Lập Và Giải Tử Vi

Lập Và Giải Tử Vi Full Chương

PHẦN I

LUẬN CỨ VỀ THUẬT SỐ SAO

CHƯƠNG I

KHÁI NIỆM VỀ THUẬT SỐ SAO

I. THUẬT SỐ SAO LÀ GÌ? 

Thuật số sao là môn dự đoán học mà các dự kiện cho trước là một bảng sao được lập qua những vận khi sao gắn liền với bốn yếu tố giờ, ngày, tháng, năm tác động ẩn hình tới một cá thể, tạo ra mệnh vận của cá thể đó về tất cả các mặt mà cá thể liên quan. 

II. BẢN CHẤT CỦA MÔN THUẬT SỐ

Thuật số là một phương pháp dựa vào sự có mặt và mối tương quan giữa các ngôi sao: chính tinh, trung tinh, bàng tinh và các hung tinh ở

các cung (12 cung) của bảng sao để tìm thông tin dự báo về con người. 

Bảng sao được thiết lập theo những quy tắc chặt chẽ liên quan đến giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh và năm sinh của một người. 

Như vậy, bản chất của môn thuật số là lập và giải một bảng sao để

tìm thông tin dự báo cho một cá nhân và những người có cùng huyết thống với những thông tin về các mặt thiết yếu của cá nhân đó như địa vị xã hội, tài lộc, bệnh tật, nhà ruộng, phúc hậu…

Môn thuật số xuất phát từ thuyết “thiên địa nhân”. Con người sinh ra đều bị chi phối bởi thiên khí và địa khí, thiên khí giữ vai trò chủ đạo. 

Trong thiên khí có tinh khí, nghĩa là các tinh tú vận hành tác động tương hỗ tới con người. Các tinh tú vận hành không những sinh ra lực hấp dẫn giữa chúng với nhau mà còn tác động (qua hấp lực) tới các sinh vật trên trái đất, trong đó có con người. 

Hàng nghìn năm trước, các chiêm tinh gia đã nhận thấy các tượng

sao có liên quan tới các biến động trên trái đất, những vận hạn của xã hội và con người. 

Tượng sao là sự biểu thị của các tinh tú, ảnh hưởng đến trung tầng và địa tầng (sinh vật sống trên mặt đất và cả bản thân trái đất). 

Các nhà chiêm tinh dựa vào sự xuất hiện của các sao trong từng cung vận để dự báo tương lai. 

CHƯƠNG II

SỰ RA ĐỜI CỦA MÔN THUẬT SỐ

I. NGUỒN GỐC

Có thể nói, trên thế giới, Trung Hoa là nơi thuật chiêm tinh ra đời sớm nhất. 

Từ bốn ngàn năm trước, vào đời nhà Thương (khoảng năm 1827

trước công nguyên đến năm 1000 trước công nguyên), con người ngoài việc quan sát tinh tú tượng sao để đoán thời tiết đã phát triển thuật chiêm tinh. Triều đình nhà Thương còn bổ dụng các chức quan chiêm tinh để dự đoán các việc lớn nhỏ của quốc gia. Ba vị quan phụ trách chiêm tinh nổi tiếng là Trọng Liên, Hy Hòa và Ứ Bá. 

Tuy nhiên, người được nhà sử học Tư Mã Thiên ca ngợi nhất lại là Vu Hàn. Ông đánh giá Vu Hàn là “chiêm tinh gia đệ nhất”. Vu Hàn nhìn tượng sao, qua bảng sao mà biết rõ sinh tử, tiến phát hay suy bại của đời người. (Tủy Thư Kinh Tịch thư viết). 

Ngoài ra còn có các sách “Sử Ký Thiên Qua Thư” và “Tục Hán Thư

Thiên Văn Chí” đều viết về Vu Hàn. Sách “Vu Hàn ngũ tinh” tôn Vu Hàn, Cam Đức và Thạch Thân là ba đại sư chiêm tinh thuật. 

Thời nhà Chu, thời Xuân Thu Chiến Quốc ở Trung Hoa, thuyết âm dương và thuyết ngũ hành hỗ trợ làm cho thuật chiêm tinh và thuật số

phát triển mạnh. Bộ sách “Khải nguyên Chiêm kinh” của Cam Đức và Thạch Thân đã đề cập đến 28 vì sao trên trời có ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với trần gian. Họ còn biết rằng Tuế tinh (sao Mộc) vận hành hết một vòng quỹ đạo hết 12 năm, bèn lấy quỹ đạo sao Mộc để tính lịch “Kỷ niên pháp”. 

Thạch Thân là nhà chiêm tinh sáng tạo ra thuật số sao mà ta thường gọi là “tử vi”. Thuật số sao dựa vào sự xuất hiện các sao thuộc vòng sao Tử vi và Thiên phủ (28 chính tinh) cùng các vòng sao trung tinh như

vòng trường sinh, mộc dục, vòng các bàng tinh và cả ác tinh… để dự

đoán mệnh vận của một người. Ông cho rằng sự xuất hiện có quy luật của các tinh tú ấy đã tác động lớn tới con người bởi các nguồn thiên khí như tiết khí, tượng khí, áp suất không khí, tinh khí, khí vận, ánh sáng…

Mọi sinh linh ở trần gian đều bị chi phối bởi vận mệnh và số mệnh. 

Con người có linh hồn, các loài vật có súc hồn, cỏ cây có giác hồn, tất cả

đã được định hình (có hình dạng) thì ắt có mệnh số. 

Vì vậy, trải qua bốn ngàn năm, thuật số sao vẫn tồn tại và được con người tin tưởng. 

II. NHỮNG QUAN NIỆM VỀ THUẬT

SỐ SAO

1. Quan niệm của người Á Đông

Ngoài Trung Quốc là nơi xuất phát của thuật số sao thì các nước châu Á khác như Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Singapore, Malaysia, v.v… đều có ứng dụng thuật số sao để dự đoán mệnh vận và thời vận…

2. Tại các nước châu Âu

Tại các nước châu Âu cũng có nhiều người nghiên cứu thuật số sao. 

Nhiều sách được xuất bản, thậm chí ở một số nơi còn có các trạm vi tính giúp lập bảng sao bằng các phần mềm, ví dụ như ở Pháp,…

Đặc biệt, tộc người Digan sống rải rác khắp châu Âu như Hung-ga-ri, I-ta-li-a… đều coi chiêm tinh và thuật số là ý niệm sống và chỗ dựa tâm linh. 

3. Ở các nước khác

Không chỉ người Digan sống ở Thổ Nhĩ Kỳ mà người I-rắc, I-ran, v.v… hay người Ma Rốc ở Bắc Phi… cũng quan tâm và tin vào thuật số

sao. 

III. BẢN CHẤT KHOA HỌC

1. Mối quan hệ giữa vũ trụ và con người Vũ trụ và con người là thực thể không thể phủ nhận. Vũ trụ có các tinh tú, có sự sống và cái chết. Các tinh tú cũng hoạt động và vận hành không ngừng, tạo ra các lực hấp dẫn lẫn nhau. Trái đất là một “tinh tú” 

(hành tinh) bị tác động không nhỏ của các hành tinh trong cùng Thái dương hệ - mặt trời - sao… Trái đất và hệ mặt trời còn bị ảnh hưởng của nhiều hệ sao khác như: Đại hùng tinh, Tiểu hùng tinh, Ngưu lang Chức nữ, Nhân mã, v.v…

Con người sống trên trái đất cũng chịu tác động của các sao đó… Con người sinh ra vào thời khắc đó không thể không bị tác lực của các sao nhất định chi phối. Hơn nữa, trong suốt cuộc đời, con người cũng luôn bị tác động của chúng mỗi khi chúng xuất hiện. Vận khí của các sao trong những thời gian nhất định sẽ tác động vào mệnh vận của con người. 

2. Hệ quả tương tác giữa các sao tới mọi sinh vật trên trái đất

Mỗi năm có một sao chủ đạo (chiếu tới hay nói cách khác là tác động mạnh nhất trong các sao) ảnh hưởng tới mọi sinh vật trên trái đất. 

Mọi sinh vật sơ sinh trong đó có con người đều bị sao chủ đạo ảnh hưởng lớn đến bản chất “tiên thiên” như: tiền lực, tiền hình, tiền tính…

(các yếu tố hình thành đầu tiên). Nó là tiền đề cho sự phát triển về sau (hậu thiên) như nuôi dưỡng, giáo dục, học tập, hoạt động, môi trường sống, xã hội…

Song, trong một đời người có rất nhiều sao xuất chiếu tới trái đất, nó tác động tới các điều kiện “hậu thiên” của một người, như thời khí, vận nước, v.v…, ảnh hưởng tới cuộc sống của từng cá thể. Đó chính là mệnh vận và mệnh vận liên tục tạo thành mệnh số. 

Các chiêm tinh gia và thuật số gia từ tính chất của các sao mà suy ra bản tính tiền định của mỗi cá thể sơ sinh vào năm mà sao đó chiếu tới. 

Ví dụ, người có ảnh hưởng của Huỳnh Đế thì tính tình ưa hoạt động, con người minh mẫn sáng suốt (sao Huỳnh Đế thuộc dương mạnh mẽ, sáng láng v.v…), can đảm, liều lĩnh, ham danh mê lợi, cả cuộc đời luôn phải tranh đấu quyết liệt… Từ tính cách suy ra phương thức sống của người đó. 

PHẦN II

THUYẾT ÂM DƯƠNG VÀ THUYẾT

NGŨ HÀNH

CHƯƠNG I

THUYẾT ÂM DƯƠNG

I. ĐÔI NÉT VỀ THUYẾT ÂM DƯƠNG

1. Đôi nét về thuyết Âm Dương

Học thuyết Âm Dương ra đời từ thời Trung Quốc cổ xưa và đã trở

thành quan niệm triết học chủ đạo trong suốt mấy nghìn năm. Ngày nay, mặc dù triết học duy vật biện chứng thịnh hành cùng với các trường phái triết học khác, thuyết Âm Dương vẫn được nhiều học giả

Trung Quốc - nơi khởi nguồn của thuyết này - ứng dụng trong nghiên cứu các môn dự đoán học. Các học giả nổi tiếng trong trường phái này là Thiệu Vĩ Hoa, Lương Dịch Minh, Mã Trung Tôn, v.v…

Ở Trung Quốc, các sách về dự đoán vẫn được mọi người đón nhận và hoan nghênh như dự đoán theo Tứ trụ, Chu dịch với dự đoán học, Thiên địa nhân (Đàm thiên thuyết địa luận nhân). Đặc biệt, Kinh dịch đã được một viện nghiên cứu ứng dụng đảm trách. Kinh dịch được châu Âu nghiên cứu chuyên sâu. Các tác phẩm trên đều dựa trên thuyết Âm Dương và thuyết Ngũ Hành. 

2. Ứng dụng của thuyết Âm Dương

Mặc dù được gọi là học thuyết triết học “duy vật sơ khai”, thuyết Âm Dương vẫn là cái gốc để suy luận, là nền tảng của sự ra đời nhiều học thuyết, môn phái. Thuyết Âm Dương được ứng dụng trong nhiều chuyên ngành, là cơ sở để luận giải nhiều hiện tượng, đem lại hiệu quả

thực tế như: dự báo, đông y, hình sự, quân sự, thế biến, địa biến, thiên biến, v.v…

Thuyết Âm Dương cho thấy sự hình thành, phát triển và biến hóa của tất thảy mọi vật đều do sự vận động của hai khí âm và dương. Thuyết này quy tụ các quy luật âm dương thống nhất và đối lập, sinh và hủy đi cùng nhập và tách của âm dương. 

Thuyết Âm Dương không chỉ được ứng dụng rộng rãi ở Trung Quốc từ hơn hai nghìn năm trước công nguyên và trường tồn đến ngày nay mà còn được lan truyền sang khắp châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Úc…

3. Sự mất cân bằng và hậu quả

Sự mất cân bằng âm dương gây ra biến loạn. Ví dụ, trong cơ thể

người, khi có sự cân bằng âm dương, con người sẽ khỏe mạnh, bệnh tật khó xâm phạm, lục phủ ngũ tạng yên ổn, tam bảo (tinh, khí, thần) sẽ

hùng mạnh. Khi sự cân bằng bị suy giảm, các chuyển hóa cơ bản nhất bị

rối loạn thì sức đề kháng yếu đi, bệnh tật có cơ hội phát sinh, xâm phạm cơ thể. 

Trời đất mất cân bằng âm dương thì hoặc mưa nhiều gây lũ lụt, gió bão, sấm chớp, hoặc nắng lắm gây khô kiệt, hạn hán, hỏa hoạn, khô héo, v.v…

II. NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA

THUYẾT ÂM DƯƠNG

1. Nguồn gốc

Theo các học giả Trung Quốc thì thuyết Âm Dương đã được hình thành từ thời Hoàng Đế (năm 2697 - 2598 trước công nguyên). 

Minh chứng cho điều này, họ đã dẫn ra Kinh dịch với sự xuất hiện hào Dương (-) và hào Âm (—). Hào Âm và hào Dương đã được nói đến trong sách cổ “Liên Sơn” đời nhà Hạ. Trong sách “Kinh Sơn Hải” có câu: “Phục Hy (tức vua Phục Hy trước vua Thần Nông, Trung Quốc) được Hà Đồ”. Do đó người Hạ gọi “Liên Sơn”. 

Sau thời Hoàng đế đầu nhà Hạ, nhà Thương gọi là “Quy Tàng”, trong

“Liên Sơn” có Hà Đồ, sách “Bát Quái Liên Sơn” đời nhà Hạ là do hai hào Âm và Dương cơ bản nhất cấu thành. 

2. Những luận cứ

Từ những luận cứ trên, các học giả Trung Quốc cổ kim đều thống nhất rằng thuyết Âm Dương được hình thành từ đời nhà Hạ là có căn cứ

vững chắc. 

III. NỘI DUNG CỦA THUYẾT ÂM

DƯƠNG

Thuyết Âm Dương đề cập tới năm quy luật chính: Âm - dương thuộc tính, Âm - dương đối lập, Âm - dương là gốc của nhau, Âm - dương biến hóa và Âm - dương vận hành. 

Năm nội dung cơ bản của thuyết Âm - dương là cơ sở triết lý của nhiều ngành khoa học. 

1. Thuộc tính âm và dương

Tiêu chuẩn để phân biệt thuộc tính âm, dương trong sự vật và hiện tượng:

- Dương là sự biểu lộ của trời (càn - thiên) là nam, cha, vua chúa, bề

trên, sang trọng (trời sang đất hèn) ban ngày, ánh sáng, sức nóng, năng lượng, sức mạnh mang tính dương, màu trắng, sự chuyển động mạnh mẽ, bằng phẳng, náo nhiệt, hưng phấn, v.v… Thuộc tính mạnh. 

- Âm là sự biểu lộ của đất (khôn - địa), là nữ, mẹ, yếu, bóng tối, đêm, mặt trăng, mềm mại, thụ động, lạnh, tính trầm, màu đen, v.v… Thuộc tính yếu mềm. 

Âm, dương là một hệ thống “nhị nguyên” mang những thuộc tính trái ngược nhau nhưng lại bổ trợ nhau. 

2. Âm - dương đối lập

Mọi sự vật hiện tượng đều đồng thời tồn tại hai thuộc tính âm và dương đối lập nhau, tạo nên sự cân bằng, bổ trợ thúc đẩy sự hình thành, 

phát triển, đồng thời cũng tàng chứa sự mất cân bằng, giúp sự đối lập phát triển để đi tới sự phân tách - quá trình phân hủy. 

Trong bát quái, âm và dương được biểu hiện bằng hai màu đối nghịch trắng - đen, giao nhau để nói lên sự hòa hợp, hỗ trợ, đồng thời phát sinh như quy luật sinh - diệt. Vì vậy, “Chu dịch càn tại đô” viết rằng “Càn, khôn là căn bản của âm dương, là tổ tông của vạn vật…”, quy luật âm - dương đối lập và thống nhất xuyên suốt trong tất cả các sự vật và biểu tượng. Không có sự vật, biểu tượng nào không mang hai thuộc tính âm - dương và tàng ẩn quy luật đối lập - thống nhất. 

Sự hợp nhất âm dương để sinh và hủy. Trong sinh có hủy, trong hủy có sinh, cái nọ là gốc của cái kia, cái này là nguyên nhân của cái kia. Nó đồng thời tồn tại trong một thể đối lập - thống nhất. 

3. Âm - dương là gốc của nhau

Như đã biết, âm dương trong vạn vật vừa đối lập lại vừa thống nhất, chúng dựa vào nhau để tồn tại, âm và dương luôn lợi dụng nhau để phát triển. Tác động qua lại đó là sự tồn tại, không có âm thì không có dương và ngược lại. 

Trong hệ thống “nhị nguyên” có thể nói không có sự thuần dương hay thuần âm. Âm dương khi đứng riêng lẻ là quá trình hủy. Tuy nhiên, trạng thái này không tồn tại lâu mà tự nó sẽ thực hiện giai đoạn chuyển hóa. 

4. Âm - dương biến hóa

Âm - dương là hai thuộc tính khác biệt trong một thực thể, nhưng cả

âm và dương đều có quy luật biến hóa. 

Dưới những điều kiện nhất định, cái này sẽ chuyển hóa thành cái kia, nhưng dịch chuyển mà không biến mất thuộc tính riêng biệt. Chỉ

khi âm và dương kết hợp thì mới thúc đẩy sự sinh thành và phát triển. 

“Hệ từ” viết: “… Âm - dương hợp đức thì cương nhu thành hình…” 

Điều đó cho thấy, tuy đối lập nhưng âm và dương phải dựa vào nhau và hợp nhất bền vững cân bằng mới cùng tồn tại lâu dài được. 

Sự tách biệt tương đối để thiết lập sự thống nhất mới chỉ mang tính chất ý niệm để xét thuộc tính; còn trên thực tế, trong âm luôn tàng ẩn dương và ngược lại, trong dương vẫn có âm. Đó là sự chuyển hóa; thuần dương và thuần âm chỉ là khái niệm. Trong cha (dương) vẫn tàng âm

mới thành hình người nam. Và trong mẹ (âm) vẫn tàng dương (cha, mẹ

là thực thể), nếu không có hai thuộc tính đó thì không có thực thể. 

Không nên nhầm lẫn thuộc tính với thực thể, thực thể là một thể thống nhất có cả hai thuộc tính. Chỉ khi nào xuất hiện sự mất cân bằng âm dương trong thực thể thì mới bộc lộ rõ ràng đơn tính, khi đó sự chuyển hóa không còn nữa. 

- Dương thịnh là do âm suy so với “mức cân bằng” hoặc do dương được tăng lên quá mức cân bằng bởi nguyên nhân nào đó. Như vậy, phải hiểu dương vượng xảy ra trong hai trường hợp: dương thực vượng do một lý do nào đó, điều kiện sung nạp nào đó làm cho dương tăng lên quá mức, phá vỡ thế cân bằng đã có. Trường hợp thứ hai là âm suy, không còn giữ được “mức cân bằng” cần thiết bởi một lý do, điều kiện nào đó, làm cho dương vượng - đó là giả vượng. Song, theo quy luật đối lập hợp nhất và quy luật chuyển hóa âm - dương, “mức cân bằng tương đối” sẽ được thiết lập lại. Hai quy luật này không xảy ra trong một thực thể thì sẽ là tiền đề của quá trình “hủy” để thiết lập một sự cân bằng mới trong một thực thể mới. 

Cần phải hiểu quy luật chỉ mang tính chi phối và tất yếu chứ không phải là một yếu tố chi phối thực sự. 

- Âm và dương là hai thuộc tính khác biệt nhau nhưng lại có thể

chuyển hóa lẫn nhau. Âm cực sinh dương; dương cực sinh âm, “luôn luôn sinh” là “biến” và “chuyển”. Sự chuyển hóa lẫn nhau giữa âm và dương là quy luật phát triển tất yếu của sự vật. Như vậy, nếu mọi thứ đều tuân thủ theo quy luật cân bằng phát triển thì sẽ luôn tạo ra sự phát triển hài hòa, giúp tồn tại lâu bền. Nếu có sự lệch lạc, mất cân đối thì sẽ

tạo ra sự không bền vững. 

5. Âm - dương vận hành

Âm - dương vận hành nghĩa là âm - dương luôn ở thế động. Đó là một quy luật. 

Âm - dương ở bất cứ thực thể nào cũng luôn vận động và như vậy, sự

cân bằng trong thực thể là cân bằng động, thúc đẩy sự phát triển và là quy luật của sự phát triển. Thế cân bằng cũ bị phá vỡ theo quy luật vận hành âm - dương thì thế cân bằng mới được thiết lập ngay. Điều này phù hợp với quy luật biến hóa âm - dương. Nhờ không ngừng chuyển hóa mà vũ trụ và sự vật, hiện tượng luôn vận động và thay đổi. Sự sinh và hủy, thay thế nhau không ngừng diễn ra. Đó là sự vận động của âm -

dương. Hết ngày lại đêm, hết sáng lại tối, nóng đi lạnh đến… vạn vật

không ngừng chuyển đổi. Âm mạnh lên thì dương yếu đi và ngược lại, dương mạnh thì âm yếu, nhưng âm và dương tương hợp, đi đến thế cân bằng mới nhờ quy luật vận hành, giúp sự vật sinh trưởng và phát triển không ngừng. 

- Nếu âm dương không có quy luật vận hành thì mọi thực thể sẽ giữ

nguyên trạng thái ban đầu, không có cái cũ và cái mới. Nhờ quy luật vận hành của âm dương, cái mới được sinh ra, thay thế cái cũ. Tốc độ phá vỡ

cân bằng cũ tùy thuộc vào khả năng duy trì của thực thể, tuyệt đối không theo ý muốn áp đặt. Từ quy luật vận hành không ngừng của âm dương, không có gì có thể vĩnh cửu. 

Tất cả các sự vật, hiện tượng cho đến con người, vũ trụ đều không nằm ngoài quy luật này của thuyết âm dương. 

CHƯƠNG II

THUYẾT NGŨ HÀNH

I. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ THUYẾT NGŨ

HÀNH

Sau thuyết Âm Dương, thuyết Ngũ Hành kế tiếp ra đời. Thuyết Ngũ

Hành ra đời giải thích sự vật, hiện tượng một cách rõ ràng hơn, hợp lý hơn với quy luật sinh khắc vô thường. 

Mọi biến đổi, phát triển của thực thể được thuyết này lý giải, thuyết là cơ sở nhận thức hiện tượng, sự vật của người Trung Hoa xưa. Tư

tưởng triết học của thuyết hỗ trợ nhiều ngành khoa học trong nghiên cứu và ứng dụng. Có thể xem thuyết Âm Dương là nguyên lý còn thuyết Ngũ Hành là quy tắc. Dựa vào hai thuyết đó, con người lý giải được nhiều hiện tượng tự nhiên và xã hội. Trong thực tế, ở Trung Quốc, từ đời nhà Chu qua thời Chiến Quốc đến nhà Hán, v.v… nhiều môn, ngành như đông y, chiêm bốc, dịch lý, thuật số… đều được phát triển trên cơ sở

lý thuyết và quy tắc Âm Dương và Ngũ Hành. Ngày nay, mặc dù có sự

góp mặt của các trường phái triết học khác nhau như triết học duy vật biện chứng, triết học duy tâm, duy lý, v.v… thì thuyết Âm Dương, Ngũ

Hành vẫn chiếm một vị thế nhất định. Nhất là trong Đông y, hai thuyết này vẫn là cơ sở nhận thức cơ bản để cứu chữa bệnh tật. 

1. Quan niệm Ngũ Hành trong y lý

Chữa bệnh có y lý (lý luận Đông y) không chỉ đang thịnh hành ở

Trung Quốc mà hầu hết các thầy thuốc Đông y, ngay cả một số bác sỹ

Tây y ở nhiều nước trên thế giới cũng coi hai thuyết này là cơ sở nhận thức bệnh học hữu ích, soi sáng phần nào các khía cạnh bệnh lý của con người; làm cơ sở cho việc xây dựng phác đồ điều trị. 

2. Quan niệm Ngũ Hành trong y mệnh

Để phòng chữa họa tai, đem lại an bình cho con người, người ta có y

mệnh. Đó là sự tìm đến các môn dự báo, dự đoán như: dự báo khí tượng, dự đoán vận hạn đất nước, xã hội, con người trong các thời vận bằng dự đoán học (dịch, lý, số v.v…). Các lĩnh vực này đều vận dụng thuyết Âm Dương và Ngũ Hành. 

Các môn dự đoán đều dựa trên hiện tượng và thực thể có trước rồi trên cơ sở của nguyên lý Âm Dương và quy tắc Ngũ Hành mà suy luận dự đoán điều sắp xảy tới. Tuy nhiên, kết quả của môn thuật số chỉ là dự

đoán. Dự đoán y mệnh muốn có cơ sở vững chắc thì ngoài nguyên lý Âm Dương còn phải cần đến quy tắc Ngũ Hành. 

II. SỰ RA ĐỜI THUYẾT NGŨ HÀNH

Các nhà khoa học, sử học và dân tộc học của Trung Quốc - quê hương của thuyết Ngũ Hành - vẫn chưa thống nhất được nhận định về

thời gian ra đời của thuyết Ngũ Hành. 

Tuy nhiên, điều chắc chắn là thuyết Ngũ Hành có sau thuyết Âm Dương. Thuyết Âm Dương ra đời thời nhà Hạ chưa đủ lý giải các hiện tượng. Dịch ra đời từ thời Chu có đề cập đến Âm Dương Ngũ Hành, vì vậy, thuyết Ngũ Hành được khai sinh vào khoảng giữa hai triều Hạ -

Chu. Đây là thời Ân Thương (khoảng năm 1800 - 1240 trước Công nguyên). 

1. Một vài ý kiến

Một số người cho rằng thuyết Ngũ Hành ra đời gần như đồng thời với thuyết Âm Dương, chỉ cách nhau chút ít về mặt thời gian. 

2. Ý kiến của giới khoa học

Giới sử học lại cho rằng thuyết Ngũ Hành là do Mạnh Tử sáng lập ra. 

“… Mạnh Tử là người đầu tiên sáng lập ra Ngũ Hành. Mạnh Tử nói năm trăm năm tất có Vương Giả Hưng (từ Nghiêu Thuấn đến Vu Khang là hơn năm trăm năm)…”. ( Theo sách “Trung Quốc thông sử giản biên” 

của Phạm Văn Lan). Nhưng chính Mạnh Tử lại phủ nhận thuyết này:

“… Mạnh Tử không tin Ngũ Hành, bác bỏ thuật chiêm bốc dùng ngũ sắc thanh long để định cát hung. Điều đó đủ thấy vào thời Đông Chu, thuyết Ngũ Hành đã trở nên thông dụng, đến Trâu Diễn nó càng được thịnh hành…” (sách đã dẫn). Sách cho rằng Mạnh Tử sinh vào thời

Chiến Quốc - Đông Chu liệt quốc, mà thời này thuyết Ngũ Hành đã được ứng dụng từ trước đó. Cùng với can - chi, thuyết Ngũ Hành được phổ biến trong nhiều môn thuật số chiêm bốc. 

3. Nhận xét về các ý kiến

Từ những luận cứ trên có thể nhận thấy, ý kiến cho rằng thuyết Ngũ

Hành ra đời vào thời kỳ nhà Hán, do Đổng Trọng Thư đề xướng là không có lý. Vì nhà Hán được lập sau thời Tần Thủy Hoàng (năm 246 -

210 trước Công nguyên), trong khi nhà Tần (Thủy Hoàng) lại được lập vào đời cuối Đông Chu. 

Trong khi đó, giới triết học và khảo cổ học lại khẳng định thuyết Ngũ

Hành được nhắc đến trong bộ sách “Thượng Thư” thời Chiến quốc: “…

Ngũ Hành: Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ: thủy thuận dưới nước; hỏa nóng bốc trên; mộc cong, thẳng; kim sắc cắt đứt; thổ là trồng trọt”. ( Theo sách “Ảnh hưởng của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành với khoa học truyền thống Trung Quốc” ). 

Như vậy có thể thấy, thuyết Ngũ Hành ra đời từ thời Trung Quốc cổ

đại nhưng thời gian ra đời của nó thì còn mơ hồ. 

III. NỘI DUNG THUYẾT NGŨ HÀNH

Thuyết Ngũ Hành được ứng dụng với những quy tắc tương sinh tương khắc và phản ngược của tương sinh tương khắc, sự thái quá của từng hành; giúp lý giải, ứng dụng phù hợp đối với từng sự việc, hiện tượng của thiên nhiên, xã hội, con người…

1. Đặc tính của Ngũ Hành

Ngũ Hành gồm năm hành: Thủy, Hỏa, Kim, Mộc, Thổ. 

Mỗi hành có những đặc tính riêng biệt, hình thái và biểu lý phương cách khác nhau. 

- Hành Thủy có đặc tính hàn lạnh, hướng xuống, thâm trầm, biểu hiện màu đen, uyển chuyển…

- Hành Hỏa có đặc tính nóng, bốc lên, sung lực, sắc đỏ, không hòa hoãn…

- Hành Kim có đặc tính sắc bén, thụ sát, thanh tĩnh, biểu hiện sắc

trắng, nhu động…

- Hành Mộc là tính sinh sôi nảy nở, thẳng ngay, cong dài với sắc khí xanh, dịu êm…

- Hành Thổ (đất) có tính nuôi dưỡng, che chở, hóa dục với sắc vàng nâu…

Ngũ Hành chính là sự so sánh biểu lý. Nó quy tụ những đặc tính cơ

bản, tàng ẩn trong sự vật hiện tượng, từ đó con người có thể so sánh để

đi đến một lý giải hợp lý. 

Nhờ có Ngũ Hành với đặc trưng biểu lý mà mọi sự vật, hiện tượng có thể được quy vào một Hành đặc trưng nào đó, giúp con người nắm bắt được các thuộc tính của sự vật, hiện tượng một cách dễ dàng. Ngũ Hành khái quá hóa thuộc tính, đi từ khó hiểu, trừu tượng đến sự rõ ràng, dễ

hiểu dễ biết để nhận biết một thực thể nào đó. 

Nói hành Hỏa thì mơ hồ nhưng nói sắc đỏ, nóng, bốc, v.v… thì mọi người hiểu ngay. Đó là thuộc tính làm cho dễ nhận biết Hành Hỏa. 

2. Quy luật sinh khắc của Ngũ Hành

Quy luật tương sinh và tương khắc là hai phạm trù đối lập nhau như

Âm và Dương. Gọi là phạm trù vì quy luật tương sinh tương khắc bao hàm sự sinh trưởng và kiềm chế, diệt, khắc để duy trì thế cân bằng trong tự nhiên, xã hội và con người. Không có tương sinh thì không có tương khắc. Bởi nếu chỉ sinh mà không có khắc thì vạn vật phát triển đến hỗn loạn rồi tự diệt vong. Vì vậy, phải có sự khắc chế để kìm hãm, chế ngự. 

