Lầu Tỉnh Mộng

Chương 3

Sáng hôm sau, các cô gái dậy thật sớm, trái với các ngày thường. Trong lúc bà Hoàng còn ngủ, các nàng nói chuyện nho nhỏ với nhau trong phòng của Bích Ngọc.

Mỹ Kim nói:

- Mấy giờ thì họ đến?

Bích Ngọc nói:

- Họ có đến chắc cũng vào khoảng mười một giờ.

Mỹ Kim hỏi:

- Sao trễ thế?

Lan Chi nói:

- Chớ mùa này sáng lạnh lắm đi sớm không tiện.

Các cô gái đi chải đầu, thay áo quần ngắm nghía trước gương. Chỉ có Bích Ngọc là lăng xăng đi nhốt gà và mua các thứ cần thiết, đợi khách đến là bắt tay vào việc ngay.

Đến chín giờ, bà Hoàng thức dậy. Các cô gái chạy lên cùng mẹ uống nước trà.Mấy mẹ con đang quây quần bên chén nước trà đã lạt mùi thì ông Đảnh ở ngoài cầm vào một bức điện tín của nhân viên sở bưu điện vừa mang đến.

Mấy mẹ con đều xanh mặt không rõ bức điện tín ấy từ đâu gửi về, nhưng linh tính báo cho họ biết đó chắc chắn là một tin không tốt lành.

Bà Hoàng run lên cầm cặp, chén nước trà trên tay bà đổ ào xuống chiếc áo dài cũ kỹ.

Mỹ Kim lanh tay giật ngay bức điện tín nơi ông Đảnh, xé ra đọc lớn:

- “Anh Tùng vào nhà thương để mổ ruột thừa. Sẽ có tin về, cần tiền gấp... ”

Mỹ Kim vừa đọc xong, chén nước tr6n tay bà Hoàng lăn xuống, và bà ngã xuống ván bất tỉnh.

Bích Ngọc chạy lại ôm lấy mẹ, còn Lan Chi thì đi tìm dầu để thoa. Bích Diệp chạy đi tìm dấm dưới bếp.

Ông Đảnh không còn hồn vía vội lo đi gắp than đỏ, hối Bích Ngọc lo cho bà Hoàng.

Mỹ Kim nhìn cảnh ấy lắc đầu thất vọng. Đã chín giờ rồi! Khách sắp đến! Thật là bức điện tín báo hại!

Nàng đứng lên đi qua đi lại, hối các em và ông Đảnh um sùm, làm rối rắm thêm cho các cô gái.

Một lúc sau Bà Hoàng tỉnh lại, mở mắt nhìn các con và nói:

- Anh con đau nặng phải mổ. Lúc mổ không có lấy một người thân ở bên cạnh thật là tội nghiệp. Mệnh anh các con có bề gì thì mẹ sống sao nổi.

Rồi nghĩ đến chuyện Tùng báo gửi tiền, bà ứa nước mắt:

- Tiền đâu mà gửi bây giờ? Trời!

Lan Chi đứt từng khúc ruột, tự nhủ:

- Sao ta lại từ chối không chịu làm vợ Lê Cần?

Sự ăn năn hối hận đùng đùng kéo đến dày vò Lan Chi.

Bích Ngọc nói:

- Anh con mổ ruột dư là chuyện thường lắm,mẹ ạ. Mẹ hãy yên lòng. Còn chuyện tiền thì lát nữa huyện Tích cũng sẽ mang đến chồng trước ít nhiều, con sẽ gửi qua cho anh con.

Bà Hoàng lắc đầu:

- Sao được? Mẹ nỡ nào để các con chịu đọa đày suốt mùa đông mưa gió này sao? Sở dĩ, mẹ bán miếng đất là vì mẹ không nỡ ngồi nhìn cái đói cái rét hăm dọa các con trong mùa này. Gạo hết, thực phẩm không còn, áo quần rách... bán đất có phải để gửi cho anh Tùng con đâu?

Bích Ngọc nói:

- Chúng con rách rưới nhưng chúng con chưa chết. Ăn khoai ăn bắp chúng con vẫn có thể sống qua ngày. Chớ anh con không tiền thì làm sao trả tiền nhà thương, tiền thầy thuốc? Mẹ cứ lấy số tiền bán đất gửi cho anh con.

Bích Diệp cũng nói một cách sốt sắng:

- Chị Bích Ngọc nói phải đó, mẹ ạ!

Và muốn cho mẹ yên lòng, Bích Diệp cười, hai gò má hây hây, phúng phính:

- Ăn khoai, ăn bắp, con vẫn trẻ đẹp có thua ai đâu?

Lan Chi cũng nói:

- Hai em con còn nhỏ mà hiểu rõ cái nghĩa như thế, mẹ nên vui lên. Con thấy chưa có gì gọi là thiếu thốn lắm.

Trong tình thế ấy, dù Mỹ Kim không bằng lòng cũng không được nên nói:

- Thì lát nữa huyện Tích mang tiền đến, mẹ lấy mà gửi cho anh Tùng, túng đâu chạy đó hơi nào lo xa.

