Lộng Triều

Quyển 9 - Chương 59

Ứng Đông Lưu rất có hứng thú nghe người phụ trách hợp tác xã tre trúc đồng thời là Bí thư Chi bộ Đảng thôn Trúc Hoa giới thiệu tình hình kinh doanh của hợp tác xã.

Các trình tự từ trồng, chặt, phơi nắng, chẻ nan đến đan thành sản phẩm, hợp tác xã chuyên nghiệp này đã tạo ra một cơ chế phân công có hiệu quả, nó khiến cho hiệu suất làm việc được tăng cao. Mà ngoài hợp tác xã thì cũng còn có vài hộ gia đình làm riêng với các sản phẩm đặc sắc và có thị trường riêng biệt.

Làm Ứng Đông Lưu có chút ngạc nhiên đó là hợp tác xã tre trúc nhỏ như thế này mà cũng có nhà thiết kế riêng. Mặc dù đó là do con gái của người phụ trách hợp tác xã kiêm nhiệm nhưng người có ý thức như vậy đã là một tiến bộ hiếm có. So sánh với các tổ chức kinh tế bán ra sản phẩm thô sơ, có thể làm được bước này đã là tăng vọt về chất.

Từ hạng mục thiết bị bảo vệ môi trường đến hệ thống siêu thị, lại tới hợp tác xã chuyên nghiệp tre trúc đầy đặc sắc này, Ứng Đông Lưu đúng là hứng thú với một loạt địa điểm thăm quan của Thị xã Ninh Lăng. Hạng mục thiết bị bảo vệ môi trường đã đại biểu cho một xu thế phát triển, nhất là khi tình hình ô nhiễm môi trường ở khu vực trung tây càng lúc càng nặng nề, hạng mục này có thị trường rất khả quan.

Mà hệ thống siêu thị khổng lồ kia là loại hình công ty thương mại chẳng những phục vụ tốt cho cuộc sống nhân dân, hơn nữa còn có thể nhận nhiều sức lao động không yêu cầu trình độ văn hóa và kỹ năng cao, cũng là một điểm sáng giúp chính quyền giảm bớt áp lực đối với những công nhân mất việc khi cải cách.

Cuối cùng là hợp tác xã tre trúc này cũng đại biểu hình thức kinh tế mới xuất hiện. Phân công hợp tác, cùng chung thành quả, phương thức này ít nhất vào lúc này là đáng khen ngợi.

So sánh với mấy điểm thăm quan ở Tây Giang thì điểm thăm quan ở Tào Tập là quá bình thường. Thị trường dược liệu lớn nhất hai tỉnh An, Tương có vẻ được nói hơi quá. Mặc dù quy mô đã bắt đầu được xây dựng nhưng Ứng Đông Lưu rất nghi ngờ thị trường dược liệu này có thể đạt quy mô và hiệu quả như dự tính hay không? Chẳng qua câu hỏi này y không nói ra ngoài.

- Vi Phong, thấy sao?

Lần này Ứng Đông Lưu đưa ra quan điểm lựa chọn điểm thăm quan ở các nơi có kinh tế tốt, bình thường và kém, vì thế điểm thăm quan được lựa chọn ở Kiến Dương, Vĩnh Lương cùng với Ninh Lăng.

- Chủ tịch, tôi nói một câu đó là phát triển không cân bằng, tốt thì tốt, kém thì kém, giữa các nơi chênh lệch quá nhiều.

Nhâm Vi Phong dựa lưng vào ghế rồi nói:

- Kiến Dương có trụ cột tốt hơn các nơi khác, kinh tế phi nhà nước đã hình thành một không khí khá tốt đẹp. Từ cơ quan nhà nước đến cơ sở đều chú trọng phát triển kinh tế. Hơn nữa từ một góc nào đó có thể nói từ sự phát triển kinh tế tư nhân là biết nơi đó phát triển hay không. Ví dụ như nói Kiến Dương rất thịnh hành việc vay tiền trong dân, từ góc độ này có thể thấy kinh tế Kiến Dương phát triển khá tích cực.

Ứng Đông Lưu nhíu mày, có vẻ đang suy nghĩ lời của Nhâm Vi Phong.

- Vĩnh Lương cũng đang có xu thế phát triển một cách rõ ràng. Mặc dù còn chênh lệch khá lớn so với Kiến Dương Miên Châu nhưng đã vượt qua Đường Giang, Lô Hóa. Vĩnh Lương phát triển nhanh như vậy là do kinh tế tư nhân thúc đẩy. Tốc độ công nghiệp hóa và xây dựng ở đây khá nhanh, cũng xuất hiện mấy công ty hàng đầu trong làm việc.

Nhâm Vi Phong cũng đã nghiên cứu kỹ về sự phát triển kinh tế của Vĩnh Lương. Bí thư thị ủy Vĩnh Lương – Thạch Tiến Bảo đã được điều đến làm Bí thư Thị ủy Thành phố Kiến Dương, người đang giữ chức Bí thư Thị ủy Vĩnh Lương – Trần Kính Tùng bây giờ vốn trước đây là Thị trưởng. Vĩnh Lương có thể phát triển tốt như vậy là do hai người kia cùng công tác chung trong bốn năm. Hai người này đều kiên quyết ủng hộ quan điểm phát triển kinh tế của Ninh Pháp.

Vĩnh Lương có tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh nhưng mâu thuẫn xã hội cũng lộ rõ. Hàng năm người từ Vĩnh Lương kiện lên Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh chiếm tỷ lệ khá cao. Công nhân mất việc và nông dân mất đất chiếm chủ yếu trong số này.