Nhờ đó, sự phát triển hài hòa được tạo lập. Cứ thế, hai vế dựa vào nhau làm cơ sở cho sự phát triển của vạn vật. Như vậy, trong sinh có khắc, trong khắc có sinh. Sinh khắc không ngừng thì vạn vật phát triển không ngừng. Cái này sinh cái kia nhưng lại bị cái kế tiếp khắc chế, một chuỗi mối liên quan tạo ra sự phát triển cân đối hài hòa. Một lúc nào đó quy luật tương sinh và tương khắc bị vi phạm sẽ xảy ra quá sinh và quá khắc. 

Quá sinh sẽ dư thừa

Quá khắc sẽ bị triệt tiêu. 

Sự dư thừa dẫn đến nội sinh theo quy luật sinh tồn Âm Dương mà trở lại thế cân bằng. Sự triệt tiêu sẽ ra đời thực thể khác tự

sinh cũng theo quy luật sinh tồn của tạo hóa. 

Tương sinh tương khắc là sự tương đồng sinh khắc để thúc đẩy sự vật sinh trưởng phát triển, biến hóa không ngừng. Không có sinh thì sự vật không phát triển, không có khắc thì không thể duy trì thế cân bằng. 

* Sự sinh khắc trong ngũ hành

- Tương sinh là bổ trợ cùng thúc đẩy phát triển và trợ giúp nhau. 

Tương sinh gồm các quan hệ hành là:

Mộc sinh Hỏa 

Hỏa sinh Thổ 

Thổ sinh Kim

Kim sinh Thủy 

Thủy sinh Mộc

Như vậy, tương sinh là một vòng khép kín tạo sự liên quan tương hỗ

cho sự sinh sôi nảy nở liên hoàn trong tự nhiên theo ý nghĩa biểu lý chứ

không phải theo nghĩa thực thể. 

- Tương khắc là hai Hành có tính chế khắc nhau, khống chế nhau nhằm kìm hãm sự phát triển vô độ. Tương khắc cũng là sự liên hoàn khắc chế:

Mộc khắc Thổ

Thổ khắc Thủy 

Thủy khắc Hỏa

Hỏa khắc Kim 

Kim khắc Mộc

Như vậy, sự khắc chế cũng chỉ mang ý nghĩa biểu lý chứ không phải theo nghĩa thực thể. 

Mối liên quan biểu lý là liên hoàn, không gián đoạn. Hiểu một cách giản đơn, thực thể là: Thổ sinh Kim thì Thổ là “cha mẹ” của Kim, Kim sinh Thủy thì Thủy là “con” của Kim, Kim khắc Mộc và Kim - Kim cùng loại ngang nhau là “anh em”…

- Mối liên hoàn liên tục còn phân ra “ quan gửi” và “thê tài”. Đối với nam thì “thê tài” là vợ và của cải, đối với nữ thì “quan gửi” vừa là quan vừa là chồng, cho nên trong Ngũ Hành thể hiện quan hệ biểu lý. 

Thổ sinh Kim thì Thổ là “cha mẹ” của Kim, Hỏa khắc Kim thì Hỏa là

“quan gửi” của Kim. Kim khắc Mộc nên Mộc là “thê tài” (vợ) của Kim. 

Kim lại sinh Thủy, thì Thủy là “con cái” của kim. 

Từ mối quan hệ biểu lý thứ bậc ấy mà hiểu thì Kim - Kim là ngang vai cùng lứa. 

Sự sinh - khắc đều là “tương”. “Tương” vừa mang ý nghĩa cùng nhau, hỗ trợ qua lại, vừa có nghĩa là tương đối. Tương sinh hay tương khắc là quy luật tương đối. Quy luật tương sinh tương khắc cần phải có một lượng nào đó để đạt được mức (chất) mới, từ đó sinh ra cái mới. Ví dụ, hành Hỏa muốn khắc được Mộc thì Hỏa phải đủ mạnh. Lửa đèn, lửa nến làm sao đốt được rừng rậm (Đại lâm Mộc) để sinh ra Thổ. Tính tương đối là như vậy. Hỏa khắc Mộc, sinh Thổ. Như vậy, Hỏa phải đủ lượng mới có thể “khắc” và “sinh”. Vì vậy, thuyết Ngũ Hành còn có quy luật phản ngược. 

3. Quy luật phản ngược của Ngũ Hành

Trong Ngũ Hành có quy luật tương sinh và tương khắc, song đó là mối quan hệ thuận chiều. Sự khắc chế chỉ được thực hiện khi chủ thể

gây ra sự khắc chế đủ mạnh. Nhưng trong phạm trù sinh khắc rộng lớn giữa các hành và trong từng hành lại nảy sinh quy luật phản ngược. 

Ví dụ,  mối quan hệ tương khắc Thổ - Thủy không đơn giản là Thổ

khắc Thủy. Nếu là đất vách tường (Bích thượng Thổ) thì sẽ bị nước lớn (Đại hải Thủy) cuốn trôi. Như vậy, trong trường hợp này lại là Thủy khống chế (khắc) Thổ. 

Tương tự, Thổ vượng thì Mộc suy chứ không đơn thuần là Mộc khắc Thổ. Thuận và nghịch tương quan. Cũng như vậy, theo quy luật khắc chế đảo của Ngũ Hành ta có: Mộc vượng thì Kim suy, Kim vượng thì Hỏa suy, Hỏa vượng thì Thủy kiệt. Thủy vượng thì Thổ tan, Thổ vượng thì Mộc úa. Cứ thế, vòng phản ngược của Ngũ Hành cũng liên hoàn giống như quy luật tương sinh tương khắc. 

4. Quy luật thịnh quá hóa suy

Thuyết Ngũ Hành còn có quy luật thịnh quá hóa suy. Trong Ngũ

Hành, bất cứ hành nào cũng bị quy luật này chi phối. Sự phát triển cực thịnh sẽ dẫn đến thừa và thừa sẽ đưa đến suy. Như vậy, trong thịnh đã tàng ẩn mầm suy vong. 

Phàm vật quá rắn thì dễ vỡ, thứ cứng quá thì dễ gãy, v.v… dư thừa sẽ

dẫn đến suy là vậy. 

5. Bàn về quy luật tương sinh tương khắc trong Ngũ

Hành

Ngũ Hành tương sinh tương khắc kế tiếp thuyết Âm Dương, làm cho cơ sở luận lý thêm sáng tỏ và việc ứng dụng có ý nghĩa bao trùm. 

Lý thuyết Âm Dương được xem là gốc để các quy tắc Ngũ Hành được vận dụng trong nhiều môn, ngành một cách hiệu quả. 

Trong thực tế, khi nói đến Ngũ Hành, người ta thường nghĩ ngay đến quy luật sinh khắc của thuyết này. Vì thế, chúng ta nhiều khi chỉ hiểu đơn thuần một chiều “sinh” hay chiều “khắc” mà quên rằng Ngũ Hành còn có quy luật phản ngược và quy luật thịnh quá hóa suy. Cần nắm vững bộ ba quy luật này để ứng dụng và lý giải cho đúng vấn đề thực tiễn. Đừng nghĩ một cách đơn thuần là cứ người mệnh Thủy thì không thể làm bạn với người mệnh Thổ hay người mệnh Thủy thì không lấy được người mệnh Hỏa. Phát biểu như vậy là không hiểu thấu lý thuyết Ngũ Hành và cũng không phù hợp với nhiều hiện tượng thực tế. 

PHẦN III

THIÊN CAN VÀ ĐỊA CHI

CHƯƠNG I

THIÊN CAN

I. ĐÔI ĐIỀU VỀ THIÊN CAN

Thiên Can là cách gọi tắt của Thập (mười) Thiên Can. Theo nghiên cứu của các học giả Trung Quốc thì Thiên Can được xác lập trước, sau đó mới đến Thập nhị Địa Chi (mười hai Địa Chi), tiếp đến mới đến sự

phối hợp Thiên Can Địa Chi thành Lục thập Hoa Giáp (60 Hoa Giáp). 

* Quan niệm xưa về Thiên Can

Các học giả Trung Quốc cho rằng, từ thế kỷ XVI trước Công nguyên, nhà Ân, Thương (Trung Quốc) đã sử dụng Can - Chi và Hoa Giáp. Bởi vì ngay từ thời đó, người Trung Hoa đã dùng Can - Chi để làm Đế hiệu như nhà Ân, nhà Thương có đế hiệu Thiên Ất để chỉ Thành Thương và các con trai của ngài gọi là Đại Đinh, Trung Bính, Trung Nhâm, cháu ngài có tên Đại Giáp… Hơn nữa, Đại Nhiễu bắt đầu lấy Giáp, Ất (Can) làm tên ngày; lấy Tý, Sửu (Chi) làm tên tháng (sách “Học Thuyết Vận khí” ). 

Như vậy, sự ra đời Can - Chi còn liên quan tới lịch pháp. Tức là từ

khi có lịch âm, người Trung Hoa đã dùng Can - Chi để biểu thị, ví dụ

“Ất Mão bốc dục binh vũ”…

II. NỘI DUNG THẬP THIÊN CAN

(MƯỜI THIÊN CAN)

1. Mười Thiên Can gồm

Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. 

2. Âm - Dương trong mười Thiên Can

Người Trung Hoa chia mười Thiên Can ra thành các Can Âm và Can Dương. Sự phân chia này không những phù hợp với nguyên lý Âm Dương hài hòa trong mọi thực thể và hiện tượng mà còn là cơ sở cho sự

kết hợp với mười hai Địa Chi để tạo thành một liên hoàn Hoa Giáp: 6

giáp có đủ Âm Dương. Sách “Tố vấn nhập thức vận khí luận áo, luận Thập Can” chia Thập Can ra thành các Can thuộc Dương gồm: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm; và các Can thuộc Âm gồm: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý. 

Như vậy, cứ một Can Âm lại có một Can Dương. Số thứ tự lẻ là Can Dương. Giáp đứng đầu (số 1) là Can Dương, Ất đứng thứ hai, là số chẵn, thuộc Âm. 

3. Các Hành của Thiên Can

Giáp - Ất thuộc hành Mộc, ta có Giáp là Dương Mộc và Ất là Âm Mộc. Cùng hành Mộc nhưng Dương Mộc thì cứng rắn, Âm Mộc thì mềm dẻo. Thuộc tính là một còn đặc tính gồm hai loại khác nhau. Tương tự ta có Bính, Đinh lần lượt thuộc hành Dương Hỏa và Âm Hỏa. Dương Hỏa thì bốc, Âm Hỏa thì lu mờ. Mậu, Kỷ lần lượt thuộc hành Dương Thổ và Âm Thổ… Canh, Tân lần lượt thuộc Dương Kim và Âm Kim. Dương Kim thì cứng, Âm Kim thì mềm… Nhâm, Quý lần lượt thuộc hành Dương Thủy và Âm Thủy. Dương Thủy dữ dội hơn Âm Thủy. 

Nắm được Ngũ Hành của Thiên Can, ta sẽ hiểu sâu về đặc tính khu biệt của một Hành để ứng đoán thông tuệ, thấu lý. 

4. Phương vị của Thiên Can

Chia phương vị là để phù hợp với hành của Can:

- Phương Đông thuộc Mộc mà Giáp - Ất thuộc hành Mộc, vì thế Giáp

- Ất thuộc phương vị Đông. 

- Phương Nam thuộc hành Hỏa mà Bính - Đinh thuộc hành Hỏa nên Bính - Đinh thuộc phương Nam. 

- Trung tâm địa bàn thuộc hành Thổ mà Mậu - Kỷ thuộc hành Thổ

nên Mậu - Kỷ thuộc trung tâm. 

- Phương vị Tây thuộc hành Kim mà Canh - Tân thuộc hành Kim nên Canh - Tân thuộc phương Tây. 

- Phương Bắc thuộc hành Thủy mà Nhâm - Quý thuộc hành Thủy nên Nhâm - Quý thuộc phương vị Bắc. 

Trên thực tế có 4 phương, song trong Ngũ Hành có năm Hành, bởi vậy phương vị ở đây là phương vị của Thiên Địa bàn có bốn mặt và khu trung ương của Thiên Địa bàn thuộc hành Thổ. Mậu - Kỷ thuộc hành Thổ nên nằm ở Trung tâm. 

5. Thiên Can với bốn mùa

Trong một năm có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Để hợp với hành trong Thiên Can thì sự phối hợp bốn mùa trong năm cũng phải phù hợp với từng hành và tính chất của từng mùa. 

Mùa xuân là mùa của Mộc (Mộc phát) mà trong Ngũ Hành thì Giáp

- Ất thuộc hành Mộc nên Giáp - Ất thuộc mùa Xuân. Cũng như vậy, Bính - Đinh thuộc mùa Hạ (hành Hỏa). 

Mậu - Kỷ tiếp theo được gọi Trướng Hạ vì trong Ngũ Hành thì Mậu -

Kỷ thuộc Thổ. Mùa Hạ hành Hỏa, Hỏa sinh Thổ, vì vậy có Trướng Hạ để

phối với Mậu - Kỷ. 

Canh - Tân thuộc hành Kim mà mùa thu vượng Kim nên Canh - Tân thuộc mùa thu. 

Nhâm - Quý thuộc hành Thủy mà mùa Đông vượng Thủy nên Nhâm

- Quý thuộc mùa Đông. 

* Tóm lại, về Thiên Can phối mùa trong năm ta có:

Giáp - Ất thuộc mùa Xuân - Mộc vượng. 

Bính - Đinh thuộc mùa Hạ - Hỏa bốc. 

Mậu - Kỷ thuộc Trướng Hạ (Hỏa phát) - tạo Thổ. 

Canh - Tân thuộc mùa Thu - Kim vượng. 

Nhâm - Quý thuộc mùa Đông - Thủy mạnh. 

6. Mười Thiên Can với ngoại hình và nội phủ của con người

Trong thập Can, khi quy với cơ thể người thì có:

* Về ngoại hình:

Giáp ở đầu

Ất ở vai 

Bính ở trán 

Đinh ở răng lưỡi 

Mậu ở mũi

Kỷ ở mặt 

Canh ở gân 

Tân ở ngực 

Nhâm ở cổ 

Quý ở chân

* Về lục phủ ngũ tạng:

Giáp ở mật 

Ất ở gan 

Bính ở ruột non 

Đinh ở tim 

Mậu ở dạ dày

Kỷ ở lá lách 

Canh ở ruột già 

Tân ở phổi 

Nhâm ở bàng quang 

Quý ở thận

Theo quy ước trên ta thấy, những Thiên Can có số thứ tự lẻ thuộc phủ. Ví dụ Giáp thuộc phủ vì mật thuộc về phủ. 

Ất là số 2 - chẵn, thuộc tạng vì gan thuộc về tạng - tạng can. 

Cứ thế mà hiểu mười Can phân bổ về tạng và phủ trong con người. 

7. Mười Thiên Can và sự tạo khí tượng của một năm Khí tượng từng năm được thập Can biểu trưng và do phương vị của mười tám thiên thể quyết định. Các khí của Ngũ Hành là các khí Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ được hình thành khi đi qua bốn trạm: Tâm, Vĩ, Giác, Chẩn có các phương vị tương ứng của 10 Thiên Can. Phương vị

Giáp và Kỷ tương ứng với khí tượng Thổ nên năm có can Giáp và can Kỷ

có khí tượng Thổ chủ vận hành (lấy Bính Dần làm đầu năm). Khí tượng chủ vận hành của năm ảnh hưởng đến sinh và trưởng của con người và vạn vật. “Thiên khí” này ảnh hưởng tới tâm tính. 

Ta có năm vận khí chủ đạo Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ biểu hiện trong năm cặp Thiên Can cụ thể như sau:

Giáp và Kỷ hợp hóa

Thổ Ất và Canh hợp hóa Kim

Bính và Tân hợp hóa Thủy

Đinh và Nhâm hợp hóa Mộc

Mậu và Quý hợp hóa Hỏa. 

(Năm Ất và năm Canh lấy Mậu Dần làm tháng giêng, v.v…). 

Hợp hóa nghĩa là vận khí chủ đạo trong năm đó. 

8. Vận khí tác động tới mệnh vận con người Đề cập đến vấn đề này để hiểu thêm rằng trong thuật số có tính đến các tiết khí mà các tiết khí ảnh hưởng tới mệnh số và tính cách con người. Nhưng mệnh vận con người bị các phương vị của sao chi phối. Vì vậy, thuật số lấy sao làm dữ kiện để suy đoán mệnh số của một người. 

Ngoài mười Can còn có mười hai Chi tham dự vào sự hình thành và phát triển của con người. 

CHƯƠNG II

ĐỊA CHI

I. NỘI DUNG

1. Các Địa Chi

Mười hai Địa Chi gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. 

Khi kết hợp mười Thiên Can và mười hai Địa Chi với nhau ta có 60

thể liên kết không trùng lặp, tuân thủ thuyết Âm Dương và thuyết Ngũ

Hành. Mười hai Địa Chi cũng chia thành Địa Chi dương và Địa Chi âm, kết hợp với Thiên Can dương và Thiên Can âm một cách hợp lý. Thiên Can dương đi với Địa Chi dương, Thiên Can âm đi với Địa Chi âm. 

2. Thuộc tính Âm - Dương của Địa Chi

- Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất: thuộc Dương. 

- Sửu, Mão, Tị, Mùi, Dậu, Hợi: thuộc Âm. 

II. SỰ PHỐI HỢP CỦA 12 ĐỊA CHI

1. Sự phối hợp của Địa Chi với Ngũ Hành

- Dần, Mão thuộc hành Mộc: Dần là Dương Mộc, Mão là Âm Mộc. 

- Tị, Ngọ thuộc hành Hỏa: Ngọ là Dương Hỏa, Tị là Âm Hỏa. 

- Thân và Dậu thuộc hành Kim: Thân là Dương Kim, Dậu là Âm Kim. 

- Tý, Hợi thuộc hành Thủy: Tý thuộc Dương Thủy, Hợi thuộc Âm Thủy. 

- Thìn, Tuất và Sửu, Mùi thuộc Hành Thổ: Thìn và Tuất thuộc Dương Thổ, Sửu Mùi thuộc Âm Thổ. 

Như vậy, một hành cho hai năm, có hành thuộc Dương và hành thuộc Âm, phù hợp với sự phân bố Âm Dương và Ngũ Hành trên Thiên Địa bàn của bảng sao (giới thiệu sau). 

2. Phối hợp Địa Chi với phương vị

Phương vị cũng tuân thủ sự phân chia của địa bàn, đồng thời phù hợp với Ngũ Hành phương vị cụ thể. 

- Dần, Mão thuộc phương Đông Mộc. 

- Tị, Ngọ thuộc phương Nam Hỏa. 

- Thân, Dậu thuộc phương Tây Kim. 

- Tý và Hợi thuộc phương Bắc Thủy. 

- Thìn, Tuất và Sửu, Mùi thuộc Thổ vì đó là những tháng cuối của mỗi quý. 

3. Địa Chi tháng phối hợp với bốn mùa

- Tháng Dần, Mão và Thìn thuộc mùa Xuân. 

- Tháng Tị, Ngọ và Mùi thuộc mùa Hạ. 

- Tháng Thân, Dậu và Tuất thuộc mùa Thu. 

- Tháng Hợi, Tý và Sửu thuộc mùa Đông. 

4. Địa Chi với tạng phủ của con người

Cũng giống Thiên Can, Địa Chi cũng có sự phối hợp với tạng phủ

trong con người mang tính biểu lý. 

 

Việc đại diện lục phủ ngũ tạng mang tính biểu lý phù hợp, ngũ hành ví dụ Ngọ Hỏa thì tim thuộc Hỏa. 

5. Hợp hóa của 12 Địa Chi

Mười hai Địa Chi chia ra từng cặp hợp hóa theo Ngũ Hành, cụ thể

như sau:

- Tý và Sửu hợp hóa thành Thổ. 

- Dần và Hợi hợp hóa thành Mộc. 

- Mão và Tuất hợp hóa thành Hỏa. 

- Thìn và Dậu hợp hóa thành Kim. 

- Tị và Thân hợp hóa thành Thủy. 

- Ngọ và Mùi: Ngọ là Thái Dương, Mùi là Thái Âm hợp với nhau thành Thổ. 

6. Sự vận dụng hợp hóa của Địa Chi

Vận dụng lục hợp trong tứ trụ (giờ, ngày tháng, năm sinh) để xem xét cát hung, sinh khắc. Trong thuật số tử vi thì xem sinh khắc giữa các sao trong một cung với cung địa mà sao đó đóng để biết ảnh hưởng mạnh yếu; xem xét quan hệ giữa các cung với nhau và đại - tiểu hạn, quan hệ hợp, xung…

Ví dụ,  cung cha mẹ đóng cung Thân và cung phu thê đóng ở cung Tị, 

như vậy Thân hợp Tị hóa Thủy, Kim sinh Thủy. Cha mẹ có thể bù trừ

cho dâu hoặc rể. Lại gặp năm tiểu hạn là Dậu, mà Dậu hợp Thìn hóa Kim. Vậy 2 Kim sinh Thủy, suy ra năm Dậu bố mẹ phải chi nhiều để

giúp đỡ con…

Trong tứ trụ (giờ, ngày, tháng, năm sinh) mà có Tý và Sửu là có 2

yếu tố hợp (theo lục hợp) là tốt, vì tương hợp. Song tứ trụ lại đề cập tới trong hợp có hợp sinh và hợp khắc. 

- Hợp khắc thì trước tốt (hợp) sau xấu (khắc), như ví dụ trên, Tý và Sửu có lục hợp. Song Tý thuộc hành Thủy mà Sửu thuộc hành Thổ, vậy là hợp khắc. Vì thế, trong cuộc sống mới có chuyện vợ chồng trước hòa thuận sau cãi vã. Lục hợp khắc gồm: Tý với Sửu, Mão với Tuất, Tị với Thân. 

- Hợp sinh thì ngày càng tốt, nếu lục hợp sinh nằm trong ngày, tháng, giờ, năm sinh thì cuộc sống của người đó càng ngày càng phát triển tốt đẹp. Lục hợp sinh trong quan hệ bạn bè đối tác, vợ chồng cũng rất tốt… Lục hợp sinh gồm:

Dần hợp với Hợi là sinh: Thủy sinh Mộc

Thìn hợp với Dậu là sinh: Thổ sinh Kim

Ngọ hợp với Mùi là sinh: Hỏa sinh Thổ

Lục hợp được áp dụng rất rộng, không chỉ trong thuật số, trong tứ trụ

mà ngay cả dịch lý cũng kiến giải ở sáu hào của bát quái. 

III. TAM HỢP VÀ NHỊ XUNG TRONG

12 ĐỊA CHI

Trong mười hai Địa chi, cứ ba Địa chi kết hợp thành một tam hợp, có một biểu lý Hành chủ đạo trong ngũ hành. 

1. Các tam hợp trong 12 Địa chi

- Tý, Thìn, Thân hợp thành Thủy cục. 

- Mão, Mùi, Hợi hợp thành Mộc cục. 

- Dần, Ngọ, Tuất hợp thành Hoả cục. 

- Sửu, Tị, Dậu hợp thành Kim cục. 

Nếu hợp hóa thành sinh thì tốt, hợp hóa thành khắc thì xấu. 

2. Tam hợp sinh

Tam hợp hóa sinh thành cát (tốt). 

- Tý, Thìn, Thân là tam hợp. Nếu Thân đi với can Canh thành Canh Thân thuộc Mộc, Thìn đi với Nhâm thành Nhâm Thìn thuộc Thủy, Tý đi với Giáp thành Giáp Tý thuộc Kim; Thân - Tý - Thìn, hợp thành Thuỷ. 

Như vậy là Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc thuận lẽ nên tốt. Đó là hoá sinh thành cát. 

3. Tam hợp khắc

Tam hợp hóa khắc thành hung - xấu. 

Ví dụ: Mậu Tý, Nhâm Thìn, Canh Thân thì tam hợp này hóa khắc nên xấu. 

4. Nhị xung - tương xung

Tương xung thực chất là xung khắc nhau, gồm:

- Tý xung Ngọ 

- Dần xung Thân 

- Mão xung Dậu

- Hợi xung Tị 

- Thìn xung Tuất 

- Sửu xung Mùi

* Lý giải: Dậu vượng Kim ở phương vị Tây, Mão vượng Mộc ở

phương vị Đông. Như vậy, Kim khắc Mộc. 

Hoặc Tý vượng Thủy ở phương Bắc, Ngọ vượng Hỏa ở phương Nam. 

Sự khắc chọi giữa hai Địa chi với nhau gọi tương xung. 

* Lưu ý: Thuật số và tứ trụ đều kể đến năm, tháng, ngày và giờ sinh, vì vậy, khi lập xong bảng sao hay dự đoán tứ trụ, phải tính ngay đến hợp và xung. Xung gần thì quá xấu, ví dụ năm và tháng. Xung xa thì ít xấu hơn, ví dụ năm và giờ. Cụ thể năm Tý tháng Ngọ thì rất xấu còn năm Tý mà gặp giờ Ngọ thì cũng xấu song không hại lắm. Còn xung liên kết liên tục thì cực hại, ví dụ năm xung tháng, tháng xung ngày, ngày xung giờ. 

Đó là xung liền kề liên tục thì nguy hại. 

5. Tương hại trong 12 Địa chi

Tương hại thực chất cũng là tương khắc, vì tương hại là bị hại hay hại nhau. Tương hại đi theo từng cặp Địa chi. 

Tý - Mùi tương hại 

Sửu - Ngọ tương hại 

Dần - Tị tương hại

Mão - Thìn tương hại

Thân - Hợi tương hại

Dậu - Tuất tương hại

Tương hại là xấu, song trong quan hệ tương hại còn chia ra tương hại có chế và tương hại không có chế. Tương hại không có chế thì bất lợi hơn tương hại có chế. 

IV. TƯƠNG HÌNH TRONG 12 ĐỊA CHI

Trong Địa Chi còn kể đến tương hình. 

1. Bản chất của tương hình

Tương hình thực chất là quan hệ hình hại giữa các địa chi với nhau. 

Thực ra quan hệ tương hình chỉ có ý nghĩa trong tứ trụ. Thuật số khi xét phần tương hình thì quan tâm về ngày, tháng, năm và giờ sinh, giúp tham khảo về mệnh số qua quan hệ tương hình của mười hai địa chi, xem cá nhân đó trong cung mệnh - tật ách có phạm hay không phạm khi các sao trong cung đó có báo, nếu có phạm tức là chúng có hiện diện. 

Xét tương hình là xét mối quan hệ địa chi giữa giờ, ngày, tháng, năm xem có phạm việc gây ra tù tội, tật bệnh… hay không. 

2. Các tương hình trong bốn yếu tố: giờ, ngày, tháng, năm sinh

- Tí và Mão. Đó là phạm hình do vô lễ mà bị. 

- Dần phạm Tị, Tị phạm Thân. Đó là phạm hình do có quyền chức trong tay mà phạm tội. 

- Sửu, Mùi, Tuất có phạm trong bốn yếu tố thì đó là phạm hình bất đạo. 

- Thìn gặp Ngọ, Dậu, Tuất thì có tật bệnh hoặc tự phạm hình. 

V. ĐỊA CHI SINH VÀ VƯỢNG THEO

NGŨ HÀNH

Theo thuyết Ngũ Hành, khi quy vào 12 Địa Chi thì có khởi và phát, tức sinh ra và đạt đỉnh biểu lý của Ngũ Hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. 

* Sinh - vượng theo Ngũ Hành trong 12 Địa chi:

- Mộc sinh ở Dần và vượng ở Mão. 

- Hỏa sinh ở Tị và vượng ở Ngọ. 

- Kim sinh ở Thân và vượng ở Dậu. 

- Thủy sinh ở Hợi và vượng ở Tý. 

- Thổ sinh ở Thìn, Tuất, Sửu, Mùi - 4 địa chi. 

VI. TÍNH CHẤT VƯỢNG, TƯỚNG, 

TỬ, TÙ, HƯU CỦA NGŨ HÀNH THEO

MÙA

1. Mùa xuân theo Ngũ Hành

- Mộc vượng, Hỏa tướng (có hình do Mộc sinh Hỏa). 

- Thổ tử (bị Mộc khắc). 

- Kim tù (Mộc phát thì hại Thổ nên kìm hãm Kim, vì vậy mà Kim bị

tù). 

- Thủy hưu (Mộc phát tiêu Thủy - Thủy hoạt hóa sinh Mộc vượng). 

2. Mùa hạ theo Ngũ Hành

- Hỏa vượng (Hè thời khí nóng, sự thiêu đốt thịnh). 

- Thổ tướng (Hỏa vượng tạo Thổ (Hỏa sinh Thổ) nên Thổ thành hình mà phát). 

- Kim tử (Hỏa khắc Kim. Hỏa vượng đốt Kim nên Kim tử). 

- Thủy tù (Hỏa vượng gây hạn Thủy). 

- Mộc Hưu (Mộc sinh Hỏa. Hỏa vượng thì tiêu nhiều Mộc. Mộc tiêu hao, yếu bớt). 

3. Mùa thu theo Ngũ Hành

- Kim vượng, mùa thu kết đọng. 

- Thủy tướng (Kim sinh Thủy, bởi vậy Thủy tướng, tức sinh hình -

thành tướng hình). 

- Mộc tử (Kim khắc Mộc, mùa thu là mùa của Kim nên Mộc tử). 

- Hỏa tù (Hỏa khắc Kim, nhưng Kim vượng mà Hỏa không gặp thời nên không phát huy được tác dụng). 

- Thổ hưu (Thổ sinh Kim. Kim vượng hút hết lực của Thổ làm yếu Thổ). 

4. Mùa đông theo Ngũ Hành

- Thủy vượng (Đông là mùa của Thủy, tất Thủy phát mạnh). 

- Mộc tướng (Thủy sinh Mộc nên Mộc thành tướng). 

- Hỏa tử (Thủy vượng khắc mạnh Hỏa. Hỏa tử). 

- Thổ tù (Thủy vượng lấn Thổ). 

- Kim hưu (mùa đông Thủy phát. Kim sinh Thủy nên Kim kiệt). 

Ý nghĩa Ngũ Hành vượng, tướng, tử, tù, hưu theo bốn mùa trong thuật số là sâu xa. Ví dụ, mệnh Mộc sinh vào mùa xuân là khá, mệnh Hỏa sinh vào mùa xuân là bình phát, càng về sau càng tốt. Trong tứ trụ

suy đoán và dịch lý, đây là cơ sở dự báo có giá trị. Ví dụ, gieo quẻ dịch vào đầu xuân mà gặp quẻ Chấn hay Cấn là Mộc, tức Mộc xuân vượng -

quẻ cát, v.v… Ta suy luận như vậy mà giải. Nhưng nếu gặp quẻ Khôn, Khôn là Thổ, mùa xuân thì Thổ tử, suy ra quẻ xấu, v.v…

VII. ĐỊA CHI ỨNG BIỂU LÝ

1. Mười hai Địa Chi ứng biểu lý chia mười hai tháng trong năm

- Tháng giêng là tháng của Mộc, vì vậy, để phù hợp với biểu lý Ngũ

Hành thì tháng Giêng là tháng Dần chứ không phải Tý. 