Thấy các con đồng lòng chịu thiếu thốn để gửi tiền cho anh, Bà Hoàng cảm động nói:

- Các con tốt quá,mẹ sẽ nói rõ tấm lòng quí hóa của các con cho anh con nghe.

Mỹ Kim nói:

-Khách gần đến rồi, chúng ta phải vui lên chứ.

Nói xong, Mỹ Kim đi ra ngoài với vẻ mong đợi.

Các cô gái tản mát ra vườn, Bích Ngọc xuống bếp để lo sửa soạn món ăn.

Bà Hoàng nằm y trên ván, đưa mắt nhìn theo các con,lắc đầu nói một mình:

- Tội nghiệp! Cái tuổi chưng diện mà phải hy sinh tất cả. Đẹp như thế mà không có áo quần thì cũng hoài của, ai còn chú ý đến làm gì? Người ta bảo: “ Nhiễu quấn cột cầu xem lâu còn đẹp” thế mà các con của ta đẹp lại mặc bô sồ, áo vá vai, áo thấy vạt, còn gì đáng xót xa hơn nữa. Sở dĩ ta bán miếng đất cuối cùng để lo may sắm cho các con với hy vọng cuoối cùng là sẽ gả chồng cho chúng, để cứu vớt cái gia đình sụp đổ này! Thế mà đất vừa bán xong, số tiền chưa vào tay đã có chuyện phải xài ra. Thật lời người ta nói không sai: “Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống... ” Ôi là số mệnh!

Bà Hoàng nằm suy nghĩ vơ vẩn, lấy thuốc ra châm hút để giết thì giờ...

Bích Diệp mang vào cho mẹ một cái mâm nhỏ có để hai chén cháo loãng và một đĩa muối trắng.

Bà Hoàng hỏi:

- Các con đã dùng cháo cả rồi à?

Bích Diệp đáp nho nhỏ:

- Dạ rồi ạ!

Sự thật cả tháng nay, các cô đã bỏ ăn sáng. Món cháo chỉ để dành riêng cho mẹ. Các cô và ông Đảnh chỉ ăn mỗi người vài củ khoai lang mà thôi. Đó là món điểm tâm duy nhất của các “công nương”, cháu nội một ông hoàng khét tiếng giàu có.

Món điểm tâm ấy chỉ có một mình Mỹ Kim nuốt không vô, chớ còn Lan Chi, Bích Ngọc, Bích Diệp thì vừa ăn vừa đùa.

- Đừng gọi khoai lang nó mất cả cái nghĩa đẹp của nó. Gọi là khoai nhân sâm nghe chưa?

Mỗi buổi sáng Bích Diệp cứ nói:

- Mời các chị đi ăn nhân sâm… Nhiều chất bổ lắm đấy ạ!

Các công nương nhìn nhau cùng cười…

Đợi mẹ dùng cháo xong, Bích Diệp bưng mâm đi, trong lòng sung sướng thấy mẹ đã bớt buồn phiền.

Đúng mười một giờ, có tiếng xe hơi thắng ngay trong sân và tiếng mở cửa xe… Mỹ Kim lật đật chạy ra, rồi vỗ hai tay vào nhau, la lớn:

- Đích là Ấm Mạnh đi với huyện Tích rồi.

Mỹ Kim chạy vào nhà báo cho mẹ biết, rồi cùng hai em ngồi sẵn ở phòng khách đợi, cố lấy vẻ mặt tự nhiên nhưng trong lòng họ không sao khỏi hồi hộp.

Ông Đảnh đi ra lễ phép chào hai người và đưa vào nhà.

Ấm Mạnh và huyện Tích đi qua sân. Ông Đảnh đưa hai người vào gian phòng khách. Ơû đấy bà Hoàng đã cho đốt lửa lên và bày sẵn một bộ tách xưa với bao trà mạn mới mua được ngày hôm qua.

Ấm Mạnh và huyện Tích cháo bà Hoàng xong đều kéo ghế ra ngồi hầu chuyện một bên bà Hoàng.

Ấm Mạnh hỏi:

- Bấy lâu nay bác vẫn mạnh? Các công nương đều có ở nhà cả, thưa bác?

Bà Hoàng trả lời:

- Tôi vẫn thường, các em sắp ra bây giờ.

Huyện Tích hỏi:

- Cô Bích Ngọc có ở nhà không thưa bác?

Bà Hoàng nói:

- Bích Ngọc hôm nay về quê, có lẽ đến chiều mới về.

Quay lại ông Đảnh, bà Hoàng bảo:

- Ông đi mời các cháu ra có khách.

Ông Đảnh đi vô, một lúc thì có tiếng dép từ trong nhà đi ra và các cô gái tươi cười xuất hiện.

Ấm Mạnh giới thiệu với huyện Tích từng cô gái.

Các nàng cùng ngồi xuống ghế.

Huyện Tích vẻ mặt không được vui:

- Cô Bích Ngọc đi vắng đến chiều mới về, thế chúng ta ở đây đến chiều đợi cô Bích Ngọc về để thăm cô một tí nhé!

