- Giỏi cho ả điêu ngoa kia, Chỉ toàn nói chuyện đâu đâu! Còn không mau mau khai ra! Tả hữu, mau dùng hình!
Lý Tam Lăng lén nói với Hoàng thượng:
- Tri huyện thực là một tên khốn kiếp, chưa hỏi rõ trắng đen đã vội dùng hình. Ta thực bất bình.
Hoàng đế Đạo Quang hỏi:
- Em dám đánh tên tham quan này không?
Lý Tam Lăng nói:
- Em ra tay quá nặng. Đây lại là công đường của Vạn tuế gia. Nếu ra tay đánh chết sai nha, tất phải đền mạng, đánh chết quan trên, tất bị tội, giết cả nhà.
Hoàng thượng nói:
- Hôm nay, dù em đánh chết tám đứa, mười đứa, ta bảo đảm em vẫn không phải đền mạng cho ai.
Lý Tam Lăng nói:
- Nếu đã vậy, tên tham quan này thực đáng ghét. Cái đầu này em cũng chẳng cần nữa.
Nói rồi, xắn tay áo lên, quát lớn:
- Giỏi cho tên cẩu quan kia. Người có biết xử án không vậy? Một cô gái, sao có thể giết được hai mạng người? Ngươi chưa hỏi rõ trắng đen đã vội dùng hình.
Miệng quát vang xông thẳng lên công đường, nói:
- Cẩu quan ngươi cút xuống dây cho ta!
Rồi hất công án sang một bên, đưa tay ra tóm lấy tên tri huyện họ Dục. Đám nha dịch vội xông lên bắt lấy kẻ náo loạn trên công đường. Tri huyện nhân cơ hội ấy vội chạy vào phía sau, đóng kín cổng lại. Đám nha dịch quát vang:
- Mau bắt lấy tên giặc giết quan cướp ấn. Chớ để cho hắn chạy thoát.
Lúc này, Lý Tam Lăng tức đỏ hai mắt, đánh cho đám sai nha nghiêng ngả tơi bời. Chợt thấy quân của Cửu môn đề đốc điều tới đã đến bên ngoài nha môn. Hoàng thượng thấy quan binh tới, nghĩ thầm: "Không ổn! Trẫm phải mau chóng trở về triều hạ chỉ, cứu Lý Vinh Hỷ". Nghĩ xong, len lén rời khỏi huyện nha bỏ đi. Ở trong huyện nha, Lý Tam Lăng thấy quan binh vây tròn lấy mình, dùng tay lại, hét vang:
- Đám quan binh nghe đây! Ta - Lý Tam Lăng - không phải loại người không biết vương pháp. Chỉ vì hận tên tri huyện không biết xử án nên mới ra tay can thiệp chuyện bất bình. Nay phạm pháp, đại trượng phu trên đời sống có gì là vui, chết có gì là sợ! Nào! Nào! Nào, muốn trói thì trói, muốn còng thì còng ta quyết không chống trả.
Đám quan binh nghe vậy, lập tức tiến lên trói Lý Tam Lăng lại, đẩy về nha môn phủ Đề đốc.
Lại nói chuyện Thang tiểu thư nhân lúc hỗn loạn, len lén rời khỏi nha môn, cắm đầu bỏ chạy, không phân biệt nổi đâu là Đông, Tây, Nam, Bắc. Mình bị rét, chạy được hơn một dặm đường, cảm thấy khắp mình mệt mỏi, chân đau nhức. Ngửa mặt nhìn lên thấy một ngôi chùa. Trên cổng chùa có treo một tấm hoành phi viết ba chữ "Bạch vân am", trong lòng nghĩ thầm: “Chi bằng ta nghỉ lại tại cổng chùa này rồi sẽ đi tiếp".
Trụ trì "Bạch vân am" vốn là một nữ ni, pháp danh Liên Châu, xuất gia từ nhỏ, năm nay mười tám tuổi. Sư phụ đã qua đời trong am chỉ còn lại một mình cô ta. Cô ta có một người tình họ Trương, tên Tiêu, vốn là một giám sinh. Tên này ngày đi tối lại đến, mấy hôm nay có việc bận không tới được khiến ni cô Liên Châu nóng lòng mong đợi. ả bèn rời khỏi thiền phòng, ra ngoài cửa chùa, ngóng ra ngoài, thấy một cô gái đang ngồi bên cổng, bèn hỏi:
- Vị cô nương này từ đâu tới, đi tới đâu?