- Tháng Hai là tháng vượng Mộc, để phù hợp với biểu lý Ngũ Hành thì tháng hai là tháng Mão. 

Tương tự, ta có:

- Tháng ba là tháng kiến Thìn (gọi tháng Thìn) - Tháng tư là tháng Tị. 

- Tháng năm là tháng Ngọ. 

- Tháng sáu là tháng Mùi. 

- Tháng bảy là tháng Thân. 

- Tháng tám là tháng Dậu. 

- Tháng chín là tháng Tuất. 

- Tháng mười là tháng Hợi. 

- Tháng mười một là tháng Tý. 

- Tháng mười hai là tháng Sửu. 

Như vậy, xét theo ý nghĩa Ngũ hành thì đến tháng 10 là hết năm, từ

tháng mười một trở đi thuộc năm sau, hợp với năm Xuân phân. 

2. Địa chi phân Âm Dương

Trong 12 địa chi được phân thành hai phần thuộc Âm và Dương. Mỗi phần có 6 địa chi:

 * Sáu Địa chi thuộc Dương gồm:

Tý 

Dần 

Thân

Thìn 

Ngọ 

Tuất

* Sáu Địa chi thuộc Âm gồm:

Tị 

Dậu 

Sửu

Hợi 

Mão

Mùi

3. Địa chi phân Âm Dương Ngũ Hành

- Thuộc hành Thủy:

Tý: Dương Thủy | Hợi: Âm Thủy

- Thuộc hành Mộc:

Dần: Dương Mộc | Mão: Âm Mộc

- Thuộc hành Hỏa:

Ngọ: Dương Hỏa | Tị: Âm Hỏa

- Thuộc hành Thổ:

 

Thìn, Tuất: Dương Thổ | Sửu, Mùi: Âm Thổ. 

- Thuộc hành Kim:

Thân: Dương Kim | Dậu: Âm Kim

Trong cùng một hành, Địa Chi thuộc hành Dương thì cứng, mạnh, hung, phát…; thuộc hành Âm thì nhu, yếu, trầm, âm ỉ… Ví dụ:

- Dương Hỏa thì bùng phát, hung dữ (lửa cháy sáng, dữ dội, sấm sét…); Âm Hỏa thì cháy âm ỉ (không bốc, nóng…). 

- Dương Thủy thì hung dữ, ầm ào (sông, biển…); Âm Thủy thì êm, lặng, đọng (giếng, đầm, suối…). 

Từ đó suy ra tính tình của từng cá nhân. 

4. Nguyên tắc Can Chi kết hợp

- Can thuộc Dương kết hợp với Chi thuộc Dương. Ví dụ: Giáp Tý, Bính Dần, Mậu Ngọ, Canh Thân, Nhâm Tuất, v.v…

- Can thuộc Âm kết hợp với chi thuộc Âm như: Ất Sửu, Đinh Tị, Kỷ

Mùi, Tân Dậu, Quý Hợi, v.v…

Nguyên tắc này tạo thành sự thuận trong liên kết. 

Cần nhớ can nào thuộc Dương và can nào thuộc Âm (đã nói ở phần II, Chương I.III). Có một cách để nhớ là: Can Dương tiếp đến Can Âm rồi lặp lại. 

Ví dụ: Giáp đầu là Dương, kế tiếp Ất là Âm, đến Bính lại là Dương, 

…, cuối là Quý thuộc Âm. 

Tương tự, 12 Địa Chi cũng theo quy luật Dương - Âm kế tiếp nhau. 

Bắt đầu là:

Tý thuộc Dương, kế tiếp Sửu thuộc Âm, đến Dần thuộc Dương, Mão thuộc Âm, …, cuối cùng là Hợi thuộc Âm. 

Can và chi cuối cùng đều thuộc Âm, tức là:

 

VIII. MỐI QUAN HỆ BẢN CHẤT GIỮA

12 ĐỊA CHI CẦN LƯU Ý TRONG

THUẬT SỐ - BẢNG SAO

1. Tứ Sinh gồm:

Dần, Thân | Tị, Hợi. 

2. Tứ Vượng gồm:

Tý, Ngọ, | Mão, Dậu. 

3. Tứ Mộ gồm:

Thìn, Tuất | Sửu, Mùi

4. Lục hợp gồm:

Tý hợp Sửu 

Dần hợp Hợi 

Mão hợp Tuất

Thìn hợp Dậu

Tị hợp Thân 

Ngọ hợp Mùi

Hợp nhau có thể có tính thuận hay ngược, ví dụ: Tý hợp Sửu hay Sửu hợp Tý. 

5. Lục xung gồm:

Tý xung Ngọ 

Sửu xung Mùi 

Dần xung Thân

Mão xung Dậu

Thìn xung Tuất

Tị xung Hợi

Hoặc kể ngược lại: Ngọ xung Tý, …

6. Lục hại gồm:

Tý hại Mùi 

Dần hại Tị 

Mão hại Thìn

Sửu hại Ngọ

Dậu hại Tuất 

Thân hại Hợi

7. Tam hợp:

Thân - Tý - Thìn 

Tị - Dậu - Sửu

Dần - Ngọ - Tuất

Hợi - Mão - Mùi

Ba cung này trong thiên địa bàn có quan hệ bổ trợ. Bổ trợ ở đây gồm cả tốt và xấu, nếu tốt sẽ tốt thêm, nếu xấu thì lại xấu thêm. 

Vì vậy có câu “Tam hợp hóa tam tai”. Tuy nhiên cần lưu ý, câu này chỉ áp dụng giữa các cung trong bảng sao chứ không áp dụng cho các tuổi. Nghĩa là ví dụ: Thân, Tý, Thìn ba tuổi này là hợp nhau, rất tốt, cũng như vậy ta có tuổi Dần tuổi Ngọ và tuổi Tuất là ba tuổi rất tốt để

kết hợp. 

“Tam hợp hoá tam tai” là khi 3 cung hòa hợp trong bảng sao cùng có sao xấu, ví dụ cung Tý có sao xấu mà cung Thân tiểu hạn cũng có sao xấu nữa, thì năm ấy hạn xấu lại xấu thêm. 

Đó mới chính là “tam hợp hóa tam tai”. Lưu ý đừng hiểu sai nghĩa

tam hợp trong các tuổi (năm sinh) hay trong “tứ trụ” dịch đoán. 

CHƯƠNG III

TUỔI VÀ HÀNH MỆNH CỦA MỖI

TUỔI

I. NGŨ HÀNH THEO TUỔI

Mỗi tuổi được quy vào một hành, chúng ta ai cũng thuộc về một trong năm hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. 

Trong ứng dụng người ta thấy có 3 cặp Giáp, mỗi cặp vòng Giáp đều có hành giống nhau. Đó là cặp: Giáp Tý và Giáp Ngọ, Giáp Thìn và Giáp Tuất, Giáp Dần và Giáp Thân. 

Mỗi vòng giáp lại có từng cặp Địa chi liền nhau có hành giống nhau, chia thành một hành thuộc Âm, một hành thuộc Dương. Ví dụ: Giáp Tý thuộc Dương Kim, Ất Sửu thuộc Âm Kim. 

Từ đó ta có quy tắc lập hành cho tuổi. 

II. QUY TẮC LẬP HÀNH CHO TUỔI

1. Các vòng giáp theo Ngũ Hành

1.1. Vòng Giáp Tý và Giáp Ngọ

Ta có trật tự các hành: Kim, Hỏa, Mộc, Thổ, Kim. 

Ta tính: Giáp Tý, Ất Sửu thuộc hành Kim. 

* Vòng Giáp Tý:

- Tuổi Bính Dần, Đinh Mão thuộc hành Hỏa. 

- Tuổi Mậu Thìn, Kỷ Tị thuộc hành Mộc. 

- Tuổi Canh Ngọ, Tân Mùi thuộc hành Thổ. 

- Tuổi Nhâm Thân, Quý Dậu thuộc hành Kim. 

* Vòng Giáp Ngọ:

- Tuổi Giáp Ngọ, Ất Mùi thuộc hành Kim. 

- Tuổi Bính Thân, Đinh Dậu thuộc hành Hỏa. 

- Tuổi Mậu Tuất, Kỷ Hợi thuộc hành Mộc. 

- Tuổi Canh Tý, Tân Sửu thuộc hành Thổ. 

- Tuổi Nhâm Dần, Quý Mão thuộc hành Kim. 

Tương tự, ta lần lượt tìm hành cho các tuổi còn lại ở các vòng giáp khác:

1.2. Vòng Giáp Thìn và Giáp Tuất

Ta có trật tự các hành: Hỏa, Thủy, Thổ, Kim, Mộc. 

1.3. Vòng Giáp Dần và Giáp Thân

Ta có trật tự các hành: Thủy, Thổ, Hỏa, Mộc, Thủy. 

Ta thấy cùng là mệnh (hành) Thủy nhưng Dương Thủy (ví dụ: Giáp Dần) thì tính mạnh mẽ, Âm Thủy (ví dụ: Ất Mão) thì êm dịu. Suy ra, cùng mệnh Thủy nhưng người thì thùy mị, người lại nóng nảy, gấp gáp. 

Có người mệnh Thủy khắc được mệnh Hỏa, có người lại không. Cũng như vậy, người mệnh Hỏa nhưng là Thiên thượng Hỏa (lửa trên trời - cụ

thể là lửa sấm sét) thì không bị khắc bởi người mệnh Thủy, cho dù đó là Đại hải Thủy (nước đại dương). 

Qua những ví dụ trên cho thấy việc khắc hợp là biến ảo. Vì vậy, người có kiến thức lý số không sâu rộng sẽ mắc sai lầm. 

2. Bảng Hành (Mệnh) tính sẵn. 

Ngân Đăng giá Bích Câu

Kim, Hỏa, Mộc, Thổ, Kim

 

 

 

2.2. Người sinh ở vòng Giáp Thìn và Giáp Tuất

Yên Mãn Tự Trung Lân

Hỏa, Thủy, Thổ, Kim, Mộc

 

 

2.3. Người sinh ở vòng Giáp Thân và Giáp Dần

Hán Địa Thiên Sài Thấp

Thủy, Thổ, Hỏa, Mộc, Thủy

 

PHẦN IV

NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ

CÁCH LẬP BẢNG SAO

CHƯƠNG I

NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. CAN CHI ỨNG DỤNG TRONG

BẢNG SAO TÓM LƯỢC

1. Thiên Can

1.1. Âm - Dương của Can

- Thuộc Dương: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm. 

- Thuộc Âm: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý. 

1.2. Thiên Can Ngũ Hành

Giáp, Ất thuộc hành Mộc. 

Bính, Đinh thuộc hành Hỏa. 

Mậu, Kỷ thuộc hành Thổ. 

Canh, Tân thuộc hành Kim. 

Nhâm, Quý thuộc hành Thủy. 

* Hợp hóa:

Giáp hợp Kỷ hóa Thổ

Ất hợp Canh Kim

Bính hợp Tân hóa Thủy

Đinh hợp Nhâm hóa Mộc

Mậu hợp Quý hóa Hỏa

* Khắc triệt:

Canh khắc Giáp

Tân khắc Ất

Nhâm khắc Bính

Quý khắc Đinh

Giáp khắc Mậu

Ất khắc Kỷ

Bính khắc Canh

Đinh khắc Tân

Mậu khắc Nhâm

Kỷ khắc Quý

2. Địa Chi (tức Thập Nhị Địa Chi - 12 chi) Gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. 

2.1. Tính chất và phương vị các Chi

* Tính chất các Chi:

Thuộc Dương: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất. 

Thuộc Âm: Sửu, Mão, Tị, Mùi, Dậu, Hợi. 

* Phương vị các

Chi Thuộc phương Bắc: Hợi, Tý, Sửu. 

Thuộc phương Đông: Dần, Mão, Thìn. 

Thuộc phương Nam: Tị, Ngọ, Mùi. 

Thuộc phương Tây: Thân, Dậu, Tuất. 

 

2.2. Âm - Dương trong 12 Chi là liên tiếp nhau, khi

hợp với 10 Can Ngũ Hành ta có:

Tý thuộc cung vượng Âm - Âm mạnh. 

Ngọ thuộc cung vượng Dương - Dương mạnh. 

2.3. Mối liên hệ giữa 12 Địa Chi

* Lục xung (Sáu Địa Chi xung khắc nhau) Tý <-> Ngọ

Mão <-> Dậu

Thìn <-> Tuất

Sửu <-> Mùi

Dần <-> Thân

Tị <-> Hợi

* Lục hợp (sáu Địa Chi hợp nhau) Tý - Sửu

Thìn - Dậu

Dần - Hợi

Mão - Tuất

Tị - Thân

Ngọ - Mùi

* Lục hại (sáu Địa Chi phản nhau)

Tý <-> Mùi

Sửu <-> Ngọ

Dần <-> Tị

Mão <-> Thìn

Thân <-> Hợi

Dậu <-> Tuất

* Tương hình (Các Địa Chi hình nhau)

Dần hình Tị 

Tý hình Mão 

Sửu hình Tuất 

Thân hình Dần

Tị hình Thân 

Mùi hình Sửu

Tuất hình Mùi

* Tứ Vượng (mạnh nhất)

Tý vượng Thủy

Ngọ vượng Hỏa

Mão vượng Mộc

Dậu vượng Kim

* Tứ Tuyệt

Tý tuyệt Tị

Ngọ tuyệt Hợi

Mão tuyệt Thân

Dậu tuyệt Dần

* Tứ Sinh (khởi nguồn)

Dần sinh Mộc

Thân sinh Kim

Tị sinh Hỏa

Hợi sinh Thủy

* Tứ Mộ

Thìn

Tuất

Sửu

Mùi

* Tam hợp

Thân - Tý - Thìn

Dần - Ngọ - Tuất

Tị - Dậu - Sửu

Hợi - Mão - Mùi

2.4. Các cung trong bảng sao

 

 

2.5. Các cung chiếu chính

Trong bảng sao, chính chiếu là mạnh nhất. 

Dần <-> Thân

Tị <-> Hợi

Tý <-> Ngọ

Mão <-> Dậu

Thìn <-> Tuất

Sửu <-> Mùi

Ta gọi Dần chính chiếu Thân, Mão chính chiếu Dậu, … và ngược lại. 

2.6. Các cung chiếu tam hợp trong Thiên bàn thì

không mạnh bằng. 

Ví dụ, Mệnh ở cung Ngọ thì hai cung chiếu tam hợp vào cung Mệnh là cung Dần và cung Tuất. 

Mệnh đứng ở cung Dần thì hai cung tam hợp chiếu vào là cung Ngọ

và cung Tuất. 

Mệnh đóng ở cung Tuất thì hai cung tam hợp chiếu vào là Dần và Ngọ. 

Cứ thế căn cứ vào tam hợp đã nói mà suy. 

3. Mối liên hệ giữa Thập Thiên Can (10 Thiên Can) với nhau

Giáp phá Mậu hợp Kỷ xung Canh

Ất phá Kỷ hợp Canh xung Tân

Bính phá Canh hợp Tân xung Nhâm

Đinh phá Tân hợp Nhâm xung Quý

Mậu phá Nhâm hợp Quý xung Giáp

Kỷ phá Quý hợp Giáp xung Ất

Canh phá Giáp hợp Ất xung Bính

Tân phá Ất hợp Bính xung Đinh

Nhâm phá Bính hợp Đinh xung Mậu

Quý phá Đinh hợp Mậu xung Kỷ. 

3.1. Ý nghĩa của Hành trong bảng sao

Trong thuyết Ngũ Hành có nhiều vấn đề, ở đây chỉ đề cập đến vấn đề

sinh khắc của Ngũ Hành trong bảng sao. Mối tương tác này vô cùng quan trọng, có thể nhìn thấy. 

Ví dụ: Thủy khắc Hỏa - Nước khắc chế được lửa. Tuy nhiên, điều này còn lệ thuộc vào số lượng như nước ít không thể chế ngự được lửa lớn. 

Trong bảng sao, nếu ở cùng một cung có số sao thuộc hành Thủy nhiều hơn số sao thuộc hành Hỏa thì các sao hành Hỏa bị vô hiệu và ngược lại, nhiều sao thuộc hành Hỏa mà ít sao thuộc hành Thủy thì sao thuộc hành Thủy cũng không còn tác dụng. Tuy nhiên, vì hai hành khắc chế

lẫn nhau nên đều ít nhiều ảnh hưởng tới sức tác động trong cung. Vì vậy, khi dự báo phải chú ý tới sinh khắc giữa các sao đồng cung để dự

báo cho tương đối sát. 

3.2. Mối quan hệ sinh khắc

* Mối quan hệ tương sinh (trợ, nguồn) giữa các sao: Sao Thủy trợ sao Mộc

Sao Mộc trợ sao Hỏa

Sao Hỏa trợ sao Thổ

Sao Thổ trợ sao Kim

Sao Kim trợ sao Thủy

Tương sinh tức là sao nọ trợ sao kia. 

Ví dụ: Lửa đốt cháy Mộc sinh ra Thổ - tro. Ta nói Hỏa sinh Thổ là vì thế. Hay nước là môi trường để cây cối tồn tại và phát triển, không có nước, cây cối sẽ chết… Ta nói: Thủy sinh Mộc - Nước sinh cây cối là nghĩa đó. “Sinh” ở đây cần phải hiểu là vừa sinh, vừa dưỡng, vừa trợ

giúp. 

* Mối tương khắc - chế ngự nhau làm mất, làm thay đổi sức mạnh của các sao:

Sao Thủy khắc sao Hỏa

Sao Hỏa khắc sao Kim

Sao Mộc khắc sao Thổ

Sao Thổ khắc sao Thủy

Sao Kim khắc sao Mộc. 

Mối quan hệ khắc chế cũng phải lý giải thêm. Vấn đề này sẽ được nói rõ ở phần xem sao dự báo. 

II. CÁCH TÍNH GIỜ SINH

Giờ sinh là yếu tố quan trọng bậc nhất. Giờ sinh quyết định sự khác nhau về số mệnh giữa người này với người kia, dù họ có cùng ngày sinh, tháng sinh và năm sinh. Số phận mỗi người còn lệ thuộc thời khí, tức tiết khí lúc đó. 

Ngay trong giờ sinh, người ta còn tính thời khắc sơ, trung, hậu, tức là đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ. Người sinh vào đầu giờ Mùi khác chút ít người sinh giữa giờ Mùi và cuối giờ Mùi. Ta thấy, người sinh vào giữa

giờ Mùi thì mang bản chất hoàn toàn của Mùi; còn người sinh vào đầu giờ Mùi sẽ có dao động giữa giờ Ngọ và giờ Mùi và người sinh vào cuối giờ Mùi sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng của giờ Thân. Cách lý giải này cũng dùng cho trường hợp các giờ khác…

Khi con người tượng hình (sự kết hợp giữa tinh trùng và noãn bào), sự phân chia các tế bào được diễn ra. Quá trình phân chia này bắt đầu chịu sự tác động của các vì sao, áp suất, bức xạ (thiên khí cát hung) và những tác động vô hình, siêu nhiên khác, cộng với sự ảnh hưởng tâm sinh lý, điều kiện, vật chất của người mẹ. Tất cả góp phần hình thành Mệnh, Lực của đứa con. Con người sẽ được sinh ra ở thời khắc phù hợp với thời khắc ban đầu khi con người tượng hình trong tử cung của người mẹ. Vì vậy thuật toán sao lấy giờ sinh để tính. Các sao là dữ kiện cần và đủ để ta giải “phương trình” tìm đáp số. Phương trình ở thuật toán sao nằm ở các cung sao. Đáp số là kết quả liên kết giữa các đáp số riêng lẻ

để có một dự báo về mỗi người. 

Từ thực tế đó, việc tính giờ sinh phải kết hợp với từng khu vực và quy định của từng khu vực địa lý mà người đó sinh sống. 

Giờ trong thuật toán sao được tính theo 12 Địa chi, tuần tự từ giờ Tý đến Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Một ngày đêm gồm 24 tiếng, 1 giờ Địa chi bằng 2 tiếng đồng hồ quốc tế. Đầu giờ

một ngày là giờ Tý, tức là từ 23 giờ đến 1 giờ sáng. Từ 1 giờ đến 3 giờ là giờ Sửu, từ 3 giờ đến 5 giờ là giờ Dần… (nói chung). 

Suy ra, 24 giờ là giữa giờ Tý và 2 giờ sáng là giữa giờ Sửu, v.v…

Cần lưu ý, trước ngày 1/1/1943 người ta tính 12 giờ là đúng Ngọ, tức giờ Ngọ bắt đầu từ 11 giờ đến 1 giờ chiều nhưng sau ngày 1/1/1943 lại thay đổi giờ Ngọ bắt đầu từ 12 giờ đến 14 giờ. Ngày 3/3/1945 người ta lại quy định giờ Ngọ bắt đầu từ 11 giờ đến 13 giờ. 

Đến 2/9/1945 lại lấy 12 giờ là đúng Ngọ. 

Như vậy, khi lập bảng sao với những người sinh từ sau 1/1/1943 đến trước ngày 2/9/1945 phải hết sức chú ý khi tính giờ sinh. 

Những người sinh từ 2/9/1945 trở đi, ta tính giờ như sau: 11 giờ - 12 giờ - 13 giờ 

13 giờ - 14 giờ - 15 giờ

15 giờ - 16 giờ - 17 giờ 

17 giờ - 18 giờ - 19 giờ 

19 giờ - 20 giờ - 21 giờ 

21 giờ - 22 giờ - 23 giờ 

23 giờ - 0 giờ - 1 giờ 

1 giờ - 2 giờ - 3 giờ 

3 giờ - 4 giờ - 5 giờ 

5 giờ - 6 giờ - 7 giờ 

7 giờ - 8 giờ - 9 giờ 

9 giờ - 10 giờ - 11 giờ

giờ Ngọ 

giờ Mùi 

giờ Thân

giờ Dậu

giờ Tuất

giờ Hợi 

giờ Tý

giờ Sửu 

giờ Dần 

giờ Mão 

giờ Thìn 

giờ Tị

* Cách tính thuận nghịch vòng chuyển dịch Tính thuận, nghịch ở đây là tính theo chiều chuyển động của kim đồng hồ. 

- Thuận: Là tính theo chiều chuyển động của kim đồng hồ. Nghĩa là đi từ 1 giờ đến 2 giờ…

- Nghịch: Là tính ngược chiều chuyển động của kim đồng hồ. Nghĩa là tính từ 2 giờ đến 1 giờ…

III. CÁCH TÍNH NGÀY SINH TRONG

THÁNG NHUẬN

Thuật toán sao dùng lịch âm, mà Âm lịch có tháng nhuận, nghĩa là có hai tháng cùng tên liền như: Nhuận hai tháng 7 hay nhuận hai tháng 3, v.v… Vậy những ai sinh vào tháng nhuận thì khi lập bảng sao ta lấy

tháng như thế nào? 

* Cách tính khi sinh trong tháng nhuận

- Những ai sinh từ ngày 1 đến ngày 14 (tháng thiếu) hoặc ngày 15

(tháng đủ) thì tính tháng sinh là tháng chính trước. 

Ví dụ: Sinh từ ngày 1 đến ngày 14 hoặc 15 tháng 7 nhuận thì ta tính người đó sinh vào tháng 7. 

- Những ai sinh từ ngày 15 (tháng thiếu) hoặc ngày 16 (tháng đủ) đến hết tháng thì tính tháng sinh của người đó vào tháng kế sau. 

Ví dụ: Ai sinh từ ngày 15 hoặc 16 đến hết tháng 7 nhuận thì tính vào tháng 8. 

Cách tính trên sẽ dẫn đến hiện tượng người sinh vào ngày 1 tháng 7

chính và người sinh vào ngày 1 tháng 7 nhuận sẽ được tính trùng ngày, v.v… Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng nhiều vì sự khác biệt chủ

yếu do giờ sinh quy định. Trong thực tế, người sinh cùng giờ, cùng ngày, cùng tháng, cùng năm vẫn có, nhưng hiện tượng trùng bảng lập là tương đối hiếm gặp. Họ có thể có cùng bảng lập, nhưng sẽ có cuộc sống Mệnh Lực khác nhau. Dự báo còn phải căn cứ vào hoàn cảnh, thiên, địa, v.v… (thiên thời, địa lợi, quan hệ giữa con người với xã hội…). 

Cứ ba năm lại có một năm có tháng nhuận. Chúng tôi sẽ bàn thêm ý này ở phần dự báo. 

IV. TÍNH GIỜ TRONG TỪNG THÁNG

CỦA NĂM THEO ĐỊA CHI

Vì Trái đất quanh xung quanh mặt trời, mà Mặt trời trong Thái dương hệ nên nó cũng chuyển động trên đường Hoàng Đạo tạo nên sự

sai lệch ít nhiều, gọi là “tiến động”. 

Do “tiến động”, Âm lịch tính 12 giờ cung, đó là chia 12 cung giờ trên quỹ đạo Trái đất ứng với vòng tự quay của Trái đất. Giờ lệch nhau ít nhiều theo tháng giữa cung giờ và giờ dương. Cụ thể: THÁNG GIÊNG VÀ THÁNG 9

Ban ngày

Ban đêm

4 giờ 20’ - 6 giờ 19’: Dần

16 giờ 20’ - 18 giờ 19’: Thân

6 giờ 20’ - 8 giờ 19’: Mão 18 giờ 20’ - 20 giờ 19’: Dậu

8 giờ 20’ - 10 giờ 19’: Thìn

20 giờ 20’ - 22 giờ 19’: Tuất

10 giờ 20’ - 12 giờ 19’: Tỵ

22 giờ 20’ - 0 giờ 19’: Hợi

12 giờ 20’ - 14 giờ 19’: Ngọ

0 giờ 20’ - 2 giờ 19’: Tý

14 giờ 20’ - 16 giờ 19’: Mùi

2 giờ 20’ - 4 giờ 19’: Sửu

THÁNG 2, THÁNG 8, THÁNG 10 VÀ THÁNG 12

Ban ngày

Ban đêm

4 giờ - 5 giờ 59’: Dần

16 giờ - 17 giờ 59’: Thân

6 giờ - 7 giờ 59’: Mão

18 giờ - 19 giờ 59’: Dậu

8 giờ - 9 giờ 59’: Thìn

20 giờ - 21 giờ 59’: Tuất

10 giờ - 11 giờ 59’: Tỵ

22 giờ - 23 giờ 59’: Hợi

12 giờ - 13 giờ 59’: Ngọ

0 giờ - 1 giờ 59’: Tý

14 giờ - 15 giờ 59’: Mùi

2 giờ - 3 giờ 59’: Sửu

THÁNG 3 VÀ THÁNG 7

Ban ngày

Ban đêm

4 giờ 30’ - 6 giờ 30’: Dần

16 giờ 30’ - 18 giờ 30’: Thân

6 giờ 30’ - 8 giờ 30’: Mão

18 giờ 30’ - 20 giờ 30’: Dậu

8 giờ 30’ - 10 giờ 30’: Thìn

20 giờ 30’ - 22 giờ 30’: Tuất

10 giờ 30’ - 12 giờ 30’: Tỵ

22 giờ 30’ - 0 giờ 30’: Hợi

12 giờ 30’ - 14 giờ 30’: Ngọ

0 giờ 30’ - 2 giờ 30’: Tý

14 giờ 30’ - 16 giờ 30’: Mùi

2 giờ 30’ - 4 giờ 30’: Sửu

THÁNG 4 VÀ THÁNG 6

Ban ngày

Ban đêm

4 giờ 40’ - 6 giờ 39’: Dần

16 giờ 40’ - 18 giờ 39’: Thân

6 giờ 40’ - 8 giờ 39’: Mão

18 giờ 40’ - 20 giờ 39’: Dậu

8 giờ 40’ - 10 giờ 39’: Thìn

20 giờ 40’ - 22 giờ 39’: Tuất

10 giờ 40’ - 12 giờ 39’: Tỵ

22 giờ 40’ - 0 giờ 39’: Hợi

12 giờ 40’ - 14 giờ 39’: Ngọ

0 giờ 40’ - 2 giờ 39’: Tý

14 giờ 40’ - 16 giờ 39’: Mùi

2 giờ 40’ - 4 giờ 39’: Sửu

THÁNG 5

Ban ngày

Ban đêm

5 giờ 20’ - 7 giờ 19’: Dần

17 giờ 20’ - 19 giờ 19’: Thân

7 giờ 20’ - 9 giờ 19’: Mão

19 giờ 20’ - 21 giờ 19’: Dậu

9 giờ 20’ - 11 giờ 19’: Thìn

21 giờ 20’ - 23 giờ 19’: Tuất

11 giờ 20’ - 13 giờ 19’: Tỵ

23 giờ 20’ - 1 giờ 19’: Hợi

13 giờ 20’ - 15 giờ 19’: Ngọ

1 giờ 20’ - 3 giờ 19’: Tý

15 giờ 20’ - 17 giờ 19’: Mùi

3 giờ 20’ - 5 giờ 19’: Sửu

THÁNG 11

Ban ngày

Ban đêm

3 giờ 40’ - 5 giờ 39’: Dần

15 giờ 40’ - 17 giờ 39’: Thân

5 giờ 40’ - 7 giờ 39’: Mão

17 giờ 40’ - 19 giờ 39’: Dậu

7 giờ 40’ - 9 giờ 39’: Thìn

19 giờ 40’ - 21 giờ 39’: Tuất

9 giờ 40’ - 11 giờ 39’: Tỵ

21 giờ 40’ - 23 giờ 39’: Hợi

11 giờ 40’ - 13 giờ 39’: Ngọ

23 giờ 40’ - 1 giờ 39’: Tý

13 giờ 40’ - 15 giờ 39’: Mùi

1 giờ 40’ - 3 giờ 39’: Sửu

V. VỀ QUY ĐỊNH ÂM - DƯƠNG ĐỐI

VỚI NAM - NỮ

Căn cứ vào năm sinh của mỗi người, ta biết được người đó thuộc Dương nam, Dương nữ hay Âm nam, Âm nữ. 

1. Dương nam và Dương nữ

Đàn ông sinh vào năm có Can - Chi thuộc dương là Dương nam. 

Đàn bà sinh vào năm có Can - Chi thuộc dương thì là Dương nữ. 

2. Âm nam - Âm nữ

Đàn ông sinh vào năm Can - Chi âm là Âm nam. 

Đàn bà sinh vào năm Can - Chi âm là Âm nữ. 

3. Ví dụ

Đàn ông có năm sinh Bính Dần là thuộc Dương nam, vì Thiên can Bính thuộc dương và Địa chi Dần cũng thuộc dương (nguyên tắc kết hợp). 

Đàn ông sinh năm Ất Dậu là Âm nam, vì Thiên can Ất thuộc âm và

Địa chi Dậu thuộc Âm. 