- Tốc độ phát triển kinh tế của Vĩnh Lương mấy năm nay là ở nhóm đầu toàn tỉnh. Nhưng làm như thế nào vừa phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo ổn định xã hội, điểm này bọn họ làm không tốt. Trong một hội nghị công tác kinh tế tôi đã nhắc nhở lãnh đạo các thành phố, ta, phát triển kinh tế không thể thay thế tất cả. Muốn biết rõ ý nghĩa phát triển kinh tế ở đâu thì đó là nâng cao cuộc sống Nam Điền, bảo đảm an sinh xã hội, đó mới là mục đích phát triển.

Ứng Đông Lưu thản nhiên nói.

Nhâm Vi Phong thở dài một tiếng, quan điểm giữa Ứng Đông Lưu và Ninh Pháp càng lúc càng khác nhau.

Ninh Pháp luôn nhấn mạnh phát triển kinh tế là công tác quan trọng nhất hiện nay của tỉnh An Nguyên, tất cả các công việc khác cần phục tục phát triển kinh tế. Mà Ứng Đông Lưu lại chủ trương không thể vì phát triển kinh tế mà bỏ qua các công việc xã hội khác. Chính quyền chỉ có thể đưa ra các chính sách ủng hộ chứ không phải là can thiệp quá sâu vào, phải dành tâm trí vào việc phát triển sự nghiệp xã hội.

Nhâm Vi Phong cho rằng quan điểm hai người không sai, chỉ là dù Bí thư và Chủ tịch hiểu quan diểm của đối phương nhưng chỉ sợ vẫn kiên trì với quan điểm của mình.

- Ở điểm này tôi thấy Quận Tây Giang Thị xã Ninh Lăng đã xử lý rất tốt. Việc cải cách các nhà máy của Tây Giang theo tôi thấy đã đạt tới mục đích, vừa có thể thành công giúp chính quyền thoát khó khăn, vừa có thể đảm bảo cuộc sống cho công nhân mất việc.

Nhâm Vi Phong cố ý tránh khỏi đề tài nhạy cảm kia.

- Ừ, cải cách ở Tây Giang đúng là làm rất tốt. Bí thư Quận ủy Tây Giang mặc dù còn trẻ nhưng tôi thấy không hồ đồ, không duy ý chí, làm công việc đều có sự phán đoán riêng, điểm này rất khó được.

Ứng Đông Lưu gật đầu khen:

- Ở việc phát triển kinh tế phi nhà nước thì tôi thấy bọn họ làm cũng tốt, cũng không phải như một số nơi khác nói quá lên.

Nhâm Vi Phong cảm thấy Triệu Quốc Đống đã lưu lại ấn tượng tốt trong mắt Ứng Đông Lưu. Điều này đối với Ứng Đông Lưu là rất hiếm có. Điểm này làm cho y đánh giá cao Triệu Quốc Đống vài phần. Một Thường vụ thị ủy có thể được lãnh đạo chủ yếu của Tỉnh ủy đánh giá như vậy đúng là hiếm có.

….

Triệu Quốc Đống lúc này không biết mình đã lưu lại ấn tượng trong mắt Ứng Đông Lưu, thậm chí cũng làm Nhâm Vi Phong có ấn tượng nhiều hơn với hắn. Theo hắn thấy chỉ cần Hoàng Lăng và Thư Chí Cao hài lòng là đủ.

- Hiểu Lam, Cục Thủy lợi đã kiểm tra xong hệ thống đê điều sông Việt Tú chưa?

Triệu Quốc Đống đứng trên bờ đê Ô Giang mà nói.

Việc gia cố hệ thống đê điều đã diễn ra gần tháng nhưng tiến độ quá chậm. Cứ tiếp tục như vậy thì một tháng nữa xây xong có mà nằm mơ.

Ngụy Hiểu Lam có lẽ cảm thấy Triệu Quốc Đống mất hứng nên vội vàng nói.

- Bí thư, Ô Giang bình thường đều đến tháng tám, tháng chín mới có lũ. Bây giờ mới tháng năm, hai tháng là đủ để hoàn thành công trình.

Ngụy Hiểu Lam rất khó hiểu tại sao Triệu Quốc Đống lại cố chấp và coi trọng hệ thống đê điều sông Việt Tú như vậy. Theo cô thấy hệ thống đê điều là công trình trọng điểm do Cục Thủy lợi Thị xã phụ trách. Phòng thủy lợi quận chỉ có trách nhiệm trông coi mà thôi. Nhưng Triệu Quốc Đống lại coi trọng đoạn đê Ô Giang hơn bình thường, ba lần tự mình lên kiểm tra công trình, còn có hai lần kéo cả Cục trưởng cục Thủy lợi Uông Đạo Lộc tới, cùng nhau đội nắng đi kiểm tra công trình gia cố hệ thống đê điều. Điểm này làm Uông Đạo Lộc và Ngụy Hiểu Lam rất khó hiểu. Ngụy Hiểu Lam thậm chí nghi ngờ có phải Triệu Quốc Đống khi còn bé bị kích thích về lũ lụt hay không?

Uông Đạo Lộc cũng vì thấy Triệu Quốc Đống là Thường vụ thị ủy nên miễn cưỡng cùng hắn lên đê, nhưng hai lần như vậy cũng làm Uông Đạo Lộc oán giận, không biết mắng Triệu Quốc Đống sau lưng bao lần.