Thang Mĩ Dung ngẩng đầu nhìn lên, thấy một nữ ni, liền nói:
- Bạch sư phụ! Tôi là người gặp nạn bị oan, không biết phải đi đâu. Tạm thời ngồi nghỉ ở đây tránh gió một lúc.
Liên Châu nói:
- Người xuất gia chúng ta vốn lấy từ bi làm gốc, cô nương nay không có chỗ an thân, sao không theo ta tới thiển phòng dùng chén trà, sưởi cho ấm?
Thang tiểu thư nói:
- Tiểu nữ vô cùng đội ơn ý tốt của sư phụ. Sau này gặp vận, tất sẽ hậu tạ.
Liên Châu nói:
- Người xuất gia đâu mong được báo. Mời vào trong.
Hai người đưa nhau vào thiền đương, ngồi xuống uống trà.
Lại nói chuyện giám sinh Trương Tiêu thu xếp xong công việc lại mò tới Bạch Vân Am. Đầu đường nhà anh ta có hai tên vô lại một người tên cuồng Vượng, một người tên Triệu Ngọc. Họ vốn biết Trương Tiêu thường lén lút qua lại, tình tự với ni cô trong am Bạch Vân, định tới Bạch Vân am bắt quả tang hai người kia, tống tiền kiếm mấy chục lạng bạc để tiêu xài. Hôm nay thấy Trương Tiêu đi về phía am Bạch Vân, hai người cả mừng, bèn chạy theo đường vòng tới Bạch Vân am trước, ẩn thân vào một chỗ kín đáo.Trương Tiêu nghênh ngang tiến vào cửa am, vào thiền phòng, thấy Thang tiểu thư dung nhan xinh đẹp liền hỏi Liên Châu:
- Vị cô nương này là ai?
Ni cô Liên Châu nói:
- Vị cô nương này là người gặp nạn, bị oan.
Trương Tiêu nghe vậy, bật cười ha hả, nói:
- Thực là duyên tiền định. Cô là một cô gái nhỏ, sao thể báo thù cho cha? Ta tên gọiTrương Tiêu, vốn đã đỗ giám sinh, trong nhà giàu có lại có mười mấy cửa hàng. Chi bằng tiểu thư hãy làm vợ ta, sẽ được ăn sơn hào hải vị, mặc gấm vóc lụa là, sai nô gọi bộc, chẳng phải tốt hơn sao? Tới lúc ấy ta sẽ thay cha mẹ vợ báo thù. Nàng thấy thế nào?
Tiểu thư nghe hắn nói vậy, nổi giận đùng đùng, đưa tay chỉ thẳng vào mặt hắn, chửi mắng:
- Tên cuồng đồ to gan! Người không biết bà cô Thang này là ai hay sao mà dám nói lời cuồng ngạo, làm bẩn tai bà cô này!
Sao ngươi không cùng chị em ngươi trong nhà bái đường thành thân, lại đòi cùng ta kết làm vợ chồng?
Trương Tiêu bị chửi, tức giận, nói:
- Giỏi cho con tiện tỳ không biết thức thòi! Nay ta đánh ngươi một trận, ngươi vẫn phải thành thân thôi!
Nói rồi đưa tay ra tóm lấy Thang Mĩ Dung, đè xuống đất, giơ nắm đấm định đánh. Chợt thấy có hai người từ bên ngoài xông vào tóm lấyTrương Tiêu, đè hắn xuống, tay đấm, chân đá túi bụi.
Thì ra hai người ấyTrương Vượng, Triệu Ngọc. Thấy trong phòng có tiếng cãi nhau, cưỡng gian, Triệu Ngọc hạ giọng, nói:
-Trương đại ca, anh có nghe thấy không? Tên cuồng Tiêu này thông dâm với ni cô đã đáng giận, nay lại cưỡng gian gái nhỏ. Cô nương này cũng chẳng phải người xa lạ, là em họ của tôi Thang lão gia là cậu ruột của tôi. Mấy năm trước tôi tới nhà cậu bởi suốt ngày tôi chỉ biết chơi bời lêu lổng, không chịu chăm chỉ làm ăn. Năm ấy tôi tới nhà cậu chơi, cậu mắng tôi vì tội không chịu làm ăn, đánh cho một trận. Cho tới nay đã sáu năm rồi tôi vẫn sợ không dám tới đó. Nay em họ tôi gặp nạn, đại ca hãy giúp tôi tới trói tên khốn nạn Trương Tiêu này lại.