Tương tự, đàn bà sinh năm Ất Mão là Âm nữ, sinh năm Mậu Ngọ là Dương nữ. 

4. Chiều tính trong bảng sao

Đàn ông thuộc Dương thì tính thuận, thuộc Âm thì tính ngược. 

Đàn bà thuộc Âm thì tính thuận, thuộc Dương thì tính ngược. 

Khi lập bảng sao nên lưu ý Âm, Dương nam và Âm, Dương nữ vì phần này sẽ quyết định đến cách tính thuận hay ngược chiều quay của kim đồng hồ khi an sao vào bảng sao. 

CHƯƠNG II

CÁCH LẬP BẢNG SAO

Để lập bảng sao ta phải biết chính xác:

- Giờ sinh tính vào giờ Địa Chi. 

- Ngày sinh tính vào ngày Âm lịch. Nếu không rõ ngày Âm lịch ta có thể dùng lịch vạn niên để tra cứu. 

- Tháng sinh cũng là tháng Âm lịch. Nếu không rõ cũng dùng lịch vạn niên để tra cứu. 

I. CÁCH BIỂU ĐẠT BẢNG SAO

Các bước gồm:

- Bước 1: Vẽ một Thiên bàn 12 ô quanh. Ở giữa Thiên bàn ta ghi giờ, ngày, tháng, năm sinh của người đó. 

- Bước 2: Xem người đó là Âm nam (nữ) hay Dương nam (nữ). 

- Bước 3: Xem người đó thuộc Cục gì, mệnh gì. Các tư liệu này được ghi cụ thể ở giữa Thiên bàn. 

1. Bảng tính sẵn Mệnh và Thân

 

 

2. Các bước thực hiện

 

BẢNG THIÊN ĐỊA BÀN

2.1. Bước 1: An Mệnh

- Khởi đầu từ tháng giêng ở cung Dần của Thiên bàn, tính thuận theo chiều kim đồng hồ, tháng sinh rơi vào một ô nào đó ở Thiên bàn, từ ô đó tính giờ theo chiều ngược kim đồng hồ, bắt đầu từ giờ Tý, giờ sinh rơi vào ô nào ta an Mệnh ở ô đó. 

An Mệnh xong thì ghi tiếp theo chiều thuận (kim đồng hồ) mỗi cung một ô, lần lượt là: Phụ mẫu, Phúc đức, Điền trạch, Quan lộc, Nô bộc, Thiên di, Tật ách, Tài bạch, Tử tức, Phu thê, Huynh đệ. 

2.2. Bước 2: An Thân

Khởi đầu từ cung Dần ở Thiên bàn. Tính tháng thuận chiều kim đồng hồ, bắt đầu tháng giêng đến tháng sinh. Từ cung đó tính tiếp, bắt đầu giờ Tý, tính thuận chiều kim đồng hồ đến giờ sinh rơi vào cung nào thì ta an Thân ở cung đó. 

2.3. Diễn giải

Khởi ở ô Dần là tháng giêng bởi vì ô Dần là ô thuộc Hành Mộc mà tháng giêng bắt đầu mùa Xuân, mùa của Mộc. Tháng hai là tháng Vượng Mộc phải rơi vào ô Mão. 

Trong Ngũ Hành: Mùa Xuân là mùa của Mộc. Mùa Hạ là mùa của Hỏa. Mùa Thu là mùa của Kim. Mùa Đông là mùa của Thủy. 

2.4. An Thân đơn giản

Ai sinh giờ Tý và giờ Ngọ thì Mệnh và Thân ở cùng một cung. 

Ai sinh các giờ Sửu, Mùi thì an Thân ở cung Phúc đức. 

Ai sinh giờ Mão, Dậu thì Thân ở cung Đi xa. 

Ai sinh giờ Thìn, Tuất thì Thân ở cung Tài. 

Ai sinh giờ Dần, Thân thì Thân ở cung Quan. 

Ai sinh giờ Tị, Hợi thì Thân ở cung Vợ (chồng). 

(Xem bảng mệnh, thân tính sẵn ở trang 88 và 89). 

2.5. Sau khi an Mệnh và Thân ta cần phải lập Cục. 

2.5.1. Cục quan hệ đến đại hạn của mỗi người. Ta dựa vào hàng Can để tính Cục:

Có sáu Cục là:

Thủy nhị Cục

2

Mộc tam Cục

3

Kim tứ Cục

4

Thổ ngũ Cục

5

Hỏa lục Cục

6

Luôn nhớ: Thủy: 2, Mộc: 3, Kim: 4, Thổ: 5, Hỏa: 6 để lập bảng sao nhanh. 

2.5.2. Bảng Cục tính sẵn:

* Người tuổi Giáp và Kỷ mà Mệnh đóng ở: Ô Tý hoặc ô Sửu thì có Thủy Cục hai. 

Người tuổi trên nhưng cung mệnh ở:

Ô Thìn hay Tị có Mộc Cục ba. 

Ô Dần hay Mão có Hỏa cục sáu. 

Ô Ngọ hay Mùi có Thổ Cục năm. 

Ô Thân hay Dậu có Kim Cục bốn. 

Ô Tuất hay Hợi có Hỏa Cục sáu. 

* Người tuổi Ất và Canh mà Mệnh đóng ở: Ô Tý hay Sửu có Hỏa Cục sáu. 

Ô Thìn hay Tị có Kim Cục bốn. 

Ô Mão hay Dần có Thổ Cục năm. 

Ô Ngọ hay Mùi có Mộc Cục ba. 

Ô Thân hay Dậu có Thủy Cục hai. 

Ô Tuất hay Hợi có Thổ Cục năm. 

* Người tuổi Bính và Tân mà Mệnh đóng ở: Ô Tý hay Sửu có Thổ Cục năm. 

Ô Dần hay Mão có Mộc Cục ba. 

Ô Thìn hay Tị có Thủy Cục hai. 

Ô Ngọ hay Mùi có Kim Cục bốn. 

Ô Thân hay Dậu có Hỏa Cục sáu. 

Ô Tuất hay Hợi có Mộc Cục ba. 

* Người tuổi Đinh và Nhâm mà Mệnh đóng ở: Ô Tý hay Sửu có Mộc Cục ba. 

Ô Dần hay Mão có Kim Cục bốn. 

Ô Thìn hay Tị có Hỏa Cục sáu. 

Ô Ngọ hay Mùi có Thủy Cục hai. 

Ô Thân hay Dậu có Thổ Cục năm. 

Ô Tuất hay Hợi có Kim Cục bốn. 

* Người tuổi Mậu và Quý mà Mệnh đóng ở: Ô Tý hay Sửu có Kim Cục bốn. 

Ô Dần hay Mão có Thủy Cục hai. 

Ô Thìn hay Tị có Thổ Cục năm. 

 

Ô Ngọ hay Mùi có Hỏa Cục sáu. 

Ô Thân hay Dậu có Mộc Cục ba. 

Ô Tuất hay Hợi có Thủy Cục hai. 

3. Ví dụ

Nam tuổi Bính Dần sinh giờ Mùi, ngày 8/4 Âm. 

4. Ý nghĩa các cung

Cung Mệnh chỉ về bản thân. 

Cung Phụ mẫu chỉ họa phúc của bố mẹ. 

Cung Phúc đức chỉ về mồ mả phúc hậu. 

Cung Điền trạch chỉ về nhà cửa, ruộng đất. 

Cung Quan lộc chỉ quyền chức, đỗ đạt, danh vọng. 

Cung Nô bộc chỉ bạn bè, người giúp việc. 

Cung Thiên di chỉ việc đi ra ngoài quê quán của mình (lợi hại, họa phúc ra sao). 

Cung Tật ách chỉ khả năng hóa giải cát hung. 

Cung Tài bạch chỉ về lộc, của cải của bản thân. 

Cung Tử tức chỉ về số lượng, năng lực, tính cách, họa phúc của con. 

Cung Phu thê chỉ bản tính, hình thể, tài đức của vợ (chồng), tác động của vợ (chồng) đến bản thân. 

Cung huynh đệ chỉ về số lượng, khả năng của anh em. 

 

 

II. AN CÁC SAO VÀO CÁC CUNG

1. An sao Tử vi

Sau đây là cách an sao Tử vi đơn giản dựa vào mỗi Cục (đã nói ở

phần trên) và dựa vào ngày sinh ở mỗi ô. Ngày sinh ở ô nào thì an sao Tử vi vào ô đó. 

Xem các bảng cục sau đây:

* Quy luật: Mồng một khởi cung Sửu thuận hai trùng 3 và thuận 1. 

* Quy luật: Mồng một khởi cung Thìn nghịch 4 thuận 2, thuận 4

nghịch 4 rồi lặp lại chu kỳ thuận 2. 

 

 

 

* Quy luật: Khởi mồng một cung Hợi tiếp thuận 6 nghịch 4, thuận 2 nghịch 3 lặp lại chu kỳ thuận 6. 

* Quy luật: Khởi mồng một ở cung Ngọ, thuận 6 tiếp thuận 6

nghịch 4 tiếp thuận 2 là ngày 5 lặp lại chu kỳ thuận 6 (ba lần). 

- Ai có ngày sinh ở ô nào thì an sao Tử vi vào ô đó. 

* Quy luật: Khởi mồng một ở cung Dậu nghịch 4 thuận 6 tiếp thuận 6 nghịch 4, thì 2 tiếp thuận 9, lặp lại chu kỳ nghịch 4. 

2. An vòng sao Tử vi

Vòng sao Tử vi có 6 sao, là chính tinh, được an cung như sau:

 

Từ sao Tử vi tính ngược chiều kim đồng hồ ta an lần lượt mỗi ô một sao tiếp theo là Thiên Cơ, bỏ cách một ô đến Thái Dương, tiếp Vũ Khúc, Thiên Đồng rồi cách hai ô, điền Liêm Trinh ở ô thứ 3. 

Ví dụ: Tử vi ở ô Mão thì Thiên Cơ ở ô Dần, bỏ ô Sửu rồi an sao Thái Dương ở Tý, tiếp Vũ Khúc ở Hợi cho hết 6 sao thuộc vòng Tử vi. 

3. An sao Thiên Phủ

Nếu Tử vi ở hai ô Dần hay Thân thì Thiên Phủ ở cùng với ô có Tử vi. 

Còn ở các ô khác thì Tử vi và Thiên Phủ cách chéo nhau theo bảng sau:

4. An vòng sao Thiên Phủ

Vòng sao Thiên Phủ tính thuận theo chiều kim đồng hồ lần lượt như

sau:

Thiên Phủ thuận đến Thái Âm tiếp Tham Lang, Cự Môn, Thiên Tướng, Thiên Lương, rồi bỏ cách ba ô an sao Phá Quân ở ô thứ 4. Như

vậy ta an hết 8 sao của vòng Thiên Phủ vào các ô địa bàn. 

Ví dụ: Sao Thiên Phủ ở ô Tý thì an tiếp sao Thái Âm ở Sửu, Tham Lang ở Dần, cứ thế hết 8 sao. 

5. Vòng Tràng Sinh có 12 sao

5.1. An sao Tràng Sinh theo Cục

Ai thuộc Cục Hỏa thì Tràng Sinh ở Dần. 

Thuộc Cục Thủy hay Thổ thì Tràng Sinh ở Thân. 

Thuộc Cục Kim thì Tràng Sinh ở Tị. 

Thuộc Cục Mộc thì Tràng Sinh ở Hợi. 

Nghĩa là Tràng Sinh bao giờ cũng ở Tứ Sinh là Dần, Thân, Tị, Hợi. 

5.2. An các sao thuộc vòng Tràng Sinh

Dương Nam và Âm Nữ tính thuận. 

Âm Nam và Dương Nữ tính ngược. 

An sao thuộc vòng Tràng Sinh như sau:

Tràng Sinh tiếp Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng. 

6. An sao Lộc Tồn

Sao Lộc Tồn an theo hàng Can như sau:

- Tuổi Giáp sao Lộc Tồn ở ô Dần. 

- Tuổi Ất sao Lộc Tồn ở ô Mão. 

- Tuổi Bính và Mậu sao Lộc Tồn ở ô Tị. 

- Tuổi Đinh và Kỷ sao Lộc Tồn ở ô Ngọ. 

- Tuổi Canh sao Lộc Tồn ở ô Thân. 

- Tuổi Tân sao Lộc Tồn ở ô Dậu. 

- Tuổi Nhâm sao Lộc Tồn ở ô Hợi. 

- Tuổi Quý sao Lộc Tồn ở ô Tý. 

* Lưu ý: Sao Lộc Tồn không ở Tứ mộ: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. 

7. An sao Kình Dương và Đà La

Từ sao Lộc Tồn tính thuận là Kình Dương, tính ngược là Đà La. 

Ví dụ: Sao Lộc Tồn ở ô Ngọ thì sao Kình Dương ở ô Mùi và sao Đà La ở ô Tị. 

Trong bảng sao gọi là hai cung giáp. Tức cung trước và cung sau của

cung chặn giữa. 

Như ở trên, hai ô có Kình Dương và Đà La là hai cung giáp của ô có Lộc Tồn - cung bị chặn giữa. 

8. An vòng sao Lộc Tồn có 13 sao như sau: Dương Nam và Âm Nữ tính thuận. 

Âm Nam và Dương Nữ tính ngược. 

Lộc Tồn ở đâu thì Bác Sỹ ở cùng, tiếp theo là Lực Sỹ, Thanh Long, Tiểu Hao, Tướng Quân, Tấu Thư, Phi Liêm, Hỷ Thần, Bệnh Phù, Đại Hao, Phục Binh, Quan Phù, mỗi sao một ô. 

9. An sao Quốc Ấn và Đường Phù

- Từ Lộc Tồn thuận đến ô thứ 9 an sao Quốc Ấn. 

- Từ Lộc Tồn ngược đến ô thứ 8 an sao Đường Phù. 

10. An sao Thái Tuế

Tuổi gì thì an sao Thái Tuế vào ô đó. 

Ví dụ: Tuổi Ngọ an sao Thái Tuế ở ô Ngọ. 

11. Sao Thiên Không

Tính theo chiều thuận sau sao Thái Tuế là sao Thiên Không (giáp sau). 

12. An vòng sao Thái Tuế

Không kể Dương nam, Âm nữ hay Âm nam, Dương nữ, cứ tính

thuận mỗi sao một ô theo thứ tự, liên tiếp cho đến hết: Thái Tuế, Thiếu Dương, Tang Môn, Thiếu Âm, Quan Phủ, Tử Phù, Tuế Phá, Long Đức, Bạch Hổ, Phúc Đức, Điếu Khách, Trực Phù. 

13. An sao Văn Khúc và Văn Xương

Hai sao này tính theo giờ sinh bắt đầu giờ Tý ở hai ô Thìn và ô Tuất

thuận đến giờ sinh thì an sao vào ô đó. 

Cụ thể: Khởi từ ô Thìn giờ Tý thuận đến giờ sinh rơi vào ô nào thì an sao Văn Khúc vào ô đó. 

Khởi từ ô Tuất giờ Tý ngược đến giờ sinh rơi vào ô nào thì an sao Văn Xương vào đó. 

* Ghi chú:

Ai sinh giờ Dậu thì Văn Khúc và Văn Xương cùng ở ô Sửu. 

Ví dụ: Ai sinh giờ Dần thì Văn Khúc ở ô Ngọ và Văn Xương ở ô Thân. 

14. An sao Ân Quang và Thiên Quý

Từ sao Văn Xương tính thuận đến ngày sinh rơi vào ô nào thì lùi lại một ô rồi an sao Ân Quang ở đó. Từ sao Văn Khúc tính ngược đến ngày sinh rơi vào ô nào thì lùi lại một ô rồi an sao Thiên Quý vào ô đó. 

Ví dụ:

Văn Xương ở Ngọ 

Văn Khúc ở Thân

Sinh vào ngày mồng 3 thì Ân Quang và Thiên Quý đóng ở Mùi. 

15. Thái Phụ và Phong Cáo

Từ Văn Khúc tính thuận 2 cung là Thái Phụ, tính ngược 2 cung là Phong Cáo. 

Ví dụ:

Văn Khúc ở Thân thuận 2 cung rơi vào Dậu nên Thái Phụ ở ô Dậu. 

Tính ngược 2 cung là Mùi nên Phong Cáo ở ô Mùi. 

16. An sao Tả Phù và Hữu Bật

Tính theo tháng sinh, khởi đầu ở hai ô Thìn, Tuất:

- Tháng giêng ở ô Thìn tính thuận đến tháng sinh rơi vào ô nào thì an sao Tả Phù vào ô đó. 

- Tháng giêng ở ô Tuất tính ngược đến tháng sinh rơi vào ô nào thì an sao Hữu Bật vào ô đó. 

17. An sao Tam Thai và Bát Tọa

- Từ sao Tả Phù tính thuận đến ngày sinh rơi vào ô nào thì an sao Tam Thai. 

Ví dụ: Tính ngày một tại ô có sao Tả Phù, tính thuận đến ngày sinh rơi vào ô nào thì an sao Tam Thai ở ô đó. 

- Từ sao Hữu Bật ngày một tính ngược đến ngày sinh rơi vào ô nào thì ta an sao Bát Tọa vào ô đó. 

18. An sao Long Trì và Phượng Các

Năm Tý tính từ ô Thìn theo chiều kim đồng hồ đến năm sinh là sao Long Trì. 

Năm Tý là ô Tuất tính ngược chiều kim đồng hồ đến năm sinh là sao Phượng Các. 

* Nhận xét: Ô Thìn và ô Tuất khởi tính cho 3 bộ sao theo:

- Văn Khúc và Văn Xương tính theo giờ sinh. 

- Tả Phù và Hữu Bật tính theo ngày sinh. 

- Long Trì và Phượng Các tính theo năm sinh. 

19. An Tứ Hóa

Theo thứ tự: Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, Hóa Kỵ. 

Căn cứ vào tuổi và lần lượt theo các sao sau:

- Tuổi Giáp: Liêm Trinh, Phá Quân, Vũ Khúc, Thái Dương. 

- Tuổi Ất: Thiên Cơ, Thiên Lương, Tử Vi và Thái Âm. 

- Tuổi Bính: Thiên Đồng, Thiên Cơ, Văn Xương và Liêm Trinh. 

- Tuổi Đinh: Thái Âm, Thiên Đồng, Thiên Cơ và Cự Môn. 

- Tuổi Mậu: Tham Lang, Thái Âm, Hữu Bật và Thiên Cơ. 

- Tuổi Kỷ: Vũ Khúc, Tham Lang, Thiên Lương, Vũ Khúc. 

- Tuổi Canh: Thái Dương, Vũ Khúc, Thiên Đồng và Thái Âm. 

- Tuổi Tân: Thiên Lương, Tử Vi, Thiên Phủ và Vũ Khúc. 

- Tuổi Nhâm: Cự Môn, Thái Dương, Văn Khúc và Văn Xương. 

- Tuổi Quý: Phá Quân, Cự Môn, Thái Âm, Tham Lang. 

* Giải thích: Nếu ai có can Giáp như trên ta sẽ có Hóa Lộc ở ô có sao Liêm Trinh. 

Hóa Quyền -> Phá Quân Hóa Khoa -> Vũ Khúc Hóa Kỵ ở ô có sao Thái Dương

Các tuổi Ất, Bính, v.v… cũng theo cách ấy mà suy ra. 

* Người ta gọi tắt tên các sao như sau:

Vi là Tử Vi, Cơ là Thiên Cơ. 

Lương là Thiên Lương, Nguyệt là Thái Âm. 

Đồng là Thiên Đồng, Xương là Văn Xương. 

Khúc là Văn Khúc, Liêm là Liêm Trinh. 

Cự là Cự Môn, Tham là Tham Lang. 

Phủ là Thiên Phủ, Âm là Thái Âm. 

Phá là Phá Quân, Dương (Nhật) là Thái Dương. 

20. An sao Thiên Khôi và Thiên Việt

Có câu: “Tọa Khôi hướng Việt”, tức là Thiên Khôi trước, Thiên Việt sau. 

Nhớ quy tắc sau:

Tuổi Giáp, Mậu: “Ngưu dương địa” (ô Sửu và Mùi). Nghĩa là ai tuổi Giáp và Mậu thì sẽ an sao Thiên Khôi ở ô Sửu và Thiên Việt ở ô Mùi. 

Tương tự:

- Tuổi Ất, Kỷ: “Thử hầu hương” (ô Tý và ô Thân). 

- Tuổi Canh, Tân: “Dầm mã hổ” (ô Ngọ và ô Dần). 

- Tuổi Bính, Đinh: “Chư kê vị” (ô Hợi và ô Dậu). 

- Tuổi Nhâm, Quý: “Mão xà tàng” (ô Mão và ô Tị). 

 Ví dụ:

Hai tuổi Bính, Đinh thì Thiên Khôi ở ô Hợi (Chư) và Thiên Việt ở ô Dậu (Kê). Cứ thế mà an sao…

21. An sao Lưu Niên Văn Tinh

Sao này không bao giờ ở tứ mộ là Thìn, Tuất, Sửu và Mùi. 

Ta an sao này theo:

- Tuổi Giáp thì Lưu Niên Văn Tinh ở ô Tị. 

- Tuổi Ất thì Lưu Niên Văn Tinh ở ô Ngọ. 

- Tuổi Bính, Mậu thì Lưu Niên Văn Tinh ở ô Thân. 

- Tuổi Đinh và Kỷ thì Lưu Niên Văn Tinh ở ô Dần. 

- Tuổi Canh thì Lưu Niên Văn Tinh ở ô Hợi. 

- Tuổi Nhâm thì Lưu Niên Văn Tinh ở ô Dậu. 

- Tuổi Quý, Tân thì Lưu Niên Văn Tinh ở ô Mão. 

22. An sao Giải Thần

Sao Phượng Các ở ô nào thì sao Giải Thần ở ô đó - Phượng Các, Giải Thần đồng cung. 

23. An hai sao Thiên Đức và Nguyệt Đức

- Khởi năm Tý ở ô Dậu tính thuận đến năm sinh rơi vào ô nào thì an sao Thiên Đức vào đó. 

- Khởi năm Tý ở ô Tị tính thuận đến năm sinh rơi vào ô nào thì an sao Nguyệt Đức vào đó. 

24. An sao Thiên Phúc, Quý Nhân

- Tuổi Giáp an sao Thiên Phúc Quý Nhân ở ô Dậu. 

- Tuổi Ất an sao Thiên Phúc Quý Nhân ở ô Thân. 

- Tuổi Bính an sao Thiên Phúc Quý Nhân ở ô Tý. 

- Tuổi Đinh an sao Thiên Phúc Quý Nhân ở ô Hợi. 

- Tuổi Mậu an sao Thiên Phúc Quý Nhân ở ô Mão. 

- Tuổi Kỷ an sao Thiên Phúc Quý Nhân ở ô Dần. 

- Tuổi Canh, Nhâm an sao Thiên Phúc Quý Nhân ở ô Ngọ. 

- Tuổi Quý, Tân an sao Thiên Phúc Quý Nhân ở ô Tị. 

* Nhận xét: Sao Thiên Phúc Quý Nhân cũng không bao giờ ở Tứ

Mộ (ở các ô Thổ): Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. 

25. An sao Thiên Quan Quý Nhân

- Tuổi Giáp an sao Thiên Quan Quý Nhân ở ô Mùi. 

- Tuổi Ất an sao Thiên Quan Quý Nhân ở ô Thìn. 

- Tuổi Bính an sao Thiên Quan Quý Nhân ở ô Tị. 

- Tuổi Đinh an sao Thiên Quan Quý Nhân ở ô Dần. 

- Tuổi Mậu an sao Thiên Quan Quý Nhân ở ô Mão. 

- Tuổi Kỷ an sao Thiên Quan Quý Nhân ở ô Dậu. 

- Tuổi Canh an sao Thiên Quan Quý Nhân ở ô Hợi. 

- Tuổi Tân an sao Thiên Quan Quý Nhân ở ô Dậu. 

- Tuổi Nhâm an sao Thiên Quan Quý Nhân ở ô Tuất. 

- Tuổi Quý an sao Thiên Quan Quý Nhân ở ô Ngọ. 

26. An sao Thiên Hư và Thiên Khốc

- Khởi năm Tý ở ô Ngọ tính thuận đến năm sinh rơi vào ô nào thì an sao Thiên Hư vào đó. 

- Khởi năm Tý ở ô Ngọ tính ngược kim đồng hồ đến năm sinh rơi vào ô nào thì an sao Thiên Khốc vào ô đó. 

27. An sao Thiên Tài và Thiên Thọ

- Khởi năm Tý ở cung “Mệnh” đến năm sinh theo chiều thuận kim đồng hồ ta an sao Thiên Tài vào ô đó. 

- Khởi năm Tý ở cung “Thân” thuận đến năm sinh rơi vào ô nào thì an sao Thiên Thọ vào ô đó. 

28. An sao Thiên Thương và Thiên Sứ

Sao Thiên Thương bao giờ cũng ở cung Nô bộc (Bạn bè). 

Sao Thiên Sứ bao giờ cũng ở cung Tật ách. 

29. An sao Thiên Giải, Thiên Hình, Thiên Riêu -

Thiên Y

- Khởi tháng giêng ở ô Thân đến tháng sinh rơi vào ô nào thì an sao Thiên Giải ở ô đó. 

- Tháng giêng ở ô Dậu đến tháng sinh rơi vào ô nào thì an sao Thiên Hình ở ô đó. 

- Tháng giêng ở ô Sửu đến tháng sinh rơi vào ô nào thì an sao Thiên Riêu - Thiên Y ở ô đó. 

30. An sao Thiên Mã

Thiên Mã bao giờ cũng ở tứ sinh là Dần, Thân, Tị, Hợi:

- Tuổi Dần, Ngọ, Tuất thì Thiên Mã ở Thân, Dần. 

- Tuổi Thân, Tý, Thìn thì Thiên Mã ở Dần, Thân. 

- Tuổi Tý, Dậu, Sửu thì Thiên Mã ở Hợi, Tị. 

- Tuổi Hợi, Mão, Mùi thì Thiên Mã ở Tị, Hợi. 

Ví dụ:

Ai tuổi Hợi thì an sao Thiên Mã ở ô Tị. 

Ai tuổi Mão, Mùi thì an sao Thiên Mã ở ô Hợi. 

31. An sao Đào Hoa

Sao Đào Hoa bao giờ cũng ở tứ vượng: Tý, Ngọ, Mão, Dậu. 

- Tuổi Dần, Ngọ, Tuất thì Đào Hoa an ở ô Mão. 

- Tuổi Thân, Tý, Thìn thì Đào Hoa ở ô Dậu. 

- Tuổi Tị, Dậu, Sửu thì Đào Hoa ở ô Ngọ. 

Tuổi Hợi, Mão, Mùi thì Đào Hoa ở ô Tý. 

 

Tóm tắt:

32. An sao Hồng Loan và Thiên Hỷ

- Khởi năm Tý ở ô Mão tính ngược chiều kim đồng hồ đến năm sinh rơi vào ô nào thì an sao Hồng Loan ở ô đó. 

- Sao Thiên Hỷ bao giờ cũng ở chính chiếu với sao Hồng Loan. 

Ví dụ:

Sao Hồng Loan ở ô Mùi. 

Thì sao Thiên Hỷ ở ô Sửu. 

Và ngược lại. Cứ thế ta có:

Hồng Loan ở Ngọ - Thiên Hỷ ở Tý. 

Hồng Loan ở Tị - Thiên Hỷ ở Hợi. 

Hồng Loan ở Thìn - Thiên Hỷ ở Tuất. 

Hồng Loan ở Mão - Thiên Hỷ ở Dậu. 

Hồng Loan ở Dần - Thiên Hỷ ở Thân. 

Và ngược lại, nghĩa là Hồng Loan ở ô Tý thì an sao Thiên Hỷ ở ô Ngọ, v.v…

Đào Hoa Hợi, Mão, Mùi Tị, Dậu, Sửu Đào Hoa Thân, Tý, Thìn Đào Hoa Đào Hoa Dần, Ngọ, Tuất

33. An sao Hoa Cái và Kiếp Sát

Các tuổi Dần, Ngọ, Tuất thì Hoa Cái ở ô Tuất. 

Các tuổi Thân, Tý, Thìn thì Hoa Cái ở ô Thìn. 

Các tuổi Tị, Dậu, Sửu thì Hoa Cái ở ô Sửu. 

Các tuổi Hợi, Mão, Mùi thì Hoa Cái ở ô Mùi. 

Nghĩa là sao Hoa Cái bao giờ cũng ở tứ mộ: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. 

- Sao Hoa Cái tính thuận chiều kim đồng hồ, tiếp ô sau là sao Kiếp Sát. 

Ví dụ: Hoa Cái ở ô Ngọ thì Kiếp Sát ở ô Mùi. 

34. An sao Phá Toái

Sao Phá Toái bao giờ cũng ở 3 cung tam hợp: Tị - Dậu - Sửu và theo:

- Những tuổi tứ vượng: Tý - Ngọ - Mão - Dậu thì sao Phá Toái an tại ô Tị. 

- Những tuổi tứ sinh: Dần - Thân - Tị - Hợi thì sao Phá Toái an tại ô Dậu. 

Những tuổi tứ mộ: Thìn - Tuất - Sửu - Mùi thì sao Phá Toái an tại ô Sửu. 

35. An sao Đẩu Quân

Từ cung có sao Thái Tuế bắt đầu tháng giêng theo chiều ngược kim đồng hồ đến tháng sinh rơi vào ô nào thì an sao Đẩu Quân vào ô đó. 

36. An sao Cô Thần và Quả Tú

Sao Cô Thần bao giờ cũng ở tứ sinh Dần - Thân - Tị - Hợi và tính theo hướng Bắc - Nam, Đông - Tây. Cụ thể:

Những tuổi Hợi, Tý, Sửu (phương Bắc) thì sao Cô Thần ở ô Dần. 

Những tuổi Dần, Mão, Thìn (phương Đông) thì sao Cô Thần ở ô Tị. 

Những tuổi Tý, Ngọ, Mùi (phương Nam) thì sao Cô Thần ở ô Thân. 

Những tuổi Thân, Dậu, Tuất (phương Tây) thì sao Cô Thần ở ô Hợi. 

Sao Cô Thần ở đầu tam hợp thì sao Quả Tú ở cuối tam hợp. 

Ví dụ: Cô Thần ở Dần thì Quả Tú ở Tuất. 

Cô Thần ở Tị thì Quả Tú ở Sửu. 

Cô Thần ở Thân thì Quả Tú ở Thìn. 

Cô Thần ở Hợi thì Quả Tú ở Mùi. 

37. An sao Địa Kiếp và Địa Không

Khởi giờ Tý ở ô Hợi tính thuận đến giờ sinh rơi vào ô nào thì an sao Địa Kiếp ở ô đó. 

Khởi giờ Tý ở ô Hợi tính ngược đến giờ sinh rơi vào ô nào thì an sao Địa Không ở ô đó. 