Ấm Mạnh luômn hỏi han các cô gái và Mỹ Kim luôn cười để lộ đôi má lúm đồng tiền duyên dáng.

Huyện Tích thương lượng chuyện đất với bà Hoàng xong, liền trao tất cả số tiền cho bà Hoàng chớ không cần chồng trước một ít, làm bà Hoàng cảm động vô cùng.

Bích Ngọc đứng trong bếp nhìn ra cái sân trước nhà thấy Ấm Mạnh và huyện Tích đi ngang quạ Hai người ăn mặc sang trọng, dáng đi bệ vệ trong lòng nôn nao. Rồi Bích Ngọc nhớ lại cái đêm ở nhà huyện Tích, Bích Ngọc thầm tiếc cái thời giờ quí báu đầy kỷ niệm ấy.

Hôm nay không được tiếp khách, Bích Ngọc đành phải trốn trong xó nhà bếp này để lo việc nấu nướng, thật cái gian nhà bếp ẩm thấp tối om, bưcï bội làm sao ấy.

Bích Ngọc chàn nản, nhưng khi nghĩ đến bữa cơm trưa, nàng vội vã chạy vào đánh thau bột đang bỏ dở.

Bích Ngọc lui cui đánh bột, đầu óc đầy những ý nghĩ vẩn vợ Bỗng có tiếng đi nhè nhẹ phía sau hè. Qua tấm vách xiêu đổ, Bích Ngọc thấy huyện Tích đứng đó từ bao giờ, nhìn Bích Ngọc với đôi mắt đầy cảm tình.

Bích Ngọc lúng túng chưa biết nói gì, thì huyện Tích nói:

- Tôi bỏ quên mấy gói thuốc lá ngoài xe, định đi ra lấy, lại quên lối đi, nên bị lạc vào nhà bếp để được gặp cộ Tôi đứng ngoài từ nãy giờ, tha hồ mà hít những mùi xào nấu do tài nấu bếp của cô.

Huyện Tích nói với giọng thành thật sung sướng khiến Bích Ngọc không còn thấy lúng túng nữa. Bích Ngọc nói:

- Chết! Ông nói nho nhỏ, mẹ toiâ đã bảo là tôi đi vắng kia mà.

Huyện Tích nói:

- Không sao đâu! Tôi nghe nói cô đi về quê, tôi buồn quá. Đến đây mà không gặp cô thì cũng buồn thật. Tôi có bảo sẽ ở đợi cô về.

Nói xong huyện Tích nhìn Bích Ngọc với ánh mắt hiền lành, cảm thông.

Bích Ngọc nói:

- Lát nữa ông trở lên phòng khách đừng nói là đã gặp tôi ở đây nhé.

Huyện Tích cười đầy ý nghĩa:

- Lẽ tự nhiên là thế!

Bích Ngọc nói:

- Xin cảm ơn ông vậy.

Huyện Tích hỏi:

- Cô phải ở đây mãi đến chiều tối ư?

Bích Ngọc chỉ gật đầu, rồi hối huyenä Tích:

- Ông nên đi lên, đừng ở đây lâu.

- Cô không muốn gặp tôi?

Bích Ngọc nhìn huyện Tích rồi nói:

- Sao ông lại nói thế? Tôi sợ Ông ở đây lâu bất tiện...

Huyện Tích đành phải đi lên và nói:

- Thôi! Chiều chúng ta gặp lại nhau cô Bích Ngọc nhé!

Huyện Tích đi rồi, Bích Ngọc đưa tay lau mấy giọt mồ hôi chảy trên trán.

Huyện Tích đã gặp Bích Ngọc trong lúc nàng đang làm việc. Vẻ mặt tự nhiên không hề trang điểm lại thêm xúng xính trong chiếc áo ngắn màu hồng đã phai lợt, thật không có gì gọi là mỹ miều duyên dáng cả. Đã vậy hơi lửa trong nhà bếp làm cho Bích Ngọc mồ hôi nhễ nhại, đỏ gay như gấc nữa, đôi tay của Bích Ngọc mốc thếch cả bột là bột.

Bích Ngọc thở ra:

- Oái! Mình nghèo ai thèm để ý đến mà ngại, họ đến đây cũng chỉ để thương lượng mua đất.

Ý nghĩ ấy vừa thoáng qua trong đầu Bích Ngọc thì nàng lại nhớ đến ánh mắt của huyện Tích nhìn nàng đầy cảm tình.

Nhưng trong thâm tâm của Bích Ngọc, hình ảnh của Ấm Mạnh vẫn còn đủ sức lấn át hình ảnh nghiêm trang buồn bã của huyện Tích.

Bích Ngọc hiểu rằng nếu mẹ của nàng giàu thì Ấm Mạnh sẽ không ngần ngại xin cưới một trong các chị em nàng.

Đánh bột xong, Bích Ngọc đổ bột vào các khuôn và đặt vào các lò nướng. Mùi bánh toa? ra thơm ngát.

Bích Diệp rón rén bước vào bếp, đưa tay ra vuốt má chị:

- Chà, bánh thơm quá. Đã gần xong chưa chị? Ồ, Huyện Tích và Ấm Mạnh vui quá, nhất là Huyện Tích nhắc đến chị luôn. Ông ta bảo sẽ đợi chị về thăm cho được rồi mới về.