Trượng Vượng nói:
- Em họ của ngươi nào khác gì em họ của ta. Đánh cho hắn một trận!
Hai người liền xông vào phòng, đè Trương Tiêu ra mà đánh.
Trương Tiêu nói:
- Giỏi cho Trương Vượng, Triệu Ngọc hai thằng súc sinh vong ân này. Ngày thường ta đối với chúng bay đâu có bạc bẽo gì, thường mời chúng bay vào hiệu thết cơm, đãi rượu, nay lại lấy oán báo ân! Trừ phi chúng bay đánh chết ta, nếu không, qua hôm nay, chúng bay có sống cũng phải bị một trận trày vi tróc vẩy!
Trương Vượng nói:
- Mày đã nói ra những lời này, tao phải đánh chết thằng lộn giống nhà mày mới được.
Triệu Ngọc nghe vậy, vớ lấy thanh sắt thông lò, nhằm đầuTrương Tiêu bổ xuống. Chỉ thấy "chát" một tiếng, óc văng tung tóe.
Ni cô Liên Châu thấy Trương Tiêu đã bị đập chết, vội vàng hô lên:
- Đánh chết người rồi!
Quay mình chạy vụt ra ngoài. Triệu Ngọc đưa tay ra tóm lấy ả ni cô nói:
- Để Con dâm ni ngươi sống mà làm gì?
Rồi nâng bỗng ả dâm ni lên, ném xuống bậc thềm. Ni cô Liên Châu chết tốt.
Thang tiểu thư sợ run cầm cập, hỏi:
- Có phải anh họ Triệu Ngọc đấy không?
Triệu Ngọc trả lời, nói:
- Chính là ta.
Tiểu thư nói:
- Anh họ cứu em. Phải kiếm cho em một chỗ yên thân mới được.
Triệu Ngọc nói:
- Dễ thôi. Tới nhà ta. Ở ngay ngõ hàng kéo thôi. Nhân lúc chưa ai hay biết, hãy theo hai người bọn ta ra khỏi nơi này.
Ba người lần lượt đi ra. Không lâu sau đã về tới nhà. Triệu Ngọc nói:
- Em họ, đây chính là nhà ta. Em vào mà chào cô. Hai ta còn có chuyện phải làm.
Lại nói chuyện Triệu Ngọc quay sang nói với Trương Vượng:
-Trương đại ca. Chúng ta hãy quay trở lại am, lột bỏ quần áo của hai đứa kia ra, đặt nằm chung một chỗ, sau đó đi báo quan, nhận tội bắt bọn gian dâm đánh chết hai đứa chúng nó rồi chịu sự trừng trị. Làm vậy hai ta cũng được coi là bậc đại trượng phu, không di họa cho người khác.
Trương Vượng nói:
- Đi! Chúng ta đi ngay thôi.
Lại nói chuyện cửu môn để đốc bắt được Lý Tam Lăng, giải tới bộ hình. Văn Hồng lập tức thăng đường, nói:
- Giải tên phản nghịch Lý Tam lên công đường?
Chỉ thấy đám sai quan hét vang:
- Giải phản nghịch Lý Tam lên công đường.
Lý Tam quỳ xuống. Văn Hồng đập bàn ầm ầm, quát lớn:
- Giỏi cho tên nô tài to gan. Người nhà ở đâu? Tên họ là gì? Tại sao lại hành hung, làm náo động công đường? Hãy mau khai thực ra, đùng để ta phải dùng hình. Nói?
Lý Tam Lăng nói:
- Người đại náo công đường chính là ta. Tục ngữ nói: Nhân bình bất ngữ, thủy bình bất lưu. Cũng bởi tên tri huyện hồ đồ, không biết xử án, ta bất bình nên mới đại náo công đường. Những lời vừa nói đều là lẽ thực, không chút sai trá.