38. An sao Hỏa Tinh và Linh Tinh

* Các tuổi Dần, Ngọ, Tuất

- Dương Nam, Âm Nữ tính giờ Tý ở ô Sửu, thuận đến giờ sinh là sao Hỏa Tinh; tính ngược ở Mão đến giờ sinh là sao Linh Tinh. 

- Âm Nam, Dương Nữ tính giờ Tý ở ô Dần đến giờ nghịch là sao Hỏa Tinh; tính giờ Tý ở Mão thuận đến giờ sinh là sao Linh Tinh. 

* Các tuổi Thân - Tý - Thìn

- Dương Nam, Âm Nữ tính thuận giờ Tý ở ô Dần đến giờ sinh rơi vào ô nào thì an sao Hỏa Tinh vào ô đó; tính ngược giờ Tý ở ô Tuất đến giờ

sinh rơi vào ô nào thì an sao Linh Tinh. 

- Âm Nam, Dương Nữ tính ngược giờ Tý ở ô Dần đến giờ sinh rơi vào ô nào thì an sao Hỏa Tinh; tính thuận giờ Tý ở ô Tuất đến giờ sinh rơi vào ô nào thì an sao Linh Tinh. 

* Các tuổi Tị - Dậu - Sửu

- Dương Nam, Âm Nữ tính thuận giờ Tý ở ô Mão đến giờ sinh rơi vào ô nào thì an sao Hỏa Tinh; tính ngược giờ Tý ở Tuất đến giờ sinh rơi vào ô nào thì an sao Linh Tinh. 

- Âm Nam, Dương Nữ tính ngược giờ Tý ở Mão đến giờ sinh rơi vào ô nào thì an sao Hỏa Tinh; tính thuận giờ Tý ở

Tuất đến giờ sinh rơi vào ô nào thì an sao Linh Tinh. 

 * Các tuổi Hợi - Mão - Mùi

- Dương Nam, Âm Nữ tính thuận giờ Tý ở Dậu đến giờ sinh rơi vào ô nào thì an sao Hỏa Tinh; tính ngược giờ Tý ở Tuất đến giờ sinh rơi vào ô nào thì an sao Linh Tinh. 

- Âm Nam, Dương Nữ tính ngược giờ Tý ở Dậu đến giờ sinh rơi vào ô nào thì an sao Hỏa Tinh; tính thuận giờ Tý ở Tuất đến giờ sinh rơi vào ô nào thì an sao Linh Tinh. 

39. An sao Tuần Không

Tuổi nào thì đọc Can từ ô đó thuận đến Quý rồi giữa hai ô tiếp theo an sao Tuần Không. 

Ví dụ: Tuổi Bính Thìn ta đọc từ Bính khởi ở ô Thìn tiếp đến Quý rơi vào ô Hợi. Vậy an sao Tuần Không vào giữa ô Tý và Sửu. 

40. An sao Triệt Không

- Tuổi Giáp và Kỷ thì Triệt Không ở giữa ô Thân và Dậu. 

- Tuổi Ất và Canh thì Triệt Không ở giữa 2 ô Mùi và Ngọ. 

- Tuổi Bính và Tân thì Triệt Không ở giữa 2 ô Tị và Thìn. 

- Tuổi Đinh và Nhâm thì Triệt Không ở giữa ô Mão và Dần. 

- Tuổi Mậu và Quý thì Triệt Không ở giữa ô Sửu và Tý. 

* Nhận xét

- Sao Triệt Không không bao giờ ở giữa hai ô Tuất và Hợi. 

- Sao Triệt đi ngược từ Dậu đến ô Tý, tính từ tuổi Giáp đến Quý. 

41. An sao Thiên La và Địa Võng

- Sao Thiên La bao giờ cũng ở ô Thìn. 

- Sao Địa Võng bao giờ cũng ở ô Tuất. 

III. CÁCH TÍNH CÁC VÒNG HẠN

1. Đại hạn

Đại hạn đi từ một năm đến mười năm gọi là một vòng đại hạn và bắt đầu theo Cục ở cung Mệnh. Cụ thể:

Hỏa Cục Sáu tính đại hạn từ 6 đến 15 tuổi khởi ở cung Mệnh. 

- Dương Nam, Âm Nữ: tính thuận từ cung Mệnh, tiếp cung Phụ

Mẫu, Điền trạch…

- Âm Nam, Dương Nữ: tính ngược từ cung Mệnh tiếp đến cung Huynh đệ, Phu thê…

Theo quy tắc này ta tiếp tục các Cục:

Thổ Cục Năm từ 5 tuổi đến 14 tuổi ở cung Mệnh. 

Kim Cục Bốn từ 4 tuổi đến 13 tuổi ở cung Mệnh. 

Mộc Cục Ba từ 3 tuổi đến 12 tuổi ở cung Mệnh. 

Thuỷ Cục Hai từ 2 tuổi đến 11 tuổi ở cung Mệnh. 

2. Tiểu hạn

Là hạn từng năm được ghi lần lượt ở Thiên bàn theo quy tắc:

* Nam:

Dương/Âm Nam đều tính thuận tuổi nào thì ghi bắt đầu từ tuổi ấy ở

các ô tuổi sau rồi ghi tiếp các năm sau đó đến hết tên các năm. 

- Tuổi Dần, Ngọ, Tuất ghi tuổi bắt đầu ở ô Thìn. 

- Tuổi Thân, Tý, Thìn ghi tuổi bắt đầu ở ô Tuất. 

- Tuổi Hợi, Mão, Mùi ghi tuổi bắt đầu ở ô Sửu. 

- Tuổi Tị, Dậu, Sửu ghi tuổi bắt đầu ở ô Mùi. 

* Nữ:

Theo cách trên, Âm/Dương Nữ đều tính ngược chiều kim đồng hồ. 

 

Ví dụ: Nữ sinh năm Tuất thì ghi năm Tuất ở Thìn trong Thiên bàn, ngược chiều kim đồng hồ ghi tiếp Hợi ở ngang ô Mão, v.v… Cụ thể: 3. Cách tính hạn tháng

Tính tháng giêng thuận mỗi tháng một ô bắt đầu ở cung hạn năm ta xem cung đó. 

Ví dụ: năm nay là năm Ngọ ở cung Nhà đất thì ta xem hạn ngay ở

cung Nhà đất, sang tháng hai ở cung Quan, tháng ba ở cung Bạn,… để

hiểu cát, hung, cứ thế hết 12 tháng hạn ở 12 cung. 

4. Cách tính hạn ngày

Tính ngày mồng một ở cung hạn tháng, ngược chiều kim đồng hồ

đến ngày cần xem, rơi vào cung nào thì xem cát hung (lành dữ) của ngày ở cung đó. 

5. Cách tính hạn giờ

Tính giờ Tý ở cung hạn ngày, thuận mỗi giờ ở cung đó. 

Ví dụ: Giờ Thìn rơi vào cung Mệnh, giờ Tý ở cung Phụ Mẫu (cha mẹ), giờ Ngọ rơi vào cung Phúc Đức (mồ mả), v.v…

IV. HÀNH VÀ TÍNH CHẤT TỪNG

SAO

 

 

 

V. CÁC SAO CHỦ CHO CÁC TUỔI

Sao Chủ Thân

Sao Chủ Mệnh

Tuổi Tý: sao Linh Tinh

Tuổi Tý: sao Tham Lang

Tuổi Ngọ: sao Hỏa Tinh

Tuổi Sửu, Hợi: sao Cự Môn

Tuổi Sửu, Mùi: sao Thiên Tướng

Tuổi Dần, Tuất: sao Lộc Tồn

Tuổi Dần, Thân: sao Thiên Lương

Tuổi Mão, Dậu: sao Văn Khúc

Tuổi Mão, Dậu: sao Thiên Đồng

Tuổi Tị Mùi: sao Văn Xương

Tuổi Tị, Hợi: sao Thiên Cơ

Tuổi Thìn, Thân: sao Liêm Trinh

Tuổi Thìn, Tuất: sao Văn Xương

Tuổi Ngọ: sao Phá Quân

PHẦN V

CÁCH XEM VÀ DỰ BÁO QUA

BẢNG SAO

CHƯƠNG I

NGUYÊN LÝ XEM XÉT MỘT BẢNG

SAO

I. XEM SAO ĐỐI VỚI CUNG VÀ SAO

ĐỐI VỚI SAO

Sau khi đã lập xong một bảng sao, ta phải xem các chính tinh và các sao nhỏ, sao bàng thuộc thể tinh Hỏa, Mộc, Kim, Thủy, Thổ. Chú trọng các sao ở mấy cung chính, đầu tiên như cung Mệnh, cung Phúc đức, hai cung giáp Mệnh là cung Phụ mẫu và cung Huynh đệ. Sau đó ta xem đến các cung chính chiếu, cung chiếu tam hợp và các cung cần xem khác. 

Nắm vững thể tinh để biết các sao đồng cung đó sẽ sinh khắc nhau thế nào. Sinh khắc để khấu trừ, tăng giảm. Cuối cùng xem tiếp các sao đóng ở cung đó bị hành của cung ấy sinh khắc ra sao. 

Ví dụ:

1) Các sao Thuỷ, Hỏa khắc chế nhau như thế nào trong cùng một cung. Một sao hành Thuỷ ở cùng một sao hành Hỏa thì cả hai sao này không còn tác dụng trong cung đó nữa và đương nhiên ta không tính hai sao đó nữa. 

Mặt khác, cần lưu ý đến quan hệ giữa sao và cung mà sao đó đóng. 

Một sao thuộc hành Hỏa mà ở cung Thổ thì được nhưng do Hỏa sinh Thổ nên sao này bị mất một phần sinh khí, nếu lại đồng cùng với một sao hành Thủy hay một sao thuộc hành Thổ nữa thì bị vô hiệu hóa. Điều này cho thấy nếu trong một cung chỉ thấy có những sao tốt đóng mà không tính đến cái lý này thì sẽ mắc sai lầm trong dự báo. Cũng như

vậy, khi thấy có sao xấu mà đoán xấu ngay như: Tang Môn, Thiên Khốc thì quả là nguy hại vì nó cũng thuộc cách suy biến trên. 

Nguyên lý này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn thấu triệt để giải một bảng sao. 

Tóm lại, các sao thuộc hành Hỏa và hành Thủy mà ở cùng một cung Thổ thì có cũng như không, không cần xét đến. 

Từ thực tế này suy ra, khi giải bảng sao cần xem xét các hợp, khắc giữa sao với sao, sao với cung một cách linh hoạt. 

Khi xét đoán còn căn cứ vào tình hình thời cuộc. Thời bình thì cát tinh đi với trung tinh tốt mới phát, đi với hung tinh thì bị cản trở, không phát tiết được, nhưng vào cách nhập miếu thì không sao. 

Thời chiến thì hung tinh xấu nhưng lại đi cùng hung tinh mới phát mà phát rất đột ngột, tuy nhiên không bền lâu. 

Nguyên tắc thông thường là:

- Cát tinh phải đi cùng với trung tinh tốt mới tốt. 

- Cát tinh mà đi cùng với hung tinh thì xấu. 

- Hung tinh đi cùng hung tinh thì “Đa hung tinh phát giả như lôi” 

(Nhiều hung tinh phát mạnh như sấm dậy). 

Ngoài ra, muốn dự báo cho thật chính xác thì còn phải biết khí vận của đất nước. Nghĩa là phải biết thời cuộc, vận mệnh của đất nước mà người đó sống, tức là có kiến thức “tham thiên lưỡng địa”, biết được thiên văn, quy luật tuần tiến của thiên nhiên để cân nhắc khi dự báo về

số phận của một người. 

II. NHỮNG BƯỚC CỤ THỂ TRONG

DỰ BÁO

1. Các cách trong bảng sao - bộ sao

Các sao đi từng bộ một, gọi là cách trong một bảng sao. 

Ở cung Mệnh có một hoặc hai, ba sao trong vòng Tử Vi - Thiên Phủ

ở các cung khác chiếu vào (chính chiếu, tam hợp, v.v…). 

Các bộ sao vào cách đi từ bộ 4 sao, 3 sao, 2 sao, ngoài ra còn có 1 sao

đơn “nhập miếu” (ở đất vượng địa). 

2. Bộ 4 sao gồm:

2.1. “Tử, Phủ, Vũ, Tướng” 

Tức là Tử Vi, Thiên Phủ, Vũ Khúc, Tướng Quân. 

2.2. “Cơ, Nguyệt, Đồng, Lương” 

Tức là Thiên Cơ, Thái Âm, Thiên Đồng, Thiên Lương. 

Hai bộ này phát văn và võ nhưng thường phát về văn. 

2.3. “Sát, Phá, Liêm, Tham” 

Tức là Thất Sát, Phá Quân, Liêm Trinh, Tham Lang. 

Bộ “Sát, Phá, Liêm, Tham” phát cả văn lẫn võ nếu có trung tinh trợ

giúp. Phát về võ nếu đi cùng hung tinh. Nếu lẫn lộn cả Hung tinh lẫn Cát tinh thì bộ sao này không còn giá trị. 

3. Bộ ba sao

3.1. “Mộ trùng thai tọa cách” 

Tức là sao Mộ ở tứ Mộ (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi) đi cùng với sao Thai và Thiên Đồng. 

3.2. “Tam Hóa liên châu” 

Tức là Hóa Khoa, Hóa Quyền, Hóa Lộc gồm một Hóa ở Mệnh còn hai Hóa khác giáp cung Mệnh - cung Anh Em và cung Bố Mẹ (trước sau mệnh). 

4. Bộ hai sao

 4.1. “Tử Phủ đồng cung cách” 

Tức là sao Tử Vi và Thiên Phủ ở cùng một cung và ở một trong hai ô Dần hoặc ô Thân. 

4.2. “Cự Cơ Mão Dậu cách” 

Tức là sao Thiên Cơ và Cự Môn đóng ở hai ô Mão hoặc ô Dậu. 

4.3. “Tham Vũ đồng hành” 

Tức là sao Tham Lang và Vũ Khúc cư nhật cách. Hai sao này ở ô Tý. 

4.4. “Nhật Nguyệt đồng cung” 

Tức là sao Thái Dương và Thái Âm ở cùng một cung. 

4.5. “Tả Hữu đồng cung cách” 

Tức là hai sao Tả Phù và Hữu Bật ở cùng một cung. 

4.6. “Xương Khúc đồng cung cách” 

Tức là hai sao Văn Xương và Văn Khúc ở cùng một cung. 

4.7. “Tọa Khôi hướng Việt” 

Tức là sao Thiên Khôi ở cung Mệnh và Thiên Việt ở cung chính chiếu. 

Ví dụ: Thiên Khôi ở ô Tý thì Thiên Việt ở ô Ngọ. 

Hoặc Thiên Khôi ở Mùi thì Thiên Việt ở ô Sửu. 

4.8. “Phủ Tướng chiều viên” 

Tức là sao Thiên Phủ và Thiên Tướng ở các cung chính chiếu nhau như: Thiên Phủ ở ô Mão thì Thiên Tướng ở ô Dậu và ngược lại. Cứ thế

suy ra trường hợp các ô khác. 

 4.9. “Phá Liêm Mão Dậu cách” 

Tức là sao Phá Quân ở ô Mão thì Liêm Trinh ở ô Dậu và ngược lại, sao Phá Quân ở ô Dậu thì sao Liêm Trinh ở ô Mão. 

4.10. “Lộc Mã giao trì cách” 

Tức là sao Lộc Tồn và Thiên Mã ở một cung, hoặc hai sao này chính chiếu nhau. 

5. Bộ 1 sao - Sao nhập miếu

Sao nhập miếu có nghĩa sao ấy ở ô Vượng Địa nhất của nó, bao gồm:

5.1. “Ngọ thượng Thiên Lương cách” 

Tức là sao Thiên Lương đóng ở ô Ngọ. 

5.2. “Thang trung ẩn ngọc cách” 

Tức là sao Cự Môn đóng ở ô Tý hay ô Hợi. 

5.3. “Phá Quân Tý Ngọ cách” 

Tức là sao Phá Quân đóng ở ô Tý hay ô Ngọ. 

5.4. “Nhật lộ trung thiên cách” 

Tức là sao Thái Dương đóng ở ô Ngọ. 

5.5. “Nhật xuất phù tang cách” 

Tức là sao Thái Dương đóng ở ô Mão. 

5.6. “Nguyệt lãng thiên môn cách” 

Tức là sao Thái Âm đóng ở ô Hợi. 

 5.7. “Nguyệt Minh Xương Hải” 

Tức là sao Thái Âm đóng ở ô Tý. 

5.8. “Thiên Phủ lâm thất” 

Tức là sao Thiên Phủ ở cung Phúc Đức. 

* Lưu ý:

Đa phần một bảng sao đều có một hay nhiều cách kể trên. Tuy nhiên, nếu không có sao trung tính tốt phò trợ hoặc chiếu vào thì không có ích gì. 

III. CÁC CÁCH GIÁP

Ngoài những bộ sao hay độc sao ở vào cách trong bảng sao còn tính đến các cách giáp (ở cung giáp có giá trị hỗ trợ cho cung chính). Nghĩa là các sao ở cung trước và cung sau của cung giữa. 

Ví dụ: Cung Huynh đệ là cung giáp trước của cung Mệnh và cung Phụ mẫu là cung giáp sau của cung Mệnh. 

Hay cung Mệnh là cung giáp trước cung Huynh đệ và cung Phu thê là cung giáp sau của cung Huynh đệ. 

Cứ như vậy ta tính cung giáp để biết thêm cát hung của một cung khi muốn xem xét một bảng sao. 

Ta có các giáp cách như:

1. Giáp Nhật Nguyệt

Tức cung trước có Thái Dương và cung tiếp theo sau có Thái Âm hoặc ngược lại. 

Cụ thể: Sau cung Mệnh là cung Huynh đệ có sao Thái Dương (hay Thái Âm) đóng và cung trước là cung Phụ mẫu có sao Thái Âm (hay sao Thái Dương) đóng. 

2. Giáp Tử Phủ

Tức là cung trước có Tử vi (hay Thiên Phủ) đóng và cung sau có Thiên Phủ (hay Tử vi) đóng. 

3. Giáp Thai Tọa

Tức là cung giáp trước và giáp sau có sao Tam Thai rồi sao Bát Tọa đóng, hoặc ngược lại, có sao Bát Tọa rồi sao Tam Thai đóng. 

4. Giáp Tả Hữu

Tức là hai cung giáp trước và giáp sau có sao Tả Phù rồi sao Hữu Bật đóng. 

5. Giáp Xương Khúc

Tức cung giáp trước có sao Văn Xương, cung giáp sau có sao Văn Khúc đóng, hoặc ngược lại. 

6. Giáp Long Phượng

Tức cung giáp trước có sao Long Trì, giáp sau có sao Phượng Các đóng, hoặc ngược lại. 

IV. CÁC BỘ TRUNG TINH BỔ TRỢ

Các trung tinh đi theo đôi và hợp thành bộ sau; 1. Bộ Văn học

Ai có một đôi trong bộ này phò trợ các cách nói trên (một cách cần một đôi là đủ) thì đều là người có học vấn. Cụ thể:

- Xương, Khúc, Lưu niên Văn tinh. 

- Khôi, Việt

2. Bộ may mắn và trợ giúp Ai có một đôi trong bộ này thường gặp may mắn trong cuộc đời, khi có công việc đều có người giúp đỡ. Cụ thể:

- Tả, Hữu

- Hồng, Đào

(Sao Tả Phù và Hữu Bật)

(Sao Hồng Loan và Đào Hoa). 

3. Bộ chức tước hiển đạt

- Khoa, Quyền

- Thái Phụ, Phong Cáo

- Hoa Cái, Quốc Ấn

- Thai, Tọa

Ai có một trong những đôi trên tất có đỗ đạt và quyền tước. 

4. Bộ giàu sang

Ai có một trong những đôi sao sau nhất định có của cải. Vấn đề là các sao này có đắc địa hay không; có bị các sao đồng cung khắc chế hay không mà sẽ phú, trung phú hay đại phú. Gồm:

- Song Lộc (có Lộc Tồn và Hóa Lộc). 

- Mã, Lộc, Tràng Sinh tức là có Thiên Mã với các sao Lộc Tồn (hoặc Hóa Lộc) và Tràng Sinh hợp hay chiếu Mệnh. 

5. Lưu ý

Các bộ trên có ở cung Mệnh hay từ các cung tam hợp và cung chính chiếu vào cung Mệnh. Thêm nữa, bảng sao phải có vào cách, nếu không có vào cách thì dẫu có một trong các bộ trên cũng không có nghĩa gì. 

Ngược lại, nếu ai có nhiều bộ trên mà lại có cách tốt thì công danh hiển hách, giàu sang phú quý. 

Bộ đôi phải đủ đôi. Ví dụ, có Xương phải có Khúc, có Hồng phải có Đào. Tất nhiên, nếu một sao ở Mệnh, sao khác ở các cung chiếu liên hoàn thì cũng có tác dụng, tuy yếu hơn. 

Ví dụ: Cung tài, cung Quan chiếu cung Mệnh, hay một cung nào đó chiếu vào các cung Tài hay cung Quan là được, tuy tác dụng kém hơn. 

Khi xem xét đã vào cách thì phải xem cách đó có trung tinh tốt nào

chiếu vào trợ giúp không? Có văn học, nhưng phải có các đôi sao “hiển đạt” thì mới mong đỗ đạt. Ngược lại, nhiều số không văn học vẫn hiển đạt như thường. Cùng con người đó nhưng trước giàu, cuối đời lại nghèo hoặc ngược lại, thuở nhỏ hàn vi nhưng hậu vận giàu có. Có người già rồi vẫn gặp lộc lớn. Có người hết bĩ cực thì đến thái lai, hết vận hạn tù tội lại đến thời làm nên nghiệp lớn, nhưng cũng có người chết trong tù ngục…

V. CÁC HUNG TINH VÀ HUNG TINH

NHẬP MIẾU

1. Hung tinh vào bậc nhất có các sao: Thái Tuế, Kình Dương, Đà La, Thiên La, Địa Không, Địa Kiếp. Những sao này làm mất cái hay của cát tinh. 

2. Tam Không gồm: Tuần Không, Triệt Không, Thiên Không là những sao chuyên ngăn trở và gây ngang trái. 

3. Tang Môn, Khốc, Khách, Thương, Xứ, Hư, Hình, Linh, Hỏa, Tiểu Hao, Đại Hao… nói về hao tán, tang tóc. 

Tuy là những hung tinh gây tai họa nhưng khi đã “nhập miếu” thì không xấu mà lại rất tốt, phát nhanh và mau chứ không chậm như các cát tinh. Có câu: “Hung tinh đắc địa phát mạnh vô kỳ”. Hung tinh phát mạnh trong các trường hợp sau:

Tuần Không ở giữa hai ô Dần, Mão. Bạch Hổ ở ô Dần, Đại, Tiểu Hao ở Mão, Dậu. Địa Không, Địa Kiếp ở ô Tị và ô Hợi. Khốc, Hư ở ô Tý và ô Ngọ. Kình Dương ở ô Mùi. Thiên Hình ở ô Dần, ô Tuất và cách “Vô chính diệu”, nghĩa là ở cung Mệnh không có chính tinh mà có các sao không vong ở Mệnh hay ở các cung chiếu vào Mệnh gồm các sao Thiên Không, Địa Không, Tuần Không, Triệt Không. Ta có:

- Mệnh “Vô chính diệu đắc nhị không” (có hai sao không). 

- Mệnh “Vô chính diệu đắc tam không” (có ba sao không). 

- Mệnh “Vô chính diệu đắc từ không” (có bốn sao không). 

Bốn không mạnh hơn ba không. Ba không mạnh hơn hai không. 

“Mệnh vô chính diệu” phú quý khả kỳ. Nhưng thực ra có người có cả “vô chính diệu đắc tứ không” vẫn nghèo hèn, chết yểu. Đó là vì vô chính diệu nếu không có các sao vòng Tử Vi - Thiên Phủ chiếu Mệnh, lại không có các trung tinh phò trợ thì không có “phú quý khả kỳ”, chỉ

nghèo hèn và chết non, sự có mặt của các sao không vong chỉ là mở

rộng cung Mệnh để các sao khác chiếu vào. Vì thế, ảnh hưởng của các sao chiếu mạnh không kém các sao đóng ở cung Mệnh. Thêm nữa, những tuổi: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi mới được hưởng hết cái hay, cái quý của vô chính diệu và phải có ít nhất vài ba đôi trung tính sau: Khoa, Quyền, Lộc, Tả - Hữu; Nhật - Nguyệt; Tràng Sinh, Đế Vượng; Thái -

Phong; Cái - Ấn; Thiên Thọ; Lộc Tồn, ở các cung Mệnh, Quan, Lộc, Di hợp hoặc chiếu. 

VI. CÁCH XEM XÉT BẢNG SAO

Sau khi lập xong bảng sao, để dự đoán, ta tiến hành trình tự các bước sau:

1. Bước một

Xem Mệnh có ở thuận chỗ không. Mệnh dương phải ở ô dương, Mệnh âm ở ô âm mới tốt, nếu ngược là xấu. 

2. Bước hai

Xem mệnh thuộc hành gì? Có tương sinh hay tương khắc với cục không. 

Ví dụ: Mệnh Hỏa thì Cục Hỏa hay Mộc Cục. 

Mệnh Thủy thì Thuỷ Cục hay Kim Cục. 

Nếu Mệnh Hỏa mà lại có Thủy Cục thì khắc chế, sẽ không tốt. Xét mối quan hệ Mệnh - Cục để xem mệnh có hợp với vòng đại hạn 10 năm không vì Cục gắn chặt với vòng đại hạn. 

3. Bước ba

Xem bảng sao có cách gì và có trung tính thuộc các bộ chiếu không? 

4. Nếu bước ba không đạt, ta phải xem ngay các cung Phúc Đức, hai cung giáp Mệnh là cùng Bố Mẹ và Anh em. 

Các cung này tốt thì còn khá, nếu các cung này xấu thì ta có thể kết luận là yểu tướng hay bần tiện. 

Cần nhớ:

“Thân hảo bất như Mệnh hảo” 

“Mệnh hảo bất như giáp hảo” 

“Giáp hảo bất như hạn hảo” 

Nghĩa là cung Thân có tốt cũng không bằng cung Mệnh tốt. Cung Mệnh có được cũng không bằng hai cung giáp tốt, nhưng nếu hạn tốt đến thì tiến phát cực nhanh. Vì vậy người ta có câu “Hạn hảo phát giả

như lôi” và “Mười năm phiêu bạt giang hồ, một năm làm nổi cơ đồ như

chơi”. Tuy nhiên, Mệnh có tốt thì khi hạn tốt đến mới như rồng gặp mưa, thỏa sức vẫy vùng. Còn Mệnh xấu mà hạn tốt đến thì cũng chỉ dễ

chịu thôi. 

Ngoài ra, cung Thân tốt thì cơ thể khỏe mạnh, trí tuệ thông đạt, tài hoa lỗi lạc, nhưng nếu không có Mệnh tốt thì cũng phí hoài, người tài không có đất dụng võ. Đó chính cái lý của “Mệnh hảo” hơn “Thân hảo”. 

5. Xem các cung

Khi xem cung nào ta phải xem các sao đóng ở cung đó sinh khắc về

ngũ hành như thế nào, bù trừ ra sao, rồi các sao đó đối với cung ấy sinh khắc thế nào, mạnh thêm hay bị giảm mất sinh khí? Xảy ra hai trường hợp:

5.1. Thứ nhất là trợ:

Sao Thuỷ ở cung Kim thì tăng sinh lực cho cung nó đóng. 

5.2. Thứ hai là khắc:

Sao Thuỷ ở cung Hỏa bị cung này triệt hết khí, không còn tác dụng. 

Tốt cũng hết, mà sao xấu cũng bị vô hiệu hóa. 

5.3.  Cái khó khăn và huyền bí trong dự báo là ở chỗ đòi hỏi người xem phải thận trọng, suy tính, cân nhắc từ cái thực có. Người xem phải vận dụng kiến thức thiên văn, địa lý, suy đoán một cách linh hoạt…, gắn kết các sao với hiện thực thời vận mà suy xét. Ví dụ: Mệnh có các cách phát văn chương và có các bộ sao tốt phò trợ nhưng nếu người đó lớn lên trong cảnh chiến tranh tàn phá thì phải xem vòng đại hạn 10 năm của anh ta đến đâu và ở khoảng đó, diễn biến của thời cuộc thế nào để

phán đoán xem tiến phát của anh ta có còn phù hợp với thời vận nữa hay không. Điều này không chỉ phụ thuộc vào sao mà còn phụ thuộc

vào thời vận. Người xưa còn dạy “đức nhân thắng số”, tức là số mệnh không phải bất di bất dịch. Các sao mang tính “tiên thiên”, không đổi, còn sự diễn biến là “hậu thiên”, biến hóa. Mệnh và Lực quan hệ chặt chẽ

không thể tách bạch hai thể riêng biệt. Thuật toán sao vì thế là “thuật số

mở” chứ không đóng, cho nên người xưa mới dạy “đức nhân thắng số” 

(sống là người nhân hậu, đức độ thì vận số sẽ đổi khác). Đó là luật nhân quả của trời đất, trong vòng Thiên Địa, con người chịu sự chi phối đó. 

Do đó, những người có bảng sao xấu cần phải gắng nhiều để cán cân nghiêng về Lực, cảm hóa số mệnh. Không có ai được mà không mất, cũng không có ai mất mà không được. Từ thánh nhân, vua chúa đến kẻ

hèn mọn đều nếm trải bi cực và hạnh phúc. 

Vậy xét bảng sao làm gì? Xét bảng sao là dự báo số mệnh để biết cách hành xử và có một đích vươn tới, không “há miệng chờ sung rụng”. 

Biết số mệnh để phòng tránh và tận dụng cơ hội…

Cần thận trọng khi xem xét từng cung. Ví dụ, xem cung Phụ Mẫu ta thấy có sao Lộc Tồn. Đừng nên phán ngay là cha mẹ người này giàu có mà còn phải xem sao có hợp cung không? Nếu hợp thì mới khẳng định bố mẹ của người đó có tiền của. 

Nhưng có nhiều, ít lại phải xem điều này: sao Lộc Tồn là Thổ tinh nếu đóng ở ô Dậu vượng Kim thì vượng Kim đã hút hết thế khí của sao Thổ, nên ta có thể kết luận bố mẹ người này (lúc người đó sinh ra) chỉ

vào bậc trung phú chứ không đại phú! Ngoài ra, cũng không thể nói bố

mẹ người đó suốt đời giàu có được, vì điều này còn lệ thuộc vào Mệnh, Lực của cha mẹ họ. 

6.  Khi xem một cung nào ta phải để ý đến các cung giáp, các cung chiếu và đại, tiểu hạn có đóng ở cung đó không để nhận định cho sát, đúng. 

