(Trích tác phẩm: Patmosz I)
Gần như toàn bộ nội dung tư tưởng của châu Âu là sự biện minh sau cùng cho những tinh thần và sự dằn vặt của mọi thời đại. Các khái niệm đại cương quen thuộc của triết học và khoa học tự nhiên, những lí thuyết kinh tế học và xã hội - ngoài những tình tiết lịch sử lộn xộn từ các điểm nóng ra – người ta không thấy gì khác, và tư duy mù quáng ra đời từ đó.
Descartes xuất phát từ mối ác cảm tôn giáo, bằng lí thuyết của mình muốn hạ bệ một cơ sở hệ thống không thể phá vỡ, mặc dù ai cũng biết, vấn đề không phải là tôn giáo, mà là sự thực hành của quyền lực giáo hội. Descartes không muốn lập ra một hệ thống tư duy, mà chỉ tạo nền móng cho một thực hành quyền lực khác đáng tin cậy hơn.
K. Marx xuất phát từ nỗi bức bối đối với giai cấp tư bản (chính là sự tức giận chống lại của cải, sự trả thù kinh tế), muốn giải quyết những vấn đề sở hữu bằng sự chấm dứt các giai cấp, mặc dù chúng ta biết, trước thời kỳ lịch sử chưa có giai cấp, và sở hữu tuyệt đối không phải vấn đề của kinh tế.
Spengler mở rộng đề tài về một cơn khủng hoảng ngày một gay gắt hơn từ Nietzsche, và tự an ủi mình rằng (cái gọi là) nền văn hóa này bị tiêu diệt sẽ có một nền văn hóa mới mọc lên từ đấy.
Tất cả các hệ tư tưởng này thực ra đều là các hệ tư tưởng giả, không đúng (pszeudologia), là kết quả của hành vi hiện sinh giả dùng để chống lại những điểm nóng của một khoảnh khắc lịch sử, là các lí thuyết giảm bớt sự khủng hoảng ẩn dưới những tư tưởng giải quyết khủng hoảng, là những ư thuyết sai lầm trong khoảnh khắc của lịch sử mà người ta không nhận ra.
Trong nửa sau của thế kỉ XX, ngoài các tác phẩm của Gúenon, giữa trăm nghìn cuốn sách thực ra chỉ có hai tác phẩm, một tác phẩm của giáo sĩ Do Thái Martin Buber và một tác phẩm của thiền sư D. T. Suzuki. Hai tác phẩm này không là sự chứng thực sau cùng, không tìm kiếm sự cứu vãn những sai lầm lịch sử, mà trái lại là khởi đầu sự thanh toán những dằn vặt thời đại và mong ước hiện thực hóa một trật tự sống vĩnh cửu.
Có thể định nghĩa như sau: mọi thứ khác chỉ là lí thuyết, chỉ hai tác phẩm này là hiện thực.
Có thể nói, sự nổ bùng lớn về số lượng của các lí thuyết là thử nghiệm mạnh mẽ một hiện sinh chính trị (ksatrija) xuất phát từ khoảnh khắc của lịch sử, và nó chỉ tồn tại trong cái khung và trong khí thế của thời gian lịch sử.
Chỉ cuốn sách của giáo sĩ Do Thái và của thiền sư Nhật Bản mang khuynh hướng brahman (tinh thần đích thực), hay nói một cách khác: đây là tác phẩm của con người không bị quy định bởi các nỗi dằn vặt, mà biết thật sự cái gì đang xảy ra và cần phải làm gì.
Hiện sinh chính trị (lịch sử) trong mọi trường hợp đều bị chi phối bởi một dằn vặt lịch sử nào đấy, luôn thực dụng, hoặc thiếu hẳn một nhận thức tổng hợp lâu dài, phần lớn mang ý đồ che giấu có ý thức, đặt tên cho cách giải quyết mang tính thực hành cụ thể nhất là Sự Thật.
Chúng ta đều biết, sự sống của con người là cái toàn bộ, trong đó trật tự chỉ được tạo ra sau nhận thức về các nhân tố cơ bản. Những sự việc đang xảy ra là do tác động của nhận thức cơ bản của con người.
Trong thời gian (gọi là) lịch sử không có sự giải quyết; các lí thuyết của thời lịch sử đều bị phá vỡ theo không-thời gian, phần lớn ngay trong giây phút người ta nghĩ ra nó, nó đã mất hiệu lực.