Nói xong, Bích Diệp lại quày quả đi lên.

- Để em lên, sợ họ biết chị Ở đây thì khó coi, chiều gặp lại nhé.

Bích Diệp đi rồi, Bích Ngọc mỉm cười sung sướng. Một lát sau, Lan Chi lại rón rén đi xuống, nói với Bích Ngọc:

- Em có mệt lắm không? Huyện Tích đã trao đủ tiền cho mẹ cả rồi, may quá! Huyện Tích thật tử tế và hình như vắng em Huyện Tích không được vui lắm.

Nói xong Lan Chi cũng vội vã đi lên, để Bích Ngọc lại với gian nhà bếp thấp lè tè và nỗi lòng sung sướng của cô em hiền hậu.

Bữa cơm trưa hôm ấy dọn rất tươm tất, một mâm lớn đầy những thức ăn ngon

lành bày trên những bát đĩa sang trọng.

Huyện Tích khen thầm tài nấu nứơng của Bích Ngọc, còn Ấm Mạnh thì thành thật nói:

- Chà, bác cho chúng cháu một bữa ăn ngon quá, thật bác khéo lựa người đầu bếp, nấu nướng thật vừa miệng.

Ăn xong, ông Đảnh dọn gian phòng của Tùng cho hai người nghỉ trưa.

Mỹ Kim chạy xuống bếp nói với Bích Ngọc với một giọng nói sung sứơng tột bậc:

- Chà họ khen các món ăn nấu khéo, bảo mẹ có tay đầu bếp giỏi giắn. Mà ngon thật đấy, em ạ!

Rồi cười lớn, Mỹ Kim nói:

- Gớm, Huyện Tích thật là một thanh niên đáng quý, còn hơn Ấm Mạnh nhiều nhiều lắm.

Cặp mắt của Mỹ Kim liếc dài về phía Bích Ngọc.

Bích Ngọc làm thinh không nói gì.

Mỹ Kim nhìn các món ăn đã sạch hết liền nói:

- Chiều nay lấy gì đãi họ, họ đòi ăn cơm chiều để được gặp em và đợi cậu xuống làm giấy tờ.

Bích Ngọc vụt miệng nói:

- Thế à?

Nhưng Bích Ngọc chợt nhớ ra Huyện Tích đã chồng tiền cho Bà Hoàng liền nói:

- Khi nãy chị Lan Chi có bảo là Huyện Tích chồng tiền đủ rồi kia mà? Chị lên thưa mẹ đưa tiền cho ông Đảnh đi chợ. Bảo ông Đảnh xuống đây em dặn ông mua thịt cá về nấu. Tối nay nấu sơ sài cũng được.

Mỹ Kim nói:

- Em bảo ông Đảnh mua tôm cua về em nấu món bột bán tôm cua nhé, món ấy thì tuyệt…

Mỹ Kim quày quả đi ra không hỏi Bích Ngọc có còn gì ăn không.

Bích Ngọc biết tánh chị nên cũng không trách, nàng múc chút ít đồ ăn còn lại bày ra bàn, rồi ngồi đợi ông Đảnh xuống cùng ăn luôn thể.

Ông Đảnh thấy Bích Ngọc ngồi đợi liền nói:

- Ấy chết, xin mời cô dùng trước đi.

Bích Ngọc nói:

- Ông cùng ăn với tôi, trưa rồi. Ăn xong ông để tôi dọn dẹp cho, ông hãy đi ra chợ đón mua một mớ đồ ăn tươi để kịp nấu dọn cơm chiều, vì chị Mỹ Kim vừa bảo là khách còn đợi cậu về làm giấy tờ.

Ông Đảnh cười ranh mãnh:

- Họ đợi cô đấy, chớ giấy tờ họ có cần mốc gì. Bao giờ làm mà chả được.

Bích Ngọc sung sướng đỏ mặt thì ông Đảnh nhìn Bích Ngọc với ánh mắt thân yêu:

- Người tốt như cô phải được sung sướng. Già này chỉ muốn thấy cái ngày cô sung sướng thì già chết cũng vui.

Bích Ngọc cảm động muốn ứa lệ.

Trong lòng sung sướng, Bích Ngọc và ông Đảnh ăn ngon lành, mặc dầu thức ăn đều đã sạch cả, chỉ còn vài món xào và chút nước canh mà thôi.

Ông Đảnh hỏi:

- Sao cô không để lại cho cô một ổ bánh?

Bích Ngọc cười:

- Mình thì ăn lúc nào chả được?

Ông Đảnh thở dài:

- Một năm cô ăn được mấy lầ? Giỏi lắm chỉ một lần trong ngày kỵ cơm của cụ nhà mà thôi.

Bích Ngọc không muốn ông Đảnh nói nữa nên hối:

- Thôi, ông ăn xong lại phải đi chợ và còn ra vườn hái rau,nói chuyện mãi mất cả ngày giờ.