7. Về cách “Sát Phá Liêm Tham” 

Ai có cách “Sát Phá Liêm Tham” thì phải phân biệt rõ:

7.1.  Cách có các trung tinh tốt (chỉ toàn trung tinh) thì phát về văn học nhưng chậm. 

7.2.  Cách này nếu gặp toàn hung tinh (trừ tam không) thì phát về

võ, phát nhanh và mạnh nhưng không lâu bền. 

7.3.  Cách này có lẫn trung tinh và hung tinh thì xấu, không được gì cả. 

Nghĩa là ai có cách này thì trắng đen phải rõ ràng, không được lẫn

lộn. Có tốt, không có hung và ngược lại, đã có hung tinh (trừ Thiên Không, Tuần, Triệt Không) phò trợ thì không nên có các trung tinh tốt phò trợ nữa. 

8. Về cách “Cơ nguyệt đồng lương” 

Tức là cách Mệnh và các cung chiếu Mệnh có bốn sao: Cự Môn, Thái Âm, Thiên Đồng và Thiên Lương. Trong cách này Thiên Lương hành mộc nếu ở cung Mệnh mà đóng ở ô Mộc thì tốt. Nếu ở cung Mệnh mà hãm địa thì dù có các bộ tốt, hiển đạt cũng chỉ bình thường. Thế mới có câu: “Cơ Nguyệt Đồng Lương tác hại nhân” là vậy. Cung Mệnh ở ô Thổ

thì bị giảm hay. 

Muốn xem xét dự báo toàn bộ bảng sao ta cần nắm vững được tính chất từng sao cụ thể. 

CHƯƠNG II

TÍNH CHẤT VÀ VAI TRÒ CÁC SAO

Ở CÁC CUNG

I. TÍNH CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA

CHÍNH TINH Ở CÁC CUNG

Chính tinh là 14 sao trong vòng Tử Vi Thiên Phủ gồm:

* Sáu sao thuộc vòng Tử Vi

Tử Vi - Thái Dương - Thiên Đồng - Thiên Cơ - Vũ Khúc - Liêm Trinh. 

* Tám sao thuộc vòng Thiên Phủ

Thiên Phủ - Tham Lang - Thiên Tướng - Thất Sát - Thái Âm - Cự

Môn - Thiên Lương - Phá Quân. 

1. Sao Tử Vi thuộc hành Thổ (+)

Sao Tử Vi là đế tinh nếu:

1.1. Ở cung Mệnh:

- Cùng các sao tốt thì người thuần thục không làm trái lương tâm. 

- Nếu đóng ở ô Thìn có Phá Quân chính chiếu thì dù có bị xúi dục làm bậy cũng chỉ thoảng qua. 

- Nếu có Không, Kiếp, Đào, Hồng, Riêu, Hỏa chiếu Mệnh thì vẫn là người đứng đắn, có thể làm những việc táo bạo song không gây hại đến ai. 

- Những người thuộc mệnh Thổ, Kim, Hỏa có Tử Vi đắc địa (ở ô Thổ

hoặc Hỏa) cùng các sao tốt thì danh giá phong lưu. 

- Nếu gặp Thất Sát cùng cung thì nhát. Nếu ở ô Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì tốt. 

- Nếu gặp La, Võng ở ô Thìn, Tuất cũng không sao vì ô Thìn, ô Tuất là các ô dương, hợp cung. Gặp Thất Sát ở mệnh thì nhát gan. 

1.2. Ở cung Tật ách:

Sao Tử Vi ở cung giải mà gặp hoặc được chiếu bởi các sao Tả, Hữu, Hồng, Đào thì ít bị tai nạn ốm đau. 

1.3. Ở cung Phúc đức:

Sao này báo chủ nhân được mộ xa đời. Nhưng nếu gặp Thất Sát và Kiếp, Không và lại ở chỗ hãm địa thì xấu (như ở ô Dần, Mão). 

1.4. Ở cung Huynh đệ:

- Nếu ở ô dương, chỗ đắc địa thì đông anh em. Ở ô âm mà gặp Địa, La, Kiếp, Sát, Đẩu Quân thì ít anh em. 

- Nếu gặp các sao Thất Sát, Khốc, Thương, Tang, Hổ thì anh em bần hàn và có người mất sớm. 

1.5. Ở cung Phu thê:

Gặp thì kết hôn sớm, nếu cùng Khôi, Việt, Đào, Hồng, Quyền, Lộc thì chồng giàu có. 

- Nếu gặp Triệt, Kiếp, Không, Tả Phù, Phá Toái thì khi hạn đến, vợ

chồng phải xa nhau. Trong bảng sao của đàn ông thì: Nếu có Đào Hoa cùng Thai, Riêu thì vợ bỏ đi với người tình, quá hạn mới trở về; hoặc vợ

đã mất trinh tiết hay đã có một đời chồng rồi mới lấy nhau. 

1.6. Ở cung Điền trạch:

Đóng ở ô hãm địa (Mộc) lại gặp Tham Lang thì nghèo, không có tấc đất cắm dùi. Nếu cùng với Lộc thì có nhà cửa của ông cha để lại nhưng

không có quyền sở hữu vì bị sao Tham Lang khắc chế. 

1.7. Ở cung Nô bộc (Bạn bè):

Có Tử vi mà cung này đắc địa (Thổ, Hỏa) thì có nhiều bạn tốt - hoặc những người làm công đều là người lương thiện. 

- Nếu ở ô hãm địa và gặp nhiều sao xấu thì không tốt. 

1.8. Ở cung Phụ mẫu:

Có Tử vi mà đắc địa (ở ô Thìn, Tuất, Sửu, Mùi) thì cha mẹ giàu có và thọ. 

- Nếu không hợp (Dần, Mão, Tý, Hợi) thì cha mẹ mất sớm. 

- Nếu gặp nhiều hung tinh hay bị chiếu thì cha mẹ làm ăn vất vả, nghèo hèn. 

- Nếu gặp hạn bị chiếu của các sao Thiên Mã, Tuần, Triệt, Hóa Kỵ thì cha mẹ mỗi người một phương hoặc không được song toàn. 

2. Sao Thiên Cơ thuộc hành Mộc (+)

2.1. Ở cung Mệnh:

Người cung Mệnh có Thiên Cơ thì đa mưu túc trí, làm việc gì cũng dễ

đạt, là người có nhiều khả năng. 

Nếu có các trung tinh: Khôi, Việt, Xương, Khúc, Quyền, Khoa, Lộc ở

cùng thì làm nên, được nhiều người kính nể. 

Nếu chỉ được một đôi trên hay các đôi ấy chiếu vào thì ở mức khá. 

2.2. Ở cung Thiên di:

- Nếu gặp các sao: Kình Dương, Hóa Kỵ, Thiên Hình mà người mệnh: Kim, Thổ ra ngoài quê quán bị nhiều người ganh ghét. Người này tốt nhất là sinh nghiệp tại quê nhà, sẽ tránh được những điều xấu trên. 

- Người Mệnh Thổ mà cung này đóng ở ô Tị, gặp hoặc được chiếu bởi các trung tinh: Tả, Hữu thì tốt. 

 2.3. Ở cung Huynh đệ:

Cung này có Thiên Cơ lại cùng Cự Môn, Đại, Tiểu Hao, Hóa Kỵ và Tang Môn, Bạch Hổ thì không có anh em trai. Nếu có thì là con một. 

Nếu đông thì là dị bào (con nuôi hay cùng mẹ khác cha). 

2.4. Ở cung Phụ mẫu:

- Có Thiên Cơ gặp Kình Dương, Thiên Hình lại ở ô hãm địa (Kim, Thổ) thì cha hoặc mẹ mất sớm. 

- Nếu gặp Thái Âm, Hóa Kỵ, Đại, Tiểu Hao, Tang Môn, Thiên Mã và Bệnh mà cung này đóng ở ô Kim (Thân, Dậu) thì trong họ hàng có người hỏng mắt. 

2.5. Ở cung Tử tức:

Nếu ở ô đắc địa (Thủy, Mộc) gặp Khoa, Quyền, Lộc, Mã thì con cái ăn học thành tài. Nếu gặp Tang, Hổ thì nuôi con vất vả. 

2.6. Ở cung Tật ách:

Nếu đóng ở ô Mão gặp Cự Môn là hợp cách tốt. 

Mọi khó khăn được hóa giải (Cự Cơ Mão Dậu cách). 

2.7. Ở cung Tài bạch:

Có Thiên Cơ thì nhà cao cửa rộng lộng lẫy. Nếu cung này đóng ở ô Mão, Dậu thì giàu sang lâu dài. 

2.8. Ở cung Phu thê:

Thiên Cơ gặp Tang, Kình, Tuần Không, Địa, Kiếp thì dở dang góa bụa, hay gián đoạn mới lấy nhau. 

3. Sao Thái Dương thuộc hành Hỏa (+)

 3.1. Ở cung Mệnh:

Nếu Thái Dương gặp Xương, Khúc, Tả, Hữu, Đào, Hồng, Quyền, Lộc mà cung này đóng ở ô Ngọ, vượng hỏa thì sớm có công danh và suốt đời phú quý phong lưu. Ở ô Mão cũng tốt. 

3.2. Ở cung Quan lộc:

Thái Dương ở Quan lộc đắc địa rất tốt, quyền cao chức trọng, có các bộ hiểu đạt may mắn, gặp hay được chiếu là bậc công khanh. 

3.3. Ở cung Tài bạch:

Gặp các Cát Tinh thì đông con, 2/3 là trai. Nếu gặp Tuế, Phá, Thiên Hư, Linh, Toái thì sinh nhiều nuôi ít. 

3.4. Ở cung Tử tức:

Có Thái Dương mà cung đóng ở ô Thổ thì ít con trai, do sao Hỏa ở ô Thổ làm mất bớt sinh khí. Ở đắc địa thì khá. 

3.5. Ở cung Huynh đệ:

Ở ô hãm địa lại gặp Đà La, Hóa Kỵ, Quan, Phá thì hiếm anh em trai, nếu có thì là dị bào. 

3.6. Ở cung Phúc đức:

- Nếu cùng phúc tinh thì thọ và quý. 

- Nếu có Mã, Lộc, Hồng, Đào chiếu thì phát về con gái. 

- Nếu hợp địa mà lại gặp Khoa, Quyền, Lộc thì tiến phát mạnh. 

- Nếu ở nơi hãm địa mà không có những sao Không Vong chiếu thì xấu. 

* Nhận xét:

- Sao Thái Dương chủ về quan lộc, ở cung Quan Lộc là tốt nhất. 

- Thái Dương ở Mão mà người tuổi Ngọ thì rất tốt, hoặc ở Tý mà người tuổi Mão cũng tốt. Nghĩa là cung Mệnh có Thái Dương mà có nhiều sao Mộc đồng cung hỗ trợ thì tốt. 

- Nếu lại gặp toàn sao Thủy thì bao nhiêu cái hay bị tiêu tan cả. 

- “Nhật Lệ Trung Thiên cách”: Sao Thái Dương đóng ở ô Ngọ là mặt trời lên tới trưa tuy chói lọi nhưng sắp sang chiều. 

- “Nhật xuất phù tang cách”: Thái Dương đóng ở ô Mão tốt hơn ở

Ngọ. Vì mặt trời mới mọc sẽ ngày càng sáng tỏ, ngày càng thịnh hơn. 

4. Sao Vũ Khúc thuộc hành Kim (-)

4.1. Ở cung Tài - cung Điền:

Sao Vũ Khúc là Kim tài nên rất tốt - Giàu có nếu cung Mệnh khá mới được. 

Những người mệnh Kim, Thủy và Thổ mà Vũ Khúc gặp Đào, Hồng thì sớm có nhà cửa. 

Nếu làm thương nghiệp thì nên chọn hàng hóa là kim khí thì chóng phát. 

- Nếu ở ô Mộc (Dần, Mão) lại gặp Tang, Hổ thì bình thường. 

- Nếu ở hãm địa mà không hợp Mệnh (mệnh Hỏa), lại gặp Kình, Đà, Không, Kiếp thì không có ruộng đất nhà cửa. Hạn đến mà gặp Thiên Mã thì bỏ quê đi nơi khác (di trú). 

4.2. Ở cung Phu thê:

Gặp Tham Lang và ở ô đắc địa (Tham Vũ đồng hành) thì tốt, sống với nhau đến đầu bạc răng long. 

- Nếu ở hãm địa lại gặp Tang, Hổ thì vợ, chồng đã dở dang rồi mới đến với nhau. 

Nếu ở đắc địa (Thân, Dậu, Hợi, Tý hay Tứ Mộ) thì vợ chồng là người danh giá trong xã hội. 

Những ai có Vũ Khúc ở cung này thì kết hôn muộn mới tốt. 

 4.3. Ở cung Huynh đệ:

Gặp Kình, Không, Kiếp, Sát, Phá và ở ô hãm địa thì ít anh em, anh em nghèo hèn. 

- Nếu gặp Thái Dương và nhiều phúc tinh lại ở ô đắc địa thì đông anh em. 

4.4. Ở cung Phụ mẫu:

- Nếu ở đắc địa và hợp Mệnh (Kim, Thổ) thì cha mẹ giàu sang. 

- Nếu không hợp Mệnh, lại gặp các sao xấu thì mẹ cha xung khắc, ít hòa thuận. 

- Nếu gặp Hình, Bệnh, Linh, Hỏa thì cha hoặc mẹ có tật. 

- Nếu gặp Kiếp, Không thì gia đình bần bách. 

4.5. Ở cung Tật ách:

- Nếu hợp Mệnh (Kim, Thổ) thì gặp điều gì khó khăn mấy cũng có người giúp đỡ và thường không bị tai nạn ốm đau. 

4.6. Ở cung Tử tức:

Vũ Khúc ở cung này thì không tốt. Trừ phi đóng ô âm thì con gái khá. 

- Gặp hung tinh mà hãm địa thì có sinh mà không nuôi được. 

Tuy vậy, nếu ở các ô (ngoài đắc địa ra) mà gặp các sao Thái Dương, Mã, Lộc, Tràng Sinh thì được 2, 3 con. 

- Nếu ở đắc địa, lại là người mệnh Thổ và có nhiều sao Hỏa ở ô Thổ

thì hiếm con nhưng con đều là quý tử. 

5. Sao Thiên Đồng thuộc hành Thủy (-)

5.1. Ở cung Phúc đức:

Đóng ô Tý, Hợi thì được mộ tam đại, ở ô hãm địa thì được mộ tứ đại. 

- Nếu ở ô Dần, Thân lại gặp Thiên Tướng thì những người tuổi Dần, Thân nhất định là con nhà danh giá, thế phiệt. Nếu lại gặp Thái Dương thì được hưởng phú quý lâu bền. Đây là cách “Đồng lương đến kỷ Dần Thân”. 

5.2. Ở cung Phu thê:

- Nếu gặp Đà, Phá, Khốc, Hư, Tuế, Tuần, Triệt thì dù có các sao tốt nhưng ở nơi hãm địa thì vợ chồng phải có thời gian ly tán rồi trở lại với nhau mới bền. 

5.3. Ở cung Tật ách:

Người mệnh Thủy mà gặp Cự Môn ở cung Sửu, Mùi và các trung tinh: Thai, Tọa, Lộc thì tốt, mọi tai họa được hóa giải. 

- Nếu ở Tý, Hợi gặp Tả, Hữu, Khoa, Quyền cùng nhiều phúc tinh và là người mệnh Thủy thì đời sống ít xảy ra những điều phải lo nghĩ. 

5.4. Ở cung Tài bạch:

- Nếu đắc địa đối người tuổi Kim, Thủy, Mộc thì giàu có, vượng tài. 

Nếu đi cùng Khoa, Quyền, Xương, Khúc thì hiển đạt, học rộng, đỗ

đạt cao. 

5.5. Ở cung Tử tức:

Người mệnh Hỏa mà đóng ở Tý, Ngọ đi cùng Đại, Tiểu Hao, Không, Triệt thì hiếm con. 

- Nếu có thêm Tràng Sinh, Đế Vượng thì nuôi con chật vật nhưng con cái làm nên, thành tài hiển đạt. 

- Nếu ở ô Tý và gặp nhiều sao tốt thì đông con; ở cung âm gặp nhiều sao âm thì nhiều con gái. Ở ô dương gặp nhiều sao dương thì nhiều con trai. 

5.6. Ở cung Thiên di:

- Nếu gặp nhiều trung tinh tốt lại đắc địa (Thủy ở Thủy, dương gặp

dương) thì ra ngoài quê quán làm ăn sẽ rất phát đạt. 

- Nếu gặp nhiều hung tinh, lại đóng cung hãm địa thì không nên đi xa quê. 

- Nếu gặp Khoa, Quyền, Tả, Hữu, Xương, Khúc thì đi ra ngoài có quyền cao chức trọng và được nhiều người kính nể. 

5.7. Ở cung Quan lộc:

Ở nơi đắc địa và là người Mệnh Thủy, Kim lại gặp Xương, Khúc, Khoa, Quyền, Lộc thì phong lưu, giàu có suốt đời. 

5.8. Ở cung Phụ mẫu:

Gặp trung tinh tốt lại đắc địa (Thủy, Kim) thì bố mẹ có chức quyền cao. 

- Nếu gặp nhiều hung tinh lại hãm địa thì cha mẹ nghèo hèn, có người chết sớm. 

* Nhận xét:

Sao Thiên Đồng thuộc hành Thủy và là sao âm, nên ở ô Thủy và âm (Tý, Hợi) là tốt nhất. Nếu ở ô Hỏa và dương là xấu. 

6. Sao Liêm Trinh hành Hỏa (+)

6.1. Ở cung Mệnh:

Mệnh được cách “Tử Phủ Vũ Tướng” mà có Liêm Trinh là Võ tinh ở

cung Quan chiếu lại đắc địa (Hỏa) thì người mệnh Mộc, Hỏa, Thổ làm quan to, người mệnh Thủy bình thường. 

- Nếu gặp Hình, Thiên Không, Địa Không, Địa Kiếp và Triệt chiếu thì cũng không xấu lắm. 

6.2. Ở cung Điền trạch:

Gặp Thiên Tướng và nhiều phúc tinh thì giàu, có nhà cửa khang

trang. 

6.3. Ở cung Thiên di:

Gặp sao Phá Quân đi ra ngoài (xa quê) nhiều nỗi bực mình, không được như ý, làm ăn vất vả. 

6.4. Ở cung Huynh đệ:

Đóng ô Hợi cùng sao Tham Lang và Song Lộc (Lộc Tồn, Hóa Lộc) thì anh em làm nên. 

Nếu cung Mệnh ở hãm địa mà có Liêm, Tham đóng ở ô Tị và Hợi cùng nhiều hung tinh thì khi hạn đến cung này sẽ không tránh khỏi tù tội. 

Có câu: “Sao Liêm ở Dần, Thân thì đắc địa. Liêm, Tham ở Tị, Hợi thì tù tội khó tránh”. 

7. Vòng Thiên Phủ có 8 chính tinh

7.1. Sao Thiên Phủ hành Thổ (-)

Thiên Phủ là Thổ tinh nên đóng ở các ô Thổ, Tuất là tốt nhất. 

* Ở cung Mệnh:

Những người mệnh Kim, Thổ ở ô Tuất, mệnh vào cách “Tử, Phủ, Vũ, Tướng” lại giáp Tả, Hữu và cùng Long, Phượng, Xương, Khúc, Khôi, Quyền, Việt, Lộc thì có công danh sớm. 

- Đắc địa (Tuất, Thìn, Sửu, Mùi) thì tính người linh hoạt, khéo léo. 

* Ở cung Huynh đệ:

Nếu gặp Đà, Kiếp Sát thì dù đóng nơi đắc địa cũng hiếm anh em. 

* Ở cung Tài bạch:

Vào cách “Tử Phủ Vũ Tướng” mà gặp Vũ Khúc thì làm nên, giàu sang. 

- Nếu gặp Lộc hay Lộc chính chiếu thì tuy giàu vẫn muốn buôn bán làm giàu. 

- Nếu gặp nhiều phúc tinh và Hồng Đào thì phát đạt hơn. 

- Nếu gặp Hỏa tinh ở ô dương thì buôn bán đồ kim khí sẽ giàu có. 

Nếu gặp nhiều sao xấu thì tiền phú hậu bần (trước giàu sau nghèo). 

* Ở cung Phụ mẫu:

Gặp Cô, Quả, Kiếp, Không thì cha mẹ vất vả, không được song toàn. 

* Ở cung Tử tức:

Nếu đắc địa lại gặp Thái Dương, Đào Hoa, Thiên Phúc, Thiên Quan thì có nhiều con trai quý tử. 

Nếu gặp Tang, Hổ, Phá Toái, Khốc, Hư thì hiếm con, nuôi con chật vật. 

* Ở cung Điền trạch:

“Thiên Phủ thủ điền trạch”. 

Nếu gặp nhiều sao tốt thì nhà cao cửa rộng. 

Rủi gặp tạp tinh thì vẫn có nhà cửa của ông cha để lại. 

Nếu gặp Cô, Quả, Thiên Hình mà hợp cung thì nhà cửa ruộng đất mua được đều tốt. 

* Ở cung Phúc đức:

Đắc địa lại gặp các phúc tinh: Thiên Tài, Thọ, Đức, Quan, Phúc, Nguyệt Đức thì toàn gia quyến được sung sướng. 

- Nếu gặp Văn Tinh thì họ hàng có người tài cao, học rộng. 

- Nếu gặp Lộc thì giàu, gặp sao xấu thì giảm. 

Thiên Phủ ở Phúc Đức được mộ đa tinh Thiên Phủ kỵ nhất: Tuần, Triệt, Thiên Không. 

7.2. Sao Thái Âm hành Thủy (-)

Là sao Thủy nên đóng ở Tý, Hợi thì tốt, phù hợp hai cách:

“Nguyệt lãng thiên môn cách” 

Sao Thái Âm ở Hợi. 

“Nguyệt Minh Xương Hải” 

Sao Thái Âm ở ô Hợi tốt hơn ở Tý. Vì ở Hợi là khởi sinh. 

* Ở cung Mệnh:

Người mệnh Thủy đóng ở cung âm có Thái Âm gặp Lộc Mã thì giàu có vô cùng. 

* Ở cung Tử tức:

- Nếu gặp Thái Dương, Cự Môn, Phá Quân ở ô hãm địa thì hiếm con. 

- Nếu gặp Xương, Khúc thì hiếm con song con đều là quý tử. Hoặc cùng Thiên Đồng, Bạch Hổ, Phục Binh, Thiên Khốc thì cũng thế, dù có ở hãm địa. 

* Ở cung Thiên di:

Gặp Tràng Sinh, Mã, Lộc thì ra ngoài quê quán làm ăn thuận lợi, dễ

dàng. 

* Ở cung Quan lộc:

Không có Khoa, Quyền, Xương, Khúc thì chẳng làm nên công trạng gì. 

Gặp Đại, Tiểu Hao, Tang, Hổ, Hóa Kỵ, Thiên Khốc hãm địa thì trong họ có người hỏng mắt. 

* Ở cung Nô bộc:

Đắc địa thì bạn bè tốt, người phục vụ tận tình. Nhưng gặp Phi Liêm, Kiếp Sát, Triệt thì xấu, người giúp việc bất lương. 

Tóm lại: Người có Thân, Mệnh ở cung âm có Thái Âm gặp Lộc, Thai, Dưỡng cùng các sao không vong chiếu thì vô cùng giàu có. 

7.3. Sao Tham Lang hành Mộc (+)

* Ở cung Mệnh:

Là sao đào hoa thứ nhì chỉ hoạch phát, nếu Mệnh cùng các Văn tinh đóng ở Dần, Mão thì hiển đạt. 

* Ở cung Phụ mẫu:

Gặp Kình, Linh, Kỵ mà lại hãm địa thì cha mẹ bần bách. 

* Ở cung Tài bạch:

Gặp người mệnh Mộc, Thủy, Hỏa mà đóng ở Thìn, Tuất thì là người tài trí tiến phát. 

* Ở cung Thiên di:

Đóng ở ô Tý mà mệnh có Tử Vi, Thái Tuế, Kình Dương thì dù có đi

cùng Khốc, Hư chăng nữa, ra ngoài vẫn làm nên, được nhiều người kính nể. 

* Ở cung Phu thê:

- Nếu cùng Không, Kiếp, Tuần, Triệt thì dở dang một hai đời vợ

(chồng) mới thành. 

- Nếu gặp Phục Binh, Tướng Quân, Thiên Hình, Kiếp Sát thì vợ

chồng ly dị nhau. 

Nữ giới có Tham, Vũ cùng chiếu vào và mệnh có Tả, Hữu, Thiên Tướng, Lộc thì lấy được chồng danh giá. Nhưng có thêm Khốc, Hư, Phục binh, Tang, Hổ thì phải hai đời chồng mới đứng số. 

Nếu Tham Lang gặp Triệt thì nên lấy vợ hoặc chồng khác quê mới tốt. 

* Ở cung Tật ách:

Nếu gặp Tử Vi, Hồng, Đào thì hóa giải được điều rủi ro. 

7.4. Sao Cự Môn hành Thủy (-)

* Ở cung Mệnh:

Cự Môn là sao Thủy mà người mệnh Thủy đóng ở Tý, Hợi là cách:

“Thạch Trung ẩn ngọc” 

Nếu gặp Thiên Cơ chiếu thì rất tốt. 

Nếu cùng các Văn tinh thì làm quan to. 

Nếu ở ô hãm địa lại cùng các hung tinh thì rất xấu. 

Nếu đi cùng Hóa Kỵ thì hạn đến phải phòng sông nước. Nhưng nếu có Triệt thì không sao, có thêm Tả, Hữu thì không lo gì. 

* Ở cung Huynh đệ:

- Nếu đi cùng Kỵ, Hổ và Đại, Tiểu Hao thì không có anh em trai. 

- Nếu có Khôi, Việt, Tả Hữu, Quang, Quý chiếu thì có nhiều chị em gái giàu có, sang trọng. (Cơ Cự Mão Dậu cách). 

- Nếu cùng với Thiên Cơ ở ô Mão, Dậu thì anh chị em giàu sang, nhà cửa khang trang. 

- Nếu ở cung hãm thì không tốt lắm. 

* Ở cung Phúc đức:

Ở nơi đắc địa mà gặp Lộc thì được ngôi mộ Tứ đại, người này được giàu có và sung sướng suốt đời. 

* Ở cung Quan lộc:

Ở nơi hãm địa (Thổ) gặp Tuế Phá, Thái Tuế thì xấu, không làm ăn gì được. 

- Người mệnh Mộc, Kim, Thủy mà có các văn tinh, Hóa Lộc đi cùng thì làm nên. 

Nếu ở nơi hãm địa mà đi cùng hung tinh thì xấu, nhưng nếu có Triệt ở cung Mệnh thì lại không sao cả, vẫn hoạch phát. Người mệnh Hỏa, Thổ mà ở cung Mệnh có Thiên Khôi, Thiên Tướng, Đào, Hồng là người thông minh, sắc sảo, thành đạt. 

7.5. Sao Thiên Tướng hành Thủy (-)

* Ở cung Mệnh:

Có Thiên Tướng thì dáng vẻ phong nhã. 

- Nếu Thân và Mệnh đồng cung mà gặp Lộc thì giàu sang phú quý. 

- Nếu cùng Tử Vi đắc địa thì làm chức vị cao sang, lương đống quốc gia. 

- Nếu có thêm Thanh Long, Thiên, Phúc Đức thì lương thiện, hay làm việc nghĩa. 

- Nếu có Cô, Quả và La, Võng thì tuy giàu nhưng keo kiệt. 

- Phụ nữ có Thiên Phủ chiếu thì lấy chồng sang. 

* Ở cung Phụ mẫu:

Có thêm Ấn, Cáo thì cha mẹ làm nên, có chức phận. 

* Ở cung Tài bạch:

Thiên Tướng cùng Mã, Lộc thì giàu có. 

- Nếu có Tả, Hữu thì phát đạt, nhất là kinh doanh. 

- Nếu cùng Vũ Khúc vượng địa thì giàu. 

- Nếu gặp các sao Không Vong hãm địa thì hao tán sản nghiệp. 

* Ở cung Điền trạch:

Cùng các sao Thiên Đức, Thiên Tài, Thiên Thọ thì mua được nhà cửa, có tước vị. 

 * Ở cung Thiên di:

- Gặp Mã, Lộc, Tả, Hữu thì ra ngoài làm nên, phú quý. 

- Nếu có Khoa, Quyền thì rất phát đạt. 

7.6. Sao Thiên Lương hành Mộc (+)

* Ở cung Mệnh:

Là phúc tinh gặp Tả, Hữu, Hồng, Đào, Khôi, Việt, Khoa, Quyền, Lộc thì làm quan văn, chức vị cao. Có vài đôi thì học hành đỗ đạt cao. 

Nếu ở nơi hãm địa thì bình thường. 

* Ở cung Phụ mẫu:

Nếu cùng Ân Quang, Thiên Mã thì cha mẹ là người tôn quý, hiền từ, ăn ở phúc hậu. 

* Ở cung Tử tức:

Cùng Thái Dương và Tả, Hữu ở ô Mão thì đông con. 

* Ở cung Quan lộc:

Làm quan to nếu đắc địa. 

- Nếu hãm địa và gặp các hung tinh lại gặp Tuần, Triệt thì không tốt. 

Nếu có thêm Tả, Hữu và Lộc thì làm nghề y, dạy học, triết học, Thiên văn, Tôn giáo giỏi nhưng hậu vận không bền lâu. 

* Ở cung Thiên di:

Nếu đóng ở Thìn, Tuất mà cùng Lộc, Quyền, Xương, Khúc, Tả, Hữu, Thai, Tọa thì ra ngoài phát đạt lớn. 

- Nếu gặp sao xấu và ở ô hãm địa và khắc mệnh thì ra ngoài chật vật, hao tán, ít người ưa (hai Hành tương khắc nhau). 

* Ở cung Phúc đức:

Cùng sao Thiên Đồng đóng ở Dần, Thân thì quý, với người tuổi Dần, Thân thì “Đồng lương tới kỷ Dần Thân”, với tuổi khác thì bình thường. 

* Ở cung Phu thê:

Cùng Nhật, Nguyệt và Lộc thì tốt. 

Cung này ở Thân thì lấy vợ là con nhà danh gia thế phiệt, vợ đảm đang. 

- Nếu ở ô Ngọ là “Ngọ Thượng Thiên Lương”, rất quý. 

* Nhận xét:

Người mệnh Mộc, Hỏa mà có Thiên Lương đắc địa ở cung nào thì cung ấy cũng tốt. 

- Nếu chiếu mệnh và cùng nhiều cát tinh càng tốt hơn. 

7.7. Sao Thất Sát hành Kim (+)

* Ở cung Mệnh:

Người mệnh Thổ, Mộc, Hỏa mà Thất Sát đắc địa thì rất tốt, có tướng võ, gặp Xương, Khúc, Khoa, Quyền thì làm quan võ. 

