát triển lớn mạnh vượt bậc như sau này không?