Đồng hồ vừa gõ sáu giờ, tiếng còi xe lửa huýt inh ỏi ở nhà ga, báo chuyến xe chót ở Thanh Thủy về thì Bà Hoàng nói với khách:

- Bích Ngọc sắp về đến nơi rồi.

Một lát sau Lan Chi cầm xuống cho Bích Ngọc chiếc áo dài, cái quần hàng trắng và cái nón lá mới có một cái quai bằng nhung đỏ.

- Em thay gấp đi rồi vòng ra ngoài váo bằng cổng trước. Các món ăn em nấu xong rồi à? Giỏi thế. Aø, mà em rửa lại mặt mày, chải lại đầu đi đã, em có cần phấn son không, chị lên buồng lấy xuống cho?

Bích Ngọc chưa trả lời thì Lan Chi đã đi lên phòng, vừa đi vừa nói:

- Em nên dồi sơ qua chút phấn. Huyện Tích và Ấm Mạnh đối với em có nhiều cảm tình lắm đó!

Bích Ngọc đi rửa mặt chải đầu vào ngồi trước gương sửa soạn, trong lúc Lan Chi vội vã đi lên phòng khách.

Bích Ngọc xỏ chân vào đôi dép nhung, đội chiếc nón lá lên rồi đi vòng ra sau vườn, trở ra đường và đi vòng lại cửa trước, ung dung như người vừa đi xa về. Qua cái sân rộng, Bích Ngọc đi vào nhà chào mẹ và quay lại chào khách.

Ấm Mạnh đứng lên chào và nói:

- Cô đi đường có mệt không? Tôi định đem xe đi rước cô nhưng cụ không cho.

Bích Ngọc nhìn Huyện Tích đầy vẻ biết ơn, thật là cả một màn kịch!

Lan Chi, Mỹ Kim và Bích Diệp nhao nhao mừng Bích Ngọc.

Bích Diệp đỡ chiếc nón trên tay chị đem cất và nói:

- Chị ngồi nói chuyện, để em đem cất nón cho.

Huyện Tích ân cần hỏi Bích Ngọc hết chuyện này đến chuyện kia, còn Ấm Mạnh thì thỉnh thoảng mới chen vào, khiến gian phòng lạnh lẽo của Bà Hoàng trở nên náo nhiệt.

Nói chuyện một lúc, Bích Ngọc đứng lên:

- Để tôi đi xuống bảo dọn cơm mời các ông dùng và đợi lát nữa cậu tôi trong thành ra.

Ông Đảnh đã bày chén bát xong, mọi người ngồi vào bàn.Bích Ngọc đặt vào giữa bàn một tượng đầy bột bán tôm cua nấu nấm. Mùi thơm bát ngát mọi người đều khen:

- Chà, lại sắp được một bữa ăn ngon nữa rồi!

Hết món này ông Đảnh bưng lên món khác, món nào cũng nghi ngút và thơm ngon.

Huyện Tích ánh mắt mơ màng nhìn Bích Ngọc và nghĩ đến người nội trợ giỏi giắn đang ngồi trước mặt chàng.

Huyện Tích nói một cách đầy ý nghĩa như để khen tặng riêng Bích Ngọc mà không cho ai biết ý nghĩa của chàng:

- Chỉ có bàn tay tiên mới nấu được các món ăn ngon tuyệt như thế này.

Nói xong chàng nhìn Bích Ngọc thật nhanh.

Ấm Mạnh chen vào:

- Chắc các cô ở nhà đã mất công rất nhiều mới đào luyện ra một người đầu bếp nấu ăn vừa ý như thế này.

Mỹ Kim lên mặt:

- Vâng, ban đầu nó mợi đến, nó chưa biết nấu nướng gì cả. Tôi bày mãi,la rầy mãi mới được như thế này đấy.

Huyện Tích nói ra vẻ thạo:

- Các món ăn buổi sáng nấu toàn thịt gà thì còn dễ nấu. Chớ còn các món chiều nay, tôm cua cá là một món tanh mà nấu không một chút mùi, thật là tài đáo để.

Ấm Mạnh chỉ biết ăn ngon chứ không am hiểu được như Huyện Tích, nhưng cũng không chịu làm thinh sợ các côgái chê:

- Khi sáng có hột gà lộn ngon thật! Mùa mưa mà ấp được trứng để ăn thì thích quá!

Bích Ngọc không sao nín được cười, Mỹ Kim lại khoe khoang:

- Nhà này ấp trứng theo lối nhân tạo để ăn thường lắm, anh ạ. Ăn trứng gà lộn bổ bằng uống nhân sâm đấy. Mẹ tôi không ngày nào là không dùng vài trứng.

Câu chuyện đang vui, bỗng ông em họ của Bà Hoàng mang giấy tờ đến. Bà Hoàng và ông em họ cùng Huyện Tích bàn tán thì thầm.

Ấm Mạnh rủ bốn cô gái ra vườn hóng mát.