- Nếu hãm địa mà gặp các hung tinh thì hà tiện. 

- Nếu đi cùng Tử Vi thì làm việc táo bạo. Nếu gặp Hình, Kỵ thì hạn đến có thể bị tù tội. 

- Nếu gặp Tả, Hữu thì khá. 

Cung mệnh có Thất Sát thì ở Dậu, Thân là tốt. 

* Ở cung Nô bộc:

Cùng Quang, Quý, Tràng Sinh thì có bạn bè tốt. 

* Ở cung Phúc đức:

Nếu đóng ở Ngọ cùng Lộc thì được mộ xa đời, họ hàng đông đúc giàu có. 

* Ở cung Điền trạch:

Gặp Thai, Vượng, Đào, Hồng, Vũ, Thiên Quan và Lộc thì có của thừa kế, nhà cửa ruộng vườn. 

* Ở cung Thiên di:

Ở nơi hãm địa mà gặp Hình, Kỵ và nhiều Sát tinh, kết hợp với Liêm Trinh đóng ở ô Sửu, Mùi mà cung Phúc Đức kém thì chết vì tù tội hay chết đường chết chợ. 

- Nếu có Tuần, Triệt thì chỉ vất vả, nghèo khổ. 

7.8. Sao Phá Quân hành Thủy (-)

* Ở cung Mệnh:

Tính nết hồ đồ nóng nảy. 

Các mệnh Thủy, Mộc, Kim gặp thêm cát tinh thì tốt. Có Tả, Hữu, Lương, Khúc thì làm quan to. 

Thân Mệnh có Phá Quân chiếu Tử, Tướng thì tính nhút nhát ủy mị, không quyết đoán. 

* Ở cung Thiên di:

Gặp các sao xấu thì long đong vất vả, ra ngoài gặp nhiều chuyện bực mình. 

- Nếu hãm địa mà gặp Tuần, Triệt thì bỏ mình ở bên ngoài. 

- Nếu gặp Tả, Hữu, Khôi, Việt thì ra ngoài được người ta kính nể. 

* Ở cung Tử tức:

Nếu hãm địa lại gặp Tuần thì con cái ít, khó nuôi. 

* Ở cung Huynh đệ:

Ở ô Tị thì rất xấu, bạn hữu không tốt. 

* Ở cung Phu thê:

Có thêm Tham, Tướng và có Phục Binh, Hồng, Hỷ chiếu thì vợ

chồng đi lại rồi mới lấy nhau. 

* Ở cung Phúc đức:

Ở ô Thân thì được mộ xa đời. 

Người mệnh Thủy được hưởng phúc lâu dài. 

* Nhận xét chung:

14 chính tinh đóng ở cung nào thì xét đó, nếu không có ở cung nào thì thôi. 

Chính tinh đi cùng các trung tinh mới tốt. 

II. TÍNH CHẤT CỦA CÁC SAO PHỤ

Các sao phụ có vai trò bổ sung hỗ trợ các Chính tinh, làm rõ tác dụng của Chính tinh ở các cung. Không có các Trung tinh, Hung tinh, Cát tinh và sao Không vong tham dự hoặc chiếu vào các cung làm rõ thực chất của cung đó thì việc xét đoán chỉ mang tính chung chung, mơ

hồ. 

Các sao nhỏ đi từng đôi, theo bộ hoặc chỉ có mặt đơn lẻ, v.v… khi kết hợp với Chính tinh sẽ giúp cho việc giải đoán được chính xác hơn. 

1. Sao Ân Quang - cát tinh (gọi tắt là Quang, hành Mộc)

1.1. Ở Cung Phúc đức: Mồ mả tổ tiên tốt. 

1.2. Ở cung Nô bộc: Đi cùng Thiên Quý thì người giúp việc, bạn bè tốt, có lương tâm. 

1.3. Ở cung Quan lộc: Danh giá, có thêm Lộc thì cửa nhà cao rộng, ruộng đất nhiều. 

2. Sao Bác sỹ - trung tinh (hành Thủy)

2.1. Ở cung Quan lộc: Cùng Long, Mã thì thành đạt. 

2.2. Ở cung Tử tức: Nhiều con, dễ nuôi. 

2.3. Ở các cung khác thì bình thường. 

3. Sao Bạch Hổ - trung tinh (gọi tắt là Hổ, hành Kim)

3.1. Ở cung Dần: Nếu nhập miếu thì tốt. Ở ô Thân, Dậu là “Bạch hổ

chiếu tây phương”, cũng tốt. 

3.2. Tiểu hạn mà gặp Tang Môn, Khách và Cự Môn, Thái

Tuế thì có tang. 

Muốn biết trọng tang (ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột) hay bàng tang (anh em thân thích họ hàng) thì cần xem cung đại hạn. 

Muốn biết trọng tang chính xác nên đối chiếu với các bảng sao của anh chị em ruột. 

3.3. Ở cung Thiên di: Gặp Hổ, Kình, Đà hay Hình, Kị thì bị động vật cắn. 

3.4. Ở cung Phúc đức: Nếu có Thanh Long chiếu thì nhà được mộ

phát. 

3.5. Ở cung Tử tức: Gặp Kiếp, Không thì hiếm con. 

 3.6. Ở cung Huynh đệ: Gặp Hóa Kị thì hiếm anh em. 

3.7. Ở cung Phu thê: Gặp Phục Binh, Hóa Kị thì thế nào cũng phải qua 1, 2 đời vợ (chồng) mới thành. 

Ghi chú: Người mệnh Kim gặp Hổ ở cung Mệnh nên đề phòng thú dữ. 

Phụ nữ có thai mà tiểu hạn gặp Hổ thì đề phòng sẩy thai. 

4. Sao Bát Tọa - cát tinh (gọi tắt là Tọa, hành Mộc) Là cát tinh, nếu cùng với Tam Thai làm thành một cặp chiếu mệnh hay hợp mệnh thì là người lịch duyệt, phong thái ung dung. 

Nếu có Tọa mà không có Thai thì không có tác dụng. 

5. Sao Bệnh, Bệnh Phù - hung tinh (gọi tắt là Bệnh, hành Mộc)

5.1. Ở cung Mệnh: Gặp Đà thì người có tật. 

5.2. Ở cung Tật ách: Gặp Âm, Cơ thì về già bị bệnh tê liệt. Nếu gặp Hình thì bị bệnh phong hủi. 

5.3. Ở Hạn: Gặp Bệnh hoặc Bệnh Phù thì hay ốm. Hai sao này chỉ

về bệnh tật. 

6. Sao Cô thần - Sao Không vong (gọi tắt là Cô - hành Thổ)

6.1. Ở Mệnh: Tính tình cô độc. Không thích lôi thôi, ưa tĩnh lặng, cô độc. 

6.2. Ở cung Tử tức: Cô thần gặp Đẩu quân thì không có con. 

6.3. Ở cung Điền trạch - Tài bạch: Giữ được của. 

6.4. Ở cung Phúc đức: Nhà hiếm con trai. 

6.5. Ở cung Quan lộc: Giống như Quả Tú, giúp công danh phát nhanh như thần trợ giúp. 

Lưu ý: Đàn ông rất kỵ Cô Thần ở mệnh bởi sẽ phải cô độc suốt đời nếu cung vợ và con đều xấu. 

Đàn bà rất kỵ Quả Tú ở mệnh vì sẽ không có chồng con nếu 2 cung chồng, con đều xấu. 

7. Sao Đà La - hung tinh (gọi tắt là Đà, hành Thổ) Mệnh gặp Đà, Bệnh thì mang tật. 

7.1. Ở cung Phúc đức: Gặp sao Phục binh thì có người để mả chạm vào mạch đất của nhà. 

7.2. Ở cung Tật ách: Nếu bị Đà, Kình, Kị chiếu vào thì có tật. 

7.3. Ở cung Quan lộc: Gặp Thiên Khốc thì tốt. Đà gặp Kình, Kị, Thái Tuế, Cự Môn, nếu đi sông nước thì chết đuối. Đà gặp Thiên Riêu thì chơi bời. 

8. Sao Đào Hoa - cát tinh (gọi tắt là Đào, hành Mộc)

8.1. Ở cung Tý chiếu Mệnh:

- Nếu mệnh có cách tốt thì công danh lớn. 

- Nếu gặp Hồng, Thai thì tính nết lẳng lơ. 

- Đàn bà gặp Hồng, Đào, Riêu, Y thì lẳng lơ. 

- Nếu gặp Kiếp, Không, Hồng thì chết non. 

8.2. Ở cung Phu thê: Vợ (chồng) ngoại tình. 

Tiểu hạn gặp Đào, Hồng thì có tin hỷ. 

8.3. Ở cung Phúc đức: Gặp Hồng, Triệt thì mồ mả động. 

Nếu cùng Thiên Tướng thì trong họ có người làm quan to. 

8.4. Ở cung Thiên di: Gặp lộc, ra ngoài được nhiều người trợ giúp, ở ngoài quê thì tốt hơn. 

8.5. Ở cung Tử tức: Gặp Xương, Khúc, Khôi, Việt: con trai làm nên, con gái thì hư hỏng. 

- Nếu có Phục Binh, Thiên Riêu chiếu thì con gái chửa hoang. 

9. Sao Đẩu Quân - trung tinh (gọi tắt là Đầu, hành Hỏa)

9.1. Ở Mệnh hay chiếu Mệnh: Là người cô độc. 

 9.2. Ở cung Phụ mẫu: Cha mẹ hay bất hòa. 

9.3. Ở cung Điền trạch và cung Tài bạch: Tốt. 

9.4. Ở cung Tử tức: Gặp Kị thì xấu. Nếu có cả Kình, Hổ thì không có con. 

10. Sao Đế Vượng - cát tinh (hành Thủy) Sao này chỉ sự thịnh vượng, tiến phát. Nếu tiểu hạn mà gặp Thai, Lộc, Tràng Sinh thì đi thi chắc chắn đỗ. 

10.1. Ở cung Mệnh: Có Đế Vượng thì tiến phát mạnh. 

10.2. Ở cung Thiên di: Nếu có Phá Quân hãm địa mà gặp Đế

Vượng thì cung đỡ xấu. 

10.3. Ở cung Tử tức: Gặp Khôi, Việt thì có quý tử. 

11. Sao Điếu Khách - hung tinh (gọi tắt là Khách, hành Hỏa)

Gặp cung nào xem cung đó. 

Nếu hạn đến cùng có Tang, Hổ thì có tang. 

Nếu gặp Thái Tuế, Tấu Thư thì hay sinh kiện tụng. 

12. Sao Địa Không, Địa Kiếp (Không, Kiếp) hành Hỏa Nếu các sao này ở ô Tị, Hợi là nhập miếu (hợp cách), không ảnh hưởng xấu. 

Ở Mệnh “Cách Sát Phá Liêm Tham” gặp toàn hung tinh, sao không vong thì phát về võ nhưng không lâu bền. 

12.1. Ở Mệnh hay chiếu Mệnh: Địa Không, Địa Kiếp mà gặp Đào, Hồng thì chết non. 

Nếu gặp Sát, Phá, Kiếp, Tham, Kình, Thái Tuế mà đóng ở ô Ngọ thì không có con. 

12.2. Ở cung Phu thê: Gặp Liêm, Tham thì rất xấu. 

Nếu đóng ở Dần, Thân thì vợ hay chồng phải hai đời mới thành. 

Địa Kiếp gặp Thiên Phủ thì xấu. 

 12.3. Ở cung Thiên di: Gặp Đào, Hồng, Thiên Phủ thì ra ngoài sẽ

nghèo khổ, chết non. 

Nếu ở ô Tị Hợi có Liêm, Tham mà gặp hạn Thái Tuế thì bị tù tội. Vì Địa Kiếp có nhập miếu cũng xấu. 

12.4. Ở cung Tử tức: Nếu gặp Địa Kiếp thì hiếm con. 

12.5. Ở cung Tài bạch: Gặp Đại, Tiểu Hao thì hao tán tiền của. 

Cần hiểu hao tán theo nghĩa rộng chứ không chỉ là mất mát của cải, ốm đau…

12.6. Ở cung Phụ mẫu: Có Không, Kiếp mà khắc Mệnh thì cha mẹ

nghèo hèn. 

12.7. Ở cung Điền trạch: Có Không, Kiếp thì dễ bị phá sản. 

Nếu cung Thân gặp Triệt thì của cải cha ông để lại cũng tiêu tán hết. 

12.8. Ở cung Phúc đức: Gặp Không, Kiếp thì rất hại, con trưởng vong bại. 

13. Sao Đường Phù - Sao Không vong (Mộc) Không có hại. 

14. Sao Giải thần - cát tinh (Mộc)

Là Giải tinh, ở cung giải gặp Thanh Long, Thiên Phúc thì tốt, mọi điều thường được hóa giải. 

15. Sao Long Đức - Sao Không vong - bàng tinh (Thủy) Là bàng tinh, vô thưởng vô phạt. 

16. Sao Dưỡng (Dưỡng) - cát tinh (Hỏa)

16.1. Ở cung Phúc đức: Gặp các cát tinh khác nữa thì được mộ

phát, đời mình còn được hưởng. 

Nếu gặp Đà thì có người để trộm mả chạm vào mạch mộ. 

16.2. Ở cung Tật ách: Gặp Kình, Đà thì nghèo, tật nguyền. 

16.3. Ở cung Huynh đệ: Gặp Hổ thì ít anh em. 

16.4. Ở cung Tử tức: Gặp Khốc, Hư thì có sinh mà không có

dưỡng. 

16.5. Ở cung Tài - Thiên di: Gặp Lộc thì giàu có phong lưu. 

17. Hóa Lộc (Lộc) hành lệ thuộc sao gốc, tiểu hạn gặp Lộc thì mưu việc dễ thành. 

17.1. Ở cung Mệnh - Tài: Suốt đời phong lưu. 

17.2. Ở cung Phúc đức: Được mộ phát giàu có. 

Nếu gặp Vũ Khúc thì giàu do buôn bán. 

17.3. Ở cung Tài bạch: Gặp Thiên Phủ, Vũ Khúc thì nhờ buôn bán mà giàu; có Âm, Dương thì đại phú. 

17.4. Ở cung Điền trạch:

Có nhà cửa ruộng vườn của tổ phụ để lại. 

17.5. Ở cung Tử tức: Con cái đều làm nên giàu có. 

17.6. Ở cung Huynh đệ: Anh chị em không nghèo. 

17.7. Ở cung Thiên di: Gặp Hỷ thì ra ngoài được người thân thuộc trợ giúp. 

17.8. Ở cung Phu thê: Hóa Lộc gặp Hồng, Hỷ thì lấy nhau dễ

dàng và có của hồi môn. 

17.9. Ở cung Nô bộc: Bạn bè, người giúp việc làm lợi cho mình. 

18. Hóa Khoa - (Khoa) - hành thuộc gốc tinh, chỉ việc thi cử thăng đạt. 

18.1. Ở cung Mệnh: Có tam Hóa: Khoa, Quyền, Lộc thì công danh tiến phát mạnh. 

Nếu cùng Tả, Hữu, Khoa thì ít khi gặp khó khăn. 

“Tam hóa liên châu” một mệnh và 2 giáp mệnh thì cũng thành đạt. 

18.2. Ở cung Phụ mẫu: Có Khoa, Quyền thì cha mẹ có chức vị

trong xã hội. 

18.3. Ở cung Tử tức: Cùng Xương, Khúc, Khôi, Việt có con học hành thành tài danh. 

18.4. Ở cung Huynh đệ: Có thêm Lộc thì có người làm nên, đỗ

đạt cao. 

Hạn gặp Khoa, Quyền, Lộc đi thi đỗ. Gặp Đào, Hồng, Hỷ cũng vậy. 

19. Hóa Quyền (gọi tắt là Quyền)

19.1. Ở cung Mệnh: Gặp Lộc hoặc ở cung Giáp thì hiển đạt. Giáp song Lộc thì phú quý. Mệnh, Thân hợp cách có tam Hóa, Tả, Hữu mà hãm địa thì làm quan nhỏ. 

19.2. Ở cung Quan lộc: Có thêm Khoa và giáp Âm, Dương lại đắc địa thì làm nên thanh thế, lương đống quốc gia (xem thêm cung Mệnh Thân và Phúc Đức) để xác định rõ. Có Thai, Tọa chiếu có Quyền Lộc, có Lương ở Ngọ cũng làm nên. 

19.3. Ở cung Phúc đức: Có Lộc, Quyền, Khúc, Xương, Khôi, Việt, Mã thì trong họ có người làm quan, đỗ đạt, giàu có. 

19.4. Ở cung Tài bạch: Có thêm Cơ, Phủ, Vũ, Khúc, Quyền thì làm nên, giàu có. 

20. Hóa Kỵ (gọi tắt là Kỵ)

20.1. Ở cung Mệnh: Ra đời lận đận. Dù có Xương, Khúc, Khôi, Việt mà gặp Kình, Đà, Hình, Kị thì tuy học giỏi mà không đỗ đạt. 

Có Hồng Loan gặp Kị thì bị nhiều người ghét. Đàn bà thì ngoại tình. 

Gặp Cự Môn mà đóng ở ô Thìn, Tuất thì dễ bị chết đuối. 

20.2. Ở cung Quan: Gặp lôi thôi trong công việc. 

Ở nơi hãm địa mà gặp Không, Kiếp với Cự Môn thì xấu. 

20.3. Ở cung Phụ mẫu: Nếu có thêm Phục Binh thì cha mẹ bất hòa. 

20.4. Ở cung Phu thê: Nếu gặp Kình, Đà thì hai đời chồng (vợ). 

20.5. Ở cung Huynh đệ: Gặp Kỵ thì hiếm anh em trai. 

20.6. Ở cung Phúc đức và cung Tật ách: Xấu. 

20.7. Ở cung Điền - Tài: Khéo giữ của, có Cô Quả thì thiên thủ chí thú. Nếu gặp Âm, Dương nữa thì hỏng mắt. 

21. Sao Hoa Cái (Cái) - trung tinh (Kim)

“Tiền Cái hậu Mã” là cách quý cao sang. Ví dụ: Mệnh ở Mão, Hoa Cái ở Thìn, Thiên Mã ở Dần là cách. 

Sao Hoa Cái ở cung Tật ách: Gặp Kình, Đà, Dương hay bị bệnh truyền nhiễm. 

Đàn bà có Hồng, Đào, Riêu, Hỷ chiếu, lại có Hoa Cái và Thai thì dâm ô. 

22. Hỏa Tinh - Hỏa hung tinh (Hỏa)

Hỏa tinh nếu ở các ô Thủy thì hết xấu. 

22.1. Ở cung Mệnh: Gặp Kình đắc địa lại không có cát tinh khắc giải thì dễ bị chết bỏng. 

22.2. Ở cung Điền trạch: Gặp Linh ở đất vượng hỏa thì bán hết ruộng vườn nhà cửa. Gặp Tang, Suy thì nhà cửa bị cháy. 

22.3. Ở cung Tật ách: Gặp bệnh thì bị bại liệt. Đàn bà gặp Riêu, Hỏa thì đồng bóng. 

22.4. Ở cung Tài bạch: Nếu đắc địa thì làm nghề cơ khí phát đạt. 

22.5. Ở cung Huynh đệ và cung Tử tức: Gặp Kình, Đà, Linh thì xấu, ít anh em, con cái. 

23. Hồng Loan (Hồng) - cát tinh (Thủy)

23.1. Ở cung Mệnh: Có Thai mà có Hồng, Đào chiếu thì đàn ông trai lơ, đàn bà không đứng đắn. Nếu Hồng, Đào, Phượng Các chiếu thì người đẹp và có duyên. 

23.2. Ở cung Phúc đức: Đóng ô Ngọ có Thái Dương, Đào, Hồng, Lộc thì phát cả con trai và con gái. 

23.3. Ở cung Quan lộc: Gặp Liêm trinh vượng địa thì tốt. Nếu có thêm Không, Kiếp thì giảm. 

23.4. Ở cung Tử tức: Gặp Tử Vi sinh con quý tử (con cái giỏi giang). 

23.5. Ở cung Phu thê: Gặp Đào, Hồng, Riêu thì xấu. Vợ (chồng) dâm loạn; tiểu hạn mà có Hồng, Hỷ thì có tin mừng. 

24. Hỷ Thần (Hỷ) - cát tinh (Hỏa)

24.1. Ở cung Mệnh: Có Hồng, Hỷ người lúc nào cũng vui tươi. 

24.2. Ở cung Phúc đức: Gặp Quang, Quý thì nhà được mộ phát. 

24.3. Ở cung Quan lộc: Gặp tiểu hạn có Hỷ Thần đi thi đậu. 

Tiểu hạn gặp Hồng, Đào, Thanh Long, Hỷ thì sẽ cưới vợ (chồng) hoặc sinh con. 

Nhưng với người già, tiểu hạn gặp Hồng, Đào, Hỷ thì không tốt. 

25. Hữu Bật (Hữu) - cát tinh (Thổ)

25.1. Ở cung Mệnh: Mệnh Thân có chính tinh đắc địa mà gặp Tả, Hữu, Lộc thì làm nên, giàu có. 

- Nếu giáp Tả, Hữu thì rất tốt. Tai nạn có Tả, Hữu thì được giảm nhẹ. 

Mưu việc mà có Tả, Hữu đều thành. Cách “Tử, Phủ, Vũ, Tướng” có Tả, Hữu phò tá thì vô cùng tốt. Hiển đạt về văn chương. 

25.2. Ở cung Phụ mẫu: Có Thiên Tướng gặp Tả, Hữu, Ấn, Cáo thì cha mẹ danh giá và nổi tiếng. 

25.3. Ở cung Quan lộc: Có Tả, Hữu phùng Thiên Tướng hay giáp Tả, Hữu thì sớm có công danh. 

25.4. Ở cung Nô bộc: Nếu bản thân làm nên thì có người phò tá càng tốt thêm. 

25.5. Ở cung Thiên di: Gặp Âm, Dương, Tả, Hữu thì ra ngoài gặp quý nhân giúp đỡ. 

26. Sao Kiếp Sát - hung tinh (Hỏa)

Là hung tinh như Kình, Đà, Kiếp, Không, hạn gặp Sát, Phá, Tham, Tuần, Triệt, Cự Môn, Thái Tuế thì tất chết. 

27. Sao Kình Dương - hung tinh (Thổ)

Ở ô Mùi nhập miếu cũng như Hổ ô Dần thì không gây ảnh hưởng nữa. 

27.1. Ở cung Mệnh: Cư Ngọ là “mã đấu với kiếm”, có Hổ, Kiếp, Không hoặc nhiều sao xấu thì ắt chết non. 

 27.2. Ở cung Phúc đức: Gặp Kị thì trong họ có người tàn tật. 

27.3. Ở cung Tử tức: Gặp Kị thì con có người bị tật. 

Đại tiểu hạn mà có các sao: Kình, Đà, Cư, Thái Tuế, Linh, Hỏa, Kiếp, Không thì nguy đến tính mạng. 

28. Sao Lâm Quan - bàng tinh

Người mệnh có Lâm Quan thì có tính khoe khoang khoác lác. Ở các cung khác thì không có ảnh hưởng. 

29. Sao Lộc Tồn (Lộc) - cát tinh (Thổ)

29.1. Ở cung Mệnh, Thân:

Phong lưu phú quý. 

29.2. Ở cung Phúc đức: Cả họ được nhờ. 

29.3. Ở cung Quan lộc: Hiển hách, giàu sang, lương đống quốc gia, tất nhiên mệnh phải vào cách tốt. 

29.4. Ở cung Phu thê: Vợ chồng được nhờ nhau. 

29.5. Ở cung Thiên di: Ra ngoài có người tốt giúp đỡ. 

29.6. Ở cung Điền trạch: Có nhà cửa của ông cha để lại. 

Cũng như Hóa Lộc, vận hạn đến mà gặp Lộc Tồn thì tài lộc lưu thông, phát đạt. Người đến hạn gặp Lộc thì số xấu vẫn còn hy vọng. Hậu vận gặp Lộc nên trên 50 tuổi gặp vận giàu vô kể. Tuy nhiên số phải tốt, thọ. 

30. Sao Linh Tinh (Linh) - hung tinh (Hỏa) Như Hỏa Tinh, là bàng tinh nhưng nếu gặp Tham Lang đắc địa thì cung đó cũng khá. 

31. Sao Phá Toái - hung tinh (Hỏa)

Ở cung nào cũng xấu. Nếu gặp Hỷ thì đỡ. 

32. Sao Long Trì - trung tinh (Thủy)

32.1. Ở cung Mệnh: Có thêm Phượng Các thì dung mạo đẹp đẽ. 

Nếu gặp Cự Môn, Hóa Kị mà ở nơi hãm địa thì phải đề phòng khi đi sông nước. 

32.2. Ở cung Phúc đức: Gặp Long Trì ở cung Thủy thì trong họ có người chết đuối. Long Trì ở ô Thìn thì cung tốt. 

33. Sao Lực Sỹ - trung tinh (Hỏa)

33.1. Ở cung Thân: Người cứng cỏi. Nếu gặp Tướng Quân thì là sĩ

quan. 

33.2. Ở cung Phúc đức: Có Quốc Ấn và hợp cung cùng Quyền, Lộc thì trong họ hàng có người làm quan võ. 

179 34. Sao Lưu niên văn tinh (trung tinh) Ở cung Mệnh là người nho nhã, có khiếu văn chương, cùng Xương, Khúc, Khôi, Việt thì lỗi lạc về văn chương. 

35. Sao Thiên Đức - Nguyệt Đức (Cát tinh) Hai sao giải này có giá trị như Thiên giải, Giải thần, có tác dụng hóa giải mọi điều xấu. 

Ở cung Phu Thê lại có thêm Đào Hoa chiếu, hay ngược lại Thiên Đức

- Nguyệt Đức chiếu thì vợ cũng là gái đẹp tuyệt sắc. 

36. Sao Mộ (mộ) - trung tinh (Thổ)

Ở tứ mộ là vượng (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi). Nếu Mệnh đóng ở đó gặp Thai, Toạ là quý cách “Mộ trùng Thai tọa” phong lưu phú quý suốt đời. 

Nếu mệnh lại có cách chính tinh thì càng tốt đẹp. 

Ở cung Phúc Đức: đất mộ phát lâu bền. 

37. Sao Mộc Dục - bàng tinh (Thủy)

Ở Mệnh hay chiếu Mệnh là người hay làm dáng, chải chuốt. 

Nếu gặp Long Trì mà không có quý cách thì làm nghề sông nước như

thủy thủ, chài lưới, thợ lặn, v.v…

38. Sao Phi Liêm - bàng tinh (Hỏa)

38.1. Ở cung Mệnh: Gặp Liêm trinh thì lương tâm bất chính, xảo trá, gian dối hoặc kẻ trộm cướp nếu Mệnh xấu. 

38.2. Ở cung Tài bạch: Phi Liêm lại có Riêu, Hỏa nữa thì dù kiếm được nhiều cũng hao tán hết. 

38.3. Ở cung Thiên di: Gặp thêm Phá Quân hoặc Quan Phủ thì ra ngoài không làm ăn được. 

38.4. Ở cung Quan lộc: Gặp Hình đắc địa (Hỏa) là người thông minh. 

39. Sao Phong Cáo - cát tinh (Thổ)

39.1. Ở cung Mệnh: Có thêm Quốc Ấn hay Phong Cáo chiếu thì là người có địa vị trong xã hội. 

39.2. Ở cung Phụ mẫu: Cha mẹ là người có danh tiếng. 

39.3. Ở cung Phúc đức: Họ hàng có danh giá. 

40. Sao Phục Binh - hung tinh (Hỏa)

40.1. Ở cung Mệnh vào cách “Tử Phủ Vũ tướng” 

mà Phục Binh ở cung Quan chiếu vào thì tốt, làm quan văn võ chức vị lớn. 

40.2. Ở cung Thiên di: Có Thiên Tướng ở cung Mệnh là “Nội Tướng ngoại Binh”, làm võ tướng, có thêm Quyền, Khoa thì công danh ngày càng phát tiến. Nhưng gặp Kị thì xấu. 

40.3. Ở cung Phúc đức: Có người để mộ xâm phạm vào mồ mả

nhà mình. 

40.4. Ở cung Phu thê: Có Tham Lang, Tướng Quân mà bị Phục Binh, Phá Quân chiếu thì vợ sát chồng hoặc chồng sát vợ. 

40.5. Ở cung Tài mà có thêm Phi Liêm chiếu thì cần đề phòng trộm cướp, nhưng nếu có Hình, Cô, Quả thì không sao. 

41. Sao Phúc Đức - cát tinh (Thổ) Ở cung nào cũng tốt. 

42. Sao Quan Phù - bàng tinh (Hỏa)

Nếu Quan Phù cùng Kình Dương, Thái Tuế ở ô Mùi, ô Sửu thì không xấu lắm. 

Nếu tiểu hạn xấu mà có Lộc thì hạn nhẹ. Đối với các nhà giáo, người hành nghề y, chính trị, truyền đạo, tiểu hạn có thêm Thái Tuế, Quan Phù thì rất phát đạt. 

Quan Phù gặp Bạch Hổ hay sinh kiện tụng. 

Có Kiếp, Không thì hay bị hiềm oán, phản trắc. 

43. Sao Quan Phủ - bàng tinh (Hỏa)

Mệnh có Quan Phủ hay bị kiện tụng như Quan Phù. 

Nếu gặp Tả, Hữu, hay song Giải thì không sao. 

44. Sao Quan Đới - cát tinh (Kim)

Ở cung Mệnh: có công danh như Hoa Cái. 

Hạn đi từ Quan Đới đến Đế vượng mà khởi từ cung Tài thì ngày càng tiến phát về chức tước. 

45. Sao Quả Tú - trung tinh (Thổ)

Nếu cung Tử tức kém mà Quả Tú ở Mệnh thì cô độc. 

Đàn bà rất kỵ Quả Tú (xem thêm cung Tử tức). 

Đàn ông rất ngại Cô thần (xem thêm cung Tử tức). 

46. Sao Quốc Ấn - cát tinh (Thổ)

46.1. Ở cung Mệnh: làm nên, có Phong Cáo càng tốt. 

46.2. Ở cung Quan lộc: có Quốc Ấn chiếu gặp Hồng, Hỷ là người

danh giá. 

Hạn đến gặp Hỷ - Ấn dù xấu cũng sẽ qua khỏi. 

46.3. Ở cung Thiên di: gặp Thiên Mã ra ngoài làm quan lớn. 

Có thêm Thiên Tướng thì là võ tướng. Gặp Tấu Thư, Mã, Lộc, Thiên Y, Bác sỹ nếu làm nghề thầy thuốc thì phát tài. 

Đàn bà có số vào cách “Tướng Phủ chiếu viên” lại có Ấn thì lấy chồng tôn quý và giàu có. 

47. Sao Thiên Tài - cát tinh (Kim)

Ở cung Tài tốt nhất (có lộc trời). 