Còn hiện sinh brahman chỉ bắt đầu xảy ra bằng việc thanh toán những dằn vặt lịch sử, và xây dựng một nền tảng cơ bản, độc lập với đam mê, độc lập với quốc gia, dân tộc, độc lập với thời đại, đẳng cấp, tôn giáo, văn minh, và hiện sinh nầy đối vối nhân loại chỉ duy nhất có một.
Đấy là cái cần đặt tên là: status absolutus, hay nói một cách khác đấy là nền tảng cơ bản mang tính người.
Giữa thế kỉ XX, trong một trật tự sống bị phá hỏng hoàn toàn, tuyệt đối không một ai. có thể hoàn chỉnh hóa đời sống riêng của mình trong mức độ sống hư hỏng ấy. Vì thế trên trái đất này không nội dung sống nào lại không chống lại cái trật tự sống đang có.
Kết luận này liên quan cả đến những trường hợp đặc biệt trong đó nhiều kẻ thoạt đầu tưởng mình được hưởng một lợi thế nhất thời nào đó. Không hiểm họa nào lớn hơn sự thỏa hiệp với hư hỏng, với sự thỏa mãn giữa những môi trường hư hỏng, cùng lắm chỉ khác là thỏa mãn với nỗi thỏa mãn hư hỏng.
Con người (trong thời gọi là) lịch sử, vô ích tìm kiếm nguyên nhân đầu tiên của bản chất hư hỏng trong trật tự sống đá hư hỏng. Mọi khủng hoảng đã được báo trước, tất cả đã hỏng từ khởi đầu của mọi khởi đầu, trong một điểm tối nào đó.
Nguyên nhân khởi điểm của trật tự sống hư hỏng là hậu quả của một sự kiện, nói theo ngôn ngữ tôn giáo là một tội lỗi cội nguồn, nhưng không hề mang tính tôn giáo, mà là một sự kiện bản thể học (ontologia). Đúng hơn, có cái gì đó đã xảy ra trong sự sống: quá trình phá vỡ và làm hỏng do chính con người tạo ra.
Để nhận thức rõ sự tồn tại của con người lịch sử, không ý nghĩa nào quyết định hơn ngoài một khẳng định: hãy nhìn một cách tỉnh táo ý thức về tội lỗi trong chính bản thân con người. Đây là điều kiện đầu tiên của hiện sinh đích thực mang tính người. Tư duy chỉ đáng tin nếu ý thức được về tội lỗi. (Kierkegaard viết về Sự lo âu)
Liên quan đến lịch sử hiện tại không còn nghi ngờ gì nữa, từ thời trung cổ tới nay con người dứt khoát tỏ ý chống đối nhà thờ, bởi ý định chạy trốn trước ý thức tội lỗi. Toàn bộ thời hiện đại được xây dựng từ sự phủ nhận một cách cố ý nhân tố tội lỗi, điều này bộc lộ trong mọi thờ ơ đạo đức, và hiện sinh đang được quan tâm đến một cách nhân tạo, là thứ tạo ra khoa học và sự phong thần vô danh.
Trọng thời hiện đại (thời lịch sử) tư tưởng về tội lỗi bị che đậy đến mức hoặc trở thành sự sợ hãi hoặc thành vụ bê bối, khi sinh vật học nỗ lực làm nổi bật điều này như một thiếu sót sinh học, và theo xã hội học là sai phạm trong cơ cấu xã hội. Pascal cho rằng, trong việc bỏ qua tư tưởng về tội lỗi, đến nhận thức về các hiện tượng vật lí cơ bản cũng hoàn toàn bất lực (mới đây nhất: vật lí của Heisenberg, toán học của Gödel).
Toàn bộ nỗ lực của môn tâm lí học hướng về việc - Buber từng nói - thanh toán ý thức tội lỗi của con người như lương tâm cắn rứt, sự lo âu, và ông xác định rằng kể cả khi ý thức này bị làm lu mờ, bản thân tội lỗi cũng không biến mất.
Hóa ra sau gần một trăm năm thực hành của ngành tâm lí học, việc ứng dụng các phương pháp tâm lí không làm cho con người hài hòa hơn, mà chỉ làm cho kỹ thuật lẩn tránh hoàn thiện hơn. Kết quả của các quá trình tâm lí không làm con người thức tỉnh, mà để họ trốn tránh sâu hơn trước sự thức tỉnh. Thay vì cởi mở và giải thoát, các phương pháp tâm lí giúp con người học cách trốn tránh một cách hiệu quả hơn.
Giờ đây bằng việc phân tích giấc mơ, người ta tưởng lừa được một cái gì đó từ vài kẻ ngây thơ đem ra công khai; từ nền tảng phân tâm học và trắc nghiệm học những kẻ đó giờ đây trốn sâu hơn dưới ý thức mộng mị, đến mức chỉ xuất hiện trong giấc mơ cũng không nổi.