Ấm Mạnh nói cười luôn miệng, còn Mỹ Kim thì được dịp trổ hết cái giọng ăn nói văn hoa phù phiếm của nàng. Duy có Bích Ngọc là dè dặt, còn Lan Chi chỉ làm thinh nghe chứ không chịu nói. Bích Diệp chỉ cười khi nghe nói đến những câu lý thú, tỏ ra vô tư và chưa để ý đến chuyện tình ái là gì.

Bà Hoàng cho ông Đảnh ra gọi Mỹ Kim vào để ký tên vào giấy, thay thế cho Tùng vắng mặt.

Mỹ Kim đi rồi, Lan Chi kéo Bích Diệp đi về phía nhà bếp để dọn dẹp vì chén bát chưa rửa, mà chén bát xưa bỏ bê sợ hao bể, Bà Hoàng sẽ không bằng lòng.

Lan Chi thấy Ấm Mạnh trong bữa ăn và lúc ở ngoài vườn cứ nhìn Bích Ngọc với đôi mắt sáng ngời thì hiểu là Ấm Mạnh yêu Bích Ngọc. Lan Chi muốn trong lúc Mỹ Kim không có mặt ở đấy, tránh đi để hai người có tâm sự gì thì nói với nhau.

Và biết đâu cuộc gặp gỡ ngày hôm nay sẽ giúp cho Bích Ngọc tìm được duyên may mắn cho mình và cho cả gia đình.

Lan Chi và Bích Diệp đi rồi, Bích Ngọc cũng toan đứng lên đi vào nhà thì Ấm Mạnh đến gần Bích Ngọc nói nho nhỏ:

- Cô ngồi đây cho tôi thưa một câu chuyện, cô Bích Ngọc ạ.

Toàn thân Bích Ngọc run lên, tim nàng đập mạnh, Bích Ngọc không còn biết nói gì. Từ lâu Bích Ngọc đã để ý đến Ấm Mạnh, đem lòng yêu chàng trai xinh đẹp ấy. Nhưng Ấm Mạnh đối với nàng cứ hờ hững. Mà cảnh nhà của Bà Hoàng thì mỗi ngày mỗi sụp đổ. Bích Ngọc tuy có để ý đến Ấm Mạnh nhưng cũng cố tìm cách quên Ấm Mạnh để khỏi phải thấy sự thất vọng về sau.

Nhưng từ hôm gặp lại Ấm Mạnh trên ga xe lửa, Bích Ngọc lại thấy lòng nàng rộn rịp trở lại một thứ tình êm dịu.

Bích Ngọc ngồi bên Ấm Mạnh mà đôi mắt cứ dòm chừng, sợ Mỹ Kim đi ra bắt gặp.

Ấm Mạnh cầm tay Bích Ngọc, Bích Ngọc không đủ can đảm để rút lại. Thấy thế Ấm Mạnh đánh bạo đưa lên miệng hôn. Lúc ấy Bích Ngọc giật mình nói:

- Ấy chết! Anh buông tay tôi ra!

Ấm Mạnh nói:

- Em Bích Ngọc! Em Bích Ngọc của lòng anh, em có biết anh yêu em từ lâu rồi không?

Một luồng điện chạy khắp thân thể Bích Ngọc, nàng đứng lên toan chạy thì Ấm Mạnh đã ôm chầm lấy người nàng, đặt đại vào mái tóc dài mượt mà của nàng một cái hôn dài.

Bích Ngọc luống cuống chạy vào nhà như điên như dại.

Một lát, mọi giấy tờ đã xong, Huyện Tích cáo từ Bà Hoàng cùng các cô gái, rồi cùng Ấm Mạnh lên xe ra về.

Huyện Tích không quên nói với Bích Ngọc:

- Hôm nào cô có về Mỹ Trang, mời cô ghé lại nhà chơi.

Nhưng Bích Ngọc bây giờ như người mất hồn, chỉ cúi chào Huyện Tích mà không đủ can đảm nhìn Ấm Mạnh đang nhìn dán vào nàng một cặp mắt van lơn.

Suốt đêm hôm ấy, Bích Ngọc không sao ngủ được. Bích Ngọc cứ nhớ đến cử chỉ sỗ sàng đầy tình ái của Ấm Mạnh.

Câu nói của Ấm Mạnh cứ văng vẳng bên tai Bích Ngọc: “Em Bích Ngọc! Em Bích Ngọc của lòng anh!”

Ôi! Sao mà nó êm đềm đến thế! Trong đời hôm nay nàng mới được nghe một câu nói làm cho quả tim nàng sung sướng đến muốn ngừng đập!

Ôi! Ái tình màu nhiệm! Cái Lầu Tỉnh Mộng sụp đổ của gia đình nàng lại là chốn bồng lai tiên cảnh vì nơi đó đã chứng kiến một mối tình êm đềm như câu chuyện thần tiên.

Từ đây Bích Ngọc sống trong một giấc mộng đẹp, đợi ngày Ấm Mạnh đến cưới nàng.

Nhưng ngày một ngày hai, Ấm Mạnh vẫn không thấy trở lại.

Cái hôn của Ấm Mạnh cứ ám ảnh Bích Ngọc, nó còn phảng phất trên mái tóc xinh đẹp, trên bàn tay trắng ngần của nàng. Mỗi khi nghĩ đến, Bích Ngọc thẹn thùng, e lệ nhưng sung sướng nghẹn ngào.