Có Tả, Hữu thì làm nghề thầy thuốc là tốt nhất. 

48. Sao Thiên Thọ - cát tinh (Thổ)

Ở cung Mệnh hay Thân thì sống lâu. 

49. Sao Thiên Quan (Hỏa), Thiên Phúc (Thủy), Thiên Giải (Hỏa) - cát tinh

Ở cung nào cũng tốt, là các sao hóa giải tai nạn, làm giảm ảnh hưởng xấu của các hung tinh. 

- Ở cung Mệnh: có Thiên Phúc là người mộ đạo. 

- Ở cung Tài: có Thiên Quan, Lộc làm nghề thủ quỹ mà giàu. 

50. Sao Thiên Khôi, Thiên Việt - cát tinh (Hỏa)

- Ở cung Mệnh: có Khôi và Việt chính chiếu là “Tọa Khôi hướng Việt”, người thông minh. 

Nếu có Khoa, Quyền, Lộc Mã thì làm quan lớn, học hành uyên bác, thông thái. 

Mệnh có Việt mà gặp Hình, Hỏa thì có thể chết vì sét đánh. 

- Ở cung Thiên di: có thêm Tả, Hữu thì ra ngoài có người nâng đỡ. 

- Ở cung Tử tức: có Khôi, Việt thì con học hành thành tài. 

- Ở cung Phu thê: lấy vợ là trưởng, danh giá. 

51. Thiên Hỷ, Thiên Quý - cát tinh (Thủy, Thổ) Các sao chủ việc vui mừng là phúc tinh nên ở cung nào cũng tốt. 

Thiên Quý đi cùng Ân Quang thành bộ “Quang - Quý” rất tốt, vẻ

vang khoáng đạt. 

52. Thiên Thương - hung tinh (Thủy)

Chỉ việc tang điếu khi gặp tiểu hạn, đại hạn. 

53. Thiên Sứ - bàng tinh (Thủy)

Ở mệnh mà mệnh không có cách tốt thì chết yểu. 

Tiểu hạn đến gặp toàn hung tinh Kình, Đà, Cự, Hổ, Linh, Thái thì hết số trời. 

54. Thiên Không - hung tinh (Hỏa)

- Ở cung Điền: gặp Tuần, Triệt thì trắng tay. 

- Ở cung Tài: có Thiên Không thì nghèo khổ. 

- Ở cung Tật ách: gặp thêm nhiều hung tinh thì không sao. 

Hạn xấu đến có cả Thiên Không lại may. 

Hạn tốt thì phá hỏng mọi việc. 

- Thiên Không gặp Đà, Hồng ở cung Mệnh thì là người sống xảo trá. 

- Cung Phúc đức rất kỵ Thiên Không. Con trưởng vong bại. 

55. Sao Thiên Hình - hung tinh bậc nhất (Hỏa)

- Ở Mệnh hay chiếu Mệnh hãm địa thì không tránh khỏi tù tội nhục hình, thương tích, mổ xẻ, v.v…

Nếu là võ cách đắc địa lại có Hình thì làm các nghề liên quan đến tòa án, pháp lý. 

Thiên Hình đắc địa chiếu Mệnh thì người nghiêm nghị. Số phát “Vô Chính Diệu” có thêm Thiên Hình, Hỏa Tinh thì như áo gấm thêu hoa vậy. 

- Ở Dần là nhập miếu, hết xấu. 

- Ở Tuất lại là Hỷ Thần thứ hai. 

Tiểu hạn gặp Hình hạn tốt thì đến cơ quan chính quyền làm việc pháp lý. Hạn xấu thì là bị kiện cáo. 

- Ở Tị, Hợi gặp Liêm, Tham thì khi tiểu hạn, đại hạn đến, nếu kém phúc tinh ở các cung Mệnh, cung Tật ách, cung Thiên di thì tù tội. 

- Ở cung Tài: Cùng Cô, Quả thì giữ được của. 

Gặp Kình, Đà, Hổ thì số bị động vật cắn. 

Gặp Quan Phù thì có người hiềm oán. 

- Ở cung Huynh đệ: gặp Thiên Hình thì anh em xung khắc. 

- Ở cung Tử tức: hiếm con cái. 

- Ở cung Phúc đức: gặp Bệnh thì trong họ có người tàn tật. 

56. Thiên Khốc, Thiên Hư - hung tinh (Hỏa, Thủy)

- Ở Mệnh: Tính nóng nảy nhưng tâm trạng tốt. 

- Ở cung Quan: Có Lộc, Mã, Khốc, Khách thì nổi danh như cồn (ngựa có nhạc điệu). 

- Ở cung Tật ách: Có Đà, Hư, Sứ thì đại kỵ, rất xấu. 

- Ở cung Phúc đức: Mồ mả ở vào đất quý, phát. 

- Ở cung Tử: Gặp Tang, Hổ sinh nhiều nuôi ít. 

- Ở cung Tài: Gặp Hồng, Đào và Hỏa thì giỏi âm nhạc. 

Nhật, Nguyệt ở ô Sửu, Mùi gặp Thiên Không, Địa Không và Thiên Hư ở cùng cung hay chiếu vào cung đó tức là vào cách “Nhật Nguyệt chiếu Không, Hư vị địa” là rất quý, phát đạt. 

Khốc, Hư ở Tý Ngọ thì rất hay. 

Hạn đến gặp thêm Tang, Hổ thì có tang, gặp Lộc, Tài, Tả, Hữu thì xuất ngoại. 

57. Sao Tả Phù - cát tinh (Thổ)

Mệnh Thân tốt gặp hoặc giáp hay được chiếu thì rất may mắn, được trợ giúp (phải cùng Hữu). 

58. Sao Tấu Thư - trung tinh (Kim)

- Ở Mệnh hay chiếu Mệnh là người có tài văn chương. 

- Ở cung Tử tức: con cái giỏi chữ nghĩa. 

- Ở cung Điền: Nhà cửa tự tay làm nên. 

Nếu gặp Thiên Phủ, Lộc Tồn và Quan Phủ thì làm nghề tư pháp sẽ

khá. 

59. Sao Tang Môn - hung tinh (Mộc)

- Người có Tang Môn ở Mệnh nét mặt buồn bã, nhất là nếu có thêm Đại Hao. 

- Ở cung Điền trạch: Tang gặp Hỏa cần đề phòng cháy nhà. 

- Ở cung Tài bạch: Gặp Đại hao, Tiểu hao và Mã thì nuôi súc vật bất lợi. 

- Ở cung Phu thê: Tang gặp Kiếp thì rất kỵ, sát chồng (vợ). 

Hạn mà gặp Điếu, Khốc thì có tang. 

Tiểu hạn gặp Tang, Khốc, Khách, Đà và Thiên Thương chiếu; đại hạn có Toái, Hư, Linh, Phá, nếu cung đó là Phụ mẫu thì có tang bố mẹ; gặp Phục Binh thì kiện tụng. Gặp Quan Phù, Thái Tuế thì có kẻ phản trắc. 

60. Tam Thai - cát tinh (Hỏa)

- Ở Mệnh: Có Thai, Tọa, Khoa, Quyền, Lộc, Xương, Khúc, Tả, Hữu, Khôi, Việt thì công danh lừng lẫy. Có Long, Phượng chiếu nữa thì dung mạo đẹp đẽ. 

- Ở cung Phu thê: Vợ (chồng) có dung mạo đẹp đẽ. 

- Ở cung Điền trạch: Nhà cửa nguy nga. 

- Ở cung Phúc đức gặp Lộc thì phần mộ được phát. 

61. Sao Thai - bàng tinh (Thổ)

- Ở Mệnh: Có Thai và Hồng, Đào chiếu thì dục tính quá độ. 

Đàn bà gặp những sao này thì lẳng lơ, nhưng nếu có cung Phúc đức tốt thì được giảm đi nhiều. 

Nếu Mệnh có Tử Vi, Thiên Phủ thì không sao. 

Nếu có thêm Riêu và Hoa Cái thì ngoại tình. 

Gặp Đào, Hồng, Mã thì bỏ theo người tình khi hạn xấu đến. 

- Ở cung Điền trạch: cùng Vũ Khúc, Thiên Quan, Thiên Phúc thì được hưởng thừa kế nhiều. 

Hạn gặp Lộc, Thai vượng địa thì tiến phát. 

62. Sao Thái Phụ - cát tinh (Thổ)

Ở Mệnh, chiếu Mệnh cùng Phong Cáo thì hiển đạt. 

63. Sao Thanh Long - cát tinh

- Ở Mệnh: nếu có cách “Tử Phủ Vũ tướng” hay hợp Tả, Hữu, Quyền, Lộc mà Thanh Long ở cung Thìn gặp Kị là cách “Long Vân Khánh hội” 

thì công danh khoáng đạt, phát nhanh. 

- Ở cung Phúc đức: gặp Hổ thì được đất. Nếu gặp Thất Sát, Kiếp, Không, Mã thì gia cư bần bách và ly tán. 

- Ở cung Tật ách thì tốt, vì Thanh Long cũng là sao giải nên sẽ làm tăng giá trị của cung này. Nếu gặp Hỷ thì rất tốt. 

- Ở cung Tử tức: Hạn đến gặp Hồng, Hỷ, Thai thì sinh con trai. 

64. Sao Thiên Y - trung tinh (Thủy)

- Ở ô Tuất thì tốt. 

- Ở cung Tật ách đắc địa thì rất giỏi y học. 

- Ở cung Tài: gặp Lương, Hỉ thì phát tài nếu theo nghề thuốc. 

65. Sao Thái Tuế - ác tinh (Hỏa)

- Ở Mệnh, Thân là người hay gây sự. 

Gặp Hổ thì là người giỏi hùng biện. 

Gặp Xương, Khúc, Khoa, Quyền và Tấu Thư thì đỗ đạt cao. 

- Ở cung Tật ách: có thêm Kình, Quan Phù thì hay gặp việc kiện tụng. 

Ví dụ: Tuổi Mùi mà Đại hạn, Tiểu hạn gặp nhau ở ô Sửu, có thêm Thái Tuế, Kình Dương, Tấu Thư chiếu thì thế nào cũng bị kiện tụng hay có việc ra tòa án. 

Nhưng nếu có Lộc hay hợp Lộc (chiếu) thì giảm xấu đi nhiều. 

Các tuổi khác cũng theo vòng Đại, Tiểu hạn mà suy chiếu để biết tương lai. 

66. Sao Thiên Mã - trung tinh (Hỏa)

Là ngựa trời, có tính dịch chuyển và thăng giáng. 

Mã gặp Tuần, Triệt là ngựa què, giảm cả tốt lẫn xấu. 

- Ở cung Thiên di: bỏ làng đi nơi khác. 

- Ở cung Phụ mẫu: bố mẹ bỏ nhau. 

- Ở cung Phu thê: sinh ly tử biệt. 

- Ở cung Điền - Tài: gặp Mã, Lộc, Tràng sinh thì giàu. 

- Ở cung Quan: Có Thiên Mã thì làm nên. 

Hạn có Mã, Lộc thì phát tài. 

Có Mã, Tang thì hao tán của cải. 

67. Sao Thiên Riêu - bàng tinh (Thủy)

Án ngữ tinh là lưới trời. 

Hạn gặp thêm Phục Binh, Tướng Quân, Đại, Tiểu hao thì tù tội. 

Đàn bà Mệnh có Thai, Đào, Hồng chiếu thì không chín chắn, nếu thêm Riêu thì ngoại tình. 

Gặp Cự Môn hãm địa Hóa Kỵ và Riêu, khi hạn đến, nếu đi sông nước sẽ chết đuối. 

68. Sao Thiếu Dương - Thiếu âm (Hỏa, Thủy) Cũng như Thái Dương và Thái Âm nhưng tác dụng nhẹ hơn. 

Nếu Dương ở dương, Âm ở âm thì tốt. 

69. Sao Tuần Không - hung tinh (Mộc)

“Tuần Phùng Mộc địa” 

Ở Mão, Dần thì hết xấu (nhập miếu). 

Hạn tốt gặp Tuần thì bị cản trở. Hạn xấu thì giảm xấu. 

Ở các ô khác đều xấu. 

70. Sao Triệt Không - hung tinh (Kim)

Như Tuần Không, là sao chủ ngăn cản những cái hay. Nhưng ở ô Thân, Dậu thì nhập miếu, hết xấu. 

Hạn xấu gặp Triệt thì giảm. 

Tốt gặp Triệt cũng giảm. 

Ở đắc địa thì không ảnh hưởng:

“Đắc nhất Triệt khả bùng” 

71. Sao Tiểu Hao, Đại Hao - hung tinh (Hỏa) Sao chủ hao tán, ở đâu cũng xấu. 

Nhưng Đại, Tiểu Hao ở Mão, Dậu thì đắc địa, không sao. 

Gặp Lương lại tốt. 

72. Sao Tử Phù, Tuế Phá - hung tinh (Thủy, Hỏa) Đắc địa thì không xấu (ở ô Thủy, Hỏa). 

Gặp Thiên Hư, Phá Toái thì ở cung nào cũng xấu. 

73. Sao Tử - hung tinh (Hỏa)

Nếu đại hạn đi từ Tử, Mộ, Tuyệt thì đầu đời gian khổ, đến khi tốt đẹp thì đã già rồi. 

74. Sao Tuyệt - bàng tinh (Kim)

Ở đâu cũng xấu, không tai hại mấy, chỉ hết hưởng. 

- Ở cung Phúc đức: Đất hết vận tốt, đến đời mình thì không được hưởng phúc nữa, tuyệt tự. 

75. Sao Tràng Sinh - cát tinh (Thủy)

- Ở Mệnh: gặp Mã, Lộc thì phát đạt. 

- Ở cung Phúc: gặp Lộc đắc địa thì trong họ có mộ được hưởng lâu bền. 

- Ở cung Tài: gặp Lộc, Đế vượng thì tiến phát mạnh. 

76. Sao Tướng Quân - trung tinh (Mộc)

- Ở Mệnh: có thêm Khôi, Việt, Xương, Khúc, Khoa, Quyền, Lộc, Mã ở cung Quan Lộc có Tướng cùng Tả, Hữu chiếu thì văn võ toàn tài. 

- Ở cung Phúc đức: gặp Triệt thì trong họ có mộ lạc mà không biết. 

Nếu có thêm Kình, Đà thì có người tử trận. 

- Ở cung Phu thê: với Tham, Triệt, Tuần, Kiếp, Không thì vợ chồng phải sau hai đời mới thành. 

- Ở cung Tử tức: có thêm Hồng, Phục Binh thì vợ, chồng có con riêng rồi mới lấy nhau. 

77. Sao Văn Khúc, Văn Xương - cát tinh

- Ở Mệnh: thêm Khôi, Việt thì học hành thành đạt. 

Chiếu Mệnh hay hợp Mệnh mà không có Khoa, Quyền thì vẫn có danh nghiệp. 

- Ở cung tử tức: cùng Khôi, Việt thì con học giỏi, gặp Âm, Dương ở

Sửu, Mùi thì sinh nhiều nuôi ít. 

- Ở cung Phụ mẫu: cha mẹ làm nên. 

- Nếu ở ô Dần, Thân gặp Tham, Sát thì tù tội. 

Đàn bà có thêm Hồng, Đào chiếu hay hợp thì lẳng lơ. 

Hạn đến có Thái Âm, Văn Khúc gặp nhiều may mắn. Ở cung nào tốt cung đó. 

Văn Khúc hợp mệnh có Hỷ thì người tươi vui Văn Khúc, Văn Xương hợp Mệnh cùng Thái Tuế thì là người lắm điều. 

- Ở cung Giải: gặp Tả, Hữu cũng tốt. 

PHẦN VI

CÁCH QUY ĐỔI TỪ ÂM LỊCH

SANG DƯƠNG LỊCH VÀ NGƯỢC

LẠI

CHƯƠNG I

QUY ĐỔI TUỔI ÂM - DƯƠNG

LỊCH

I. CÁC TUỔI TÝ

1. Tuổi Giáp Tý:

Sinh vào các năm … 1924 - 1984 - 2044 - 2104 - 2164 - 2224 - 2284

- 2344 - 2404 - 2464 …

2. Tuổi Bính Tý:

Sinh vào các năm … 1936 - 1996 - 2056 - 2116 - 2176 - 2236 - 2296 -

2356 - 2416 - 2476 - 2536…

3. Tuổi Mậu Tý:

Sinh vào các năm … 1948 - 2008 - 2068 - 2128 - 2188 - 2248 - 2308

- 2368 - 2428 - 2488…

4. Tuổi Canh Tý:

Sinh vào các năm … 1960 - 2020 - 2080 - 2140 - 2200 - 2260 -

2320 - 2380 - 2440 - 2500…

5. Tuổi Nhâm Tý:

Sinh vào các năm … 1972 - 2032 - 2092 - 2152 - 2212 - 2272 - 2332 -

2392 - 2452 - 2512…

II. CÁC TUỔI SỬU

1. Tuổi Ất Sửu:

Sinh vào các năm … 1925 - 1985 - 2045 - 2105 - 2165 - 2225 - 2285 -

2345 - 2405 - 2465…

2. Tuổi Đinh Sửu:

Sinh vào các năm … 1937 - 1997 - 2057 - 2117 - 2177 - 2237 - 2297 -

2357 - 2417 - 2477…

3. Tuổi Kỷ Sửu:

Sinh vào các năm … 1949 - 2009 - 2069 - 2129 - 2189 - 2249 - 2309

- 2369 - 2429 - 2489…

4. Tuổi Tân Sửu:

Sinh vào các năm … 1961 - 2021 - 2081 - 2141 - 2201 - 2261 - 2321 -

2381 - 2441 - 2501…

5. Tuổi Quý Sửu:

Sinh vào các năm … 1973 - 2033 - 2093 - 2153 - 2213 - 2273 - 2333 -

2393 - 2453 - 2513…

III. CÁC TUỔI DẦN

1. Tuổi Giáp Dần:

Sinh vào các năm … 1914 - 1974 - 2034 - 2094 - 2154 - 2214 - 2274 -

2334 - 2394 - 2454 - 2514…

2. Tuổi Bính Dần:

Sinh vào các năm … 1926 - 1986 - 2046 - 2106 - 2166 - 2226 - 2286

- 2346 - 2406 - 2406…

3. Tuổi Mậu Dần:

Sinh vào các năm … 1938 - 1998 - 2058 - 2118 - 2278 - 2338 - 2398

- 2458 - 2518 - 2578…

4. Tuổi Canh Dần:

Sinh vào các năm … 1890, 1950 - 2010 - 2070 - 2130 - 2190 - 2250 -

2310 - 2370 - 2430 - 2490…

5. Tuổi Nhâm Dần:

Sinh vào các năm … 1902, 1962 - 2022 - 2082 - 2142 - 2202 - 2262 -

2322 - 2382 - 2442 - 2502…

IV. CÁC TUỔI MÃO

1. Tuổi Ất Mão:

Sinh vào các năm … 1915, 1975 - 2035 - 2095 - 2155 - 2215 - 2275 -

2335 - 2395 - 2455 - 2515…

2. Tuổi Đinh Mão:

Sinh vào các năm … 1927 - 1987 - 2047 - 2107 - 2167 - 2227 - 2287 -

2347 - 2507 - 2567…

3. Tuổi Kỷ Mão:

Sinh vào các năm … 1939 - 1999 - 2059 - 2119 - 2179 - 2239 - 2299 -

2359 - 2419 - 2479…

4. Tuổi Tân Mão:

Sinh vào các năm … 1891, 1951 - 2011 - 2071 - 2131 - 2191 - 2251 -

2311 - 2370 - 2431 - 2491…

5. Tuổi Quý Mão:

Sinh vào các năm … 1903, 1963 - 2023 - 2083 - 2143 - 2203 - 2263 -

2323 - 2383 - 2443 - 2443 - 2503…

V. CÁC TUỔI THÌN

1. Tuổi Giáp Thìn:

Sinh vào các năm … 1904, 1964 - 2024 - 2084 - 2144 - 2204 - 2264 -

2324 - 2384 - 2445 - 2505…

2. Tuổi Bính Thìn:

Sinh vào các năm … 1916, 1976 - 2036 - 2096 - 2156 - 2216 - 2276 -

2336 - 2396 - 2456 - 2516…

3. Tuổi Mậu Thìn:

Sinh vào các năm … 1928 - 1988 - 2048 - 2108 - 2168 - 2228 - 2288

- 2348 - 2408 - 2468…

4. Tuổi Canh Thìn:

Sinh vào các năm … 1940 - 2000 - 2060 - 2120 - 2180 - 2240 -

2300 - 2360 - 2420 - 2480…

5. Tuổi Nhâm Thìn:

Sinh vào các năm … 1952 - 2012 - 2072 - 2132 - 2192 - 2252 - 2312 -

2372 - 2432 - 2492…

VI. CÁC TUỔI TỊ

1. Tuổi Ất Tị

Sinh vào các năm … 1905, 1965 - 2025 - 2085 - 2145 - 2205 - 2265 -

2325 - 2385 - 2445 - 2505…

2. Tuổi Đinh Tị:

Sinh vào các năm … 1917, 1977 - 2037 - 2097 - 2157 - 2217 - 2277 -

2337 - 2397 - 2457 - 2517…

3. Tuổi Kỷ Tị:

Sinh vào các năm … 1929 - 1989 - 2049 - 2109 - 2169 - 2229 - 2289

- 2349 - 2409 - 2469…

4. Tuổi Tân Tị:

Sinh vào các năm … 1941 - 2001 - 2061 - 2121 - 2181 - 2241 - 2301 -

2361 - 2421 - 2481…

5. Tuổi Quý Tị:

Sinh vào các năm … 1953 - 2013 - 2073 - 2133 - 2193 - 2253 - 2313 -

2373 - 2433 - 2493…

VII. CÁC TUỔI NGỌ

1. Tuổi Giáp Ngọ:

Sinh vào các năm … 1954 - 2014 - 2074 - 2134 - 2194 - 2254 - 2314 -

2374 - 2434 - 2494…

2. Tuổi Bính Ngọ:

Sinh vào các năm … 1906, 1966 - 2026 - 2086 - 2146 - 2206 - 2266

- 2326 - 2386 - 2446 - 2506…

3. Tuổi Mậu Ngọ:

Sinh vào các năm … 1918, 1978 - 2038 - 2098 - 2158 - 2218 - 2278 -

2338 - 2398 - 2458 - 2518…

4. Tuổi Canh Ngọ:

Sinh vào các năm … 1930 - 1990 - 2050 - 2110 - 2170 - 2230 - 2290

- 2350 - 2410 - 2470…

5. Tuổi Nhâm Ngọ:

Sinh vào các năm … 1942 - 2002 - 2062 - 2122 - 2182 - 2242 - 2302

- 2362 - 2422 - 2482…

VIII. CÁC TUỔI MÙI

1. Tuổi Ất Mùi:

Sinh vào các năm … 1955 - 2015 - 2075 - 2135 - 2195 - 2255 - 2315 -

2375 - 2435 - 2495…

2. Tuổi Đinh Mùi:

Sinh vào các năm … 1967 - 2027 - 2087 - 2147 - 2207 - 2267 - 2327 -

2387 - 2447 - 2507…

3. Tuổi Kỷ Mùi:

Sinh vào các năm … 1979 - 2037 - 2099 - 2159 - 2219 - 2279 - 2339 -

2399 - 2459 - 2519…

4. Tuổi Tân Mùi:

Sinh vào các năm … 1931 - 1991 - 2051 - 2111 - 2171 - 2231 - 2291 -

2351 - 2411 - 2471…

5. Tuổi Quý Mùi:

Sinh vào các năm … 1943 - 2003 - 2063 - 2123 - 2183 - 2243 - 2303

- 2363 - 2423 - 2489…

IX. CÁC TUỔI THÂN

1. Tuổi Canh Thân:

Sinh vào các năm … 1980 - 2040 - 2100 - 2160 - 2220 - 2280 - 2340

- 2400 - 2460 - 2520…

2. Tuổi Nhâm Thân:

Sinh vào các năm … 1932 - 1992 - 2052 - 2112 - 2172 - 2232 - 2292 -

2352 - 2412 - 2472…

3. Tuổi Giáp Thân:

Sinh vào các năm … 1944 - 2004 - 2064 - 2124 - 2184 - 2244 - 2304

- 2364 - 2424 - 2484…

4. Tuổi Bính Thân:

Sinh vào các năm … 1956 - 2016 - 2076 - 2136 - 2196 - 2256 - 2316 -

2376 - 2436 - 2496…

5. Tuổi Mậu Thân:

Sinh vào các năm … 1968 - 2028 - 2088 - 2148 - 2208 - 2268 -

2328 - 2388 - 2448 - 2508…

X. CÁC TUỔI DẬU

1. Tuổi Kỷ Dậu:

Sinh vào các năm … 1969 - 2029 - 2089 - 2149 - 2209 - 2269 - 2329

- 2389 - 2449 - 2509…

2. Tuổi Tân Dậu:

Sinh vào các năm … 1981 - 2041 - 2101 - 2161 - 2221 - 2281 - 2341 -

2401 - 2461 - 2521…

3. Tuổi Quý Dậu:

Sinh vào các năm … 1933 - 1993 - 2053 - 2113 - 2173 - 2233 - 2293 -

2353 - 2413 - 2473…

4. Tuổi Ất Dậu:

Sinh vào các năm … 1945 - 2005 - 2065 - 2125 - 2185 - 2245 - 2305

- 2365 - 2425 - 2485…

5. Tuổi Đinh Dậu:

Sinh vào các năm … 1957 - 2017 - 2077 - 2137 - 2197 - 2257 - 2317 -

2377 - 2437 - 2497…

XI. CÁC TUỔI TUẤT

1. Tuổi Mậu Tuất:

Sinh vào các năm … 1958 - 2018 - 2078 - 2138 - 2198 - 2258 - 2318

- 2378 - 2438 - 2498…

2. Tuổi Canh Tuất:

Sinh vào các năm … 1970 - 2030 - 2090 - 2150 - 2210 - 2270 - 2330

- 2390 - 2450 - 2510…

3. Tuổi Nhâm Tuất:

Sinh vào các năm … 1982 - 2042 - 2102 - 2162 - 2222 - 2282 - 2342

- 2402 - 2462 - 2522…

4. Tuổi Giáp Tuất:

Sinh vào các năm … 1934 - 1994 - 2054 - 2114 - 2174 - 2234 - 2294 -

2354 - 2414 - 2474…

5. Tuổi Bính Tuất:

Sinh vào các năm … 1946 - 2006 - 2066 - 2126 - 2186 - 2246 - 2306

- 2366 - 2326 - 2386…

XII. CÁC TUỔI HỢI

1. Tuổi Ất Hợi:

Sinh vào các năm … 1935 - 1995 - 2055 - 2115 - 2175 - 2235 - 2295 -

2355 - 2415 - 2475…

2. Tuổi Đinh Hợi:

Sinh vào các năm … 1947 - 2007 - 2067 - 2127 - 2187 - 2247 - 2307 -

2367 - 2427 - 2487…

3. Tuổi Kỷ Hợi:

Sinh vào các năm … 1959 - 2019 - 2079 - 2139 - 2199 - 2259 - 2319 -

2379 - 2439 - 2499…

4. Tuổi Tân Hợi:

Sinh vào các năm … 1971 - 2031 - 2091 - 2151 - 2211 - 2271 - 2331 -

2391 - 2451 - 2411…

5. Tuổi Quý Hợi:

Sinh vào các năm … 1923 - 1983 - 2043 - 2103 - 2163 - 2223 - 2283

- 2343 - 2403 - 2463…

* Lưu ý:

Vì tháng giêng năm dương lịch sau vẫn còn là tháng 12 của năm âm lịch trước nên cần lưu ý, ai sinh sang tháng một năm sau vẫn có thể

thuộc năm âm cũ. Nghĩa là một năm âm lịch thường gồm hai năm dương lịch. Ví dụ: Tuổi Canh Thìn là năm 1940, nhưng ai sinh tháng chạp thì đã sang tháng một năm 1941. 

 

CHƯƠNG II

BẢNG QUY ĐỔI NĂM ÂM -

DƯƠNG LỊCH

Cách đơn giản: Khi biết năm Dương lịch sau công nguyên ứng với năm Âm là năm gì, ta chỉ cần chia số năm dương lịch đó cho 60, số dư

còn lại ta đối chiếu bảng can chi sau thì sẽ biết năm Âm lịch tương ứng. 

Bảng I. Tìm năm Âm lịch khi biết năm Dương lịch (sau công lịch) 208

* Cách tìm: Lấy năm Dương lịch chia cho 60. Số dư còn lại mà giống số nào ở các ô trong bảng, ta gióng sang trái thấy tên Can của năm, gióng lên trên ta thấy tên Chi, ghép lại ta có năm Âm lịch với can chi tương ứng với năm Dương lịch cần tìm. 

Ví dụ: Muốn biết năm 1950 tương đương với năm Âm lịch nào, ta đem 1950 chia cho 60. Số dư còn lại là 30, ta thấy ô có số 30 có can Canh, chi Dần. 

Vậy năm cần tìm là năm Canh Dần (1950). 

Bảng II. Tính năm Âm lịch trước công nguyên khi biết

 

năm dương lịch

Cách tìm: Lấy năm Dương lịch trước công nguyên để tìm năm Âm lịch tương ứng chia cho 60. Số dư còn lại đem so với số ở các ô trong bảng trên. Từ ô đó gióng sang bên trái ta thấy hàng can, gióng lên đầu bảng ta thấy hàng chi. Ghép can chi với nhau ta có tên năm Âm lịch tương ứng. 

Ví dụ: Muốn tìm năm 1280 trước công nguyên là năm Âm lịch nào, ta chia 1280 cho 60. Số dư là 20, nhìn sang bên trái thấy hàng can là Tân, nhìn lên đầu bảng thấy hàng chi Sửu, ghép can với chi ta được năm Tân Sửu. 

* Lưu ý: Cả hai bảng I và II thực ra chỉ là một bảng. Bảng I tính xuôi (sau công nguyên) còn bảng II tính ngược (trước công nguyên). 

- Để quy đổi ngày, tháng âm - dương lịch, độc giả có thể tham khảo các cuốn sách Lịch vạn niên ( Lịch vạn niên Việt Nam thế kỷ XXI -

Tác giả Chu Văn Khánh - NXB Văn hóa Thông Tin,…)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Dự đoán theo tứ trụ Thiệu Vĩ Hoa - NXB VHTT 1996. 

- Observationdes phénomènes astronomiques - comité de siences sociales Paris 1958. 

- Tinh tú với con người Vũ Đức Huynh - NXB TH 2008. 

- Niên Biểu Việt Nam - NXB KHXH 1970 - vụ Bảo tồn bảo tàng Việt Nam. 

- Nội san Quản lý văn vật - vụ Bảo tồn bảo tàng Việt Nam 1962. 

- Lịch Vạn niên Việt Nam thế kỷ 21 - NXB VHTT 2008. 

- Lịch Vạn sự các năm 2000 - 2009.