Thử lại chép khẩu cung, Văn Hồng dặn dò tả hữu:
- Đưa tên nô tài điêu toa Lý Tam này vào trong bộ hình, giam lại. Sau đó bãi đường.
Trương Vượng, Triệu Ngọc vừa tới nha môn bộ hình, thấy một đám quan binh còng anh ba Lý bán đậu phụ giải tới bộ hình, họ biết ngay chỉ vì vụ án của Thang tiểu thư, Lý Tam Lăng đại náo công đường nên mới bị giải tới bộ hình. Hai người bàn với nhau:
- Hai ta đều là người có tội, chi bằng đại náo một trận, cứu Lý Tam ca ra, đó cũng là cách bày tỏ nghĩa khí nam tử của bọn ta.
Rồi cùng hiệp lực đồng tâm, nhân lúc mấy tên quan binh không phòng bị, xông vào đánh gục cả. Lý Tam Lăng vô cùng mừng rỡ, bứt đứt dây trói, ba người dốc sức đánh tan đám quan binh, công sai rồi chạy ra khỏi thành.
Lại nói chuyện Hoàng đế Đạo Quang rời khỏi nha môn huyện Uyển Bình, đi tới ngõ Giao Dân, thấy bụng đói cồn cào. Lúc này trời đã quá ngọ, thấy trước mặt có một quán ăn, trên cửa quán có tấm bảng hiệu, trên viết ba chữ "Ý Hợp quán" mạ vàng thực lớn. Từ trong quán vang ra tiếng dao thớt chí chát, tiếng gọi, nói xôn xao. Nhìn vào quầy bán hàng, thấy một người mặt mày hung ác tuổi độ ngoài ba mươi ngồi đó - chính là Hoàng Sĩ Long. Hoàng thượng nghĩ thầm:
- Chi bằng ta lên lầu ngồi uống vài chén, sau đó hồi triều cũng không muộn.
Rồi tiến vào Ý Hợp quán.
Tên tiểu nhị Vương Nhị tươi cười bước tới, nói:
- Nếu lão tiên sinh muốn dùng cơm rượu, xin mời lên lầu.
Hoàng thượng nghe vậy, trèo lên cầu thang, chọn bàn chính giữa ngồi xuống. Tiểu nhị Vương Nhị tiến lại, hỏi:
- Ngài dùng món gì? Xin hãy nói để tiểu nhân sai nhà bếp phục vụ ngài.
Hoàng thượng nói:
- Bày cho ta ba bàn rượu thịt kiểu Mãn, Hán loại thượng hạng, mỗi loại mỹ tửu đều cho một bình.
Tên tiểu nhị cười, hỏi:
- Thực sự ngài cần hay đùa tiểu nhân vậy? Một người sao ăn hết được từng ấy rượu thịt?
Hoàng thượng nói:
- Ta có tiền mua, lo gì.
Tiểu nhị nghe vậy, chỉ còn biết lau dọn bàn, bày lên ba bàn rượu thịt đủ món Mãn, Hán. Hoàng thượng tự tay rót rượu uống. Chợt nghe thấy có người ngâm thơ rằng:
Tiểu tiểu lý ngư vị thành long.
Thân khốn tiện thủy khu ma hàng.
Nhất triều nhược toại lăng vân chí,
Cửu tiêu vân ngoại nhậm phi đằng.
Dịch thơ:
Cá chép con con chửa hóa rồng
Thân trong hố nhỏ nước uông uông
Một mai thỏa chí vươn mây được
Ngoài cỏi mây cao mặc vẫy vùng.
Hoàng thượng nghe xong, vội đứng dậy, tới bên cửa sổ nhìn ra. Thì ra là một người nghèo khó, mình mặc bộ quần áo nhàu nát. Người ấy tuy ăn mặc rách rưới nhưng trạng mạo phú quý, bụng chứa kinh luân, sau này tất làm nên sự nghiệp bèn nói vọng xuống:
- Người nghèo kia lên đây. Ta có điều này muốn nói.
Tiểu nhị Vương Nhị vội nói:
- Đại thái gia, ngài chớ gọi hắn lên lầu. Hắn quá bẩn thỉu.
Hoàng thượng nói:
- Ta thích hành thiện. Gọi hắn lên lầu, ta muốn giúp hắn vài xâu tiền.