Thế rồi một tháng trôi qua… Rồi hai tháng, mùa đông với tháng ngày dài dằng dặt cứ tiếp tục thổi từng cơn gió lạnh vào các căn phòng của Lầu Tỉnh Mộng.

Cảnh mưa gió lạnh lùng càng kéo dài thì cảnh nghèo túng của gia đình Bà Hoàng tăng lên mãi.

Bệnh tình của Tùng ra sao? Không ai biết, mà bao nhiêu tiền bán đất, Bà Hoàng đã lần hồi gửi hết cho Tùng, chỉ chừa lại đủ để mua gạo ăn cho đến ngày nắng ráo…

Sự mong đợi cứ tràn ngập lòng Bích Ngọc làm nàng kém vui và biếng làm việc.

Mỹ Kim hiểu là Bích Ngọc đang mong đợi nhưng không biết là nàng đang mong đợi ai? Huyện Tích hay Ấm Mạnh?

Lan Chi hiểu Bích Ngọc đã yêu, nên khi nói chuyện với Bích Ngọc nàng rất dè dặt…

Bích Ngọc là nguồn vui của gia đình Bà Hoàng, là bàn tay trái của bà, là người chia sớt nỗi nhọc nhằn cho ông Đảnh. Bỗng nay Bích Ngọc không cười, không đi ra ngoài nữa, không giúp đỡ ông Đảnh nữa thì bảo sao ngôi nhà ấy đã tẻ lạnh, nay lại còn tẻ lạnh thêm?

Mỹ Kim thầm oán cơn bệnh ác độc của anh Tùng, căn bệnh đã làm tiêu tan hết số tiền bán đất của Bà Hoàng làm nàng đã sống trong cảnh thiếu thốn, nay lại càng thêm thiếu thốn.

Bà Hoàng thì mỗi ngày mỗi già dưới gánh nặng của sự thiếu thốn triền miên. Nhưng một hôm Huyện Tích trở lại thăm Bà Hoàng và các cô gái trong nhà. Bích Ngọc vui mừng nhìn ra sân, như mong đợi người cùng đi với Huyện Tích.

Huyện Tích chỉ đi có một mình, trên tay ôm hai ba gói lớn, vẻ mặt vui tươi cúi chào Bà Hoàng.

Các cô gái vội tránh vào nhà để thay vội quần áo, những đồ các cô đang bận rách nát cả, vì các cô có ngờ đâu ông khách quí lại đến trong cái thời tiếc khắc nghiệt, mưa dầm dề đã mấy ngày như thế này.

Bích Ngọc cứ ngồi im, không đi thay quần áo. Bích Ngọc mặc cái áo lụa hở cổ màu xanh lợt, tuy cũ nhưng chưa rách. Vả lại, Bích Ngọc không trông thấy Ấm Mạnh thì còn thiết gì nữa. Làm đẹp với người yêu, chứ ai lại bận lòng vì một người lạ?

Chỉ năm phút sau là có mặt các cô gái ở gian phòng khách, Huyện Tích mở các gói ra và nói:

- Cháu biết trời mưa quá, không cô nào đi phố được mà mua trà bánh cho bác, nên cháu đem biếu cho bác vài gói trà ngon và vài gói bánh ngọt. Xin bác nhận cho cháu mừng.

Bà Hoàng chỉ biết cám ơn, chớ không còn kiểu cách từ chối nữa.

Huyện Tích lại lấy một gói vuông lớn trao cho Lan Chi và nói:

- Tôi xin tặng cô mấy quyển sách đọc cho vui. Sách này mới vừa xuất bản, tôi chọn kỹ lắm.

Cặp mắt Lan Chi sáng lên một niềm vui khó tả. Lan Chi cảm ơn Huyện Tích:

- Ồ, thích quá. Trời mưa như thế này mà có sách mới đọc thì còn gì thú bằng.

Vừa nói Lan Chi vừa cầm chồng sách chọn ngay một quyển cắm cuối đọc, không để ý đến ai nữa cả.

Huyện Tích lại trao một gói bọc giấy xanh cho Mỹ Kim:

- Đây là gói cam tôi biếu cô, vì tôi biết cô thích ăn cam lắm.

Mỹ Kim reo lên như một đứa bé:

- Mùa này mà có cam thì tuyệt! Ông Huyện Tích thật là một người chu đáo.

Huyện Tích trao một gói quà cuối cùng cho Bích Diệp:

- Đây là thuốc lá thơm của cô Bích Diệp đài các và mấy cuộn chỉ len cho cô Bích Ngọc để đan áo ấm.

Các cô gái đều tỏ lời cám ơn Huyện Tích.

Huyện Tích nói:

- Ấm Mạnh đi Pháp rồi. Các cô có biết tin ấy không?

Mặt Bích Ngọc sa sầm lại. Ấm Mạnh đi Pháp sao không có một lời từ biệt nàng là nghĩa làm sao? Tại sao Ấm Mạnh lại bày tỏ tình yêu với nàng rồi lại bỏ nàng đi một cách vô lý đến thế?