Với họ, vào thời điểm tận thế chắc cần phải thổi một hồi kèn đặc biệt cho họ thức dậy. Điều con người học từ tâm lí học là đừng trốn vào sự phức tạp mà vào sự trung thực. Đấy là một cái chuồng từ đó không thể dụ dỗ con người đi ra. Đấy là phân tâm học.
Số lượng nạn nhân của tâm lí học vô cùng lớn.
Kẻ trải qua quá trình tâm lí học này không nhìn rõ bản chất của sự sống, thậm chí cái nó học được quay lưng lại với hiện thực thật sự của sự sống, đánh chìm sự sống xuống và bao phủ lên bằng ý thức về những khó khăn của sự sống.
Sự ngu ngốc mang tính chất bản thể học của thời hiện đại xuất hiện như thế đó, một kẻ nhăn nhở cười trên toàn bộ những khó khăn của tồn tại, và cho rằng một lần và mãi mãi cần thanh toán hiện tại, vì ý thức tội lỗi - cùng trách nhiệm tu tỉnh của con người - tự nó sẽ biến mất (bị phân tâm). Trên quan điểm tâm lí học, con người bị phanh phui này rơi ra khỏi cộng đồng và cùng lúc đứng ra ngoài tình huynh đệ người.
Những phương pháp của tâm lí học tiếp tục được phát triển bởi chủ nghĩa hiện sinh. Khi tuyên bố sự sống mở (sự trần trụi hướng về phía tha nhân) chủ nghĩa hiện sinh dạy con người hãy cuộn mình vào trung thực, và chống lại sự trần trụi trung thực này bằng cách bảo vệ mình trong một sự cao cả vĩ đại; nghĩa là trong hiện sinh hãy cất giấu một hiện sinh giả.
Rất ít các nhà tư tưởng nhận ra điều nguy hiểm này (Gabriel Marcel, Bataille, Camus, Heidegger). Phần lớn các học giả khác, như J. Sartre bằng kỹ thuật (viết) choáng lộn thực hiện những cú lộn vòng ngoạn mục (trong văn chương), trong khi những vấn đề cơ bản của sự sống vẫn không động chạm tới.
Tạo ra vấn đề, sinh học hóa, xã hội học hóa, tâm lí học hóa, đạo đức học hóa, hiện sinh hóa nhân tố tội lỗi. Đôi khi người ta đã làm mơ hồ ý thức về tội lỗi thành công, hay đúng hơn làm cho con người chệch hướng với hiện thực.
Kết quả là: tôn giáo đồi trụy, khoa học ngớ ngẩn và chính trị độc ác. Còn hiện trạng thực tế: một sự bất an ẩn trong hiện thực trần trụi và mơ hồ, thiếu vắng hẳn nhận thức về một hiện thực đã bị phá hỏng, chỉ còn lương tâm cắn rứt, không còn con đường nào khác, ngoài (cái gọi là) một đời sống trần thế hèn kém, vô nghĩa, bởi tầm vóc cao cả của đời sống đã bị đánh mất.
Khoảng một trăm năm gần đây, đặc biệt ở mức độ tri thức cao, ngày càng diễn ra sự lẩn trốn vào các tôn giáo và siêu hình học phương Đông, với niềm tin tưởng đấy là nơi chứa đựng nguồn gốc của ý thức về tội lỗi, và con người, bằng các bộ môn phương Đông học này có thể giải quyết được những vấn đề tội lỗi. Đây không chỉ là một sự phản bội Thiên Chúa giáo, mà còn là sự thiếu hiểu biết hoàn toàn về hiện thực.
Trong siêu hình học phương Đông (Ấn Độ, Trung Quốc, Iran) ý thức về tội tổ tông cũng y như ở người Do Thái, ở Thiên Chúa giáo và ở đạo Hồi, nhưng phương Đông không quy về đạo đức mà coi đấy là sự hư hỏng, sự mơ hồ nhận thức, sự vật vờ, mơ ngủ, mộng du. Ở Hi Lạp cổ hoặc trong Kinh Kabbala sự cứu chuộc tội lỗi ở phương Đông cũng y như vậy, một sự bắt buộc ở khắp nơi.