Vương Nhị nói:
- Ngài muốn hành thiện, tôi đâu dám nói nhiều. Để tôi gọi hắn lên cho ngài. Này! Tên làm thuê họ Triệu hãy lên đây, đại thái gia muốn giúp đỡ ngươi. Ngươi muốn lên thì lên. Trông tướng của người chắc còn phải sải bước khắp tứ phương (đi ăn mày) quá.
Triệu công tử lên lầu. Vương Nhị đưa tay chỉ, nói:
- Vị lão thái gia kia muốn giúp đỡ ngươi.
Triệu công tử nghe vậy vội tiến lại, chắp tay thi lễ thực cung kính, nói:
- Lão tiên sinh cho gọi học sinh, không biết có điều chi dạy bảo?
Hoàng thượng hỏi:
- Nghe giọng của ngươi không phải người Bắc Kinh. Ngươi nhà ở đâu. Tên họ là gì? Tại sao lại ra nông nỗi này?
Triệu công tử nói:
- Tiểu nhân nhà trong thôn Triệu Gia phủ Tô Châu tỉnh Nam Kinh, Triệu Khai là cụ tổ, Triệu Kế Tông là ông tổ. Cha tiểu sinh là Triệu Xuyên, học sinh tên gọi Triệu Hội Thanh. Cha tiểu sinh từng giữ chức đô thống tại phủ Bảo Định, sau lâm bệnh nặng, qua đời. Trong nhà gặp chuyện bất hạnh, gia sản bị cháy rụi, hai mẹ con tiểu sinh đành phải sống trong miếu làng. Học sinh đã đến tuổi đi thi, được đám bạn bè thân hữu lo giúp hành lý lên phủ Thuận Thiên dự kỳ thi hương. Dọc đường gặp cướp, bị chúng cướp mất hành lý, lệ phí. Đành phải bán chữ kiếm tiền dọc đường. Tới Bắc Kinh, nghỉ lại quán này, chẳng may mắc phải bệnh nặng mất hơn tháng trời mới khỏi. Khỏi bệnh rồi lại nợ tiền của quán. Chủ quán lòng dạ độc ác, bắt học sinh ở đây làm công trừ nợ. Ban ngày đi cắt cỏ nuôi ngựa, tối đến lại phải canh giữ chuồng ngựa. Thân lạnh không áo mặc, do đó mới nhìn trời ngâm thơ, mạo phạm tiên sinh.
Hoàng thượng nói:
- Nghe ngươi kể hoàn cảnh thực khổ. Ta có ý muốn giúp ngươi nhưng hiện giờ không mang theo tiền bạc. Ngươi hãy tạm đứng sang một bên, nghỉ ngơi chốc lát.
Hoàng thượng mở tay nải ra, lấy văn phòng tứ bảo, mài mực, trải giấy ra mặt bàn, nâng bút, viết:
- Thượng dụ: Trẫm xuất cung vi hành, tại quán ý Hợp ngõ Giao Dân gặp Triệu Hội Thanh người Tô Châu, tài học uyên bác, có ý muốn để y lại trong phủ của khanh thay áo mũ. Sau khi về triều trẫm sẽ trọng dụng. Khâm thử.
Sau lại viết bằng chữ Mãn rồi dùng phong bì gói lại. Gọi Triệu Hội Thanh, nói:
- Ngươi cầm phong thư này tới trao cho Lưu Hoán Chỉ tại phủ Thiên Quan. Chớ sợ, hãy sai hắn mở Nghi môn đón người vào.
Triệu Hội Thanh nghe vậy, trong lòng không vui, nghĩ thầm:
- Vị tiên sinh này lai lịch chắc không nhỏ.
Rồi nhận lấy thư, xuống lầu. Hoàng Sĩ Long chặn lại, nói:
- Ngươi chưa trừ hết nợ, không được đi.
Hoàng thượng nổi giận, nói:
- Kẻ nào dám ngăn không cho hắn đi đưa thư?
Hoàng Sĩ Long nổi giận, nói:
- Giỏi cho tên súc sinh hoang dã, dám xen vào việc của ta!
- Ngươi đâu, đánh tên thầy bói chó này cho ta.
Không biết Hoàng thượng sẽ ra sao, mời quý vị xem tiếp hồi sau.