Huyện Tích nói tiếp:

- Ấm Mạnh mới viết thư về cho tôi bảo sang năm mới sẽ về nhưng cũng không muốn về Huế nữa. Trong thư Ấm Mạnh bảo là có gặp anh Tùng.

Bà Hoàng hỏi:

- Thế à?

Mỹ Kim nói:

- Ông có nghe ông Mạnh nói về sức khoẻ của anh Tùng tôi không?

Huyện Tích do dự một chút nhìn Bích Ngọc rồi nói:

- Anh Tùng vẫn mạnh, không có gì đáng nói cả.

Bà Hoàng nói:

- Lạy trời! Cháu có mạnh là tôi yên lòng.

Sự thực Ấm Mạnh có kể cho Huyện Tích nghe cuộc sống của Tùng ở Pháp. Tùng không học hành gì cả và cũng không mổ ruột dự Tùng chơi bời với các bạn bị thâm thụt nên kiếm chuyện nói là bị bệnh để Bà Hoàng gửi tiền qua cho chàng trả nợ mà thôi.

Thật tội cho người mẹ, Bà Hoàng có ngờ đâu bà đã chịu thiệt một cách vô nghĩa và cũng tội nghiệp các cô em gái đã chịu thiệt thòi để phần hạnh phúc cho anh hưởng.

Trong bốn cô gái, chỉ có Bích Diệp chưa đậu tiểu học, Mỹ Kim đã học đến năm thứ ba ban trung học, còn Lan Chi và Bích Ngọc đều đã học hết năm thứ nhất.

Theo gia đình khác, các cô gái cũng có thể đi kiếm việc làm hoặc đứng bán ở các nhà hàng, hoặc các tiệm buôn thì cũng không đến nỗi túng bấn như thế.

Nhưng Bà Hoàng không muốn cho con đi làm. Vả lại ở chốn đế đô cuộc sống lờ đờ như dòng nước sông hương, nên không được phồn thịnh như Sài Gòn, Hà Nội, đàn ông còn thất nghiệp nữa là đàn bà.

Gặp lúc nền kinh tế lũng đoạn, người thất nghiệp mỗi ngày một đông, các cô gái dù có muốn đi làm cũng khó, huống chi các cô quen cái cảnh ăn không ngồi rồi, ít giao thiệp.

Huyện Tích thật chu đáo, những món quà chàng mang đến gây cho Bà Hoàng và các cô gái niềm vui khó tả.

Bà Hoàng bảo ông Đảnh nấu nước sôi, châm trà, mấy tuần nay vắng nước trà buổi sáng, Bà Hoàng đã thấy khó chịu trong người lám rồi. May mà Bích Ngọc luôn nhắc nhở ông Đảnh mỗi ngày phải mang tơi, đội mưa đi mua thuốc Cẩm Lệ cho Bà Hoàng phì phà mới đỡ buồn.

Mùi trà thơm ngát, đem lại cho Bà Hoàng một niềm vui nho nhỏ. Bà nhìn các con quây quần bên mình với đôi mắt thương cảm vô tận.

Từ đấy tuần nào Huyện Tích cũng đến, mà lần nào cũng mang biếu Bà Hoàng và các cô gái rất nhiều quà.

Rồi Huyện Tích xin phép khui các hộp cá ra để cùng Bà Hoàng và các cô gái dùng bữa cho vui, làm Mỹ Kim hết sức thích thú.

Sau khi Huyện Tích về, Mỹ Kim nói:

- Chị xem Huyện Tích còn đáng quí hơn Ấm Mạnh nữa kia!

Bích Diệp thơ ngây nói:

- Nhưng Ấm Mạnh trẻ hơn Huyện Tích nhiều.

Mỹ Kim nhẩu mồm nói:

- Huyện Tích chỉ ngoài ba mươi tuổi thì đã có gì gọi là già? Huyện Tích trông còn trẻ như mới ngoài hai mươi tuổi.

Lan Chi nói:

- Sao Huyện Tích tử tế với gia đình chúng ta thế!

Nói xong câu đó Lan Chi nhìn Bích Ngọc với cặp mắt dò dẫm, nhưng Bích Ngọc vẫn làm thinh theo đuổi những ý nghĩ của riêng nàng.

Bích Ngọc nghĩ đến Ấm Mạnh mà lòng tê tái không sao nói được.

Bích Ngọc cố tìm hiểu tại sao Huyện Tích lại bỏ nàng đi Pháp mà không có một lời từ biệt.

Bích Ngọc tuy yêu Ấm Mạnh nhưng nàng chưa hề để lộ một cử chỉ, một lời nói gì có thể khiến Ấm Mạnh hiểu được tâm sự của nàng. Chính Ấm Mạnh đã bộc lộ lòng chàng với Bích Ngọc kia mà.

Thế thì vì lẽ gì Ấm Mạnh khinh rẻ nàng được? Bích Ngọc cố quên Ấm Mạnh! Quên để trở lại đời sống cũ, mang lại cho gia đình Bà Hoàng một chút ấm cúng.