Chủ nghĩa nguyên thủy mới gần đây nhất là một thí nghiệm chạy trốn ý thức tội lỗi, sau thời của Rousseau, chạy trốn vào thiên nhiên, vào những người da đen, người da đỏ. Thí nghiệm này không chỉ sai lầm. Tiếp sau chủ nghĩa đa cảm của Rousseau người ta đặt giả thuyết: người nguyên thủy sống trong trạng thái cổ, trong sự trong sáng khởi thủy, và sự đa cảm của thế kỉ trước đã tạo ra lí tưởng từ sự man rợ, phi văn minh. Tư tưởng này đặc biệt trong nghệ thuật rất nguy hiểm.
Chúng ta đều biết những người nguyên thủy không sống trong sự trong sáng khởi thủy mà sống trong trạng thái tha hóa ngược lại của các nền văn minh cũ, chính vì thế, sự sống ở người châu Âu không chỉ hư hỏng mà còn hư hỏng ở mức độ cao hơn. Ngoài ra những người nguyên thủy mang theo mình ý thức về tội lỗi tổ tông bị đứt đoạn từ nền văn minh cũ, và không ở bộ lạc nào lại không thể nhận ra điều đó.
Tất cả sự sống người, dù ở mức độ nào cũng đều đã văn minh hóa. Mọi nền văn minh đều nhân tạo, nói đúng hơn, không tất nhiên. Trong sự nhân tạo này, thiên nhiên chắc chắn bị hành hạ.
Cần đặt câu hỏi, có một nền văn minh nào, hay nói cách khác, có một trật tự được tạo dựng một cách nhân tạo nào không đặt dấu ấn lên thiên nhiên, mà để tất cả ở vị trí riêng của nó và để nó tự do phát triển?
Sau cùng: Có hay không ý thức của con người về một trật tự sống cội nguồn trước khi con người phạm tội? Con người biết hay không về một sự sống có thực?
Con người Biết về một trật tự cội nguồn.
Ý thức này được tuyên bố trong Thiên Chúa giáo, trong Kinh Veda, trong Đạo Lão, trong Hi Lạp cổ đại, trong Kinh Kabbala, và trong hình dạng như thế nào đấy truyền thống của mọi thời đại đều gìn giữ điều này.
Ý thức này thực chất là nội dung của những cuốn sách thiêng. Truyền thống không phải là truyền thuyết và tôn giáo. Tri thức truyền thống nói về nền tảng cơ bản, về tội lỗi mắc phải từ buổi khai thủy, về sự điều chỉnh lại nền tảng cơ bản mang tính người, hay còn gọi là việc sửa chữa tội lỗi.
Điều chỉnh lại nền tảng cơ bản của con người không phải nhiệm vụ mang tính tâm lí học, mang tính xã hội, hay sinh vật học, hay mang tính tôn giáo, triết học mà là nhiệm vụ của một sự sống trực tiếp, đơn giản, cụ thể.
1)Duy trì một cách tỉnh táo ý thức tội lỗi; sửa chữa là điều bắt buộc với tất cả mọi người. Mọi người hãy sửa chữa những tội lỗi đã gây ra của nhân loại trong chừng mực mình biết và có thể, như truyền thống Ấn Độ đã nói: ihamutrarthaphalaphogaviragah - vắng thiếu hi vọng nhỏ nhất về phần thưởng trong đời sống Thượng Đế và thế giới bên kia.
Không có cách khác để xóa bỏ tội lỗi ở mức độ con người; tất cả mọi người hãy trở thành Đấng Cứu Thế của tất cả mọi người; Bồ tát, Suti (Hồi giáo mật tông), Hasid (Do Thái giáo), Thiên Chúa giáo.
2)Cần phân tích và nhận thức về nền tảng cơ bản, cần ý thức về cội nguồn trước đời sống thời lịch sử, về cái bình thường; đây là công việc lí thuyết.
3)Hãy bước ra khỏi thời lịch sử, thực hiện status absolutus (nền tảng cơ bản) trong sự vắng mặt của những dằn vặt thời đại (đây là nhiệm vụ tinh thần có thực, mang tính chất Brahman).
Tất cả các quá trình phục vụ cho sự bình thường hóa cuộc sống, cần phải chấp nhận; trong tôn giáo, nghệ thuật, tư tưởng.
Cần vứt bỏ hết tất cả các quá trình chống lại sự phục hồi vị trì bình thường hóa cội nguồn (như sự phản bội của khoa học, sự bất tín tôn giáo, sự giả dối của chính trị, sự bóc lột và bạo lực)
Hãy vũ trụ hóa (là sự thống nhất giữa cá nhân và cộng đồng).
Duy trì một hiện sinh có thật (là sự đồng nhất của tư tưởng-lời-hành động)."
Sự sống Brahman đang đối diện mạnh mẽ với thời kì lịch sử.